BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6211/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 17
tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC THIẾT LẬP VÀ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT VI KHUẨN
KHÁNG THUỐC TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày
31/8/2012 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 2174/QĐ-BYT ngày
21/6/2013 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc
giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám,
chữa bệnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thiết
lập mạng lưới giám sát vi khuẩn kháng thuốc trong các cơ sở khám, chữa bệnh
giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
Điều 2. Quy
định chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới giám sát vi khuẩn kháng thuốc và danh
sách các đơn vị tham gia giám sát trọng điểm giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020
đính kèm theo Quyết định này.
Căn cứ vào tài liệu này và điều kiện cụ thể
của đơn vị, Giám đốc bệnh viện tổ chức triển khai thực hiện tại đơn vị.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các
ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám,
chữa bệnh, Cục trưởng và Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các bệnh
viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, Ngành và Thủ trưởng các đơn
vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều
4;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Các Thứ trưởng BYT;
- Cổng thông tin điện tử BYT;
- Website Cục KCB;
- Lưu VT, KCB.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Viết Tiến
|
MẠNG
LƯỚI GIÁM SÁT VI KHUẨN KHÁNG THUỐC TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 6211/QĐ-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2016)
I. Đơn vị điều phối giám sát kháng thuốc quốc
gia
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
II. Đơn vị hỗ trợ kỹ thuật về xét nghiệm vi
sinh lâm sàng
1. Bệnh viện Bạch mai
2. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương
3. Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uống Bí
4. Bệnh viện Chợ Rẫy
5. Bệnh viện bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí
Minh
6. Bệnh viện Nhi đồng 1
7. Bệnh viện Nhi đồng 2
8. Bệnh viện Vinmec
III. Đơn vị giám sát trọng điểm về kháng
thuốc
1. Bệnh viện Bạch mai
2. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương
3. Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uống Bí
4. Bệnh viện Nhi trung ương
5. Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
6. Bệnh viện trung ương Huế
7. Bệnh viện Chợ Rẫy
8. Bệnh viện bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí
Minh
9. Bệnh viện Nhi đồng 1
10. Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ
11. Bệnh viện Đà Nẵng
12. Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng
13. Bệnh viện Xanh Pôn
14. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
15. Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
16. Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk
IV. Đơn vị giám sát kháng thuốc khác
Các bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố trực
thuộc trung ương
QUY
ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT VI KHUẨN KHÁNG THUỐC TRONG CÁC
CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 6211/QĐ-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2016)
I. MỤC ĐÍCH
Việc thiết lập mạng
lưới giám sát vi khuẩn kháng thuốc trên người nhằm mục đích
1. Ước tính mức độ và gánh nặng của kháng
thuốc quốc gia.
2. Phát hiện và theo dõi vi khuẩn kháng
thuốc mới nổi và nguy cơ lan rộng của nó.
3. Phân tích và báo cáo dữ liệu quốc gia về
kháng thuốc và cung cấp thông tin về tình hình kháng thuốc cho các cơ sở y tế,
cho cộng đồng và mạng lưới quốc tế, bao gồm cả Hệ thống giám sát kháng thuốc
toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
4. Hướng dẫn triển khai và thực hiện các
chính sách, các chương trình mục tiêu nhằm ngăn ngừa, kiểm soát kháng thuốc và
đánh giá tác động của các biện pháp can thiệp.
5. Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin và kết
nối mạng lưới giám sát vi khuẩn kháng thuốc trên người và mạng lưới giám sát
kháng thuốc trong nông nghiệp để cung cấp bức tranh tổng thể về tình trạng
kháng thuốc quốc gia.
II. CHỨC NĂNG
1. Giám sát sự kháng thuốc của các vi khuẩn
gây bệnh được lựa chọn liên quan đến nhiễm khuẩn trên người và kết hợp giám sát
chủ động với giám sát thụ động.
2. Giám sát sự xuất hiện của vi khuẩn kháng
thuốc mới và/hoặc bất thường liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn trên người
3. Giám sát mức độ nghiêm trọng, sự lây lan
và vấn đề dịch tễ của vi khuẩn kháng thuốc liên quan đến nhiễm khuẩn trên
người.
4. Báo cáo tình hình nhiễm vi khuẩn kháng
thuốc và thiết lập hệ thống cảnh báo về nguy cơ truyền nhiễm hoặc lây lan;
5. Thu thập, phân tích, xây dựng các báo cáo
và/hoặc thông tin chiến lược về vi khuẩn kháng thuốc để thông báo, hướng dẫn
các cơ sở y tế thực hiện cũng như xây dựng các chính sách, hành động quốc gia
để ngăn chặn và giảm thiểu tác động của vi khuẩn kháng thuốc .
III. NHIỆM VỤ
1. Đơn vị điều phối giám sát kháng thuốc quốc
gia
a) Xác
định mục tiêu giám sát vi khuẩn kháng thuốc trong Kế hoạch phòng chống kháng
thuốc quốc gia;
b) Chỉ
đạo, hướng dẫn việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, quy định
liên quan đến kháng thuốc;
c) Tổng
hợp và quản lý dữ liệu giám sát vi khuẩn kháng thuốc từ tất cả các đơn vị tham
gia trong hệ thống giám sát kháng thuốc. Công bố thông tin về kháng thuốc quốc
gia để đề xuất các hành động, chính sách và quyết định phù hợp theo từng cấp
quốc gia và địa phương;
d) Tham
mưu cho Hội đồng thuốc và điều trị quốc gia để giám sát vi khuẩn kháng thuốc và
giám sát sử dụng kháng sinh trong bệnh viện cũng như phối hợp với Ban chỉ đạo
kiểm soát nhiễm khuẩn quốc gia để đảm bảo sự phối hợp đồng bộ các hoạt động kê
đơn thuốc kháng sinh, sử dụng kháng sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn và giám sát vi
khuẩn kháng thuốc.
e) Đầu
mối xây dựng và thống nhất các quy trình chuẩn, hướng dẫn chuyên môn, hướng dẫn
giám sát vi khuẩn kháng thuốc (bao gồm cả hướng dẫn về kiểm soát nhiễm khuẩn,
chẩn đoán lâm sàng, giám sát vi khuẩn kháng thuốc và giám sát sử dụng kháng
sinh) báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét phê duyệt thống nhất sử dụng trong toàn quốc
f) Tiến
hành giám sát và định kỳ đánh giá kết quả giám sát vi khuẩn kháng thuốc quốc
gia.
2. Đơn vị
hỗ trợ kỹ thuật về kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng
Các đơn
vị được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 15189 về các chỉ tiêu nuôi cấy với kỹ
thuật định danh và kháng sinh đồ trong Phụ lục 1 sẽ tham gia hỗ trợ kỹ thuật
cho các đơn vị giám sát về vi khuẩn kháng thuốc. Danh sách các phòng xét nghiệm đạt
chuẩn chất lượng được cập nhật thường xuyên trên trang Thông tin điện tử của
Văn phòng Công nhận Chất lượng http://www.boa.gov.vn/to-chuc-duoc-cong-nhan/phong-thi-nghiem-y-te/#.
3. Đơn vị
giám sát trọng điểm về kháng thuốc
Yêu cầu:
a) Thực
hiện việc lấy mẫu (máu, nước tiểu, phân, dịch đường sinh dục, tiết niệu),
nuôi cấy, định danh và kháng sinh đồ một cách thường quy;
b) Thực
hiện nội kiểm và ngoại kiểm theo quy định về nhuộm Gram, định danh, kháng sinh
đồ để bảo đảm chất lượng xét nghiệm;
c) Được
đào tạo liên tục về kỹ thuật vi sinh lâm sàng, chất lượng xét nghiệm, thu thập,
phân tích và quản lý dữ liệu…
Nhiệm vụ:
a) Tham
gia xây dựng các quy trình chuẩn, hướng dẫn, bộ công cụ để theo dõi, giám sát
vi khuẩn kháng thuốc và quản lý chất lượng xét nghiệm về nhuộm Gram, nuôi cấy
phân lập, định danh và kháng sinh đồ.
b) Tham
gia đánh giá, hỗ trợ và giám sát kỹ thuật nuôi cấy phân lập, định danh và kháng
sinh đồ cho các bệnh viện khác.
c) Tham
gia các khóa tập huấn chuyên môn và quản lý chất lượng xét nghiệm vi sinh, sinh
hoạt khoa học và hội thảo về kháng thuốc.
d) Lưu giữ và gửi các chủng vi khuẩn kháng thuốc mới hoặc
kháng bất thường khi phát hiện được đến
phòng xét nghiệm đạt chuẩn chất lượng tại Phụ lục 1 về các chỉ tiêu nuôi cấy với kỹ thuật định danh và kháng sinh đồ để
khẳng định lại.
e) Báo cáo về tình hình vi khuẩn kháng thuốc và đề xuất, xây
dựng kế hoạch ứng phó, kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc cho Giám đốc
bệnh viện, các khoa Lâm sàng, khoa Dược, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.
f) Theo
dõi, giám sát các vi khuẩn kháng thuốc, ưu tiên với từng loại mẫu bệnh phẩm và
kháng sinh theo Phụ lục 2, 3. Báo cáo tình hình vi khuẩn kháng thuốc định kỳ 6
tháng 1 lần theo mẫu quy định tại Phụ lục 4, 5, 6 về Đơn vị điều phối giám sát
kháng thuốc quốc gia.
g) Tham
gia nghiên cứu khoa học về vi khuẩn kháng thuốc
h) Cam
kết bảo mật thông tin, khi cần chia sẻ thông tin về nuôi cấy phân lập vi khuẩn
kháng thuốc của bệnh viện với đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước, cần có sự
đồng ý bằng văn bản của Bộ y tế.
4. Giám sát kháng
thuốc tại các bệnh viện
Thực hiện nhiệm vụ
được quy định tại điểm 2 Điều 12 của Thông tư số 21/2013/TT-BYT
ngày 08 tháng 8 năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động Hội đồng thuốc và điều
trị trong bệnh viện, Tiểu ban giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng
thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp chịu trách nhiệm trong triển khai các
hoạt động giám sát vi khuẩn kháng thuốc trong bệnh viện cụ thể như sau:
a) Xây dựng các quy định, hướng dẫn, khuyến
cáo cho sử dụng kháng sinh, biểu mẫu,… liên quan đến giám sát vi khuẩn kháng
thuốc để thực hiện thống nhất trong toàn bệnh viện.
b) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và tham gia
đầy đủ của các khoa/phòng liên quan (vi sinh, lâm sàng, dược, kiểm soát nhiễm
khuẩn) để giám sát vi khuẩn kháng thuốc trong bệnh viện;
- Đẩy mạnh các hoạt động xét nghiệm vi sinh
(nuôi cấy, định danh và kháng sinh đồ) và báo cáo kết quả kịp thời, chính xác
cho khoa Lâm sàng để tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh.
- Đẩy mạnh các hoạt động về thông tin thuốc,
dược lâm sàng, hướng dẫn điều trị để đề xuất biện pháp can thiệp nhằm cải thiện
sự phù hợp của kết quả kháng sinh đồ với quyết định điều trị;
- Quản lý, theo dõi và báo cáo tình
hình sử dụng kháng sinh về Bộ Y tế theo quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư số
22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 về tổ chức và hoạt động của khoa Dược
bệnh viện;
- Sử dụng thông tin về vi khuẩn kháng thuốc làm
cơ sở để xem xét và điều chỉnh các hướng dẫn điều trị.
- Đề xuất, xây dựng kế hoạch ứng phó, kiểm soát
sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc đồng thời tiến hành các giải pháp nhằm giảm
sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn.
c) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình vi
khuẩn kháng thuốc tại đơn vị cho Giám đốc bệnh viện và Đơn vị điều phối giám
sát kháng thuốc quốc gia.