ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5928/QĐ-UBND
|
Thành phố
Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG
THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2012 -
2015
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của
Chính phủ về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của
Chính phủ về chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường;
Căn cứ Kế hoạch số 2229/KH-UBND
ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Phát triển bền vững Chương trình điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành
phố Hồ Chi Minh giai đoạn 2012 - 2015;
Xét đề nghị của Ủy ban phòng, chống AIDS thành phố
tại Công văn số 803/VP-UB ngày 05 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch
thực hiện xã hội hóa Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2015.
Điều 2. Căn cứ vào Kế hoạch của thành phố,
các Sở, ngành, đoàn thể thành phố có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện
xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện tại cơ quan, tổ chức, địa
phương mình.
Điều 3. Sở Y tế (thường trực Ủy ban phòng, chống AIDS thành phố)
chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các nội dung của Kế
hoạch; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều
5. Chánh Văn phòng
Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Thông tin
và Truyền thông, Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể thành phố có liên quan, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này. /.
Nơi nhận:
- Như điều 5;
-
UBQG phòng, chống AIDS
và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;
-
Bộ Y tế; Cục Phòng chống AIDS/Bộ Y tế;
-
Thường trực Thành ủy;
-
Thường trực Hội đồng nhân dân/TP;
-
TTUB: CT, các PCT;
-
Ủy ban MTTQ Việt Nam/TP;
-
Văn phòng TU
và các Ban Thành ủy;
-
Ban VHXH, KTNS/HĐND TP;
-
Các Đoàn thể thành phố;
-
Thành viên Ủy ban phòng, chống AIDS/TP;
-
UBND các quận-huyện;
-
VPTT Ủy
ban phòng, chống AIDS/TP;
-
VPUB:
các PVP; Các
Phòng CV;
-
Lưu: VT, (VX-TC) MH.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Trí
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN XÃ HỘI
HÓA CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2012 – 2015
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 5928/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
Phần I
CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
I. CƠ SỞ
THỰC TIỄN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HỆN XÃ HỘI HÓA CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN
CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sau khi triển khai thành công Đề án thí điểm điều trị nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
tại thành phố Hải Phòng và thành
phố Hồ Chí Minh (năm 2008 - 2010), đến năm 2011, chương trình Methadone đã được mở rộng trên 11 tỉnh,
thành phố trong cả nước với số lượng bệnh nhân được điều trị là 7.000 người. Dựa
trên các bằng chứng về hiệu quả của chương trình Methadone và nhu cầu
điều trị của bệnh nhân tại các tỉnh, thành phố, Chính phủ đã cho phép triển
khai mở rộng chương trình Methadone
ra 30 tỉnh, thành phố trong giai
đoạn 2012 - 2015 cho khoảng 80.000 bệnh nhân.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, chương trình Methadone được bắt
đầu triển khai từ tháng 5 năm 2008 với 3 cơ sở điều trị (tại quận
4, quận 6 và quận Bình Thạnh) cho 750 bệnh nhân. Đến tháng 01 năm 2011, chương
trình đã triển khai thêm 2 cơ sở điều trị mới tại quận 8 và quận Thủ Đức, tổng số bệnh
nhân được điều trị tính đến ngày 31 tháng 7 năm 2012 là 1.316 người (chi tiết tại phụ lục 4).
Thực tiễn việc triển khai thí điểm Chương trình điều trị nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
tại thành phố Hồ Chí Minh cũng
như các tỉnh, thành phố khác đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng như: giảm
nguy cơ lây nhiễm HIV; giảm số người sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm tội phạm;
giúp cho người bệnh nâng cao thể trạng sức khỏe, tâm lý; giảm tử vong do nguyên
nhân sử dụng Herôin gây ra; giúp cho người bệnh có cơ hội hòa nhập cộng đồng, tham
gia các hoạt động khác không bị phụ thuộc vào người thân, giảm bớt gánh nặng cho
gia đình và xã hội.
Do trong giai đoạn thực hiện thí điểm nên phần lớn kinh phí triển khai chương trình đều do các tổ chức Quốc tế tài trợ.
Nhưng từ năm 2012, do khó khăn về kinh phí nên các nhà tài trợ đã bắt đầu thực hiện
lộ trình cắt giảm dần kinh phí tài trợ cho các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS ở Việt Nam nói chung và chương trình Methadone nói riêng.
Theo đó, từ năm 2013, toàn bộ kinh phí chi cho nhân sự tại các điểm điều trị
đang triển khai sẽ bị cắt giảm hoàn toàn, nguồn kinh phí tài trợ chỉ tập trung cho việc chuyển giao kỹ
thuật, nâng cao năng lực và mua thuốc Methadone
cho đến hết năm 2014 (dành cho những
điểm đang được hỗ trợ triển khai).
Ngày 17 tháng 5 năm 2012, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế
hoạch số 2229/KH-UBND về phát triển bền vững Chương trình điều trị nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2012 - 2015, trong đó, dự kiến mở thêm 02 cơ sở điều trị mới và
12 điểm phát thuốc vệ tinh tại 14 quận, huyện còn lại trên địa bàn và nâng tổng
số bệnh nhân được tham gia điều trị Methadone
đến năm 2015 lên 4.000 người.
Để triển khai thành công Kế hoạch phát triển bền vững Chương trình
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2012 - 2015, trong bối cảnh viện trợ của các tổ chức quốc
tế bị cắt giảm, thành phố Hồ Chí Minh cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện kế
hoạch xã hội hóa chương trình Methadone
để huy động
một cách hiệu quả các nguồn lực xã hội đóng góp cho việc duy trì và phát triển
bền vững chương trình này, cụ thể là thực hiện thu một phần chi phí điều trị Methadone từ bệnh
nhân tham gia chương trình.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Nghị định
số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về tự chủ tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập;
2. Nghị định
số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách xã hội
hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể
thao và môi trường;
3. Thông báo
số 84/TB-VPCP ngày 09 tháng 3 năm 2012 về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại
dâm năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012 (đẩy mạnh xã hội hóa điều trị nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone);
4. Kế hoạch
số 2229/KH-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Phát triển bền vững Chương
trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2015.
Phần II
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI XÃ HỘI HÓA
CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUÓC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE
GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
I. MỤC TIÊU
CHUNG
Xã hội hóa Chương trình điều trị nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh áp dụng
cho các cơ sở công lập nhằm duy trì bền vững các hoạt động của chương trình và
đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân nghiện ma túy.
II. NGUYÊN TẮC TRIỂN KHAI
1. Tuân thủ
các nguyên tắc triển khai chương trình Methadone
tại thành phố Hồ Chí Minh
theo Kế hoạch số 2229/KH-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về Phát triển
bền vững chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2015.
2. Đảm bảo
mô hình xã hội hóa chương trình Methadone
được thực hiện một cách bình đẳng
và đồng nhất trên tất cả các điểm điều trị Methadone hiện tại, dựa trên nguyên tắc thu vừa đủ bù chi, không lợi nhuận.
3. Đảm bảo
việc điều phối và sử dụng hợp lý, không trùng lắp, lãng phí các nguồn thu từ
ngân sách nhà nước, bệnh nhân và các nhà tài trợ (nếu có).
4. Đảm bảo
chất lượng của các dịch vụ cung cấp cho bệnh nhân.
5. Đảm bảo
việc lồng ghép hoạt động điều trị bằng Methadone
vào mạng lưới chăm sóc y tế và
các dịch vụ hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, việc làm sẵn có tại địa phương để bệnh
nhân Methadone được hưởng đầy đủ các: dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, tư vấn, giáo
dục và tiếp cận được với các cơ hội phát triển nghề nghiệp nhằm giúp đối tượng
có thu nhập để chi phí cho việc sử dụng Methadone,
không phải phụ thuộc vào gia đình,
người thân và từng bước tự chủ để ổn định cuộc sống.
6. Tạo điều
kiện cho bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được tham gia điều trị
thông qua chế độ ưu đãi, miễn, giảm dành cho những đối tượng này.
7. Đảm bảo sự
công bằng trong việc tham gia cung cấp dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc Methadone
theo mô hình xã hội hóa cho các cơ sở
công lập có đủ năng lực thực hiện chương trình.
8. Đảm bảo
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở - ngành như: Y tế, Tài chính, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội,
Công an trong việc tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ Trung
tâm Y tế dự phòng các quận - huyện, các cơ sở công lập thực hiện thành công xã
hội hóa chương trình Methadone tại cơ sở.
III. NỘI DUNG
TRIỂN KHAI
1. Đối tượng
áp dụng: Các cơ sở công lập có đủ
khả năng và nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết
bị, đội ngũ nhân viên chuyên môn theo quy định của chương trình do Bộ Y tế ban
hành, tự nguyện tham gia hoặc được phân công tham gia vào chương trình, xây
dựng được đề án khả thi được thành phố phê duyệt, bao gồm:
- Các bệnh
viện, cơ sở y tế, phòng khám bệnh công lập.
- Các trung
tâm chữa bệnh công lập được phép cung cấp dịch vụ điều trị nghiện.
2. Kinh phí,
quy định mức phí thu từ bệnh nhân và lộ trình thu phí:
a) Kinh phí:
Dự kiến kinh phí để tổ chức triển khai, vận hành chương trình Methadone trong năm
2013 cho một cơ sở điều trị chính là 2,85 tỷ đồng (với 300 bệnh nhân) và kinh
phí cho một điểm phát thuốc vệ tinh là 1,78 tỷ đồng (với 250 bệnh nhân), bao gồm:
- Chi phí
lương cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên chuyên môn và không chuyên môn (kế toán, bảo
vệ, nhân viên tạp vụ).
- Chi phí
ban đầu gồm: phí sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phòng khám, phí
hỗ trợ nhân viên tham gia các khóa huấn luyện ban đầu về chuyên môn.
- Chi phí
mua thuốc, vận chuyển thuốc, tiêu hủy vỏ chai thuốc.
- Các chi
phí khác gồm: chi phí vận hành, phí cho các hoạt động hỗ trợ điều trị, phí huấn
luyện bổ sung và nâng cao, phí quản lý - giám sát, phụ cấp làm việc ngoài giờ, lễ
tết theo quy định cho cán bộ, nhân viên.
Từ năm 2014 trở đi, dự kiến kinh phí tổ chức vận hành chương trình
cho một cơ sở điều trị chính là 2,3 tỷ đồng và kinh phí cho một điểm phát thuốc
vệ tinh là khoảng 1,43 tỷ đồng (giảm phần chi phí ban đầu). (Chi tiết tại phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3)
Theo lộ trình mở rộng chương trình Methadone, trong năm
2012 chuẩn bị triển khai thêm 02 cơ sở điều trị chính tại quận Gò Vấp và quận
Tân Bình (trong đó quận Gò Vấp đã hoàn thành phần xây dựng cơ sở vật chất và
mua sắm trang thiết bị) và 06 điểm phát thuốc vệ tinh; năm 2013 sẽ triển khai
thêm 06 điểm phát thuốc vệ tinh theo dự kiến.
Trên cơ sở lộ trình mở rộng và dự kiến số lượng bệnh nhân tăng
thêm tại 02 cơ sở điều trị mới và 12 điểm phát thuốc ở TP. HCM, thì ngân sách
thành phố cần hỗ trợ kinh phí cho chương trình Methadone giai đoạn
2012 - 2015 với tổng số tiền là 18.640.813.470 đồng, cụ thể như sau:
- Năm 2012:
2.700.000.000 đồng nhằm sửa chữa phòng ốc, kho đựng thuốc, mua sắm trang thiết
bị và đào tạo ban đầu cho 02 cơ sở điều mới và 06 điểm phát thuốc sẽ mở vào quý
I năm 2013.
- Năm 2013:
6.459.921.300 đồng cho việc sửa chữa phòng ốc, kho đựng thuốc, mua sắm trang
thiết bị và đào tạo ban đầu cho 06 điểm phát thuốc sẽ mở vào quý III năm 2013; mua
thuốc, vận chuyển thuốc, tiêu hủy vỏ chai thuốc Methadone cho 02 cơ
sở mới và 12 điểm phát thuốc.
- Năm 2014:
9.480.892.170 đồng cho chi phí mua thuốc, vận chuyển thuốc, tiêu hủy vỏ chai
thuốc Methadone cho 02 cơ sở mới và 12 điểm phát thuốc.
- Năm 2015:
các khoảng hỗ trợ của ngân sách trên sẽ được tính vào tiền thuốc của bệnh nhân.
Khoản kinh phí hỗ trợ trên chưa bao gồm tiền lương cho đội ngũ cán
bộ, nhân viên tại các cơ sở điều trị, phát thuốc do sử dụng lực lượng tại chỗ của Trung tâm Y tế dự
phòng các quận, huyện (Chi tiết
tại phụ lục 5, phụ lục 6).
b) Quy định về mức phí thu từ bệnh nhân và lộ trình thu phí:
Việc thu phí điều trị của bệnh nhân được thực hiện dựa trên nguyên
tắc thu đủ bù chi. Tuy nhiên để đảm bảo chương trình được khả thi cần có lộ
trình, cụ thể:
- Trong những
năm đầu tiên (2012 - 2014) nguồn ngân sách thành phố và các nguồn tài trợ sẽ đảm
bảo việc chi trả lương cho cán bộ, nhân viên và tiền thuốc cho bệnh nhân. Các khoản
chi phí hoạt động thường xuyên như: phí vận hành, phí hỗ trợ điều trị, phí
hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện bổ sung và nâng cao cho nhân viên và các chi phí khác... được
sử dụng từ nguồn thu phí bệnh nhân với mức thu phí tối đa là 8.000 đồng/ngày/bệnh
nhân tại cơ sở điều trị chính và 6.000 đồng/ngày/bệnh nhân tại điểm phát thuốc.
- Năm 2015,
nguồn ngân sách thành phố tiếp tục hỗ trợ tiền lương cho cán bộ, nhân viên. Các
khoản chi phí hoạt động thường xuyên và tiền thuốc được sử
dụng từ nguồn thu phí bệnh nhân, dự kiến mức thu phí tối đa là 20.000 đồng/ngày/bệnh
nhân tại cơ sở điều trị chính, và 18.000đ/ngày/bệnh nhân tại điểm phát thuốc vệ tinh.
Các mức thu này đã có dự tính phần miễn
phí khoản thu đối với bệnh nhân nghèo, cận nghèo với tỉ lệ ước tính là 20% bệnh
nhân được miễn phí và tỉ lệ thất thu do bệnh nhân gián đoạn liều trong quá
trình điều trị là 5%.
Bệnh nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo và cận nghèo
của Thành phố được công bố theo từng thời kỳ sẽ được miễn phí điều trị khi tham
gia chương trình.
3. Quy định về việc phân bổ chi từ nguồn
thu phí bệnh nhân:
a) Nguồn thu,
bao gồm:
- Nguồn
ngân sách cấp.
- Nguồn tài
trợ, viện trợ.
- Nguồn thu
phí từ bệnh nhân.
b) Nội dung
chi bao gồm toàn bộ chi phí phục vụ cho hoạt động các cơ sở điều trị chính và
các điểm phát thuốc vệ tinh (không bao gồm chi lương cho đội ngũ cán bộ, nhân
viên).
Việc thu, chi tài chính được quản lý và sử dụng theo Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập.
IV. PHÂN
CÔNG - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
(Thường trực Ủy ban phòng, chống AIDS thành phố):
- Phối hợp
với các Sở - ngành liên quan xây dựng và triển khai Kế hoạch xã hội hóa Chương
trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; tổ chức
thực hiện, theo dõi, kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình xã hội
hóa theo Kế hoạch đề ra.
- Chịu
trách nhiệm chính trong việc tổng hợp về nhu cầu thuốc Methadone, thực hiện
việc mua, quản lý và điều phối nguồn thuốc cho các cơ sở điều trị.
- Phối hợp
với Sở Nội vụ làm việc với Ủy ban nhân dân các quận, huyện có triển khai các cơ
sở điều trị và điểm phát thuốc về biên chế, nhân sự làm việc tại các cơ sở điều
trị, các điểm phát thuốc. Tổng hợp báo cáo từ tuyến quận, huyện và thực hiện
báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về kết quả triển khai kế hoạch trình Ủy ban
nhân dân thành phố.
2. Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính:
- Cân đối, bố
trí ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng lộ trình.
- Phối hợp
với Ủy ban phòng, chống AIDS thành phố và Sở Y tế tham mưu về mức thu, chi trong kế hoạch xã hội
hóa chương trình Methadone, trình Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời hướng dẫn các đơn
vị sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành.
3. Công an
thành phố:
Chỉ đạo Công an các quận - huyện, phường - xã - thị trấn:
- Phối hợp với
ngành y tế và các ban, ngành, đoàn thể khác để hỗ trợ triển khai mô hình xã
hội hóa chương trình Methadone đã được phê duyệt.
- Phối hợp
chặt chẽ với cơ quan y tế và hỗ trợ lực lượng để bảo vệ các cơ sở điều trị và phát thuốc,
bảo vệ kho thuốc; hỗ trợ giữ gìn an ninh trật tự và quản lý người bệnh tham gia
chương trình khi cần thiết.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Phối hợp
với Ủy ban phòng, chống AIDS thành phố và Sở Y tế để triển khai mô hình xã hội hóa chương trình
Methadone lồng
ghép với chương trình cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng.
- Phối hợp thực
hiện công tác quản lý người điều trị Methadone
và hỗ trợ người bệnh trong học
nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ vay vốn, chấp hành pháp luật tại nơi cư trú.
- Hướng dẫn
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các
phường, xã, thị trấn trong công tác quản lý, giúp đỡ người điều trị Methadone trên địa
bàn nơi cư trú.
- Củng cố và nâng cao năng lực của mạng lưới trong việc hỗ trợ tâm
lý - xã hội, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho bệnh nhân Methadone.
5. Sở Thông
tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trung tâm Truyền thông, Giáo dục Sức khỏe
thành phố thuộc Sở Y tế:
- Sở Thông
tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan
liên quan chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích ý
nghĩa của việc triển khai Kế hoạch, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng
thuận trong các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân.
- Trung tâm
Truyền thông, Giáo dục Sức khỏe thành phố tổ chức truyền thông rộng rãi về
chương trình xã hội hóa điều trị Methadone
thông qua các phương tiện truyền
thông của Trung tâm như: Chương trình phát thanh Phòng chống AIDS cho mọi
người, website T4G, Medinet, Bản tin Sức khỏe...
6. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên:
- Chỉ đạo hệ
thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên phối hợp chặt
chẽ với các Sở - ngành liên quan trong công tác thông tin, giáo dục, truyền
thông, tạo sự đồng thuận của xã hội về việc triển khai mô hình xã hội hóa
chương trình Methadone.
- Tham gia
hỗ trợ kết nối bệnh nhân Methadone
với các dịch vụ hỗ trợ về y tế, sức khỏe,
tâm lý trong cộng đồng.
7. Ủy ban nhân
dân các quận - huyện:
- Tạo điều
kiện, môi trường thuận lợi cho việc triển khai mô hình xã hội hóa chương trình Methadone.
- Chỉ đạo
Trung tâm Y tế dự phòng và các ban, ngành trong công tác quản lý, giáo dục, tổ
chức đào tạo, dạy nghề, tìm việc làm và hỗ trợ tâm lý, xã hội cho người tham gia mô hình xã hội hóa chương
trình Methadone trên địa bàn.
8. Trung tâm
Y tế dự phòng các quận - huyện và các cơ sở điều trị Methadone:
- Đối với
các quận - huyện đang có cơ sở điều trị Methadone:
chủ động trong việc tham gia thực
hiện mô hình xã hội hóa theo Kế hoạch và hướng dẫn của Ủy ban phòng, chống AIDS thành phố.
- Đối với
các quận - huyện sẽ triển khai cơ sở điều trị Methadone: Chuẩn bị
cơ sở vật chất theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và của thành phố. Căn cứ Kế hoạch
của thành phố, xây dựng và hoàn chỉnh Kế hoạch triển khai chương trình Methadone tại cơ sở
và trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.
- Thực hiện
mức thu, quản lý và sử dụng kinh phí từ nguồn thu của bệnh nhân theo đúng Kế hoạch
của Ủy ban nhân dân thành phố, hướng dẫn của Sở Tài chính và các quy định hiện hành; thông báo công
khai mức thu tại cơ sở và thông báo cho người bệnh, gia đình người bệnh trước
khi tiến hành các thủ tục đăng ký và xét chọn.
9. Đối với người
nghiện ma túy và gia đình người nghiện ma túy tham gia điều trị Methadone:
- Tuân thủ
các quy định về việc điều trị Methadone.
- Đóng góp
đầy đủ kinh phí điều trị hàng tháng theo mức thu đã quy định.