BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5894/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 12
năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP VÀ VẬN HÀNH ĐỘI ĐÁP ỨNG NHANH”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ
Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế
dự phòng, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này “Hướng dẫn thiết lập và vận hành đội đáp ứng nhanh”.
Điều 2. “Hướng dẫn thiết lập và
vận hành đội đáp ứng nhanh” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các đơn vị
y tế dự phòng trên toàn quốc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn
phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ,
Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Viện trưởng
các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng, Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng
y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Các Đồng
chí Thứ trưởng (để phối hợp);
- Cổng
TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, DP.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn
|
HƯỚNG DẪN
THIẾT LẬP VÀ VẬN HÀNH ĐỘI ĐÁP ỨNG NHANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
5894/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2019)
MỤC
LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN I. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ
ĐỘI ĐÁP NHANH
1.1. KHÁI NIỆM
ĐỘI ĐÁP ỨNG NHANH
1.2. MỤC TIÊU
HOẠT ĐỘNG ĐỘI ĐÁP ỨNG NHANH
1.3. HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỘI ĐÁP ỨNG NHANH
PHẦN II. HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP ĐỘI ĐÁP ỨNG
NHANH
2.1. Thiết lập Đội đáp ứng nhanh tuyến
huyện
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
2.1.2.
Thành viên Đội đáp ứng nhanh
2.1.3. Tiêu chuẩn kích hoạt
2.1.4.
Sơ đồ kích hoạt và vận hành
2.2. Thiết lập Đội đáp ứng nhanh tuyến
tỉnh
2.2.1.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
2.2.2. Thành viên Đội đáp ứng
nhanh
2.2.3. Tiêu chuẩn kích hoạt
2.2.4. Sơ đồ kích hoạt và vận hành
2.3. Thiết lập Đội đáp ứng nhanh tuyến
Trung ương
2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
2.3.2. Thành viên Đội đáp ứng
nhanh
2.3.3. Tiêu chuẩn kích hoạt
2.3.4. Sơ đồ kích hoạt và vận hành
2.4. Điều kiện đảm bảo vận hành Đội
đáp ứng nhanh
2.4.1. Trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ cá nhân, vật tư, hóa chất, sinh phẩm, vắc xin và thuốc thiết yếu
2.4.2. Xét nghiệm
2.4.3. Kinh phí sử dụng
PHẦN III: HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH ĐỘI ĐÁP ỨNG NHANH
3.1. Giai đoạn chuẩn bị
3.1.1. Quản lý
thành viên đội đáp ứng nhanh
3.1.2. Đào tạo, diễn tập
3.1.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động Đội đáp ứng nhanh
3.2. Giai đoạn
trước khi triển khai
3.2.1. Lựa chọn và phân công thành
viên Đội đáp ứng nhanh
3.2.2. Các hoạt động trước khi triển
khai đội đáp ứng nhanh
3.3. Giai đoạn trong khi triển khai
3.3.1.
Các hoạt động đáp ứng cần triển khai
3.3.2. Quản lý Đội đáp ứng nhanh
trong khi triển khai đáp ứng
3.4. Giai đoạn sau khi triển khai đáp
ứng
3.4.1. Ngừng kích hoạt Đội đáp ứng
nhanh
3.4.2. Báo cáo hoạt động sau triển khai.
PHẦN 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHỤ LỤC
CÁC
TỪ VIẾT TẮT
MERS-CoV
|
Hội chứng viêm đường hô hấp vùng
Trung Đông do vi rút Corona
Middle East Respiratory Syndrome
Corona Virus
|
PHEOC
|
Trung tâm đáp ứng khẩn cấp
Public Health Emergency
Operation Centre
|
PPE
|
Dụng cụ bảo hộ cá nhân
Personal Protective Equipment
|
RRT
|
Đội đáp ứng nhanh
Rapid Response Team
|
SARS
|
Hội chứng hô hấp cấp tính nặng
Severe Acute Respiratory
Syndrome
|
SR-KST-CT
|
Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
|
TTKSBT
|
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật
|
TTYT
|
Trung tâm Y tế
|
TTYTDP
|
Trung tâm Y tế dự phòng
|
YTCC
|
Y tế công cộng
|
YTDP
|
Y tế dự phòng
|
VSDT
|
Vệ sinh dịch tễ
|
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm
gần đây tình hình dịch bệnh trên thế giới
diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều bệnh
dịch nguy hiểm mới nổi và tái nổi gây ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe người dân cũng như an ninh y tế toàn cầu như SARS,
cúm A(H5N1), cúm A(H1N1), cúm A(H7N9), MERS-CoV, Ebola, dịch hạch. Một số bệnh
đã được khống chế đã gia tăng trở lại
ở nhiều quốc gia trong khu vực như bệnh tay chân miệng, sốt
xuất huyết, bại liệt, sởi. Trước những tác động và ảnh hưởng của các dịch bệnh
truyền nhiễm, các nguy cơ xâm nhập, bùng phát dịch bệnh nguy hiểm, trong thời gian qua Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành, các tổ chức
chính trị - xã hội trong và ngoài nước
đã tích cực, chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đã đạt những kết quả
nhất định. Việt Nam là nước đầu tiên khống
chế thành công dịch SARS, khống chế hiệu quả dịch cúm A(H5N1), cúm A(H1N1) đại
dịch và ngăn chặn không để các dịch
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và mới nổi xâm nhập vào nước ta như Ebola,
MERS-CoV, dịch hạch, cúm A(H7N9), mặc dù dịch bệnh MERS-CoV bùng phát tại Hàn
Quốc và dịch bệnh cúm A(H7N9) ở Trung Quốc gia tăng mạnh nhiều đợt và hiện vẫn
liên tục ghi nhận trường hợp mắc. Các dịch bệnh lưu hành trong nước như sốt xuất
huyết, tay chân miệng, sốt rét, dại ... đều có số mắc và tử vong giảm rất
nhiều so với giai đoạn 2011 - 2015. Việt Nam tiếp tục giữ vững thành quả thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ
sinh.
Kinh nghiệm từ việc triển khai các hoạt
động đáp ứng phòng chống các bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm
có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng với nhiều trường hợp mắc bệnh và tử vong, đã đặt ra
các vấn đề cần giải quyết trong hoạt động đáp ứng, cụ thể như sau:
- Thống nhất hướng dẫn chung để quản lý
việc triển khai đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và các sự kiện y tế
công cộng ở tất cả các tuyến.
- Nâng cao chất lượng hệ thống giám
sát nhằm đưa ra các dự báo và nhận định tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc các sự
kiện y tế công cộng có nguy cơ xảy ra.
- Xác định đơn vị, đầu mối có trách
nhiệm quản lý việc triển khai đáp ứng kịp thời, hiệu quả với các bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm hoặc các sự kiện y tế công cộng tại các khu vực bị ảnh hưởng.
- Xác định vai trò của các cơ quan liên quan trong quản lý việc triển khai đáp ứng với bệnh,
dịch bệnh truyền nhiễm và các sự kiện y tế công cộng ở tất cả các tuyến.
- Xác định các nguồn lực cần thiết để kiểm soát các yêu cầu phát sinh về
nhân lực, thuốc, vắc xin, dịch vụ
phòng thí nghiệm và các trang thiết bị khác.
- Thống nhất, chuẩn hóa trong việc
kích hoạt các đội đáp ứng nhanh và tăng cường sự phối hợp
với các cơ quan liên quan trong quản lý dịch bệnh truyền
nhiễm và các sự kiện y tế công cộng.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng
cao năng lực trong việc quản lý bệnh, dịch bệnh truyền
nhiễm và các sự kiện y tế công cộng tại tất cả các tuyến.
Năm 2017, Bộ Y tế
đã ra Quyết định số 3796/QĐ-BYT
thành lập Trung tâm đáp ứng khẩn cấp
sự kiện y tế công cộng (PHEOC) Việt Nam và các Văn phòng PHEOC khu vực nhằm tăng cường việc chia sẻ
thông tin sớm, kịp thời và chủ động điều phối các nguồn lực trong phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc các sự kiện y tế công cộng. Việc thiết lập và vận hành Đội đáp ứng nhanh sẽ đáp ứng được
các yêu cầu nhiệm vụ của Trung tâm và các Văn phòng PHEOC trong việc phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm và các sự kiện y tế công cộng đồng thời góp
phần giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong các hoạt động đáp ứng nêu trên.
Mục đích tài liệu
Tài liệu này được
xây dựng nhằm mục đích hướng dẫn thiết lập và vận hành Đội đáp ứng nhanh để đáp
ứng kịp thời, hiệu quả với các dịch bệnh truyền nhiễm và các sự kiện y tế công
cộng. Tài liệu này đưa ra những định
hướng chung trong việc thiết lập, quản lý Đội đáp ứng nhanh, xác định những cấu
phần, quy trình và cơ chế thiết yếu trong quá trình vận hành và quản lý Đội đáp ứng nhanh. Ngoài ra, tài liệu này cũng đề xuất các bước cần thiết cũng như các hoạt động cơ bản trong việc chuẩn bị và triển khai Đội đáp ứng
nhanh trước, trong và sau giai đoạn đáp ứng với các tình huống dịch bệnh truyền nhiễm và các sự kiện y tế công cộng.
Phần I
KHÁI NIỆM, MỤC
TIÊU HOẠT ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỘI ĐÁP ỨNG NHANH
1.1. Khái niệm đội đáp ứng
nhanh
Đội đáp ứng nhanh với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và các sự kiện y tế công cộng,
sau đây gọi là Đội đáp ứng nhanh (Rapid Response Team - RRT) là đội đa
ngành được đào tạo và chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng và
trang thiết bị cần thiết để sẵn sàng được điều động, huy động trong thời gian nhanh nhất nhằm đáp ứng kịp
thời, hiệu quả với các tình huống bệnh, dịch bệnh truyền
nhiễm và các sự kiện y tế công cộng.
1.2. Mục tiêu
hoạt động đội đáp ứng nhanh
Mục tiêu hoạt động của Đội đáp ứng
nhanh là phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời với các tình huống bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm và các sự kiện y tế công cộng.
1.3. Hệ thống
quản lý đội đáp ứng nhanh
Đội đáp ứng
nhanh được thánh lập tại tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và
tuyến huyện do Lãnh đạo đơn vị quản lý đội đáp ứng nhanh tại
các tuyến ra quyết định thành lập và quản lý. Phạm vi hoạt
động của các Đội đáp ứng nhanh thực hiện theo chức năng,
nhiệm vụ của các đơn vị quản lý Đội
đáp ứng nhanh. Đội đáp ứng nhanh tuyến trên chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật cho Đội đáp ứng nhanh
tuyến dưới.
Bảng 1: Hệ thống quản lý đội đáp ứng nhanh
các tuyến
Đội đáp ứng
nhanh
|
Đơn vị thành
lập và quản lý
|
Tuyến trung ương
|
- Các Viện Vệ sinh Dịch tễ (VSDT),
Pasteur
- Các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng
- Côn trùng (SR-KST-CT)
- Viện Y tế công
cộng (YTCC) Thành phố Hồ Chí Minh
|
Tuyến
tỉnh
|
Trung tâm Y tế dự phòng/ Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
Tuyến
huyện
|
Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh (Trung tâm Y tế dự phòng tuyến
huyện)
|
Phần II
HƯỚNG DẪN THIẾT
LẬP ĐỘI ĐÁP ỨNG NHANH
2.1. Thiết lập
Đội đáp ứng nhanh tuyến huyện
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn
- Điều tra, xác minh bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm và các sự kiện y tế công
cộng;
- Triển khai các biện pháp đáp ứng, dự
phòng và truyền thông nguy cơ;
- Thực hiện báo cáo điều tra, đánh giá
hoạt động đáp ứng được triển khai và cung cấp thông tin tới các
đơn vị liên quan theo thẩm quyền;
- Hỗ trợ và phối hợp với Đội đáp ứng
nhanh các tuyến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2.1.2. Thành viên Đội đáp ứng
nhanh
Thành phần đội đáp ứng nhanh tuyến
huyện có thể bao gồm:
- Cán bộ dịch tễ (lĩnh vực dịch tễ, côn trùng...) thuộc Trung tâm Y tế tuyến huyện;
- Cán bộ điều trị (khoa truyền nhiễm,
nhi...) thuộc các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện;
- Cán bộ lấy mẫu xét nghiệm (vi rút,
vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, độc chất...) thuộc các cơ sở
y tế tuyến huyện.
Các thành viên được huy động tham gia
Đội đáp ứng nhanh được phân công theo các vị trí cố định với tiêu chuẩn và nhiệm
vụ cụ thể như sau:
Bảng
2. Thành phần cố định
thuộc Đội đáp ứng nhanh tuyến huyện
Vị trí
|
Tiêu chuẩn
|
Nhiệm vụ
|
1. Đội trưởng
|
- Đã được đào tạo, tập huấn về dịch tễ học, có kinh nghiệm trong giám sát
và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, sự kiện y
tế công cộng;
- Hiểu rõ hệ thống giám sát bệnh
truyền nhiễm và sự kiện y tế công cộng bao gồm hệ thống
quản lý tổ chức, định nghĩa trường
hợp bệnh, các hướng dẫn chuyên môn và các biểu mẫu,
công cụ liên quan.
- Có kinh nghiệm trong quản lý các
vấn đề về dịch bệnh truyền nhiễm, y tế công cộng khẩn cấp;
- Đã được đào
tạo về xử trí các vấn đề về dịch bệnh truyền nhiễm, y tế
công cộng khẩn cấp; kỹ năng quản lý.
|
- Xác định vai trò, nhiệm vụ cụ thể
từng thành viên trong đội;
- Lập danh sách các thành viên tham gia Đội đáp ứng nhanh;
- Chủ trì các buổi họp thành viên
trước, trong và sau khi triển khai đáp ứng;
- Tham dự các cuộc họp với các bên
liên quan để điều phối các hoạt động;
- Điều phối
hoạt động của các thành viên trong đội;
- Nhận định tình hình, đề xuất hoạt động và đánh giá kết quả
hoạt động;
- Báo cáo cho
đơn vị quản lý tất cả các hoạt động
đã thực hiện, các khó khăn và đề xuất.
|
2. Cán bộ dịch tễ
|
- Đã được đào tạo, tập huấn về dịch
tễ học, có kinh nghiệm trong giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền
nhiễm và sự kiện y tế công cộng;
- Hiểu rõ hệ thống giám sát bệnh
truyền nhiễm và sự kiện y tế công cộng bao gồm hệ thống
quản lý tổ chức, định nghĩa trường
hợp bệnh, các hướng dẫn chuyên môn và các biểu mẫu, công
cụ liên quan.
|
- Phối hợp trong việc đánh giá và phân tích thông
tin, số liệu;
- Rà soát các số liệu thu thập được
tại cơ sở y tế;
- Điều tra xác
định tiền sử dịch tễ, yếu tố nguy cơ, chỉ số nhân khẩu, xã hội học...liên
quan;
- Xử lý ổ dịch, kiểm soát nhiễm khuẩn và các yếu tố nguy cơ tại cộng đồng;
- Triển khai các biện pháp dự phòng
khác và truyền thông nguy cơ.
|
3. Cán bộ điều trị
|
Có kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và cấp cứu y khoa.
|
- Xác định chẩn đoán, đánh giá tình trạng lâm sàng, phân loại, quản lý chăm sóc điều trị;
- Xác định (định hướng) phác đồ điều trị;
- Đề xuất kế
hoạch cung cấp vật tư, thuốc thiết yếu cho việc chăm sóc điều trị.
- Triển khai biện pháp kiểm soát
nhiễm khuẩn và các yếu tố nguy cơ tại cơ sở y tế.
|
4. Cán bộ lấy mẫu xét nghiệm
|
- Có kỹ năng:
lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển, thực hiện quy trình đảm
bảo chất lượng mẫu;
- Nắm rõ thông tin về năng lực xét
nghiệm, địa điểm của các phòng xét nghiệm trên địa bàn
và khu vực.
|
- Lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu đảm bảo chất lượng;
- Xác định phòng xét nghiệm có năng lực phù hợp với các tác nhân gây bệnh khác
nhau.
|
5. Cán bộ xử lý
môi trường
|
Có kỹ năng về việc sử dụng các trang thiết bị và quy trình xử lý môi trường;
|
Sử dụng trang thiết bị và thực hiện
xử lý môi trường theo đúng hướng dẫn;
|
6. Cán bộ hậu
cần
|
- Có kỹ năng giao tiếp và làm việc
nhóm tốt;
- Đảm bảo việc nắm các thông tin về
giao thông, phong tục tập quán, văn hóa, các dịch vụ thiết yếu... trên địa
bàn.
|
- Liên hệ và chuẩn bị sẵn sàng các
phương án triển khai hoạt động cho Đội đáp ứng nhanh
bao gồm nhân lực, kinh phí, vật tư, trang thiết bị và các vấn đề hậu cần.
|
7. Lái xe
|
- Có bằng lái xe còn hiệu lực;
- Nắm rõ thông
tin về giao thông trên địa bàn.
|
- Sẵn sàng vận
chuyển các thành viên Đội đáp ứng nhanh và các vật tư, trang thiết bị kèm
theo đến địa bàn theo đúng kế hoạch;
- Đảm bảo an
toàn trong thực hiện nhiệm vụ.
|
Căn cứ theo tình hình bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng, các vấn đề ưu tiên, nhu cầu và nguồn
lực tại địa bàn phụ trách, đơn vị quản lý Đội đáp ứng
nhanh có thể huy động thành phần bổ sung từ các lĩnh vực khác tham gia đội Đáp ứng
nhanh như môi trường, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, thú y...
2.1.3. Tiêu chuẩn kích hoạt
Đội đáp ứng nhanh tuyến huyện được
kích hoạt khi có ít nhất một trong các tiêu chuẩn như sau:
- Xuất hiện hoặc nghi ngờ xuất hiện của
các bệnh truyền nhiễm nhóm A;
- Xuất hiện bệnh truyền nhiễm nhóm B
có số mắc cao (số
mắc vượt quá số mắc trung
bình của tuần hoặc tháng cùng kỳ của 3 năm gần nhất,
không tính số liệu của
năm có dịch) hoặc có trường
hợp tử vong trên địa bàn xã hoặc huyện;
- Xuất hiện
chùm ca bệnh hoặc tử vong không rõ nguyên nhân tại địa bàn;
- Xuất hiện các sự kiện y tế công cộng
bất thường tại địa bàn;
- Đề xuất hỗ trợ từ tuyến xã do vượt quá khả năng đáp ứng đối với tất cả bệnh truyền nhiễm nhóm C; bệnh truyền nhiễm nhóm B có số mắc thấp (thấp hơn số mắc trung bình của tuần hoặc tháng cùng kỳ
của 3 năm gần nhất
không tính số liệu của
năm có dịch) và chưa có tử
vong,
- Có chỉ đạo, yêu cầu từ đơn vị tuyến
trên.
2.1.4. Sơ đồ kích hoạt và vận hành
Nội dung
|
Thực hiện
|
Phát
hiện, ghi nhận thông tin
↓
|
Trung
tâm Y tế (Khoa Dịch tễ/ Kiểm soát dịch bệnh)
|
Xác
minh và đánh giá thông tin
↓
Xuất
hiện một trong các tiêu chuẩn kích hoạt Đội đáp ứng nhanh
↓
|
Kích
hoạt Đội đáp ứng nhanh
↓
|
Giám
đốc Trung tâm Y tế
|
Triển
khai hoạt động Đội đáp ứng nhanh
↓
|
Đội
đáp ứng nhanh
|
Ngừng
kích hoạt Đội đáp ứng nhanh
|
Giám
đốc Trung tâm Y tế
|
Hình
1. Sơ đồ kích hoạt và
vận hành Đội đáp ứng nhanh tuyến huyện
Tùy theo đặc điểm, mức độ ảnh hưởng,
tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng, Trung tâm Y
tế (TTYT) tuyến huyện đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP)/ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (TTKSBT) tuyến tỉnh hỗ trợ
chuyên môn, kỹ thuật cho Đội đáp ứng nhanh tuyến huyện để
triển khai các hoạt động đáp ứng.
2.2. Thiết lập
Đội đáp ứng nhanh tuyến tỉnh
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
- Tham mưu chỉ đạo
và huy động nguồn lực từ tuyến cơ sở;
- Tổ chức triển khai và hướng dẫn Đội
đáp ứng nhanh tuyến dưới thực hiện:
+ Điều tra, xác minh dịch bệnh truyền
nhiễm và các sự kiện y tế công cộng;
+ Triển khai
các biện pháp dự phòng và truyền thông nguy cơ;
- Thực hiện báo cáo điều tra, đánh
giá hoạt động đáp ứng được triển khai và cung cấp thông tin tới các đơn vị liên
quan theo thẩm quyền;
- Hỗ trợ và phối hợp với Đội đáp ứng
nhanh các tuyến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2.2.2. Thành viên Đội đáp ứng
nhanh
Đội đáp ứng nhanh tuyến tỉnh, thành phố có thể bao gồm;
- Cán bộ dịch tễ
(lĩnh vực dịch tễ, côn trùng...) thuộc Trung tâm Y tế dự
phòng/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật;
- Cán bộ điều trị (khoa truyền nhiễm,
nhi...) thuộc các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh;
- Cán bộ lấy mẫu
xét nghiệm (vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, độc chất...) thuộc các cơ sở
y tế tuyến tỉnh;
Các thành viên được huy động tham gia
Đội đáp ứng nhanh được phân công theo các vị trí cố định với tiêu chuẩn và nhiệm
vụ cụ thể như sau:
Bảng 3. Thành phần cố định thuộc Đội đáp ứng
nhanh tuyến tỉnh
Vị trí
|
Tiêu chuẩn
|
Nhiệm vụ
|
1. Đội trưởng
|
- Đã được đào
tạo, tập huấn về dịch tễ học, có kinh nghiệm trong giám
sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, sự kiện y tế công cộng;
- Hiểu rõ hệ thống giám sát bệnh
truyền nhiễm và sự kiện y tế công
cộng bao gồm hệ thống quản lý tổ chức, định nghĩa trường
hợp bệnh, các hướng dẫn chuyên môn và các biểu mẫu, công cụ liên quan.
- Có kinh nghiệm trong quản lý các
vấn đề khẩn cấp;
- Đã được đào tạo về xử trí các vấn đề sức khỏe cộng đồng khẩn cấp; kỹ năng quản lý.
|
- Xác định vai trò, nhiệm vụ cụ thể
từng thành viên trong đội;
- Lập danh sách các thành viên tham
gia Đội đáp ứng nhanh;
- Chủ trì các
buổi họp thành viên trước, trong và sau khi triển khai
đáp ứng;
- Tham dự các cuộc họp với các bên
liên quan để điều phối các hoạt động;
- Điều phối hoạt động của các thành
viên trong đội;
- Nhận định tình hình, đề xuất hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động;
- Báo cáo cho
đơn vị quản lý về các hoạt động đã thực hiện, các khó
khăn và đề xuất.
|
2. Cán bộ dịch tễ
|
- Đã được đào tạo, tập huấn về dịch
tễ học, có kinh nghiệm trong giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền
nhiễm và sự kiện y tế công cộng;
- Hiểu rõ hệ thống giám sát bệnh
truyền nhiễm và sự kiện y tế công cộng bao gồm hệ thống quản lý tổ chức, định
nghĩa trường hợp bệnh, các hướng dẫn chuyên môn và các biểu mẫu, công cụ liên
quan.
|
- Rà soát các số liệu thu thập được
tại cơ sở y tế;
- Hướng dẫn, hỗ
trợ và thực hiện điều tra xác định tiền sử dịch tễ, yếu
tố nguy cơ, chỉ số nhân khẩu, xã
hội học...liên quan;
- Hướng dẫn, hỗ trợ và thực hiện các
biện pháp dự phòng và truyền thông nguy cơ;
- Phối hợp và
nâng cao năng lực của cán bộ dịch tễ tuyến dưới trong việc đánh giá và phân tích thông tin, số liệu.
|
3. Cán bộ điều
trị
|
Có kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều
trị các bệnh truyền nhiễm và cấp cứu y khoa.
|
- Xác định chẩn đoán, đánh giá tình trạng lâm sàng, phân loại, quản lý chăm sóc điều trị;
- Xác định (định hướng) phác đồ điều
trị;
- Đề xuất kế
hoạch cung cấp vật tư, thuốc thiết yếu cho việc chăm
sóc điều trị;
- Triển khai biện pháp kiểm soát
nhiễm khuẩn và các yếu tố nguy cơ tại cơ sở y tế.
- Hỗ trợ nâng
cao năng lực của cán bộ điều trị tuyến dưới trong chẩn
đoán, phân loại và điều trị bệnh nhân.
|
4. Cán bộ lấy mẫu xét nghiệm
|
- Có kỹ năng: lấy mẫu, bảo quản, vận
chuyển, thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng mẫu;
- Có khả năng
hướng dẫn và thực hành các kỹ năng;
- Nắm rõ thông tin về địa điểm và
khả năng xét nghiệm của các phòng xét nghiệm tại địa
phương và khu vực.
|
- Lấy mẫu, bảo
quản, vận chuyển mẫu đảm bảo chất lượng;
- Hướng dẫn thu thập mẫu, vận chuyển
mẫu và phương cách xét nghiệm phù hợp;
- Xác định phòng xét nghiệm có năng
lực phù hợp với các tác nhân gây bệnh khác nhau.
|
5. Cán bộ xử lý môi trường
|
- Có kỹ năng
về việc sử dụng các trang thiết bị và quy trình xử lý
môi trường;
- Có khả năng hướng dẫn và thực
hành các kỹ năng.
|
- Sử dụng trang thiết bị và thực hiện
xử lý môi trường theo đúng hướng dẫn;
- Hướng dẫn việc sử dụng các trang
thiết bị và thực hành xử lý môi trường đúng cách.
|
6. Cán bộ hậu cần
|
- Có kỹ năng giao
tiếp và làm việc nhóm tốt;
- Đảm bảo việc
nắm các thông tin về giao thông, phong tục tập quán, văn hóa, các dịch vụ thiết
yếu... trên địa bàn.
|
Liên hệ và chuẩn bị sẵn sàng các
phương án triển khai hoạt động cho Đội đáp ứng nhanh bao gồm nhân lực, kinh
phí, vật tư, trang thiết bị và các vấn đề hậu cần.
|
7. Lái xe
|
- Có bằng lái xe còn hiệu lực;
- Nắm rõ thông
tin về giao thông trên địa bàn.
|
- Sẵn sàng vận
chuyển các thành viên Đội đáp ứng nhanh và các vật tư, trang thiết bị kèm theo đến địa bàn theo đúng kế
hoạch;
- Đảm bảo an toàn trong thực hiện nhiệm vụ.
|
Căn cứ theo tình hình bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng, các vấn đề ưu tiên, nhu cầu và nguồn
lực tại địa bàn phụ trách, đơn vị quản lý Đội đáp ứng nhanh có thể huy động thành phần bổ sung từ các lĩnh vực khác tham gia đội
Đáp ứng nhanh như môi trường, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm,
thú y...
2.2.3. Tiêu chuẩn kích hoạt
Đội đáp ứng
nhanh tuyến tỉnh được kích hoạt khi có ít nhất một trong
các tiêu chuẩn như sau:
- Xuất hiện hoặc nghi ngờ sự xuất hiện
của các bệnh truyền nhiễm nhóm A;
- Có từ 2 trường hợp tử vong trở
lên do mắc hoặc nghi mắc cùng một bệnh truyền nhiễm nhóm B hoặc
cùng một tác nhân gây bệnh trên cùng địa bàn huyện trong
vòng một tháng;
- Số trường hợp mắc hoặc tử vong của các bệnh truyền nhiễm nhóm B cao hơn mức trung bình hoặc mức cơ bản
theo mùa trên địa bàn tỉnh (số mắc vượt quá số mắc trung bình của tuần hoặc tháng cùng kỳ của 3 năm gần nhất, không tính số
liệu của năm có dịch) hoặc trên địa bàn huyện mà vượt quá năng lực đáp
ứng của tuyến huyện;
- Xuất hiện chùm ca bệnh hoặc tử vong
không rõ nguyên nhân tại địa bàn tỉnh;
- Xuất hiện các sự kiện y tế công cộng bất thường trên địa bàn tỉnh;
- Có yêu cầu hỗ trợ của đơn vị tuyến
dưới;
- Có chỉ đạo,
yêu cầu từ đơn vị tuyến trên.
2.2.4. Sơ đồ kích hoạt
và vận hành
Nội dung
|
Thực hiện
|
Phát
hiện, ghi nhận thông tin
↓
|
TTYTDP/TTKSBT
(Khoa
Dịch tễ/ Kiểm soát dịch bệnh)
|
Xác
minh và đánh giá thông tin
↓
Xuất
hiện một trong các tiêu chuẩn kích hoạt Đội đáp ứng nhanh
↓
|
Kích
hoạt Đội đáp ứng nhanh
↓
|
Giám
đốc
TTYTDP/TTKSBT
|
Triển
khai hoạt động Đội đáp ứng nhanh
↓
|
Đội
đáp ứng nhanh
|
Ngừng
kích hoạt Đội đáp ứng nhanh
|
Giám
đốc
TTYTDP/TTKSBT
|
Hình
2. Sơ đồ kích hoạt và vận hành đội đáp ứng nhanh tuyến tỉnh
TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh chỉ đạo, hướng
dẫn TTYT tuyến huyện kích hoạt Đội đáp ứng nhanh tuyến huyện. Tùy theo đặc điểm,
mức độ ảnh hưởng, tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm
hoặc sự kiện y tế công cộng, TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh đề
nghị các Viện, Bệnh viện tuyển Trung ương hỗ trợ chuyên
môn, kỹ thuật cho Đội đáp ứng nhanh tuyến tỉnh để triển
khai các hoạt động đáp ứng.
2.3. Thiết lập
Đội đáp ứng nhanh tuyến Trung ương
2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn
- Tham mưu chỉ đạo và huy động nguồn
lực từ các tuyến cơ sở;
- Tổ chức triển khai và hướng dẫn Đội
đáp ứng nhanh tuyến dưới thực hiện:
+ Điều tra, xác minh dịch bệnh truyền
nhiễm và các sự kiện y tế công cộng;
+ Triển khai các biện pháp dự phòng
và truyền thông nguy cơ;
- Thực hiện báo cáo điều tra, đánh
giá hoạt động đáp ứng được triển khai và cung cấp thông
tin tới các đơn vị liên quan theo thẩm quyền;
- Hỗ trợ và phối hợp với Đội đáp ứng
nhanh các tuyến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2.3.2. Thành viên Đội đáp ứng
nhanh
Đội đáp ứng nhanh tuyến Trung ương có
thể bao gồm:
- Cán bộ dịch tễ (lĩnh vực dịch tễ,
côn trùng...) thuộc các Viện VSDT/Pasteur, các Viện SR-KST-CT, Viện YTCC Thành
phố Hồ Chí Minh hoặc các đơn vị y tế
tuyến Trung ương khác (bao gồm cả các trường Đại học thuộc ngành Y tế);
- Cán bộ điều trị (khoa truyền nhiễm,
nhi...) thuộc các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến Trung ương
(hoặc bệnh viện tuyến cuối);
- Cán bộ lấy mẫu xét nghiệm (vi rút,
vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, độc chất...) thuộc các Viện VSDT/Pasteur, các Viện
SR-KST-CT, Viện YTCC Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các đơn vị y tế tuyến Trung ương khác (bao gồm cả các trường Đại học thuộc ngành Y
tế);
Các thành viên được huy động tham gia
Đội đáp ứng nhanh được phân công theo các vị trí cố định với tiêu chuẩn và nhiệm
vụ cụ thể như sau:
Bảng 4. Thành phần cố định thuộc Đội đáp ứng nhanh tuyến Trung
ương
Vị trí
|
Tiêu chuẩn
|
Nhiệm vụ
|
1. Đội trưởng
|
- Đã được đào tạo, tập huấn về dịch
tễ học, có kinh nghiệm trong giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, sự kiện y tế công
cộng;
- Hiểu rõ hệ thống giám sát bệnh
truyền nhiễm và sự kiện y tế công cộng bao gồm hệ thống quản lý tổ chức, định
nghĩa trường hợp bệnh, các hướng dẫn chuyên môn và các
biểu mẫu, công cụ liên quan.
- Có kinh nghiệm trong quản lý các vấn đề khẩn cấp;
- Đã được đào tạo về xử trí các vấn
đề sức khỏe cộng đồng khẩn cấp; kỹ năng quản lý đội.
|
- Xác định vai trò, nhiệm vụ cụ thể
từng thành viên trong đội;
- Lập danh sách các thành viên tham
gia Đội đáp ứng nhanh;
- Chủ trì các buổi họp thành viên
trước, trong và sau khi triển khai đáp ứng;
- Tham dự các cuộc họp với các bên
liên quan để điều phối các hoạt động;
- Điều phối hoạt động của các thành viên trong đội;
- Nhận định tình hình, đề xuất hoạt động và đánh giá kết quả
hoạt động;
- Báo cáo cho đơn vị quản lý về các
hoạt động đã thực hiện, các khó khăn và đề xuất.
|
2. Cán bộ dịch tễ
|
- Đã được đào tạo, tập huấn về dịch
tễ học, có kinh nghiệm trong giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và sự kiện y tế công cộng;
- Hiểu rõ hệ
thống giám sát bệnh truyền nhiễm và sự kiện y tế công cộng
bao gồm hệ thống quản lý tổ chức, định nghĩa trường hợp bệnh, các hướng dẫn
chuyên môn và các biểu mẫu, công cụ liên quan.
|
- Rà soát các số tiêu thu thập được
tại cơ sở y tế;
- Hướng dẫn, hỗ trợ và thực hiện điều
tra xác định tiền sử dịch tễ, yếu tố nguy cơ, chỉ
số nhân khẩu, xã hội học...liên quan;
- Hướng dẫn, hỗ
trợ và thực hiện các biện pháp dự
phòng và truyền thông nguy cơ;
- Phối hợp và nâng cao năng lực của cán bộ dịch tễ tuyến dưới trong việc đánh giá và phân tích thông tin, số liệu.
|
3. Cán bộ điều
trị
|
Có kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và cấp cứu y khoa.
|
- Xác định chẩn đoán, đánh giá tình trạng lâm
sàng, phân loại, quản lý chăm sóc
điều trị;
- Xác định (định hướng) phác đồ điều
trị;
- Đề xuất kế
hoạch cung cấp vật tư, thuốc thiết yếu cho việc chăm sóc điều trị;
- Triển khai biện pháp kiểm soát
nhiễm khuẩn và các yếu tố nguy cơ tại cơ sở y tế.
- Hỗ trợ nâng
cao năng lực của cán bộ điều trị tuyến dưới trong chẩn đoán, phân
loại và điều trị bệnh nhân.
|
4. Cán bộ lấy mẫu xét nghiệm
|
- Có kỹ năng: lấy mẫu, bảo quản, vận
chuyển, thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng mẫu;
- Có khả năng
hướng dẫn và thực hành các kỹ năng;
- Nắm rõ
thông tin về địa điểm và khả năng xét nghiệm của các phòng xét nghiệm tại địa
phương và khu vực.
|
- Lấy mẫu, bảo
quản, vận chuyển mẫu đảm bảo chất lượng;
- Hướng dẫn
thu thập mẫu, vận chuyển mẫu và phương cách xét nghiệm phù hợp;
- Xác định phòng xét nghiệm có năng lực phù hợp với các tác nhân gây bệnh
khác nhau.
|
5. Cán bộ xử lý môi trường
|
- Có kỹ năng về việc sử dụng các trang thiết bị và
quy trình xử lý môi trường;
- Có khả năng
hướng dẫn và thực hành các kỹ năng;
|
- Sử dụng trang
thiết bị và thực hiện xử lý môi trường theo đúng hướng
dẫn;
- Hướng dẫn việc sử dụng các trang thiết bị và thực hành xử lý môi trường đúng cách.
|
6. Cán bộ hậu cần
|
- Có kỹ năng
giao tiếp và làm việc nhóm tốt;
- Đảm bảo việc
nắm các thông tin về giao thông,
phong tục tập quán, văn hóa, các dịch vụ thiết yếu... trên
địa bàn.
|
Liên hệ và chuẩn bị sẵn sàng các phương
án triển khai hoạt động cho Đội đáp ứng nhanh bao gồm nhân lực, kinh phí, vật tư, trang thiết bị và các vấn đề hậu cần.
|
7. Lái xe
|
- Có bằng lái
xe còn hiệu lực;
- Nắm rõ thông
tin về giao thông trên địa bàn.
|
- Sẵn sàng vận
chuyển các thành viên Đội đáp ứng nhanh và các vật tư, trang thiết bị kèm theo đến địa bàn theo đúng kế hoạch;
- Đảm bảo an
toàn trong thực hiện nhiệm vụ.
|
Căn cứ theo
tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng, các vấn đề ưu tiên, nhu cầu và nguồn lực tại địa bàn phụ trách, đơn
vị quản lý Đội đáp ứng nhanh có thể huy động
thành phần bổ sung từ các lĩnh vực
khác tham gia đội Đáp ứng nhanh như môi trường, dinh dưỡng,
an toàn thực phẩm, thú y hoặc các chuyên gia quốc tế.
2.3.3. Tiêu chuẩn kích hoạt
Đội đáp ứng nhanh tuyến Trung ương được
kích hoạt khi có ít nhất một trong
các tiêu chuẩn như sau:
- Xuất hiện hoặc nghi ngờ xuất hiện của
các bệnh truyền nhiễm nhóm A;
- Số trường hợp mắc hoặc tử vong của
các bệnh truyền nhiễm nhóm B cao hơn mức trung bình hoặc mức cơ bản theo mùa trên địa bàn khu vực phụ trách (số mắc vượt quá số mắc trung bình của tuần hoặc tháng cùng kỳ của
3 năm gần nhất, không tính số liệu của năm có
dịch) hoặc trên địa bàn tỉnh mà
vượt quá năng lực đáp ứng của tuyến tỉnh;
- Xuất hiện chùm ca bệnh hoặc tử vong
không rõ nguyên nhân trên địa bàn;
- Xuất hiện của
sự kiện ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng (tai nạn, thiên
tai...);
- Các sự kiện đáp ứng một trong bốn tiêu chuẩn cơ bản của Điều lệ Y tế quốc tế
(IHR) về sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế.
- Yêu cầu kích hoạt, đề nghị hoặc quyết
định từ các Bộ, Ban, Ngành liên quan;
2.3.4. Sơ đồ kích hoạt và vận
hành
Nội dung
|
Thực hiện
|
Phát
hiện, ghi nhận thông tin
↓
|
Viện
VSDT/Pasteur, Viện SR-KST-CT, Viện YTCC (Khoa Dịch tễ/KSDB/Văn phòng PHEOC)
|
Xác
minh và đánh giá thông tin
↓
Xuất
hiện một trong các tiêu chuẩn kích hoạt Đội đáp ứng nhanh
↓
|
- Viện
VSDT/Pasteur, Viện SR-KST-CT, Viện YTCC (Khoa Dịch tễ/ KSDB/
Văn phòng PHEOC)
-
Nhóm chuyên gia đa ngành (nếu cần)
|
Kích
hoạt Đội đáp ứng nhanh
↓
|
Viện
trưởng Viện VSDT/Pasteur, Viện SR- KST-CT, Viện YTCC
|
Triển
khai hoạt động Đội đáp ứng nhanh
↓
|
Đội
đáp ứng nhanh
|
Ngừng
kích hoạt Đội đáp ứng nhanh
|
Viện
trưởng Viện VSDT/Pasteur, Viện SR- KST-CT, Viện YTCC
|
Hình
3. Sơ đồ kích hoạt và vận hành Đội đáp ứng nhanh
tuyến Trung ương
Đơn vị quản lý Đội
đáp ứng nhanh tuyến Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh kích hoạt Đội đáp ứng
nhanh tuyến tỉnh để triển khai các hoạt động đáp ứng.
2.4. Điều kiện
đảm bảo vận hành Đội đáp ứng nhanh
2.4.1. Trang thiết bị dụng cụ bảo hộ cá nhân, vật tư, hóa chất, sinh phẩm, vắc xin và thuốc thiết
yếu
Danh mục các trang thiết bị, dụng cụ bảo
hộ cá nhân, vật tư, hóa chất, sinh phẩm, vắc xin và thuốc
thiết yếu được chi tiết tại Phụ lục 1. Dựa
trên danh mục tham khảo này, đơn vị quản lý Đội đáp ứng
nhanh xây dựng kế hoạch và đề xuất mua sắm theo nhu cầu, nguồn lực của đơn vị để
chuẩn bị sẵn sàng khi kích hoạt Đội đáp ứng nhanh.
2.4.2. Xét nghiệm
Danh mục trang thiết bị của phòng xét
nghiệm sẽ được đơn vị phụ trách Đội đáp ứng nhanh các tuyến thực hiện kiểm kê,
cập nhật hàng năm và kiểm định, kiểm chuẩn định kỳ theo quy định. Danh mục dịch vụ xét
nghiệm của các phòng xét nghiệm sẽ được cập nhật định kỳ để xác định nguồn lực sẵn có khi được yêu cầu đáp ứng nhanh với các tình huống dịch bệnh truyền nhiễm và sự kiện y tế công
cộng.
Phòng xét nghiệm của các Viện, Bệnh
viện tuyến trung ương (hoặc bệnh viện tuyến cuối) hoặc các phòng xét nghiệm
tham chiếu cấp khu vực và quốc gia
sẽ hỗ trợ các trang thiết bị cho tuyến dưới theo yêu cầu và cung cấp các xét
nghiệm chuyên sâu và chuyên biệt như phân lập vi rút hoặc xét nghiệm sinh học
phân tử. Đơn vị quản lý Đội đáp ứng nhanh xây dựng danh sách các phòng xét nghiệm
(bao gồm cả phòng xét nghiệm của các cơ sở khám, chữa bệnh) cùng với danh mục các dịch vụ xét nghiệm để hỗ trợ việc gửi mẫu
và xét nghiệm.
Phòng xét nghiệm của các Viện, Bệnh
viện tuyến trung ương (hoặc bệnh viện tuyến cuối) hoặc các phòng xét nghiệm
tham chiếu cấp khu vực và quốc gia sẽ cung cấp dịch vụ kiểm định, kiểm chuẩn chất lượng các phòng xét nghiệm
tuyến cơ sở đồng thời cung cấp các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ
xét nghiệm tuyến cơ sở theo yêu cầu. Nội dung các lớp tập huấn, đào tạo về xét
nghiệm được bao gồm trong kế hoạch đào tạo, tập huấn chung của các đơn vị phụ
trách Đội đáp ứng nhanh.
2.4.3. Kinh phí sử dụng
Kinh phí quản
lý và vận hành Đội đáp ứng nhanh sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên của đơn vị dành
cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh và đáp ứng với các sự
kiện y tế công cộng. Kinh phí vận hành Đội đáp ứng nhanh sẽ bao gồm các chi phí
mua sắm vật tư, trang thiết bị, vật dụng bảo hộ cá
nhân cho Đội đáp ứng nhanh và chi phí khi triển khai các hoạt động
tại thực địa bao gồm chi phí đi lại, chi phí ăn ở, chi phí làm ngoài giờ và các chi phí bổ sung khác như tiêm chủng, điều trị, bồi dưỡng độc hại, bảo hiểm...
Trong trường hợp
ngân sách hoạt động được phân bổ không đủ thì đơn vị quản
lý Đội đáp ứng nhanh xây dựng kế hoạch và đề xuất bổ
sung kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong các trường hợp khẩn cấp như có bùng phát lớn
về bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng nghiêm trọng, đơn vị
quản lý Đội đáp ứng nhanh đề xuất phương án sử dựng toàn bộ ngân sách được phân bổ hoặc yêu cầu bổ sung ngân sách từ
Trung ương hoặc đề xuất huy động các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.
Phần III
HƯỚNG DẪN VẬN
HÀNH ĐỘI ĐÁP ỨNG NHANH
3.1. Giai đoạn
chuẩn bị
3.1.1. Quản lý thành viên đội đáp ứng nhanh
Đơn vị quản lý Đội đáp ứng nhanh các
tuyến ban hành quyết định thành lập danh sách thành viên tiềm năng bao gồm các
lĩnh vực khác nhau để có thể huy động thành viên tham gia các đội đáp ứng nhanh
khi xảy ra tình huống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng khẩn cấp. Số lượng thành viên tiềm năng
đảm bảo thành lập được tối thiểu 03 Đội đáp ứng nhanh tại tuyến trung ương, 02
Đội đáp ứng nhanh tại tuyến tỉnh và 02 Đội đáp ứng nhanh
tại tuyến huyện.
Để thành lập danh sách thành viên tiềm
năng tham gia Đội đáp ứng nhanh, lãnh đạo đơn vị quản lý Đội đáp ứng nhanh phân công các cán bộ thuộc đơn vị phụ trách tham
gia hoặc gửi văn bản để huy động cán bộ phù hợp từ các
đơn vị bên ngoài tham gia Đội đáp ứng nhanh.
Tiêu chí lựa chọn thành viên sẵn sàng
tham gia Đội đáp ứng nhanh bao gồm:
- Trình độ chuyên
môn phù hợp với từng vị trí trong Đội đáp ứng nhanh;
- Đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm
về xử lý các vấn đề sức khỏe cộng đồng khẩn cấp;
- Sẵn sàng tham
gia khi được điều động;
- Đảm bảo sức khỏe để tham gia.
Danh sách thành viên tiềm năng được cập
nhật định kỳ hàng năm và đồng thời được rà soát để lựa chọn
thành viên tham gia các Đội đáp ứng nhanh khi xảy ra tình huống bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng khẩn cấp.
Danh sách quản lý và bảng phân công
các thành viên tiềm năng tham gia Đội đáp ứng nhanh được xây dựng và chuẩn bị sẵn
với các thông tin chi tiết của các thành viên tham gia Đội
đáp ứng nhanh theo mẫu tại Phụ lục 4 và Phụ lục 5. Thông tin về danh sách thành viên tiềm
năng của Đội đáp ứng nhanh sẽ được quản lý bởi cán bộ phụ trách hậu cần về hoạt
động đáp ứng nhanh do lãnh đạo đơn vị quản lý Đội đáp ứng
nhanh phân công và được cập nhật hàng quý.
Các thành viên
được phân công tham gia Đội đáp ứng nhanh được yêu cầu thông báo và liên hệ với
cán bộ phụ trách hậu cần khi có thay đổi trong công việc hoặc thay đổi thông
tin cá nhân (địa chỉ cơ quan, điện thoại di động, email…). Thông tin của các thành viên Đội đáp ứng nhanh cần được thu thập và quản
lý bao gồm:
- Họ và tên đầy đủ;
- Nơi công tác;
- Vị trí, vai trò trong Đội đáp ứng nhanh;
- Trình độ chuyên môn;
- Số điện thoại (cá nhân và cơ quan);
- Địa chỉ thư điện tử;
- Lĩnh vực đã được đào tạo phù hợp với
đáp ứng các vấn đề sức khỏe cộng đồng khẩn cấp;
- Kỹ năng (có thể bao gồm ngôn ngữ địa
phương và các kỹ năng cá nhân khác phù hợp với đáp ứng với vấn đề sức khỏe cộng đồng khẩn cấp).
3.1.2. Đào tạo, diễn tập
Các thành viên trong Đội đáp ứng nhanh được yêu cầu tham gia các khóa tập huấn, diễn tập các kỹ năng
để chuẩn bị cho việc triển khai các hoạt động đáp ứng. Đơn vị quản lý Đội đáp ứng
nhanh xây dựng kế hoạch tổ chức các khóa tập huấn, diễn tập hàng năm từ mức độ
cơ bản đến nâng cao tùy theo nhu cầu của các tuyến.
Nội dung các khóa tập huấn bao gồm:
- Tập huấn về quản lý, quy trình và
triển khai Đội đáp ứng nhanh;
- Tập huấn cơ bản về đáp ứng phòng chống
dịch;
- Tập huấn về các kỹ năng chuyên môn
như giám sát, phân tích, đánh giá tình hình dịch, điều
tra, phát hiện, kiểm soát lây nhiễm và đáp ứng tình hình dịch, năng lực xét
nghiệm, kỹ năng truyền thông nguy cơ...;
- Tập huấn về kỹ
năng sử dụng các trang thiết bị và vật dụng
cần thiết khi triển khai hoạt động đáp ứng nhanh;
- Tập huấn về
các hướng dẫn và quy trình giám sát và phòng chống một số bệnh truyền nhiễm cụ
thể.
Nội dung các khóa diễn tập bao gồm:
- Diễn tập tình huống giả định tại chỗ hoặc diễn tập tình huống giả định thực địa theo các quy
trình triển khai hoạt động đáp ứng nhanh;
- Diễn tập bài tập chức năng (dựa vào các mảng chức năng cụ thể, ví dụ: phát hiện ca bệnh, lấy mẫu, quản lý véc-tơ,
dự phòng kiểm soát lây nhiễm...).
Bên cạnh các chương trình tập huấn định
kỳ hàng năm, các khóa tập huấn nhắc
lại, tập huấn nhanh để cập nhật kiến thức liên tục trước khi triển khai đáp ứng
cũng cần có kế hoạch để tổ chức thực hiện. Tài liệu tập huấn sẽ được xây dựng để thống nhất áp dụng
tại các tuyến.
3.1.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động Đội đáp ứng nhanh
Đơn vị quản lý Đội đáp ứng nhanh có
nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đáp ứng, phòng chống bệnh, dịch
bệnh truyền nhiễm, các sự kiện y tế công cộng với các tình huống khác nhau dựa trên đặc điểm, phạm vi thuộc đơn vị được giao phụ
trách và thực hiện rà soát, cập nhật định kỳ hàng năm. Kế hoạch đáp ứng, phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và các sự kiện y tế công cộng bao gồm các nội dung sau:
- Các nội dung chuyên môn kỹ thuật
bao gồm điều tra, xét nghiệm và đáp ứng;
- Nhân lực điều động khi xảy ra bệnh,
dịch bệnh truyền nhiễm và các sự kiện y tế công cộng, cơ
chế phối hợp;
- Ngân sách sử dụng cho các hoạt động
điều tra, xác minh và đáp ứng;
- Các trang thiết bị phòng hộ cá nhân,
cấp cứu, hóa chất, thuốc thiết yếu, vắc- xin dự phòng và các
dụng cụ y tế khác,
- Hậu cần bao gồm việc đi lại, sắp xếp
nơi ăn ở, phương tiện liên lạc...;
- Các quy trình triển khai hoạt động
đáp ứng nhanh do đơn vị quản lý Đội đáp ứng nhanh xây dựng dựa trên danh sách
tham khảo tại Phụ lục 3.
3.2. Giai đoạn
trước khi triển khai
3.2.1. Lựa chọn và phân công thành viên Đội đáp ứng nhanh
Khi lãnh đạo đơn vị quản lý Đội đáp ứng
nhanh ban hành quyết định kích hoạt Đội đáp ứng nhanh, cán bộ phụ trách hậu cần sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu cập nhật về các thành viên tiềm năng tham
gia Đội đáp ứng nhanh để lựa chọn và đề xuất các thành viên tham gia. Cán bộ phụ
trách hậu cần sẽ thông báo tới các thành viên tham gia Đội đáp ứng nhanh theo
chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị quản lý
Đội đáp ứng nhanh qua các phương tiện liên lạc thích hợp (thư điện tử hoặc điện thoại). Bảng
phân công vị trí, vai trò, trách nhiệm của từng thành
viên tham gia Đội đáp ứng nhanh sẽ được cập nhật và thông báo đến các thành
viên.
Số lượng thành viên tối thiểu theo từng
vị trí trong một Đội đáp ứng nhanh khi được kích hoạt cụ
thể như sau:
Bảng 5. Số lượng thành viên tối thiểu trong một Đội đáp ứng nhanh
Stt
|
Vị trí
|
Số lượng
thành viên tối thiểu trong một Đội đáp ứng nhanh
|
1
|
Đội trưởng
|
01
|
2
|
Cán bộ dịch tễ
|
02
|
3
|
Cán bộ điều trị
|
01
|
4
|
Cán bộ lấy mẫu
xét nghiệm
|
01
|
5
|
Cán bộ xử lý môi trường
|
01
|
6
|
Hậu cần
|
01
|
7
|
Lái xe
|
Tùy thuộc vào việc huy động nhân
lực, thiết bị, hóa chất, dụng cụ, thuốc men,
phương tiện vận chuyển, đơn vị quản lý Đội đáp ứng nhanh bố trí lái xe phù hợp
|
Số lượng Đội đáp ứng nhanh và số lượng thành viên của một Đội đáp ứng
nhanh triển khai các hoạt động đáp ứng có thể thay đổi phụ
thuộc mức độ ảnh hưởng hoặc sự lây lan của bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng, nguồn lực, năng
lực đáp ứng tại chỗ của địa phương và do lãnh đạo đơn vị quản lý Đội đáp ứng
nhanh quyết định.
3.2.2. Các hoạt động trước khi
triển khai đội đáp ứng nhanh
Khi đã khẳng định
hoặc xác minh có nguy cơ xuất hiện của bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc các sự
kiện y tế công cộng theo các tiêu chuẩn kích hoạt, đơn vị quản lý Đội đáp ứng nhanh quyết định kích hoạt Đội đáp ứng nhanh bao gồm
danh sách các thành viên tham gia Đội đáp ứng nhanh với
phân công nhiệm vụ theo từng vị trí đã quy định.
Đội đáp ứng nhanh triển khai các hoạt
động như sau:
- Đội trưởng Đội đáp ứng nhanh theo
phân công của lãnh đạo đơn vị quản lý Đội đáp ứng nhanh tổ
chức họp để chuẩn bị cho hoạt động đáp ứng. Nội dung buổi họp bao gồm các nội
dung:
+ Tình hình bệnh, dịch bệnh truyền
nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng và các hoạt động đáp ứng
đã được thực hiện (nếu có);
+ Mục tiêu và dự kiến kết quả,
+ Vai trò và trách nhiệm của các thành viên tham gia;
+ Hậu cần, nhân
lực, các đối tác làm việc tại nơi xảy ra vấn đề khẩn cấp;
+ Cơ chế báo
cáo và giám sát;
+ Thông tin về an ninh và an toàn;
+ Kế hoạch và lịch trình triển khai;
+ Phối hợp và điều phối với các bên liên quan tham gia đáp ứng.
- Cán bộ dịch tễ thuộc Đội đáp ứng
nhanh triển khai điều tra xác minh hoặc xem xét các số liệu
được cung cấp, kết quả điều tra xác minh (nếu có), tham
khảo các hướng dẫn chuyên môn và ý kiến các chuyên gia để lựa chọn các hoạt động
đáp ứng bao gồm:
+ Các biện pháp giảm tỷ lệ mắc, tử vong và kiểm soát nguy cơ lây lan;
+ Đề xuất huy động
sự tham gia của cộng đồng, các cơ sở y tế và nhân lực tại địa phương.
- Cán bộ phụ trách hậu cần cung cấp
thông tin của đầu mối liên hệ tại địa
phương cho các thành viên Đội đáp ứng nhanh, bao gồm các
thông tin như sau:
+ Họ và tên (đầy
đủ);
+ Nơi công tác (vị trí, vai trò);
+ Số điện thoại (cá nhân và cơ quan);
+ Địa chỉ thư điện tử.
- Cán bộ phụ trách hậu cần của Đội đáp
ứng nhanh đề xuất danh sách trang thiết bị và dụng cụ cần
thiết theo chỉ đạo của đội trưởng Đội đáp ứng nhanh, dựa trên tình hình và diễn
biến bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng cụ thể. Các trang thiết bị và dụng cụ cần thiết phục vụ cho hoạt động đáp ứng có thể được phát cho các thành viên ngay sau buổi họp hoặc được
chuẩn bị sẵn sàng trước khi di chuyển đến thực địa.
3.3. Giai đoạn
trong khi triển khai
3.3.1. Các hoạt động đáp ứng cần
triển khai
Trong quá trình
triển khai đáp ứng, các thành viên Đội đáp ứng nhanh cần thực hiện đúng các quy
trình triển khai theo kế hoạch bao gồm: cơ chế theo dõi và
báo cáo đáp ứng nhanh, quy trình đảm bảo an ninh và an toàn, quy
trình truyền thông nguy cơ, quy trình quản lý cung ứng và
hậu cần.
Tùy theo từng đặc điểm của bệnh, dịch
bệnh truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng, các hoạt động đáp ứng được thực
hiện phối hợp các biện pháp sau đây:
- Tăng cường quản
lý trường hợp bệnh;
- Tăng cường giám sát phát hiện trường
hợp bệnh mới;
- Triển khai
chiến dịch tiêm chủng và thuốc dự phòng khẩn cấp;
- Cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch;
- Tăng cường các biện pháp vệ sinh, xử
lý môi trường;
- Thực hiện các biện pháp phòng chống
véc-tơ;
- Thông tin, truyền thông giáo dục sức
khỏe cộng đồng.
Các hoạt động triển khai đáp ứng được
yêu cầu thực hiện theo hướng dẫn tại
Thông tư 17/2019/TT-BYT về hướng dẫn giám sát, đáp ứng với
bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và các tài liệu, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật tại Phụ
lục 2.
3.3.2. Quản lý Đội đáp ứng nhanh trong khi triển khai đáp ứng
Bên cạnh vai trò cụ thể của từng
thành viên trong Đội đáp ứng nhanh, đội trưởng Đội đáp ứng
nhanh đóng vai trò điều phối trong giai đoạn triển khai
các hoạt động đáp ứng. Với các bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế
công cộng có quy mô lớn, Đội đáp ứng nhanh sẽ được phân
thành các nhóm nhỏ và trưởng các nhóm nhỏ có vai trò điều
phối trong từng nhóm. Trong trường hợp các hoạt động đáp ứng đòi hỏi kéo dài
hơn 02 tuần thì đội trưởng Đội đáp ứng nhanh cần báo cáo lãnh đạo quản lý để
yêu cầu luân chuyển hoặc thay thế thành viên. Việc luân chuyển hoặc thay thế
thành viên Đội đáp ứng nhanh sẽ do lãnh đạo đơn vị quyết định. Sau khi thực hiện
việc luân chuyển hoặc thay thế, các hoạt động chuẩn bị và triển khai sẽ thực hiện
giống như khi bắt đầu quá trình triển khai bao gồm buổi họp và phân công công việc cụ thể với nhóm thay thế ngay tại thực địa. Các thông tin bổ sung như về lịch
họp, địa điểm họp sẽ được cung cấp cho các thành viên mới.
Nội dung các hoạt động điều phối bao
gồm:
- Giới thiệu các thành viên và mục
tiêu của đội (hoặc nhóm) trong cuộc họp đầu tiên với các cán bộ y tế địa
phương;
- Đảm bảo các thành viên của đội (hoặc
nhóm) nắm rõ vai trò và nhiệm vụ cụ thể của từng thành
viên;
- Đảm bảo tất cả các thành viên trong
nhóm đều tuân thủ quy trình triển khai theo kế hoạch;
- Đảm bảo an toàn cho các thành viên
trong đội trong quá trình đáp ứng;
- Tổ chức và chủ trì các cuộc họp đội
(hoặc nhóm) hàng ngày với sự tham gia của tất cả các
thành viên của Đội đáp ứng nhanh. Báo cáo cho đơn vị quản lý và các bên liên
quan tại địa phương những vấn đề tồn tại, khó khăn trong
quá trình triển khai đáp ứng để đề xuất giải pháp giải quyết hiệu quả;
- Chuẩn bị và gửi
báo cáo tình hình hàng ngày và các báo cáo chuyên môn kỹ
thuật cho đơn vị quản lý;
- Trao đổi, điều
phối các hoạt động và chuẩn bị công tác hậu cần với địa phương và cơ quan quản
lý tuyến trên khi có yêu cầu đáp ứng cao hơn để phù hợp với tình hình thực tế.
3.4. Giai đoạn
sau khi triển khai đáp ứng
3.4.1. Ngừng kích hoạt Đội đáp ứng
nhanh
Quyết định ngừng
kích hoạt Đội đáp ứng nhanh sẽ do lãnh đạo đơn vị quản lý Đội đáp ứng nhanh ký
ban hành. Để ngừng kích hoạt Đội đáp ứng nhanh, các thông
tin sau cần được xem xét bao gồm: diễn biến tình hình bệnh,
dịch bệnh truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng, số lượng trường hợp mắc bệnh
hoặc tử vong, năng lực đáp ứng của địa phương.
Thời gian triển khai đáp ứng phụ thuộc
vào việc kiểm soát với tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế
công cộng, tuy nhiên thời gian hoạt động của một Đội đáp ứng nhanh không quá 01
tháng. Đội đáp ứng nhanh sau khi hoàn thành nhiệm vụ cần báo cáo các hoạt động
triển khai và gửi về lãnh đạo đơn vị quản lý, đầu mối liên hệ tại địa phương và
cho Đội đáp ứng nhanh thay thế (nếu có).
3.4.2. Báo cáo hoạt động sau triển khai
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Đội đáp ứng
nhanh sẽ chuẩn bị báo cáo diễn biến tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc
sự kiện y tế công cộng và các hoạt động đã triển khai trong vòng 03 ngày làm việc.
Tổng kết hoạt động được thực hiện trong vòng 01 tháng sau
khi ngừng kích hoạt Đội đáp ứng nhanh với sự có mặt của lãnh đạo đơn vị quản
lý, toàn bộ các thành viên trong đội đáp ứng nhanh và các
cá nhân, đơn vị có liên quan.
Các nội dung báo
cáo bao gồm nội dung chi tiết về chuyên môn kỹ thuật, các
thách thức, khó khăn, bài học kinh nghiệm để tăng cường hiệu quả cho các hoạt động
đáp ứng khẩn cấp trong tương lai.
Sau khi kết
thúc hoạt động của Đội đáp ứng nhanh các yêu cầu về thủ tục thanh toán tài
chính, quản lý vật tư trang thiết bị sẽ được thực hiện theo quy định của đơn vị
quản lý Đội đáp ứng nhanh.
Việc chia sẻ thông tin với các đơn vị
liên quan và cơ quan truyền thông báo chí sẽ do lãnh đạo
phụ trách đơn vị quyết định tùy theo từng tình huống tình hình bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng cụ thể.
Phần 4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Y tế dự phòng
- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc xây dựng, phối hợp, chỉ
đạo toàn bộ hoạt động chuyên môn, kỹ thuật
của Đội đáp ứng nhanh trên toàn quốc.
- Đầu mối chỉ đạo, điều phối, hướng dẫn
tổ chức triển khai thực hiện hướng dẫn thiết lập và vận hành Đội đáp ứng nhanh.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật
của Đội đáp ứng nhanh.
2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
- Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc
chỉ định đơn vị chuyên trách trong lĩnh vực giám sát bệnh truyền nhiễm và phòng
chống lây nhiễm tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn
để thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật liên quan
của Đội đáp ứng nhanh.
- Phối hợp kiểm
tra, giám sát, đôn đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực
hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật liên quan của Đội
đáp ứng nhanh.
3. Các Viện thuộc hệ y tế dự phòng
- Thành lập Đội đáp ứng nhanh, xây dựng
kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện hướng dẫn thiết lập và vận hành Đội đáp ứng nhanh tại đơn vị.
- Hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, giám
sát, đánh giá việc triển khai thực hiện hướng dẫn thiết lập
và vận hành Đội đáp ứng nhanh tại các đơn vị ở các tuyến thuộc khu vực và lĩnh vực
được giao phụ trách.
- Xây dựng, cập nhật các hướng dẫn
chuyên môn kỹ thuật, tài liệu tập huấn và các quy trình vận
hành cho Đội đáp ứng nhanh.
- Thu thập, phân tích, đánh giá, lưu trữ số liệu giám sát bệnh, dịch bệnh truyền
nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng, thực hiện việc thông tin, báo cáo hoạt động
phòng, chống bệnh bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc sự kiện y tế công cộng của
các đơn vị theo khu vực và lĩnh vực được giao phụ trách.
- Phối hợp,
chia sẻ thông tin về các hoạt động của Đội đáp ứng nhanh với các đơn vị liên quan.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo, hỗ trợ kỹ
thuật triển khai hướng dẫn thiết lập và vận hành Đội đáp ứng nhanh trên địa bàn khu vực phụ trách.
- Định kỳ kiểm tra, giám sát, đôn đốc,
hỗ trợ và đánh giá hoạt động chuyên môn, kỹ thuật của Đội
đáp ứng nhanh trên địa bàn khu vực phụ trách.
4. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị y tế
trên địa bàn thành lập Đội đáp ứng nhanh, xây dựng kế
hoạch triển khai hướng dẫn thiết lập và vận hành Đội đáp ứng
nhanh và thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật của
Đội đáp ứng nhanh.
- Chỉ đạo tổ
chức kiểm tra, giám
sát, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật của Đội đáp ứng
nhanh.
- Bố trí đầy đủ nhân lực và trang thiết
bị cần thiết cho việc thiết lập và vận hành Đội đáp ứng nhanh tại địa phương.
5. Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
- Thành lập Đội đáp ứng nhanh, xây dựng kế hoạch triển khai và vận hành Đội đáp ứng nhanh tuyến tỉnh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát các
đơn vị tuyến huyện thiết lập và vận
hành Đội đáp ứng nhanh, triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật
của Đội đáp ứng nhanh.
- Phối hợp,
chia sẻ thông tin về các hoạt động của Đội đáp ứng nhanh
với các đơn vị liên quan.
- Hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ kỹ
thuật trong việc triển khai hướng dẫn thiết lập và vận hành Đội đáp ứng nhanh và định kỳ kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hỗ trợ và
đánh giá hoạt động chuyên môn, kỹ thuật của Đội đáp ứng
nhanh trên địa bàn.
6. Trung tâm Y tế quận, huyện, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh
- Thành lập Đội đáp ứng nhanh, xây dựng
kế hoạch triển khai và vận hành Đội đáp ứng nhanh tuyến
huyện.
- Phối hợp, chia sẻ thông tin về các hoạt động của Đội đáp ứng nhanh với các đơn vị liên quan.
8. Các cơ sở khám, chữa bệnh, tuyến
Trung ương, tỉnh, huyện
- Phân công cá nhân, đơn vị phụ trách
về bệnh truyền nhiễm của cơ sở khám, chữa bệnh tham gia và thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật liên quan của Đội đáp ứng nhanh.
- Hỗ trợ trang thiết bị cần thiết và
triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật liên quan của Đội đáp ứng
nhanh.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y
tế dự phòng trong việc triển khai thực hiện hướng dẫn thiết
lập và vận hành Đội đáp ứng nhanh các tuyến.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Y tế
dự phòng) để giải quyết./.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ BẢO HỘ CÁ NHÂN, VẬT TƯ,
HÓA CHẤT, SINH PHẨM, VẮC XIN VÀ THUỐC THIẾT YẾU
Danh mục
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Tuyến huyện
|
Tuyến tỉnh
|
Tuyến Trung
ương
|
Trang thiết bị
|
|
|
|
|
Buồng khử trùng
|
Chiếc
|
0
|
0
|
1
|
Máy phun hóa chất
|
Chiếc
|
1
|
1
|
2
|
Dụng cụ phun thuốc khử môi trường
|
Chiếc
|
1
|
1
|
2
|
Cabinet
|
Chiếc
|
1
|
1
|
1
|
Bình chữa
cháy cầm tay
|
Chiếc
|
5
|
10
|
15
|
Huyết áp
|
Chiếc
|
2
|
4
|
6
|
Nhiệt kế
|
Chiếc
|
2
|
4
|
6
|
Ống nghe
|
Chiếc
|
2
|
4
|
6
|
Máy định vị GPS
|
Chiếc
|
0
|
0
|
1
|
Búa phản xạ
|
Chiếc
|
1
|
2
|
3
|
Hộp đựng dụng cụ
|
Hộp
|
1
|
2
|
3
|
Máy tính để bàn (tại văn phòng)
|
Chiếc
|
1
|
1
|
1
|
Vợt bọ gậy cán dài
|
Chiếc
|
2
|
4
|
6
|
Khay dựng bọ gậy
|
Chiếc
|
2
|
4
|
6
|
Bộ lọc lưới tách bọ gậy
|
Chiếc
|
2
|
4
|
6
|
Đèn pin không thấm nước
|
Chiếc
|
1
|
2
|
3
|
Máy hút muỗi
cầm tay
|
Chiếc
|
1
|
2
|
3
|
Pipet nhỏ 3ml
|
Chiếc
|
2
|
4
|
6
|
Pipet lớn 50 ml
|
Chiếc
|
1
|
2
|
3
|
Máy phun ULV trên ô tô
|
Chiếc
|
1
|
2
|
2
|
Máy phun ULV đeo vai
|
Chiếc
|
1
|
2
|
2
|
Máy phun tồn lưu
|
Chiếc
|
1
|
2
|
3
|
Bình bơm tay
|
Chiếc
|
1
|
2
|
3
|
Thùng đựng nước 100l
|
Chiếc
|
1
|
2
|
0
|
Xô nhựa 20l
|
Chiếc
|
1
|
2
|
0
|
Gáo nhựa 20l
|
Chiếc
|
1
|
2
|
0
|
Chậu nhựa to
|
Chiếc
|
1
|
2
|
0
|
Thùng inox bảo quản dụng cụ
|
Chiếc
|
1
|
1
|
1
|
Phích lạnh bảo quản mẫu
|
Chiếc
|
1
|
2
|
3
|
Bình tích lạnh
|
Chiếc
|
2
|
4
|
6
|
Nhà bạt
|
Chiếc
|
0
|
1
|
2
|
Ô tô chuyên dụng
|
Chiếc
|
1
|
1
|
2
|
Cáng cứu thương
|
Chiếc
|
3
|
2
|
0
|
Trang phục, dụng cụ bảo hộ cá nhân
|
|
|
|
|
Đồng phục, phù hiệu
|
Bộ
|
15
|
15
|
30
|
Bộ quần áo chống dịch dùng một lần
|
Bộ
|
15
|
15
|
30
|
Ủng chống hóa chất
|
Chiếc
|
15
|
15
|
30
|
Trang phục bảo vệ các nguy cơ sinh
học loại A
|
Bộ
|
15
|
15
|
30
|
Mặt nạ khử trùng
|
Chiếc
|
15
|
15
|
30
|
Mặt nạ hô hấp
|
Chiếc
|
15
|
15
|
30
|
Mặt nạ hô hấp có bộ lọc
|
Chiếc
|
15
|
15
|
30
|
Mũ
|
Chiếc
|
15
|
15
|
30
|
Kính
|
Chiếc
|
15
|
15
|
30
|
Ủng
|
Chiếc
|
15
|
15
|
30
|
Vật tư tiêu hao
|
|
|
|
|
Bơm kim tiêm
|
Chiếc
|
10
|
20
|
30
|
Bơm kim tiêm 5ml
|
Chiếc
|
10
|
20
|
30
|
Đệm cao su
|
Chiếc
|
1
|
2
|
0
|
Túi rác an toàn sinh học
|
Gói
|
1
|
2
|
3
|
Khẩu trang y tế
|
Hộp
|
1
|
2
|
3
|
Găng tay y tế
|
Hộp
|
1
|
2
|
3
|
Đè lưỡi gỗ dùng 1 lần
|
Hộp
|
2
|
2
|
2
|
Băng cuộn
|
Chiếc
|
2
|
2
|
2
|
Sổ ghi chép chịu nước
|
Quyển
|
2
|
4
|
6
|
Lọ dựng mẫu
|
Lọ
|
2
|
4
|
6
|
Chai rửa 500ml có vòi phun
|
Chai
|
1
|
2
|
3
|
Ống tuýp thủy tinh đựng muỗi
|
Ống
|
5
|
10
|
15
|
Bông mỡ
|
Gram
|
100
|
100
|
100
|
Bút đánh dấu
|
Chiếc
|
2
|
4
|
6
|
Tăm bông lấy mẫu phân
|
Gói
|
5
|
10
|
15
|
Tăm bông lấy mẫu da, niêm mạc
|
Gói
|
5
|
10
|
15
|
Tăm bông ngoáy mũi họng
|
Gói
|
5
|
10
|
15
|
Giá đựng ống nghiệm
|
Chiếc
|
1
|
2
|
3
|
Hộp dựng mẫu phân
|
Hộp
|
5
|
10
|
15
|
Hộp inox đựng bông khô
|
Hộp
|
1
|
2
|
3
|
Hộp inox đựng bông cồn
|
Hộp
|
1
|
2
|
3
|
Dây garo
|
Chiếc
|
1
|
2
|
3
|
Ống tube đựng
máu
|
Chiếc
|
5
|
10
|
15
|
Giá inox dựng ống tube
|
Chiếc
|
1
|
2
|
3
|
Túi nilon đựng mẫu có khóa zip
|
Gói
|
5
|
10
|
15
|
Hộp hủy bơm
kim tiêm
|
Hộp
|
1
|
2
|
3
|
Giấy thấm
|
Túi
(1kg)
|
1
|
2
|
3
|
Bình xịt cồn
70°C
|
Chiếc
|
1
|
2
|
3
|
Panh kẹp inox
|
Chiếc
|
1
|
2
|
3
|
Túi nilon đựng rác thải
|
Túi
(1kg)
|
1
|
1
|
1
|
Bông thấm vô trùng
|
Gói
|
5
|
10
|
15
|
Gạc miếng vô
trùng
|
Gói
|
5
|
10
|
15
|
Gạc cuộn vô trùng
|
Gói
|
5
|
10
|
15
|
Cồn 70°C
|
Lít
|
50
|
100
|
150
|
Betadine
|
Lít
|
50
|
100
|
150
|
Oxi già
|
Lít
|
50
|
100
|
150
|
Nước muối sinh lý nhỏ mắt
|
Lít
|
50
|
100
|
150
|
Nước súc họng
|
Chai
|
50
|
100
|
150
|
Băng dính y tế
|
Hộp
|
2
|
2
|
2
|
Băng dính urgo
|
Hộp
|
2
|
2
|
2
|
Nẹp cố định
|
Chiếc
|
2
|
4
|
6
|
Bình nước cất
rửa mắt
|
Chai
|
5
|
10
|
15
|
Gel rửa tay
|
Lít
|
5
|
10
|
15
|
Ống môi trường bảo quản (vận chuyển
vi khuẩn)
|
|
|
|
|
Carry
Blair
|
Ống
|
10
|
500
|
|
Peptol
kiềm
|
Ống
|
10
|
500
|
|
Hóa chất, sinh phẩm
|
|
|
|
|
Chloramin B 200g
|
Kg
|
Số lượng đề xuất tùy theo nhu cầu, nguồn lực của đơn vị quản lý Đội đáp ứng nhanh
|
Chloramin B 500g
|
Kg
|
Hóa chất diệt côn trùng
|
Lít
|
Abate
|
Kg
|
Dung dịch sát trùng
|
Lít
|
Dung dịch rửa tay
|
Lít
|
Xét nghiệm
Clo trong nước
|
Bộ
|
Vắc xin
|
|
|
|
|
Dại
|
Liều
|
Số lượng đề xuất tùy theo nhu cầu, nguồn lực của đơn vị quản lý Đội đáp ứng nhanh
|
Quai bị - Sởi - Rubella
|
Liều
|
Bạch hầu - Ho
gà - Uốn ván
|
Liều
|
Bạch hầu - Uốn ván
|
Liều
|
Thủy đậu
|
Liều
|
Viêm não
|
Liều
|
Haemophilus influenzae B
|
Liều
|
Sốt vàng
|
Liều
|
Chicken Pox
|
Liều
|
Than
|
Liều
|
Cúm mùa
|
Liều
|
Thuốc thiết yếu
|
|
|
|
|
Ciprofloxacin 500mg
|
Viên
|
Số lượng đề xuất tùy theo nhu cầu, nguồn lực của đơn vị quản lý Đội đáp ứng nhanh
|
Azithromycin 250 mg
|
Gói
|
Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol
|
Viên
|
Oresol
|
Gói
|
Thuốc sát khuẩn nhỏ mắt, mũi
|
Lọ
|
Thuốc kháng vi rút Tamiflu
|
Viên
|
PHỤ LỤC 2 : DANH SÁCH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ HƯỚNG DẪN CHUYÊN
MÔN KỸ THUẬT (CẬP NHẬT NĂM 2019)
TT
|
Tên bệnh
|
Nhóm
|
Hướng dẫn
giám sát, phòng chống
|
Hướng dẫn chẩn
đoán, điều trị
|
Đã ban hành
|
Chưa ban hành
|
Số văn bản
|
Ngày ban hành
|
Nội dung
|
Số văn bản
|
Ngày ban hành
|
|
|
|
QUYẾT
ĐỊNH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
|
|
|
|
1
|
Công bố dịch, công bố hết dịch bệnh
truyền nhiễm
|
|
02/2016/QĐ- TTg
|
28/01/2016
|
Công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm
|
|
|
|
THÔNG
TƯ
|
1
|
Bệnh truyền nhiễm
|
|
17/2019/TT-
BYT
|
17/7/2019
|
Hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm
|
|
|
|
2
|
Mẫu bệnh phẩm
|
|
40/2018/TT-
BYT
|
17/12/2018
|
quy định chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm
bệnh truyền nhiễm
|
|
|
|
3
|
Báo cáo bệnh truyền nhiễm
|
|
54/2015/TT-
BYT
|
28/12/2015
|
Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo
và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm
|
|
|
|
4
|
Bệnh lây truyền từ động vật sang
người
|
|
16/2013/TT-BYT
|
27/5/2013
|
Liên tịch y tế - nông nghiệp trong
phối hợp phòng chống bệnh lây truyền
từ động vật sang người
|
|
|
|
HƯỚNG
DẪN GIÁM SÁT, PHÒNG CHỐNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
|
1
|
Bại liệt
|
A
|
|
|
|
x
|
|
|
2
|
Tả
|
A
|
1640/QĐ-BYT
|
14/5/2010
|
Hướng dẫn xử lý ổ dịch tả
|
|
4178/QĐ-BYT
|
31/10/2007
|
3
|
Cúm A(H5N1)
|
A
|
1812/QĐ-BYT
|
23/5/2005
|
Quy trình xử lý ổ dịch cúm
|
|
30/2008/QĐ-BYT
|
19/8/2008
|
1269/QĐ-BYT
|
7/4/2005
|
Hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản và
vận chuyển bệnh phẩm vi rút cúm A (H5N1)
|
|
Cúm A(H1N1)
|
A
|
1846/QĐ-BYT
|
27/5/2009
|
Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh
cúm A (H1N1)
|
|
2762/QĐ-BYT
|
31/7/2009
|
1847/QĐ-BYT
|
27/5/2009
|
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm cúm H1N1
|
|
Cúm A (H7N9)
|
A
|
1128/QĐ-
BYT
|
06/4/2013
|
Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh cúm A (H7N9)
|
|
1176/QĐ-BYT
|
10/4/2013
|
1482/QĐ-BYT
|
18/4/2017
|
Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh
cúm A (H7N9)
|
|
|
|
1127/QĐ-
BYT
|
06/4/2013
|
Hướng dẫn kỹ
thuật lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm cúm
A (H7N9)
|
|
|
|
4
|
Dịch hạch
|
A
|
33/2003/QĐ-BYT
|
7/1/2003
|
Thường quy giám sát, phòng chống bệnh
dịch hạch
|
|
5465/QĐ-BYT
|
31/12/2014
|
5
|
Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng
do chủng mới của vi rút Corona
|
A
|
3898/QĐ-BYT
|
12/10/2012
|
Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh
viêm đường hô hấp cấp tính nặng do chủng mới của vi rút corona
|
|
4465/QĐ-BYT
|
14/11/2012
|
2002/QĐ-BYT
|
06/6/2014
|
Hướng dẫn giám sát, phòng chống Hội
chứng viêm đường hô hấp vùng Trung
Đông do vi rút Corona (MERS-CoV)
|
|
|
|
6
|
Sốt xuất huyết
do vi rút Ebola
|
A
|
2914/QĐ-BYT
|
06/08/2014
|
Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh
do vi rút Ebola
|
|
2968/QĐ-BYT
|
08/8/2014
|
7
|
Thương hàn
|
B
|
|
|
|
x
|
|
|
8
|
Lỵ trực trùng
|
B
|
|
|
|
x
|
|
|
9
|
Lỵ amip
|
B
|
|
|
|
x
|
|
|
10
|
Tiêu chảy
|
B
|
|
|
|
x
|
|
|
11
|
Viêm não vi rút
|
B
|
|
|
|
x
|
2322/QĐ-BYT
|
30/6/2006
|
12
|
Viêm não Nhật Bản
|
B
|
|
|
|
x
|
|
|
13
|
Bệnh do não mô cầu
|
B
|
3897/QĐ-BYT
|
12/10/2012
|
Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh
do não mô cầu
|
|
975/QĐ-BYT
|
29/3/2012
|
14
|
Viêm não, màng não do đơn bào Naegleria fowleri
|
B
|
|
|
|
x
|
4991/QĐ-BYT
|
14/12/2012
|
15
|
Sốt xuất huyết
|
B
|
3711/QĐ-BYT
|
19/9/2014
|
Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh
sốt xuất huyết
|
|
458/QĐ-BYT
|
16/2/2011
|
16
|
Sốt rét
|
B
|
741/QĐ-BYT
|
02/3/2016
|
Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh
sốt rét
|
|
4845/QĐ-BYT
|
08/9/2011
|
17
|
Viêm gan vi rút
|
B
|
|
|
|
x
|
|
|
18
|
Bệnh Dại
|
B
|
1622/QĐ-BYT
|
08/5/2014
|
Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh
dại trên người
|
|
|
|
19
|
Thủy đậu
|
B
|
Thực
hiện theo hướng dẫn của WHO
|
|
|
x
|
|
|
20
|
Bạch hầu
|
B
|
|
|
x
|
|
|
21
|
Ho gà
|
B
|
|
|
x
|
|
|
22
|
Uốn ván sơ sinh
|
B
|
|
|
x
|
|
|
23
|
Uốn ván
|
B
|
|
|
|
x
|
|
|
24
|
Sởi
|
B
|
4845/QĐ-BYT
|
5/12/2012
|
Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh
sởi và rubella
|
|
746/QĐ-BYT (Sởi)
|
4/3/2009
|
25
|
Rubella
|
B
|
|
|
|
x
|
|
|
26
|
Quai bị
|
B
|
|
|
|
x
|
|
|
27
|
Cúm mùa
|
B
|
|
|
|
X
|
2078/QĐ-BYT
|
23/6/2011
|
28
|
Bệnh do vi rút Adeno
|
B
|
|
|
|
x
|
|
|
29
|
Than
|
B
|
5703/QĐ-BYT
|
20/12/2017
|
Hướng dẫn giám
sát, phòng chống bệnh than trên người
|
x
|
|
|
30
|
Leptospira
|
B
|
5659/QĐ-BYT
|
29/12/2017
|
Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh xoắn khuẩn vàng da trên người
|
x
|
|
|
31
|
Tay chân miệng
|
B
|
581/QĐ-BYT
|
24/2/2012
|
Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh tay chân miệng
|
|
1003/QĐ-BYT
|
30/3/2012
|
32
|
Bệnh do liên cầu lợn ở người
|
B
|
4665/QĐ-BYT
|
07/11/2014
|
Hướng dẫn giám
sát, phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người
|
|
|
|
33
|
Bệnh do vi rút Zika
|
B
|
3792/QĐ-BYT
|
25/7/2016
|
Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh
do vi rút Zika
|
|
QĐ
439/QĐ- BYT
|
05/2/2016
|
34
|
Bệnh do vi rút Zika, Dengue, Chikungunya
|
B
|
3091/QĐ-BYT
|
3/7/2017
|
Hướng dẫn giám sát trọng điểm lồng
ghép bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya
|
|
|
|
35
|
Hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (SARI)
|
B
|
1271/QĐ-BYT
|
3/4/2017
|
Hướng dẫn giám sát Hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (SARI)
|
|
|
|
36
|
Bệnh viêm phổi nặng nghi do vi
rút (SVP)
|
|
|
|
Hướng dẫn
giám sát Bệnh viêm phổi nặng nghi do vi rút (SVP)
|
|
|
|
KẾ HOẠCH
|
1
|
Bệnh truyền nhiễm
|
|
|
|
Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền
nhiễm hàng năm
|
|
|
|
2
|
Bệnh do vi rút Zika, Dengue,
Chikungunya
|
B
|
4607/QĐ-BYT
|
11/10/2017
|
Kế hoạch giám sát trọng điểm lồng
ghép bệnh sốt xuất huyết Dengue,
bệnh do vi rút Zika và Chikungunya tại Việt Nam giai đoạn
2017-2020
|
|
|
|
3
|
Hội chứng cúm
(ILI), nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), bệnh
tay chân miệng
|
|
4608/QĐ-BYT
|
11/10/2017
|
Kế hoạch giám sát trọng điểm Hội chứng cúm (ILI), nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), bệnh tay chân miệng tại Việt Nam giai đoạn
2017-2020
|
|
|
|
TÀI
LIỆU KHÁC
|
1
|
Bệnh truyền nhiễm
|
|
|
2009
|
Cẩm nang Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm
|
|
|
|
2
|
Sốt xuất huyết (SXH)
|
|
|
2010
|
Sổ tay Hướng dẫn xử lý ổ dịch SHX
|
|
|
|
|
|
2018
|
Cẩm nang phòng
chống bệnh SXH tại cộng đồng dành
cho y tế cơ sở
|
|
|
|
3
|
Kiểm dịch Y tế biên giới
|
|
|
2011
|
Sổ tay Kiểm dịch Y tế biên giới
|
|
|
|
4
|
Bệnh tả
|
|
|
2010
|
Sổ tay Hướng
dẫn xử lý ổ dịch tả
|
|
|
|
5
|
Một số bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền qua đường hô hấp
|
|
|
2015
|
Tài liệu Hướng dẫn giám sát và
phòng chống một số bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm lây truyền qua đường hô hấp
|
|
|
|
6
|
Định nghĩa trường hợp bệnh
|
|
4283/QĐ-BYT
|
2016
|
Tài liệu định nghĩa trường hợp bệnh
truyền nhiễm
|
|
|
|
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH QUY TRÌNH VẬN HÀNH HOẠT ĐỘNG ĐỘI ĐÁP ỨNG NHANH
STT
|
Quy trình
|
Đơn vị
|
Thời gian
|
1
|
Quy trình phát hiện thông tin
|
Đơn vị phụ trách đội đáp ứng nhanh
|
Hàng ngày
|
2
|
Quy trình thông báo thông tin và yêu cầu hỗ trợ gửi tuyến trên
|
Đơn vị phụ trách đội đáp ứng nhanh
|
Khi xuất hiện thông tin về bệnh, dịch
bệnh truyền nhiễm hoặc các sự kiện y tế công cộng
|
3
|
Quy trình thông báo thông tin và yêu cầu hỗ trợ gửi các đơn vị liên quan
|
Đơn vị phụ trách đội đáp ứng nhanh
|
Khi xuất hiện
thông tin về bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc các sự kiện y tế công cộng
|
4
|
Quy trình xác minh thông tin
|
Đội đáp ứng nhanh
|
Trong vòng 24-48 giờ sau khi nhận
thông tin
|
5
|
Quy trình báo cáo kết quả xác minh
thông tin
|
Đội đáp ứng nhanh
|
Ngay sau khi kết thúc hoạt động xác
minh
|
6
|
Quy trình kích hoạt đội đáp ứng nhanh
|
Đơn vị phụ trách đội đáp ứng nhanh
|
Ngay sau khi xác minh sự xuất hiện
bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc các sự kiện y tế công
cộng theo các tiêu chuẩn kích hoạt
|
7
|
Quy trình cập nhật thông tin tình
hình dịch bệnh lên tuyến trên
|
Đơn vị phụ trách
đội đáp ứng nhanh
|
Ngay sau khi
xác minh sự xuất bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc các sự kiện y tế công cộng
|
8
|
Quy trình cập nhật thông tin tình
hình dịch bệnh cho các đơn vị liên quan
|
Đơn vị phụ trách đội đáp ứng nhanh
|
Ngay sau khi xác minh sự xuất bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc các sự kiện y tế công cộng
|
9
|
Quy trình tổ
chức họp đội đáp ứng nhanh trước và sau khi triển khai hoạt động
đáp ứng
|
Đội đáp ứng nhanh
|
Thực hiện trong vòng 24h trước và
sau khi có hoạt động đáp ứng
|
10
|
Quy trình báo
cáo hoạt động đội đáp ứng nhanh
|
Đội đáp ứng nhanh
|
Trong vòng 03 ngày sau khi kết thúc
hoạt động đáp ứng
|
11
|
Quy trình báo cáo hoạt động đáp ứng
|
Đơn vị phụ trách đội đáp ứng nhanh
|
Trong vòng 07 ngày sau khi kết thúc
hoạt động đáp ứng
|
12
|
Quy trình ngừng kích hoạt đội đáp ứng
nhanh
|
Đơn vị phụ trách đội đáp ứng nhanh
|
Khi kết thúc hoạt động đáp ứng
|
PHỤ LỤC 4: MẪU QUẢN LÝ DANH SÁCH THÀNH VIÊN ĐỘI ĐÁP ỨNG NHANH
Đơn vị:..............................................................................................................................
Thời gian:..........................................................................................................................
STT
|
Họ và tên
|
Đơn vị
|
Trình độ
chuyên môn
|
Điện thoại
|
Email
|
Vai trò
|
Đã được đào
tạo
|
Kỹ năng
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 5: MẪU PHÂN CÔNG THÀNH VIÊN ĐỘI ĐÁP ỨNG NHANH
Đơn vị: .............................................................................................................................
Sự kiện:
............................................................................................................................
Địa điểm:
..........................................................................................................................
Thời gian:
.........................................................................................................................
Họ và tên
|
Đội số #
|
Vị trí
|
Điện thoại
|
Email
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|