BỘ Y TẾ
---------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số: 57/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 09 tháng 01
năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ Y TẾ VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ
16/2007/NQ-CP NGÀY 27 THÁNG 02 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 4 BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ X VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN ĐỂ NỀN KINH TẾ PHÁT
TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ
GIỚI
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Hội nghị lần thứ 4
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền
kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương,
chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là
thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Chương trình
hành động của Bộ Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện Nghị quyết số
16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh
tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại
thế giới.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký, ban hành.
Điều 3. Các ông/bà: Cục trưởng Cục
An toàn vệ sinh thực phẩm, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế,
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành
liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn
Quốc Triệu
|
CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ Y TẾ VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THỰC HIỆN
NGHỊ QUYẾT SỐ 16/2007/NQ-CP NGÀY 27 THÁNG 02 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 4
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ X VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN ĐỂ NỀN
KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/QĐ-BYT ngày 09/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. MỤC TIÊU
Ngày 27 tháng
02 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP kèm theo Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá X về “Một số chủ trương, chính sách lớn để nền
kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới” (Nghị quyết số 08-NQ/TW).
Với vai trò
là cơ quan tham mưu của Chính phủ trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong bối cảnh nước
ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân, Chương trình hành động của Bộ Y tế trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực
phẩm nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
1. Mục
tiêu chung:
Thực hiện
nghiêm chỉnh các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới trước khi Việt Nam là
thành viên, các nghĩa vụ khác của Việt Nam khi đã là thành viên trong lĩnh vực
vệ sinh an toàn thực phẩm, để tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư,
thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Phấn đấu đến hết năm 2012 cơ bản hoàn thiện hành lang pháp lý về
vệ sinh an toàn thực phẩm, loại bỏ những quy định chồng chéo, ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật rõ ràng, cụ thể cân đối quyền và lợi ích giữa Nhà nước,
doanh nghiệp và người tiêu dùng để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, thông thoáng
cho mọi chủ thể tham gia thị trường.
2.2. Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh an
toàn thực phẩm phù hợp với các quy định quốc tế để bảo vệ thị trường nội địa và
người tiêu dùng.
2.3. Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội
nhập kinh tế quốc tế.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
2.1. Phấn đấu đến hết năm 2012 cơ bản hoàn thiện hành lang pháp lý về
vệ sinh an toàn thực phẩm:
2.1.1. Trong năm 2007 xác định các nội dung cam kết có thể thực hiện
trực tiếp và các nội dung cần phải nội luật hoá để xây dựng chương trình sửa đổi
các luật, pháp lệnh và các văn bản dưới luật liên quan đến vệ sinh an toàn thực
phẩm phù hợp Hiệp định SPS và TBT của WTO.
2.1.2. Tiến hành rà soát hệ thống pháp luật hiện hành về vệ sinh an
toàn thực phẩm, loại bỏ những quy định chồng chéo, ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật rõ ràng, cụ thể cân đối quyền và lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp
và người tiêu dùng để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, thông thoáng cho mọi chủ thể
tham gia thị trường.
2.1.3. Trong năm 2007 thành lập Ban Soạn thảo, xây dựng Kế hoạch
Dự án Luật an toàn thực phẩm trong đó đảm bảo tiến độ trình Chính phủ vào quý
IV năm 2008 và trình Quốc hội vào năm 2009 thay thế cho Pháp lệnh vệ sinh an
toàn thực phẩm cần phải sửa đổi theo cam kết của Việt Nam trước khi gia nhập
WTO.
2.1.4. Thu thập, nghiên cứu pháp luật hiện hành của một số nước
trên thế giới về an toàn thực phẩm, nghiên cứu các Điều ước quốc tế có liên
quan đến Dự án Luật an toàn thực phẩm.
2.1.5. Tổng kết tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm:
Xây dựng báo cáo theo các nội dung sau:
- Thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tình hình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
an toàn thực phẩm.
- Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Đánh giá
Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.6. Năm
2008 tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng các quan hệ kinh tế, xã hội liên
quan đến nội dung của Dự án Luật an toàn thực phẩm. Xây dựng Đề cương Dự án Luật,
xây dựng Dự thảo Dự án Luật, nghị định hướng dẫn Luật thay thế Nghị định
163/2004/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm cần
sửa đổi cho phù hợp Hiệp định SPS.
2.1.7. Năm
2009 sau khi Dự án Luật an toàn thực phẩm được thông qua Quốc hội, rà soát toàn
bộ văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm
trái với Luật, Nghị định hướng dẫn, Hiệp định SPS, Hiệp định TBT để huỷ bỏ hoặc
sửa đổi, bổ sung.
2.1.8. Từ năm
2009 đến 2012 tập trung rà soát, tổ chức đánh giá các văn bản đã ban hành, hoàn
thiện thể chế quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với các Hiệp định của
WTO.
2.1.9. Từ năm
2008 đến 2010 hoàn thiện WEBSITE minh bạch hoá pháp luật về vệ sinh an toàn thực
phẩm bằng tiếng Việt và tiếng Anh phục vụ mọi chủ thể tham gia thị trường thực
phẩm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu cơ chế, chính
sách đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
2.2. Hoàn
thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với
các quy định quốc tế để bảo vệ thị trường nội địa và người tiêu dùng:
2.2.1 Triển
khai Hiệp định TBT về VSATTP: 2007 – 2012:
- Từ nay đến
năm 2008 tiến hành thu thập, phân loại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các
quy định kỹ thuật, hệ thống tiêu chuẩn VN về thực phẩm.
- Rà soát hệ
thống quy định kỹ thuật, hệ thống tiêu chuẩn VN liên quan đến thực phẩm:
+ Lập danh mục
các văn bản kỹ thuật cần thông báo và sửa đổi cho phù hợp với Hiệp định TBT.
+ Danh sách
TCVN cần phải hài hoà với Tiêu chuẩn quốc tế.
+ Danh sách
các Tiêu chuẩn ngành cần huỷ bỏ.
+ Danh sách
các Tiêu chuẩn ngành cần chuyển đổi thành TCVN.
+ Danh sách các
Tiêu chuẩn ngành cần chuyển đổi thành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Đánh giá
phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật kỹ thuật và tiêu chuẩn (nâng cao năng lực
của hệ thống labo kiểm nghiệm: hỗ trợ áp dụng ISO/IEC 17025...).
- Từ năm 2008 đến 2012 đào tạo chuyên gia phân tích nguy
cơ (phát hiện, đánh giá, quản lý, thông báo nguy cơ ).
- Hàng năm duy trì và phát triển hoạt động của điểm hỏi đáp TBT về
VSATTP.
- Tuyên truyền, phổ biến Hiệp định TBT, các công ước, cam kết quốc tế
về VSATTP.
2.2.2 Triển khai Hiệp định SPS: 2007 – 2012
- Hoàn thiện
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với Hiệp
định SPS:
+ Rà soát, so
sánh tính tương đồng của các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP đáp ứng Hiệp
định SPS.
+ Soát xét,
xây dựng và ban hành các quy định về VSAT thực phẩm liên quan đến Hiệp định
SPS: công bố tiêu chuẩn sản phẩm và kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, quy chế
thông tin, quảng cáo thực phẩm.
- Duy trì và
hỗ trợ cho điểm hỏi đáp SPS về VSATTP.
+ Tổ chức đào
tạo cho cán bộ tại điểm hỏi đáp SPS mạng lưới về: kỹ năng đàm phán, giải quyết
tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO.
+ Tổ chức đào tạo tiếng Anh,
pháp luật liên quan đến thương mại thực phẩm và hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Chuyển dịch
các văn bản liên quan từ tiếng Việt sang Tiếng Anh.
- Thành lập mạng
lưới hỏi đáp SPS về VSATTP trong ngành y tế: nối mạng 64 tỉnh/thành phố, xây dựng
các biểu mẫu thông báo, hỏi đáp, xây dựng phần mềm quản lý...
- Đào tạo cán bộ:
+ Tổ chức đào tạo chuyên gia phân tích nguy cơ hoá học và vi sinh vật
cho mạng lưới cán bộ y tế.
+ Phổ biến thông tin về các Hiệp định, công ước, quy định quốc tế về
VSATTP.
+ Nâng cao kỹ năng xây dựng luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
thực phẩm.
+ Tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch truyền thông
cho cán bộ mạng lưới.
+ Tổ chức đào tạo và hỗ trợ áp dụng HACCP cho các doanh nghiệp thực
phẩm.
- Thành lập các nhóm phân tích nguy cơ: đánh giá nguy cơ, quản lý
nguy cơ và truyền thông nguy cơ.
- Xây dựng chương trình phân tích nguy cơ.
- Xây dựng quy trình phân tích nguy cơ Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tham gia các kỳ họp của WTO về SPS.
2.3. Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội
nhập kinh tế quốc tế:
2.3.1. Tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của hội nhập kinh
tế quốc tế, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, kém hiệu quả trong việc xây dựng
và thực thi chính sách pháp luật:
Trong năm 2007, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Đề án kiện toàn và
nâng cao năng lực hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
từ Trung ương đến địa phương (bao gồm bộ máy tổ chức quản lý, thanh tra chuyên
ngnàh và hệ thống kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm), Nghị định quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn trình Chính phủ phê duyệt để giải quyết bất cập giữa
bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.3.2. Đến hết năm 2008, rà soát xong các thủ tục hành chính trong
việc cấp các loại giấy tờ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu
quản lý trong các khu công nghiệp chế xuất, các tỉnh có giao lưu thương mại giữa
hai quốc gia giáp biên giới với sự điều chỉnh của nhiều văn bản luật khác nhau
để thống nhất quản lý.
2.3.3. Hết năm 2008 công bố công khai, minh bạch chính sách, pháp luật,
cơ chế quản lý, quy trình cấp các loại giấy phép, người chịu trách nhiệm và thời
hạn giải quyết công việc của cơ quan Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Xây dựng và duy trì thường xuyên WEBSITE của Cục An toàn vệ sinh thực
phẩm, minh bạch chính sách, pháp luật, quy trình cấp cấp các loại giấy phép về
an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.3.4. Xây dựng hệ thống phân cấp mới khi được phê duyệt Đề án kiện
toàn và nâng cao năng lực hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn
thực phẩm đảm bảo tính hệ thống, gắn phân cấp với công tác kiểm tra, giám sát.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở những nhiệm vụ và nội dung chủ yếu trong Chương trình
hành động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Sở Y tế, (sau đây gọi chung là Thủ trưởng
các đơn vị) khẩn trương triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ngành Y
tế, trong giai đoạn 2007-2012 và cụ thể hóa thành các mục tiêu hàng năm của đơn
vị.
2. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm xây dựng đề án chi tiết, triển
khai nhiệm vụ được giao trình lãnh đạo Bộ phê duyệt; kiểm tra, đôn đốc việc triển
khai thực hiện các nội dung của Chương trình và định kỳ hàng năm, hàng quý báo
cáo Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các địa phương tình hình thực hiện chương trình.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, xét thấy cần bổ sung, sửa đổi
những nội dung cụ thể. Thủ trưởng các đơn vị báo cáo Bộ trưởng để xem xét, quyết
định.
4. Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển
khai thực hiện Chương trình của các đơn vị, định kỳ báo cáo và kiến nghị với Bộ
trưởng về các biện pháp cần thiết, bảo đảm chương trình được thực hiện hiệu quả
và đồng bộ./.
PHỤ LỤC
NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ ĐỂ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
CỦA BỘ Y TẾ VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ NĂM 2008 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/QĐ-BYT ngày 09 tháng 01 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
TT
|
Nhiệm
vụ
|
Cơ quan/đơn vị chủ trì
|
Sản phẩm đầu ra
|
Thời
gian hoàn thành
|
Ghi
chú
|
I
|
Hoàn thiện
hành lang pháp lý về vệ sinh an toàn thực phẩm
|
Bộ
Y tế
|
Luật an toàn thực phẩm và văn bản hướng dẫn thi hành
|
|
|
1
|
Tổ chức khảo
sát, đánh giá thực trạng các quan hệ kinh tế, xã hội liên quan đến nội dung của
Dự án Luật an toàn thực phẩm; xây dựng Đề cương Dự án Luật, xây dựng Dự thảo
Dự án Luật, Nghị định hướng dẫn Luật thay thế Nghị định 163/2004/NĐ-CP hướng
dẫn một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm cần sửa đổi cho phù hợp
Hiệp định SPS
|
Cục
ATVSTP
|
Dự thảo Dự án
Luật an toàn thực phẩm và Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành
|
2009
|
|
2
|
Rà soát
toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật, dưới Luật liên quan đến vệ sinh an toàn
thực phẩm trái với Luật, Nghị định hướng dẫn, Hiệp định SPS, Hiệp định TBT để
huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung
|
Cục
ATVSTP
|
|
2010
|
|
3
|
Rà soát, tổ
chức đánh giá các văn bản đã ban hành, hoàn thiện thể chế quản lý vệ sinh an
toàn thực phẩm phù hợp với các Hiệp định của WTO
|
Cục
ATVSTP
|
|
2012
|
|
4
|
Hoàn thiện WEBSITE
minh bạch hoá luật pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm bằng tiếng Việt và tiếng
Anh phục vụ mọi chủ thể tham gia thị trường thực phẩm, tránh các thủ tục rườm
rà khi tìm hiểu cơ chế, chính sách đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực an toàn
thực phẩm
|
Cục
ATVSTP
|
Website Cục
An toàn vệ sinh thực phẩm
|
2010
|
|
II
|
Hoàn thiện
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với
các quy định quốc tế để bảo vệ thị trường nội địa và người tiêu dùng
|
Bộ
Y tế
|
Các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về VSATTP phù hợp với các quy định quốc tế
|
|
|
|
Triển khai
Hiệp định TBT về VSATTP
|
Cục
ATVSTP
|
|
2012
|
|
|
Chương
trình hành động triển khai Hiệp định SPS
|
Cục
ATVSTP
|
|
2012
|
|
III
|
Cải cách
hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế
|
Bộ
Y tế
|
|
|
|
1
|
Tổ chức bộ
máy đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục sự chồng
chéo về chức năng, kém hiệu quả trong việc xây dựng và thực thi chính sách
pháp luật
|
Cục
ATVSTP
|
|
2009
|
|
2
|
Hoàn thiện
việc rà soát các thủ tục hành chính trong việc cấp các loại giấy tờ liên quan
đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu quản lý trong các khu công nghiệp
chế xuất, các tỉnh có giao lưu thương mại giữa hai quốc gia giáp biên giới với
sự điều chỉnh của nhiều văn bản luật khác nhau để thống nhất quản lý
|
Cục
ATVSTP
|
|
2008
|
|
3
|
Công bố
công khai, minh bạch chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý, quy trình cấp các
loại giấy phép, người chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết công việc của
cơ quan Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
|
Cục
ATVSTP
|
|
2008
|
|
4
|
Xây dựng hệ
thống phân cấp mới khi được phê duyệt Đề án kiện toàn và nâng cao năng lực hệ
thống tổ chức quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo tính hệ
thống, gắn phân cấp với công tác kiểm tra, giám sát
|
Cục
ATVSTP
|
Hệ thống tổ
chức quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo tính hệ thống, gắn
phân cấp với công tác kiểm tra, giám sát
|
2009
|
|