Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 569/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 24/05/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030

Ngày 24/5/2023, Thủ tướng ban hành Quyết định 569/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng

Theo đó, mục tiêu chung của Chương trình là bảo đảm người khuyết tật và người có nhu cầu được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Đồng thời Chương trình cũng đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 như sau:

**Mục tiêu cụ thể đến 2030

- Tăng cường phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng, đảm bảo trên 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật; 90% các tỉnh, thành phố triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
 
- Duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng, đảm bảo trên 90% cơ sở phục hồi chức năng được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển gồm:

+ Bệnh viện phục hồi chức năng;

+ Trung tâm phục hồi chức năng, khoa phục hồi chức năng thuộc các cơ sở y tế.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng, phấn đấu trên 90% bệnh viện phục hồi chức năng đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế;

- 100% các bệnh viện, trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng, đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng thuộc các bộ, ngành đạt chỉ tiêu phát triển chuyên môn kỹ thuật, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 
- Phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng đạt tỷ lệ nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng tối thiểu 0,5 người/10.000 dân.

**Tầm nhìn đến năm 2050:

- Phục hồi chức năng được phát triển tại tất cả các tuyến trong và ngoài ngành Y tế với sự đa dạng về phương pháp can thiệp đảm bảo cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện, liên tục, chất lượng.

- Đẩy mạnh hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trở thành biện pháp chiến lược để giải quyết vấn đề khuyết tật ở Việt Nam; tiến tới triển khai phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở tất cả các xã, phường, thị trấn; các quận, huyện, thị xã; các tỉnh, thành phố trong cả nước và được tích hợp trong nhiều dịch vụ xã hội khác ngoài cơ sở y tế.
 
- Mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật và các kỹ thuật phục hồi chức năng thiết yếu, phù hợp theo nhu cầu.

Xem thêm tại Quyết định 569/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 569/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 84/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 về việc Phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật;

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Căn cứ Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật;

Căn cứ Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với các nội dung sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

- Đối tượng của Chương trình: Các bệnh viện phục hồi chức năng, khoa phục hồi chức năng, các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, trạm y tế xã, phường, thị trấn; người khuyết tật và các đối tượng có nhu cầu phục hồi chức năng.

- Phạm vi thực hiện: trên toàn quốc.

II. QUAN ĐIỂM

Phục hồi chức năng là một trong các lĩnh vực không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh; là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và bất kỳ người dân nào có vấn đề sức khỏe, bị khiếm khuyết hoặc chấn thương cấp tính hoặc mãn tính, khiến hoạt động chức năng bị hạn chế, đảm bảo được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng để nâng cao sức khỏe, góp phần phát triển xã hội bền vững.

Duy trì và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng phù hợp với quy hoạch hệ thống y tế, điều kiện kinh tế, xã hội và tiến tới ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Đồng thời, phát triển dịch vụ phục hồi chức năng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, người có công với cách mạng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm người khuyết tật và người có nhu cầu được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

a) Tăng cường phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng, đảm bảo trên 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật; 90% các tỉnh, thành phố triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

b) Duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng, đảm bảo trên 90% cơ sở phục hồi chức năng (gồm: bệnh viện phục hồi chức năng; trung tâm phục hồi chức năng, khoa phục hồi chức năng thuộc các cơ sở y tế) được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển.

c) Nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng, phấn đấu trên 90% bệnh viện phục hồi chức năng đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế; 100% các bệnh viện, trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng, đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng thuộc các bộ, ngành đạt chỉ tiêu phát triển chuyên môn kỹ thuật, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng đạt tỷ lệ nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng tối thiểu 0,5 người/10.000 dân.

3. Tầm nhìn đến năm 2050

a) Phục hồi chức năng được phát triển tại tất cả các tuyến trong và ngoài ngành Y tế với sự đa dạng về phương pháp can thiệp đảm bảo cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện, liên tục, chất lượng.

b) Đẩy mạnh hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trở thành biện pháp chiến lược để giải quyết vấn đề khuyết tật ở Việt Nam; tiến tới triển khai phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở tất cả các xã, phường, thị trấn; các quận, huyện, thị xã; các tỉnh, thành phố trong cả nước và được tích hợp trong nhiều dịch vụ xã hội khác ngoài cơ sở y tế.

c) Mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật và các kỹ thuật phục hồi chức năng thiết yếu, phù hợp theo nhu cầu.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật và tăng cường phối hợp liên ngành

a) Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phục hồi chức năng người khuyết tật đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đảm bảo cho người khuyết tật, người dân có nhu cầu được chăm sóc, phục hồi chức năng.

b) Nghiên cứu xây dựng chính sách chi trả bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật sử dụng dụng cụ phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, thiết bị, vật liệu phục hồi chức năng, trang thiết bị y tế đặc thù cá nhân và hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

c) Xây dựng và phát triển các mã ngành, mã nghề đào tạo về phục hồi chức năng. Xây dựng các chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực phục hồi chức năng (Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu, Tâm lý trị liệu, Dụng cụ phục hồi chức năng) và chuẩn năng lực nghề nghiệp về phục hồi chức năng. Xây dựng vị trí việc làm của các chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực phục hồi chức năng.

d) Tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở phục hồi chức năng.

2. Thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

a) Xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

b) Tổ chức thực hiện các hoạt động phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật.

c) Phát triển mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trên phạm vi toàn quốc.

d) Tổ chức phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật là các đối tượng đặc biệt: người có công với cách mạng, nạn nhân chất độc da cam, dioxin, người cao tuổi, người tâm thần và trẻ tự kỷ.

3. Duy trì, củng cố, nâng cấp, phát triển hệ thống phục hồi chức năng và phát triển chuyên môn kỹ thuật phục hồi chức năng

a) Duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển các bệnh viện phục hồi chức năng hiện có, quan tâm đầu tư các bệnh viện phục hồi chức năng đầu ngành và khu vực theo quy hoạch; phát triển các trung tâm, khoa phục hồi chức năng của các cơ sở y tế tỉnh, huyện. Khuyến khích phát triển mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng ngoài công lập.

b) Củng cố và phát triển trạm y tế xã phường đảm bảo cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

c) Duy trì, củng cố, nâng cấp và phát triển các bệnh viện, trung tâm chỉnh hình - phục hồi chức năng, các đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành trên cơ sở quy hoạch đã được Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Phát triển chuyên môn kỹ thuật, tăng cường ứng dụng phương pháp mới, kỹ thuật mới, chuyên sâu và phối hợp điều trị, chuyển tuyến trong lĩnh vực phục hồi chức năng; thực hiện các chương trình, đề án, dự án về phục hồi chức năng, trong đó chú trọng phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật.

4. Đảm bảo nguồn nhân lực

a) Nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo và dạy nghề của các cơ sở đào tạo và dạy nghề chuyên khoa phục hồi chức năng, khuyến khích các cơ sở tư nhân tham gia đào tạo nhân lực phục hồi chức năng.

b) Tăng cường đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức, kỹ năng về phục hồi chức năng cho đội ngũ nhân viên y tế phục hồi chức năng phù hợp với chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm.

5. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý sức khỏe người khuyết tật kết nối với hệ thống thông tin quản lý sức khỏe cá nhân; ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và cung ứng dụng cụ phục hồi chức năng.

6. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch hợp tác với Tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động về lĩnh vực phục hồi chức năng.

b) Nghiên cứu, đánh giá cung cấp bằng chứng khoa học mô hình: phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật trẻ em 0 đến 6 tuổi và trẻ tự kỷ; can thiệp sớm phục hồi chức năng người bệnh tại trung tâm, khoa hồi sức tích cực, trung tâm, khoa cấp cứu và trung tâm, khoa đột quỵ, trung tâm, khoa chấn thương chỉnh hình; phục hồi chức năng theo nhóm đa chuyên ngành trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; nghiên cứu chi trả bảo hiểm y tế đối với kỹ thuật phục hồi chức năng.

7. Tăng cường truyền thông và vận động xã hội

a) Tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn về phục hồi chức năng, các khuyến cáo về phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật.

b) Xây dựng và cung cấp các chương trình, tài liệu truyền thông về phục hồi chức năng; đa dạng hóa phương thức, cách thức trên các kênh truyền thông.

c) Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ người khuyết tật.

8. Kiểm tra, giám sát, thông tin báo cáo, đánh giá

a) Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động phục hồi chức năng, lồng ghép trong hệ thống thông tin y tế quốc gia để theo dõi, dự báo, giám sát yếu tố nguy cơ, số người khuyết tật và tử vong, đáp ứng của hệ thống y tế và hiệu quả các biện pháp chăm sóc, can thiệp phục hồi chức năng.

b) Cập nhật và hoàn thiện bộ công cụ thu thập thông tin, giám sát thống nhất áp dụng trên toàn quốc, kết hợp kiện toàn hệ thống thu thập thông tin báo cáo về quản lý sức khỏe người khuyết tật.

c) Tăng cường tổ chức giám sát, đánh giá các hoạt động phục hồi chức năng, trong phòng ngừa khuyết tật, tiến độ thực hiện Chương trình và các chính sách liên quan của các Bộ, ngành.

d) Hằng năm tổ chức đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình, đánh giá mô hình, kịp thời đề xuất bổ sung, sửa đổi Chương trình phù hợp.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Từ nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên và kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm của các bộ, ngành cơ quan Trung ương, hội, đoàn thể liên quan và các địa phương; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

3. Các bộ, ngành và địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Chương trình và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Y tế

a) Tổ chức thực hiện, điều hành hoạt động của Chương trình và thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan, quy chế phối hợp liên ngành trong phục hồi chức năng người khuyết tật; hướng dẫn chuyên môn về phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của bộ, ngành, địa phương.

d) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình. Hướng dẫn báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình; tổng hợp báo cáo và kịp thời đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình theo yêu cầu thực tế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục về vai trò, tầm quan trọng của phục hồi chức năng và triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe, dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị, phục hồi chức năng cho người lao động thuộc phạm vi quản lý.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng mã ngành đào tạo về sản xuất dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 1942/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021 - 2030.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan xây dựng các mã ngành đào tạo của giáo dục đại học về phục hồi chức năng và có chính sách khuyến khích, thúc đẩy các cơ sở đào tạo nhân lực chuyên khoa phục hồi chức năng mở rộng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ về phục hồi chức năng; xây dựng chuẩn chương trình đào tạo phục hồi chức năng đáp ứng yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong nước và quốc tế.

b) Phối hợp với Bộ Y tế triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục về vai trò, tầm quan trọng của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe, dự phòng, phát hiện sớm và quản lý phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật tại các trường học.

4. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn của các bộ, cơ quan và địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và đầu tư công để thực hiện Chương trình.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các hướng dẫn chi trả bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ phục hồi chức năng theo quy định hiện hành; phối hợp rà soát, nghiên cứu sửa đổi một số điều có liên quan của Luật Bảo hiểm y tế về chi trả bảo hiểm y tế trong sử dụng kỹ thuật phục hồi chức năng, các thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư y tế phục hồi chức năng, trang thiết bị y tế đặc thù cá nhân.

6. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai thực hiện Chương trình; định kỳ thực hiện báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình theo hướng dẫn của Bộ Y tế; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện Chương trình vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

b) Bố trí đủ nguồn lực, cơ sở vật chất, thực hiện lồng ghép Chương trình này với các chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án khác để triển khai thực hiện tại địa phương.

c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

d) Tổ chức, theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình. Định kỳ hằng năm, gửi báo cáo theo hướng dẫn về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình về Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Thư ký PTTg Trần Hồng Hà, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục: PL, TH, KTTH, CN, NN, QHĐP, KSTT;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 569/QD-TTg

Hanoi, May 24, 2023

 

DECISION

APPROVING THE PROGRAM FOR REHABILITATION SYSTEM DEVELOPMENT DURING 2023 – 2030, WITH A VISION TOWARDS 2050

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law dated November 22, 2019 on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization;

Pursuant to the Law on Medical examination and treatment;

Pursuant to the Law on Persons with Disabilities dated June 17, 2010;

Pursuant to the Law on Health insurance dated November 14, 2008 and the Law dated June 13, 2014 on Amendments to the Law on Health insurance;

Pursuant to the 13th National Assembly’s Resolution No. 84/2014/QH13 dated November 28, 2014 on Ratification of the United Nations Convention on the Rights of Persons with Disabilities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. No. 753/QD-TTg dated June 03, 2023 promulgating the Plan for Implementation of Directive No. 39-CT/TW dated November 01, 2019 of the 12th Secretariat of the Central Committee of the Communist Party on heightened leadership of the Communist Party over disability affairs;

At request of Minister of Health (MOH),

DECIDES:

Article 1. Approving the Program for Rehabilitation System Development during 2023 – 2030, with a vision towards 2050 (hereinafter referred to as "the Program") with the following contents:

I. SCOPE AND REGULATED ENTITIES

- Subjects of the Program: rehabilitation hospitals, rehabilitation wards, general and specialized hospitals, health stations of communes, wards and commune-level towns (hereinafter referred to as "communes"); persons with disabilities and people that need rehabilitation.

- Scope of implementation: nationwide

II. VIEWPOINTS

Rehabilitation is one of the essential parts of a complete healthcare system; is medical services for people with disabilities and anyone who has acute or chronic injuries, impairments or health issues that hinder physical activities, giving them access to rehabilitation services with high quality, inclusivity and fairness in order to improve health and contribute to sustainable development of society.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



II. Targets

1. Overall targets

Make sure people with disabilities and people in need have access to rehabilitation services with high quality, inclusivity and fairness; reduce the disability rates in the community; contribute to the protection and improvement of the people's health, and assurance of social welfare.

2. Specific objectives by 2030

a) Strengthen prevention of birth defects, early detection and intervention of disabilities, reduce disability rates in the community; ensure that over 90% of children from newborn to 6 years old are screened for early detection and intervention of disability; 90% of provinces and cities implement the community-based rehabilitation model.

b) Maintain, strengthen and develop the system of rehabilitation facilities; make sure over 90% of rehabilitation facilities (including rehabilitation hospitals; rehabilitation centers, rehabilitation wards of health facilities) are maintained, improved and invested in.

c) Improve the quality of rehabilitation services. It is expected that more than 90% of rehabilitation hospitals have good quality according to MOH's rating; 100% of hospitals, orthopedics - rehabilitation centers, units providing rehabilitation services of ministries and central authorities achieved their targets in terms of development of orthopedics - rehabilitation equipment and techniques under plans and planning approved by competent authorities.

d) Develop human resources for rehabilitation in order to have at least 0,5 health workers in rehabilitation per 10.000 people.

3. Vision towards 2050

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Community-based rehabilitation becomes a strategic measure for resolving disability issues in Vietnam; community-based rehabilitation is implemented in all communes, districts and provinces and integrated in other social services outside health facilities.

c) All people have access to services including screening, early detection, early intervention of disabilities, essential rehabilitation techniques that meet for their needs

IV. OBJECTIVES AND SOLUTIONS

1. Complete regulations and policies; increase intersectoral cooperation.

a) Continue to review, study, amend, complete regulations of law on rehabilitation for people with disabilities, satisfying practical needs, ensuring people with disabilities and people in need receive care and rehabilitation services.

b) Formulate policies on health insurance coverage for disabled people using rehabilitation instruments, support technology, rehabilitation materials and equipment, customized medical devices, and community-based rehabilitation.

c) Establish and develop rehabilitation majors and professions with their own codes. Introduce job positions in rehabilitation (physiotherapy, occupational therapy, speech therapy, psychotherapy, rehabilitation instruments) and competency standards for rehabilitation professions. Develop rehabilitation-related job positions.

d) Increase cooperation between ministries and central authorities in direction, guidance, inspection, supervision of operations of rehabilitation facilities.

2. Execution of the community-based rehabilitation program

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Organize prevention of birth defects; early detection and early intervention of disabilities.

c) Develop a community-based rehabilitation network and deploy the community-based rehabilitation model nationwide.

d) Organize community-based rehabilitation for disabled people who are: revolutionary contributors, dioxin victims, old people, mentally ill people, autistic children.

3. Maintain, strengthen, upgrade, develop the rehabilitation system and rehabilitation techniques.

a) Maintain, improve and develop existing rehabilitation hospitals; invest more in leading and regional rehabilitation hospitals according to planning; develop rehabilitation centers and rehabilitation wards of health facilities of provinces and districts. Encourage development of the network of non-public rehabilitation facilities.

b) Strengthen and develop commune-level health stations to ensure provision of rehabilitation services according to professional and technical levels, and community-based rehabilitation.

c) Maintain, strengthen, upgrade and develop orthopedics - rehabilitation centers, hospitals, units providing rehabilitation services of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs, other Ministries and central authorities on the basis of planning approved by the Government or competent authorities.

d) Develop professional techniques; increase application of new and in-depth methods and techniques, cooperate treatment, referral in rehabilitation; execute rehabilitation programs, schemes, projects, in which early detection and early intervention of disabilities in children must be focused on.

4. Assurance of human resources

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Increase continuous training; update rehabilitation knowledge and skills of health workers specialized in rehabilitation in a manner that is suitable for their job titles and positions.

5. Complete the system for management of information about health of people with disabilities connected to the personal health information management system; apply information technology in production and supply of rehabilitation instruments.

6. Scientific research and international cooperation

a) Develop programs and plans for cooperation with international organizations and non-governmental organizations in rehabilitation.

b) Research, assess and provide scientific evidence for the following models: early detection, early intervention of disabilities in children aged 0 to 6 and autistic children; early intervention and rehabilitation for patients in intensive care, emergency, stroke, orthopedics - rehabilitation units/centers in hospitals and health facilities; consider medical insurance coverage for rehabilitation services.

7. Increasing communication and social mobilization

a) Encourage authorities, organizations and people to implement policies, regulations of law, professional instructions on rehabilitation, recommendations about prevention, early detection, early intervention of disabilities.

b) Develop and provide programs and educational materials on rehabilitation; diversify methods on communication channels.

c) Encourage organizations and individuals in Vietnam and other countries to run programs for assisting people with disabilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Develop a system for inspection and supervision of rehabilitation which is integrated into the national health information system in order to monitor, forecast, supervise risk factors, number of disabled people and fatalities, responsiveness of the health system, and effectiveness of rehabilitation measures.

b) Update, complete, and uniformly apply the instruments for information collection and supervision nationwide; combine with strengthening of the system for collecting information and reports on disabled people's health.

c) Intensify supervision and assessment of rehabilitation activities, prevention of disabilities, progress of the Program and relevant policies of Ministries and central authorities.

d) Annually assess of the implementation of the Program and implementation of the models; promptly propose appropriate revisions to the Program.

V. FUNDING

1. From state budget within the budget estimate for regular spending and annual medium-term public investment plan of ministries and central authorities, relevant associations and local authorities; national target programs, other relevant programs, projects and schemes for execution of activities of the Program in accordance with regulations of law on state budget.

2. Lawful assistance and contributions from enterprises, organizations, individuals in Vietnam and other countries.

3. Ministries, central authorities and local governments shall prepare annual budget estimates for execution of the Program, manage and use the funding in accordance with regulations of law on state budget and public investment.

VI. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Organize the implementation, operate activities of the Program and perform the assigned tasks.

b) Take charge and cooperate with relevant Ministries and central authorities in researching, formulating and promulgating or proposing promulgation of policies, legislative documents, mechanism for intersectoral cooperation in rehabilitation for disabled people; provide professional guidelines for rehabilitation and community-based rehabilitation.

c) Take charge and cooperate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs, relevant Ministries and central authorities, the People’s Committees of provinces in formulating a Plan for execution of the Program within their jurisdiction and capacity.

d) Instruct, inspect, expedite, supervise, assess, summarize the execution of the Program. Provide instructions on reporting the progress and results of the Program; consolidate reports and promptly propose practical adjustments to the targets, objectives, solutions for execution of the Program, report to the Prime Minister.

2. The Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs shall:

a) Communicate the roles and importance of rehabilitation; carry out activities for improvement of health, prevention, early detection, management of treatment, rehabilitation for workers under its management.

b) Take charge and cooperate with the Ministry of Health in opening new majors in production of  rehabilitation instruments.

c) Take charge and cooperate with the Ministry of Health, relevant Ministries, authorities, the People’s Committees of provinces in implementing the Prime Minister’s Decision No. 1942/QD-TTg dated November 18, 2021 approving the Program for improvement of quality of protection and health care for revolutionary contributors, elderly people, children, disabled people and people who need social support during 2021 - 2030.

3. The Ministry of Education and Training shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Cooperate with the Ministry of Health in communicating the roles and importance of community-based rehabilitation; carry out activities for improvement of health, prevention, early detection, management of treatment, rehabilitation for disabled children at schools.

4. The Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment shall preside and request competent authorities to provide funding from annual regular spending estimates and medium-term public investment plans of Ministries, central authorities and local governments to execute the Program in accordance with regulations of law on state budget and public investment.

5. Vietnam Social Security shall cooperate with the Ministry of Health in revising guidance on health insurance coverage for rehabilitation services according to applicable regulations; cooperate in reviewing and amending relevant Articles of the Law on Health insurance regarding health insurance coverage of rehabilitation techniques, instruments, materials, supplies, customized medical devices.

6. Ministries, ministerial agencies, governmental agencies shall, within their jurisdiction, allocate budget, personnel, physical facilities and equipment to execute ht e Program; submit periodic report on the progress and results of the Program according to instructions of the Ministry of Health.

7. The People’s Committees of provinces shall:

a) Direct the execution of the Program as instructed by the Ministry of Health; include the targets of the Programs into their own socio-economic development plans and programs.

b) Allocate adequate personnel and physical facilities; integrate this Program with other programs, objectives, schemes and projects for execution in their provinces.

c) Direct the People’s Committees of districts and communes in their provinces to develop and organize the execution of community-based rehabilitation programs; enable organizations and individuals to organize or participate in community-based rehabilitation.

d) Organize, monitor, inspect, supervise the execution of the Program. Submit annual reports as instructed on the progress and results of the Program to the Ministry of Health for consolidation and reporting to the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

PP THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Hong Ha

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 569/QĐ-TTg ngày 24/05/2023 phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.145

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.219.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!