BỘ
Y TẾ
-----
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
Số: 5432/2001/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “THƯỜNG QUY KỸ THUẬT ĐỊNH TÍNH VÀ BÁN ĐỊNH
LƯỢNG ĐỘC TỐ VI NẤM AFLATOXIN”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ theo Nghị định số
68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Căn cứ theo Nghị định số 86/CP ngày 08/12/1995 của Chính phủ về việc phân công
trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng hàng hoá;
Căn cứ theo Quyết định số 14/1999/QĐ- TTg ngày 04/02/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thành lập Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo, Vụ trưởng Vụ
Pháp chế, Chánh thanh tra - Bộ Y tế và Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Thường quy kỹ thuật định
tính và bán định lượng độc tố vi nấm Aflatoxin” trong thực phẩm.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3.
Các ông, bà: Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng
các Vụ: Khoa học Đào tạo, Pháp chế, Y tế Dự phòng – Bộ Y tế; Cục trưởng Cục Quản
lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Lê Văn Truyền
|
THƯỜNG QUY KỸ THUẬT
ĐỊNH TÍNH VÀ BÁN ĐỊNH LƯỢNG ĐỘC TỐ VI NẤM
AFLATOXIN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5432/QĐ – BYT ngày 19 tháng 12 năm
2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Nguyên tắc
Aflatoxin được chiết
tách từ mẫu thử bằng clorofoc. Dịch chiết được lọc và được làm sạch qua cột
silicagel. Làm bay hơi dung dịch rửa giải, hoà tan cặn thu được với
clorofoc hoặc hỗn hợp toluen axetonitril. Sau đó chấm một phần xác định mẫu thử
lên bản mỏng, chạy sắc ký, so sánh màu, hệ số Rf và cường độ
phát quang của mẫu chuẩn và mẫu thử, màu sắc vết sắc ký của mẫu phân tích với vết
aflatoxin chuẩn dưới đèn tử ngoại có bước sóng 365nm. Lượng aflatoxin có thể
xác định bằng mắt hay bằng máy đo cường độ huỳnh quang.
2. Phạm vi áp dụng
Xác định hàm lượng
aflatoxin B1, B2, G1, G2 trong các sản phẩm ngũ cốc, đậu đỗ, hạt có dầu.
3. Dụng cụ, hoá chất, thuốc thử
3.1. Dụng cụ,
thiết bị
3.1.1. Máy xay
nghiền mẫu
3.1.2. Máy lắc hoặc
máy khuấy từ
3.1.3. Cân phân
tích.
3.1.4. Máy cất
quay chân không.
3.1.5. Bếp cách
thuỷ.
3.1.6. Đèn tử ngoại
có bước sóng 365nm.
3.1.7. Quang phổ kế
UV-VIS.
3.1.8. Máy đo cường
độ huỳnh quang.
3.1.9. Bình sắc
ký: rộng 5cm, cao 25 cm, dài 25cm.
3.1.10. Cột sắc ký
thuỷ tinh, đường kính trong 22mm, dài 300mm, có khoá nút mài thuỷ tinh hoặc
teflon và bình đựng dung môi phía trên, dung lượng 250ml.
3.1.11. Bình nón
nút mài 250ml, 500ml.
3.1.12. ống đong
50ml, 100ml.
3.1.13. Phễu lọc
chân không, đường kính 8 - 10 cm.
3.1.14.
Micropipet: 20ml, 50ml
3.1.15. Bình cầu cất
250 ml.
3.1.16. Bản mỏng
kích thước 20 x 20 cm tráng sẵn lớp mỏng Silicagel 60-G
3.1.17. Bình phun
sương.
3.2. Hoá chất,
thuốc thử
Tất cả các hoá chất
đều phải là loại tinh khiết phân tích (TKPT) nếu không có các chỉ dẫn riêng nào
khác.
3.2.1. Axeton
3.2.2. Clorofoc
3.2.3. n - hexan
3.2.4. Ete etylic
khan
3.2.5. Metanol
3.2.6. Axetonitril
3.2.7. Toluen
3.2.8. Natri
sunfat khan
3.2.9. Celite 545,
đất điatomit
3.2.10. Axit
sunfuric 50% (v/v)
3.2.11. Axit
trifloaxetic dung dịch iot 10%
3.2.12. Khí nitơ
3.2.13. Bông hút
nước (được loại béo bằng clorofoc) hoặc bông thuỷ tinh.
3.2.14. Các hệ dung
môi khai triển sắc ký.
- Clorofoc/
axeton: 9/1 (v/v) (theo tỷ lệ thể tích)
- Ete etylic /
metanol/ nước: 94/4.5/1.5/ (v/v/v)
- Clorofoc/
axeton/ isopropanol/ nước: 88/12/1.5/1 (v/v/v/v)
- Toluen/ etyl
axetat / axit formic: 6/3/1 (v/v/v)
3.2.15. Hệ dung
môi rửa giải:
-
Metanol/clorofoc: 3/97
3.2.16. Silicagel
dùng cho sắc ký cột, cỡ hạt 0,063 ¸ 0,2 mm. Hoạt hoá bằng cách sấy khô ở 105oC
trong một giờ, sau đó trút vào bình tam giác nút nhám, thêm nước với tỷ lệ 1ml
nước cho 100g silicagel, đậy nút, lắc đến khi trộn hoàn toàn đều, bảo quản 15
giờ trong bình kín.
3.2.17. Chuẩn bị
dung dịch aflatoxin chuẩn (điều kiện tiến hành: trong phòng mát, tránh ánh
sáng):
3.2.17.1. Dung dịch
aflatoxin chuẩn gốc (dung dịch A):
Lấy ống chuẩn 1 mg
của mỗi loại aflatoxin chuẩn B1, B2, G1, G2 lần lượt cho vào 4 bình định mức
100ml và định mức đến vạch bằng hỗn hợp toluen - axetonitril 98: 2 (v/v) (nồng
độ dung dịch aflatoxin chuẩn là 10mg/ml).
3.2.17.2. Cần kiểm
tra lại nồng độ dung dịch aflatoxin chuẩn (dung dịch A mg/ml) bằng quang phổ hấp
thụ phân tử UV – VIS, bước sóng 350 nm, so với mẫu trắng (toluen + axetonitril)
tính kết quả theo công thức:
Trong
đó:
m - Khối lượng
phân tử aflatoxin
A – Cường độ quang
ở bước sóng hấp thụ
e - Độ hấp thụ
phân tử của aflatoxin
Aflatoxin
|
m
|
Dung môi
Toluen – axetonitril (v/v)
|
l max (nm)
|
e
|
B1
|
312
|
98: 2
|
350
|
19800
|
B2
|
314
|
98: 2
|
350
|
20900
|
G1
|
328
|
98: 2
|
350
|
17100
|
G2
|
330
|
98: 2
|
350
|
18200
|
3.2.17.3. Dung dịch
aflatoxin chuẩn làm việc (dung dịch B):
Cho vào một bình định
mức 10ml lần lượt 0,5 ml aflatoxin B1; 0,5 ml aflatoxin G1; 0,1 ml aflatoxin
B2; 0,1 ml aflatoxin G2 (từ dung dịch A ở trên), định mức đến 10ml bằng hỗn hợp
toluen axetonitril 98: 2 (v/v), nồng độ dung dịch là 0,5 mg/ml đối với
B1, G1 và 0,1 mg/ ml đối với B2, G2.
Bảo quản:
Bảo quản ở nhiệt độ
thấp hơn 00C, dung dịch A để được 6 tháng và dung dịch B để được hai
tuần.
4.
Phương pháp tiến hành
(Điều kiện tiến
hành: ở phòng mát, tránh ánh nắng )
4.1. Chuẩn bị mẫu
Mẫu sau khi nghiền
được rây quan rây, lỗ rây cỡ 1 mm.
Chú thích: Với các
mẫu thử có hàm lượng chất béo lớn hơn 5%, như lạc, hạt có dầu…. cần loại chất
béo bằng cách chiết với dung môi ete dầu hoả (độ sôi 40 – 600 C) sau
khi đã hoàn thành công đoạn nghiền mẫu.
4.2. Tiến hành
xét nghiệm
4.2.1. Chiết suất:
Cân 50g mẫu đã
nghiễn nhỏ cho vào bình nút mài 500ml. Cho tiếp 25ml nước, 25g celite 545,
250ml clorofoc, đậy nút chặt. Lắc trong 30 phút bằng máy lắc hay máy khuấy từ
(hoặc lắc kỹ bằng tay) rồi lọc qua giấy lọc, bỏ 10ml dịch lọc đầu, sau đó lấy
50ml dịch lọc tiếp theo (tương đương 10g mẫu thử). Nếu tốc độ dịch lọc xuống chậm,
chuyển sang phễu lọc không chân có chứa 1 lớp celite 545 dày 5mm trên giấy lọc
và lọc hút chân không.
4.2.2. Làm sạch mẫu
bằng cột sắc ký:
Chuẩn bị cột sắc
ký:
Cho một ít bông
vào đáy cột sắc ký, thêm 5g natri sunfat khan. Đổ clorofoc đến 2/3 cột, sau đó
cho 10 g silicagel dùng cho sắc ký cột (3.2.15), vừa cho vừa gõ nhẹ thành cột
cho silicagel lắng đều, dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ để tránh bọt khí. Mở khoá
cho clorofoc chảy xuống từ từ. Khi tốc độ lắng của silicagel chậm lại, rút hết
clorofoc chỉ để lại một lớp 5cm phía trên lớp silicagel. Thêm từ từ 15g natri
sunfat khan, sau đó rút bớt clorofoc đến gần sát lớp natri sunfat khan trên. Cột
silicagel thu được phải mịn, không có bọt khí và chú ý không để cột bị khô kể từ
lớp natri sunfat khan trên.
Trộn 50ml dịch lọc
trên (4.2.1) với 150ml n – hexan, đổ cẩn thận vào cột sắc ký đã chuẩn bị như
trên. Loại bỏ dung dịch chảy ra. Cho tiếp 150ml ete etylic khan, loại bỏ dung dịch
chảy ra. Chú ý không để cột bị khô, lưu lượng dòng chảy khoảng 8 – 12ml /phút.
Rửa giải aflatoxin bằng 150ml hỗn hợp metanol - clorofoc (3: 97). Lấy toàn bộ dịch chảy ra từ khi bắt đầu cho dung dịch rửa giải
cho đến hết. Lưu lượng dòng chảy như trên. Làm bay hơi dung dịch rửa bằng máy cất
quay chân không ở nhiệt độ thấp hơn 50oC cho đến khi còn
khoảng 2 – 3 ml. Chuyển sang ống nghiệm
10ml, tráng rửa bình cầu bằng clorofoc và làm bay hơi đến khô trên nồi cách thuỷ
ở nhiệt độ thấp hơn 500C, tốt nhất dưới luồng khí nitơ nhẹ, cặn còn
lại trong ống nghiệm là mẫu phân tích. Đậy kín ống nghiệm có cặn để chạy sắc ký
lớp mỏng.
4.2.3. Thử nghiệm
định tính bằng sắc ký lớp mỏng một chiều
Chuẩn bị:
Hoà cặn thu được ở
trên bằng 0,5ml hỗn hợp toluen – axetonitril (98: 2) và lấy dịch này để chấm
lên bản sắc ký.
Với bản mỏng
tráng sẵn trước khi chấm sắc ký phải cạo sạch lớp silicagel ở hai cạnh bên tấm
sắc ký với chiều rộng 0,5cm. Sau đó cách cạnh đáy 2 cm, dùng mao quản hay
micropipet chấm các vết dung dịch chuẩn aflatoxin và dung dịch mẫu thử như sau:
1. Lấy 2; 5;10; 20
ml dung dịch chuẩn B (3.2.17.3).
2. Lấy 10 ml dịch
chiết với 10 ml dung dịch chuẩn B (3.2.17.3).
3. Lấy 10, 20 ml dịch
chiết.
- Với từng thể
tích như trên, 4 dung dịch aflatoxin B1, B2, G1, G2 chuẩn có thể được chấm chồng
lên nhau.
Khai triển bản sắc
ký ở chỗ tối với hệ dung môi clorofoc – axeton (9: 1). Sau khi tuyến dung môi
chạy lên khoảng 10cm (khoảng 30 phút), lấy bản sắc ký ra để bay hơi dung môi ở
nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng. Sau đó soi dưới đèn tử ngoại với bước sóng
365nm. Các vết aflatoxin B1, B2 có huỳnh quang màu xanh da trời; G1, G2 có huỳnh
quang màu xanh lá cây. Nếu mẫu thử có aflatoxin sẽ xuất hiện các vết cùng giá
trị Rf với các vết aflatoxin chuẩn.
Rf của
các vết aflatoxin trong hệ dung môi clorofoc - axeton (9-1) có trị số trung
bình như sau:
Aflatoxin B1:
0,72
Aflatoxin B2:
0,67
Aflatoxin G1:
0,59
Aflatoxin G2:
0,54
4.2.4. Thử nghiệm
khẳng định sự có mặt của aflatoxin:
- Rót dung dịch
iôt 10% trong ête lên một tấm thuỷ tinh 20 x 20cm, dàn đều ở khu vực giữa, để
cho ete bay hơi hết còn lại một lớp iôt mỏng. Đặt úp tấm thuỷ tinh này lên bản
sắc ký đã triển khai, cách khoảng 1 cm trong thời gian 20 – 30 giây. Lấy bản sắc
ký ra quan sát dưới đèn tử ngoại, nếu huỳnh quang của chất chuẩn và dung dịch
thử không mất đi, chứng tỏ sự có mặt của aflatoxin.
- Chia bản mỏng
silicagel 20 x 20 cm làm hai phần bằng nhau (cách 10cm ở giữa), chấm các vết dịch
chiết mẫu thử và dung dịch aflatoxin chuẩn như sau:
Phần 1: Bên trái,
chấm 4 vết như sau:
1. 10 ml dung dịch
aflatoxin chuẩn (3.2.17.3)
2. 10 ml dịch chiết
3. 10 ml dịch chiết
với 10 ml dung dịch aflatoxin chuẩn (3.2.17.3)
4. 10 ml dung dịch
aflatoxin chuẩn (3.2.17.3)
Phần 2: Bên phải,
chấm 4 vết như sau:
5. 10 ml dung dịch
aflatoxin chuẩn (3.2.17.3)
6. 10 ml dịch chiết
7. 10 ml dịch chiết
với 10ml dung dịch aflatoxin chuẩn (3.2.17.3)
8. 10 ml dung dịch
aflatoxin chuẩn (3.2.17.3)
Chấm xong dùng máy
sấy nhẹ để dung môi bay hết. Nhỏ lên 4 vết chấm ở phần 1 bên trái, mỗi vết một
giọt axit trifloaxetic. Che phần 1 (bên trái) bằng một tấm thuỷ tinh khác, phun
lên phần 2 (bên phải) dung dịch axitsunfuric 50% (v/v). Dùng máy sấy nhẹ làm
khô các vết chấm rồi mới cho vào bình khai triển.
Dung môi khai triển:
Nước/metanol/ete etylic – 1/3/96 (v/v).
Khi tiền tuyến
dung môi lên khoảng 13 cm, lấy bản sắc ký ra để khô ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, soi dưới đèn tử ngoại ở bước
sóng 365 nm, cách đèn 10 cm.
Đánh giá kết quả:
- Nửa bên trái:
Các vết huỳnh quang aflatoxin của dung dịch aflatoxin chuẩn và của vết dịch chiết
(nếu có) sẽ cùng có trị số Rf nhỏ hơn Rf của vết tương ứng
ở nửa bên phải, vẫn giữ nguyên màu huỳnh quang xanh .
- Nửa bên phải:
Các vết huỳnh quang aflatoxin của dung dịch aflatoxin chuẩn và của vết dịch
chiết (nếu có) sẽ cùng có trị số Rf bình thường, và màu huỳnh quang
xanh chuyển sang màu vàng.
4.2.5. Bán định lượng:
4.2.5.1. Bằng mắt:
Xác định hàm lượng
aflatoxin trong dịch chiết bằng cách so sánh cường độ huỳnh quang của vết dịch
chiết với cường độ huỳnh quang của vết dung dịch chuẩn.
Vết huỳnh quang của
vết chấm dung dịch aflatoxin chuẩn chồng lên vết dịch chiết phải mạnh hơn huỳnh
quang của vết 10 ml dịch chiết và phải trùng nhau. Nếu cường độ huỳnh quang của
vết 10 ml dịch chiết đậm hơn cường độ huỳnh quang của vết 20 ml dung dịch chuẩn
thì phải pha loãng dịch chiết và tiến hành làm sắc ký lớp mỏng lại.
4.2.5.2. Bằng máy
đo cường độ huỳnh quang:
Bước sóng kích
thích là 365nm và bước sóng phát xạ là 443 nm. Định lượng aflatoxin trên các chấm
của dịch chiết bằng cách so sánh cường độ huỳnh quang của vết dịch chiết với cường
độ huỳnh quang của vết dung dịch chuẩn.
Tính kết quả:
Hàm lượng
aflatoxin (C), tính bằng microgam trong 1 kilogam mẫu thử tính như sau:
C =
|
Am x S x V x Y
|
As x W x X
|
Trong đó:
Am- Cường
độ huỳnh quang của vết mẫu.
As - Cường
độ huỳnh quang của vết chuẩn.
X - Thể tích của dịch
chiết chấm lên bản mỏng (ml ).
Y - Thể tích của dịch
chuẩn chấm lên bản mỏng (ml ).
S - Nồng độ
aflatoxin của dung dịch chuẩn (mg/ml).
V- Thể tích cuối
cùng của dịch chiết kể cả những lần pha loãng nếu có (ml).
W- Khối lượng của
mẫu thử, tương ứng với thể tích dịch chiết khi tiến hành làm sạch qua cột ( g).
4.3. Độ nhậy
của phương pháp: 5 mg / kg
(5 ppb)
- Hệ số thu hồi của
phương pháp: 90 ± 5%.
- Sai số trung
bình của phương pháp: ± 10%.