BỘ
Y TẾ
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
5327/2003/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ LẤY MẪU THỰC PHẨM VÀ BỆNH PHẨM
KHI XẢY RA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ theo Nghị định số
49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ theo Nghị định số 86/CP ngày 08/12/1995 của Chính phủ về việc phân công
trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng hàng hoá;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế
và Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về lấy mẫu thực
phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng
công báo.
Điều 3.
Các ông, bà: Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng
của các Vụ: Khoa học và Đào tạo, Pháp chế - Bộ Y tế; Cục trưởng Cục An toàn vệ
sinh thực phẩm, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Trần Chí Liêm
|
QUY ĐỊNH
VỀ LẤY MẪU THỰC PHẨM VÀ BỆNH PHẨM KHI XẢY RA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5327/2003/QĐ-BYT ngày 13 tháng 10 năm 2003
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc lấy mẫu
thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các
cơ sở xảy ra ngộ độc thực phẩm, cơ sở có thực phẩm gây ngộ độc và cơ quan y tế
lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, một số từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. “Ngộ độc thực phẩm” là
tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn, uống thực phẩm có ô nhiễm vi sinh vật hay
có chứa chất độc hại.
2. “Vụ ngộ độc thực phẩm”
là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra với 2 người trở lên có dấu hiệu ngộ độc
khi ăn cùng một loại thực phẩm tại cùng một địa điểm, thời gian. Trong trường hợp
chỉ có một người mắc và bị tử vong thì cũng được coi là một vụ ngộ độc thực phẩm.
3. “Mẫu thực phẩm” là thức
ăn, đồ uống còn lại sau bữa ăn của vụ ngộ độc thực phẩm hoặc mẫu thức ăn lưu,
nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm.
4. “Mẫu bệnh phẩm” là chất
nôn, dịch hút dạ dày, không bao gồm phân, dịch sinh học khác của người bị ngộ độc
thực phẩm.
5. “Cơ sở xảy ra ngộ độc thực
phẩm” là nơi có ngộ độc thực phẩm xảy ra.
6. “Cơ sở thực phẩm gây ngộ độc”
là cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có thực phẩm gây ngộ độc.
7. “Cơ quan y tế lấy mẫu thực
phẩm, bệnh phẩm” là cơ quan y tế dự phòng, bệnh viện hoặc các viện chức
năng thuộc Bộ Y tế.
Chương 2.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI CƠ SỞ XẢY
RA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Điều 4. Yêu cầu chung khi xảy ra ngộ độc thực phẩm
1. Bất cứ ai khi phát hiện hoặc
nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm phải có trách nhiệm báo ngay với cơ quan y tế và Uỷ
ban nhân dân địa phương gần nhất, để cấp cứu kịp thời và tiến hành điều tra xác
định nguyên nhân.
2. Khi có vụ
ngộ độc thực phẩm, cơ sở xảy ra ngộ độc thực phẩm phải giữ lại toàn bộ thức ăn
còn lại, mẫu thực phẩm, báo cáo ngay với cơ quan y tế và Uỷ ban nhân dân địa
phương nơi gần nhất.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về vệ
sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm thu thập, đánh giá các số liệu liên quan
đến ngộ độc thực phẩm. Việc công bố số liệu, thông tin về ngộ độc theo quy định
của pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm của chủ cơ sở xảy ra ngộ độc thực phẩm
Chủ cơ sở xảy ra vụ ngộ độc thực
phẩm phải có trách nhiệm:
1. Khai báo trung thực ngay tình
hình ngộ độc thực phẩm với cơ quan y tế và Uỷ ban nhân dân địa phương gần nhất.
Cung cấp thông tin cần thiết và tài liệu có liên quan theo yêu cầu của các cơ
quan chức năng, không được che giấu thông tin.
2. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan
y tế và các cơ quan có liên quan khác trong việc thực hiện các biện pháp cứu chữa
người bị ngộ độc thực phẩm và lấy mẫu đối với các vụ ngộ độc.
3. Niêm phong và bảo quản toàn bộ
thức ăn còn lại sau bữa ăn, thức ăn lưu, thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc và các
tài liệu liên quan.
4. Phối hợp với cơ quan y tế
trong quá trình lấy mẫu, điều tra để xác định nguyên nhân gây ngộ độc, thực hiện
các biện pháp khắc phục hậu quả và ngăn chặn hậu quả lan rộng của ngộ độc thực
phẩm theo chỉ đạo của cơ quan y tế.
5. Chịu mọi chi phí cho việc điều
tra tìm nguyên nhân gây ngộ độc, thu hồi thực phẩm gây ngộ độc, khám và điều trị
cho người bị ngộ độc thực phẩm. Trường hợp xác định được thực phẩm gây ngộ độc
là của cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh khác thì cơ sở đó phải chịu toàn bộ
chi phí nêu trên.
Điều 6. Trách nhiệm của người bị ngộ độc thực phẩm
1. Có trách nhiệm phối hợp với
cán bộ điều tra trong việc lấy mẫu thực phẩm, mẫu bệnh phẩm liên quan đến vụ ngộ
độc.
2. Khai báo với cán bộ điều tra
những thông tin trung thực liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Không được từ chối
hoặc khai báo thiếu trung thực hoặc che giấu thông tin liên quan đến ngộ độc thực
phẩm.
Chương 3.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI CƠ QUAN,
CÁN BỘ Y TẾ LẤY MẪU KHI XẢY RA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan y tế khi lấy mẫu
1. Thông báo bằng văn bản cho cơ
sở xẩy ra ngộ độc thực phẩm và yêu cầu lấy mẫu xác định nguyên nhân gây ngộ độc
thực phẩm.
2. Thu thập các thông tin liên
quan đến ngộ độc thực phẩm và tiến hành kiểm tra nơi sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm và các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Được xem
xét hồ sơ sức khỏe người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và các tài liệu
liên quan khác.
3. Gửi báo
cáo kết quả về cơ quan y tế quản lý cơ sở xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và cơ sở
có thực phẩm gây ngộ độc theo quy định tại Phụ lục số 3
“Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm và bệnh phẩm”.
4. Phối hợp với các cơ quan có
liên quan trong quá trình lấy mẫu.
5. Cơ quan lấy
mẫu ngộ độc thực phẩm có trách nhiệm bảo quản và giữ bí mật những tài liệu kỹ
thuật do người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cung cấp.
Điều 8. Trách nhiệm của cán bộ lấy mẫu khi xảy ra ngộ độc thực
phẩm
1. Xuất trình giấy giới thiệu
cho cơ sở xảy ra ngộ độc thực phẩm để tiến hành lấy mẫu.
2. Có trang phục bảo hộ cá nhân
theo đúng quy định khi lấy mẫu, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật tại Chương IV của
Quy định này.
3. Mang đủ dụng cụ cần thiết
theo quy định tại Phụ lục số 1.
4. Lấy mẫu kiểm tra theo yêu cầu
kỹ thuật, bảo đảm vệ sinh an toàn, không nhầm lẫn, không gây ô nhiễm thêm, ô
nhiễm chéo các chất độc hại, vi sinh vật trong quá trình lấy mẫu, ghi biên bản
lấy mẫu theo quy định tại Phụ lục số 4. Chuyển
mẫu cần phân tích đến phòng kiểm nghiệm trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lấy mẫu
Chương 4.
YÊU CẦU KỸ THUẬT LẤY MẪU
THỰC PHẨM, BỆNH PHẨM KHI XẢY RA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Điều 9. Dụng cụ lấy mẫu, đựng mẫu và bảo quản mẫu
1. Dụng cụ lấy mẫu thực phẩm, bệnh
phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Làm bằng vật liệu trung tính,
an toàn, hợp vệ sinh, không thôi nhiễm các chất độc hại vào bệnh phẩm, thực phẩm,
bảo đảm vô trùng.
b) Không bị thực phẩm ăn mòn, hư
hỏng, dễ cọ rửa, dễ khử trùng.
2. Dụng cụ đựng mẫu có dung tích
chứa được ít nhất 250ml hoặc 250g thực phẩm, có nắp đậy kín, tránh rò rỉ mẫu ra
ngoài.
3. Bảo quản mẫu: mẫu thực phẩm, mẫu
bệnh phẩm phải được giữ lạnh hoặc trong dung dịch bảo quản phù hợp với từng loại
thực phẩm, bệnh phẩm. Tránh làm hư hỏng, biến đổi thực phẩm, bệnh phẩm hay ô
nhiễm thêm vi sinh vật, các chất độc hại trong quá trình vận chuyển.
Điều 10. Kỹ thuật lấy mẫu
1. Mẫu thực phẩm:
a) Mỗi loại thức ăn, thực phẩm
lưu phải được lấy và chứa đựng trong một dụng cụ đựng riêng biệt.
b) Trộn đều từng loại trước khi
lấy mẫu. Mỗi mẫu lấy một lượng khoảng 150g nếu là chất rắn hoặc 250ml nếu là chất
lỏng để điều tra xác định nguyên nhân.
c) Dán nhãn và ghi mã số hoặc
tên mẫu thực phẩm phù hợp với danh sách các mẫu thực phẩm thu thập trong “Báo
cáo lấy mẫu ngộ độc thực phẩm” theo quy định tại Phụ lục
số 2.
d) Tránh nhầm lẫn tên, mã số hoặc
mất nhãn trên mẫu thực phẩm.
2. Mẫu bệnh phẩm:
a) Trộn đều bệnh phẩm trước khi lấy mẫu. Mỗi mẫu lấy
khoảng 150g nếu là chất rắn hoặc 250ml nếu là chất lỏng, để điều tra xác định
nguyên nhân.
b) Dùng thìa đã tiệt trùng lấy mẫu bệnh phẩm
vào dụng cụ đựng mẫu đã được tiệt trùng. Bệnh phẩm lấy bao gồm cả phần lỏng và
phần đặc, nên để bệnh nhân nôn trực tiếp vào dụng cụ lấy mẫu hoặc lấy qua dịch
hút dạ dày.
3. Các mẫu khác:
Cán bộ lấy mẫu có thể lấy thêm
các mẫu khác khi cần thiết:
a) Nước sử dụng, hoá chất, chất
tẩy rửa, khử độc, tiệt trùng có khả năng lẫn vào thực phẩm.
b. Bệnh phẩm từ người chế biến bị
nghi ngờ có nhiễm trùng ngoài da, viêm đường hô hấp trên hoặc nhiễm trùng đường
tiêu hoá.
Điều 11. Bảo quản vận chuyển mẫu
1. Mẫu thực phẩm, bệnh phẩm phải
được bảo quản lạnh trong hộp xốp, bình cách nhiệt có chứa đá hoặc đá khô trong
suốt quá trình vận chuyển. Riêng đối với thực phẩm khô, đồ hộp không cần
bảo quản lạnh.
2. Mẫu sau
khi lấy phải được chuyển ngay về phòng kiểm nghiệm và bảo quản theo các yêu cầu
tại Điều 12 của Quy định này.
Điều 12. Yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm
1. Ở phòng kiểm nghiệm, mẫu thực
phẩm, bệnh phẩm phải được tiếp tục bảo quản ngay ở điều kiện nhiệt độ thích hợp
đối với từng loại mẫu:
- Thực phẩm bảo
quản đông lạnh phải được giữ ở nhiệt độ dưới - 50C
- Thực phẩm
tươi, thực phẩm chế biến sẵn phải được giữ ở nhiệt độ 00– 50C.
- Thực phẩm
khô, đồ hộp không cần bảo quản lạnh.
- Bệnh phẩm bảo
quản ở nhiệt độ 00 – 50C.
Riêng mẫu kiểm tra vi sinh vật
phải được chia làm 02 đơn vị mẫu có cùng mã số, ký hiệu, một đơn vị bảo quản ở
–70oC, một đơn vị mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 0o– 5oC.
2. Tất cả các mẫu thực phẩm, mẫu
bệnh phẩm phải được kiểm nghiệm ngay trong vòng 24 giờ. Nếu quá năng lực kiểm
nghiệm thì phòng kiểm nghiệm phải gửi ngay mẫu đến phòng kiểm nghiệm tuyến
trên.
3. Phòng kiểm nghiệm phải gửi kết
quả phân tích tới cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước về y tế tại địa
phương nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Thu hồi và tiêu huỷ thực phẩm gây ngộ độc
1. Thực phẩm bị thu hồi phải được
niêm phong, giữ ở những nơi riêng biệt và chỉ được phép chuyển mục đích sử dụng
hoặc tiêu hủy khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ sở có thực phẩm ngộ độc phải
chịu mọi chi phí cho việc tiêu hủy hoặc xử lý, chuyển mục đích sử dụng thực phẩm
theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định
này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Kiểm tra, thanh tra
1. Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm
- Bộ Y tế, Thanh tra Bộ Y tế, các Vụ chức năng và các cơ quan liên quan theo
dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy định này.
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện Quy định trong phạm vi tỉnh, thành phố.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC DỤNG CỤ THƯỜNG DÙNG TRONG LẤY MẪU THỰC PHẨM, BỆNH
PHẨM
|
Trang
thiết bị, dụng cụ
|
Số
lượng
|
Đồ dùng phục vụ lấy mẫu
|
Dụng cụ để viết (bút viết, bút
dạ, bút chì, mẫu giấy tờ cho điều tra)
|
Lượng cần thiết
|
Nhãn mác dùng cho mẫu kiểm tra
|
Lượng cần thiết
|
Nhiệt kế
|
01
|
Máy ảnh (nếu cần)
|
01
|
Dụng cụ phục vụ cho việc vận
chuyển mẫu kiểm tra
|
Bình tích lạnh để vận chuyển mẫu
kiểm tra
|
02 chiếc
|
Túi/đá tích lạnh
|
Lượng cần thiết
|
Túi nilon
|
Lượng cần thiết
|
Dụng cụ dùng để lấy mẫu, chứa
đựng mẫu kiểm tra
|
Cồn sát trùng 250ml
|
01 chai
|
Kẹp tiệt trùng
|
05 chiếc
|
Kéo tiệt trùng
|
02 chiếc
|
Thìa tiệt trùng
|
02 chiếc
|
Muôi tiệt trùng
|
02 chiếc
|
Pipet tiệt trùng
|
05 chiếc
|
Túi nilon vô trùng
|
Lượng cần thiết
|
Hộp, lọ miệng rộng, có nắp đậy,
vô trùng để đựng mẫu
|
Lượng cần thiết
|
Dây cao su buộc
|
Lượng cần thiết
|
Cồn dùng để đốt 250ml
|
01 chai
|
Đèn cồn
|
02 cái
|
PHỤ LỤC 2
BÁO CÁO LẤY MẪU NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Họ và tên cán bộ lấy mẫu:
……………………………………………………………
Cơ quan:…………………………………………………………………………………
Địa chỉ cơ quan:…………………………………………………………………………
Điện thoại cơ quan:……………………………………………………………………..
Thời gian tiến hành lấy mẫu:
…….. giờ…… ngày …… tháng ….. năm…………..
I. THÔNG
TIN VỀ VỤ NGỘ ĐỘC
1. Nơi xảy ra
ngộ độc thực phẩm (ghi rõ địa chỉ, điện thoại nếu có)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Thời gian xảy ra ngộ độc: .. giờ
…… ngày …… tháng ….. năm
2. Số người mắc: ……………………..
3. Số người nhập viện:………………
4. Số người tử vong:………………….
5. Triệu chứng chung của các ca
ngộ độc:
a. Thời gian ủ bệnh: .. …….. giờ
(Khoảng thời
gian từ khi tiêu thụ thực phẩm nghi ngờ tới khi khởi phát triệu chứng ngộ độc)
b. Sốt
c. Buồn nôn d. Nôn
e. Đau bụng f. Tiêu chảy
g. Triệu chứng khác:
……………………………………………………………………
6. Các thực
phẩm tiêu thụ trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện chứng ngộ độc
STT
|
Tên
thực phẩm
|
Nơi
mua
|
Cách
chế biến
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. DANH
SÁCH MẪU THỰC PHẨM THU THẬP
TT
|
Tên
thực phẩm
|
Lượng
mẫu
(g, ml)
|
Cảm
quan (màu, mùi….)
|
to
mẫu (oC)
|
Điều
kiện bảo quan mẫu
|
to
thường
|
Giữ
lạnh 0-5oC
|
Đông
lạnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……….,
ngày …… tháng …… năm …..
Thủ trưởng cơ quan
|
Người báo cáo
|
PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM MẪU THỰC PHẨM VÀ BỆNH PHẨM
Tên mẫu:
……………………………………………….…………………………..……
Người gửi:……………………………………………………………………………….
Địa chỉ:………………………………………………………………………..………….
Thời gian nhận mẫu:
…….. giờ…… ngày …… tháng ….. năm……………..……
Thời gian kiểm nghiệm mẫu:
…….. giờ…… ngày …… tháng ….. năm….……..
Chỉ tiêu kiểm tra
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………...
Kết
quả kiểm nghiệm
Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……, ngày …… tháng ….. năm………
Thủ trưởng cơ quan kiểm nghiệm
|
Phụ trách Labo kiểm nghiệm
|
PHỤ LỤC 4
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
BIÊN BẢN LẤY MẪU NGỘ
ĐỘC THỰC PHẨM
Tên cơ sở xảy ra ngộ độc:
………………………………………….………………..
Thời gian tiến hành lấy mẫu
:………giờ…… ngày …… tháng ….. năm…….
Đại diện đoàn kiểm tra:
1.
.………………………………………………………………………………………….
2. .…………………………………………………………………………………………
3.
.…………………………………………………………………………………………
4.
.…………………………………………………………………………………………
Đại diện cho cơ sở xảy ra
ngộ độc:
1.
.………………………………………………………………………………………….
2.
.…………………………………………………………………………………………
3.
.…………………………………………………………………………………………
Mẫu
thực phẩm thu thập
STT
|
Tên
mẫu
|
Khối
lượng mẫu (g)
|
Thể
tích mẫu (ml)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biên bản
được lập thành 2 bản, Trưởng đoàn kiểm tra giữ một bản, cơ sở giữ 1 bản.
……,
ngày … tháng .. năm……
Trưởng đoàn kiểm tra
|
Cán bộ lấy mẫu
|
Cơ sở xảy ra ngộ độc
|