Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 5316/QĐ-BYT 2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số y tế đến 2025

Số hiệu: 5316/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 22/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Đến 2025, công khai 100% giá thuốc trên Cổng công khai y tế

Đây là nội dung tại Quyết định 5316/QĐ-BYT phê duyệt Chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, Chương trình chuyển đổi số y tế có mục tiêu đến năm 2025 như sau:

- Duy trì Cổng công khai y tế, Cổng công khai giá các thiết bị y tế 100% các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế… được công khai trên cổng.

- Duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, trong đó 80% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

- 90% hồ sơ công việc tại Bộ Y tế, Sở Y tế; 80% hồ sơ công việc của phòng y tế huyện được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê trong lĩnh vực y tế phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia;

- 80% các hệ thống thông tin y tế có yêu cầu chia sẻ, kết nối thông tin được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu y tế...

Xem chi tiết tại Quyết định 5316/QĐ-BYT có hiệu lực kể từ ngày 22/12/2020.

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5316/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Y TẾ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 09 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ chương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 ngày 6 tháng 2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo quyết định này “Chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ, các Thủ trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, các Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế Bộ, Ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng CP;
- Ban Kinh tế trung ương;
- Ủy ban về các vấn đề xã hội QH;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Bộ trưởng, Thứ trưởng BYT;
- Cổng thông tin điện tử BYT;
- Lưu: VT, CNTT.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

CHƯƠNG TRÌNH

CHUYỂN ĐỔI SỐ Y TẾ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5316 /QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phần thứ nhất

BỐI CẢNH CHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ Y TẾ

I. VIỆT NAM CHỦ ĐỘNG THAM GIA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một xu thế lớn hội tụ nhiều công nghệ số hóa đột phá như internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn, điện toán đám mây và các công nghệ khác để thực hiện siêu kết nối, tích hợp các hệ thống số hóa – vật lý – sinh học, giữa thế giới thực và không gian số để tạo ra lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mới, chuyển đổi số toàn diện trên tất cả các mặt của cuộc sống, từ tổ chức kinh doanh, cung ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh đến cách thức tiêu dùng, giao tiếp xã hội và chính bản thân con người.

Tại nước ta, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến chính trị, quốc phòng, an ninh và môi trường. Rất nhiều chủ trương, chính sách, chiến lược của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhằm tiếp cận và chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Một số văn bản chính đã ban hành trong thời gian qua như:

Chỉ thị số 16-CT/TTg ngày 4 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ chương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52- NQ/TW ngày 2 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

II. TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TỚI NGÀNH Y TẾ

1. Khái niệm về chuyển đổi số y tế

Chuyển đổi số y tế là ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng tới các công nghệ số hiện đại dẫn đến sự thay đổi tích cực toàn bộ hoạt động y tế trong chăm sóc sức khỏe.

2. Tác động của chuyển đổi số trong y tế

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tiến bộ công nghệ sẽ tạo ra sự kết nối giữa thế giới thực, thế giới số và thế giới sinh vật hữu cơ,... sản sinh những công cụ sản xuất hội tụ giữa thế giới thực và thế giới số. Những thành phần điển hình của nền công nghiệp cách mạng lần thứ 4 bao gồm các công nghệ số như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (Internet of Thing) và công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo (AI), rô bốt, thực tế ảo, in 3D.

Quá trình chuyển đổi số sẽ tác động, dẫn đến thay đổi tích cực các hoạt động của ngành y tế theo ba nhóm nội dung chính:

Thứ nhất, tác động đến cách thức lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành trong nội bộ của các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế, hướng đến cách thức lãnh đạo, quản lý công việc và ra quyết định chính xác, kịp thời, hiệu quả dựa trên nền tảng công nghệ số.

Thứ hai, tác động trực tiếp đến việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế từ phương thức truyền thống sang phương thức dựa trên nền tảng công nghệ số, góp phần đẩy mạnh việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi.

Thứ ba, tác động tới cách thức làm việc, giao tiếp của đội ngũ cán bộ, thầy thuốc và người lao động trong ngành y tế, chuyển đổi phương thức làm việc từ môi trường truyền thống sang môi trường số, hình thành “người thầy thuốc số”.

III. HIỆN TRẠNG CỦA CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH Y TẾ

1. Về nhận thức, thể chế, môi trường pháp lý triển khai công nghệ thông tin (CNTT)

Bộ Y tế đã ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 1.0 từ năm 2015; Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0 năm 2019 nhằm tăng cường khả năng kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin đồng bộ; tăng cường chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, triển khai thành công và có hiệu quả nhiều dịch vụ công trực tuyến.

Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo làm cơ sở cho chuyển đổi số y tế, như:

Thông tư số 48/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ Y tế quy định trích chuyển dữ liệu điện tử trong quản lý và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

Quyết định số 4210/QĐ-BYT ngày 20/9/2017 của Bộ Y tế về việc quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ Y tế quy định về hoạt động y tế từ xa;

Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng Công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử;

Quyết định số 4888/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019 - 2025; Quyết định số 5349/QĐ-BYT ngày 12/11/2019 của Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử; Quyết định số 5454/QĐ-BYT ngày 10/09/2018 của Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch triển khai thống kê y tế điện tử; Quyết định số 2153/QĐ-BYT ngày 25/05/2020 của Bộ Y tế ban hành quy chế xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế; Quyết định 3532/QĐ-BYT ngày 12/08/2020 của Bộ Y tế quy định về xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Bộ Y tế đang tập trung thực hiện 3 chương trình y tế điện tử:

Chương trình 1. Xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai thống kê y tế điện tử để từng bước hình thành Trung tâm dữ liệu quốc gia về y tế.

Chương trình 2. Thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử và phần mềm quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn theo tiêu chuẩn.

Chương trình 3. Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến một cửa của Bộ Y tế kết nối một cửa quốc gia, một cửa ASEAN.

2. Về hạ tầng, nền tảng kỹ thuật CNTT

Bộ Y tế đã bước đầu xây dựng trung tâm dữ liệu y tế của Bộ, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc lưu trữ, quản lý, khai thác dữ liệu tập trung. Hiện nay, Trung tâm dữ liệu của Bộ Y tế đã bảo đảm hạ tầng cho hệ thống dịch vụ công trực tuyến, thống kê y tế điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử,

nền tảng tích hợp dữ liệu của Bộ Y tế, hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản điều hành điện tử và nhiều hệ thống quan trọng khác của ngành y tế.

Tại các địa phương, đơn vị, nhiều bệnh viện đã có hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu quản lý, lưu trữ dữ liệu của đơn vị, sử dụng bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy.

3. Về triển khai Chính phủ điện tử

Bộ Y tế đã triển khai hệ thống quản lý văn bản điều hành, hệ thống thư điện tử trong cơ quan nhà nước; 100% hoạt động quản lý văn bản điều hành, thư điện tử đã thực hiện trên môi trường mạng và được ký số.

Bộ Y tế đã khai trương Cổng dịch vụ công Bộ Y tế vào năm 2019. Đến ngày 30 tháng 6 năm 2020 đã hoàn thành 100% thủ tục hành chính của Bộ Y tế triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về đích trước thời hạn 5 năm Chính phủ giao.

Đã khai trương Cổng công khai Y tế là kênh chính thống của Bộ Y tế để người dân và doanh nghiệp tra cứu các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩn đoán, giá khám chữa bệnh, giá niêm yết, giá đấu thầu, thông tin về các sản phẩm đang lưu hành hoặc đã được thu hồi, kết quả xử lý thủ tục hành chính, những vi phạm trong quảng cáo…Thông qua Cổng công khai Y tế người dân thực hiện quyền được biết và giám sát các dịch vụ mà ngành Y tế cung cấp.

Khai trương Cổng công khai giá các thiết bị y tế cũng như cấu hình thiết bị y tế, tiến tới công khai giá trúng thầu của các gói thầu thiết bị y tế trên Cổng thông tin sẽ giúp cho các cơ sở y tế có nhu cầu mua sắm thiết bị y tế tham khảo, lập dự toán nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng trong việc mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế.

4. Về ứng dụng CNTT trong ngành y tế

Trong thời gian qua, Ngành y tế đã đẩy mạnh và có bước phát triển đột phá trong ứng dụng CNTT, tiếp cận các công nghệ số như vạn vật y tế kết nối, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn... Một số kết quả ứng dụng CNTT y tế nổi bật như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện: 100% các bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện; có 10 bệnh viện và 01 phòng khám đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy; có 23 bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim. Một số bệnh viện đã sử dụng mạng xã hội trong tương tác bệnh nhân như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh; phát triển ứng dụng bệnh án điện tử cho bệnh nhân; ứng dụng điện toán đám mây ở Nghệ An, Tiền Giang, Kon Tum....

Thứ hai, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai thành công kết nối liên thông giữa các cơ sở khám chữa bệnh cả nước với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cho tới nay đã có 99.5% các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thứ ba, xây dựng hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và kết nối vạn vật trong y tế. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 phê duyệt Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025. Ngày 25/9/2020, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ Khánh thành 1.000 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa Telehealth. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tham dự Lễ Khánh thành.

Thứ tư, triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ứng dụng rô-bốt trong y tế. Hiện nay đang có 4 hệ thống rô-bốt nổi bật được ứng dụng trong y học hiện đại. Rô-bốt phẫu thuật nội soi Da vinci, rô bốt phẫu thuật cột sống Renaissance, rô- bốt phẫu thuật khớp gối và khớp háng Makoplasty và rô bốt phẫu thuật thần kinh Rosa. Ngành y tế đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư tại một số bệnh viện. Bệnh viện đa khoa Phú Thọ năm 2018, Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh năm 2018.

Thứ năm, xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử. Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch 5349/QĐ-BYT ngày 12/11/2019 của Bộ Y tế ban hành kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử. Theo kế hoạch này, nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã bước đầu triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử quản lý sức khỏe người dân liên tục, suốt đời như Tỉnh Phú Thọ, Tỉnh Bình Dương, ….

Thứ sáu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại y tế cơ sở, xây dựng phần mềm quản lý trạm y tế xã thống nhất theo quyết định số 3532/QĐ-BYT ngày 12/08/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hình thành nền tảng quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế V20.

Thứ bảy, tổ chức triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử trên toàn quốc.

Thứ tám, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như đã triển khai các phần mềm khai báo y tế tự nguyện (NCOVI), khai báo y tế bắt buộc cho người nhập cảnh (Vietnam Health Declaration), Bluezone, An toàn COVID ….

Thứ chín, ngành y tế đang triển khai nhiều hệ thống thông tin lớn như mạng kết nối y tế Việt Nam, hệ thống PACS cloud, ứng dụng đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến và nhiều ứng dụng thiết thực khác, triển khai Hệ thống Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia, kết nối liên thông cơ sở dữ liệu cung ứng thuốc trên toàn quốc; triển khai hệ thống tiêm chủng quốc gia,… hướng tới chuyển đổi số toàn diện ngành y tế.

Phần thứ hai

NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Y TẾ

I. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Tầm nhìn của chuyển đổi số ngành y tế tới năm 2030 là việc ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành y tế, hình thành nền y tế thông minh với ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu đến năm 2025

a) Về mục tiêu phát triển Chính phủ số trong y tế:

- Duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, trong đó 80% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

- 90% hồ sơ công việc tại Bộ Y tế, Sở Y tế; 80% hồ sơ công việc của phòng y tế huyện được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê trong lĩnh vực y tế phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia;

- 80% các hệ thống thông tin y tế có yêu cầu chia sẻ, kết nối thông tin được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu y tế; thông tin của người dân, doanh nghiệp được số hóa và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia y tế không phải cung cấp lại;

- Duy trì Cổng công khai y tế, Cổng công khai giá các thiết bị y tế 100% các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩn đoán, giá khám chữa bệnh, giá niêm yết, giá đấu thầu, thông tin về các sản phẩm đang lưu hành hoặc đã được thu hồi, kết quả xử lý thủ tục hành chính, những vi phạm trong quảng cáo…được công khai trên cổng.

b) Phát triển xã hội số trong y tế

- 100% các cơ sở y tế triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt;

- 100 % các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa;

- 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến;

- 100% cán bộ, nhân viên ngành y tế tham gia mạng kết nối y tế Việt Nam.

c) Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân

- 100% người dân được định danh y tế;

- 100% cán bộ y tế (Bác sĩ, dược sĩ, cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế) được định danh;

- 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

- 100% các xã triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã đầy đủ các chức năng theo quy định của Bộ Y tế.

d) Chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh

15% (khoảng 210) số bệnh viện trên toàn quốc chuyển đổi số thành công, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt theo quy định tại Thông tư số 46/2018/TT- BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử.

2. Mục tiêu đến năm 2030

Tiếp tục duy trì bền vững các mục tiêu đã đạt được đến năm 2025 và phấn đấu đạt các mục tiêu như sau:

a) Về mục tiêu phát triển Chính phủ số trong y tế:

- 100 % dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

- 100% hồ sơ công việc tại Bộ Y tế, Sở Y tế; 90% hồ sơ công việc của phòng y tế huyện được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 100% các hệ thống thông tin y tế có yêu cầu chia sẻ, kết nối thông tin được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu y tế; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia y tế không phải cung cấp lại.

b) Duy trì phát triển xã hội số trong y tế theo các chỉ tiêu đã đạt được ở giai đoạn 2021-2025.

c) Duy trì các chỉ tiêu trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt được ở giai đoạn 2021-2025; 95% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

d) Chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh

50% (khoảng 700) số bệnh viện trên toàn quốc chuyển đổi số thành công, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt theo quy định tại Thông tư số 46/2018/TT- BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Phát triển nền tảng cho chuyển đổi số

1.1. Chuyển đổi nhận thức

a) Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, các cơ sở y tế, doanh nghiệp, cộng đồng về vai trò và lợi ích của chuyển đổi số ngành y tế.

b) Chủ động xây dựng các chương trình truyền thông về triển khai y tế số trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, khám chữa bệnh, bao gồm: triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, bệnh án điện tử và các nội dung liên quan khác.

c) Thúc đẩy, tạo điều kiện việc nghiên cứu, sáng tạo, và thử nghiệm các công nghệ số trong y tế. Hình thành mạng lưới nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong phát triển công nghệ số trong y tế.

d) Tổ chức kết nối, tập hợp, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển CNTT y tế tại Việt Nam trong việc phát triển các sản phẩm ứng dụng, nền tảng y tế số “make in Việt Nam”.

đ) Tổ chức các sự kiện về chuyển đổi số ngành y tế nhằm cung cấp thông tin cũng như thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, cộng đồng.

e) Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong chuyển đổi số ngành y tế.

1.2. Kiến tạo thể chế

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức chi trả trong lĩnh vực CNTT y tế, cụ thể:

a) Ban hành quy định hướng dẫn các về thử nghiệm các sản phẩm y tế số mới; phát triển các nền tảng số trong y tế.

b) Triển khai thực hiện, nâng cấp kiến trúc chính phủ điện tử của Bộ Y tế làm cơ sở cho quy hoạch và phát triển CNTT của ngành y tế.

c) Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế tài chính, cơ chế thuê dịch vụ cho các dịch vụ y tế số. Ban hành định mức chi trả cho các dịch vụ công nghệ thông tin trong các cơ sở khám, chữa bệnh, tính giá dịch vụ công nghệ thông tin trong giá dịch vụ y tế.

d) Xây dựng hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho tư vấn khám chữa bệnh từ xa và đơn thuốc điện tử cho người dân, nhằm bảo đảm người dân có thể tiếp cận bác sỹ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian vận chuyển bệnh nhân.

đ) Xây dựng, ban hành các quy định về quản lý, thu thập dữ liệu y tế. Xây dựng nghị định về cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế.

e) Xây dựng, ban hành các quy chuẩn, quy định về kết nối, liên thông dữ liệu giữa các phần mềm trong ngành y tế dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế.

g) Hướng dẫn các công nghệ số áp dụng trong y tế. Bổ sung, hoàn thiện các hướng dẫn về bệnh viện thông minh, bệnh viện không sử dụng bệnh án giấy.

h) Xây dựng hướng dẫn, quy định về xác thực điện tử trong ngành y tế.

i) Xây dựng, ban hành các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh; bảo đảm tính riêng tư của thông tin y tế trên môi trường mạng.

1.3. Phát triển hạ tầng số y tế

Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong việc triển khai hạ tầng số ngành y tế. Nâng cấp, chuyển đổi hạ tầng kỹ thuật trên nền tảng điện toán đám mây, công nghệ máy chủ hội tụ, siêu hội tụ, các công nghệ mạng dây dẫn, không dây hiện đại. Các nhiệm vụ phát triển hạ tầng số y tế bao gồm:

a) Phát triển, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật tại trung tâm dữ liệu y tế quốc gia đáp ứng sự tăng trưởng về thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu y tế. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin tổng thể phục vụ chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế.

b) Phát triển, nâng cấp hạ tầng tại trung tâm điều hành y tế thông minh tại các Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh chữa bệnh.

c) Phát triển, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

d) Căn cứ vào nhu cầu và thực tiễn, các cơ sở y tế chuyên sâu (tim mạch, hô hấp, xương khớp, ung thư, sản nhi...) lập các dự án đầu tư xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn của chuyên ngành làm nền tảng ứng dụng và phát triển trí tuệ nhân tạo.

1.4. Phát triển dữ liệu số y tế

a) Phát triển, hoàn thiện cơ sở dữ liệu danh mục dùng chung cho toàn ngành y tế.

b) Phát triển, hoàn thiện, cho phép sử dụng chung các cơ sở dữ liệu dùng chung trong ngành y tế bao gồm cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh (bệnh án điện tử, hình ảnh y khoa, thông tin xét nghiệm), cơ sở dữ liệu nhân lực y tế, cơ sở dữ liệu các cơ sở y tế trên toàn quốc.

c) Phát triển các cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực chuyên ngành y tế.

d) Phát triển, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế, ứng dụng các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) trong việc xây dựng, lưu trữ dữ liệu y tế. Ứng dụng các công nghệ phân tích (Analytics) để phân tích số liệu về hoạt động y tế kịp thời, chính xác, giúp dự báo về diễn biến tình trạng sức khỏe, bệnh tật trong cộng đồng, từ đó có các chính sách quản lý y tế phù hợp.

e) Xây dựng trung tâm dữ liệu gen (ADN) người Việt Nam

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật hiện đại, thế hệ mới để giải mã trình tự gene phục vụ lưu trữ, tại trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu gene. Bảo đảm nguồn nhân lực chuyên sâu để khai thác dữ liệu về gen phục vụ công tác phòng bệnh và khám chữa bệnh.

1.5. Phát triển nền tảng số trong y tế

a) Phát triển nền tảng tích hợp dữ liệu y tế quốc gia, kết nối, chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu y tế quốc gia, các hệ thống y tế chuyên ngành, thống kê y tế;

b) Xây dựng, phát triển nền tảng tích hợp dữ liệu y tế cơ sở;

c) Xây dựng nền tảng dịch vụ đăng ký khám, chữa bệnh và thanh toán điện tử không dùng tiền mặt;

d) Xây dựng nền tảng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện;

đ) Xây dựng nền tảng tư vấn khám, chữa bệnh từ xa;

e) Phát triển các nền tảng siêu ứng dụng di động (superapp) trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, hướng tới mạng xã hội dịch vụ y tế;

g) Xây dựng, phát triển nền tảng dữ liệu mở y tế, thu thập dữ liệu y tế từ nhiều nguồn, như: người dân, doanh nghiệp, mạng xã hội, các thiết bị cảm biến (IoMT – Internet of Medical Things) liên quan đến thông tin y tế và thông tin sức khỏe người dân, kết hợp với dữ liệu chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu y tế, hướng tới hình thành hệ sinh thái dữ liệu mở trong y tế và mạng thông tin y tế quốc gia.

1.6. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

a) Xây dựng, triển khai các hệ thống kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Bộ Y tế theo quy định của Chính phủ:

- Tổ chức lực lượng ứng cứu sự cố an toàn, an ninh mạng;

- Hoàn thành xây dựng trung tâm giám sát an toàn thông tin y tế quốc gia, kết nối, chia sẻ với Trung tâm an toàn không gian mạng quốc gia đặt tại Bộ Thông tin và truyền thông;

- Các cơ sở y tế được giám sát an toàn thông tin thông qua trung tâm giám sát an toàn thông tin y tế quốc gia;

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin định kỳ cho các hệ thống thông tin của ngành y tế.

b) Các cơ sở y tế triển khai đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị theo đúng cấp độ an toàn thông tin của hệ thống thông tin.

c) Phát triển, hoàn thiện hệ thống xác thực chữ ký số cho bệnh án điện tử tại các bệnh viện;

1.7. Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số

a) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thăm quan, học tập học hỏi kinh nghiệm, công nghệ, mô hình triển khai chuyển đổi số ngành y tế tại các quốc gia trên thế giới. Tổ chức các hội thảo, các diễn đàn quốc tế về trao đổi, chia sẻ về chuyển đổi số ngành y tế. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan mỗi năm tổ chức ít nhất một hội thảo về các thành tựu, công nghệ mới trong chuyển đổi số y tế. Xây dựng diễn đàn trao đổi trực tuyến về chuyển đổi số trong ngành y tế

b) Tổ chức hợp tác sâu, rộng với các tổ chức quốc tế như WB, JICA, KOIKA, ADB, EU, UNICEF, AEHIN, PATH và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các quốc gia trên thế giới trong việc đào tạo, nghiên cứu, thử nghiệm và đầu tư các giải pháp về chuyển đổi số trong Y tế.

c) Khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu khoa học trong nước nghiên cứu, xây dựng, triển khai các ứng dụng thông minh trong y tế. Định kỳ, Bộ Y tế tổ chức các cuộc thi y tế số, y tế thông minh trong lĩnh vực y tế nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân trong nước xuất sắc trong việc chuyển đổi số y tế.

d) Bộ Y tế ưu tiên bố trí ngân sách khoa học công nghệ cho các đề tài nghiên cứu về chuyển đổi số ngành y tế, tối thiểu mỗi năm có một đề tài cấp Bộ về chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

1.8. Phát triển nguồn nhân lực

a) Triển khai đào tạo các chuyên gia cấp trung ương và các chuyên gia cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về chuyển đổi số y tế.

b) Triển khai các chương trình đào tạo về lãnh đạo chuyển đổi số trong y tế cho các lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế, các lãnh đạo Sở Y tế.

c) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao động của ngành y tế về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số y tế. Thúc đẩy việc đào tạo CNTT y tế trong các cơ sở đào tạo nhân lực y tế.

2. Phát triển Chính phủ số trong ngành y tế

Phát triển, nâng cấp các hệ thống thông tin y tế trên các nền tảng số mới nhất về truyền thông xã hội, cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công một cách đơn giản, thuận tiện trên di động, phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) để thực hiện chuyển đổi số toàn diện các mặt công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước và cung cấp trải nghiệm tốt nhất, thân thiện nhất cho người dùng, cụ thể như:

a) Triển khai, hoàn thiện các ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành điện tử, hạn chế việc sử dụng văn bản giấy, ứng dụng phát triển giao dịch điện tử, xác thực điện tử, văn phòng điện tử tại Bộ Y tế, Sở Y tế và các đơn vị trong ngành y tế.

b) Duy trì và vận hành hiệu quả Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử về thủ tục hành chính của Bộ Y tế. Nâng cấp các công nghệ triển khai các dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng di động, nâng cao trải nghiệm người dùng. Nghiên cứu, ứng dụng AI hỗ trợ trong việc thẩm định hồ sơ trực tuyến, như đăng ký thuốc trực tuyến, công bố tiêu chuẩn sản phẩm chức năng, đăng ký trang thiết bị y tế, …. .

c) Duy trì và vận hành hiệu quả Cổng công khai Y tế, Cổng công khai giá các thiết bị y tế cũng như cấu hình thiết bị y tế.

d) Phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin quốc gia về y tế bao gồm: hệ thống thông tin thống kê y tế, nhân lực y tế, tài chính y tế, khám chữa bệnh, y dược học cổ truyền, y tế dự phòng, môi trường y tế, HIV/AIDS, an toàn thực phẩm, dược phẩm, trang thiết bị và công trình y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe bà mẹ - trẻ em, khoa học công nghệ trong y học, ….

3. Phát triển kinh tế số trong ngành y tế

Phát triển kinh tế số trong y tế với trọng tâm là thúc đẩy các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế, các cơ sở khám chữa bệnh trong ngành y tế tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản trị cũng như cung cấp dịch vụ y tế, tăng cường trải nghiệm, nâng cao tiện ích cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ y tế, cụ thể:

a) Thúc đẩy và có chính sách khuyến khích các Tổ chức tài chính, Quỹ đầu tư, các nhà tài trợ cá nhân đầu tư vào lĩnh vực y tế số.

b) Các Doanh nghiệp Dược, Thực phẩm, Trang thiết bị, các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế tăng cường triển khai ứng dụng các công nghệ số trong sản xuất, quản trị doanh nghiệp, quản trị khách hàng, cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho khách hàng. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu và sản xuất Dược phẩm, Mỹ phẩm.

c) Các bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân đẩy mạnh tiến trình tiến tới bệnh viện thông minh, đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân (kể cả khi ra viện) trên nền tảng số.

d) Các Công ty công nghệ trong lĩnh vực y tế số tăng cường nghiên cứu, phát triển các nền tảng chuyển đổi số trong y tế; tạo ra các dịch vụ số hiệu quả trong ngành y tế “Make in VietNam”. Tăng cường nghiên cứu các công nghệ số phục vụ y tế như dữ liệu lớn, di động, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây. Hằng năm, Bộ Y tế tổ chức triển khai thử nghiệm, đánh giá các dịch vụ số hiệu quả theo đề xuất từ các công ty, doanh nghiệp về y tế số.

4. Phát triển xã hội số trong ngành y tế

a) Xây dựng, phát triển trung tâm đánh giá tác động và hỗ trợ chuyển đổi số trong y tế (theo hướng xã hội hóa). Trung tâm này có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị trong ngành y tế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, các đơn vị trong ngành y tế trong quá trình chuyển đổi số y tế.

b) Xây dựng mạng kết nối y tế Việt Nam để kết nối các thầy thuốc, cán bộ y tế trên toàn quốc.

c) Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các siêu ứng dụng di động (superapp) trong lĩnh vực y tế, hình thành các nhóm cộng đồng sử dụng các dịch vụ y tế trên siêu ứng dụng di động.

5. Một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trong ngành y tế

5.1 Chuyển đổi số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh, góp phần thực hiện thành công chương trình sức khỏe Việt Nam

a) Triển khai sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng” với mục tiêu mỗi người dân có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân, trên cơ sở đó được bác sĩ tư vấn, chăm sóc cho từng người dân như là bác sĩ riêng: xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân, bảo đảm mỗi một người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử và thông tin sức khỏe của người dân được cập nhật kịp thời vào hồ sơ. Phát triển cổng sức khỏe người dân, cho phép người dân có thể quản lý, tra cứu thông tin sức khỏe của mình. Phát triển các ứng dụng nhắn tin thông báo về thông tin sức khỏe cho người dân trên hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử.

b) Phát triển hệ thống tiêm chủng, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm…

c) Phát triển ứng dụng giám sát các dịch bệnh thông qua việc thu thập các dữ liệu thu thập từ tất cả các nguồn bao gồm người dân, doanh nghiệp, cơ sở y tế, mạng xã hội, các chương trình điều tra và dự báo ổ dịch thông qua các công nghệ phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo.

d) Phát triển các ứng dụng cung cấp tri thức phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân bao gồm cung cấp tri thức về phòng chống COVID-19, các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, thông tin dinh dưỡng và khai báo sức khỏe cá nhân; các thông tin về cơ sở y tế, bác sĩ, dịch vụ y tế trên môi trường di động, giúp người dân có thể tra cứu thông tin y tế dễ dàng, hiệu quả, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, kết nối với hệ tri thức Việt số hóa.

đ) Phát triển các ứng dụng thông minh cho phép cung cấp các dịch vụ theo dõi, trợ giúp, chăm sóc sức khỏe người dân từ xa, kết nối trực tuyến giữa người bệnh, các thiết bị theo dõi sức khỏe và cán bộ y tế.

e) Phát triển các hệ chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho phép người dân có thể tự kiểm tra chẩn đoán bệnh ban đầu của mình thông qua việc nhập các triệu chứng ban đầu của bệnh nhân vào hệ chuyên gia, hình thành các trợ lý ảo chăm sóc cho người dân. Triển khai tích hợp các ứng dụng có thể tự theo dõi, phát hiện ra tình trạng sức khỏe của người dân với các thiết bị gắn trên người (bao gồm thiết bị di động).

g) Xây dựng, triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã, đảm bảo đáp ứng được tất cả các nghiệp vụ của trạm y tế xã, đáp ứng các quy định tại Quyết định số 3532/QĐ-BYT ngày 12/08/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn.

h) Xây dựng, triển khai hệ thống quản lý và cổng thông tin về ngộ độc thực phẩm, phản ánh các thông tin mất an toàn vệ sinh thực phẩm, cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm cho người dân qua các ứng dụng nhắn tin di động, kết nối với thông tin kiểm nghiệm thực phẩm.

i) Triển khai thu thập thông tin môi trường qua thiết bị cảm biến trong lĩnh vực môi trường y tế.

5.2. Chuyển đổi số trong bệnh viện

a) Triển khai hệ thống phần mềm HIS, LIS, RIS/PACS, EMR tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế bảo đảm khả năng kết nối liên thông, chia sẻ, tích hợp dữ liệu, đồng thời bảo đảm khả năng kết nối liên thông với tất cả các trang thiết bị hiện có trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (máy xét nghiệm, máy chẩn đoán hình ảnh, các màn hình tương tác, các thiết bị cầm tay cá nhân, …) trên mạng nhằm nâng cao khả năng tự động hóa.

- Đồng bộ mã số định danh Y tế (ID): Sử dụng mã số BHXH của người dân để xây dựng ID y tế và triển khai thực hiện trên toàn quốc;

- Xây dựng “bệnh viện thông minh”: Các cơ sở khám, chữa bệnh căn cứ Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám, chữa bệnh để xây dựng lộ trình đáp ứng “bệnh viện thông minh” (Mức 6 của Thông tư 54).

b) Triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình quy định tại Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt.

c) Triển khai tư vấn khám chữa bệnh từ xa theo các yêu cầu tại Quyết định số 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt đề án khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 và đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

d) Triển khai hệ thống quản lý đơn thuốc điện tử quốc gia tại tất cả cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và tư nhân trên cả nước.

đ) Phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khám chữa bệnh, ưu tiên một số lĩnh vực sau:

- Xây dựng chuẩn kết nối các thiết bị liên quan đến chăm sóc sức khỏe theo nguyên lý vạn vật y tế kết nối (Internet of Medical Things - IoMT) làm nền tảng xây dựng các hệ thống chuyên gia hỗ trợ ra quyết định lâm sàng;

- Phát triển hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng kết hợp chặt chẽ và thực hiện tức thời (real-time) cùng với hồ sơ sức khỏe điện tử;

- Hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh; Hỗ trợ phẫu thuật;

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các chuyên ngành sâu như chẩn đoán hình ảnh, tim mạch, hô hấp, xương khớp, ung thư, sản nhi ….

- Các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng hệ thống dữ liệu lớn với các thuật toán phân tích nhanh hỗ trợ ra quyết định lâm sàng dựa trên trí tuệ nhân tạo;

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y dược cổ truyền.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên, chi sự nghiệp và chi đầu tư phát triển của Bộ Y tế và các Sở Y tế.

2. Kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các đơn vị sự nghiệp y tế.

3. Kinh phí từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

4. Kinh phí từ các dự án, nhiệm vụ thực hiện theo hình thức hợp tác công tư, tài trợ, giao nhiệm vụ, hình thức đặt hàng tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.

5. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Bộ Y tế thành lập Ban chỉ đạo triển khai Chương trình chuyển đổi số Y tế do Bộ trưởng làm Trưởng ban, các đồng chí Thứ trưởng làm Phó Trưởng ban, Lãnh đạo Văn phòng Bộ, các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ; một số đồng chí lãnh đạo Sở Y tế và các bệnh viện tuyến trung ương làm ủy viên Ban chỉ đạo.

1. Cục công nghệ thông tin

a) Làm đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình này.

b) Làm đầu mối phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn công nghệ thông tin y tế; triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, thống kê y tế điện tử, hệ thống các dịch vụ công trực tuyến mức 4 và hiện đại hóa hành chính cơ quan Bộ Y tế.

c) Làm đầu mối xây dựng trung tâm dữ liệu y tế và cơ sở dữ liệu y tế quốc gia.

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin xây dựng các chính sách, cơ chế tài chính cho ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin y tế.

b) Chủ trì thực hiện rà soát, sửa đổi danh mục hệ thống chỉ tiêu, hệ thống biểu mẫu, báo cáo thống kê y tế tại các tuyến. Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin trong việc triển khai thống kê y tế điện tử. Sử dụng cơ sở dữ liệu y tế quốc gia để kết xuất số liệu phục vụ cho công tác kế hoạch, quản lý ngành Y tế.

c) Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng về phân bổ nguồn vốn bảo đảm kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình.

3. Văn phòng Bộ Y tế

a) Chủ trì thực hiện nâng cấp phần mềm quản lý điều hành văn bản điện tử của Bộ Y tế, tích hợp chữ ký số trong việc ban hành văn bản, tiến tới nền hành chính không sử dụng giấy.

b) Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin trong việc triển khai cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống thông tin một cửa điện tử về thủ tục hành chính tại cơ quan Bộ Y tế.

c) Phối hợp với Cục công nghệ thông tin xây dựng, triển khai các nhiệm vụ về hiện đại hóa hành chính và quản trị y tế thông minh tại cơ quan Bộ Y tế.

4. Tổng cục Dân số

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực dân số và kế hoạch hóa gia đình.

5. Các Cục: Y tế dự phòng, An toàn thực phẩm, Môi trường y tế, phòng chống HIV-AIDS

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực: Y tế dự phòng, An toàn thực phẩm, Môi trường y tế, phòng chống HIV-AIDS.

6. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số.

b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền và các đơn vị liên quan rà soát và hoàn chỉnh các quy định về hồ sơ bệnh án, bản tóm tắt quá trình khám chữa bệnh của người bệnh khi kết thúc đợt điều trị và các hồ sơ, quy trình khám, chữa bệnh.

7. Cục Quản lý Dược

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế Dược phẩm, Mỹ phẩm.

8. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực Trang thiết bị y tế.

9. Vụ Hợp tác quốc tế

Làm đầu mối, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế trong chương trình này.

10. Các Vụ, Cục và Thanh tra Bộ

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực phụ trách theo thẩm quyền.

11. Các Sở Y tế và y tế bộ, ngành

Căn cứ vào chương trình chuyển đổi số của của Bộ Y tế, các Sở Y tế, y tế bộ ngành chủ động xây dựng chương trình chuyển đổi số y tế của địa phương, của ngành và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc lãnh đạo bộ, ngành phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi chương trình được phê duyệt.

12. Các đơn vị y tế (cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; dự phòng, dược, trang thiết bị, các trường y dược, viện nghiên cứu ….)

Chủ động xây dựng chương trình chuyển đổi số của đơn vị phù hợp nội dung trong chương trình này.

Trong quá trình thực hiện chương trình chuyển đổi số y tế, các cơ quan, đơn vị, cá nhân nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ảnh về Bộ Y tế (Cục Công nghệ thông tin) để được xem xét giải quyết kịp thời, bảo đảm thực hiện thành công chương trình chuyển đổi số y tế.

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 5316/QD-BYT

Hanoi, December 22, 2020

 

DECISION

APPROVING MEDICAL DIGITALIZATION UNTIL 2025 AND ORIENTATION TO 2030

MINISTER OF HEALTH

Pursuant to Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019 of Politburo on policies on active participation in the fourth industrial revolution;

Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Health;

Pursuant to Decision No. 749/QD-TTg dated June 3, 2020 of Prime Minister approving national digitalization program;

At request of Director General of Agency of Information and Technology,

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Decision comes into effect from the day of signing.

Article 3. Chief of the Ministry Office, Director General of Agency of Information and Technology, Director of Planning and Finance Department, Chief Ministry Inspectorate, Director General affiliated to Ministry of Health, Directors of entities affiliated to Ministry of Health, Director of Health Departments of provinces and central-affiliated cities, heads of health sector and heads of relevant entities shall implement this Decision./.

 

 

MINISTER




Nguyen Thanh Long

 

PROGRAM

FOR MEDICAL DIGITALIZATION UNTIL 2025 AND ORIENTATION TO 2030
(Attached to Decision No. 5316/QD-BYT dated December 22, 2020 of Minister of Health)

Part 1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. ACTIVE PARTICIPATION IN THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION OF VIETNAM

The fourth industrial revolution is a major trend that brings along a multitude of ground-breaking digitalization technology namely Internet of things, artificial intelligence, big data processing, cloud computing and other technologies to perform hyper-connection and integrate digitalization – physical – biological systems, between physical world and cyberspace to generate new workforce, new production relations and total digitalization in all aspects of life, from business organization, service provision, business methods to consumption, social interaction and human beings.  

In Vietnam, the fourth industrial revolution has and is impacting the economy, culture, social affairs, political, national defense, security and environment in an increasing manner of magnitude. Policies and strategies of the Communist Party and the Government have been issued to access and actively participate in the fourth industrial revolution. Documents that have been issued are:

Directive No. 16-CT/TTg dated May 4, 2017 of Prime Minister on increasing access to the fourth industrial revolution;

Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019 of Politburo on policies on active participation in the Fourth industrial revolution; Resolution No. 50/NQ-CP dated April 17, 2020 of the Government on issuance of Action program of the Government for implementing Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019 of Politburo on policies on active participation in the fourth industrial revolution;

Decision No. 749/QD-TTg dated June 3, 2020 of the Prime Minister approving “Program for national digitalization until 2025 and orientation to 2030”.

II. IMPACT OF DIGITALIZATION TO MEDICAL SECTOR

1. Medical digitalization definition

Medical digitalization refers to thorough application of information technology which prioritizes modern digital technologies which lead to positive changes to medical activities relating to healthcare.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within the fourth industrial revolution, technology advances will create connection between the physical world, digital world and biological organism world, etc. and generate means of production that is a confluence of physical world and digital world.   Typical components of the fourth industrial revolution are Cloud Computing, Big Data, Internet of Thing and smart technologies namely AI, robots, virtual reality and 3D printing.

Digitalization will impact and result in positive changes to activities of the medical sector in 3 main categories:

First, impact on leadership, management and operation of agencies and entities within medical sector, orientation to leadership methods, affair management and effective, timely and accurate decision making based on digital technologies. 

Second, direct impact on provision and access to medical services from traditional methods to methods employing digital technologies to promote rapid, timely and convenient provision and access to medical services.

Third, impact on working and communicating methods of staffs, pharmacists and medical employees, conversion from traditional working environment to digital working environment and formation of “digital pharmacists”.

III. CURRENT SITUATIONS OF DIGITALIZATION IN MEDICAL SECTOR

1. Regarding recognition, regulations and legal environment for implementation of information technology

Ministry of Health has promulgated structure framework of Ministry of Health E-Government version 1.0 in 2015; structure of Ministry of Health E-Government version 2.0 in 2019 to increase connection, integration, sharing and reuse of information and information infrastructure in a synchronized manner; increasingly direct application of information technology in administrative reform, successful and effective implementation of public services.

Ministry of Health has promulgated multiple legislative documents and guiding documents to serve as the basis for medical digitalization, namely:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Decision No. 4210/QD-BYT dated September 20, 2017 of Ministry of Health on output data standards and format in managing, assessing and paying medical examination and treatment fees under health insurance;

Circular No. 49/2017/TT-BYT dated December 28, 2017 of Ministry of Health on remote medical activities;

Circular No. 54/2017/TT-BYT dated December 29, 2017 of Ministry of Health on criteria for application of information technology at medical examination and treatment establishments;

Circular No. 46/2018/TT-BYT dated December 28, 2018 of Ministry of Health on electronic medical records;

Decision No. 4888/QD-BYT dated October 18, 2019 of Ministry of Health approving Scheme for applying and developing smart medical information technology during 2019 – 2025; Decision No. 5349/QD-BYT dated November 12, 2019 of Ministry of Health approving plans for implementing electronic health records; Decision No. 5454/QD-BYT dated September 10, 2018 of Ministry of Health approving plans for implementing electronic medical listing;  Decision No. 2153/QD-BYT dated May 25, 2020 of Ministry of Health on regulations on determination, use and management of health identification; Decision No. 3532/QD-BYT dated August 12, 2020 of Ministry of Health on developing and implementing information systems for managing medical stations of communes, wards and towns.

Ministry of Health is focusing on 3 electronic medical programs:

Program 1. Developing infrastructure and implementing electronic medical inventory to gradually form National Medical Data Center.

Program 2. Implementing electronic health records, electronic medical records and management software for medical stations of communes, wards and towns by standards.

Program 3. Developing and operating single-window public service system of Ministry of Health connecting with national single-window system and ASEAN single-window system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Health has initially developed medical data center of the Ministry and gradually developed technical infrastructure to serve concentrated storage, management and extraction of data. Currently, data center of Ministry of Health has guaranteed infrastructure of public service system, electronic medical inventory, electronic health record, data integration platform of Ministry of Health, e-mail system, electronic regulatory document management system and other important systems of the medical sector.

In local administrative divisions, multiple hospitals have developed modern technical infrastructure to meet management and data storage demands of the entities and employ electronic medical records instead of physical medical records.

3. Regarding implementation of e-Government

Ministry of Health has developed regulatory document management system and e-mail system in regulatory authorities; 100% of management of regulatory documents and e-mail is implemented on internet environment and digitally signed.

Ministry of Health publicized public service portal of Ministry of Health in 2019. By June 30, 2020, 100% of administrative procedures of Ministry of Health for implementing online public service level 4 had been completed 5 years earlier than the deadline assigned by the Government.  

Medical public portal which is the official channel of Ministry of Health has been publicized to enable the general public and enterprises to look up information regarding medication prices, medical device prices, medical material prices, diagnostic reagent prices, medical examination and treatment prices, posted prices, bidding prices, circulated products or revoked products, administrative procedure results, advertisement violations, etc. The general public has the rights to acknowledge and supervise services provided by the medical sector via the medical public portal.

Announce portal for publicizing medical device prices and medical device configuration, aim to publicize bidding price of medical device contract package on information portal to enable medical facilities which seek to procure medical devices to consult, prepare estimates to ensure transparency and fairness in procurement and bidding of medical devices.

4. Regarding application of information technology in medical sector

In recent years, the medical sector has promoted and made ground-breaking developments in application of information technology, accessing digital technologies namely internet of things, AI, virtual reality, cloud computing, mobile, big data processing, etc. Notable application of information technology in medical sector:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Second, Ministry of Health cooperates with Vietnam Social Security in successfully connecting medical examination and treatment establishments with social security authorities. By now, 99.5% of medical examination and treatment establishments nationwide have connected with assessment system of Vietnam Social Security.

Third, develop systems for remote medical examination and treatment consulting and connecting all things medical. Ministry of Health promulgated Decision No. 2628/QD-BYT dated June 22, 2020 approving Scheme for remote medical examination and treatment during 2020 – 2025. On September 25, 2020 in Hanoi, Ministry of Health held opening ceremony for 1,000 remote medical examination and treatment establishments called Telehealth.   Prime Minister Nguyen Xuan Phuc and Deputy Prime Minister Vu Duc Dam attended the ceremony.

Fourth, implement application of AI and robots in medical sector. 4 notable robotic systems are being employed in modern medicine. The da Vinci Surgical Systems, the Renaissance spinal robotic surgical guidance system, MAKOplasty surgerical robot and Rosa neurosurgery robot. Medical sector has employed “cognitive computing” for cancer treatment in hospitals. General Hospital of Phu Tho Province in 2018, General Hospital of Quang Ninh Province 2018.

Fifth, develop electronic health records. Ministry of Health promulgated Plan No. 5349/QD-BYT dated November 12, 2019 of Ministry of Health on plan for implementing electronic health records. According to this plan, multiple provinces and central-affiliated cities have initially deployed electronic health records for permanent health monitor of the general public namely Phu Tho Province, Binh Duong Province, etc.

Sixth, promote application of information technology at local medical affairs, develop unified software for managing medical stations of communes according to Decision No. 3532/QD-BYT dated August 12, 2020 of Minister of Health. Form platform for managing, connecting and sharing medical data V20.

Seventh, implement electronic nationwide medical inventory system.

Eighth, apply information technology in assisting COVID-19 epidemic management in form of deploying voluntary health declaration software (NCOVI), mandatory health declaration (Vietnam Health Declaration), Bluezone, etc.

Ninth, medical sector is implementing multiple major information systems namely Vietnam health network, PACS Cloud system, online application for medical examination and treatment and other practical applications, implementing National pharmaceutical database system, connecting with national medicine supply system; implementing national vaccination systems, etc. aiming to thoroughly digitalize the medical sector. 

Part 2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. VISION TO 2030

Vision of medical digitalization to 2030 is application of digital technology in most activities and services of the medical sector and formation of smart medical sector with 3 primary contents of smart disease prevention, smart disease treatment and smart medical administration.

II. OBJECTIVES

1. Objectives to 2025

a) Regarding objectives of developing e-Government in medical:

- Maintain 100% of level 4 online public services, 80% of which are provided on different devices, including mobile devices;

- 90% of affair documents in Ministry of Health and Departments of Health; 80% of affair documents of health authorities of districts are processed on internet environment (other than documents classified as Government secret); 

- 100% of reporting regimes, periodic reports and statistical reports in medical sector serving direct and operation of Ministry of Health are connected, integrated and shared on the National report information system;

- 80% of medical information systems requesting information sharing and connection shall be connected and bridged via appropriate platform and receiving medical data; information of the general public and enterprises digitalized and stored on national medical database are not required to be provided;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Development of digital society in medical sector

- 100% of medical facilities deploy non-cash electronic payment;

- 100% of medical examination and treatment establishments deploy remote medical examination and treatment;

- 100% of medical examination and treatment establishments apply for online medical examination and treatment;

- 100% of medical officials and employees participate in Vietnam medical network.

c) Digitalization in disease prevention and healthcare for the general public

- 100% of the general public is medically identified;

- 100% of medical officials (doctors, pharmacists, officials, employees in medical sector) are medically identified;

- 90% of the general public has electronic health records.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Digitalization in medical examination and treatment

15% of nationwide hospitals (approximately 210) digitalize successfully, deploy electronic medical records instead of physical medical records, and pay hospital fees without cash according to Circular No. 46/2018/TT-BYT dated December 28, 2018 of Ministry of Health on electronic medical records.

2. Objectives to 2030

Continue to sustainable maintain objectives achieved by 2025 and strive to achieve following objectives:

a) Regarding objectives of developing e-Government in medical:

- 100% of online public services are provided on different devices, including mobile devices;

- 100% of affair documents in Ministry of Health and Departments of Health; 90% of affair documents of health authorities of districts are processed on internet environment (other than documents classified as Government secret); 

- 100% of medical information systems requesting information sharing and connection shall be connected and bridged via appropriate platform and receiving medical data; information of the general public and enterprises digitalized and stored on national medical database are not required to be provided;

b) Maintenance of digital society development according to criteria achieved during 2021-2025.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Digitalization in medical examination and treatment

50% of nationwide hospitals (approximately 700) digitalize successfully, deploy electronic medical records instead of physical medical records, and pay hospital fees without cash according to Circular No. 46/2018/TT-BYT dated December 28, 2018 of Ministry of Health on electronic medical records.

III. PRIMARY TASKS AND SOLUTIONS

1. Platform development for digitalization

1.1. Awareness shift 

a)  Promote publicizing on mass mediate to improve awareness of regulatory agencies, medical facilities, enterprises and the general public regarding roles and benefits of medical digitalization.

b) Actively develop media programs regarding deployment of medical digitalization in general public healthcare and medical examination and treatment, including: electronic health records, remote consulting for medical examination and treatment, online medical examination and treatment, electronic medical records and other relevant categories.

c) Promote and facilitate research, creativity and experiment of digital technologies in medical sector. Form scientific research and creativity networks in developing digital technology in medical sector.

d) Organize connection, gather and promote enterprises to develop information technology in Vietnam by develop applications and digital medical platform “make in Việt Nam” (Make in Vietnam).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Praise and commend organizations and individuals earning notable achievements in medical digitalization.

1.2. Policy

Develop legislative documents, standards, regulations and payment in medical information technology, to be specific:

a) Issue regulations guiding experimentation of new digital products in medical sector; develop digital platforms in medical sector.

b) Implement and upgrade e-Government structure of Ministry of Health to serve as the basis for planning and development of information technology of the medical sector.

c) Conduct research and develop financial mechanisms and service hiring mechanisms for digital medical services. Prescribe fees for information technology services in medical examination and treatment establishments, fees for information technology services in medical service fees.

d) Develop legal corridor to enable remote medical examination and treatment and electronic prescription for the general public to ensure quick and effective access to doctors of the general public and reduction in cost and time of patient transportation.

dd) Develop and issue regulations on managing and collecting medical data. Develop Decrees on national medical databases.

e) Develop and issue regulations on connecting and bridging data among software in medical sector based on international standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Develop guidelines and regulations on electronic verification in medical sector.

i) Develop and issue regulations on ensuring safety and security; guarantee privacy of medical information on internet environment.

1.3. Development of digital medical infrastructure

Apply modern technology in deploying digital medical infrastructure. Upgrade and transfer technical infrastructure on the basis of cloud computing, converged and hyper converged serve technology, modern wired and wireless technologies. Development tasks of digital medical infrastructure consisting of:

a) Develop and upgrade technical infrastructure at national medical data center satisfying income, medical data collection and storage growth. Develop general information management system serving direction and operation of Ministry of Health.

b) Develop and upgrade infrastructure at smart medical operating center at Departments of Health and medical examination and treatment facilities.

c) Develop and upgrade technical infrastructure at medical examination and treatment facilities.

d) Based on demand and practical situations, specialized medical facilities (cardiovascular disease, respiratory, orthopedics, oncology, etc.) shall prepare projects for investing and constructing big data centers of the sectors to serve as the basis for application and development of artificial intelligence.

1.4. Development of digital medical data

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Develop, finalize and permit common use of databases commonly used within the medical sector including medical examination and treatment establishment database (electronic medical records, medical imagery, testing information), medical staff databases and other databases of nationwide medical facilities.

c) Develop databases in specialized fields of the medical sector.

d) Develop and finalize medical national databases, apply big data technologies in developing and storing medical data.  Apply analytic technology to analyze figures on medical activities promptly and accurately to predict development of health or medical condition in the community thereby developing appropriate medical management policies.

e) Develop DNA data center for Vietnamese

- Develop modern and next-gen technical infrastructure to decode genes to serve storage at Hanoi Medical University and Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy.

- Apply innovative technology namely big data and AI to develop and manage gene databases. Ensure adequate human resources to extract genetic data to serve medical prevention, examination and treatment.

1.5. Development of digital platforms in medical sector

a) Develop national integrated medical data platform to connect and share data among national medical databases, specialized medical systems and medical statistical systems;

b) Implement and develop local integrated platforms for medical data;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Develop information system platforms for hospital management;

dd) Develop platforms for remote medical examination and treatment;

e) Develop superapp platforms for providing medical services and aim towards social networks for medical services;

g) Implement and develop open medical data platforms, collect medical data from multiple sources, namely: the general public, enterprises, social network and sensor devices (IoMT – Internet of Medical Things) related to medical information and general public health information, connect with data shared from medical databases and aim towards formation of open medical data ecosystem and national medical information network.

1.6. Cyber safety and security assurance

a) Develop and implement technical systems to ensure information safety serving development of e-Government on Ministry of Health according to the Government:

- Organize cyber incident response forces;

- Develop supervision centers for national medical information safety, connect and share with National Cyber Security Center situated at Ministry of Information and Communications;  

- Medical facilities shall receive information safety supervision via supervision centers for national medical information safety;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Medical facilities shall implement information safety and security assurance for information systems of the facilities according to safety level of information systems.

c) Implement and develop digital signature certification systems for electronic medical records at hospitals;

1.7. International cooperation, research, development and innovation in cyber environment

a) Promote international cooperation, observe and learn experiences, technology and medical digitalization models in other countries.  Organize international conventions and forums to exchange and share details regarding medical digitalization. Ministry of Health shall take charge and cooperate with relevant entities in organizing at least one conference every year on new achievements and technologies in medical digitalization. Develop online exchange forums for digitalization in medical sector

b) Organize thorough cooperation with international organizations such as WB, JICA, KOIKA, ADB, EU, UNICEF, AEHIN, PATH and other international organizations, non-governmental organizations and countries in training, researching, testing and investing in solutions for digitalization in medical sector.

c) Encourage domestic enterprises and research entities to conduct research, develop and implement smart applications in medical sector.  On a periodic basis, Ministry of Health shall organize competitions involving digital medicine and smart medicine in medical sector to commend domestic organizations and individuals in medical digitalization.

d) Ministry of Health shall prioritize allocating science technology budget for research topics regarding medical digitalization and develop at least 1 ministry-level topic every year on digitalization in medical sector.  

1.8. Human resource development

a) Train experts for central governments and experts for provinces and central-affiliated cities in medical digitalization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Enhance training and improvement for officials and employees in medical sector regarding application of information technology and medical digitalization. Promote medical information technology training in medical personnel training facilities.

2. Development of e-Government in medical sector

Develop and upgrade medical information systems on the latest digital platforms regarding social media, provision of information and public administrative services on mobile in a simplified and convenient manner, Big Data Analytics, AI, virtual reality/augmented reality to thoroughly digitalize operation and leadership of regulatory authorities and provide the best and the most convenient experience for users, to be specific:

a) Implement and develop information technology applications in electronic management, operation and restriction of physical documents, applications in developing electronic transactions, electronic verification and electronic offices in Ministry of Health, Department of Health and other entities in medical sector.

b) Maintain and effectively operation public service portal and electronic single-window information system for administrative procedures of Ministry of Health. Upgrade technologies to implement online public services on mobile platforms and improve user’s experience.  Conduct research and apply AI assistance in appraising documents online such as applying for medication online, publicizing standards of functional products, applying for medical devices, etc. .

c) Maintain and effectively operate public medical portal and public portal for publicizing prices and configuration of medical devices.

d) Develop and finalize national medical information systems including: information systems for medical statistic, medical personnel, medical finance, medical examination and treatment, traditional medicine and pharmacy, preventive medicine, health environment, HIV/AIDS, food safety, pharmaceuticals, medical devices and works, population – family planning, pediatric and maternal health, technology science in medicine, etc.

3. Development of digital economy in medical sector

Develop digital economy in medical sector by focusing on encouraging medical enterprises and medical examination and treatment to increase application of digitalization in management affairs and provision of medical services, improve experience and features for the general public, enterprises and medical officials, to be specific:  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Pharmaceutical, food, equipment and medical-related enterprises shall enhance application of digital technologies in manufacturing, managing enterprises, managing customers and providing online services for customers. Apply AI in conducting research and manufacturing pharmaceuticals and cosmetics.

c) Public and private hospitals shall promote their progress towards smart hospitals, promote provision of medical examination and treatment services and patient care services (even when the patients are discharged from hospitals) on digital platforms.

d) Technology enterprises related to digital medicine shall increase research and development of medical digitalization platforms; create effective digital services in “Make in Vietnam” medical sector. Enhance research for digital technologies serving medical-related issues namely big data, mobile, AI, and cloud computing. On a yearly basis, Ministry of Health shall organize experimentation and assessment of effective digital services according to recommendations of enterprises related to digital medicine.

4. Development of digital society in medical sector

a) Implement and develop centers for impact assessment and medical digitalization assistance (aiming towards increasing private sector involvement). These centers are responsible for cooperating with medical entities in assisting the general public, enterprises and other medical entities in medical digitalization.

b) Develop Vietnam medical network to connect nationwide pharmacists and medical officials.

c) Encourage enterprises in developing superapps in medical sector and form medical service communities on superapps.

5. Fields to be prioritized in medical digitalization

5.1. Digitalization in healthcare and disease prevention to successfully implement Vietnam health program

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Develop systems for vaccination, infectious diseases, non-communicable diseases, etc.

c) Develop applications for supervising diseases by collecting data from all sources including the general public, enterprises, medical facilities, social network, epidemic hotspot inspection and prediction programs via big data analytic technologies and AI.

d) Develop applications to provide knowledge on disease prevention, disease examination and treatment and healthcare including understanding on COVID-19 epidemic management, infectious diseases, non-communicable diseases, nutrition information and individual health declaration; information on medical facilities, doctors and medical services on mobile devices, assist the general public in looking up medical information easily, effectively, promptly and conveniently and connecting with digital Vietnamese knowledge system. 

dd) Develop smart applications permitting provision of remote monitor, assistance and healthcare services and online connection among patients, health monitor devices and medical officials.

e) Develop expert systems in medical sector allowing the general public to perform initial self-examination for their conditions by inputting patients’ initial symptoms in expert systems and forming virtual assistance for the general public.    Develop integration of applications which are capable of monitoring and detecting health or medical conditions of the general public via devices attached to the body (including mobile devices).

g) Develop and implement software for managing medical stations of communes in a manner that satisfies all operations of the medical stations of communes and Decision No. 3532/QD-BYT dated August 12, 2020 of Minister of Health on development and implementation of information systems for managing medical stations of communes, wards and towns.

h) Develop and implement management systems and information portal on food poisoning, reflect information on loss of food safety and hygiene and quick warning on food safety for the general public via mobile messaging services, and connect with food testing results.

i) Collect environmental information via sensory devices in health environment sector.

5.2. Digitalization in hospitals

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Synchronize medical ID code: Employ social insurance code of the general public to develop medical ID and implement on a nationwide scale;

- Develop “bệnh viện thông minh” (smart hospitals): Medical examination and treatment establishments shall rely on Circular No. 54/2017/TT-BYT dated December 29, 2017 of Ministry of Health on criteria for applying information technology at medical examination and treatment establishments to develop roadmap satisfying “smart hospitals” (Level 6 according to Circular No. 54/2017/TT-BYT).

b) Implement electronic medical records at all medical examination and treatment establishments according to roadmap prescribed under Circular No. 46/2018/TT-BYT dated December 28, 2018 of Ministry of Health on electronic medical records, moving towards non-physical medical records and non-cash payments for electronic hospital fees.

c) Implement remote medical consulting, examination and treatment according to Decision No. 2628/QD-BYT dated June 22, 2020 of Minister of Health on approving schemes for medical examination and treatment during 2020 – 2025 and application for online medical examination and treatment at medical examination and treatment establishments.

d) Implement national prescription management systems at all public and private medical examination and treatment establishments.

dd) Develop applications employing AI in medical examination and treatment and prioritize following sectors:

- Develop standards for connecting healthcare-related devices based on Internet of Medical Things (IoMT) principles to serve as the foundation for develop expert assistance systems for making clinical decisions;

- Develop assistance system for making clinical decisions, closely cooperate and implement in real-time together with electronic health records;

- Assist medical imaging; Assist surgeries;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Medical examination and treatment establishments shall develop big data systems with rapid analytic algorithm to assist clinical decision making based on AI;

- Apply AI in traditional medicine.

IV. EXPENDITURE ON IMPLEMENTATION

1. State funding including recurrent expenditure, occupational expenditure and investment, development expenditure of Ministry of Health and Departments of Health.

2. Other balanced and mobilized expenditure of medical service providers.

3. Expenditure from funding sources of official development assistance (ODA).

4. Expenditure from projects and tasks implemented in form of public-private collaboration, financing, and order placement methods depending on specific tasks.

5. Other legal funding sources.

V. IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Department of Information Technology

a) acting contact point to assist Minister of Health in directing implementation of this Program.

b) acting contact point to cooperate with Department of Legal Affairs and relevant entities in developing legislative documents, standards and regulations on medical information technology; implementing electronic health records, electronic medical statistic, and level 4 online public service systems and modernizing agencies affiliated to Ministry of Health.

c) acting contact point to develop medical data centers and national medical databases.

2. Department of Planning - Finance

a) taking charge and cooperating with Department of Information Technology in developing financial policies and mechanisms for application and development of medical information technology.

b) taking charge reviewing and revising list of criteria systems, schedule systems and medical statistical reports at all administrative division levels. Cooperating with Department of Information and Technology in implementing electronic medical statistic. Employing national medical databases to extract figures serving management and planning affairs in medical sector.

c) advising and requesting the Minister to allocate funding sources to guarantee expenditure on implementing tasks of the Program.

3. Office of Ministry of Health

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) cooperating with Department of Information Technology in implementing online public service portal and electronic single-window information systems for administrative procedures at agencies affiliated to Ministry of Health.

c) cooperating with Department of Information Technology in developing and implementing tasks regarding administration modernization and smart medical management at agencies affiliated to Ministry of Health.

4. General Office for Population and Family Planning

Taking charge and cooperating with relevant entities in directing digitalization in population and family planning sectors.

5. Preventive Medicine Department, Food Safety Department, Agency of Health Environment and Administration for HIV/AIDS Control

Taking charge and cooperating with relevant entities in directing digitalization in preventive medicine, food safety, health environment and HIV/AIDS control.

6. Vietnam Administration of Medical Services

a) taking charge and cooperating with Maternal and Child Health Department and Traditional Medicine Administration of Vietnam in directing medical examination and treatment establishments to promote digitalization.

b) taking charge and cooperating with Maternal and Child Health Department, Traditional Medicine Administration of Vietnam and relevant entities in reviewing and amending regulations on medical records, summary of medical examination and treatment process of patients at the end of treatment periods and procedures, documents on medical examination and treatment. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Taking charge and cooperating with relevant entities in directing digitalization in pharmaceutical and cosmetics sectors.

8. Department of Medical Equipment and Health Works

Taking charge and cooperating with relevant entities in directing digitalization in medical equipment and health works.

9. Department of International Cooperation

Acting as contact point and cooperating with Department of Information Technology in implementing provisions related to international cooperation in this Program.

10. Departments, General Departments and Ministry Inspectorates

Developing plans and directing digitalization within their fields according to assigned functions and tasks.

11. Departments of Health and medical entities of ministries

Based on digitalization program of Ministry of Health, Departments of Health and health agencies of ministries shall actively develop medical digitalization programs of local governments and ministries and request Chairpersons of People’s Committees of provinces or heads of ministries to approve and organize implementation once programs are approved.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Actively developing digitalization programs conforming to this Program.

Difficulties that arise during the implementation of should be reported to the Ministry of Health (Department of Information Technology) for consideration and solution.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 5316/QĐ-BYT ngày 22/12/2020 về phê duyệt chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.210

DMCA.com Protection Status
IP: 123.25.31.89
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!