BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5154/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 11
tháng 12 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM
HIV BẰNG THUỐC KHÁNG HIV (PREP), GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật phòng, chống vi
rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày
29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số
75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số
1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược
quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn
Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục
phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch điều trị dự
phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP), giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3:
Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng
Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế; Giám đốc
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Website Bộ Y tế;
- Lưu: VT, AIDS.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên
|
KẾ HOẠCH
ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV BẰNG THUỐC KHÁNG HIV
(PREP) GIAI ĐOẠN 2021-2025
I. SỰ CẦN
THIẾT
Trên thế giới, các bằng chứng
khoa học đã chứng minh hiệu quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc
ARV (PrEP). Những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV tuân thủ uống thuốc ARV hằng
ngày có thể giảm nguy cơ lây nhiễm trên 90%. Vì vậy, năm 2015, Tổ chức Y tế đã
khuyến cáo các quốc gia cần triển khai cung cấp dịch vụ điều trị PrEP cho nhóm
quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV như nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
(MSM), người chuyển giới (TW), người tiêm chích ma tuý (TCMT), bạn tình âm tính
của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc người nhiễm HIV đã điều trị ARV có tải
lượng HIV từ 200 bản sao/ml máu trở lên.
Tại Việt Nam, tính đến tháng
9/2020, toàn quốc có trên 212.000 người nhiễm HIV được phát hiện và đang còn sống,
trong đó 150.984 người nhiễm HIV hiện đang điều trị ARV tại 446 cơ sở điều trị
HIV/AIDS, 39 trại giam, trại tạm giam, trung tâm giáo dục bắt buộc và 652 trạm
y tế xã, phường cấp phát thuốc ARV. Trung bình mỗi năm có khoảng hơn 10.000 trường
hợp được phát hiện mới nhiễm HIV. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV giảm ở nhóm TCMT và phụ
nữ bán dâm nhưng tăng nhanh ở nhóm MSM (từ 3,95% năm 2011 lên 5,1% năm 2015,
11,36% năm 2018 và 13,85% năm 2019 ). Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM khác
nhau ở các tỉnh, thành phố nhưng thường tập trung ở các khu vực đô thị, các tỉnh,
thành phố lớn hoặc các tỉnh du lịch như Cần Thơ (20,3%), Thành phố Hồ Chí Minh
13,8%, Bà Rịa Vũng Tàu 16%, Khánh Hòa 14,6%, Hải Phòng 5,3%. Theo nghiên cứu của
Viện Y tế toàn cầu, Đại học Washington, Mỹ năm 2019, ở 05 tỉnh, thành phố của
Việt Nam gồm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Khánh Hòa và Kiên Giang, từ năm 2017
- 2050, ước tính sẽ có khoảng trên 107.000 ca nhiễm HIV mới trong nhóm quần thể
có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Nếu độ bao phủ điều trị PrEP đạt 60% thì sẽ giảm
được 48% tỉ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm này (dự phòng được 55.640 ca nhiễm mới/cỡ
mẫu 107.000 ca).
Ngày 28/9/2018, Bộ trưởng Bộ Y
tế đã ban hành Quyết định số 5866/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch điều trị dự
phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2018 - 2020. Đến
30/9/2020, điều trị PrEP đã được triển khai tại 27 tỉnh, thành phố với 111 cơ sở
(83 cơ sở nhà nước và 28 cơ sở tư nhân), 13.625 khách hàng sử dụng dịch vụ điều
trị PrEP. Trong số 13.625 khách hàng điều trị PrEP có 78% khách hàng là MSM,
hơn 50% khách hàng hiện đang điều trị tại 28 cơ sở y tế tư nhân. Qua theo dõi gần
2 năm triển khai điều trị PrEP chỉ có 8 khách hàng có kết quả xét nghiệm HIV
dương tính do không tuân thủ điều trị, không có khách hàng nào bị nhiễm HIV khi
tuân thủ điều trị tốt. Nếu so với nghiên cứu của Trường đại học Y Hà Nội qua theo
dõi 1.498 MSM không điều trị PrEP sau 12 tháng có 56 trường hợp MSM dương tính
với HIV (chiếm tỷ lệ 3,73%) thì việc triển khai điều trị dự phòng trước phơi
nhiễm PrEP đã làm giảm tới hơn 98% ca nhiễm HIV. Các nghiên cứu trên thế giới
cũng cho thấy điều trị PrEP làm giảm lây nhiễm HIV đến 86% ở nhóm nam quan hệ
tình dục đồng giới (nghiên cứu IPERGAY và PROUD), làm giảm lây nhiễm HIV đến
75% ở nhóm cặp bạn tình dị nhiễm (nghiên cứu Partners PrEP), làm giảm lây nhiễm
HIV đến 62% ở nhóm quan hệ tình dục khác giới (nghiên cứu TDF2).
Trong bối cảnh hình thái dịch
HIV của Việt Nam chuyển sang lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và nhóm MSM
được coi là nhóm nguy cơ chính gây dịch HIV ở Việt Nam trong thời gian tới,
ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1246/QĐ -TTg về việc
phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, trong đó có
chỉ tiêu “Tỷ lệ người nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) được điều trị dự
phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) đạt 30% vào năm 2025 và 40%
vào năm 2030”. Với những lý do trên, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch Điều trị dự
phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025.
II. CƠ SỞ
PHÁP LÝ
Luật Phòng, chống nhiễm vi rút
gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 64/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
ở người (HIV/AIDS) Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 16/11/2020;
Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch
bệnh AIDS vào năm 2030 theo Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng
Chính phủ;
Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày
20/11/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS;
Quyết định số 5866/QĐ-BYT ngày
28/9/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi
nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2018 - 2020.
III. KẾ HOẠCH
ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM BẰNG THUỐC ARV
1. Mục
tiêu chung
Đẩy mạnh các hoạt động điều trị
dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho những người có hành vi
nguy cơ cao lây nhiễm HIV để giảm số người nhiễm mới, hướng tới chấm dứt dịch bệnh
AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.
2. Mục
tiêu cụ thể
2.1. Mở rộng độ bao phủ và đa dạng
hóa các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP phù hợp với tình hình thực tế đến tất cả
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đảm bảo khách hàng được tiếp cận dễ
dàng, thuận lợi.
2.2. Bảo đảm và nâng cao chất
lượng cung cấp dịch vụ PrEP thông qua các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP toàn diện,
thân thiện, hướng tới sự hài lòng của khách hàng.
2.3. Tăng cường các hoạt động
truyền thông tạo cầu, đa dạng hóa các kênh thông tin và xây dựng nội dung truyền
thông phù hợp với đặc điểm của từng nhóm quần thể có hành vi nguy cơ cao, nhằm
tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ PrEP của các nhóm đối tượng này.
2.4. Thiết lập mạng lưới giám
sát, báo cáo điều trị PrEP lồng ghép vào mạng lưới giám sát, báo cáo phòng, chống
HIV/AIDS, bảo đảm kết nối các dịch vụ để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách
hàng.
2.5. Thiết lập cơ chế tài chính
bền vững cho công tác điều trị PrEP.
3. Chỉ
tiêu
3.1. Tỷ lệ người MSM được điều
trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) đạt 30% vào năm 2025.
3.2. Số khách hàng có nguy cơ
cao nhiễm HIV được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) ít
nhất 1 lần đạt 72.000 người vào năm 2025.
3.3. Tỷ lệ khách hàng duy trì
điều trị PrEP sau 3 tháng đạt trên 80% vào năm 2025.
3.4. 100% các tỉnh, thành phố
triển khai điều trị PrEP và được lồng ghép vào chương trình phòng, chống
HIV/AIDS của địa phương, các số liệu báo cáo về PrEP được lồng ghép vào hệ thống
giám sát, báo cáo chung về HIV để theo dõi tình hình dịch HIV và đánh giá hiệu
quả các hoạt động điều trị PrEP.
4. Thời
gian và địa bàn triển khai
Năm 2021, tiếp tục duy trì điều
trị PrEP tại 27 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh,
Hải Phòng, Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền
Giang, Tây Ninh, Sơn La, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định,
Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc
Trăng, Cà Mau, Bến Tre. Đồng thời căn cứ theo tình hình thực tế, Cục Phòng, chống
HIV/AIDS thống nhất với các tỉnh, thành phố quyết định mở rộng địa bàn triển
khai PrEP sang các tỉnh, thành phố khác có nhu cầu.
Năm 2022-2025: Mở rộng địa bàn
triển khai PrEP tại 63/63 tỉnh, thành phố. Cục Phòng, chống HIV/AIDS thống nhất
với Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ phù hợp với
tình hình thực tế của từng địa phương.
5. Gói dịch
vụ PrEP, mô hình triển khai
5.1. Gói dịch vụ PrEP
Gói dịch vụ điều trị dự phòng
trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP), bao gồm:
Tư vấn xét nghiệm HIV cho đối
tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV;
Điều trị dự phòng trước phơi
nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP);
Hỗ trợ tuân thủ điều trị PrEP
và duy trì điều trị PrEP;
Sàng lọc một số bệnh lây truyền
qua đường tình dục thường gặp (Lậu, giang mai, Chlamydia) và kết nối điều trị;
Sàng lọc viêm gan B, C và kết nối
điều trị;
Cung cấp các vật dụng can thiệp
dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, bơm kim tiêm, chất bôi trơn (kết hợp với
chương trình can thiệp giảm hại);
Các dịch vụ được cung cấp phải
thân thiện và hướng tới sự hài lòng của khách hàng;
Truyền thông huy động cộng đồng
và giảm kỳ thị, phân biệt đối xử trong nhóm khách hàng dùng PrEP.
5.2. Mô hình cung cấp dịch vụ
Đa dạng hóa các loại hình cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ PrEP phù hợp từ trung ương đến địa phương
như bệnh viện; phòng khám đa khoa; phòng khám chuyên khoa; phòng khám điều trị
HIV/AIDS; phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng; cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe
tại nhà; trạm xá, trạm y tế cấp xã; cơ sở y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức,...
Khuyến khích các cơ sở y tế tư
nhân trong cung cấp dịch vụ PrEP. Khi các cơ sở y tế tư nhân nhận hỗ trợ từ các
chương trình dự án tài trợ để cung cấp dịch vụ PrEP miễn phí, cần có bản cam kết
với cơ quan y tế đầu mối triển khai chương trình, dự án tại địa phương để bảo đảm
các dịch vụ PrEP triển khai miễn phí theo đúng quy định của nhà tài trợ và các
quy định pháp luật của Việt Nam.
Các cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP
cần có các hoạt động kết nối với cộng đồng người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV
(đặc biệt là nhóm MSM, nhóm TW, nhóm bị bệnh lây truyền qua đường tình dục,
nhóm TCMT, nhóm phụ nữ bán dâm…) và cơ quan đầu mối chương trình phòng, chống
HIV/AIDS trên địa bàn để bảo đảm việc cung cấp dịch vụ PrEP hiệu quả, khách
hàng nhận được gói dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS toàn diện và giúp theo dõi,
đánh giá chương trình.
5.3. Điều kiện cơ sở thực hiện
điều trị PrEP
Là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động. Điều kiện các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh được cấp giấy hoạt động tuân theo các quy định của Thông tư số
01/2016/VBHN-BYT ngày 26/02/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề
đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh như: Điều 23 (Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với
bệnh viện), Điều 24 (Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với
phòng khám đa khoa), Điều 25 (Điều kiện cấp giấy phép hoạt động
đối với phòng khám chuyên khoa), Điều 25a (Phòng khám tư vấn
và điều trị dự phòng), Điều 33 (Điều kiện cấp giấy phép hoạt
động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà), Điều 36
(Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã), Điều 37 (Cơ sở y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức) và các quy định
pháp luật khác liên quan.
Về phạm vi hoạt động chuyên
môn: Phù hợp với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan y tế
có thẩm quyền cấp trong giấy phép hoạt động. Đối với phạm vi hoạt động chuyên
môn của Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng thực hiện theo quy định tại Điều 1, Khoản 14, điểm 1, 2, 3, 4 Thông tư số 41/2015/TT-BYT
ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế và văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BYT ngày 26/2/2016 (Điều 25a) của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề
và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Về thực hiện các kỹ thuật
chuyên môn: Là những người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được cấp có thẩm quyền
cấp chứng chỉ hành nghề và có chứng nhận đã qua tập huấn về điều trị PrEP hoặc
giấy chứng nhận đã qua tập huấn về điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Đảm bảo đủ điều
kiện thực hiện kỹ thuật chuyên môn theo quy định tại Khoản 1,
Điều 11, Nghị định số 155/2018/NĐ -CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Về quy trình chuyên môn: Thực
hiện điều trị PrEP theo quy định tại mục 1, Chương III, Hướng dẫn
Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được ban hành tại Quyết định 5456/QĐ-BYT ngày
20/11/2019 của Bộ Y tế.
6. Nội dung
hoạt động
6.1. Mở rộng độ bao phủ
cung cấp dịch vụ điều trị PrEP
Mở rộng đối tượng điều trị PrEP
tới các khách hàng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, trong đó tập trung chủ yếu cho
nhóm MSM, bạn tình âm tính của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc mới điều
trị ARV hoặc đã điều trị ARV nhưng kết quả xét nghiệm tải lượng HIV trên 200 tế
bào/ml, chuyển giới nữ, phụ nữ bán dâm, TCMT và các nhóm có nhu cầu sử dụng dịch
vụ PrEP.
Bảng
1. Dự kiến số khách hàng điều trị PrEP theo nhóm đối tượng giai đoạn 2021 – 2025
Đối tượng
|
Kết quả đến 30/6/2020
|
Chỉ tiêu đến 12/2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
SDCs
|
1.594
|
1.836
|
4.560
|
4.908
|
5.256
|
5.604
|
5.952
|
FSWs
|
175
|
612
|
1.520
|
1.662
|
1.804
|
1.947
|
2.089
|
MSM
|
7.846
|
11.169
|
27.740
|
33.531
|
39.322
|
45.113
|
50.704
|
TW
|
353
|
1.397
|
2.794
|
4.191
|
5.588
|
6.986
|
8.518
|
PWID
|
87
|
286
|
1.386
|
2.208
|
3.029
|
3.851
|
4.738
|
Tổng số
|
10.055
|
15.300
|
38.000
|
46.500
|
55.000
|
63.500
|
72.000
|
Ghi chú: 1)
SDCs: Bạn tình âm tính của người nhiễm HIV; 2) FSWs: Phụ nữ bán dâm; 3) MSM: Nam
quan hệ tình dục đồng giới nam; 4) TW: Chuyển giới nữ; 5) PWID: Người tiêm
chích ma túy.
Mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ
PrEP, bảo đảm tính liên tục và dễ tiếp cận của dịch vụ. Triển khai các mô hình
điều trị phù hợp với đặc điểm tình hình dịch, các đối tượng có hành vi nguy cơ
cao lây nhiễm HIV và điều kiện địa lý của địa phương nhằm tăng số khách hàng được
tiếp cận với dịch vụ điều trị PrEP.
Lồng ghép và đa dạng hóa các
hình thức cung cấp dịch vụ PrEP: Nhà nước, tư nhân, phòng khám đa khoa, chuyên
khoa truyền nhiễm, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, phòng khám điều trị
HIV/AIDS, phòng khám điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các Viện,
trường Đại học Y, Trung tâm Y tế, Trạm Y tế xã/phường/thị trấn… phù hợp.
Thí điểm, triển khai các mô
hình mới cung cấp dịch vụ PrEP như cấp phát thuốc PrEP tại các hiệu thuốc, cung
cấp điều trị PrEP lưu động, điều trị PrEP từ xa (PrEP online), mô hình cung cấp
dịch vụ điều trị PrEP toàn diện. Thí điểm và từng bước mở rộng tiếp thị xã hội
dịch vụ PrEP cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ và
kết nối chuyển gửi khách hàng hiệu quả từ các cơ sở có lượng khách hàng có nguy
cơ cao lây nhiễm HIV như: Cơ sở điều trị Methadone, tư vấn xét nghiệm HIV
(khách hàng xét nghiệm HIV âm tính), bệnh nhân điều trị các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, điều trị ARV (cặp dị nhiễm), chương trình bao cao su, bơm kim
tiêm, chất bôi trơn đến với cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị PrEP.
Bảng
2. Dự kiến số khách hàng điều trị PrEP theo từng tỉnh, thành phố giai đoạn
2021-2025
STT
|
Tỉnh/Thành phố
|
Số khách hàng đến 30/6/2020
|
Chỉ tiêu 12/2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
1
|
An Giang
|
11
|
1.180
|
1.180
|
1.325
|
1.590
|
1.770
|
1.920
|
2
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
70
|
200
|
970
|
1.020
|
1.250
|
1.450
|
1.650
|
3
|
Bắc Giang
|
|
235
|
235
|
294
|
353
|
403
|
453
|
4
|
Bắc Kạn
|
|
|
|
35
|
55
|
82
|
122
|
5
|
Bạc Liêu
|
|
|
|
189
|
372
|
554
|
773
|
6
|
Bắc Ninh
|
7
|
190
|
190
|
238
|
285
|
335
|
385
|
7
|
Bến Tre
|
|
|
|
297
|
464
|
689
|
874
|
8
|
Bình Định
|
|
|
|
158
|
246
|
366
|
543
|
9
|
Bình Dương
|
128
|
150
|
1.268
|
1.268
|
1.468
|
1.668
|
1.968
|
10
|
Bình Phước
|
|
|
|
404
|
786
|
1169
|
1437
|
11
|
Bình Thuận
|
|
|
|
140
|
218
|
324
|
482
|
12
|
Cà Mau
|
33
|
420
|
420
|
525
|
630
|
750
|
850
|
13
|
Cần Thơ
|
403
|
1.730
|
1.730
|
2.163
|
2.595
|
3.095
|
3.245
|
14
|
Cao Bằng
|
|
|
|
63
|
98
|
145
|
216
|
15
|
Đà Nẵng
|
|
|
|
596
|
1209
|
1847
|
2036
|
16
|
Đắk Lắk
|
|
|
|
343
|
690
|
1027
|
1375
|
17
|
Đắk Nông
|
|
|
|
126
|
196
|
292
|
434
|
18
|
Điện Biên
|
|
|
|
70
|
109
|
162
|
240
|
19
|
Đồng Nai
|
354
|
200
|
3.000
|
3.000
|
3.000
|
3.000
|
3.000
|
20
|
Đồng Tháp
|
|
560
|
560
|
700
|
840
|
1000
|
1140
|
21
|
Gia Lai
|
|
|
|
211
|
485
|
721
|
921
|
22
|
Hà Giang
|
|
|
|
99
|
154
|
230
|
341
|
23
|
Hà Nam
|
|
|
|
100
|
223
|
232
|
345
|
24
|
Hà Nội
|
2.433
|
2.500
|
7.680
|
8.091
|
8.502
|
8.913
|
9.324
|
25
|
Hà Tĩnh
|
|
|
|
188
|
372
|
475
|
672
|
26
|
Hải Dương
|
14
|
285
|
285
|
356
|
428
|
528
|
628
|
27
|
Hải Phòng
|
331
|
200
|
1.392
|
1.413
|
1.564
|
1.764
|
1.964
|
28
|
Hậu Giang
|
|
|
|
199
|
310
|
461
|
685
|
29
|
Hòa Bình
|
|
|
|
89
|
139
|
207
|
307
|
30
|
Hưng Yên
|
|
|
|
149
|
233
|
347
|
515
|
31
|
Khánh Hòa
|
3
|
520
|
520
|
650
|
900
|
1.150
|
1.300
|
32
|
Kiên Giang
|
2
|
620
|
620
|
775
|
930
|
1.030
|
1.130
|
33
|
Kon Tum
|
|
|
|
107
|
167
|
249
|
369
|
34
|
Lai Châu
|
|
|
|
52
|
81
|
121
|
179
|
35
|
Lâm Đồng
|
|
|
|
214
|
478
|
636
|
845
|
36
|
Lạng Sơn
|
|
|
|
89
|
168
|
205
|
305
|
37
|
Lào Cai
|
|
|
|
83
|
159
|
192
|
285
|
38
|
Long An
|
116
|
200
|
888
|
968
|
1.038
|
1.137
|
1.187
|
39
|
Nam Định
|
25
|
320
|
320
|
400
|
480
|
560
|
590
|
40
|
Nghệ An
|
1
|
520
|
520
|
650
|
880
|
1.080
|
1.180
|
41
|
Ninh Bình
|
|
|
|
124
|
193
|
288
|
427
|
42
|
Ninh Thuận
|
|
|
|
68
|
107
|
159
|
236
|
43
|
Phú Thọ
|
|
|
|
139
|
217
|
322
|
478
|
44
|
Phú Yên
|
|
|
|
97
|
152
|
226
|
335
|
45
|
Quảng Bình
|
|
|
|
171
|
266
|
396
|
589
|
46
|
Quảng Nam
|
|
|
|
153
|
238
|
354
|
481
|
47
|
Quảng Ngãi
|
|
|
|
130
|
202
|
301
|
447
|
48
|
Quảng Ninh
|
58
|
100
|
300
|
360
|
460
|
610
|
810
|
49
|
Quảng Trị
|
|
|
|
119
|
216
|
276
|
360
|
50
|
Sóc Trăng
|
47
|
450
|
450
|
563
|
675
|
828
|
875
|
51
|
Sơn La
|
|
195
|
195
|
244
|
293
|
343
|
393
|
52
|
Tây Ninh
|
27
|
100
|
300
|
350
|
400
|
500
|
600
|
53
|
Thái Bình
|
19
|
275
|
275
|
344
|
413
|
463
|
513
|
54
|
Thái Nguyên
|
54
|
200
|
300
|
400
|
650
|
750
|
800
|
55
|
Thanh Hóa
|
125
|
500
|
500
|
625
|
880
|
1030
|
1080
|
56
|
Thừa Thiên Huế
|
|
|
|
178
|
356
|
530
|
637
|
57
|
Tiền Giang
|
65
|
50
|
400
|
420
|
500
|
570
|
794
|
58
|
TP Hồ Chí Minh
|
5.789
|
3.400
|
13.502
|
13.502
|
13.502
|
13.502
|
13.502
|
59
|
Trà Vinh
|
|
|
|
209
|
403
|
600
|
741
|
60
|
Tuyên Quang
|
|
|
|
85
|
132
|
197
|
292
|
61
|
Vĩnh Long
|
|
|
|
168
|
263
|
391
|
581
|
62
|
Vĩnh Phúc
|
|
|
|
138
|
215
|
320
|
475
|
63
|
Yên Bái
|
|
|
|
81
|
122
|
181
|
339
|
|
Tổng cộng
|
10.115
|
15.300
|
38.000
|
46.500
|
55.000
|
63.500
|
72.000
|
Ghi chú: Số liệu
khách hàng điều trị PrEP có thể thay đổi theo tình hình thực tế của địa phương.
6.2. Nâng cao chất lượng
điều trị PrEP
Chuẩn hóa các quy trình, quy
chuẩn kỹ thuật chuyên môn liên quan đến cung cấp dịch vụ PrEP cho các hình thức
điều trị khác nhau (PrEP hằng ngày, PrEP theo tình huống), các khách hàng khác
nhau (MSM, cặp bạn tình dị nhiễm, TCMT…), chuẩn hóa gói cung cấp dịch vụ điều
trị PrEP.
Triển khai các biện pháp quản
lý ca bệnh, theo dõi, hỗ trợ tuân thủ và duy trì điều trị PrEP.
Triển khai các hoạt động bảo đảm
chất lượng và cải thiện chất lượng (PrEPqual), lồng ghép với quản lý chất lượng
bệnh viện. Xây dựng các phòng khám thân thiện, không kỳ thị, phân biệt đối xử với
khách hàng điều trị PrEP, bảo đảm tính bí mật, riêng tư của khách hàng.
Triển khai các hoạt động cảnh
giác dược ở khách hàng điều trị PrEP.
Triển khai tốt việc chuyển gửi,
kết nối điều trị giữa điều trị PrEP với chẩn đoán, điều trị các bệnh phối hợp
như viêm gan vi rút B, C, bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai,
Chlamydia), điều trị nghiện các chất dạng thuốc nghiện bằng methadone, điều trị
nội tiết cho khách hàng chuyển giới…
Nghiên cứu, thí điểm và ứng dụng
các thuốc điều trị dự phòng mới có hiệu quả cao như thuốc tiêm bắp tác dụng kéo
dài (Long-Cab: Cabotegravir), miếng dán hấp thu chậm (micro array patch), thuốc
có hoạt chất mới (TAF/FTC), các mô hình sáng kiến mới về điều trị PrEP.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong điều trị PrEP:
- Ứng dụng công nghệ thông tin
trong cung cấp dịch vụ điều trị PrEP (tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, bệnh án điện
tử, kê đơn thuốc từ xa…), lồng ghép với Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành y tế. Xây dựng và mở rộng các cổng thông tin, dịch vụ trực tuyến về
điều trị PrEP hoặc lồng ghép cung cấp dịch vụ PrEP trực tuyến với các dịch vụ y
tế trực tuyến sẵn có tại các cơ sở điều trị.
- Từng bước xây dựng và hoàn
thiện hệ thống quản lý điện tử trong theo dõi khách hàng điều trị PrEP tại cơ sở
y tế.
- Phát triển và mở rộng các ứng
dụng trên máy tính, điện thoại thông minh nhằm tiếp cận nhóm khách hàng có nguy
cơ cao nhiễm HIV như phát triển các ứng dụng điện thoại, các diễn đàn… Đồng thời
tạo môi trường cho nhóm đối tượng khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV đã sử dụng
dịch vụ và chưa sử dụng dịch vụ có thể kết nối, chia sẻ và trao đổi thông tin về
dịch vụ PrEP.
6.3. Nâng cao năng lực điều
trị PrEP cho cán bộ tại các tuyến
6.3.1. Đào tạo, tập huấn, hội
nghị, hội thảo về điều trị PrEP
Tổ chức các khoá đào tạo/tập huấn
cơ bản, nâng cao cho đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ, nhân viên tư vấn về điều trị
PrEP.
Tổ chức các khoá đào tạo/tập huấn
giới thiệu về điều trị PrEP cho đội ngũ cán bộ y tế các chuyên ngành khác để giới
thiệu, kết nối, chuyển gửi khách hàng có nhu cầu điều trị PrEP.
Tổ chức các khoá đào tạo/tập huấn
kết nối giữa cơ sở điều trị PrEP với các nhóm tại cộng đồng trong việc phối hợp
triển khai, giới thiệu dịch vụ cho khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV và phối
hợp giữa cơ sở y tế với các nhóm cộng đồng trong việc hỗ trợ khách hàng tuân thủ
điều trị và duy trì điều trị PrEP.
Tổ chức các khoá đào tạo/tập huấn
về theo dõi, quản lý cơ sở dữ liệu về điều trị PrEP tại cơ sở y tế.
Tổ chức các khóa tập huấn tăng
cường truyền thông tạo cầu, kỹ năng tư vấn và can thiệp lạm dụng chất kích
thích dạng Amphetamin cho các nhóm đích.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo
sơ kết, tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật các kiến thức mới về điều trị
PrEP.
6.3.2. Hỗ trợ kỹ thuật
triển khai cung cấp dịch vụ điều trị PrEP
Xây dựng và mở rộng mạng lưới hỗ
trợ kỹ thuật tuyến tỉnh và khu vực về điều trị PrEP.
Tăng cường vai trò của tuyến tỉnh,
thành phố trong thực hiện hỗ trợ kỹ thuật về điều trị PrEP.
Đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ
kỹ thuật trong điều trị PrEP, cập nhật và áp dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức hỗ trợ kỹ thuật về điều trị PrEP.
Hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp: Tổ
chức các đoàn giám sát, hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp tại cơ sở điều trị PrEP.
Hỗ trợ kỹ thuật từ xa: Hỗ trợ
trực tuyến, hỗ trợ qua email, điện thoại, qua mạng xã hội.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối
hợp với Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố và các chương
trình dự án triển khai hoạt động đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và hỗ trợ
kỹ thuật về điều trị PrEP.
6.4. Truyền thông tạo cầu
và tiếp cận dịch vụ PrEP
6.4.1. Nguyên tắc và định hướng
chính của chương trình tạo cầu PrEP
* Nguyên tắc chính:
Xác định nhóm đích/khách hàng
đích của chương trình PrEP: Xác định nhóm đích ưu tiên cần tiếp cận và truyền
thông, quảng bá về PrEP. Xác định được đặc thù riêng của từng nhóm (nhu cầu
cũng như khó khăn khi tiếp cận), các kênh truyền thông phù hợp, những loại hình
hoạt động hiệu quả nhất để tiếp cận được nhóm đích.
Xây dựng thông điệp truyền
thông phù hợp và hấp dẫn: Dựa trên đặc thù của từng nhóm đích, xây dựng các
thông điệp truyền thông phù hợp và hấp dẫn đối với từng nhóm. Những thông điệp
cần thể hiện được một số lợi ích cơ bản của PrEP.
Kênh truyền thông: Xác định được
kênh truyền thông phù hợp và hiệu quả đối với từng nhóm đích là rất quan trọng
để đảm bảo rằng các hoạt động, thông điệp truyền thông tiếp cận được hiệu quả
nhóm đích.
Lồng ghép hoạt động truyền
thông, quảng bá PrEP trong chương trình dự phòng tổng thể về HIV: Lồng ghép hoạt
động truyền thông, quảng bá PrEP trong chương trình dự phòng tổng thể về HIV. Lồng
ghép quảng bá, tư vấn về PrEP trong các chương trình xét nghiệm HIV và các bệnh
lây truyền qua đường tình dục, an toàn tình dục và sử dụng bao cao su, các hoạt
động truyền thông, quảng bá của các nhóm cộng đồng và phòng khám cộng đồng.
Kết nối được khách hàng có nguy
cơ cao lây nhiễm HIV đến các cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP.
* Định hướng chính chương trình
tạo cầu PrEP
Xác định thành viên nòng cốt là
những đại diện thủ lĩnh, người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng, để cùng xây dựng
và thực hiện hoạt động, chiến dịch quảng bá và tiếp cận về PrEP. Ví dụ: Đối với
chương trình PrEP dành cho cộng đồng MSM, cần chọn lọc một nhóm thủ lĩnh của cộng
đồng MSM và cung cấp thông tin đầy đủ cho nhóm về PrEP, đồng thời cùng xây dựng
và thực hiện chiến dịch quảng bá PrEP với họ.
Người đã và đang tham gia
chương trình PrEP, truyền thông truyền miệng từ những người sử dụng PrEP, truyền
thông giữa các đồng đẳng, bạn bè; chia sẻ câu chuyện thành công rất quan trọng
trong nâng cao nhận thức, tạo niềm tin và tạo cầu, nâng cao nhu cầu về PrEP
trong cộng đồng nhóm đích ưu tiên.
Xây dựng thông điệp và hình ảnh
quảng bá phù hợp và hấp dẫn: Thông điệp và hình ảnh được xây dựng theo hướng
tích cực, dựa trên đặc thù của nhóm đích, những yếu tố thúc đẩy nhóm đích thay
đổi. Thông điệp truyền thông và tư vấn về PrEP cần làm rõ PrEP là gì? Những lợi
ích cơ bản của PrEP? Những khó khăn và trao đổi, chia sẻ cách vượt qua những
khó khăn khi sử dụng PrEP (ví dụ dùng thuốc vào một giờ cố định).
Lồng ghép quảng bá tư vấn trong
các hoạt động nhóm khách hàng đích đặc biệt ưu tiên như sử dụng hooc-mon đúng
cách (đối với nhóm chuyển giới nữ) hay xu hướng thời trang đối với nhóm MSM. Lồng
ghép quảng bá PrEP trong các hoạt động khác, ví dụ sự kiện của cộng đồng, hoạt
động truyền thông về các biện pháp dự phòng HIV.
Sử dụng đa kênh: Trực tiếp,
truyền thông thông qua qua mạng xã hội, truyền thông thông qua mạng lưới thủ
lĩnh, truyền thông mang tính giáo dục-giải trí thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng.
6.4.2. Các hoạt động truyền
thông đại chúng
Xây dựng các tài liệu truyền
thông và truyền thông trên các phương tiện đại chúng như các đài truyền hình,
các báo chí và các cơ quan thông tấn báo chí.
Tổ chức các đoàn thực tế cho
báo chí trung ương, địa phương viết bài về kết quả thực hiện PrEP đăng tải trên
các phương tiện đại chúng.
Đào tạo, tập huấn nâng cao năng
lực cho các phóng viên, báo chí viết về HIV/AIDS và điều trị PrEP.
Xây dựng hệ thống thông tin về
dịch vụ PrEP sẵn có trên các nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin: Website,
Facebook, Fanpage, Instagram, Youtube…
6.4.3 Các hoạt động truyền
thông vận động chính sách
Tổ chức các Hội thảo vận động
chính sách cho chương trình PrEP cho đại biểu quốc hội, ban tuyên giáo trung
ương cũng như các Bộ, ban ngành khác có liên quan.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế,
các ban/ngành về truyền thông PrEP.
Xây dựng tài liệu truyền thông
vận động chính sách cho các nhóm đối tượng. Lồng ghép vận động chính sách PrEP
vào các hội thảo, hội nghị của ban/ngành.
6.4.4 Các hoạt động truyền
thông tạo cầu nhóm đích
Ứng dụng công nghệ thông tin để
truyền tải các thông điệp về PrEP và quảng bá dịch vụ PrEP để các nhóm quần thể
có nguy cơ cao có thể tiếp cận được.
Truyền thông dịch vụ PrEP trên
các mạng xã hội, các ứng dụng của nhóm đối tượng đích.
Xây dựng các ứng dụng phù hợp với
các đối tượng đích hoặc lồng ghép quảng bá PrEP qua các ứng dụng cho các đối tượng
đích.
Tăng cường việc kết nối từ ứng
dụng cho các đối tượng đích đến tư vấn, xét nghiệm, chuyển tiếp khách hàng đến
với các cơ sở điều trị PrEP.
Tổ chức triển khai, đẩy mạnh và
mở rộng chiến dịch truyền thông, quảng bá về dịch vụ điều trị PrEP cho các nhóm
quần thể có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Xây dựng và mở rộng các hoạt động
truyền thông, quảng bá về dịch vụ điều trị PrEP.
Xây dựng và đa dạng hoá các sản
phẩm truyền thông nhằm quảng bá dịch vụ điều trị PrEP tới các nhóm quần thể có
nguy cơ cao:
- Xây dựng các tài liệu truyền
thông về điều trị PrEP cho nhóm khách hàng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV: Tờ
rơi, tranh lật, poster, áp phích, sổ tay, sách mỏng, trong đó bao gồm danh sách
các điểm cung cấp dịch vụ kết nối, chuyển gửi các đối tượng đích.
- Xây dựng mạng lưới các tổ chức
dựa vào cộng đồng tham gia truyền thông và quảng bá dịch vụ điều trị PrEP. Sử dụng
mạng xã hội để truyền thông, quảng bá tới các nhóm quần thể có nguy cơ cao lây
nhiễm HIV.
6.5. Các hoạt động can
thiệp cho nhóm khách hàng điều trị PrEP
Các khách hàng tham gia dịch vụ
PrEP sẽ được tư vấn và giới thiệu các hoạt động can thiệp dự phòng khác như
chương trình bao cao su, chất bôi trơn, chương trình điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc methadone, burprenorphine, chương trình bơm kim tiêm sạch.
Các cơ sở điều trị PrEP cung cấp
một số vật phẩm liên quan đến chương trình can thiệp giảm hại cho các khách
hàng có nhu cầu như: Bao cao su, chất bôi trơn, các bơm kim tiêm sạch khi khách
hàng có nhu cầu.
Tăng cường các hoạt động kết nối,
chuyển gửi khách hàng có nguy cơ cao từ chương trình can thiệp giảm tác hại tới
cơ sở điều trị PrEP và ngược lại, bảo đảm khách hàng có nguy cơ cao được dự
phòng lây nhiễm HIV toàn diện và dự phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tăng cường triển khai các hoạt
động can thiệp cho khách hàng sử dụng ma túy dạng kích thích để quan hệ tình dục
(Chem Sex) và triển khai các hoạt động chuyển gửi tới cơ sở cung cấp dịch vụ
HIV cho nhóm đối tượng Chem Sex.
Triển khai mô hình dịch vụ toàn
diện về HIV/AIDS và can thiệp cho nhóm đối tượng Chem Sex tại các cơ sở y tế
công lập và tư nhân.
6.6. Các hoạt động tư vấn
và xét nghiệm HIV cho khách hàng PrEP và theo dõi, giám sát
Các khách hàng tham gia dịch vụ
PrEP đều được sàng lọc các hành vi nguy cơ cao và tư vấn xét nghiệm HIV thường
xuyên. Khách hàng có kết quả xét nghiệm HIV “có phản ứng” đều được lấy máu xét
nghiệm khẳng định nhiễm HIV và đưa vào chương trình điều trị ARV ngay nếu kết
quả khẳng định nhiễm HIV.
Các cơ sở tư vấn và xét nghiệm
HIV có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng có xét nghiệm HIV âm tính nhưng có các
hành vi nguy cơ cao tham gia điều trị PrEP., Đây là một nguồn đầu vào rất quan
trọng trong điều trị PrEP và có hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV cao.
Triển khai các hoạt động kết nối,
chuyển gửi khách hàng hiệu quả giữa các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV và cơ sở điều
trị PrEP. Nâng cao chất lượng chuyển gửi và báo cáo phản hồi.
Thu thập, tổng hợp số liệu điều
trị PrEP vào số liệu hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi
toàn quốc theo định kỳ hàng quý và năm:
- Thống nhất và cập nhật các chỉ
số theo dõi, đánh giá chương trình và hướng dẫn thu thập các chỉ số.
- Xây dựng hệ thống báo cáo số
liệu, lồng ghép vào trong hệ thống báo cáo quốc gia: Thí điểm thu thập số liệu,
hệ thống báo cáo điện tử; Cập nhật và mở rộng triển khai hệ thống trên toàn quốc.
- Tập huấn về thực hiện công
tác báo cáo chương trình cho: Cán bộ quản lý số liệu tại các cơ sở, cán bộ
chuyên trách tuyến huyện, cán bộ theo dõi chương trình tại cơ quan đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố.
Lồng ghép các hoạt động giám
sát điều trị PrEP vào hệ thống giám sát, đánh giá chương trình HIV quốc gia.
Năm 2021: Hỗ trợ 26 tỉnh, thành phố thí điểm. Năm 2022 - 2025: Hỗ trợ một số tỉnh,
thành phố: miền Bắc: 10 tỉnh, miền Trung và Tây Nguyên: 15 tỉnh, miền Nam: 12 tỉnh.
Xây dựng chuẩn công nghệ thông
tin theo chuẩn công nghệ thông tin chung về phòng, chống HIV/AIDS, bảo đảm chia
sẻ kết nối dữ liệu thống nhất giữa điều trị PrEP với các chương trình điều trị
HIV/AIDS, quản lý ca bệnh, kiểm soát dịch và đáp ứng y tế công cộng.
6.7. Huy động nguồn lực
tài chính và bảo đảm cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật phẩm can thiệp cho điều trị
PrEP
Đa dạng hóa các nguồn tài chính
cho việc điều trị PrEP: Tài trợ nước ngoài, ngân sách nhà nước (trung ương, địa
phương, bảo hiểm y tế), xã hội hóa.
Tăng cường đầu tư từ ngân sách
trung ương cho việc hỗ trợ 37 tỉnh, thành phố không có các chương trình dự án
tài trợ để triển khai hoạt động điều trị PrEP.
Khuyến khích các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương chủ động bố trí ngân sách cho các hoạt động điều trị PrEP
tại địa phương khi các chương trình, dự án tài trợ miễn phí kết thúc.
Triển khai các hoạt động vận động
chính sách, đưa hoạt động điều trị PrEP vào chi trả qua bảo hiểm y tế như đối với
một số bệnh khác (điều trị lao tiềm ẩn …).
Tiếp tục vận động, điều phối và
sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế cho điều trị PrEP.
Tăng cường sự tham gia của các
cá nhân, tổ chức xã hội, khu vực tư nhân, khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV
tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ điều trị PrEP.
Thiết lập chuỗi cung ứng thuốc,
sinh phẩm, vật dụng can thiệp cho các cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị PrEP.
Xây dựng kế hoạch hàng năm và
giai đoạn về nhu cầu thuốc, sinh phẩm, vật dụng can thiệp bảo đảm cung ứng đủ,
kịp thời.
IV. DỰ KIẾN
KINH PHÍ
1. Dự kiến kinh phí chương
trình điều trị PrEP giai đoạn 2021-2025
Bảng
3. Dự kiến kinh phí cho thuốc ARV và xét nghiệm theo dõi điều trị PrEP phân
theo các nguồn, giai đoạn 2021-2025
Nội dung
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
Tổng nhu cầu
|
Chỉ tiêu quốc gia
|
38.000
|
46.500
|
55.000
|
63.500
|
72.000
|
|
Quỹ Toàn cầu
|
8.000
|
10.000
|
12.000
|
|
|
|
PEPFAR
|
30.000
|
|
|
|
|
|
Xã hội hóa (hoặc BHYT)
|
|
35.400
|
40.800
|
58.200
|
64.000
|
|
Ngân sách Nhà nước
|
|
1.000
|
2.200
|
5.300
|
8.000
|
|
Nhu cầu kinh phí ARV (tỷ đồng)
|
58
|
62
|
67
|
72
|
76
|
335
|
1. Viện trợ
|
58
|
15
|
18
|
-
|
-
|
91
|
Quỹ Toàn cầu
|
12
|
15
|
18
|
-
|
-
|
45
|
PEPFAR
|
46
|
-
|
-
|
-
|
-
|
46
|
2. Xã hội hóa
|
-
|
46
|
46
|
63,5
|
63,5
|
219
|
3. Ngân sách Nhà nước
|
-
|
2
|
3
|
8
|
12
|
25
|
Chi phí cho xét nghiệm (tỷ
đồng)
|
45,99
|
56,27
|
66,56
|
76,85
|
87,13
|
332,8
|
1.Viện trợ
|
45,99
|
12,1
|
14,5
|
|
|
72,6
|
Quỹ Toàn cầu
|
9,7
|
12,1
|
14,5
|
|
|
36,3
|
PEPFAR
|
36,3
|
|
|
|
|
36,3
|
2. Xã hội hóa
|
|
42,8
|
49,4
|
70,4
|
77,5
|
240,1
|
3. Ngân sách Nhà nước
(37 tỉnh ko dự án)
|
-
|
1,3
|
2,7
|
6,4
|
9,7
|
20,1
|
Tổng nhu cầu kinh phí thuốc
và xét nghiệm (tỷ đồng)
|
103,99
|
118,27
|
133,56
|
148,85
|
163,13
|
667,8
|
Ghi chú: Khi
không còn viện trợ, các khách hàng điều trị PrEP sẽ được chi trả trong kế hoạch
hoặc đề án đảm bảo tài chính thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm
2030.
Năm 2021, cấp miễn phí thuốc
ARV cho điều trị PrEP tại 26 tỉnh của Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS
và chương trình PEPFAR gồm: Sơn La, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình,
Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần
Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Tp Hà Nội, Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Bà Rịa
Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tây Ninh, Đồng Nai, Tiền Giang. Từ
năm 2022, khách hàng tại 15 tỉnh do Quỹ Toàn cầu hỗ trợ sẽ được dự án chi trả
cho đến hết năm 2023. Đối với các tỉnh, thành phố khi kết thúc dự án hoặc không
được dự án hỗ trợ, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP được thực hiện thông
qua kế hoạch hoặc đề án đảm bảo tài chính được quy định tại điểm
b, khoản 8, Mục IV, Phần II của Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào
năm 2030 theo Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính
phủ và các giải pháp khác về bảo đảm tài chính của Chiến lược.
Bảng
4. Ước tính nhu cầu kinh phí cho truyền thông tạo cầu PrEP (tỷ đồng)
Năm
|
Truyền thông trên mạng xã hội, ứng dụng
|
Truyền thông đại chúng
|
Truyền thông trực tiếp
|
Hình thức khác
|
2021
|
6
|
Lồng ghép
|
6
|
3
|
2022
|
6
|
Lồng ghép
|
6
|
3
|
2023
|
6
|
Lồng ghép
|
6
|
3
|
2024
|
6
|
Lồng ghép
|
6
|
3
|
2025
|
6
|
Lồng ghép
|
6
|
3
|
Tổng
|
75
|
Bảng
5. Ước tính nhu cầu kinh phí hệ thống giám sát, báo cáo và hỗ trợ kỹ thuật
(tỷ đồng)
Năm
|
Xây dựng hệ thống báo cáo
|
Tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ
|
Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật đảm bảo chất lượng số liệu
|
Tổng
|
2021
|
0,2
|
0,53
|
0,92
|
1,65
|
2022
|
0,1
|
0,97
|
1,51
|
2,58
|
2023
|
0,1
|
0,97
|
1,51
|
2,58
|
2024
|
0,1
|
0,97
|
1,51
|
2,58
|
2025
|
0,1
|
0,97
|
1,51
|
2,58
|
Tổng
|
11,97
|
Bảng 6. Tổng
hợp nhu cầu kinh phí theo năm (tỷ đồng)
Năm
|
Thuốc
|
Xét nghiệm theo dõi điều trị
|
Truyền thông tạo cầu
|
Giám sát, báo cáo và hỗ trợ kỹ thuật
|
Tổng
|
2021
|
58
|
45,99
|
15
|
1,65
|
120,64
|
2022
|
62
|
56,27
|
15
|
2,58
|
135,85
|
2023
|
67
|
66,56
|
15
|
2,58
|
151,14
|
2024
|
72
|
76,85
|
15
|
2,58
|
166,43
|
2025
|
76
|
87,13
|
15
|
2,58
|
180,71
|
Tổng
|
335
|
332,8
|
75
|
11,97
|
754,77
|
2. Nguồn kinh phí
Kinh phí huy động từ các nguồn
tài trợ, tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án: Quỹ Toàn cầu phòng, chống
HIV/AIDS hỗ trợ cho giai đoạn 2021 - 2023 tại 15 tỉnh, thành phố. Chương trình
PEPFAR hỗ trợ tại 11 tỉnh, thành phố trọng điểm đến hết năm 2021. Tổng kinh phí
các hoạt động điều trị PrEP là 754,77 tỷ trong đó: kinh phí thuốc và xét nghiệm
là 667,8 tỷ, kinh phí truyền thông tạo cầu và hệ thống giám sát, báo cáo và hỗ
trợ kỹ thuật là 86,97 tỷ. Chi tiết kinh phí theo các nguồn như sau:
- Kinh phí dự kiến 667,8 tỷ tiền
thuốc và xét nghiệm cho điều trị PrEP:
+ Nguồn viện trợ: 163,6 tỷ
+ Nguồn ngân sách Nhà nước:
45,1 tỷ
+ Nguồn xã hội hoá: 459,1 tỷ.
- Kinh phí dự kiến 86,97 tỷ cho
truyền thông tạo cầu, giám sát, báo cáo và hỗ trợ kỹ thuật dự kiến sử dụng nguồn
Ngân sách Nhà nước và được lồng ghép với các hoạt động chung về truyền thông,
giám sát, báo cáo và hỗ trợ kỹ thuật của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
- Đối với chi trả điều trị PrEP
qua bảo hiểm y tế: Hiện nay dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi dự kiến bổ sung
quyền lợi được hưởng đối với điều trị dự phòng bệnh tật. Bộ Y tế sẽ phối hợp với
các đơn vị liên quan để hướng dẫn thực hiện chi trả điều trị dự phòng trước
phơi nhiễm HIV qua bảo hiểm y tế khi Luật được Quốc hội thông qua.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương cần xây dựng kinh phí cho điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP)
trong kế hoạch hoặc đề án đảm bảo tài chính được quy định tại điểm
b, khoản 8, Mục IV, Phần II của Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào
năm 2030 theo Quyết định số 1246/QĐ -TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính
phủ và các giải pháp khác về bảo đảm tài chính của Chiến lược.
Tiếp tục huy động từ Chương
trình cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ (chương trình PEPFAR), Dự án Quỹ
Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, Tổ chức Y tế thế giới và các nguồn tài trợ khác
để hỗ trợ triển khai điều trị PrEP cho giai đoạn 2021 - 2025.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Tổ chức triển khai kế hoạch điều
trị PrEP trên phạm vi cả nước.
Xây dựng và cập nhật các văn bản,
chính sách và hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật liên quan đến điều trị PrEP cho
nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Hướng dẫn các tỉnh, thành phố lựa
chọn địa bàn triển khai căn cứ vào tình hình dịch HIV thực tế và hỗ trợ các đơn
vị tổ chức cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tại các địa bàn triển khai.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các hoạt động điều trị PrEP.
Tổ chức các khóa tập huấn, đào
tạo chuyên môn kỹ thuật về điều trị PrEP và các nội dung phối hợp liên quan.
Theo dõi, giám sát và đánh giá
hiệu quả hoạt động điều trị PrEP.
2. Cục Quản lý khám chữa bệnh
Phối hợp với Cục Phòng, chống
HIV/AIDS hướng dẫn thực hiện các hoạt động điều trị PrEP tại các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh trên toàn quốc.
Chỉ đạo, triển khai đưa hệ thống
quản lý thông tin khách hàng điều trị PrEP vào hệ thống quản lý thông tin chung
của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chia sẻ dữ liệu trong quá trình điều trị
PrEP và bảo đảm tính bảo mật cho khách hàng tham gia điều trị PrEP.
3. Sở Y tế các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực
hiện cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tại tỉnh, thành phố theo hướng dẫn của Bộ Y
tế.
Theo dõi, đánh giá và kiểm tra,
giám sát triển khai cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tại tỉnh, thành phố.
Hướng dẫn cơ quan đầu mối về
phòng, chống HIV/AIDS lồng ghép hoạt động điều trị PrEP vào các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS của đơn vị, ưu tiên triển khai can thiệp cho các nhóm
khách hàng có nguy cơ cao, có thể trở thành nhóm đối tượng chính gây lây truyền
dịch HIV trong thời gian tới.
4. Cơ quan đầu mối phòng, chống
HIV/AIDS các tỉnh, thành phố
Phối hợp với Cục Phòng, chống
HIV/AIDS và các đối tác triển khai đào tạo, tập huấn về điều trị PrEP. Hỗ trợ
các đơn vị cung cấp dịch vụ điều trị PrEP xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ phù
hợp với địa bàn triển khai và phù hợp với các nhóm khách hàng có nguy cơ cao
nhiễm HIV.
Hỗ trợ các đơn vị cung cấp dịch
vụ PrEP trong dự trù, báo cáo sử dụng thuốc ARV điều trị PrEP.
Theo dõi, giám sát, hỗ trợ kỹ
thuật và báo cáo hoạt động điều trị PrEP với Sở Y tế và Cục Phòng, chống
HIV/AIDS.
5. Các cơ sở cung cấp dịch vụ
PrEP
Cung cấp dịch vụ điều trị PrEP theo
hướng dẫn của Bộ Y tế và Cục Phòng, chống HIV/AIDS, bảo đảm chất lượng, an
toàn, hiệu quả và bảo mật thông tin khách hàng.
Kết nối chặt chẽ, với các nhóm,
tổ chức dựa vào cộng đồng trong việc giới thiệu, tiếp nhận đối tượng có nguy cơ
cao nhiễm HIV để điều trị PrEP.
Kết nối chặt chẽ với các đơn vị
triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại, tư vẫn xét nghiệm HIV để thu nhận
các khách hàng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV tham gia chương trình điều trị
PrEP.
Thực hiện báo cáo theo quy định.
6. Các dự án, tổ chức quốc tế
và các tổ chức dựa vào cộng đồng
Phối hợp, hỗ trợ Cục Phòng, chống
HIV/AIDS, Sở Y tế và cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố
xây dựng kế hoạch triển khai điều trị PrEP tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng.
Phối hợp tổ chức triển khai
cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tại cơ sở y tế t heo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Phối hợp với Sở Y tế, cơ quan đầu
mối phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố xây dựng hướng dẫn phối hợp và kết
nối giữa cơ sở điều trị PrEP với các nhóm/tổ chức dựa vào cộng đồng để cung cấp
dịch vụ PrEP cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV./.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tần suất theo dõi xét nghiệm trong quá
trình điều trị PrEP
BN mới
|
Xét nghiệm
|
Tần suất XN theo QĐ 5456
|
Số lần
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
XN HIV
|
5 lần/năm
|
5
|
53,600
|
268,000
|
Creatinine
|
2 lần/năm
|
2
|
21,500
|
43,000
|
HbsAg
|
lần đầu
|
1
|
53,600
|
53,600
|
HCV
|
lần đầu
|
1
|
53,600
|
53,600
|
Giang mai
|
4 lần/năm
|
4
|
60,000
|
240,000
|
Lậu
|
4 lần/năm
|
4
|
67,200
|
268,800
|
Chlamydia
|
4 lần/năm
|
4
|
70,800
|
283,200
|
Tổng
|
1,210,200
|
|
|
|
|
|
|
BN Cũ
|
XN HIV
|
4 lần/năm
|
4
|
53,600
|
214,400
|
Creatinine
|
2 lần/năm
|
2
|
21,500
|
43,000
|
HCV
|
1 lần/năm
|
1
|
53,600
|
53,600
|
Giang mai
|
4 lần/năm
|
4
|
60,000
|
240,000
|
Lậu
|
4 lần/năm
|
4
|
67,200
|
268,800
|
Chlamydia
|
4 lần/năm
|
4
|
70,800
|
283,200
|
Tổng
|
1,103,000
|
Phụ lục 2: Dự kiến các cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP giai
đoạn 2021 – 2025
STT
|
Tỉnh/Thành phố
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
1
|
An Giang
|
10
|
14
|
14
|
14
|
14
|
14
|
2
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
2
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
3
|
Bắc Giang
|
1
|
6
|
6
|
6
|
6
|
6
|
4
|
Bắc Kạn
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
5
|
Bạc Liêu
|
|
1
|
1
|
2
|
3
|
3
|
6
|
Bắc Ninh
|
4
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
7
|
Bến Tre
|
|
1
|
1
|
2
|
3
|
3
|
8
|
Bình Định
|
|
1
|
2
|
2
|
2
|
2
|
9
|
Bình Dương
|
4
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
10
|
Bình Phước
|
|
3
|
4
|
5
|
6
|
6
|
11
|
Bình Thuận
|
|
1
|
2
|
2
|
2
|
2
|
12
|
Cà Mau
|
2
|
18
|
18
|
18
|
18
|
18
|
13
|
Cần Thơ
|
11
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
14
|
Cao Bằng
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
15
|
Đà Nẵng
|
|
2
|
3
|
5
|
6
|
8
|
16
|
Đắk Lắk
|
|
1
|
2
|
3
|
5
|
5
|
17
|
Đắk Nông
|
|
1
|
2
|
2
|
2
|
2
|
18
|
Điện Biên
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
19
|
Đồng Nai
|
4
|
10
|
10
|
10
|
10
|
10
|
20
|
Đồng Tháp
|
11
|
12
|
12
|
12
|
12
|
12
|
21
|
Gia Lai
|
|
1
|
2
|
2
|
3
|
3
|
22
|
Hà Giang
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
23
|
Hà Nam
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
24
|
Hà Nội
|
12
|
17
|
17
|
17
|
17
|
17
|
25
|
Hà Tĩnh
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
26
|
Hải Dương
|
1
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
27
|
Hải Phòng
|
2
|
11
|
11
|
11
|
11
|
11
|
28
|
Hậu Giang
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
29
|
Hòa Bình
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
30
|
Hưng Yên
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
31
|
Khánh Hòa
|
3
|
5
|
5
|
5
|
6
|
6
|
32
|
Kiên Giang
|
4
|
15
|
15
|
15
|
15
|
15
|
33
|
Kon Tum
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
34
|
Lai Châu
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
35
|
Lâm Đồng
|
|
1
|
2
|
3
|
3
|
3
|
36
|
Lạng Sơn
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
37
|
Lào Cai
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
38
|
Long An
|
6
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
39
|
Nam Định
|
5
|
7
|
7
|
7
|
7
|
7
|
40
|
Nghệ An
|
1
|
11
|
11
|
11
|
11
|
11
|
41
|
Ninh Bình
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
42
|
Ninh Thuận
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
43
|
Phú Thọ
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
44
|
Phú Yên
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
45
|
Quảng Bình
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
46
|
Quảng Nam
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
47
|
Quảng Ngãi
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
48
|
Quảng Ninh
|
3
|
10
|
10
|
10
|
10
|
10
|
49
|
Quảng Trị
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
50
|
Sóc Trăng
|
4
|
12
|
12
|
12
|
12
|
12
|
51
|
Sơn La
|
2
|
6
|
6
|
6
|
6
|
6
|
52
|
Tây Ninh
|
2
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
53
|
Thái Bình
|
1
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
54
|
Thái Nguyên
|
2
|
4
|
5
|
5
|
5
|
5
|
55
|
Thanh Hóa
|
3
|
19
|
19
|
19
|
19
|
19
|
56
|
Thừa Thiên Huế
|
|
1
|
2
|
2
|
3
|
3
|
57
|
Tiền Giang
|
1
|
11
|
11
|
11
|
11
|
11
|
58
|
TP Hồ Chí Minh
|
23
|
27
|
27
|
27
|
27
|
27
|
59
|
Trà Vinh
|
|
1
|
2
|
2
|
2
|
2
|
60
|
Tuyên Quang
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
61
|
Vĩnh Long
|
|
1
|
1
|
2
|
2
|
2
|
62
|
Vĩnh Phúc
|
|
1
|
1
|
2
|
2
|
2
|
63
|
Yên Bái
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
Tổng cộng
|
124
|
327
|
338
|
347
|
356
|
358
|
Ghi chú: Số liệu
cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tại từng tỉnh, thành phố có thể thay đổi
tùy theo tình hình thực tế của địa phương.