BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------
|
Số: 5152/QĐ-BYT
|
Hà Nội,
ngày 12 tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ RẮN LỤC XANH ĐUÔI ĐỎ CẮN
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày
31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức Bộ Y tế;
Xét biên bản họp ngày 05/12/2014 của Hội
đồng chuyên môn xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản
lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn chẩn đoán và điều
trị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Chánh
Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; các Vụ trưởng, Cục trưởng của Bộ Y tế; Giám đốc
các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Website Bộ Y tế, website Cục QLKCB;
- Lưu: VT, KCB.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuyên
|
HƯỚNG DẪN
CHẨN
ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ RẮN LỤC XANH ĐUÔI ĐỎ CẮN (CRYPTELYTROPS ALBOLABRIS)
(Ban
hành kèm Quyết định số 5152 /QĐ-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
I. ĐẠI CƯƠNG
- Rắn lục xanh đuôi đỏ thuộc họ Rắn lục
(Viperidae) giống Cryptelytrops.
- Họ Rắn lục có nhiều giống và loài
khác nhau nhưng có chung độc tính là gây rối loạn đông máu, chảy máu.
- Rắn Cryptelytrops albolabris (Tên
cũ: Trimesurus albolabris) có tên Việt Nam là Rắn lục xanh đuôi đỏ,
phân bố trên cả nước, rắn thường sống trên cây.
- Bệnh nhân bị rắn lục C. albolabris
cắn là một cấp cứu phải được theo dõi sát tại khoa Cấp cứu hoặc khoa Hồi sức chống
độc. Bệnh nhân bị C. albolabris cắn có rối loạn đông máu phải được
điều trị ở nơi có có khả năng truyền máu (và các chế phẩm máu) và có huyết
thanh kháng nọc rắn lục.
Nguồn: http://apps.who.int
- Cơ chế sinh bệnh: rối loạn đông máu
do nọc rắn lục xanh đuôi đỏ là do tiêu thụ hoặc ức chế các yếu tố đông máu, người
bệnh rơi vào tình trạng như đông máu nội mạch rải rác (DIC), một mặt tạo ra các
fibrin hòa tan, làm xuất hiện các cục huyết khối nhỏ rải rác trong lòng mạch, đồng
thời quá trình tiêu fibrin dẫn đến tiêu thụ quá nhiều các yếu tố đông máu và hậu
quả là xuất huyết và thiếu máu tổ chức gây thiếu ôxy tổ chức. Chảy máu trong
các khối cơ lớn có thể gây hội chứng khoang.
II. CHẨN ĐOÁN
1. TRIỆU CHỨNG
LÂM SÀNG
Hoàn cảnh bị rắn lục cắn: đa số bệnh
nhân bị cắn vào tay, chân trong quá trình lao động.
1.1. Tại chỗ
- Vết cắn: dấu móc độc biểu hiện có 2
dấu răng cách nhau khoảng 1 cm.
- Vài phút sau khi bị cắn sưng nề
nhanh, đau nhức nhiều kèm theo tại chỗ cắn máu chảy liên tục không tự cầm.
- Sau khoảng 6 giờ phần tổn thương
sưng nề lan rộng từ vết cắn có thể đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, đau nhức,
tím, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ.
- Có thể có bọng nước, xuất huyết
trong bọng nước. Có thể nhiễm khuẩn tại chỗ, hội chứng khoang.
1.2. Toàn thân
- Chóng mặt, lo lắng.
- Tuần hoàn: có thể xuất hiện tình trạng
sốc do mất máu: tụt huyết áp, da đầu chi lạnh ẩm, lơ mơ, thiểu niệu, vô niệu.
Có thể có sốc phản vệ do nọc rắn.
- Huyết học: chảy máu tự phát tại chỗ,
nơi tiêm truyền, chảy máu chân răng. Chảy máu trong cơ, chảy máu tiêu hóa, tiết
niệu, chảy máu âm đạo, chảy máu phổi, não.
- Có thể có suy thận cấp.
2. CẬN LÂM
SÀNG
- Xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường
(theo WHO 2010): lấy máu cho vào ống nghiệm không có chống đông (không được lắc
hoặc nghiêng ống) sau 20 phút máu còn ở dạng lỏng, không đông thì xét nghiệm
này dương tính, đồng nghĩa với chẩn đoán xác định rắn lục cắn gây rối loạn đông
máu, có chỉ định huyết thanh kháng nọc rắn.
- Công thức máu: tiểu cầu giảm, có thể
thấy thiếu máu do mất máu.
- Xét nghiệm đông máu: tỷ lệ
prothrombin giảm, IRN kéo dài, APTT kéo dài, fibrinogen giảm, D-dimer tăng.
- Bilan thận: urê, creatinin, điện giải,
protein (máu và nước tiểu), CK tăng.
- Điện tim, khí máu để theo dõi phát
hiện biến chứng nếu có.
3. CHẨN ĐOÁN
XÁC ĐỊNH
- Hoàn cảnh bị rắn lục cắn, nhận dạng
rắn.
- Vết cắn: dấu móc độc.
- Biểu hiện lâm sàng sưng nề, đau nhức,
bầm tím tại chỗ và xuất huyết nhiều nơi do rối loạn đông máu.
- Xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường
và xét nghiệm đông máu toàn bộ có rối loạn.
4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Với các rắn lục cắn khác cũng gây rối
loạn đông máu như rắn Chàm quạp, Khô mộc, Lục mũi hếch, Lục núi... Chủ yếu dựa
vào nhận dạng rắn và triệu chứng lâm sàng.
III. ĐIỀU TRỊ
1. NGUYÊN TẮC
ĐIỀU TRỊ
Bệnh nhân bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn
cần được sơ cứu thích hợp, vận chuyển nhanh chóng và an toàn tới các khoa Cấp cứu
hoặc khoa Hồi sức chống độc. Các bệnh nhân có chảy máu hoặc có xét nghiệm đông
máu 20 phút tại giường dương tính phải được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc
rắn lục và/hoặc truyền máu và các chế phẩm máu.
2. ĐIỀU TRỊ CỤ
THỂ
2.1. Sơ cứu rắn độc cắn
- Trấn an và giảm lo lắng cho bệnh nhân.
- Rửa vết thương.
- Cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn
tránh gây chèn ép khi chi sưng nề.
- Băng ép tại chỗ cắn trở lên gốc chi
hoặc garô tĩnh mạch, không garô động mạch.
- Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động
chi bị cắn bằng nẹp.
- Không chích rạch tại vết cắn.
Ngay sau khi bệnh nhân bị cắn có thể nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc
độc.
- Nếu đau nhiều: giảm đau bằng
paracetamol uống.
- Nếu tụt huyết áp, đe dọa sốc do mất
máu hoặc phản vệ đặt ngay một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi (đặt ở chi khác
chi bị cắn) để truyền dịch.
- Phải chuyển nạn nhân đến bệnh viện
ngay không được để mất quá nhiều thời gian tìm thầy lang thuốc lá.
2.2. Điều trị tại bệnh viện
a) Sát trùng tại chỗ cắn, chống uốn
ván (tiêm SAT), kháng sinh dự phòng.
b) Điều trị bằng huyết thanh kháng nọc
(HTKN):
- HTKN được điều trị càng sớm càng tốt,
nếu người bệnh đến muộn nhưng vẫn có rối loạn đông máu thì vẫn còn chỉ định
HTKN.
- Chỉ định: bệnh nhân được chẩn đoán rắn
lục cắn có 1 trong các dấu hiệu sau:
+ Chảy máu bất thường: chảy máu nhiều
nơi tự phát.
+ Rối loạn đông máu: xét nghiệm đông
máu 20 phút tại giường dương tính, hoặc giảm prothrombin; INR, APTT kéo dài, giảm
fibrinogen hoặc tiểu cầu giảm dưới 100 x 109/l.
+ Sưng đau lan rộng lên đến hơn một nửa
chi bị rắn cắn trong vòng 24 giờ.
- Liều HTKN:
+ Liều ban đầu 5-10 lọ (1000 LD50/lọ)
HTKN lục tre tinh chế. Pha trong 250 ml Natriclorua 0,9% (trẻ nhỏ: 20 ml/kg)
truyền trong 60-90 phút.
+ Nếu sau 2 giờ BN vẫn tiếp tục chảy
máu hoặc sau 6 giờ tình trạng rối loạn đông máu chưa cải thiện thì chỉ định liều
HTKN tiếp theo. Liều nhắc lại 5-10 lọ HTKN.
- Đánh giá người bệnh đáp ứng tốt với
HTKN khi tình trạng lâm sàng cải thiện, đỡ đau tại vết cắn, hết chảy máu tại chỗ
thì tạm ngừng HTKN; sau 6 giờ xét nghiệm đông máu trở về bình thường thì ngừng
hẳn HTKN.
c) Truyền khối hồng cầu hoặc máu toàn
phần nếu bệnh nhân mất máu nhiều.
d) Truyền plasma tươi đông lạnh, tủa
cryo, khối tiểu cầu nếu có chỉ định.
e) Truyền dịch phòng suy thận cấp.
f) Chạy thận nhân tạo khi suy thận cấp
tiến triển.
g) Theo dõi sát đề phòng sốc phản vệ
do huyết thanh hoặc truyền máu (nếu có phải xử trí ngay theo hướng dẫn xử trí sốc
phản vệ).
IV. DỰ PHÒNG
Truyền thông giáo dục phòng chống rắn
độc cắn:
- Phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà,
không bắc giàn hoa, dây leo... ở sân trước nhà, trồng xả hoặc rắc bột lưu huỳnh
quanh nhà là những biện pháp xua đuổi rắn có thể và nên áp dụng nhất là ở những
vùng có nhiều rắn.
- Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có
rắn lục phải đội mũ rộng vành, mắc quần áo dài, đi giày cao cổ và nên khua gậy
xua đuổi rắn.