ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4804/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày
29 tháng 11 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN THỂ DỤC
THỂ THAO CỦA TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật Thể dục, thể
thao ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi một số điều của Luật Thể dục, thể
thao ngày 14 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số
13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58- NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ
Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045;
Căn cứ Quyết định số
1752/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
“Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số
223/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
"Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao
thành tích cao đến năm 2035";
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Căn cứ Chương trình hành động
số 11-CTr/TU ngày 28/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa thực hiện
Nghị quyết số 58-NQ/BTC ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Chương trình hành động
số 15-CTr/TU ngày 25/5/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa thực hiện
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX;
Căn cứ Quyết định số
5118/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án
phát triển thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa trở thành trung tâm mạnh hàng đầu của
cả nước vào năm 2020, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số
2999/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành
Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày
03/02/2021 của Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
thực hiện Nghị quyết số 58- NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng
và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 4777/TTr-SVHTTDL ngày 24/11/2021 về
việc đề nghị phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án "Phát triển thể dục thể
thao của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" (kèm theo ý
kiến thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư; ý kiến góp ý của các sở, ngành, đơn vị
và hồ sơ có liên quan).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề cương nhiệm vụ Đề
án "Phát triển thể dục thể thao của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045".
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành và nội dung phê duyệt tại
Quyết định này, khẩn trương tổ chức triển khai lập Đề án; gửi các ban, sở,
ngành, đơn vị, địa phương có liên quan tham gia ý kiến; tổng hợp, thẩm định,
hoàn thiện và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/6/2022.
2. Giao Sở Tài chính căn cứ các
quy định hiện hành của Nhà nước, Đề cương nhiệm vụ Đề án được duyệt và tình
hình thực tế, hướng dẫn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập dự toán kinh phí
xây dựng Đề án; thẩm định và tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết
định.
3. Giao các sở, ngành, đơn vị
và địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm hỗ trợ và tạo
điều kiện để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức xây dựng, hoàn thiện Đề án
nêu trên đảm bảo chất lượng cao, đúng thời gian quy định.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám
đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng,
Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc các sở, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3-QĐ;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để B/c);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó CVP Hoàng Văn Thi;
- Lưu: VT, VX (ngocnd).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đầu Thanh Tùng
|
ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ
ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO CỦA TỈNH THANH HÓA ĐẾN
NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045"
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4804/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2021 của
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ VÀ PHẠM VI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cở sở chính trị
2. Cơ sở pháp lý
3. Cơ sở thực tiễn
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CỦA
ĐỀ ÁN
1. Đối tượng của Đề án
2. Phạm vi Đề án
Phần II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH
THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2021
I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ TỈNH ỦY, HĐND, UBND
TỈNH
1. Công tác triển khai thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật về TDTT
2. Công tác triển khai thực
hiện tổ chức, quản lý ngành TDTT tỉnh Thanh Hóa
3. Công tác triển khai thực
hiện cơ chế, chính sách của TDTT tỉnh Thanh Hóa
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA
THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2021
1. Thực trạng TDTT cho mọi
người
1.1. Thực trạng TDTT quần chúng
1.2. Thực trạng giáo dục thể chất
và thể thao trong nhà trường
1.3. Thực trạng TDTT trong lực
lượng vũ trang
1.4. Thực trạng bảo tồn và phát
huy các môn thể thao dân tộc
2. Thực trạng thể thao thành
tích cao và thể thao chuyên nghiệp
2.1. Thực trạng lực lượng VĐV
thành tích cao
2.2. Thực trạng về thành tích thể
thao của VĐV
2.3. Thực trạng hệ thống, quy
trình đào tạo VĐV
2.4. Thực trạng công tác tuyển
chọn và giám định khoa học cho các VĐV thể thao thành tích cao
2.5. Thực trạng thể thao chuyên
nghiệp
2.6. Thực trạng đăng cai tổ chức
sự kiện thi đấu thể thao thành tích cao quốc gia, quốc tế và ở địa phương
3. Thực trạng hệ thống tổ chức
bộ máy và nguồn nhân lực TDTT
3.1. Công tác phối hợp
3.2. Công tác rà soát, sắp xếp
tổ chức bộ máy
3.3. Công tác quản lý biên chế
và đề án vị trí việc làm
3.4. Thực trạng hệ thống tổ chức
quản lý và đội ngũ cán bộ ngành TDTT
3.4.1. Thực trạng tổ chức cán bộ,
hệ thống tổ chức quản lý TDTT
3.4.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ
TDTT
3.4.3. Thực trạng trình độ
chuyên môn, nguồn nhân lực TTTTC
4. Thực trạng cơ sở vật chất
TDTT tỉnh Thanh Hóa
4.1. Tình hình sử dụng quỹ đất
dành cho TDTT
4.2. Các công trình TDTT trọng
điểm hiện nay
4.3. Thực trạng cơ sở vật chất
cấp tỉnh
4.4. Thực trạng cơ sở vật chất
TDTT cấp huyện
4.5. Thực trạng cơ sở vật chất
xã - phường, thị trấn
4.6. Thực trạng cơ sở vật chất
trong trường học, lực lượng vũ trang
5. Thực trạng nguồn kinh phí
hoạt động cho ngành TDTT
5.1. Kinh phí TDTT cho mọi người
5.2. Kinh phí thể thao thành
tích cao và thể thao chuyên nghiệp
5.3. Kinh phí hoạt động nghiên
cứu, ứng dụng KHCN trong TDTT
6. Thực trạng xã hội hóa
TDTT
6.1. Nhận thức về xã hội hóa
TDTT trong ngành và các cấp ủy Đảng
6.2. Thực trạng xã hội hóa
trong phong trào TDTT quần chúng
6.3. Xã hội hóa trong các hoạt
động thi đấu thể thao
6.4. Xã hội hóa trong thể thao
thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp
6.5. Xã hội hóa trong xây dựng
cơ sở vật chất
6.6. Các tổ chức xã hội nghề
nghiệp về TDTT
7. Thực trạng nghiên cứu, ứng
dụng khoa học - công nghệ trong hoạt động TDTT
8. Thực trạng hội nhập quốc
tế về TDTT
9. Thực trạng hoạt động kinh
doanh, dịch vụ TDTT
10. Thực trạng công tác
thông tin truyền thông, bảo vệ môi trường và thi đua khen thưởng trong TDTT
III. HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ
NGUYÊN NHÂN
1. Hạn chế, yếu kém
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân khách quan
2.2. Nguyên nhân chủ quan
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM
1. Đánh giá chung
2. Bài học kinh nghiệm
Phần III
BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC
VÀ TRONG TỈNH
I. BỐI CẢNH, TÌNH HÌNH
1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
2.1. Bối cảnh phát triển TDTT
trên thế giới
2.2. Bối cảnh phát triển TDTT
trong khu vực
2. Bối cảnh trong nước và
trong tỉnh
2.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế,
văn hóa, xã hội của tỉnh Thanh Hóa
2.2. Sự tác động của điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng đến sự phát triển ngành TDTT
2.3. Quan điểm chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước đối với TDTT
2.4. Dự báo nhu cầu và xu hướng
phát triển TDTT tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
2.5. Sự tác động của các đề án,
chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan đến TDTT tỉnh Thanh Hóa
Phần IV
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT
TRIỂN TDTT THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát và theo
từng giai đoạn
- Mục tiêu giai đoạn 2021 -
2025
- Mục tiêu giai đoạn 2026 -
2030
- Tầm nhìn đến năm 2045
2.2. Mục tiêu phát triển cụ thể
cho từng lĩnh vực
- Phát triển TDTT cho mọi người
+ Phát triển TDTT quần chúng
+ Phát triển GDTC và thể thao
trong nhà trường
+ Phát triển TDTT trong lực lượng
vũ trang
+ Bảo tồn và phát huy các môn
thể thao dân tộc
- Phát triển thể thao thành
tích cao và thể thao chuyên nghiệp
+ Phát triển thể thao thành
tích cao
+ Định hướng phát triển thể
thao chuyên nghiệp
2.3. Mục tiêu hoàn thiện về hệ
thống tổ chức quản lý và đào tạo cán bộ TDTT
2.4. Mục tiêu phát triển cơ sở
vật chất cho TDTT
2.5. Mục tiêu phát triển nguồn
tài chính TDTT
2.6. Mục tiêu đẩy mạnh xã hội
hóa TDTT
2.7. Mục tiêu phát triển về
khoa học và công nghệ
2.8. Mục tiêu phát triển hợp
tác quốc tế về TDTT
2.9. Mục tiêu phát triển các loại
hình kinh doanh, dịch vụ thể thao
2.10. Mục tiêu phát triển thông
tin, truyền thông TDTT; bảo vệ môi trường và hoạt động thi đua, khen thưởng, kỷ
luật trong TDTT
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU
1. Nhiệm vụ chung
2. Nhiệm vụ cụ thể
2.1. Phát triển TDTT cho mọi
người
2.1.1. Phát triển TDTT quần
chúng
2.1.2. Phát triển GDTC và thể
thao trong nhà trường
2.1.3. Phát triển TDTT trong lực
lượng vũ trang
2.1.4. Phát triển TDTT trong các
khu công nghiệp
2.1.5. Bảo tồn và phát huy các
môn thể thao dân tộc của tỉnh Thanh Hóa
2.2. Phát triển thể thao thành
tích cao và thể thao chuyên nghiệp
2.2.1. Phát triển các môn thể
thao thành tích cao
2.2.2. Phát triển lực lượng VĐV
2.2.3. Phát triển thành tích
thi đấu thể thao
2.2.4. Áp dụng khoa học công
nghệ trong quá trình đào tạo VĐV
2.2.5. Đầu tư kinh phí cho Thể
thao thành tích cao
2.2.6. Xây dựng hệ thống thi đấu
thể thao thành tích cao
2.2.7. Ban hành chế độ, chính
sách đặc thù cho HLV, VĐV
2.3. Xây dựng hệ thống tổ chức
quản lý, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ TDTT
2.4. Phát triển hệ thống cơ sở
vật chất, kỹ thuật TDTT
2.5. Phát triển nguồn tài chính
TDTT
2.6. Phát triển xã hội hóa TDTT
2.7. Phát triển khoa học công
nghệ trong các hoạt động TDTT
2.8. Phát triển hoạt động quan
hệ quốc tế về TDTT
2.9. Phát triển kinh tế thể
thao.
2.10. Phát triển thông tin,
truyền thông, bảo vệ môi trường và hoạt động thi đua, khen thưởng, kỷ luật
trong TDTT
3. Giải pháp chủ yếu
3.1. Giải pháp và chính sách
phát triển TDTT cho mọi người
3.1.1. Phát triển TDTT quần
chúng
3.1.2. Phát triển giáo dục thể
chất và thể thao trong nhà trường
3.1.3. Nâng cao chất lượng hoạt
động TDTT trong lực lượng vũ trang
3.1.4. Nâng cao chất lượng hoạt
động TDTT các khu công nghiệp
3.1.5. Bảo tồn và phát huy các
môn thể thao dân tộc
3.2. Các giải pháp và chính
sách phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp
3.2.1. Hoàn thiện và phát huy
vai trò chủ đạo của nhà nước để phát triển TTTTC ở tỉnh Thanh Hóa
3.2.2. Xây dựng kế hoạch cụ thể,
chỉ tiêu khả thi để tham gia đại hội thể thao toàn quốc, Đông Nam Á, Châu Á và
Olympic
3.2.3. Đổi mới công tác quản lý
và huấn luyện các đội dự tuyển và đội tuyển Thanh Hóa
3.2.4. Xây dựng hệ thống đào tạo
nhân tài thể thao
3.2.5. Tăng cường bồi dưỡng,
nâng cao trình độ đội ngũ HLV và trọng tài
3.2.6. Tăng cường giáo dục văn
hóa và bảo đảm an sinh xã hội cho VĐV
3.2.7. Tăng cường công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng và phẩm chất đạo đức cho các VĐV
3.2.8. Phòng chống tiêu cực và
doping trong thể thao
3.2.9. Định hướng phát triển thể
thao chuyên nghiệp
3.3. Các giải pháp và chính
sách phát triển hệ thống tổ chức quản lý và đào tạo cán bộ TDTT
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống tổ
chức quản lý TDTT ở Thanh Hóa
3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực
TDTT ở Thanh Hóa
3.4. Các giải pháp, chính sách
phát triển và phân bố cơ sở vật chất, kỹ thuật TDTT
3.5. Các giải pháp và chính
sách huy động nguồn tài chính TDTT
3.6. Các giải pháp và chính
sách phát triển xã hội hóa TDTT
3.7. Các giải pháp và chính
sách định hướng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động TDTT
3.8. Các giải pháp và chính
sách định hướng hoạt động quan hệ quốc tế
3.9. Các giải pháp về phát triển
các loại hình kinh doanh, dịch vụ thể thao
3.10. Các giải pháp và chính
sách phát triển thông tin, truyền thông, bảo vệ môi trường và hoạt động thi
đua, khen thưởng, kỷ luật trong TDTT
4. Kinh phí thực hiện
4.1. Phân kỳ đầu tư
4.2. Nguồn kinh phí
+ Từ nguồn ngân sách nhà nước
+ Nguồn xã hội hóa.
Phần V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ của các sở, ban,
ngành, đoàn thể
2. Nhiệm vụ của UBND các huyện,
thị xã, thành phố
3. Nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị
liên quan./.