Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4741/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Thái Văn Hằng
Ngày ban hành: 16/10/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4741/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 16 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI TRUNG TÂM GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI I SANG TRUNG TÂM CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy năm 2008; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1701/TTr-SLĐTBXH ngày 11 tháng 10 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án chuyển đổi Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội I sang Trung tâm Cai nghiện tự nguyện (Có Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên qua tổ chức thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội I và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Thái Văn Hằng

 

ĐỀ ÁN

CHUYỂN ĐỔI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI I SANG TRUNG TÂM CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4741/QĐ-UBND ngày 16/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)

PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết

Nghệ An là một tỉnh Bắc Trung bộ, có diện tích hơn 16.487 km2, dân số hơn 3 triệu người, có 17 huyện, 01 thành phố loại I và 03 thị xã (480 xã, phường, thị trấn); trong đó có 10 huyện miền núi, 6 huyện biên giới rẻo cao. Nghệ An có 419,5 km đường biên giới giáp 3 tỉnh Xiêng khoảng, Hủa Phăn và Pôlykhămxay của nước bạn Lào, có 2 cửa khẩu quốc gia, 02 cửa khẩu phụ và hàng trăm đường tiểu mạch; Nghệ An có hệ thống đường giao thông đường sắt - thuỷ - bộ nối liền Bắc Nam và các nước trong khu vực, với vị trí đó, thuận lợi cho phát triển kinh tế song cũng là điều kiện thuận lợi để tội phạm lợi dụng buôn bán, vận chuyển ma tuý vào rồi trung chuyển đi các địa phương khác. Trên địa bàn còn một bộ phận đồng bào dân tộc Mông có tập quán hút và trồng cây thuốc phiện và đã xuất hiện tình trạng tái trồng cây thuốc phiện.

Nghệ An là địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy, tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh còn 6.810 người nghiện ma túy có hồ sơ kiểm soát, 21/21 huyện, thành phố, thị xã và 363/480 xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy, có 5.856 người nhiễm HIV hiện đang còn sống, số người nhiễm HIV do tiêm chích ma túy chiếm 85,15%.

Thời gian gần đây, người nghiện ma tuý sử dụng thuốc phiện, hêrôin có chiều hướng giảm; sử dụng ma tuý tổng hợp, dạng đá ngày càng gia tăng.

Hiện nay, tỉnh Nghệ An có 08 Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai, trong đó 03 Trung tâm cấp tỉnh và 04 Trung tâm cấp huyện, Trung tâm Cai nghiện và giải quyết việc làm sau cai Phúc Sơn trực thuộc Tỉnh đoàn quản lý. Với sự đầu tư xây dựng trên, Nghệ An đã hình thành mạng lưới Trung tâm cai nghiện tương đối hoàn chỉnh theo tuyến và khu vực.

Dù vậy, công tác lập hồ sơ đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc tại các Trung tâm Cai nghiện và cai tại gia đình, cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn, do sự thiếu hợp tác của gia đình và bản thân người nghiện ma túy, đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện vừa thiếu, vừa yếu, hầu hết chưa có kiến thức, kinh nghiệm về công tác cai nghiện phục hồi. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác cai nghiện tại cộng đồng chưa đảm bảo, hầu hết các xã, phường, thị trấn chưa có phòng điều trị cắt cơn riêng biệt. Các dịch vụ hỗ trợ người nghiện ma túy sau cắt cơn chưa có hoặc hiệu quả thấp.

Công tác cai nghiện tự nguyện của người nghiện ma túy tại các Trung tâm trong thời gian qua đã được chú trọng song kết quả, hiệu quả chưa cao: phần lớn các Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội đều cách xa khu vực dân cư, giao thông đi lại còn gặp khó khăn, hơn nữa các Trung tâm chưa có khu vực dành riêng cho người cai nghiện ma túy tự nguyện. Bên cạnh đó, các Trung tâm chưa đáp ứng được các yêu cầu dịch vụ của người cai nghiện tự nguyện, thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện còn dài (do quy định của pháp luật) và chưa linh động trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cai nghiện.

Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội I đóng tại xóm 14 - xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích 36.000 m2. Trung tâm nằm sát khu vực dân cư, giao thông đi lại thuận tiện, gần Trung tâm hành chính, các Bệnh viện và Trung tâm khám chữa bệnh của tỉnh nên thuận lợi trong việc liên hệ công tác và khám chữa bệnh cho học viên.

Để từng bước xã hội hóa trong công tác cai nghiện, đồng thời tăng thêm sự lựa chọn hình thức cai nghiện, đáp ứng mong muốn, nhu cầu cho gia đình và người nghiện ma túy, phù hợp với yêu cầu công tác cai nghiện trong tình hình mới việc xây dựng Trung tâm Cai nghiện tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An là hoàn toàn cần thiết. Căn cứ vào vị trí, điều kiện sẵn có của cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ làm việc tại Trung tâm, UBND tỉnh quyết định chuyển đổi Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội I sang Trung tâm Cai nghiện tự nguyện.

Thông qua việc thí điểm này, đúc rút kinh nghiệm, làm cơ sở để Trung ương tổng kết, xây dựng chính sách cai nghiện phù hợp với quan điểm, định hướng mới trong điều trị, cai nghiện hiện nay và trong tương lai.

Mô hình Trung tâm Cai nghiện tự nguyện hướng tới áp dụng đa dạng các phương pháp điều trị, cai nghiện, các bài thuốc tây y và đông y…; kết nối các dịch vụ xã hội để phù hợp với tình hình nghiện các loại ma túy và nhu cầu điều trị, cai nghiện của người nghiện ma túy trên địa bàn và mong muốn của gia đình và bản thân người nghiện ma túy.

2. Cơ sở pháp lý

Đề án được xây dựng trên cơ sở các quy định sau:

- Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy năm 2008;

- Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006;

- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;

- Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cai nghiện ma tuý tại cộng đồng;

- Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ Quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh và Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26/07/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004;

- Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015;

- Công văn số 3500/LĐTBXH-PCTNXH ngày 16/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thí điểm chuyển đổi chuyển đổi Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội sang Trung tâm Cai nghiện tự nguyện.

3. Thực trạng cơ sở vật chất và tình hình hoạt động của Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội I

Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 29/12/1989 của UBND thành phố Vinh về việc thành lập Trung tâm 201, hơn 20 năm hoạt động, qua nhiều lần chuyển giao, đổi tên và đầu tư nâng cấp, Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội I trở thành Trung tâm cấp tỉnh với chức năng, nhiệm vụ chữa trị, giáo dục cho người bán dâm và cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy. Từ đầu năm 2013, Trung tâm không thực hiện nhiệm vụ chữa trị, giáo dục cho người bán dâm (do Luật Xử lý vi hạm hành chính quy định không áp dụng biện pháp giáo dục, chữa trị đối với người bán dâm tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội) mà chỉ thực hiện nhiệm vụ tổ chức cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy.

Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội I có diện tích 36.000 m2, chia làm 3 khu: khu A khoảng 8.000 m2 là khu Hành chính và khu chữa trị cho người bán dâm và cắt cơn cho người nghiện ma túy, gồm: nhà cắt cơn cho người nghiện ma túy cho khoảng 20 đối tượng, nhà ở cho 100 đối tượng, là nơi tiếp nhận, chữa trị cho người bán dâm trước đây, nay đã xuống cấp nên không phù hợp cho việc tiếp nhận đối tượng vào cai nghiện tự nguyện. Hơn nữa, khu vực này gần đường giao thông, gần dân cư phù hợp để đưa đối tượng vào khám và điều trị tự nguyện. Do vậy, cần sữa chữa, nâng cấp cho phù hợp với mô hình Trung tâm Cai nghiện tự nguyện; khu B có diện tích 12.000 m2 gồm: 02 nhà ở cho 200 đối tượng, nhà ăn, nhà sinh hoạt văn hóa, trạm xá, nhà học nghề và khu sản xuất đa năng; khu C có diện tích 16.000 m2 dành cho lao động sản xuất của học viên.

Hàng năm, Trung tâm tổ chức cai nghiện cho khoảng 200 – 250 người nghiện ma túy (cả bắt buộc và tự nguyện). Trung tâm có tổng số 45 cán bộ, viên chức và hợp đồng lao động (trong đó 41 biên chế và 04 hợp đồng lao động) với 05 Phòng chuyên môn, nghiệp vụ.

PHẦN II: MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. Mục tiêu của Đề án

1. Mục tiêu chung

- Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các hình thức, mô hình cai nghiện ma túy và xã hội hóa hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Nâng cao chất lượng dịch vụ chữa bệnh cho người nghiện ma túy và hiệu quả công tác cai nghiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Xây dựng thí điểm mô hình, tiến tới tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và từng bước nhân rộng trong phạm vi cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Năm 2013:

- Sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với mô hình chuyển đổi mới;

- Đào tạo, tập huấn cho 100% cán bộ làm công tác tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội I Nghệ An;

- Tư vấn điều trị nghiện cho 350 người.

- Tổ chức điều trị cho 300 người nghiện, trong đó: nội trú 250 người, ngoại trú 50 người.

- Tổ chức xét duyệt, điều trị methadone cho 20 người.

- Giới thiệu kết nối đào tạo học nghề cho 15 người, hỗ trợ vốn, tạo việc làm cho 08 người.

b) Năm 2014:

- Tiếp tục sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với mô hình chuyển đổi mới;

- Tập huấn điều trị nghiện bằng thuốc methadone, cedemex, bông sen, natrexone,... cho cán bộ tại Trung tâm chuyển đổi;

- Tư vấn điều trị nghiện cho 450 người.

- Tổ chức điều trị cho 350 người nghiện, trong đó: nội trú 300 người, ngoại trú 50 người.

- Tổ chức xét duyệt, điều trị methadone cho 80 người.

- Giới thiệu kết nối đào tạo học nghề cho 50 người, hỗ trợ vốn, tạo việc làm cho 20 người.

c) Năm 2015:

- Tư vấn điều trị nghiện cho 450 người.

- Tổ chức điều trị cho 350 người nghiện, trong đó: nội trú 250 người, ngoại trú 100 người.

- Tổ chức xét duyệt, điều trị methadone cho 100 người.

- Giới thiệu kết nối đào tạo học nghề cho 50 người, hỗ trợ vốn, tạo việc làm cho 30 người.

II. Nội dung của Đề án

1. Tên Đề án: Chuyển đổi Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội I sang Trung tâm cai nghiện tự nguyện dựa trên điều kiện sẵn có về cơ sở vật chất, cán bộ của Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội I. Đổi tên của Trung tâm thành “Trung tâm Cai nghiện ma túy tự nguyện tỉnh Nghệ An”.

- Địa điểm Trung tâm: Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

- Địa chỉ: Xóm 14 – Xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

- Điện thoại: 0383.857.418; Email: ttgdldxh1na@gmail.com

2. Nội dung thực hiện

a) Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm để chuyển đổi cho phù hợp với mô hình điều trị nghiện ma túy tự nguyện.

b) Sắp xếp, đào tạo bồi dưỡng cán bộ của các cơ sở điều trị để đảm bảo các điều kiện theo quy định về điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và điều trị cắt cơn giải độc, trị liệu phục hồi hành vi nhân cách cho người nghiện.

c) Tổ chức tư vấn miễn phí cho người nghiện và gia đình người nghiện về pháp lý, về tác hại của ma túy, dự phòng nghiện, cai nghiện, hướng dẫn các thủ tục tiếp nhận và thủ tục khác để được tham gia điều trị tự nguyện.

d) Tổ chức cắt cơn giải độc, điều trị nội trú, ngoại trú và chuyển gửi dịch vụ chăm sóc cho người bệnh: tiếp nhận sàng lọc, đánh giá người bệnh; chăm sóc y tế; lập kế hoạch điều trị; tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm.

e) Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác như: điều trị ARV, điều trị nhiễm trùng cơ hội...;

f) Hỗ trợ việc học văn hóa, học nghề, giải quyết việc làm, cho vay vốn, chăm sóc sức khỏe trong quá trình tham gia thí điểm.

3. Đối tượng tham gia

- Người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cai nghiện ma tuý tại cộng đồng;

- Người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội theo Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ Quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;

- Người nghiện chất dạng thuốc phiện tự nguyện tham điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Đối với người nghiện ma túy đang cai bắt buộc tại Trung tâm được tiếp tục cai nghiện cho đến hết thời gian chấp hành quyết định, không chuyển sang cai nghiện tự nguyện. Từ năm 2014, UBND tỉnh không giao chỉ tiêu cai nghiện bắt buộc cho Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội I.

4. Quyền của người nghiện tham gia thí điểm

- Được đảm bảo bí mật theo quy định về điều trị, cai nghiện ma túy;

- Được cung cấp các dịch vụ tư vấn miễn phí;

- Được hỗ trợ một phần tiền thuốc, tiền xét nghiệm, tiền ăn trong thời gian tham gia điều trị, cai nghiện theo quy định;

- Được cấp thẻ tham gia chương trình thí điểm điều trị, cai nghiện tự nguyện;

- Không coi là biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn để lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Trong thời gian đang tham gia điều trị, cai nghiện tự nguyện theo mô hình thí điểm, người nghiện ma túy không bị lập hồ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

5. Thủ tục, hồ sơ của người tự nguyện đăng ký tham gia chương trình thí điểm, gồm

- Đơn của người tự nguyện xin vào Trung tâm để được chữa trị, cai nghiện, phục hồi. Đối với người chưa thành niên phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo mẫu của Trung tâm cung cấp.

- Bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu (được chứng thực) của cơ quan có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn.

6. Quy trình điều trị, cai nghiện

a) Tiếp nhận, phân loại

- Tư vấn về các phương pháp điều trị, cai nghiện, vai trò trách nhiệm của gia đình;

- Khám sức khỏe ban đầu, xét nghiệm (nếu cần) và lập hồ sơ bệnh án theo mẫu;

- Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, kết quả phân loại mức độ nghiện, mong muốn của người nghiện, tư vấn áp dụng hình thức cai nghiện phù hợp;

- Hướng dẫn thực hiện nội quy, quy chế của Trung tâm;

- Lập kế hoạch điều trị cho từng người nghiện ma túy;

- Kiểm tra đồ dùng cá nhân (Nếu đăng ký nội trú).

b) Cắt cơn giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

- Áp dụng các bài thuốc đã được lưu hành;

- Thực hiện các biện pháp tâm lý, vật lý trị liệu, giúp đỡ người nghiện ma túy bớt lo âu, làm giảm bớt lo âu, làm giảm hội chứng cai;

- Tổ chức tư vấn, giáo dục sức khỏe;

- Tổ chức điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, điều trị HIV (nếu có);

c) Chăm sóc điều trị nội trú:

- Căn cứ vào loại ma túy sử dụng, mức độ nghiện mà Bác sỹ tư vấn thời gian điều trị nội trú;

- Tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm;

- Xét nghiệm phát hiện ma túy;

- Điều trị và chăm sóc y tế;

- Các dịch vụ chuyển gửi:

+ Các bệnh viện nếu vượt khả năng điều trị của Trung tâm;

+ Học văn hóa, học nghề, hỗ trợ vốn, tìm việc làm.

- Đánh giá kết quả điều trị;

d) Chăm sóc điều trị ngoại trú

- Chăm sóc và điều trị ngoại trú cung cấp cho khách hàng dựa trên tình trạng lạm dụng ma túy, nhu cầu của khách hàng và sự cam kết, hỗ trợ của gia đình người bệnh;

- Cung cấp các phương pháp điều trị ngoại trú phù hợp;

- Điều trị bằng methadone đối với những người tự nguyện tham gia;

- Giới thiệu các dịch vụ chuyên gửi: Học văn hóa, học nghề, hỗ trợ vốn, tìm việc làm.

- Đánh giá kết quả điều trị;

7. Cung cấp các dịch vụ điều trị, cai nghiện ma túy tại Trung tâm

a) Tiếp nhận, sàng lọc;

b) Đánh giá mức độ nghiện;

c) Chăm sóc y tế;

d) Tư vấn;

e) Lập kế hoạch điều trị;

f) Xét nghiệm phát hiện sử dụng ma túy;

g) Huấn luyện dự phòng tái nghiện;

h) Định hướng tới các nhóm hỗ trợ xã hội;

i) Điều trị các rối loạn tâm thần;

l) Chăm sóc liên tục;

n) Chăm sóc sau cai nghiện;

8. Giám sát, đánh giá và sơ kết, tổng kết mô hình thí điểm

a) Báo cáo giám sát, đánh giá việc thí điểm theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

b) Định kỳ sơ kết, tổng kết mô hình thí điểm để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

9. Tổ chức hoạt động

Trung tâm Cai nghiện ma túy tự nguyện sau khi được chuyển đổi tiếp nhận nguyên trạng về nhân sự, cơ sở vật chất và tài chính từ Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội I (gồm có 47 cán bộ, trong đó 41 biên chế, 06 hợp đồng).

a) Nhân sự:

- Nhân sự được phân bổ cụ thể;

+ Ban giám đốc: 03 người;

+ Cán bộ quản lý, giám sát: 15 người;

+ Cán bộ phòng y tế: 07 người;

+ Cán bộ tiếp nhận, sàng lọc: 03 người.

+ Cán bộ tư vấn: 03 người;

+ Cán bộ quản lý trường hợp và chăm sóc sau cai: 04 người.

+ Cán bộ tiếp cận cộng đồng: 02 người;

+ Cán bộ hành chính, kế toán, bảo vệ, lái xe, phục vụ: 10 người.

b) Cơ sở vật chất: Nâng cấp, sửa chữa để phù hợp với cơ sở điều trị tự nguyện (Phụ lục dự kiến kèm theo).

c) Đào tạo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Cục phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ để thực hiện mô hình thí điểm.

d) Chi phí điều trị (Lập dự toán theo quy định hiện hành).

10. Hoạt động cụ thể

a) Cải tạo lại khu nhà ở, điều trị dành cho người bán dâm trước đây thành khu điều trị cho người nghiện ma túy cai tự nguyện.

- Phòng khám ngoại trú.

- Khu điều trị nội trú.

b) Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác điều trị.

c) Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ của Trung tâm.

d) Cải tạo lại cổng, đường vào và bờ rào khu điều trị tự nguyện.

e) Mua xe ô tô phục vụ công tác điều trị.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí hoạt động của Trung tâm do ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo quy định

2. Kinh phí thực hiện thí điểm chuyển đổi mô hình giai đoạn 2013 – 2015 do ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương cấp là: 11.944.310.000 đồng, cụ thể:

Đơn vị tính: đồng

Năm

Nội dung

Kinh phí

Địa phương bố trí

Đề nghị Trung ương hỗ trợ

2013

1. Sửa chữa, nâng cấp ban đầu.

 

1.000.000.000

2. Mua sắm trang thiết bị.

 

394.810.000

3. Đào tạo tập huấn.

 

200.000.000

4. Hỗ trợ bệnh nhân.

1.300.000.000

 

2014

1. Sửa chữa, nâng cấp

 

3.999.500.000

2. Đào tạo, tập huấn

 

150.000.000

3. Mua sắm bổ sung trang thiết bị, ô tô

 

1.300.000.000

3.1. Mua sắm bổ sung trang thiết bị

 

400.000.000

3.2. Mua ô tô

 

900.000.000

4. Hỗ trợ bệnh nhân.

1.500.000.000

 

2015

1. Mua sắm bổ sung trang thiết bị

 

500.000.000

2. Đào tạo, tập huấn, tổng kết mô hình

 

200.000.000

3. Hỗ trợ bệnh nhân

1.400.000.000

 

 

Tổng cộng:

4.200.000.000

7.744.310.000

3. Việc lập dự toán kinh phí được lập và tính toán dựa trên những quy định hiện hành về kinh phí (Thông tư 27, Thông tư 121, Quyết định số 90/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh) và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của Trung tâm và nhu cầu chuyển đổi sang mô hình mới.

4. Kinh phí hỗ trợ và thu phí người nghiện ma túy tham gia thí điểm theo Quyết định của tỉnh: Việc hỗ trợ cho học viên tối đa không được quá 3 tháng/1 lần đăng ký tham gia thí điểm và không quá 2 lần trong vòng 2 năm kể từ ngày đăng ký lần đầu (Thời gian cho một lần điều trị dự vào kết quả đánh giá sàng lọc và mức độ nghiện ma túy của người tham gia điều trị theo kết luận của Bác sỹ).

Ghi chú:

- Năm 2013, Trung ương hỗ trợ trực tiếp, đến năm 2014, 2015 Trung ương hỗ trợ thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy (Dự án 5) hàng năm cấp cho tỉnh;

- Chế độ hỗ trợ cho bệnh nhân cai nghiện tại Trung tâm Cai nghiện tự nguyện được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương cấp thực hiện Chương trình Cai nghiện và Quản lý sau cai giai đoạn 2011-2015;

- Nguồn kinh phí sửa chữa, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị đề nghị được ưu tiên đặc biệt trong năm 2013 và năm 2014 để Trung tâm đi vào hoạt động có hiệu quả.

5. Ngoài kinh phí ngân sách cấp, tổ chức huy động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người nghiện, gia đình người nghiện đóng góp theo đúng quy định của nhà nước để thực hiện mô hình thí điểm.

PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Lộ trình thực hiện

1. Năm 2013: Hoàn tất thủ tục chuyển đổi Trung tâm, sữa chữa, nâng cấp khu điều trị phù hợp với mô hình Trung tâm Cai nghiện tự nguyện theo tiến độ và phân bổ kinh phí.

2. Năm 2014: Tiếp tục sửa chửa, nâng cấp Trung tâm và tổ chức tiếp nhận đối tượng tự nguyện vào cai nghiện đồng thời tiếp tục quản lý số học viên cai nghiện bắt buộc chưa hết thời hạn chấp hành quyết định.

3. Năm 2015:

- Tiếp tục sửa chửa, nâng cấp Trung tâm.

- Tổ chức tiếp nhận và cai nghiện cho người nghiện ma túy tự nguyện.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện mô hình.

II. Phân công nhiệm vụ

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp để triển khai, tổ chức thực hiện mô hình thí điểm.

- Phối hợp với Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội kiểm tra, giám sát, kết quả hoạt động của mô hình.

- Tổng hợp, đánh giá kết quả thí điểm.

- Sơ kết, tổng kết báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với mô hình thí điểm; phối hợp kiểm tra việc thực hiện.

3. Sở Y tế

- Chủ trì, tổ chức đào tạo, tập huấn và hỗ trợ chuyên môn về y tế cho Trung tâm;

- Chỉ đạo các bệnh viện liên quan (Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh) hỗ trợ Trung tâm trong việc tiếp nhận mẫu bệnh án để xét nghiệm, bệnh nhân vượt khả năng điều trị của Trung tâm.

- Hỗ trợ triển khai các hoạt động điều trị ARV cho người nghiện ma túy nhiễm HIV;

- Phối hợp tổ chức triển khai điều trị Methadone tại Trung tâm.

- Phối hợp kiểm tra hoạt động của Trung tâm;

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì tham mưu nguồn vốn xây dựng cơ bản để nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất Trung tâm chuyển đổi;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy của tỉnh để thực hiện mô hình thí điểm.

5. Công an tỉnh

- Phối hợp đảm bảo an ninh trật tự tại Trung tâm;

- Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và xã hội thống nhất thẻ cấp cho người nghiện ma túy tham gia thí điểm điều trị nghiện ma túy tự nguyện;

- Tham mưu bố trí nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy hàng năm để thực hiện mô hình thí điểm.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì xây dựng và triển khai Kế hoạch truyền thông về mô hình chuyển đổi Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội I sang Trung tâm Cai nghiện tự nguyện tới các đơn vị có liên quan, người nghiện ma túy, gia đình người nghiện.

7. Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh

- Tham mưu cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai, tổ chức thực hiện mô hình thí điểm;

- Chỉ đạo, hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trong quá trình tổ chức thực hiện mô hình thí điểm;

- Giúp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả và sơ kết, tổng kết mô hình thí điểm.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

Tổ chức tuyên truyền, chỉ đạo các phòng, ban thuộc huyện (thành, thị) và UBND các xã (phường, thị trấn) phối hợp tổ chức thực hiện tốt Đề án.

9. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

- Phối hợp với Trung tâm trong việc kết nối thực hiện một số dịch vụ tại gia đình và cộng đồng;

- UBND cấp xã nơi Trung tâm đặt trụ sở phối hợp với Trung tâm trong việc đảm bảo an ninh trật tự tại Trung tâm.

10. Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội I

- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án thí điểm mô hình;

- Định kỳ báo cáo hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan cấp trên;

- Phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương để quản lý, giúp đỡ người nghiện.

11. Các Sở, ngành, tổ chức đoàn thể liên quan khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện Đề án này.

Trên đây là Đề án chuyển đổi Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội I sang Trung tâm Cai nghiện tự nguyện, yêu cầu các đơn vị tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh để giải quyết./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4741/QĐ-UBND ngày 16/10/2013 phê duyệt Đề án chuyển đổi Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội I sang Trung tâm Cai nghiện tự nguyện tỉnh Nghệ An

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.348

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.76.193
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!