UỶ
BAN THỂ DỤC THỂ THAO
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số:
427/1999/QĐ-UBTDTT
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 05 năm 1999
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH LUẬT
ĐÁ CẦU (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)
BỘ
TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
Căn cứ Nghị định số
15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý
Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 03-1998/NĐ-CP ngày 06/01/1998 của Chính phủ về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban TDTT;
Căn cứ vào kết quả của các hội thảo sửa đổi, bổ sung luật đá cầu và nhu cầu
phát triển môn đá cầu trong thời gian tới;
Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Thể dục thể thao Quần chúng;
QUYẾT
ĐỊNH
Điều
1.
Ban hành Luật đá cầu (có sửa đổi, bổ sung) gồm 6 chương,
32 điều
Điều
2.
Luật đá cầu này được áp dụng trong các cuộc thi đấu từ cơ
sở tới toàn quốc, bắt đầu từ ngày 01-05-1999 và thay thế Luật đá cầu ban hành
01-12-1993.
Điều
3.
Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ -
Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Thể dục thể thao Quần chúng. Các ông Giám đốc Sở Thể dục
thể thao, Sở Văn hoá - Thông tin - Thể thao các tỉnh, thành chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này.
|
K/T BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BAN TDTT
PHÓ CHỦ NHIỆM
PTS.Mai Văn Muôn
|
Chương
I.
SÂN BÃI, DỤNG CỤ THI ĐẤU
Điều
1. SÂN BÃI
1.1. Sân thi đấu đơn
1.2. Sân thi đấu đôi
1.3. Sân thi đấu 3
người
1.4. Sân thi đấu hỗn
hợp
Điều
2. Các đường giới hạn
2.1. Các đường giới
hạn sân:
- Đường biên dọc dài
13,40 mét
- Đường biên ngang:
Sân đơn: 5,18 mét
Sân đôi và sân 3
người: 6,10 mét
2.2. Đường phân đôi
sân: Nằm ở phía dưới lưới, chia sân thành hai phần bằng nhau.
2.3. Đường giới hạn
phát cầu hợp lệ: Là đường cách 1,98 mét song song với đường phân đôi sân (mỗi
bên sân có một đường) hợp với các đường biên và đường dọc giữa sân tạo thành
khu vực phát cầu.
2.4. Đường dọc giữa
sân: Được kẻ từ đường giới hạn phát cầu đến đường biên ngang, song song với
đường biên dọc, chia đều mỗi bên thành hai khu vực: Bên phải là số 1, bên trái
là số 2.
2.5.1. Đường giới hạn
quy định khu vực đứng phát cầu trong thi đấu 3 người là các đường kéo dài 0,2
mét về phía sau theo đường biên dọc (có đứt quãng 0,04 mét với đường biên
ngang)
2.5.2. Đường giới hạn
quy định khu vực đứng phát cầu trong thi đấu đơn và đôi là các đường kéo dài
0,2 mét về phía sau và theo đường biên dọc và đường dọc giữa sân (có đứt quãng
0,04 mét với đường biên ngang)
2.6. Những đường giới
hạn có màu trắng, vàng hoặc các màu khác phân biệt với nền sân, rộng 0,04 mét
và nằm trong phạm vi của sân.
2.7. Thi đấu 3 người
chỉ áp dụng các điều 2.1; 2.2; 2.5.1; 2.6.
Điều
3. Nơi tổ chức thi đấu
3.1. Nhà tổ chức thi
đấu đá cầu phải có độ cao tối thiểu là 7 mét (tính từ mặt sân đến trần nhà).
Sàn nhà phải bằng phẳng, khô ráo, không có vật cản trong phạm vi của sân (nếu
có vật cản thì phải cách đường biên tối thiểu 2 mét)
3.2. Nếu tổ chức thi
đấu trên nhiều sân thì giữa các sân phải cách nhau tối thiểu 2 mét (so với
đường biên ngang và đường biên dọc).
3.3. Mặt nền xung
quanh sân thi đấu (cách mỗi đường biên là 2 mét) phải bằng phẳng như mặt sân
thi đấu.
3.4. Độ sáng tối
thiểu là 200 Lux. Ánh sáng khuếch tán đều, không gây chói mắt.
3.5. Nơi thi đấu phải
lặng gió, không bị gió tạt, gió lùa làm sai lệch đường bay của quả cầu.
Điều
4. Lưới và cột căng lưới
4.1. Lưới:
- Lưới đá cầu không
quy định màu sắc, dài 7 mét, rộng 0,75 mét. Các mắt lưới có diện tích là 1,9 cm
x 1,9 cm. Mép trên của lưới có viền vải rộng từ 4 cm đến 5cm. Bên trong lớp vải
luồn dây có đường kính từ 4mm - 5mm để buộc lưới vào hai cột.
- Chiều cao của lưới
(tính từ mặt sân đến mép trên của lưới):
+ Giải vô địch và
giải trẻ áp dụng mức lưới:
Cao 1,60 mét cho vận
động viên nam
Cao 1.50 mét cho vận
động viên nữ và đá đôi nam, nữ.
+ Giải thiếu niên áp
dụng chung mức lưới: 1,40 mét.
- Độ cao của lưới
tính từ mặt sân đến mép trên giữa lưới không được võng quá 2cm.
4.2. Cột căng lưới:
- Cột để căng lưới
bằng gỗ hoặc kim loại có chiều cao tính từ mặt sân là 1,70 mét.
- Cột có thể dựng
đứng hoặc chôn cố định trên đường phân đôi sân kéo dài cách đường biên dọc sân
là 0,50 mét.
Điều
5. Quả cầu thi đấu
Theo mẫu do Uỷ ban
Thể dục thể thao xác định.
Điều
6. Ghế trọng tài
6.1. Ghế trọng tài
chính: Có bề mặt 40cm x 60cm, cao 1,30 mét đặt cách cột lưới 0,5 mét về phía
bên ngoài.
6.2. Ghế trọng tài phụ:
Có bề mặt 20cm x 30cm, cao 0,5 mét, đặt cách các góc của đường giới hạn tối
thiểu là 1 mét.
Điều
7. Bảng báo điểm
Bảng báo điểm có màu
sắc phân biệt cho hai bên sân, kích thước tối thiểu 20cm x 15cm chữ số có chiều
cao 12cm, nét đậm 1cm. Bảng báo điểm có hai mặt đều in số, đặt ở bên ngoài sân,
đối diện với ghế trọng tài chính, cách đường biên dọc tối thiểu là 0,5 mét.
Điều
8. Thước đo lưới
Làm bằng kim loại
cứng hoặc bằng gỗ, có chiều cao tối thiểu là 1,80 mét. Từ độ cao 1 mét trở lên,
thước được chia theo các vạch cách nhau 1cm.
Chương
II.
NỘI DUNG VÀ TÍNH CHẤT THI ĐẤU
Điều
9. Nội dung thi đấu
Thi đấu cá nhân được
tổ chức theo các nội dung sau:
Đơn nam
Đơn nữ
Đôi nam
Đôi nữ
Đôi nam nữ
Thi đấu 3 vận động
viên
Điều
10. Tính chất thi đấu
Thi đấu cá nhân và thi
đấu đồng đội.
Chương
III.
VẬN ĐỘNG VIÊN, HUẤN LUYỆN VIÊN
Điều
11. Nhóm tuổi
11.1. Vận động viên
tham gia thi đấu được chia theo các nhóm tuổi sau:
- Thiếu niên từ 15
tuổi trở xuống
- Thanh niên từ 16
tuổi trở lên
11.2. Những vận động
viên ở lứa tuổi dưới có thể thi đấu ở lứa tuổi trên, nhưng phải được sự đồng ý
của bác sĩ và huấn luyện viên. Vận động viên ở lứa tuổi trên không được thi đấu
ở lứa tuổi dưới.
Điều
12. Cấp bậc vận động viên
Những vận động viên
tham gia thi đấu đá cầu tại các giải có quy mô toàn quốc được phong cấp bậc vận
động viên theo quy định của điều lệ hàng năm.
Điều
13. Trang phục thi đấu
13.1. Vận động viên
tham gia thi đấu phải đi giầy, mặc quần ngắn, áo bỏ trong quần.
13.2. Trong thi đấu
đôi và thi đấu 3 người, các vận động viên cùng đội phải mặc quần áo có cùng màu
sắc.
13.3. Trong thi đấu 3
người phải mặc áo có đánh số.
13.3.1. Số áo phải ở
giữa ngực và giữa lưng. Màu sắc và độ sáng của số phải tương phản với màu sắc
và độ sáng của áo.
13.3.2. Số trước ngực
cao ít nhất 10cm, số sau lưng 15cm. Nét số rộng ít nhất 2cm.
13.4. Giầy đá cầu là
các loại giầy thể thao đế bằng hoặc giầy chuyên dùng.
13.5. Giầy chuyên
dùng được làm bằng da lộn, mềm, có dây buộc. Phần mu giầy phẳng, gắn liền với
mũi giầy. Phần cổ giầy không cao quá mắt cá chân. Phần đề giầy được dán một lớp
mỏng (thông thường là 3mm, riêng ở gót giầy 5mm)
Điều
14. Quyền hạn, nhiệm vụ của vận động viên
14.1. Vận động viên
phải chấp hành luật thi đấu và điều lệ giải. Phải tuân thủ quyết định của trọng
tài.
14.2. Trong thi đấu,
vận động viên có quyền đề nghị trọng tài chính giải thích những vấn đề chưa rõ
hoặc xin tạm dừng trận đấu khi có hoàn cảnh cần thiết ngoài ý muốn. Xin tạm
dừng sau khi kết thúc một đường cầu, vận động viên hướng mặt về phía trọng tài
chính, mũi bàn tay này hướng vào lòng bàn tay kia ở phía trước mặt để ra ký
hiệu xin phép.
14.3. Trong bất kỳ
hoàn cảnh nào, vận động viên cũng không được ngừng trận đấu để lấy lại sức hoặc
để nghe lời chỉ dẫn.
14.4. Vận động viên
phải có mặt không được dừng trận đấu hoặc ra khỏi sân khi chưa được trọng tài
chính cho phép.
14.5. Vận động viên
phải có mặt trên sân theo lịch thi đấu. Sau 5 phút thông báo thi đấu mà vận
động viên không có mặt bị coi như tự bỏ cuộc.
14.6. Khi vận động
viên bị chấn thương sau khi trọng tài y tế xác định không tiếp tục thi đấu được
sẽ bị xử thua vì lý do sức khoẻ.
14.7. Đối với những
vận động viên phạm luật, hoặc có những lời nói, hành vi thiếu văn hoá, vi phạm
đạo đức thì tuỳ theo mức độ sẽ xử lý từ nhắc nhở, cảnh cáo đến truất quyền thi
đấu.
Điều
15. Quyền hạn và nhiệm vụ của huấn luyện viên chỉ đạo (chỉ đạo viên, lãnh đội)
15.1. Huấn luyện viên
phải ngồi đúng vị trí mà Ban tổ chức quy định. Huấn luyện viên chỉ được vào khu
vực thi đấu để chỉ đạo vận động viên của mình trong thời gian nghỉ giữa các
hiệp.
15.2. Huấn luyện viên
không được có những lời nói, hành động làm ảnh hưởng đến các vận động viên khi
thi đấu; gây cản trở trọng tài, Ban tổ chức trong khi làm nhiệm vụ. Đối với
những huấn luyện viên phạm luật tuỳ theo mức độ xử lý từ nhắc nhở, cảnh cáo đến
truất quyền chỉ đạo.
Chương
IV.
TIẾN TRÌNH THI ĐẤU
Điều
16. Thời gian cho cuộc thi
16.1. Thời gian khởi
động chuyên môn trước thi đấu không quá 3 phút.
16.2. Thời gian nghỉ
trước khi vào hiệp thứ 2 không quá 2 phút
16.3. Thời gian nghỉ
trước khi vào hiệp thứ 3 không quá 5 phút.
16.4. Thời gian nghỉ
giữa hai trận đấu không dưới 15 phút
16.5. Trọng tài là
người quyết định về bất kỳ một sự tạm dừng thi đấu.
16.6. Quyết định dừng
từng trận đấu hoặc cả cuộc thi vì những lý do cấp thiết do Ban tổ chức quyết định
16.7. Nếu xảy ra tình
huống vì lý do khách quan phải dừng trận đấu thì:
16.7.1. Nếu chưa được
phép của trọng tàu các vận động viên không được ra khỏi sân.
16.7.2. Nếu khắc phục
được sự cố trong vòng 6 giờ đồng hồ kể từ khi phải tạm dừng thì trận đấu tiếp
tục với kết quả đã có
16.7.3. Nếu sau 6 giờ
đồng hồ mới khắc phục được sự cố thì huỷ bỏ kết quả trận đấu đã có để thi đấu
lại.
Điều
17. Số trận đấu, hiệp đấu
17.1. Mỗi trận thi
đấu đá cầu gồm 3 hiệp. Bên nào thắng hai hiệp là bên đó thắng
17.2. Mỗi vận động
viên chỉ được tham gia một trận đơn và không quá hai trận đôi trong một buổi
thi đấu (không áp dụng trong thi đấu giải đồng đội)
Chương
V.
LUẬT THI ĐẤU
Điều
18. Đăng ký thi đấu
Đăng ký nội dung thi
đấu và số lượng vận động viên theo điều lệ thi đấu từng năm quy định
Điều
19. Bốc thăm
19.1. Tiến hành chọn
hạt giống của giải do điều lệ từng năm quy định
19.2. Trước khi bắt
đầu trận đấu và trước khi bắt đầu hiệp thứ ba, hai bên sẽ bốc thăm. Bên nào bốc
được thăm ưu tiên sẽ được quyền chọn sân hoặc phát cầu trước.
Điều
20: ĐỔI BÊN
Trọng tài cho vận
động viên đổi bên trong các trường hợp sau:
20.1. Khi bắt đầu
hiệp thứ hai
20.2. Khi đạt điểm số
11 ở hiệp thứ ba
20.3. Nếu phát hiện
việc đổi sân không đúng như quy định ở điều 20.1 và 20.2 thì trọng tài phải cho
đổi sân ngay và giữ nguyên điểm số hiện tại.
Điều
21. Phát cầu đúng
21.1. Khi được quyền
phát cầu, mỗi vận động viên được phát 5 quả liên tục. Sau đó chuyển quyền phát
cầu cho đội bạn.
21.2. Trong thi đấu
đơn và đôi, mỗi lần phát cầu đều được bắt đầu ở khu vực phía sau ô số 1. Cầu
phát chéo sang khu vực đỡ phát cầu của đội bạn (ô số 1). Lần phát cầu tiếp theo
đổi vị trí sang nửa sân bên kia (ô số 2) và lặp lại.
21.3. Trong đá đôi:
(thí dụ bên A phát cầu trước)
- Lần phát cầu đầu
tiên của 5 quả thứ nhất: A1 phát, B1 đỡ.
- Lần phát cầu đầu
tiên của 5 quả thứ hai: B1 phát, A1 đỡ.
- Lần phát cầu đầu
tiên của 5 quả thứ ba: A2 phát, B2 đỡ.
- Lần phát cầu đầu
tiên của 5 quả thứ tư: B2 phát, A2 đỡ.
Sau đó lặp lại
21.4. Trong thi đấu 3
người: Vận động viên phát cầu được đứng ở mọi vị trí trong giới hạn sau đường
biên ngang phát cầu sang sân đội bạn. Vận động viên phát cầu theo thứ tự đã
đăng ký.
21.5. Chỉ được phát
cầu khi đã có hiệu lệnh của trọng tài (không quá 5 giây)
21.6. Cầu phát đi,
chạm mép trên của lưới nhưng rơi vào khu vực đỡ phát cầu của đội bạn.
21.7. Cầu đá sang sân
đội bạn phải đi trên lưới và nằm trong khu vực giữa hai cột.
21.8. Để cầu rơi vào
khu vực đỡ phát cầu của đội bạn (kể cả đế cầu chạm vào các đường giới hạn của ô
đó)
21.9. Trong thi đấu
đôi, vận động viên cùng đội bên phát cầu phải đứng trong khu vực ô còn lại,
chân không được chạm vào các đường giới hạn ô đó.
21.10. Trong thi đấu
3 người, các vận động viên của bên phát cầu (trừ vận động viên phát cầu) đứng
trong khu vực của sân mình, chân không được chạm vào các đường giới hạn của
sân.
21.11. Hai bàn chân
của đồng đội bên phát cầu phải tiếp xúc với mặt sân, vận động viên không di
chuyển, không thực hiện động tác che chắn cho tới khi cầu được phát đi.
21.12. Lần phát cầu
đầu tiên ở hiệp thứ hai do bên đỡ cầu đầu tiên ở hiệp thứ nhất thực hiện.
Điều
22. Lỗi phát cầu
22.1. Khi phạm vào
các quy định ở điều 21. Khi vận động viên phạm vào điều 21.1, 21.12 thì chỉ
tính phạm lỗi lần đang đá cầu hiện tại, còn điểm số trước đó vẫn được giữ
nguyên.
22.2. Cầu phát sang
chạm vào một vật cản trước khi rơi xuống sân.
22.3. Cầu không qua
lưới, (mắc lưới) hoặc chui dưới lưới.
22.4. Trong đá đôi,
đá đồng đội cầu chạm vào tóc, quần áo... của vận động viên cùng đội trước khi
bay sang sân đối phương.
22.5. Người phát cầu
đá không trúng quả cầu khi đã thực hiện động tác lăng chân phát cầu.
22.6. Dẫm vào vạch
ngang giới hạn cuối sân hoặc các vạch giới hạn phát cầu.
Điều
23. Phát cầu lại
23.1. Khi đang thi
đấu, có sự cố bất ngờ trên sân ảnh hưởng tới trận đấu.
23.2. Cả hai bên
(giao cầu và đỡ phát cầu) cùng phạm lỗi một lúc.
23.3. Trong thi đấu
một bộ phận của quả cầu rơi ra
23.4. Khi trọng tài
biên không xác định được điểm rơi của quả cầu và trọng tài chính không đủ điều
kiện để quyết định.
23.5. Khi vận động
viên tung, thả cầu nhưng chưa làm động tác phát cầu (chân đá chưa rời khỏi mặt
sân). Trong trường hợp này chỉ được phát lại đến lần thứ hai.
23.6. Phát cầu khi
chưa có hiệu lệnh của trọng tài. Trong trường hợp này chỉ được phát lại đến lần
thứ hai.
23.6. Phát cầu khi
chưa có hiệu lệnh của trọng tài. Trong trường hợp này chỉ được phát lại đến lần
thứ hai.
Điều
24. Lỗi đỡ phát cầu
24.1. Chân chạm vào
các đường giới hạn trong khu vực đỡ phát cầu khi đội bạn phát cầu
24.2. Người đỡ phát
cầu đứng sai ô quy định (trong đá đơn)
24.3. Phạm vào điều
21.3 (trong đá đôi)
24.4. Vị trí bên đỡ
phát cầu thay đổi khi bên phát cầu đang phát 5 quả liên tục (trong đá đôi).
Điều
25. Đá cầu đúng
25.1. Vận động viên
sử dụng tất cả các bộ phận của cơ thể để đá, đỡ cầu trừ hai tay (tính từ mỏm
vai đến ngón tay)
25.2. Trước khi cầu
sang sân đối phương, mỗi vận động viên được chạm cầu tối đa hai lần (cầu chạm
vào một bộ phận nào đó của cơ thể sau đó bật sang một bộ phận khác thì coi như
hai lần chạm cầu)
25.3. Trong thi đấu 3
vận động viên trước khi cầu sang sân đối phương mỗi đội chỉ được phép chạm cầu
tối đa 4 lần. Mỗi vận động viên chỉ được chạm cầu tối đa 2 lần.
25.4. Mỗi lần chạm
cầu không quá 1/2 giây (không được để cầu dừng một cách rõ ràng trên bất kỳ một
bộ phận nào của cơ thể)
25.5. Ưu tiên cho bên
đang tấn công khi cầu ở vị trí phía trên của mặt phẳng lưới. Một phần của bộ
phận nào của cơ thể vận động viên thực hiện kỹ thuật tấn công theo đà sang sân
đội bạn nhưng không chạm lưới hoặc qua hoàn toàn so với mặt phẳng của lưới.
25.6. Vận động viên
được di chuyển ra ngoài các đường giới hạn để đá, đỡ cầu nhưng cầu đá sang sân
đội bạn phải đi trên lưới, nằm trong khu vực giữa hai cột và rơi ở phần sân đội
bạn.
25.7. Khi cầu được
phát đi, vận động viên được di chuyển tới mọi vị trí trên sân để đá hoặc đỡ
cầu.
25.8. Sau khi đá cầu
xong, vận động viên chạm vào cột lưới hoặc bất kỳ vật nào ở phía ngoài cột lưới
không tính phạm luật.
25.9. Trong thi đấu
đôi nam nữ vận động viên nam được chắn cầu sang sân đối phương (bên phòng thủ)
mặc dù vận động viên nữ chưa chạm cầu.
Điều
26. Lỗi đỡ, đá cầu
26.1. Phạm vào từ
điều 25.1 đến điều 25.6 và các điều 22.2, 22.3.
26.2. Đá cầu khi cầu
còn ở sân phần đội bạn.
26.3. Trong khi thi
đấu bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể chạm lưới hoặc sang sân đội bạn. Vận động
viên đang tấn công áp dụng điều 25.5.
26.4. Trong khi thi
đấu đôi nam nữ trước khi cầu sang sân đội bạn, vận động viên nữ chưa chạm cầu,
trừ tình huống được ghi trong điều 25.9
Điều
27. Tính điểm
27.1. Phát cầu hỏng,
đối phương được tính điểm thắng
- Đỡ, đá cầu hỏng,
đối phương được tính điểm thắng
27.2. Trong thi đấu
(đơn, đôi, đồng đội) bên nào dẫn trước 21 điểm thì sẽ thắng ở hiệp đó (trừ khi
xảy ra trường hợp ở điều 27.3)
27.3. Khi điểm số hai
bên tới 20 đều (20-20) thì sẽ thi đấu theo thể thức phát cầu luân phiên.
27.3.1. Vị trí phát
cầu không thay đổi ở phía sau ô số một của mỗi bên đối với thi đấu đơn và đôi.
27.3.2. Với thi đấu 3
người: vận động viên của mỗi bên luân phiên phát cầu theo thứ tự đã đăng ký.
27.3.3. Vận động viên
sẽ phải luân phiên phát cầu một lần cho tới khi bên nào dẫn trước với tỷ số
chênh lệch 2 điểm thì sẽ thắng ở hiệp đó.
27.4. Cách thực hiện:
27.4.1. Trong thi đấu
đơn và 3 người khi điểm số 20 đều bên đang đỡ phát cầu sẽ được phát cầu trước,
sau đó chuyển quyền phát cầu cho đội bạn.
27.4.2. Trong thi đấu
đôi: (thí dụ bên A đỡ phát cầu khi tỷ số 20 đều)
- Lần phát thứ nhất:
A1 phát B1 đỡ
- Lần phát thứ hai:
B1 phát A1 đỡ
- Lần phát thứ ba: A2
phát B2 đỡ
- Lần phát thứ tư: B2
phát A2 đỡ
Sau đó sẽ lặp lại
Chương
VI.
TỔ CHỨC THI ĐẤU
Điều
28. Ban Tổ chức - Ban Trọng tài
28.1. Quyết định
thành lập Ban tổ chức, Ban trọng tài do thủ trưởng cơ quan Thể dục thể thao
trực tiếp quyết định.
28.2. Ban tổ chức ra
quyết định thành lập các tiểu ban.
28.3. Trưởng Ban tổ
chức là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức cuộc thi và bảo đảm mọi
mặt cho cuộc thi đạt kết quả tốt nhất.
Điều
29. Trọng tài và các quyết định
29.1. Ban trọng tài
có nhiệm vụ: Điều khiển cuộc thi theo chương trình thi đấu được Ban tổ chức
quyết định và theo các điều khoản luật thi đấu đá cầu hiện hành.
29.2. Tổng trọng tài:
- Thường là cán bộ
nghiệp vụ Thể dục thể thao am hiểu, nắm chắc luật đá cầu và có khả năng tổ chức
điều hành.
- Tổng trọng tài có
nhiệm vụ sắp xếp chương trình thi đấu, phân công và kiểm tra các trọng tài
viên, kiểm tra các bảng đấu, giải quyết các trường hợp khiếu nại (nếu có) và
tổng hợp kết quả thi đấu của giải.
29.3. Trọng tài
chính:
- Trọng tài chính làm
việc dưới quyền của tổng trọng tài.
- Trọng tài chính
(được phân công) chịu trách nhiệm về trận đấu, sân thi đấu và khu vực xung
quanh sân đấu.
- Trọng tài chính
phải xin ý kiến tổng trọng tài (khi tự mình không quyết định được). Nếu tổng
trọng tài vắng mặt, trọng tài chính phải trao đổi những vấn đề đó với quan chức
khác có trách nhiệm.
- Đưa ra quyết định
về mọi khiếu nại liên quan đến một tranh chấp, điều đó được thực hiện trước lần
phát cầu tiếp theo.
- Nếu vị trí trọng
tài trên sên bị thiếu trọng tài chính phải phân công lại nhiệm vụ của tổ trọng
tài.
Ký biên bản thi đấu
và phản ảnh với tổng trọng tài mọi sự liên quan đến tiến trình trận đấu.
- Đối với các đối
tượng đã bị cảnh cáo vẫn tiếp tục vi phạm luật, trọng tài chính báo cáo với
tổng trọng tài (hoặc quan chức có trách nhiệm nếu vắng tổng trọng tài) để truất
quyền đối tượng tham gia vào trận đấu.
29.4. Trọng tài biên
và trọng tài báo điểm: Do tổng trọng tài chỉ định hoặc có thể do trọng tài
chính chỉ định nhưng đã thông qua tổng trọng tài
29.4.1. Các trọng tài
biên xác định đế quả cầu rơi "trong" hay "ngoài" sân (hoặc
ô quy định)
29.4.2. Có thể báo
lỗi bằng các ký hiệu cho trọng tài chính khi không có quyết định của trọng tài
chính.
Ví dụ: Khi cầu chạm
vào người của vận động viên.
29.4.3. Trọng tài lật
số: giúp trọng tài chính báo điểm và chỉ lật số khi có ký hiệu của trọng tài
chính.
29.5. Vị trí các
trọng tài trên sân theo sơ đồ sau:
Khi vận động viên có
thái độ đạo đức xấu thì trọng tài cho dừng trận đấu yêu cầu vận động viên đó
đến và tuyên bố khiển trách hoặc cảnh cáo.
Điều
30. Khẩu lệnh và động tác điều khiển trận đấu
30.1. Trọng tài chính
Khi vận động viên có
thái độ đạo đức xấu thì trọng tài cho dừng trận đấu yêu cầu vận động viên đó
đến và tuyên bố khiển trách hoặc cảnh cáo.
30.2. Trọng tài biên
Điều
31. Chia bảng đấu loại
Sự phân chia các bảng
đấu loại do quy mô tính chất cuộc thi chi phối, nhưng phải bảo đảm công bằng và
hợp lý, đặc biệt các vận động viên hạt giống phải chia đều cho các bảng (dựa
vào kết quả giải lần trước)
31.1. Loại trực tiếp
một lần thua: Vận động viên (đội, đôi) thua một lần là bị loại
31.2. Loại trực tiếp
hai lần thua: vận động viên (đội, đôi) thua hai lần là bị loại
31.3. Đấu vòng tròn:
vận động viên (đội, đôi) lần lượt đấu với nhau, sau đó tính điểm xếp hạng.
31.4. Đấu hỗn hợp
(kết hợp các điều 31.3, 31.2 và 31.3)
Điều
32. Biên bản thi đấu
Từng trận đấu phải có
biên bản ghi rõ theo mẫu sau