UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 403/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 06 tháng 3 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG VẮC XIN KHỐNG CHẾ
VÀ LOẠI TRỪ BỆNH DẠI NĂM 2014
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số
05/2007/NĐ-CP , ngày 9/01/2007 của Chính phủ về việc phòng, chống bệnh dại ở động
vật;
Căn cứ Quyết định số
63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy
định tiêm phòng bắt buộc các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm; Quyết định số
688/QĐ-BNN-TY ngày 01/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê
duyệt Kế hoạch triển khai chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2013
- 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 39/TTr-SNN ngày 24 tháng 02
năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch tiêm
phòng Vắc xin khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2014 (có bản kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với UBND các huyện,
Thành phố tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo năm
2014.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Chính; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, Thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- Cục Thú y;
- Cơ quan Thú y vùng I;
- TT Tỉnh ủy (B/c);
- TT HĐND tỉnh;
- TT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu VT, (M01) 68 bản.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Đức Hải
|
KẾ HOẠCH
TIÊM PHÒNG VẮC XIN KHÔNG CHẾ VÀ LOẠI TRỪ BỆNH
DẠI NĂM 2014
(Kèm theo Quyết định số 403/QĐ-UBND ngày 06/3/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh
Sơn La)
Căn cứ Quyết định số 688/QĐ-BNN-TY
ngày 01/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch
triển khai chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2013-2015;
Căn cứ quyết định số 1154/QĐ-UBND
ngày 08/6/2012 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt kế hoạch khống chế và loại
trừ bệnh dại giai đoạn năm 2012 - 2015;
UBND tỉnh Sơn La ban hành kế hoạch
tiêm phòng vắc-xin khống chế và loại trừ bệnh dại giai đoạn năm 2014 như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
- Nâng cao nhận thức của người dân
có nuôi chó, mèo và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện về sự nguy hiểm và tác
hại của bệnh dại và chấp hành thực hiện các biện pháp phòng, chống.
- Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng
lực chuyên môn và chất lượng hệ thống giám sát bệnh dại ở động vật của đội ngũ
Thú y từ tỉnh đến cơ sở và chính quyền địa phương các cấp.
- Tỷ lệ tiêm phòng hàng năm phải đạt
tối thiểu là 80% so với tổng đàn và 100% số con trong diện phải tiêm, đối với
vùng có dịch phải tiêm đạt 100% tổng đàn.
- Từng bước khống chế và thanh
toán được bệnh dại, không để bệnh dại ở chó, mèo xảy ra trên địa bàn.
II. NỘI DUNG KẾ
HOẠCH
1. Xây dựng tài liệu tuyên truyền
về các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên động vật
Trên cơ sở các tài liệu tuyên truyền
của Cục Thú y và các nguồn tài liệu hợp lệ khác, Chi cục Thú y xây dựng các tài
liệu tuyên truyền của Tỉnh phù hợp cho các đối tượng liên quan.
2. Tổ chức tuyên truyền
Tuyên truyền phổ biến các văn bản
Pháp luật, các quy định và các biện pháp phòng, chống bệnh dại bằng nhiều hình
thức như: Phát tờ rơi, pa-nô về các biện pháp phòng, chống bệnh dại, viết các
bài truyền thông về tính chất nguy hiểm và các biện pháp phòng chống bệnh dại
trên các phương tiện thông tin đại chúng trong phạm vi toàn tỉnh. Tổ chức tuyên
truyền, vận động đến mọi người dân thực hiện “5 không” trong phòng, chống dịch
đó là:
- Không nuôi chó, mèo chưa khai
báo với chính quyền địa phương.
- Không nuôi chó, mèo không được
tiêm phòng bệnh dại.
- Không nuôi chó thả rông.
- Không để chó cắn người.
- Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm
môi trường.
3. Tập huấn
Nội dung tập huấn: kiến thức về bệnh
dại, công tác quản lý chó mèo, công tác điều tra và giám sát ổ dịch, tiêm phòng
vắc-xin bệnh dại, quản lý ổ dịch, kiểm dịch và thực hiện chống dịch khi có dịch
xảy ra.
Đối tượng tập huấn: Lãnh đạo, cán
bộ kỹ thuật, các phòng thuộc Chi cục. Trạm Thú y các huyện, thành phố, nhân
viên thú y xã, phường, thị trấn.
4. Giám sát và lập bản đồ dịch tễ
bệnh dại
Chi cục Thú y phân công 01 cán bộ
theo dõi thống kê số lượng chó, mèo; các ổ dịch dại, số lượng chó mèo được đăng
ký, tổng hợp kết quả tiêm phòng chó mèo của các huyện, thành phố và báo cáo
tình hình bệnh dại. Lập cơ sở dữ liệu bệnh dại và vẽ bản đồ dịch tễ bệnh dại
trên địa bàn tỉnh.
Thành lập hệ thống theo dõi, giám
sát dịch bệnh từ huyện đến xã, bản và tiểu khu. Mở sổ theo dõi thống kê số lượng
chó, mèo; các ổ dịch dại, kết quả số lượng chó mèo được đăng ký, kết quả tiêm
phòng chó, mèo trong các năm và tiêm bổ sung hàng tháng.
5. Triển khai các hoạt động phòng,
chống bệnh dại
Tuyên truyền về việc quản lý đàn
chó, mèo, tiêm phòng định kỳ, kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển, bắt và xử lý
chó thả rông, giám sát phát hiện bệnh dại, điều tra, giám sát ổ dịch, quản lý ổ
dịch dại.
6. Nâng cao năng lực cho hệ thống
cán bộ Thú y
Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ
phòng, chống bệnh dại cho cán bộ Thu ý từ tỉnh đến cấp huyện, xã, phường, thị
trấn theo kế hoạch đã được phê duyệt.
7. Tổ chức tiêm phòng vắc xin cho
đàn chó, mèo trên địa bàn tỉnh
- Tổng đàn và số lượng vắc xin
TT
|
Huyện, thành phố
|
Tổng đàn trong diện tiêm (con)
|
Số lượng vắc xin (liều)
|
Ghi chú
|
Chó
|
Mèo
|
Chó
|
Mèo
|
1
|
Thuận Châu
|
18.000
|
6.000
|
18.000
|
6.000
|
|
2
|
Quỳnh Nhai
|
6.000
|
800
|
6.000
|
800
|
|
3
|
Mường La
|
11.000
|
1.000
|
11.000
|
1.000
|
|
4
|
Thành Phố
|
10.000
|
2.000
|
10.000
|
2.000
|
|
5
|
Mai Sơn
|
20.000
|
2.000
|
20.000
|
2.000
|
|
6
|
Yên Châu
|
15.000
|
3.000
|
15.000
|
3.000
|
|
7
|
Mộc Châu
|
20.000
|
2.000
|
20.000
|
2.000
|
|
8
|
Phù Yên
|
10.000
|
1.000
|
10.000
|
1.000
|
|
9
|
Bắc Yên
|
6.000
|
1.000
|
6.000
|
1.000
|
|
10
|
Sông Mã
|
14.000
|
4.000
|
14.000
|
4.000
|
|
11
|
Sốp Cộp
|
5.000
|
2.000
|
5.000
|
2.000
|
|
12
|
Vân Hồ
|
10.000
|
1.000
|
10.000
|
1.000
|
|
|
Tổng
|
145.000
|
25.800
|
145.000
|
25.800
|
|
- Đối tượng tiêm phòng: chó, mèo
các lứa tuổi
- Phạm vi tiêm phòng: Số chó, mèo
trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian triển khai: tiêm 02 đợt
chính, đợt 1 vào tháng 3, 4; đợt 2 vào tháng 9,10; hàng tháng tiêm bổ sung cho
đàn chó mới lớn, mới mua về.
- Lực lượng tham gia tiêm phòng:
cán bộ trạm thú y huyện, thành phố và thú y viên xã, phường, thị trấn.
- Chi cục Thú y và Trạm Thú y cấp
giấy chứng nhận tiêm phòng vắc xin dại cho chủ nuôi chó, mèo để quản lý.
8. Tổ chức quản lý đàn chó nuôi
- Tại các đô thị nơi đông dân cư,
kể cả vùng nông thôn, Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn lập sổ theo dõi
số lượng chó nuôi, số hộ có nuôi chó trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
- Giao cho cán bộ thú y xã, phường,
thị trấn và các trưởng bản, tổ trưởng dân phố, tiểu khu trưởng thống kê đầy đủ
số lượng chó và số hộ có nuôi chó để quản lý.
- Quản lý đàn chó thả rông: Uỷ ban
nhân dân các xã, thị trấn thành lập đội chuyên trách bắt giữ chó mèo thả rông ở
các khu đô thị, nơi đông dân cư hoặc chó mèo nghi mắc bệnh dại.
- Trạm Thú y các huyện, thành phố
nuôi chó, mèo bị bắt, theo dõi sức khoẻ và chờ chủ gia súc đến nhận; việc tiêu
huỷ chó chỉ được thực hiện trong trường hợp không có người đến nhận (sau 72
giờ);
III. KINH PHÍ
1. Ngân sách tỉnh: cấp kinh phí chỉ
đạo phòng, chống dịch, giám sát dịch tễ, tập huấn, hội thảo, họp triển khai thực
hiện, sơ kết, tổng kết đánh giá, xây dựng và phát hành tài liệu, tổ chức thông
tin tuyên truyền, bảo quản vắc xin, trang thiết bị bảo hộ.
2. Ngân sách huyện: cấp kinh phí từng
năm theo dự trù kinh phí của trạm thú y bao gồm: tập huấn, sơ kết, tổng kết,
tuyên truyền, chỉ đạo phòng chống dịch, giám sát dịch tễ, dụng cụ bắt giữ chó,
tiêu hủy chó thả rông bị bắt, bảo quản, vận chuyển vắc xin, trang thiết bị bảo
hộ.
3. Trách nhiệm của cá nhân nuôi
chó, mèo
- Chi trả tiền vắc xin và tiền
công tiêm phòng cho chó, mèo
- Chi trả tiền mua huyết thanh
kháng dại và tiền công tiêm phòng cho những người bị chó dại cắn.
- Chủ nuôi chó thả rông bị bắt chi
trả tiền vắc xin, công tiêm phòng cho chó mèo (trường hợp chó mèo chưa tiêm
phòng), tiền nuôi nhốt chó và tiền phạt theo quy định.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Sở Nông
nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Thú y
- Phối hợp với
UBND các huyện, Thành phố triển khai thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại
cho đàn chó, mèo; kiểm tra, hướng dẫn thực hiện ở các địa
phương để công tác tiêm phòng đạt kết quả cao nhất. Cung ứng
đủ và kịp thời vắc xin, vật tư, dụng cụ chuyên môn phục vụ
tiêm phòng dại cho chó, mèo, kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình tiêm phòng.
- Tăng cường
kiểm soát giết mổ chó, mèo; phối hợp với các lực lượng chức
năng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ chó, mèo theo đúng
quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định tại
Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về việc phòng, chống bệnh
dại ở động vật.
- Chủ động phối
hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh hướng dẫn các biện pháp an toàn cho người
tham gia phòng, chống dịch bệnh dại theo quy định. Tổng hợp kết quả thực hiện báo
cáo Giám đốc Sở, Uỷ ban nhân dân tỉnh
theo quy định.
2. UBND huyện,
thành phố
- Tăng cường
công tác tuyên truyền, phổ biến về nguy cơ và tính chất nguy hiểm của bệnh dại ở
súc vật lây sang người để người dân hiểu và tự giác đến các cơ sở Y tế được tư
vấn và tiêm phòng vắc xin khi bị chó, mèo cắn.
- Chỉ đạo các
xã, phường, thị trấn tăng cường quản lý đàn chó, mèo, tổ chức cho các hộ gia
đình đăng ký nuôi chó, mèo đặc biệt là những nơi có bệnh dại, những khu vực
đang có chó, mèo nghi mắc dại cắn người, tổ chức triển khai tiêm phòng vắc xin
dại hàng năm theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Chỉ đạo các
phòng, ban chuyên môn tăng cường phối hợp với chính quyền cấp xã, thị trấn và
các bản, tổ, tiểu khu thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại ở súc vật
trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình bệnh dại đến tận bản, tổ, tiểu
khu, hộ nuôi chó, mèo, giao trách nhiệm giám sát phát hiện bệnh dại cho nhân
viên thú y cấp xã, phường, thị trấn và các trưởng bản, tổ, tiểu khu. Đồng thời
chỉ đạo các tổ chức đoàn thể cùng tham gia giám sát tình hình bệnh dại. Thực hiện
các hướng dẫn về phòng bệnh dại của cơ quan Thú y, trong đó trú trọng thực hiện
vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, dụng cụ nuôi, tiêm phòng vắc xin định
kỳ cho chó, mèo.
- Củng cố và
duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo
phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cấp huyện, xã. Phân công từng thành
viên phụ trách các địa bàn cụ thể khi phát hiện dịch cần huy động các lực lượng
xử lý triệt để các ổ dịch theo quy định, không để lây lan ra diện rộng.
- Chỉ đạo các
lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ chó,
mèo trên địa bàn, đặc biệt vận chuyển chó, mèo từ nước Lào và các tỉnh đang có
dịch vào địa bàn tỉnh. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
3. Sở Y tế
- Tuyên truyền
về các phương pháp phòng bệnh dại trên người giúp nhân dân tự giác đến cơ sở y
tế để được tư vấn và tiêm phòng vắc xin khi bị súc vật cắn, không chữa bệnh dại
bằng thuốc nam, thuốc bắc.
- Chỉ đạo
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh:
+ Chuẩn bị đầy
đủ số lượng vắc xin và huyết thanh kháng dại để tiêm phòng và chữa trị kịp thời
cho người bị chó, mèo nghi dại cắn. Tổ chức tốt việc khám, tư vấn, chỉ định
tiêm phòng dại theo quy định của Bộ Y tế.
+ Lập sổ theo
dõi các trường hợp người tiêm vắc xin phòng dại, thông báo kịp thời với cơ quan
Thú y địa phương để phối hợp thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại trên
súc vật nhằm hạn chế thấp nhất lây bệnh dại từ súc vật sang người.
- Phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất số liệu, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Sở Tài
chính
Bố trí, quản
lý chặt chẽ kinh phí phục vụ kịp thời cho công tác phòng, chống bệnh dại.
5. Các cơ quan
Thông tin và truyền thông
Sở Thông tin
và truyền thông, Báo Sơn La, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan
thông tin đại chúng trên địa bàn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế thường xuyên thông
tin, tuyên truyền về bệnh dại, đặc biệt là mối nguy hiểm của bệnh dại ở người,
nâng cao nhận thức trong phòng, chống bệnh dại trên người cũng như phối hợp với
cơ quan thú y trong phòng, chống bệnh dại ở súc vật.
6. Các Sở,
ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang
Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phòng, chống bệnh dại tới cán bộ, công nhân viên chức của cơ
quan, đơn vị về việc chấp hành các quy định pháp luật khi nuôi chó, mèo và tích
cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình và cộng đồng cùng phòng,
chống bệnh dại.
Yêu cầu các Sở,
ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch
này và thường xuyên báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Y tổng hợp báo cáo Uỷ
ban nhân dân tỉnh kịp thời chỉ đạo.