Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3822/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Lâm Hải Giang
Ngày ban hành: 18/10/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3822/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 18 tháng 10 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Công văn số 4560/BYT-KCB ngày 21/7/2023 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Văn bản số 1315/BB-BYT ngày 10/10/2023 về Hội nghị triển khai Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 220/TTr-SYT ngày 15/10/2023 và ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Bình Định và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lâm Hải Giang

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3822/QĐ-UBND ngày 18/10/2023 của UBND tỉnh Bình Định)

Phần I

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

I. THỰC TRẠNG VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỈNH BÌNH ĐỊNH

Theo kết quả số liệu khảo sát việc triển khai thực hiện công tác phục hồi chức năng trên địa bàn tỉnh từ ngày 31/7 đến 15/8/2023 của Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng và Hệ thống thông tin quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật của Bộ Y tế, đến thời điểm 31/7/2023, toàn tỉnh Bình Định có 34.355 người khuyết tật, chiếm tỷ lệ 2,25% dân số. Trong đó: Về giới tính có 20.234 người nam (58,9%), 14.121 người nữ (41,1%); Về độ tuổi có 332 trẻ dưới 6 tuổi (0,97%), 1.196 trẻ từ 6 - 15 tuổi (3,48%), 16.424 người từ 16 - 59 tuổi (47,81%), 16.403 người từ 60 tuổi trở lên (47,75%). Theo phân loại khuyết tật có 16.508 người khuyết tật về vận động (48,05%), 3.053 người khuyết tật về nghe, nói (8,89%), 3.496 người khuyết tật về nhìn (10,18%), 4.503 người khuyết tật về thần kinh, tâm thần (13,11%), 3.246 người khuyết tật về trí tuệ (9,45%), 3.549 người khuyết tật khác (10,33%). Nguyên nhân khuyết tật 11,9% là do bẩm sinh; 48,8% là do mắc phải và 39,3% chưa xác định được nguyên nhân (Phụ lục 1: Tình hình người khuyết tật và phân loại khuyết tật)

Về nhu cầu về hỗ trợ y tế: 29.083 người (84,65%), trong đó 5.744 người có nhu cầu khám xác định khuyết tật ở tuyến trên (từ tuyến huyện trở lên) (19,75%), 4.639 người có nhu cầu khám bệnh ở tuyến trên (15,95%), 2.183 người có nhu cầu cấp kinh phí khám, điều trị (7,51%), 8.096 người có nhu cầu cấp thẻ bảo hiểm y tế (27,84%), 3.008 người có nhu cầu tập phục hồi chức năng (10,34%), 89 người có nhu cầu phục hồi chức năng được bảo hiểm y tế chi trả (0,31%), 5.194 người có nhu cầu dụng cụ phục hồi chức năng (17,86%), 18 người cần phẫu thuật chỉnh hình (0,06%), 112 người có nhu cầu khác về y tế (0,39%) (Phụ lục 2: Nhu cầu trợ giúp về y tế của người khuyết tật).

II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

1. Thực trạng hệ thống phục hồi chức năng tỉnh Bình Định

a) Hệ thống tổ chức phục hồi chức năng trên địa bàn tỉnh:

Hệ thống tổ chức phục hồi chức năng của tỉnh hiện có: Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn, Bệnh viện Tâm thần có khoa Phục hồi chức năng độc lập; 10/11 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là huyện) có khoa ghép Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng hoặc tổ phục hồi chức năng lồng ghép với các khoa lâm sàng khác.

Trên địa bàn tỉnh còn có Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa (thuộc Bộ Y tế), Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và một số bệnh viện tư nhân có triển khai cung ứng các dịch vụ phục hồi chức năng (Bệnh viện Bình Định, Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình).

b) Phát triển dịch vụ phục hồi chức năng:

Giai đoạn 2014 - 2020, việc cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng chủ yếu là vật lý trị liệu, được triển khai tại một số cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, huyện. Trong 2 năm gần đây, toàn ngành Y tế tỉnh đã có 14/17 cơ sở khám chữa bệnh cung cấp dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng, trong đó có 04/17 đơn vị cung cấp dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng theo hướng đa ngành (bao gồm Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu, Dụng cụ trợ giúp), các cơ sở khám chữa bệnh còn lại cung cấp từ 01 - 03 dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng. Các cơ sở khám chữa bệnh cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng thực hiện được trên 50% dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.

c) Triển khai phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:

Công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng gắn với việc tổ chức thực hiện “Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã”; 100% trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) thực hiện quản lý thông tin về người khuyết tật, tổ chức khám sức khỏe định kỳ 01 lần/năm, thực hiện phát hiện sớm khuyết tật, tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật tại địa phương. Từ năm 2017 - 2022, nhờ triển khai các Dự án hỗ trợ người khuyết tật tại tỉnh, đã giúp nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng cho các cơ sở y tế; hỗ trợ đào tạo kỹ năng chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng; hỗ trợ dụng cụ trợ giúp sinh hoạt hàng ngày, dụng cụ trợ giúp vận động cho người khuyết tật; giúp cho việc triển khai công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được thực hiện đi vào chiều sau tại một số địa phương trong tỉnh.

d) Tập huấn, đào tạo, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học:

Hàng năm, Sở Y tế tổ chức tập huấn chuyên môn phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho 100% viên chức phụ trách công tác này tại các cơ sở y tế tuyến huyện, xã; cử viên chức đi đào tạo chuyên môn về phục hồi chức năng để đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ phục hồi chức năng tại các đơn vị. Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng là đơn vị đầu mối trong công tác chỉ đạo tuyến và hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới trong lĩnh vực phục hồi chức năng. Trong giai đoạn 2014 - 2020, đã có 15 đề tài nghiên cứu khoa học về phục hồi chức năng cấp cơ sở, 01 sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp cơ sở. Các cơ sở khám chữa bệnh quan tâm chỉ đạo triển khai các đề tài tổng kết kinh nghiệm chuyên môn, áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào quá trình thực hiện công tác phục hồi chức năng tại đơn vị.

đ) Nguồn lực đầu tư cho công tác phục hồi chức năng và chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật:

Phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng trong những năm qua đã được quan tâm đặc biệt, tạo sự chuyển biến lớn trong toàn ngành y tế tỉnh; số lượng viên chức có chuyên môn về phục hồi chức năng tăng hàng năm, giúp cho phạm vi triển khai được mở rộng, chất lượng cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng được nâng cao. (Phụ lục 3: Nhân lực phục hồi chức năng tại các cơ sở y tế tỉnh)

Có 09/17 cơ sở khám chữa bệnh được trang bị thiết bị phục hồi chức năng cơ bản; các cơ sở khác vẫn còn hạn chế về số lượng, chủng loại do chưa đủ nguồn nhân lực chuyên môn, do vậy chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh và người khuyết tật tại đơn vị, địa phương, cần tiếp tục đầu tư bổ sung trong giai đoạn đến.

Kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin… để phục vụ cho công tác phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật thực hiện trong giai đoạn 2014 đến nay khoảng 50 tỷ đồng (trong đó mua sắm trang thiết bị khoảng 15 tỷ đồng). Kinh phí chi cho hoạt động điều trị phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật thực hiện trong giai đoạn 2014 đến nay khoảng 355 tỷ đồng (trong đó ngân sách nhà nước cấp 05 tỷ đồng; nguồn Bảo hiểm y tế chi trả 200 tỷ đồng; nguồn từ các dự án hỗ trợ người khuyết tật trên địa bàn tỉnh 150 tỷ đồng).

2. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Kế hoạch phát triển công tác phục hồi chức năng tỉnh Bình Định giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 3499/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Thực hiện Quyết định số 4039/QĐ-BYT ngày 16/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch quốc gia phát triển phục hồi chức năng giai đoạn 2014 - 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 3499/QĐ- UBND ngày 08/10/2015 về việc ban hành Kế hoạch phát triển phục hồi chức năng trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch này như sau:

a) Mục tiêu a: Củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng của tỉnh, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng

- Chỉ tiêu 1 - 90% trạm y tế xã/phường/thị trấn có phân công cán bộ chuyên trách công tác phục hồi chức năng và được đào tạo bồi dưỡng kiến thức phục hồi chức năng: Kết quả thực hiện đạt 100% (tăng 10%).

- Chỉ tiêu 2 - 90% bệnh viện huyện/thị xã/thành phố có khám chữa bệnh phục hồi chức năng (tổ/khoa/phòng), có bác sĩ, kỹ thuật viên được đào tạo bồi dưỡng kiến thức về phục hồi chức năng: Kết quả thực hiện đạt 90,9% (tăng 0,9%).

- Chỉ tiêu 3 - Đầu tư phát triển Bệnh viện Phục hồi chức năng theo mô hình bệnh viện chuyên khoa hạng III, quy mô 70 giường bệnh, có đầy đủ trang thiết bị và kỹ thuật chuyên môn theo quy định: Kết quả thực hiện đạt chỉ tiêu.

- Chỉ tiêu 4 - 100% bệnh viện đa khoa tỉnh, đa khoa khu vực có tổ chức khoa phục hồi chức năng: Kết quả thực hiện đạt chỉ tiêu 100%.

- Chỉ tiêu 5 - 80% bệnh viện chuyên khoa khác có tổ chức khám chữa bệnh phục hồi chức năng: Kết quả thực hiện đạt 50% (Lý do vì thiếu nguồn nhân lực).

b) Mục tiêu b: Đẩy mạnh công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, chú trọng công tác phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật để góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật.

- Chỉ tiêu 1: Có 100% các cơ sở phục hồi chức năng có hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật, phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức về các nội dung này cho lãnh đạo các cấp và cộng đồng: kết quả thực hiện 100% (chỉ tiêu 100%).

- Chỉ tiêu 2: Triển khai và duy trì chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:

+ 40% tại các xã, phường, thị trấn của tỉnh: Kết quả thực hiện đạt 62,2% (tăng 22,2%).

+ 70% tại các huyện, thị xã, thành phố: Kết quả thực hiện đạt 72,7% (tăng 2,7%)

- Chỉ tiêu 3 - 70% số trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm một số khuyết tật bẩm sinh và rối loạn phát triển và can thiệp sớm các dạng khuyết tật: Kết quả thực hiện đạt 81,8% (tăng 11,8%).

- Chỉ tiêu 4 - 80% số huyện đạt chỉ tiêu về người khuyết tật có nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ phục hồi chức năng phù hợp để hòa nhập cộng đồng: Kết quả thực hiện đạt 81,8% (tăng 1,8%).

c) Mục tiêu c: Nâng cao năng lực các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng

- Chỉ tiêu 1: Trường Cao đẳng Y tế Bình Định có khoa hoặc bộ môn phục hồi chức năng; đào tạo hoặc liên kết đào tạo các chức danh chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế: Y sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng, Kỹ thuật viên vật lý trị liệu, Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu, Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình: chưa đạt (Trường đã có Bộ môn Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng nhưng chưa triển khai hoặc liên kết đào tạo các chức danh chuyên môn về phục hồi chức năng theo kế hoạch đề ra).

- Chỉ tiêu 2: Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đảm bảo triển khai đào tạo liên tục về phục hồi chức năng: Đạt chỉ tiêu.

- Chỉ tiêu 3: Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng có đầy đủ chức danh chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, đáp ứng chỉ tiêu theo kế hoạch: Đạt chỉ tiêu.

- Chỉ tiêu 4: Giám đốc và trưởng các khoa, phòng thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng được đào tạo về Quản lý bệnh viện: Chưa đạt (Bệnh viện Y học cổ truyền và Bệnh viện Phục hồi chức năng được hợp nhất kể từ ngày 01/01/2019; có thay đổi cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 3950/QĐ-UBND ngày 28/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Bình Định).

(Phụ lục 4: Tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển phục hồi chức năng trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020)

3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tồn tại, hạn chế:

- Một số cơ sở khám chữa bệnh chưa triển khai phục hồi chức năng vì thiếu nguồn nhân lực chuyên môn. Trường Cao đẳng Y tế Bình Định đã có Bộ môn Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, có giảng viên nhưng chưa triển khai hoặc liên kết, phối hợp đào tạo các chức danh chuyên môn về phục hồi chức năng.

- Một số chức danh chuyên môn y tế tuy đã được đào tạo, có chứng chỉ về phục hồi chức năng nhưng ở từng thời điểm theo quy định của Bộ Y tế thì chưa đảm bảo các tiêu chí để bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trên chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, làm hạn chế nguồn nhân lực chuyên môn phục hồi chức năng.

- Công tác tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại một số địa phương tuy đã được triển khai nhưng chưa thường xuyên, liên tục hoặc chỉ lồng ghép với các dự án hỗ trợ người khuyết tật trên địa bàn; công tác sàng lọc sơ sinh để phát hiện sớm khuyết tật còn hạn chế về phạm vi triển khai, đối tượng được hưởng thụ.

b) Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế:

- Nhận thức về tầm quan trọng của phục hồi chức năng trong bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân của một số lãnh đạo, nhân viên y tế chưa được đầy đủ.

- Thiếu nguồn nhân lực bác sĩ đa khoa để đào tạo chuyên sâu về phục hồi chức năng, nhất là tại trung tâm y tế tuyến huyện; dịch vụ phục hồi chức năng tại trạm y tế tuyến xã khó có thể triển khai vì thiếu cơ chế, nhân lực chuyên môn và chưa được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán kinh phí thực hiện.

- Một số quy định của Bộ Y tế về bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn phục hồi chức năng chưa thống nhất; công tác sàng lọc trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi để phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển, được can thiệp sớm các dạng khuyết tật chưa có văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn cụ thể.

Phần thứ II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2023 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Đối tượng: Các bệnh viện phục hồi chức năng, khoa phục hồi chức năng, các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, trạm y tế xã, phường, thị trấn; người khuyết tật và các đối tượng có nhu cầu phục hồi chức năng.

2. Phạm vi thực hiện: trên địa bàn toàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm người khuyết tật và người có nhu cầu được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

a) Tăng cường phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng, đảm bảo trên 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật; 90% các huyện, thị xã, thành phố triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

b) Duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng, đảm bảo trên 90% cơ sở phục hồi chức năng (gồm: Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng; khoa/bộ phận phục hồi chức năng thuộc các cơ sở y tế) được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển.

c) Nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng, phấn đấu đưa Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế; 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng trực thuộc Sở Y tế đạt chỉ tiêu phát triển chuyên môn kỹ thuật, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng theo kế hoạch.

d) Phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng đạt tỷ lệ nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng tối thiểu 0,5 người/10.000 dân.

(Phụ lục 5: Kế hoạch Phát triển phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030)

3. Tầm nhìn đến năm 2050

a) Phục hồi chức năng được phát triển tại tất cả các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập thuộc tỉnh, với sự đa dạng về phương pháp can thiệp đảm bảo cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện, liên tục, chất lượng.

b) Đẩy mạnh hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trở thành biện pháp chiến lược để giải quyết vấn đề khuyết tật trên địa bàn tỉnh; tiến tới triển khai phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở tất cả các xã, phường, thị trấn; các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và được tích hợp trong nhiều dịch vụ xã hội khác ngoài cơ sở y tế.

c) Mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật và các kỹ thuật phục hồi chức năng thiết yếu, phù hợp theo nhu cầu.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật và tăng cường phối hợp liên ngành

a) Tiếp tục rà soát, góp ý sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phục hồi chức năng người khuyết tật đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đảm bảo cho người khuyết tật, người dân có nhu cầu được chăm sóc, phục hồi chức năng.

b) Tiếp tục nghiên cứu góp ý xây dựng chính sách chi trả bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật sử dụng dụng cụ phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, thiết bị, vật liệu phục hồi chức năng, trang thiết bị y tế đặc thù cá nhân và hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

c) Xây dựng vị trí việc làm của các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh đối với các chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực phục hồi chức năng (Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu, Tâm lý trị liệu, Dụng cụ phục hồi chức năng) đảm bảo nhu cầu cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực phục hồi chức năng cho người bệnh và người khuyết tật.

d) Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở phục hồi chức năng.

2. Thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

a) Tổ chức thực hiện các hoạt động phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật.

b) Phát triển mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trên phạm vi toàn tỉnh.

c) Tổ chức phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật là các đối tượng đặc biệt: người có công với cách mạng, nạn nhân chất độc da cam, dioxin, người cao tuổi, người tâm thần và trẻ tự kỷ; tuyên truyền, hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật, người nhà người khuyết tật.

3. Duy trì, củng cố, nâng cấp, phát triển hệ thống phục hồi chức năng và phát triển chuyên môn kỹ thuật phục hồi chức năng

a) Duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển các cơ sở khám chữa bệnh về phục hồi chức năng hiện có; quan tâm đầu tư Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng là đơn vị đầu ngành của tỉnh để thực hiện chức năng đào tạo, tập huấn và chỉ đạo tuyến; phát triển các khoa/bộ phận phục hồi chức năng của các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện. Khuyến khích phát triển mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng ngoài công lập.

b) Củng cố và phát triển trạm y tế xã đảm bảo cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

c) Phát triển chuyên môn kỹ thuật, tăng cường ứng dụng phương pháp mới, kỹ thuật mới, chuyên sâu và phối hợp điều trị, chuyển tuyến trong lĩnh vực phục hồi chức năng; thực hiện các chương trình, đề án, dự án về phục hồi chức năng, trong đó chú trọng phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật.

4. Đảm bảo nguồn nhân lực

a) Tuyển dụng viên chức phục hồi chức năng theo vị trí việc làm; tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn viên chức chuyên ngành phục hồi chức năng để nâng cao chất lượng, mở rộng các dịch vụ phục hồi chức năng được cung cấp tại các cơ sở y tế.

b) Nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Bình Định để đào tạo cán bộ y tế các chuyên ngành phục hồi chức năng.

c) Tăng cường đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức, kỹ năng về phục hồi chức năng cho đội ngũ nhân viên y tế phục hồi chức năng phù hợp với chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm.

5. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý sức khỏe người khuyết tật kết nối với hệ thống thông tin quản lý sức khỏe cá nhân; ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và cung ứng dụng cụ phục hồi chức năng.

6. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án, dự án hợp tác với tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phục hồi chức năng để tranh thủ nguồn lực về chuyên môn kỹ thuật, kinh phí trong thực hiện Kế hoạch.

b) Khuyến khích thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về phục hồi chức năng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Tham gia thực hiện các nghiên cứu, đánh giá cung cấp bằng chứng khoa học các mô hình: phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật trẻ em sơ sinh đến 6 tuổi; hiệu quả can thiệp sớm phục hồi chức năng người bệnh tại các cơ sở y tế; phục hồi chức năng theo nhóm đa chuyên ngành trong các cơ sở khám chữa bệnh; nghiên cứu chi trả bảo hiểm y tế đối với dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng.

7. Tăng cường truyền thông và vận động xã hội

a) Tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn về phục hồi chức năng, các khuyến cáo về phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật.

b) Xây dựng và cung cấp các chương trình, tài liệu truyền thông về phục hồi chức năng; đa dạng hóa phương thức, cách thức trên các kênh truyền thông của tỉnh.

c) Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

8. Kiểm tra, giám sát, thông tin báo cáo, đánh giá

a) Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động phục hồi chức năng, lồng ghép trong chương trình y tế của tỉnh để theo dõi, dự báo, giám sát yếu tố nguy cơ, số người khuyết tật và tử vong, đáp ứng của hệ thống y tế và hiệu quả các biện pháp chăm sóc, can thiệp phục hồi chức năng.

b) Thực hiện việc thu thập thông tin, giám sát, báo cáo về quản lý sức khỏe người khuyết tật.

c) Tổ chức giám sát, đánh giá các hoạt động phục hồi chức năng, phòng ngừa khuyết tật, tiến độ thực hiện Kế hoạch này và các chính sách liên quan của các sở, ngành, địa phương; kịp thời điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp với chính sách của Nhà nước và thực tế triển khai.

V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác được UBND tỉnh quyết định giao hàng năm trong dự toán chi thường xuyên và kế hoạch đầu tư công; các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án, đề án liên quan khác để thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo quy định của pháp luật.

2. Nguồn đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

3. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

a) Là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức đơn vị, cơ sở liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này và thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phân công.

b) Căn cứ nội dung Kế hoạch này, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí thực hiện hàng năm theo quy định, gửi Sở Tài chính để thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch.

c) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, triển khai Đề án 1816 về chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho tuyến dưới theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

d) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; tổng hợp, báo cáo và kịp thời đề xuất, kiến nghị cho UBND tỉnh điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục về vai trò, tầm quan trọng của phục hồi chức năng, triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe, dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị, phục hồi chức năng cho người lao động thuộc phạm vi quản lý.

b) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 166/QĐ-UBND ngày 15/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục về vai trò, tầm quan trọng của phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe, dự phòng, phát hiện sớm và quản lý phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật tại các trường học.

b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đưa trẻ khuyết tật (các giác quan bình thường) ở độ tuổi đi học vào học các trường, lớp bình thường như mọi trẻ khác; mở các lớp học dành riêng cho người khiếm thị; tham gia các hoạt động của chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

4. Sở Tài chính

Căn cứ Kế hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ Kế hoạch này và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí đầu tư công theo quy định.

6. Bảo hiểm xã hội tỉnh

a) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người khuyết tật tham gia bảo hiểm y tế.

b) Phối hợp Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các hướng dẫn chi trả bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ phục hồi chức năng theo quy định hiện hành nhằm mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế và bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người khuyết tật khi tham gia bảo hiểm y tế.

7. Các sở, ban, ngành liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, có kế hoạch lồng ghép các nội dung về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng vào các hoạt động của cơ quan, đơn vị mình để phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch này.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Trên cơ sở nội dung Kế hoạch này, xây dựng, ban hành Kế hoạch của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình thực tế tại địa phương.

b) Bố trí đủ nguồn lực, cơ sở vật chất, thực hiện lồng ghép các nội dung của Kế hoạch với các chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án khác tại địa phương để triển khai thực hiện đạt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

c) Chỉ đạo triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng theo hướng dẫn của Sở Y tế; đưa mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức liên quan tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

đ) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; phản ánh các vướng mắc, khó khăn vượt thẩm quyền giải quyết và kịp thời đề xuất, kiến nghị điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế, gửi Sở Y tế để hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

9. Trường Cao đẳng Y tế Bình Định

Tiếp tục củng cố, tăng cường năng lực Bộ môn Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng; chủ động triển khai tổ chức đào tạo hoặc liên kết đào tạo các chức danh chuyên môn về phục hồi chức năng theo quy định của Bộ Y tế đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống phục hồi chức năng của tỉnh.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên:

Chỉ đạo các cấp hội, đoàn thể tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch này; đẩy mạnh truyền thông, lồng ghép công tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn pháp luật, chính sách đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, vận động hội viên và nhân dân tham gia thực hiện chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng và nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật; đồng thời phối hợp với các ngành vận động các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ, giúp đỡ người khuyết tật.

Trên đây là Kế hoạch Phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện đạt mục tiêu, chỉ tiêu nêu tại Kế hoạch này./.

PHỤ LỤC 1.

TÌNH HÌNH NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ PHÂN LOẠI KHUYẾT TẬT

TT

Địa phương

Số người khuyết tật theo phân loại khuyết tật

Tổng số

Vận động

Nghe, nói

Nhìn

Thần kinh, tâm thần

Trí tuệ

Khác

1

Thành phố Quy Nhơn

5.388

1.883

571

228

768

478

1.460

2

Huyện Tuy Phước

4.473

2.053

487

499

590

504

340

3

Thị xã An Nhơn

4.221

1.811

507

471

539

470

423

4

Huyện Phù Cát

4.776

2.292

370

536

648

550

380

5

Huyện Phù Mỹ

5.429

3.925

145

650

546

78

85

6

Thị xã Hoài Nhơn

4.569

2.106

470

519

586

520

368

7

Huyện Tây Sơn

2.881

1.346

266

333

371

322

243

8

Huyện Hoài Ân

967

461

54

55

224

121

52

9

Huyện Vân Canh

502

207

51

62

80

45

57

10

Huyện Vĩnh Thạnh

447

192

27

34

102

55

37

11

Huyện An Lão

702

232

105

109

49

103

104

Tổng cộng

34.355

16.508

3.053

3.496

4.503

3.246

3.549

Tỷ lệ (%)

48,05

8,89

10,18

13,11

9,45

10,33

PHỤ LỤC 2.

NHU CẦU TRỢ GIÚP VỀ Y TẾ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

TT

Địa phương

Nhu cầu của người khuyết tật

Tổng số

Khám xác định khuyết tật ở tuyến trên

Khám bệnh tuyến trên

Cấp kinh phí khám, điều trị

Cấp thẻ BHYT

Tập PHCN

Tập PHCN được BHYT chi trả

Dụng cụ PHCN

Phẫu thuật chỉnh hình

Nhu cầu khác về y tế

1

Thành phố Quy Nhơn

3.453

597

498

240

1.069

305

08

708

09

19

2

Huyện Tuy Phước

2.797

468

432

295

733

319

01

549

00

00

3

Thị xã An Nhơn

3.245

679

583

241

793

198

00

750

00

01

4

Huyện Phù Cát

6.311

1.429

1.069

210

1.862

925

54

718

03

41

5

Huyện Phù Mỹ

2.685

344

308

287

1150

164

00

406

03

23

6

Thị xã Hoài Nhơn

3.006

466

806

206

593

274

11

631

02

17

7

Huyện Tây Sơn

2.963

757

310

105

833

395

13

546

00

04

8

Huyện Hoài Ân

2.329

358

218

163

861

245

00

484

00

00

9

Huyện Vân Canh

1.087

345

231

213

28

71

01

196

01

01

10

Huyện Vĩnh Thạnh

695

230

140

84

59

86

01

89

00

06

11

Huyện An Lão

512

71

44

139

115

26

00

117

00

00

Tổng cộng

29.083

5.744

4.639

2.183

8.096

3.008

89

5.194

18

112

Tỷ lệ (%)

19,75

15,95

7,51

27,84

10,34

0,31

17,86

0,06

0,39

PHỤ LỤC 3.

NHÂN LỰC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TỈNH

TT

Đơn vị

Tổ chức PHCN

Cán bộ y tế có đủ điều kiện hành nghề về PHCN

Tổng số

Bác sỹ

Kỹ Thuật Viên

1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Khoa PHCN

09

02

07

2

Bệnh viện ĐKKV Bồng Sơn

Khoa YHCT và VLTL - PHCN

05

01

04

3

Bệnh viện YHCT và PHCN

Bệnh viện PHCN

21

04

17

4

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

Chưa có

00

00

00

5

Bệnh viện Mắt

Chưa có

00

00

00

6

Bệnh viện Tâm thần

Chưa có

00

00

00

7

Thành phố Quy Nhơn

Khoa YHCT và PHCN

04

00

04

8

Huyện Tuy Phước

Khoa YHCT và PHCN

03

01

02

9

Thị xã An Nhơn

Khoa YHCT và PHCN

03

01

02

10

Huyện Phù Cát

Khoa YHCT và PHCN

06

04

02

11

Huyện Phù Mỹ

Khoa YHCT và PHCN

03

01

02

12

Thị xã Hoài Nhơn

Khoa YHCT và PHCN

05

01

04

13

Huyện Tây Sơn

Khoa YHCT và PHCN

05

02

03

14

Huyện Hoài Ân

Khoa YHCT và PHCN

02

00

02

15

Huyện Vân Canh

Khoa Nội - Nhi - YHCT và PHCN

01

01

00

16

Huyện Vĩnh Thạnh

Tổ PHCN thuộc Khoa Nội - Nhi - YHCT

00

00

00

17

Huyện An Lão

Chưa có

01

00

01

Tổng cộng

68

18

50

PHỤ LỤC 4.

TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020

Mục tiêu/Chỉ tiêu

Chỉ tiêu đến năm 2020

Kết quả thực hiện

Đánh giá: Đạt/Không

Lý do chưa đạt

Mục tiêu a. Củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng của tỉnh, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng

Chỉ tiêu 1: Trạm y tế xã/phường/thị trấn có phân công cán bộ chuyên trách công tác phục hồi chức năng và được đào tạo bồi dưỡng kiến thức phục hồi chức năng

90%

100%

Đạt

Chỉ tiêu 2: Bệnh viện huyện/thị xã/thành phố có KCB phục hồi chức năng (Tổ/Khoa/Phòng), có BS, KTV được đào tạo bồi dưỡng kiến thức về phục hồi chức năng

90%

90,9%

(10/11 TTYT có tổ chức KCB phục hồi chức năng, trừ An Lão)

Đạt

Chỉ tiêu 3: Đầu tư phát triển Bệnh viện Phục hồi chức năng theo mô hình bệnh viện chuyên khoa hạng III, quy mô 70 giường bệnh, có đầy đủ trang thiết bị và kỷ thuật chuyên môn theo quy định

Bệnh viện với 210 giường, nguồn nhân lực, thiết bị đáp ứng nhu cầu theo quy định

Đạt

Chỉ tiêu 4: Bệnh viện đa khoa tỉnh, đa khoa khu vực có tổ chức khoa phục hồi chức năng

100%

100%

Đạt

Chỉ tiêu 5: Bệnh viện chuyên khoa có tổ chức KCB phục hồi chức năng

80%

50%

Không đạt

Khó khăn về nguồn nhân lực

Mục tiêu b. Đẩy mạnh công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, chú trọng công tác phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật để góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của NKT

Chỉ tiêu 1: Có 100% các cơ sở phục hồi chức năng có hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật, phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức về các nội dung này cho lãnh đạo các cấp và cộng đồng

100%

100%

Đạt

Chỉ tiêu 2: Triển khai và duy trì chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

Tại các xã, phường thị trấn của tỉnh

Tại các huyện, thị xã, thành phố

40%

70%

62,2%

72,72%

Đạt

Đạt

An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh triển khai chưa đạt

Chỉ tiêu 3: Số trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm một số khuyết tật bẩm sinh và rối loạn phát triển và can thiệp sớm các dạng khuyết tật

70%

81,8%

Đạt

Chỉ tiêu 4: Số huyện đạt chỉ tiêu về NKT có nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ phục hồi chức năng phù hợp để hòa nhập cộng đồng

80%

81,81%

Đạt

Mục tiêu c. Nâng cao năng lực các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng

Chỉ tiêu 1: Trường Cao đẳng Y tế Bình Định có khoa hoặc bộ môn phục hồi chức năng; đào tạo hoặc liên kết đào tạo các chức danh chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế: Y sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng, Kỹ thuật viên vật lý trị liệu, Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu, Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình.

Trường Cao đẳng Y tế Bình Định đã có Bộ môn Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng; nhưng chưa triển khai hoặc liên kết đào tạo các chức danh chuyên môn theo kế hoạch

Chưa đạt

Thiếu nguồn lực để triển khai

Chỉ tiêu 2: Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đảm bảo triển khai đào tạo liên tục về phục hồi chức năng

Đạt

Chỉ tiêu 3: Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng có đầy đủ chức danh chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, đáp ứng chỉ tiêu theo kế hoạch

Đạt

Chỉ tiêu 4: Giám đốc và trưởng các khoa, phòng thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng được đào tạo về Quản lý bệnh viện

100%

30%

Chưa đạt

Đào tạo theo kế hoạch

PHỤ LỤC 5.

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN 2023 – 2030

Mục tiêu/Chỉ tiêu

Đơn vị đầu mối

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm hoàn thành/kết quả đầu ra

Thời gian hoàn thành

Mục tiêu a) Tăng cường phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng, đảm bảo trên 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật; 90% các huyện, thị xã, thành phố triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Hoạt động 1. Tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ theo Kế hoạch mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 của tỉnh Bình Định được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 24/3/2021.

Sở Y tế

- Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Sở Tài chính;

- Ban Dân tộc;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Thực hiện đạt các chỉ tiêu theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 24/3/2021 của UBND tỉnh Bình Định.

2030

Hoạt động 2. Tập huấn chuyên môn cho nhân viên y tế về phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật theo tài liệu “Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm khuyết tật trẻ em” của Bộ Y tế tại Quyết định số 359/QĐ-BYT ngày 31/01/2023 và các văn bản, tài liệu chuyên môn hiện hành khác.

Sở Y tế

Sở Tài chính

100% nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng tại các đơn vị trực thuộc Sở được tập huấn, hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật trẻ em

Hàng năm

Hoạt động 3. Triển khai khám sàng lọc cho trẻ sơ sinh đến 6 tuổi trên toàn tỉnh theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế để kịp thời phát hiện sớm các khuyết tật; thực hiện can thiệp sớm khuyết tật theo phạm vi chuyên môn được quy định; kịp thời chuyển tuyến các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn.

Sở Y tế

- Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội;

- Sở Tài chính;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Trên 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật

Hàng năm

Hoạt động 4. Triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại các huyện, thị xã, thành phố theo hướng dẫn của Trung ương.

- Sở Y tế;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội;

- Sở Tài chính.

10/11 huyện, thị xã, thành phố triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

Sau khi có hướng dẫn của Trung ương

Hoạt động 5. Triển khai các hoạt động truyền thông, vận động xã hội về phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

- Sở Y tế;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể

Sự ủng hộ, tham gia của các cấp, các ngành và người dân đối với các hoạt động của kế hoạch

Hàng năm

Hoạt động 6. Xây dựng các đề án, dự án huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho việc triển khai các hoạt động phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Sở Y tế

- Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Sở Tài chính;

- Sở Ngoại vụ.

Hàng năm

Mục tiêu b) Duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng, đảm bảo trên 90% cơ sở phục hồi chức năng (gồm: Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng; khoa/bộ phận phục hồi chức năng thuộc các cơ sở y tế) được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển.

Hoạt động 1. Duy trì, củng cố, kiện toàn chất lượng khám chữa Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng.

Sở Y tế

- Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Sở Tài chính.

Công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực phục hồi chức năng của Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng thường xuyên được củng cố, kiện toàn và phát triển.

Hàng năm

Hoạt động 2. Duy trì, củng cố, kiện toàn các khoa/bộ phận phục hồi chức năng thuộc các cơ sở y tế.

Sở Y tế

- Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Sở Tài chính.

Trên 90% khoa/bộ phận phục hồi chức năng thuộc các cơ sở y tế được duy trì, củng cố, kiện toàn về nhân lực chuyên môn và tiếp tục đầu tư để phát triển.

Hàng năm

Hoạt động 3. Mở rộng các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng.

Các cơ sở y tế

Sở Y tế

Trên 90% cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, huyện triển khai dịch vụ phục hồi chức năng theo chuyên ngành.

Hàng năm

Hoạt động 4: Đầu tư xây dựng mở rộng về cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị cho Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng và các khoa/bộ phận phục hồi chức năng thuộc các cơ sở y tế.

Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng và các khoa/bộ phận phục hồi chức năng thuộc các cơ sở y tế được đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.

2023-2030

Mục tiêu c) Nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng, phấn đấu đưa Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế; 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng trực thuộc Sở Y tế đạt chỉ tiêu phát triển chuyên môn kỹ thuật, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng theo kế hoạch.

Hoạt động 1. Định kỳ thực hiện đánh giá chất lượng Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng theo quy định của Bộ Y tế; xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng; đảm bảo Bệnh viện đạt và duy trì mức chất lượng từ khá trở lên.

Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng

Sở Y tế

Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế.

Từ 2025

Hoạt động 2. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực,… cho tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng trực thuộc Sở Y tế.

Tổ chức tiếp nhận, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn từ tuyến trên; đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới.

Sở Y tế

- Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Sở Tài chính;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

100% các đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng trực thuộc Sở Y tế cung cấp từ 60% trở lên các kỹ thuật phục hồi chức năng theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật quy định của Bộ Y tế

Hàng năm

Hoạt động 3. Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn về các chuyên ngành của phục hồi chức năng cho nhân viên y tế các tuyến đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo hướng đa ngành.

Sở Y tế

- Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội;

- Sở Tài chính;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Trên 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng trực thuộc Sở Y tế cung cấp dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng theo hướng đa ngành

2027

Mục tiêu d) Phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng đạt tỷ lệ nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng tối thiểu 0,5 người/10.000 dân

Hoạt động 1. Tuyển dụng, bổ sung nguồn nhân lực y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng tại các đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng trực thuộc Sở Y tế

Sở Y tế

- Sở Nội vụ;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Tỷ lệ nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng đạt từ 0,5 người/10.000 dân trở lên.

2030

Hoạt động 2. Tổ chức đào tạo hoặc liên kết đào tạo các chức danh chuyên môn về phục hồi chức năng theo quy định của Bộ Y tế.

Trường Cao đẳng Y tế Bình Định

Sở Y tế

Trường Cao đẳng Y tế Bình Định đào tạo được các chức danh chuyên môn về phục hồi chức năng theo quy định của Bộ Y tế.

2030

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3822/QĐ-UBND ngày 18/10/2023 về Kế hoạch Phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


238

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.29.143
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!