Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 38/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Trần Văn Thuấn
Ngày ban hành: 03/01/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2025

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH GIAI ĐOẠN 2025-2030”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Thông tư số 16/2018/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Y tế quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Căn cứ Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, bệnh dịch truyền nhiễm;

Căn cứ Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2020 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2025 - 2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế Ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; Website Cục KCB;
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Thuấn

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA

VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH GIAI ĐOẠN 2025 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BYT ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MỤC LỤC

TT

Nội dung

Trang

Các từ ngữ viết tắt

Phần I. Thực trạng và yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh

I

II

I

1

2

II

III

I

II

III

Đặt vấn đề

Cơ sở pháp lý

Phần II. Mục tiêu, giải pháp và kế hoạch thực hiện

Mục tiêu

Mục tiêu chung

Mục tiêu cụ thể và các chỉ số đánh giá

Giải pháp

Kế hoạch thực hiện

Phần III. Trách nhiệm thực hiện

Các cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ Y tế

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Phụ lục 1. Kế hoạch thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2025-2030

Phụ lục 2. Tài liệu tham khảo

CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

KBCB

Khám bệnh, chữa bệnh

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

NB

Người bệnh

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NVYT

Nhân viên y tế

SYT

Sở Y tế

VST

Vệ sinh tay

Phần I.

THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

I. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) đã trở thành một thành tố cốt lõi trong việc duy trì chất lượng và an toàn trong hệ thống y tế. Đặc biệt hiện nay, với sự xuất hiện của các bệnh dịch mới nổi, tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng trầm trọng, KSNK không chỉ giúp bảo vệ người bệnh (NB) mà còn bảo vệ nhân viên y tế (NVYT) và cộng đồng khỏi những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế (Healthcare Associated Infections - HAIs) nằm trong số những sự cố bất lợi phổ biến nhất xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế. Tại các nước có thu nhập cao và trung bình cứ mỗi 100 NB nhập viện có 7 NB mắc ít nhất một loại NKBV trong thời gian nằm viện. Tỷ lệ này tại các nước có thu nhập dưới trung bình là 15/100 NB[1] và thời gian nằm viện của NB mắc NKBV kéo dài thêm từ 5 ngày - 29,5 ngày[2]. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh dịch Châu Âu (ECDC), gánh nặng về khuyết tật và tử vong sớm của sáu loại NKBV phổ biến gấp đôi gánh nặng của 32 bệnh truyền nhiễm khác[1].

Một trong những thách thức đáng lo ngại nhất của NKBV là sự gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh (gọi tắt là kháng thuốc). Ước tính hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 136 triệu ca NKBV do vi sinh vật kháng thuốc gây ra. Tình trạng này không chỉ làm tăng tỷ lệ tử vong, giảm hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ lây lan nhiễm khuẩn kháng thuốc trong bệnh viện (BV) và ra cộng đồng. Việt Nam cũng đang đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng nhanh, đặc biệt trong môi trường BV. Đáng chú ý, theo thống kê sơ bộ từ hệ thống báo cáo số liệu giám sát NKBV quốc gia, các BV tuyến trung ương và tuyến tỉnh có tỷ lệ kháng thuốc cao ở một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện, ví dụ Acinetobacter baumannii kháng carbapenem 82,2%, Klepsiella pneumoniae kháng carbapenem 89%, Pseudomonas aeruginosa kháng carbapenem 76,2% và Staphyloccus aureus kháng methicillin 70,7%. Trong những năm gần đây, các đợt bùng phát bệnh dịch và đặc biệt đại dịch COVID-19 đã khẳng định tầm quan trọng của công tác KSNK trong việc cung cấp dịch vụ y tế an toàn, chất lượng cũng như trong các hoạt động chuẩn bị và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp y tế. Các can thiệp về KSNK đã được chứng minh là hiệu quả, có chi phí thấp và được coi là "khoản đầu tư tốt nhất" để giảm NKBV và kháng kháng sinh trong chăm sóc y tế, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, vệ sinh tay (VST) và vệ sinh môi trường bề mặt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) được chứng minh là có thể giảm hơn một nửa nguy cơ tử vong do NKBV kháng thuốc, đồng thời giảm ít nhất 40% các biến chứng lâu dài và gánh nặng sức khỏe liên quan[1]. Tuy nhiên, các báo cáo cũng cho thấy rõ những “khoảng trống” trong chương trình KSNK ở mọi quốc gia, đặc biệt tại các nước thu nhập thấp và dưới trung bình[3]. Do đó, Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 75 đã thông qua Nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên cải thiện các chương trình KSNK ở cấp quốc gia, cấp địa phương và cấp cơ sở, phù hợp với các thành phần cốt lõi được khuyến nghị bởi WHO nhằm mục tiêu giảm bớt gánh nặng bệnh tật toàn cầu và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, đồng thời đối phó với những thách thức ngày càng gia tăng từ NKBV và vi khuẩn kháng thuốc. Năm 2023, WHO đã ban hành chiến lược toàn cầu về KSNK[3] và khung hành động giai đoạn 2023-2030 cho các nước cùng tham gia.

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác KSNK. Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành các quy định, chính sách phát triển công tác KSNK để chỉ đạo, định hướng và nâng cao chất lượng công tác KSNK. Bên cạnh đó, nhiều hướng dẫn kỹ thuật quốc gia về KSNK cũng đã được ban hành và phổ biến, triển khai tập huấn rộng rãi tại các cơ sở KBCB trong toàn quốc. Hệ thống KSNK đã được hình thành từ Bộ Y tế đến hầu hết các cơ sở KBCB. Hệ thống giám sát NKBV quốc gia cũng đã được thiết lập bắt đầu từ 06 BV mẫu, đến nay đang ngày càng được mở rộng hướng đến toàn bộ các BV trên toàn quốc. Các hoạt động chuyên môn về KSNK như giám sát tuân thủ thực hành KSNK, VST, phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung, quản lý đồ vải và vệ sinh môi trường bề mặt đã được triển khai thực hiện tại hầu hết các cơ sở KBCB. Đặc biệt, phong trào VST được Bộ Y tế phát động từ năm 2009 đã được các BV tiếp tục triển khai với nhiều hoạt động thường niên để nâng cao ý thức, thói quen VST của NVYT trong thực hành khám, điều trị và chăm sóc NB. Hoạt động giám sát NKBV cũng đã được nhiều BV quan tâm triển khai và trở thành hoạt động trọng tâm để nâng cao chất lượng chăm sóc y tế và bảo đảm an toàn cho NB và NVYT. Hệ thống báo cáo số liệu giám sát NKBV quốc gia cũng đã bước đầu được thiết lập để chuẩn hóa giám sát nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu tại các khoa hồi sức tích cực tại 95 BV trong toàn quốc.

Tuy nhiên, công tác KSNK tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức cần được giải quyết:

- Việt Nam chưa xây dựng được các chiến lược dài hạn về phòng ngừa và KSNK đồng bộ và toàn diện. Sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan y tế, cơ quan quản lý thuốc kháng sinh, các cơ sở đào tạo y dược và các tổ chức cộng đồng tạo ra khoảng trống trong việc kiểm soát bệnh dịch và tình trạng kháng thuốc. Hiện nay, chưa có đầy đủ các hướng dẫn chuyên môn về KSNK cho nhiều chuyên ngành trong hệ thống y tế. Đặc biệt trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam đang và sẽ tiếp tục tăng cường ứng dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị can thiệp, yêu cầu mức độ vô khuẩn cũng tăng theo. Sự phát triển này đòi hỏi công tác KSNK phải được tăng cường và phát triển tương xứng, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất NKBV và tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, bảo đảm an toàn cho NB, NVYT và cộng đồng.

- Hệ thống giám sát NKBV quốc gia đã được thiết lập nhưng chưa hoàn thiện, chuẩn hóa với các quy trình giám sát cho các loại NKBV phổ biến, kèm theo các công cụ giám sát phù hợp. Đội ngũ nhân viên chuyên trách giám sát chưa được đào tạo, thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về giám sát và KSNK.

- Chưa có mã ngạch cho người làm KSNK trong hệ thống y tế, dẫn đến việc các NVYT làm việc tại khoa, bộ phận KSNK không được đào tạo, xếp vào ngạch nghề nghiệp riêng biệt. Thay vào đó các cơ sở KBCB thường xếp họ vào các ngạch viên chức khác, điều này ảnh hưởng nhiều đến năng lực, sự yên tâm và động lực làm việc của những người làm công tác KSNK. Hệ thống và chương trình đào tạo chuyên ngành KSNK chưa được triển khai trong các trường thuộc khối ngành khoa học sức khỏe, chưa có các chương trình đào tạo chuẩn quốc gia cho KSNK và cũng chưa xây dựng được trung tâm đào tạo chuẩn tại cả ba miền, cùng đội ngũ giảng viên chuyên ngành KSNK.

- KSNK phát triển chưa đồng đều giữa các cơ sở KBCB. Nhiều cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản phục vụ cho hoạt động kiểm soát và ngăn ngừa NKBV chưa được tính toán đầy đủ, chính xác và hướng dẫn thực hiện dẫn đến nhiều cơ sở KBCB chưa bố trí đủ nguồn kinh phí dành cho các hoạt động KSNK.

- Với mô hình bệnh tật của nước nhiệt đới có thu nhập trung bình thấp, các bệnh nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao, nhiều bệnh dịch mới nổi có nguy cơ tử vong cao và gây dịch xuất hiện không chỉ tại cộng đồng mà ngày càng có xu hướng lây lan mạnh trong BV, như cúm A, SARS, MER-CoV, SARS-CoV-2,... đây là một thách thức lớn trong công tác kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch tại các cơ sở KBCB.

- Theo kết quả đánh giá từ 1.259 BV trong toàn quốc năm 2024 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh[4]: (i) hệ thống quản lý, điều hành các hoạt động KSNK đã được thiết lập tại các cấp nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao: 25,6% BV chưa bảo đảm 01 nhân lực giám sát/150 giường bệnh, chỉ có 78% BV có mạng lưới KSNK hoạt động thường xuyên hiệu quả, công tác lập kế hoạch KSNK để tổ chức thực hiện mới đạt 62,3%; (ii) tỷ lệ đào tạo cho các thành viên hội đồng KSNK, mạng lưới KSNK, trưởng khoa/bộ phận KSNK theo quy định đạt thấp, tương ứng vốn 27,6%, 53,5% và 77,5%; (iii) thiết lập và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu của hệ thống KSNK chỉ đạt 67,6%; (iv) thực hiện cải tiến chất lượng KSNK đạt 64,8%; (v) thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phổi bệnh viện chỉ đạt mức khoảng 70%; (vi) phòng ngừa lây truyền các vi sinh vật đa kháng thuốc và các bệnh truyền nhiễm gây dịch chỉ đạt 68,1% và 63,1%.

Căn cứ thực trạng công tác KSNK, các khó khăn, thách thức tại Việt Nam và chiến lược KSNK toàn cầu năm 2023 của WHO, Bộ Y tế xây dựng “Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2025-2030” (sau đây gọi tắt là Kế hoạch quốc gia về KSNK).

II. Cơ sở pháp lý

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023.

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 3/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Nghị định số 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh chữa bệnh.

- Thông tư số 16/2018/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Y tế quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, bệnh dịch truyền nhiễm.

- Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2020 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.

Phần II

MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm tăng cường chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, bảo đảm an toàn người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể và các chỉ số đánh giá

2.1. Tăng cường năng lực hệ thống quản lý và chính sách về kiểm soát nhiễm khuẩn

a) Thiết lập khung chính sách và pháp lý về kiểm soát nhiễm khuẩn

- Cập nhật, chỉnh sửa Thông tư số 16/2018/TT-BYT quy định về KSNK trong các cơ sở KBCB.

- Xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng KSNK trong các cơ sở KBCB, bao gồm cả cơ sở KBCB cấp ban đầu.

- Xây dựng, cập nhật và ban hành ít nhất 10 hướng dẫn quốc gia về KSNK như hướng dẫn phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm gây dịch, tác nhân gây bệnh đa kháng thuốc; hướng dẫn khử khuẩn tiệt khuẩn; các hướng dẫn KSNK tại các chuyên khoa hồi sức tích cực, tim mạch, cấp cứu, nhãn khoa, ghép tạng, ....

- Đạt 100% Sở Y tế (SYT) và Y tế Bộ, Ngành; ít nhất 90% cơ sở KBCB cấp cơ bản và cấp chuyên sâu xây dựng, ban hành Kế hoạch về KSNK của đơn vị phù hợp với Kế hoạch quốc gia về KSNK, nguồn lực, thực trạng của đơn vị và tổng kết việc thực hiện Kế hoạch KSNK hằng năm.

- Đạt ít nhất 90% cơ sở KBCB ban hành, cập nhật hàng năm và triển khai hiệu quả các quy định, quy trình KSNK phù hợp với hướng dẫn quốc gia, quy mô và chuyên môn của cơ sở.

- Đạt ít nhất 90% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản, trên 70% cơ sở KBCB cấp ban đầu tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng KSNK hằng năm.

b) Thiết lập, chuẩn hóa và nâng cao năng lực hoạt động của đơn vị quản lý điều hành về kiểm soát nhiễm khuẩn ở các cấp

- Thành lập Hội đồng chuyên môn tư vấn công tác KSNK của Bộ Y tế, SYT và Y tế Bộ, Ngành.

- Đạt ít nhất 95% SYT có cán bộ chuyên trách công tác KSNK được đào tạo KSNK theo quy định.

- Đạt ít nhất 90% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có hội đồng, mạng lưới, khoa/bộ phận KSNK hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

- Đạt ít nhất 70% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có bộ phận giám sát KSNK có đủ nhân lực được đào tạo và hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

c) Phối hợp liên ngành, huy động nguồn lực cho kiểm soát nhiễm khuẩn

- KSNK được tích hợp ít nhất vào các chương trình y tế như phòng chống kháng thuốc, an toàn NB, phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, phòng chống bệnh dịch, tiêm chủng và an ninh, an toàn sinh học.

- Đạt ít nhất 80% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có quy định cụ thể, giao trách nhiệm rõ ràng và tổ chức thực hiện hiệu quả về phối hợp đa ngành trong phòng chống kháng thuốc, sử dụng kháng sinh và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm gây dịch.

- Đạt ít nhất 90% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản phê duyệt rõ kinh phí thường niên cho các hoạt động KSNK.

2.2. Nâng cao nhận thức và năng lực nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn

a) Nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn

- Đạt ít nhất 90% các vị trí chuyên trách KSNK (nhân viên chuyên trách KSNK tại SYT, lãnh đạo khoa/bộ phận KSNK, nhân viên chuyên trách giám sát, nhân viên chuyên trách khử khuẩn tiệt khuẩn) và các thành viên hội đồng, mạng lưới KSNK được đào tạo về KSNK theo quy định.

- Đạt ít nhất 95% NVYT tại các cơ sở KBCB được đào tạo liên tục hằng năm về các quy định, quy trình KSNK cơ bản.

- Đạt 100% sinh viên thực tập tại các cơ sở KBCB được đào tạo về KSNK trước khi thực tập.

- Đạt ít nhất 3 trường thuộc khối ngành khoa học sức khỏe triển khai đào tạo chuyên khoa KSNK.

b) Nâng cao nhận thức về kiểm soát nhiễm khuẩn

- Đạt ít nhất 01 chiến dịch truyền thông về KSNK hằng năm của Bộ Y tế.

- Đạt ít nhất 90% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản thực hiện chương trình truyền thông, giáo dục về phòng ngừa KSNK trên mọi phương tiện (trang web, poster, tờ rơi, ...) phù hợp với điều kiện và đặc điểm địa phương, vùng, miền, chuyên môn của cơ sở.

- Đạt ít nhất 80% trang web của cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có chuyên mục cho KSNK, với nội dung được cập nhật hằng quý, mỗi năm xây dựng ít nhất một poster mới để tuyên truyền.

- Đạt ít nhất 95% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản phát động chiến dịch VST hằng năm để tuyên truyền về vai trò của VST trong chăm sóc và điều trị NB.

2.3. Cải thiện cơ sở hạ tầng và thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn

- Đạt ít nhất 90% cơ sở KBCB có hệ thống cung cấp nước sạch đạt chuẩn.

- Đạt ít nhất 70% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có đơn vị tiệt khuẩn tập trung được trang bị đầy đủ máy móc, phương tiện, cơ số dụng cụ cho khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ tập trung đúng quy định.

- Đạt ít nhất 80% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có đủ năng lực giám sát vi sinh vật kháng thuốc, có tổng kết và báo cáo vi sinh vật kháng thuốc hằng quý.

- Đạt ít nhất 70% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản thiết lập hệ thống thông khí đầy đủ (tự nhiên hoặc cơ học nếu cần) và định kỳ kiểm tra chất lượng thông khí.

- Đạt ít nhất 80% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có ít nhất 01 phòng cách ly có đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, quy định, quy trình và các điều kiện cần thiết để thực hiện cách ly NB tạm thời tại mọi khoa lâm sàng.

- Đạt ít nhất 90% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có khu lưu giữ chất thải đúng quy định.

- Đạt ít nhất 75% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có hệ thống xử lý chất thải lỏng đạt quy chuẩn.

2.4. Giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế

a) Thực hiện phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền

- Đạt ít nhất 90% cơ sở KBCB thực hiện đầy đủ các nội dung về ban hành, đào tạo huấn luyện hằng năm và giám sát tuân thủ các quy định, quy trình phòng ngừa chuẩn.

- Đạt ít nhất 90% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản thực hiện phòng ngừa và cách ly NB mắc vi khuẩn đa kháng và các bệnh truyền nhiễm gây dịch đúng quy định.

b) Vệ sinh tay và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

- Đạt ít nhất 80% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản triển khai chương trình VST hiệu quả bao gồm việc xây dựng chương trình, cung cấp thiết bị và hóa chất VST ở mọi khu vực khám bệnh, chữa bệnh, tổng kết và thông báo số lượng hóa chất VST sử dụng hằng quý, thực hiện giám sát và cải thiện tuân thủ VST của NVYT và người chăm sóc (bao gồm cả học viên và thân nhân NB).

- Đạt ít nhất 90% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản thực hiện đầy đủ các nội dung về ban hành các quy định, quy trình, huấn luyện đào tạo hằng năm, trang bị phương tiện và giám sát tuân thủ sử dụng đúng các thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE).

c) Các biện pháp thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp

- Đạt ít nhất 70% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản thực hiện đầy đủ các nội dung về ban hành các quy định, quy trình, huấn luyện đào tạo hằng năm và giám sát tuân thủ thực hành phòng ngừa viêm phổi ở NB có thông khí hỗ trợ.

- Đạt ít nhất 70% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có thực hiện đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm thực hiện đầy đủ các nội dung về ban hành các quy định, quy trình, huấn luyện đào tạo hằng năm và giám sát tuân thủ thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết liên quan đến đường truyền tĩnh mạch trung tâm.

- Đạt ít nhất 70% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có thực hiện đặt thông tiểu thực hiện đầy đủ các nội dung về ban hành các quy định, quy trình, huấn luyện đào tạo hằng năm và giám sát tuân thủ thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông tiểu.

- Đạt ít nhất 80% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có thực hiện phẫu thuật thực hiện đầy đủ các nội dung về ban hành các quy định, quy trình, huấn luyện đào tạo hằng năm và giám sát tuân thủ thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ trong phẫu thuật.

- Đạt ít nhất 50% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản thực hiện đầy đủ các nội dung về ban hành các quy định, quy trình, huấn luyện đào tạo hằng năm, giám sát tuân thủ thực hành phòng ngừa vi khuẩn đa kháng thuốc.

d) Kiểm soát ô nhiễm môi trường bề mặt tại các khu vực nguy cơ cao

- Đạt ít nhất 80% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản thực hiện đầy đủ các nội dung về ban hành các quy định, quy trình, huấn luyện đào tạo và tuân thủ thực hành vệ sinh môi trường bề mặt tại các khu vực nguy cơ cao.

- Đạt ít nhất 90% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản tổ chức thực hiện vệ sinh, khử khuẩn các loại môi trường bề mặt; kiểm tra, giám sát chất lượng, hiệu quả vệ sinh, khử khuẩn môi trường bề mặt; báo cáo số lượng hóa chất dùng trong vệ sinh, khử khuẩn môi trường bề mặt hằng quý trong toàn bộ cơ sở.

đ) Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, đồ vải và chất thải y tế

- Đạt ít nhất 85% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản thực hiện đầy đủ các nội dung về ban hành các quy định, quy trình, huấn luyện đào tạo hằng năm và giám sát tuân thủ thực hành xử lý thiết bị, dụng cụ, đồ vải y tế sử dụng lại.

- Đạt ít nhất 80% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản thực hiện đầy đủ các nội dung về ban hành các quy định, quy trình, huấn luyện đào tạo hằng năm và giám sát tuân thủ thực hành xử lý, quản lý chất thải rắn và nước thải y tế.

e) Thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn

Đạt ít nhất 80% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản triển khai ít nhất một hoạt động cải tiến chất lượng về KSNK hằng năm ở cấp độ bộ phận hoặc cơ sở. Hoạt động cải tiến chất lượng về KSNK phải được phê duyệt, triển khai, nghiệm thu, đánh giá kết quả theo đúng quy định.

2.5. Tăng cường hệ thống giám sát, báo cáo nhiễm khuẩn bệnh viện và tình hình sử dụng kháng sinh

- Đạt ít nhất 60% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có khoa hồi sức tích cực thực hiện giám sát liên tục và báo cáo dữ liệu giám sát đầy đủ về nhiễm khuẩn phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện trên hệ thống báo cáo số liệu NKBV quốc gia.

- Đạt ít nhất 70% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có phẫu thuật thực hiện giám sát và báo cáo dữ liệu đầy đủ về nhiễm khuẩn vết mổ trên hệ thống báo cáo số liệu NKBV quốc gia.

- Đạt ít nhất 70% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có phẫu thuật thực hiện giám sát và báo cáo dữ liệu đầy đủ về tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng ở NB có phẫu thuật.

- Đạt ít nhất 80% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có thực hiện giám sát và báo cáo dữ liệu đầy đủ về tình hình sử dụng kháng sinh ở NB nội trú trên hệ thống báo cáo số liệu NKBV quốc gia.

- Đạt ít nhất 50% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có thực hiện giám sát và báo cáo dữ liệu đầy đủ về tác nhân gây NKBV và mức độ kháng thuốc ở NB nội trú trên hệ thống báo cáo số liệu NKBV quốc gia.

2.6. Tăng cường năng lực đáp ứng với bệnh dịch

- Đạt 100% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản xây dựng kế hoạch sẵn sàng đáp ứng với các bệnh dịch hằng năm, triển khai huấn luyện đào tạo và giám sát tuân thủ quy định, quy trình phòng và kiểm soát lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm gây dịch hoặc bệnh gây dịch mới nổi, tái nổi cho NVYT.

- Đạt ít nhất 90% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản triển khai sàng lọc, phân luồng, phát hiện và cách ly NB nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm các bệnh truyền nhiễm gây dịch hoặc bệnh gây dịch mới nổi, tái nổi theo đúng quy định.

2.7. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và ứng dụng công nghệ trong kiểm soát nhiễm khuẩn

- Đạt ít nhất 10 đề tài nghiên cứu về KSNK cấp Sở Khoa học Công nghệ, 5 đề tài cấp Bộ và 10 đề tài được đăng báo quốc tế trên hệ thống ISI, Scopus.

- Đạt ít nhất 50% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản thực hiện tối thiểu 01 đề tài nghiên cứu về KSNK hằng năm.

- Có nghiên cứu khoa học về chi phí cho KSNK làm cơ sở tính toán giá dịch vụ KBCB góp phần thuyết minh cho Bộ Tài chính và người dân sử dụng các dịch vụ y tế.

- Đạt ít nhất hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới, CDC, USAID, JICA, các tổ chức quốc tế khác để triển khai thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến đào tạo, nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng và các hoạt động nhằm tăng cường năng lực quản lý và chuyên môn trong lĩnh vực KSNK.

- Đạt ít nhất 80% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản ứng dụng công nghệ tiên tiến trong giám sát và phòng ngừa nhiễm khuẩn.

II. Giải pháp

1. Tăng cường năng lực hệ thống quản lý và hoàn thiện chính sách về kiểm soát nhiễm khuẩn

1.1. Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia về KSNK và định kỳ sơ kết tổng kết kết quả thực hiện.

1.2. Xây dựng, ban hành Kế hoạch KSNK giai đoạn 2025-2030 và hằng năm tại SYT, Y tế Bộ, Ngành và các cơ sở KBCB cấp cơ bản và cấp chuyên sâu; xác định rõ kinh phí cho từng nội dung hoạt động, phân công đơn vị, cán bộ chịu trách nhiệm chỉ đạo và theo dõi; tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả hằng năm.

1.3. Thành lập Hội đồng chuyên môn tư vấn công tác KSNK của Bộ Y tế, SYT và Y tế Bộ, Ngành.

1.4. Bổ sung nhân lực và nâng cao năng lực của đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, giám sát và hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động KSNK tại các đơn vị trực thuộc của Bộ Y tế, SYT, Y tế Bộ, Ngành và cơ sở KBCB.

1.5. Thống nhất nội dung, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động KSNK trong các chương trình y tế quốc gia như quản lý kháng thuốc, an toàn NB, phòng chống dịch, phòng ngừa bệnh truyền nhiễm gây dịch, tiêm chủng, an toàn nghề nghiệp và an ninh sinh học.

1.6. Cập nhật, chỉnh sửa Thông tư số 16/2018/TT-BYT quy định về KSNK trong các cơ sở KBCB và tổ chức triển khai thực hiện.

1.7. Xây dựng, ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng KSNK và tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các cơ sở KBCB thực hiện.

1.8. Cập nhật, xây dựng, bổ sung các chính sách, pháp luật, quy định, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn về KSNK và tổ chức triển khai thực hiện.

1.9. Xây dựng, cập nhật, ban hành các quy định, quy trình KSNK dựa trên các quy định pháp luật, các hướng dẫn KSNK của Bộ Y tế, có phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các bộ phận liên quan và tổ chức triển khai thực hiện.

1.10. Huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế và đối tác công-tư.

2. Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế

2.1. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo liên tục, đào tạo chuyên khoa về KSNK; Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về NKBV và KSNK, làm bằng chứng để cải thiện chất lượng KSNK và an toàn NB.

2.2. Đào tạo lực lượng chuyên gia về KSNK cấp quốc gia và cấp vùng.

2.3. Đào tạo đội ngũ nhân lực phụ trách công tác KSNK các cấp.

2.4. Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo E-learning về kiến thức, kỹ năng thực hành KSNK ở NVYT thuộc các đối tượng khác nhau.

2.5. Tổ chức đào tạo thường niên cho NVYT các khoa lâm sàng, cận lâm sàng về các quy định, quy trình KSNK, phòng ngừa vi khuẩn đa kháng thuốc và các bệnh truyền nhiễm gây dịch.

2.6. Mở rộng, xây dựng các trung tâm đào tạo và cơ sở KBCB mẫu về KSNK.

3. Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của nhân viên y tế và cộng đồng về kiểm soát nhiễm khuẩn

3.1. Tổ chức các chiến dịch quốc gia và địa phương về KSNK, tập trung vào vệ sinh tay, sử dụng kháng sinh hợp lý và phòng ngừa NKBV.

3.2. Sử dụng đa dạng các kênh truyền thông để truyền bá, nâng cao nhận thức về KSNK.

3.3. Phổ biến các quy định, quy trình KSNK lên trang Web của cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản để mọi NVYT tiếp cận, học tập.

3.4. Lồng ghép phổ biến kiến thức KSNK trong các buổi họp hội đồng người bệnh. Khuyến khích NB và thân nhân NB tham gia vào giám sát thực hành KSNK tại các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản.

3.5. Xây dựng và phổ biến các posters về phòng ngừa và kiểm soát NKBV.

4. Tăng cường đầu tư và từng bước chuẩn hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn

4.1. Hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về KSNK để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho hoạt động KSNK.

4.2. Rà soát và nâng cấp hệ thống cung cấp nước sạch, nơi thu gom chất thải rắn tập trung và hệ thống xử lý nước thải y tế tại các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản nhằm đạt chuẩn theo quy định.

4.3. Rà soát và xây dựng các buồng cách ly đạt chuẩn tại các khoa lâm sàng, các khu vực sàng lọc, cách ly NB nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản.

4.4. Rà soát, cải tạo và đầu tư trang thiết bị cho trung tâm tiệt khuẩn tại các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản.

4.5. Cung cấp các nguồn lực bổ sung cho các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản nơi tập trung nhóm nguy cơ cao.

5. Phát triển, vận hành và phát huy hiệu quả hệ thống giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn

5.1. Phát triển, nâng cấp hệ thống giám sát và quản lý dữ liệu KSNK quốc gia.

5.2. Thiết lập và triển khai giám sát tuân thủ thực hành KSNK tại cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản, báo cáo dữ liệu KSNK.

5.3. Thiết lập và triển khai giám sát chủ động, liên tục 4 loại NKBV thường gặp (nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn phổi) tại các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản, báo cáo dữ liệu NKBV.

5.4. Thiết lập và triển khai giám sát, phòng ngừa các NKBV do các vi sinh vật đa kháng thuốc tại các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản, báo cáo dữ liệu theo quy định.

5.5. Thiết lập và triển khai giám sát, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản, báo cáo dữ liệu theo quy định.

5.6. Thiết lập và triển khai giám sát sử dụng kháng sinh dự phòng ở NB phẫu thuật tại các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản, báo cáo dữ liệu theo quy định.

5.7. Xây dựng, triển khai các đề án cải thiện chất lượng phòng ngừa chuẩn, vệ sinh tay, vệ sinh môi trường bề mặt, khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ tập trung, quản lý chất thải và nhân rộng mô hình tại các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản.

5.8. Xây dựng, triển khai các đề án cải thiện chất lượng phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu và NKBV do vi khuẩn đa kháng thuốc và nhân rộng mô hình tại các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản.

5.9. Thực hiện đánh giá chất lượng KSNK hằng năm tại các cơ sở KBCB.

5.10. Phân tích, báo cáo dữ liệu giám sát hằng năm và đưa ra các biện pháp cải tiến kịp thời.

5.11. Công bố công khai các báo cáo KSNK quốc gia để bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm.

5.12. Bố trí các chuyên gia KSNK quốc tế và trong nước hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở KBCB triển khai hoạt động giám sát và cải thiện chất lượng KSNK.

6. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn

6.1. Xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học về KSNK.

6.2. Xây dựng và triển khai các biện pháp thu hút nguồn vốn cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực KSNK.

6.3. Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học về KSNK và NKBV tại các cơ sở KBCB, trong đó có nghiên cứu khoa học về chi phí cho KSNK làm cơ sở tính giá dịch vụ KBCB.

6.4. Huy động sự hỗ trợ và phối hợp của WHO và các tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án nghiên cứu về KSNK, đặc biệt là các biện pháp phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.

6.5. Tổ chức các hội nghị thường niên, hội thảo khoa học chuyên đề KSNK cấp khu vực, toàn quốc và cơ sở.

6.6. Phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu, hội nghề nghiệp để phát triển các giải pháp KSNK mới.

6.7. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và cảm biến thông minh trong giám sát KSNK và dự đoán xu hướng NKBV tại các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản.

6.8. Áp dụng hệ thống khử trùng tự động và các công nghệ hiện đại trong phòng mổ và khu cách ly tại các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản.

6.9. Tăng cường vận động tài trợ của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ và các chương trình dự án liên quan đến KSNK để triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về KSNK, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng ngừa NKBV, vi khuẩn kháng thuốc và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch.

III. Kế hoạch thực hiện: Chi tiết tại Phụ lục 1.

PHẦN III. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

I. Các cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ Y tế

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Là cơ quan chủ trì thực hiện Kế hoạch quốc gia về KSNK, có nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm tham mưu về kỹ thuật để triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về KSNK, đôn đốc các đơn vị thực hiện Kế hoạch quốc gia về KSNK, bảo đảm tiến độ, mục tiêu, hiệu quả; Xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra trong Kế hoạch quốc gia về KSNK.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia về KSNK, đề xuất lãnh đạo Bộ Y tế các biện pháp xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Tham mưu lãnh đạo Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia về KSNK.

- Làm đầu mối xây dựng, sửa đổi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cho việc triển khai Kế hoạch quốc gia về KSNK.

- Định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế kết quả thực hiện Kế hoạch quốc gia về KSNK trước ngày 15 tháng 12 hằng năm; tổ chức sơ kết việc thực hiện Kế hoạch quốc gia về KSNK vào năm 2026, 2028 và tổng kết vào năm 2030; báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia về KSNK.

2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

- Phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh xây dựng, cập nhật các hướng dẫn KSNK cho chuyên khoa Sản, Nhi sơ sinh, bảo đảm an toàn trong quá trình cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

- Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng công tác KSNK tại các cơ sở KBCB cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em.

3. Vụ Tổ chức cán bộ

Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh triển khai thực hiện các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực KSNK và các chế độ chính sách, phụ cấp đặc thù nghề nghiệp, thi đua khen thưởng cho người làm KSNK.

4. Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh xây dựng các chính sách, cơ chế tài chính để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch quốc gia về KSNK.

- Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng bố trí kinh phí, phân bổ nguồn vốn bảo đảm kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch quốc gia về KSNK.

5. Vụ Hợp tác quốc tế

Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các Vụ, Cục liên quan huy động các nguồn lực quốc tế hỗ trợ các hoạt động KSNK.

6. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chỉ đạo các trường thuộc khối ngành khoa học sức khỏe theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao trong việc xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo liên tục, đào tạo chuyên khoa về KSNK; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về NKBV và KSNK, làm bằng chứng để cải thiện chất lượng KSNK và an toàn NB.

7. Cục Y tế dự phòng

Phối hợp cùng với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các Vụ, Cục liên quan xây dựng, triển khai thực hiện hướng dẫn phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi.

8. Cục Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế

Phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh xây dựng các chính sách, cơ chế về thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động KSNK.

9. Cục Quản lý Môi trường y tế

Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các Vụ, Cục liên quan xây dựng các quy định, hướng dẫn và thực hiện kiểm tra giám sát về quản lý môi trường y tế, hóa chất khử khuẩn và xử lý chất thải.

10. Cục quản lý Y, Dược cổ truyền

- Chủ trì, phối hợp với Cục Quản Khám, chữa bệnh xây dựng, triển khai Kế hoạch quốc gia về KSNK; chỉ đạo các cơ sở KBCB có phạm vi hoạt động KBCB y học cổ truyền triển khai các nội dung hoạt động của Kế hoạch quốc gia về KSNK; phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch quốc gia về KSNK.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chuẩn hóa đào tạo KSNK tại các đơn vị trực thuộc.

11. Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia

Phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và đơn vị liên quan xây dựng các quy định chuẩn về định dạng dữ liệu đầu ra đối với Hệ thống thông tin trong quản lý hoạt động KBCB; quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin trong quản lý hoạt động KBCB; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin công nghệ cao và các ứng dụng, phần mềm phục vụ công tác KSNK.

12. Văn phòng Bộ Y tế; Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương; Báo sức khỏe và đời sống

- Chủ trì phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tham mưu Bộ Y tế chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về KSNK và phòng chống bệnh dịch.

- Phối hợp Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tham mưu Bộ Y tế tổ chức truyền thông qua các chương trình hoạt động, diễn đàn, hội nghị, hội thảo trong nước và nước ngoài để tuyên truyền, quảng bá về KSNK và phòng chống bệnh dịch.

II. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động KSNK tại đơn vị trên cơ sở Kế hoạch quốc gia về KSNK để tổ chức triển khai thực hiện.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến KSNK và phòng chống bệnh dịch trên địa bàn tỉnh.

- Ưu tiên đầu tư trang thiết bị phục vụ KSNK và phòng chống bệnh dịch đáp ứng nhu cầu của địa phương, bảo đảm chất lượng KSNK và phòng chống bệnh dịch trên địa bàn.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác KSNK và phòng chống bệnh dịch, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chính quyền, cơ quan chuyên môn trong thực hiện Kế hoạch hành động KSNK, làm rõ trách nhiệm, nâng cao chất lượng hoạt động và tạo thuận lợi cho các đơn vị trực thuộc.

- Tăng cường đầu tư cho công tác KSNK và phòng chống bệnh dịch. Đồng thời, vận động tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở trực thuộc trên địa bàn quản lý.

- Nâng cao năng lực của hệ thống y tế đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và công bằng trong KSNK và phòng chống bệnh dịch trên địa bàn.

III. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

- Xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động KSNK tại đơn vị trên cơ sở Kế hoạch quốc gia về KSNK để tổ chức triển khai thực hiện.

- Lập kế hoạch hằng năm, bao gồm nguồn kinh phí chi tiết về KSNK và phòng chống bệnh dịch để phê duyệt làm cơ sở thực hiện, đánh giá việc thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ Y tế, SYT theo yêu cầu để tổng hợp.

- Ưu tiên đầu tư nguồn lực cho KSNK và phòng chống bệnh dịch, bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu và tiến độ của Kế hoạch hành động KSNK tại đơn vị.

PHỤ LỤC 1

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CÁC CƠ SỞ KBCB GIAI ĐOẠN 2025-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-BYT ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Các hoạt động theo kế hoạch

Khung thời gian

Đơn vị chịu trách nhiệm

Chỉ số đánh giá

KP dự kiến (triệu đồng)

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Đầu mối

Phối hợp

1. Tăng cường năng lực hệ thống quản lý và hoàn thiện chính sách về kiểm soát nhiễm khuẩn

1.1. Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia về KSNK và định kỳ sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện

X

X

X

Cục QLKCB

Các Vụ, Cục liên quan

- 2025: Tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia KSNK

- 2027: Sơ kết thực hiện Kế hoạch quốc gia KSNK

- 2030: Tổng kết thực hiện Kế hoạch quốc gia KSNK

- Hằng năm, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện

1.800

1.2. Xây dựng, ban hành Kế hoạch KSNK giai đoạn 2025-2030 và hằng năm tại SYT, Y tế Bộ, Ngành và các cơ sở KBCB cấp cơ bản và cấp chuyên sâu; xác định rõ kinh phí cho từng nội dung hoạt động, phân công đơn vị, cán bộ chịu trách nhiệm chỉ đạo và theo dõi; tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả hằng năm

X

Các SYT, Y tế Bộ, Ngành, các cơ sở KBCB

- 2025: 100% đơn vị xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động về KSNK của đơn vị. Kế hoạch xác định rõ kinh phí cho từng nội dung hoạt động, phân công đơn vị, cán bộ chịu trách nhiệm chỉ đạo và theo dõi; tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả hằng năm

Ngân sách địa phương

1.3. Thành lập Hội đồng chuyên môn tư vấn công tác KSNK của Bộ Y tế, SYT và Y tế Bộ, Ngành

X

X

Cục QLKCB SYT, Y tế Bộ, Ngành

Các đơn vị liên quan

- 2026: Hội đồng chuyên môn tư vấn công tác KSNK của Bộ Y tế, các SYT, Y tế Bộ, Ngành được thành lập

1.4. Bổ sung nhân lực và nâng cao năng lực của đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, giám sát và hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động KSNK tại các đơn vị trực thuộc của Bộ Y tế, SYT, Y tế Bộ, Ngành và cơ sở KBCB

X

X

X

X

X

X

Cục QLKCB và các Vụ, Cục

Các SYT

Các cơ sở KBCB

- 2025-2026: Bộ Y tế và các Sở Y tế thực hiện bổ sung nhân lực và nâng cao năng lực của đơn vị đầu mối chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, giám sát KSNK

- 2027: ít nhất 95% SYT có cán bộ chuyên trách KSNK được đào tạo KSNK.

- 2030: ít nhất 90% cơ sở KBCB có hội đồng, mạng lưới, khoa/bộ phận KSNK hoạt động thường xuyên, hiệu quả; ít nhất 70% cơ sở KBCB có bộ phận giám sát KSNK có đủ nhân lực được đào tạo và hoạt động thường xuyên, hiệu quả

1.900

Ngân sách địa phương

1.5. Thống nhất nội dung, cơ chế phối hợp liên ngành và tổ chức thực hiện các hoạt động KSNK trong các chương hình y tế quốc gia

X

X

X

X

X

X

Cục QLKCB

Các Vụ, Cục và các ban, ngành liên quan. Các cơ sở KBCB

- 2025-2030: Nội dung KSNK được đưa vào các chương trình y tế quốc gia và tổ chức thực hiện

- 2030: Ít nhất 80% cơ sở KBCB quy định cụ thể, giao trách nhiệm rõ ràng và thực hiện hiệu quả về phối hợp đa ngành trong phòng chống kháng thuốc, sử dụng kháng sinh, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm gây dịch

500

Ngân sách địa phương

1.6. Cập nhật, chỉnh sửa Thông tư số 16/2018/TT-BYT quy định về KSNK trong cơ sở KBCB và tổ chức triển khai thực hiện

X

X

Cục QLKCB Các Vụ, Cục

Các SYT

Các cơ sở KBCB

- 2025: Ban hành thông tư mới cập nhật về KSNK trong các cơ sở KBCB

- 2026: Các lớp đào tạo, tập huấn

2.000

1.7. Xây dựng, ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng KSNK và tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện

X

X

X

X

X

X

Cục QLKCB

Cục QLYDCT

Vụ SKBMTE

Các đơn vị

- 2025: Xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng KSNK

- 2026-2030: tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện

- Ít nhất 90% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản, trên 70% cơ sở KBCB cấp ban đầu tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng KSNK hằng năm

1.800

Ngân sách địa phương

1.8. Xây dựng, cập nhật và ban hành, phổ biến các hướng dẫn quốc gia về KSNK

X

X

X

X

X

X

Cục QLKCB, QLYDCT

Vụ SKBMTE

Các SYT

Y tế Bộ, Ngành

Các cơ sở KBCB

2030: Ít nhất 10 hướng dẫn quốc gia về KSNK các chuyên ngành ưu tiên được cập nhật và xây dựng; các hội nghị/lớp tập huấn phổ biến các hướng dẫn

3.000

1.9. Xây dựng, cập nhật, ban hành các quy định, quy trình KSNK trên cơ sở các quy định, các hướng dẫn quốc gia, có phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các bộ phận liên quan và tổ chức triển khai thực hiện

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB

2030: ít nhất 90% cơ sở KBCB ban hành, cập nhật hằng năm và triển khai hiệu quả các quy định, quy trình KSNK

Ngân sách địa phương

1.10. Huy động nguồn lực cho công tác KSNK từ ngân sách đơn vị, từ các tổ chức quốc tế và đối tác công-tư

X

X

X

X

X

X

Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, các SYT, các cơ sở KBCB

- Có sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và đối tác công-tư

- Ít nhất 90% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản được phê duyệt rõ kinh phí thường niên cho các hoạt động KSNK

2. Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế

2.1. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo liên tục, đào tạo chuyên khoa về KSNK; Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về NKBV và KSNK, làm bằng chứng để cải thiện chất lượng KSNK và an toàn NB

X

X

X

X

X

X

Cục KHCNĐ, Cục QLKCB, Cục YDCT, Vụ SKBMTE

Các cơ sở KBCB, các trường

- 2025-2030: Các tài liệu đào tạo KSNK, các đề tài NCKH về KSNK được công bố hoặc báo cáo tại các hội nghị, hội thảo

- 2030: Đào tạo cấp văn bằng chuyên khoa KSNK tại ít nhất 3 trường

1.900

Ngân sách địa phương

2.2. Đào tạo lực lượng chuyên gia về KSNK cấp quốc gia và cấp vùng

X

X

X

X

X

X

Cục QLKCB

Các SYT

Các cơ sở KBCB

2025-2030: Các lớp đào tạo

2.500

Ngân sách địa phương

2.3. Đào tạo đội ngũ nhân lực phụ trách công tác KSNK các cấp

X

X

X

X

X

X

SYT, Y tế Bộ, Ngành

Các cơ sở KBCB

2030: Ít nhất 90% các vị trí chuyên trách KSNK và các thành viên hội đồng, mạng lưới KSNK tại các cơ sở KBCB được đào tạo về KSNK theo quy định

Ngân sách địa phương

2.4. Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo E-learning về kiến thức, kỹ năng thực hành KSNK

X

X

X

X

X

X

Cục KHCNĐT QLKCB và các đơn vị

2025-2030: Các chương trình đào tạo E-learning về KSNK được xây dựng

1.600

2.5. Tổ chức đào tạo thường niên cho NVYT về các quy định, quy trình KSNK, phòng ngừa vi khuẩn đa kháng thuốc và các bệnh truyền nhiễm gây dịch

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB

2030: Ít nhất 95% NVYT tại các cơ sở KBCB được đào tạo liên tục hằng năm về các quy định, quy trình KSNK; 100% sinh viên thực tập tại cơ sở KBCB được đào tạo về KSNK trước khi thực tập

Ngân sách địa phương

2.6. Mở rộng, xây dựng các trung tâm đào tạo và các cơ sở KBCB mẫu về KSNK

X

X

X

X

X

X

Cục QLKCB

Cục KHCN& ĐT và các đơn vị liên quan

- 2028: Tăng số lượng các cơ sở KBCB mẫu về KSNK, thực hiện giám sát nhiễm khuẩn

- 2030: Trung tâm đào tạo, trung tâm sáng kiến cải tiến

1.200

3. Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của NVYT và cộng đồng về KSNK

3.1. Tổ chức các chiến dịch quốc gia và địa phương về KSNK, tập trung vào vệ sinh tay, sử dụng kháng sinh hợp lý và phòng ngừa NKBV

X

X

X

X

X

X

Cục QLKCB

Các cơ sở KBCB

TTTTGD SKTW, Báo SK&ĐS

Các Vụ, Cục thuộc BYT, SYT

Y tế Bộ, Ngành

- Ít nhất 01 chiến dịch truyền thông về KSNK hằng năm của Bộ Y tế

- Ít nhất 90% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cơ bản thực hiện truyền thông, giáo dục phòng ngừa KSNK trên mọi phương tiện; ít nhất 95% cơ sở phát động chiến dịch VST hằng năm

1.500

Ngân sách địa phương

3.2. Sử dụng đa dạng các kênh truyền thông để truyền bá, nâng cao nhận thức về KSNK

X

X

X

X

X

X

Các cơ quan truyền thông, Các Vụ, Cục thuộc BYT

Các cơ sở KBCB

Các đơn vị

- 2025-2030: Thông tin về KSNK được cập nhật thường xuyên trên trang web của Bộ Y tế, Sở Y tế, cơ sở KBCB

- 2030: Ít nhất 80% trang web của cơ sở KBCB có chuyên mục cho KSNK, với nội dung được cập nhật hằng quý, mỗi năm xây dựng ít nhất một poster mới

1.200

Ngân sách địa phương

3.3. Phổ biến các quy định, quy trình KSNK lên trang Web của cơ sở KBCB để tăng tiếp cận đến NVYT

X

X

X

X

X

X

Các cơ quan truyền thông

Các cơ sở KBCB

Các quy định, quy trình KSNK được tải lên trang Web của các cơ sở KBCB

Ngân sách địa phương

3.4. Lồng ghép phổ biến kiến thức KSNK trong các buổi họp hội đồng người bệnh. Khuyến khích NB và thân nhân NB tham gia vào giám sát thực hành KSNK

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB

Các buổi họp hội đồng NB

Ngân sách địa phương

3.5. Xây dựng và phổ biến các posters về phòng ngừa và kiểm soát NKBV

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB

Các posters về phòng ngừa và kiểm soát NKBV

Ngân sách địa phương

4. Tăng cường đầu tư và từng bước chuẩn hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn

4.1. Hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về KSNK để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho hoạt động KSNK

X

X

X

X

X

X

Cục Cơ sở hạ tầng và TBYT

Cục QLKCB

Các SYT

Các cơ sở KBCB

- 2025-2030: Các cấp KBCB cơ bản và chuyên sâu áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về KSNK trong xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho hoạt động KSNK

- Ít nhất 70% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có hệ thống thông khí đạt chuẩn và định kỳ kiểm tra chất lượng thông khí

1.500

4.2. Rà soát và nâng cấp hệ thống cung cấp nước sạch, nơi thu gom chất thải rắn tập trung và hệ thống xử lý nước thải y tế tại các cơ sở KBCB đạt chuẩn

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB

Cục QL MTYT

2030: Cơ sở KBCB cấp cơ bản và chuyên sâu đạt ít nhất 90% có hệ thống cung cấp nước sạch, khu lưu giữ chất thải đạt chuẩn và 75% có hệ thống xử lý chất thải lỏng đạt chuẩn

1.100

Ngân sách địa phương

4.3. Rà soát và xây dựng các buồng cách ly bệnh truyền nhiễm gây dịch đạt chuẩn tại các khoa lâm sàng, các khu vực sàng lọc

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB

2030: Ít nhất 80% cơ sở KBCB cơ bản và chuyên sâu có ít nhất 01 phòng cách ly tại mọi khoa lâm sàng đạt chuẩn, các khu vực sàng lọc đạt chuẩn

Ngân sách địa phương

4.4. Rà soát, cải tạo và đầu tư trang thiết bị cho trung tâm tiệt khuẩn tại các cơ sở KBCB

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB

2030: Ít nhất 70% cơ sở KBCB cơ bản và chuyên sâu có đơn vị tiệt khuẩn tập trung đúng quy định

Ngân sách địa phương

4.5. Cung cấp các nguồn lực bổ sung cho các cấp KBCB cơ bản và chuyên sâu nơi tập trung nhóm nguy cơ cao

X

X

X

X

X

X

Các Vụ, Cục Các SYT

Các cơ sở KBCB

Cơ sở KBCB cơ bản và chuyên sâu, nơi tập trung nhóm nguy cơ cao được bổ sung các nguồn lực

1.500

Ngân sách địa phương

5. Phát triển, vận hành và phát huy hiệu quả hệ thống giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn

5.1. Phát triển, nâng cấp hệ thống giám sát và quản lý dữ liệu KSNK quốc gia

X

X

X

X

X

X

Cục QLKCB

Các cơ sở KBCB

2030:

- Hệ thống giám sát NKBV quốc gia được nâng cấp và mở rộng quản lý dữ liệu

1.500

5.2. Thiết lập hệ thống và triển khai giám sát tuân thủ thực hành KSNK tại các cơ sở KBCB và báo cáo dữ liệu

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB

Các đơn vị liên quan

- Các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản:

+ Ít nhất 90% ban hành hướng dẫn, đào tạo hằng năm và giám sát tuân thủ các quy định, quy trình phòng ngừa chuẩn;

+ Ít nhất 80% triển khai chương trình VST hiệu quả;

+ Ít nhất 90% thực hiện đầy đủ quy định, quy trình, đào tạo hằng năm, trang bị phương tiện và giám sát sử dụng đúng các thiết bị bảo hộ cá nhân

5.3. Thiết lập và triển khai giám sát chủ động, liên tục 4 loại NKBV thường gặp (NKVM, NKH, NKTN, NKP) tại các cơ sở KBCB và báo cáo dữ liệu NKBV

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB và các đơn vị

Cục QLKCB

Các đơn vị

2030: Ít nhất 70% cơ sở KBCB thực hiện đầy đủ các nội dung giám sát tuân thủ thực hành phòng ngừa viêm phổi ở NB có thông khí hỗ trợ; NKH liên quan đến đường truyền tĩnh mạch trung tâm; NKTN liên quan đến ống thông tiểu, NKVM

1.200

Ngân sách địa phương

5.4. Thiết lập và triển khai giám sát, phòng ngừa các NKBV do các vi sinh vật đa kháng thuốc tại các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản và báo cáo dữ liệu theo quy định

X

X

X

X

X

X

Cục QLKCB

Các cơ sở KBCB

2030: Các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản đạt ít nhất 90% thực hiện phòng ngừa và cách ly NB mắc vi khuẩn đa kháng và các bệnh truyền nhiễm gây dịch đúng quy định; đạt ít nhất 80% có đủ năng lực giám sát vi sinh vật kháng thuốc, có tổng kết và báo cáo hằng quý; đạt ít nhất 50% BV thực hiện đầy đủ các nội dung về ban hành các quy định, quy trình, huấn luyện đào tạo hằng năm, giám sát tuân thủ thực hành phòng ngừa vi khuẩn kháng thuốc

5.5. Thiết lập và triển khai giám sát, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản, báo cáo dữ liệu theo quy định

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB

Các SYT

2030: Các cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản đạt 100% xây dựng kế hoạch sẵn sàng đáp ứng với các bệnh dịch hằng năm, triển khai huấn luyện đào tạo và giám sát đúng quy định; ít nhất 90% triển khai sàng lọc, phân luồng, phát hiện và cách ly NB nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm các bệnh truyền nhiễm gây dịch hoặc bệnh gây dịch mới nổi, tái nổi theo đúng quy định

Ngân sách địa phương

5.6. Triển khai sử dụng kháng sinh dự phòng ở NB phẫu thuật tại các cơ sở KBCB và tổ chức giám sát, báo cáo dữ liệu theo quy định

X

X

X

X

X

X

Cục QLKCB và các Vụ, Cục

Các cơ sở KBCB

- Báo cáo hàng năm về tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng của Bộ Y tế

- 2030: Ít nhất 70% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản có phẫu thuật thực hiện giám sát và báo cáo dữ liệu tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng ở NB có phẫu thuật

5.7. Xây dựng, triển khai các đề án: cải thiện chất lượng phòng ngừa chuẩn, VST, vệ sinh môi trường bề mặt, khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ tập trung, quản lý chất thải; cải thiện chất lượng phòng phòng ngừa 4 loại NKBV thường gặp, NKBV do vi khuẩn đa kháng thuốc

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB

Đạt ít nhất 80% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản triển khai ít nhất một hoạt động cải tiến chất lượng về KSNK hằng năm

Ngân sách địa phương

5.8. Thực hiện đánh giá chất lượng KSNK hằng năm tại các cơ sở KBCB

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB

Đạt ít nhất 90% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu và cấp cơ bản, trên 70% cơ sở KBCB cấp ban đầu tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng KSNK hằng năm

5.9. Phân tích, báo cáo dữ liệu giám sát hằng năm và đưa ra các biện pháp cải tiến kịp thời

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB

2030: Đạt ít nhất 80% cơ sở KBCB cấp chuyên sâu thực hiện giám sát, sử dụng dữ liệu giám sát để phân tích xu hướng nhiễm khuẩn và đưa ra các biện pháp cải tiến chất lượng KSNK kịp thời

5.10. Công bố công khai các báo cáo KSNK quốc gia để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm.

X

X

X

X

X

X

Các đơn vị

Các bài báo và các báo cáo về KSNK

1.200

5.11. Bố trí các chuyên gia KSNK quốc tế và trong nước hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở KBCB triển khai hoạt động giám sát và cải thiện chất lượng KSNK

X

X

X

X

X

X

Cục QLKCB

Các cơ sở KBCB

Các chuyến giám sát, hỗ trợ kỹ thuật có chuyên gia trong nước và quốc tế tại các cơ sở KBCB

1.500

6. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KSNK

6.1. Xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học về KSNK

X

Cục KHCNĐT

Cục QLKCB

2026: Ban hành cơ chế hỗ trợ về NCKH trong công tác KSNK

6.2. Xây dựng và triển khai các biện pháp thu hút nguồn vốn cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực KSNK

X

X

X

X

X

X

Cục KHCNĐT

Vụ HTQT và các Vụ, Cục

Sở KHCN các tỉnh

Các SYT

Các đơn vị

2030: Kinh phí cho nghiên cứu khoa học về KSNK được xác định

6.3. Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học về KSNK và NKBV tại các cơ sở KBCB cấp cơ bản và cấp chuyên sâu, trong đó có nghiên cứu khoa học về chi phí cho KSNK làm cơ sở tính giá dịch vụ KBCB

X

X

X

X

X

X

Cục KHCNĐ, QLKCB và các Vụ, Cục

Các cơ sở KBCB

Vụ Kế hoạch tài chính

2030 :

- Đạt ít nhất 10 đề tài nghiên cứu về KSNK cấp Sở Khoa học Công nghệ, 5 đề tài cấp Bộ và 10 đề tài được đăng báo quốc tế trên hệ thống ISI, Scopus.

- Đạt ít nhất 50% cơ sở KBCB thực hiện tối thiểu 01 đề tài nghiên cứu về KSNK hằng năm.

- Có nghiên cứu khoa học về chi phí KSNK làm cơ sở tính toán giá dịch vụ KBCB góp phần thuyết minh cho Bộ Tài chính.

- Có hợp tác chính thức với Tổ chức Y tế thế giới, CDC, USAID, JICA, các tổ chức quốc tế khác để triển khai thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến đào tạo, nghiên cứu khoa học

- Đạt ít nhất 80% cơ sở KBCB ứng dụng công nghệ tiên tiến trong giám sát và phòng ngừa nhiễm khuẩn

1800

Ngân sách địa phương

6.4. Huy động sự hỗ trợ và phối hợp của WHO và các tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án nghiên cứu về KSNK, đặc biệt là các biện pháp phù hợp với điều kiện tại Việt Nam

X

X

X

X

X

X

Vụ HTQT

Cục QLKCB

Các SYT

Các cơ sở KBCB

2025-2030: Các báo cáo nghiên cứu, kết quả thực hiện dự án hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới, CDC, USAID, JICA, các tổ chức quốc tế khác để đưa ra các giải pháp trong công tác KSNK

6.5. Tổ chức các hội nghị thường niên, hội thảo khoa học chuyên đề KSNK cấp khu vực, toàn quốc và cơ sở

X

X

X

X

X

X

Cục QLKCB và các Vụ, Cục

Các SYT

Các cơ sở KBCB

Các hội nghị, hội thảo về KSNK quốc tế, toàn quốc và tại các cơ sở KBCB

1.500

Ngân sách địa phương

6.6. Phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu, hội nghề nghiệp để phát triển các giải pháp KSNK mới

X

X

X

X

X

X

Cục QLKCB và các Vụ, Cục

Các trường, Các Hội nghề nghiệp

Các giải pháp KSNK mới

1.500

6.7. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và cảm biến thông minh trong giám sát KSNK và dự đoán xu hướng NKBV

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB

2025-2030: trên 80% cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến trong giám sát và phòng ngừa NKBV

Ngân sách địa phương

6.8. Áp dụng hệ thống khử trùng tự động và các công nghệ hiện đại trong phòng mổ và khu cách ly

X

X

X

X

X

X

Các cơ sở KBCB

Các cơ sở KBCB áp dụng hệ thống khử trùng tự động và các công nghệ hiện đại trong phòng mổ và khu cách ly

Ngân sách địa phương

6.9. Tăng cường vận động tài trợ của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ và các chương trình dự án liên quan đến KSNK để triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về KSNK, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng ngừa NKBV, vi khuẩn kháng thuốc và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch

X

X

X

X

X

X

Cục QLKCB

Các Vụ, Cục

Vụ HTQT

Các SYT

Các cơ sở KBCB

Hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới, CDC, USAID, JICA, các tổ chức quốc tế khác để triển khai thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến đào tạo, nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng và các hoạt động nhằm tăng cường năng lực quản lý và chuyên môn trong lĩnh vực KSNK

PHỤ LỤC 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. WHO, Global Report on Infection Prevention and Control, 2022 (Báo cáo Toàn cầu về KSNK, 2022)

2. WHO, Report on the Burden of Endemic Health Care-Associated Infection Worldwide, 2011 (Báo cáo về gánh nặng của nhiễm khuẩn BV đặc hữu trên toàn Thế giới, 2021)

3. WHO, Global Strategy on Infection Prevention and Control, 2023 (Chiến lược toàn cầu về KSNK, 2023)

4. Bộ Y tế Việt Nam, Báo cáo đánh giá thực trạng triển khai công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KBCB, 2024.

5. WHO, Global Action Plan and Monitoring Framework on Infection Prevention and Control (IPC), 2024 - 2030 (Kế hoạch Hành động toàn cầu và Khung giám sát về KSNK, 2024 - 2030).



[1] WHO, Global Report on Infection Prevention and Control, 2022

[2] WHO, Report on the Burden of Endemic Health Care-Associated Infection Worldwide, 2011

[3] WHO, Global Strategy on Infection Prevention and Control, 2023

[4] Bộ Y tế Việt Nam, Báo cáo đánh giá thực trạng triển khai công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, 2024

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 38/QĐ-BYT ngày 03/01/2025 phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2025-2030” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


148

DMCA.com Protection Status
IP: 119.15.161.251
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!