BỘ Y TẾ
------
|
CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 36/2008/QĐ-BYT
|
Hà Nội,
ngày 28 tháng 10 năm 2008
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU DỰ PHÒNG
LÂY NHIỄM HIV GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số
188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức cuả Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và
tầm nhìn 2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Phòng,
chống HIV/AIDS,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về an toàn truyền máu dự phòng lây
nhiễm HIV giai đoạn 2008 - 2010 (bản kèm theo) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục
tiêu chương trình
a) Mục
tiêu chung
Chuyển đổi nguồn
người cho máu an toàn, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng nhằm bảo đảm sàng
lọc 100% HIV cho tất cả các đơn vị máu.
b) Mục
tiêu cụ thể đến năm 2010
- Bảo đảm 100% đơn vị
máu và chế phẩm máu (kể cả cấp cứu) được xét nghiệm sàng lọc phát hiện nhiễm
HIV bằng kỹ thuật ELISA hoặc kỹ thuật cao hơn.
- Nghiên cứu chất
lượng sinh phẩm xét nghiệm HIV để đưa ra các khuyến cáo sử dụng sinh phẩm có
chất lượng tốt, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong kỹ thuật ELISA để sàng lọc
HIV cho 100% các đơn vị máu thu gom. Bảo đảm chất lượng xét nghiệm sàng lọc
HIV, thành lập hệ thống các phòng xét nghiệm chuẩn thức quốc gia ở các tuyến
trung ương, nghiên cứu chất lượng sinh phẩm. Đào tạo và đào tạo lại nâng cao
kiến thức chuyên môn về HIV và xét nghiệm sàng lọc HIV cho cán bộ làm công tác
an toàn truyền máu tại các tuyến.
- Thay đổi cơ bản cơ
cấu nguồn người cho máu. Đẩy mạnh vận động hiến máu nhân đạo không lấy tiền,
tiến tới xoá bỏ tình trạng bán máu. Loại trừ lấy máu ở nhóm người có nguy cơ
cao, khuyến khích cho máu nhắc lại, nâng cao sức khoẻ người cho máu.
- Nâng cao công tác
quản lý chất lượng trong hoạt động truyền máu thực hiện an toàn truyền máu theo
đúng quy định pháp luật.
- Xây dựng hệ thống
quản lý công tác truyền máu phòng chống HIV thống nhất trong toàn quốc, ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hệ thống truyền máu phòng chống
HIV, xây dựng hệ thống báo cáo điện tử qua mạng để bảo đảm báo cáo đầy đủ,
chính xác, đúng mẫu, kịp thời.
2. Các
giải pháp thực hiện
a) Giải
pháp về xã hội
- Thực hiện nghiêm
túc các quy định của pháp luật trong an toàn truyền máu; xây dựng bổ sung, hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn truyền máu.
- Thực hiện việc chỉ
đạo, kiểm tra, thanh tra về công tác an toàn truyền máu phòng lây, nhiễm HIV từ
trung ương đến địa phương.
- Tăng cường phối hợp
với Hội Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên và các ban, ngành khác, đặc biệt với tổ
chức Đảng, Chính quyền và các cấp, tập trung nỗ lực, tổ chức tuyên truyền về
HIV và vận động những người khoẻ mạnh không có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV
tình nguyện cho máu và duy trì nguồn người cho máu an toàn để đáp ứng nhu cầu
cung cấp máu.
b) Giải
pháp kỹ thuật
- Xây dựng các ngân
hàng máu theo hướng tập trung (ngân hàng máu khu vực) bằng các nguồn viện trợ
và kinh phí trong nước, từng bước hiện đại hoá hệ thống an toàn truyền máu.
- Nâng cao chất lượng
sàng lọc HIV các đơn vị máu và chế phẩm máu trước khi truyền, cung cấp đủ và
kịp thời sinh phẩm có chất lượng cho công tác sàng lọc máu, bảo đảm sàng lọc
HIV 100% các đơn vị máu và chế phẩm máu trước truyền. Từng bước xã hội hoá công
tác an toàn truyền máu thông qua việc tính đủ giá thành đơn vị máu và chế phẩm
máu.
- Khuyến khích phát
triển việc ứng dụng các kỹ thuật y học hiện đại và chỉ định truyền máu phù hợp
như : truyền máu từng phần, truyền máu tự thân, lọc bạch cầu... nhằm làm giảm
nguy cơ lây nhiễm HIV do truyền máu.
- Thực hiện đúng quy
định của Quy chế an toàn truyền máu, chỉ định truyền máu đúng, hạn chế truyền
máu toàn phần và truyền máu điều trị dự phòng thiếu máu.
- Triệt để thực hiện
các quy định về công tác vô trùng, tiệt trùng trong các dịch vụ y tế nhà nước
và tư nhân. Huy động các nguồn lực, xây dựng các khu tiệt trùng, xử lý dụng cụ
y tế đạt tiêu chuẩn.
- Xây dựng phòng xét
nghiệm chuẩn quốc gia để kiểm tra chất lượng an toàn truyền máu bao gồm kiểm
tra sinh phẩm, kiểm tra quy trình xét nghiệm, trang thiết bị.
c) Giải
pháp về nâng cao năng lực và huy động nguồn lực
- Tăng cường năng lực
cho hệ thống làm công tác an toàn truyền máu; đào tạo nâng cao kiến thức,
chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ ngành huyết học nói riêng và ngành y tế nói
chung về an toàn truyền máu dự phòng lây nhiễm HIV.
- Tăng cường sự chỉ
đạo kiểm tra giám sát hoạt động của chương trình an toàn truyền máu dự phòng
lây nhiễm HIV ở các tuyến.
Điều phối thống
nhất, hỗ trợ kỹ thuật từ tuyến trung ương đến địa phương trong công tác an toàn
truyền máu.
- Tranh thủ sự giúp
đỡ của cộng đồng quốc tế.
Điều 2.
Quy định về mặt tổ chức
1. Bộ Y tế
a) Cục Quản lý khám,
chữa bệnh là đầu mối, có trách nhiệm phối kết hợp cùng với Cục Phòng, chống
HIV/AIDS và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, đánh
giá chương trình cấp quốc gia; chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực
hiện Chương trình hành động quốc gia về an toàn truyền máu dự phòng lây nhiễm
HIV đến năm 2010.
b) Vụ Kế hoạch - Tài
chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý khám, chữa bệnh và các
cơ quan có liên quan để hướng dẫn chế độ tài chính, bảo đảm các hoạt động
truyền máu tại các tuyến;
c) Thanh tra Bộ Y tế
có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các Vụ, Cục
có liên quan để tổ chức việc thanh tra hoạt động truyền máu trong phạm vi cả
nước.
2. Ban chỉ đạo quốc
gia vận động hiến máu tình nguyện làm đầu mối phối hợp với Viện Huyết học -
truyền máu trung ương, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh đẩy mạnh phong trào Hiến máu nhân đạo mở rộng và phát triển các lực
lượng hiến máu tại các trường đại học, cơ quan, doanh nghiệp... kêu gọi các
nguồn tài trợ từ các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường hiệu
qủa chương trình hiến máu nhân đạo.
3. Viện Huyết học -
truyền máu trung ương có chức năng xây dựng chiến lược, kế hoạch, tổ chức triển
khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của Chương trình hành động
quốc gia về an toàn truyền máu dự phòng lây nhiễm HIV đến năm 2010 trong phạm
vi cả nước.
4. Các Trung tâm truyền
máu khu vực có trách nhiệm chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật để bảo đảm chất
lượng, an toàn truyền máu đối với các cơ sở được Bộ Y tế giao phụ trách.
5. Sở Y tế tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng chiến lược
kế hoạch phòng chống nhiễm HIV trong phạm vi địa phương, hướng dẫn việc thực
hiện kế hoạch, kiểm tra, thanh tra hoạt động truyền máu của các đơn vị tại địa
phương.
6. Trách nhiệm của
các cơ sở truyền máu
a) Thực hiện hoạt
động chuyên môn theo nhiệm vụ được giao, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất,
nhân lực, trang thiết bị hiện có và phải theo đúng quy định, quy trình chuyên
môn kỹ thuật về an toàn truyền máu.
b) Phối hợp, hỗ trợ
các cơ sở điều trị thực hiện truyền máu lâm sàng an toàn.
c) Phối hợp với các
tổ chức, đoàn thể trong công tác vận động hiến máu tình nguyện.
7. Trách nhiệm của
các cơ sở điều trị sử dụng máu
a) Bảo đảm chất lượng
trong an toàn truyền máu, thực hiện truyền máu lâm sàng theo đúng quy định, quy
trình chuyên môn kỹ thuật về an toàn truyền máu.
b) Phối hợp với các
cơ sở truyền máu để bảo đảm an toàn truyền máu lâm sàng.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các
Ông (Bà) Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng
Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ
trưởng Y tế các ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo) ;
- ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Website Chính phủ, Website Bộ Y tế;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng (để biết);
- Lưu: VT, KCB, AIDS, PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh
Quân Huấn
|
CHƯƠNG
TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA
VỀ
AN TOÀN TRUYỀN MÁU DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
(Ban hành
kèm theo quyết định số 36/2008/QĐ-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS Hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
HIV Virus
gây suy giảm miễn dịch ở người.
WHO Tổ
chức Y tế thế giới.
HBV Virus
gây viêm gan B.
HCV Virus
gây viêm gan C.
ELISA Kỹ
thuật miễn dịch gắn men.
PCR Kỹ
thuật khuyếch đại gen.
ATTM An
toàn truyền máu.
TTTM Trung
tâm truyền máu
WB Ngân
hàng thế giới
Phần 1.
CƠ
SỞ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Chỉ thị số 54-CT/TW
ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường lãnh đạo công tác
phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”.
- Luật “Phòng, chống
nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS)”ngày 29/06/2006.
- Quyết định
36/2004/QĐ-TTg ngày 17/03/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược
quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam và tầm nhìn 2020”.
II. CƠ SỞ
KHOA HỌC
HIV là một trong 5
bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải kiểm tra để đảm bảo an toàn truyền máu. An toàn
truyền máu với khái niệm rộng là không để xảy ra bất kỳ điều nguy hiểm nào đặc
biệt là lây truyền HIV cho người bệnh nhận máu, người hiến máu và người phục vụ
truyền máu.
An toàn truyền máu
đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong công tác phòng chống HIV qua đường máu
vì:
- Con đường truyền
máu là con đường nguy hiểm vì nó có khả năng biến người lành, người lương thiện
hoặc trẻ em thành người bệnh nguy hiểm khi họ nhận máu hoặc các chế phẩm máu có
nhiễm HIV. Nếu mẫu máu chứa HIV truyền cho người khác thì người này có khả năng
bị nhiễm HIV.
- Như thế nào gọi là
lây nhiễm HIV qua đường truyền máu. Lây qua đường truyền máu là do lấy máu ở
giai đoạn cửa sổ huyết tương của người nhiễm HIV đã cho máu, máu này đã nhiễm
HIV, mà sàng lọc bằng huyết thanh chưa phát hiện được được truyền cho bệnh
nhân. Vậy những thành phần nào của máu có nguy cơ cao? Có thể kể theo thứ tự
sau:
+ Máu toàn phần có
bạch cầu mang vi rút.
+ Khối bạch cầu.
+ Khối tiểu cầu.
+ Huyết tương tươi.
+ Tủa lạnh yếu tố
VIII.
+ Khối hồng cầu nghèo
bạch cầu.
+ Hồng cầu rửa.
+ Khối hồng cầu và
tiểu cầu lọc bạch cầu.
III. CƠ SỞ
THỰC TIỄN
1. Tình
hình dịch HIV/AIDS và an toàn truyền máu trên Thế giới, Việt Nam
a. Trên Thế giới:
Chương trình phối hợp
của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã thông báo đến cuối năm 2006 trên thế
giới có khoảng 39,5 triệu người nhiễm HIV đang còn sống. Tổng số người mới
nhiễm HIV hàng năm vào khoảng 4,3 triệu. Tỷ lệ nhiễm HIV vẫn tiếp tục gia tăng
ở nhiều nơi trên thế giới, điển hình là các khu vực Nam á, Đông Nam á, Đông á,
Trung á, Đông Âu và khu vực cận Sahara. ở mỗi khu vực này, số trường hợp nhiễm
HIV đã tăng lên xấp xỉ 1 triệu người trong giai đoạn 2003-2006.
Gần đây, ở Trung Quốc
do tình hình nhiễm HIV/AIDS gia tăng, an toàn truyền máu bị đe dọa nên tháng 1
năm 1998 Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Luật hiến máu. Trong Luật này nêu rõ
trách nhiệm của cơ quan chính quyền các cấp trong việc hướng dẫn tuyên truyền
và vận động những người khỏe mạnh phải có nghĩa vụ cho máu, khi bản thân ốm đau
cần máu những người khác cho máu để cứu mình.
Tại nhiều nước trên
Thế giới, phong trào vận động toàn dân cho máu không lấy tiền đã giành thắng
lợi. Năm 1948, sau Hội nghị chữ thập đỏ lần thứ 17 ở Stockhom-Thụy Điển việc
tuyên truyền và vận động toàn dân cho máu không lấy tiền đã được triển khai
khắp hành tinh. Hơn 140 nước trên thế giới đã và đang, thực hiện mục tiêu Quốc
gia về truyền máu.
Các nước tiên tiến và
các nước trong khu vực đã áp dụng kỹ thuật hiện đại để sàng lọc các bệnh nhiễm
trùng qua đường truyền máu, do đó an toàn truyền máu được đảm bảo. Tuy nhiên,
nguy cơ lây nhiễm HIV vẫn còn rất lớn, họ luôn phải đối đầu với nguy cơ này như
tình hình nhiễm HIV do truyền máu và các chế phẩm máu. Từ năm 2000, Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) lấy ngày 07/04/2000 làm ngày “An toàn truyền máu toàn thế
giới - An toàn truyền máu bắt đầu từ tôi, từ anh và từ chúng ta”
b. Ở Việt Nam:
Với số dân trên 84
triệu người, nhu cầu máu cho điều trị, cấp cứu đề phòng các thảm họa rất lớn,
theo WHO hàng năm chúng ta cần khoảng 420.000 lít máu (2% dân số), hay
1.680.000 đơn vị máu (1đơn vị = 250ml). Máu và an toàn truyền máu là vấn đề hết
sức bức xúc. Xét nghiệm sàng lọc đã phát hiện có hàng trăm người đi cho máu
nhiễm HIV, nguy cơ lây nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ huyết thanh còn rất cao.
Năm 2006 cả nước mới
thu gom được khoảng 112.987 lít máu (451.948 đơn vị), đạt 25.7% nhu cầu. Tuy đã
có rất nhiều cố gắng trong tuyên truyền vận động, người cho máu tình nguyện mới
chỉ chiếm 55.5%, trong khi đó tỷ lệ người chuyên đi bán máu vẫn còn là 44,5%.
Tiềm ẩn của lây nhiễm HIV còn rất lớn vì ở nơi nào còn có mua và bán máu thì ở
đó an toàn truyền máu vẫn còn bị đe dọa.
Thực trạng về an toàn
truyền máu ở nước ta vẫn là vấn đề bức xúc hiện nay. Các kỹ thuật sàng lọc bằng
huyết thanh chưa bảo đảm an toàn, đang ở mức độ thô sơ; nhiều cơ sở truyền máu
còn dùng kỹ thuật ngưng kết, kít nhanh để xét nghiệm sàng lọc HIV. Trong khi đó
nhiều nước trên thế giới đã sử dụng kít HIV hỗn hợp cả kháng nguyên và kháng
thể (Ag/Ab) và kỹ thuật PCR, NAT để xét nghiệm sàng lọc máu. Do vậy, chất lượng
máu và an toàn truyền máu là điều hết sức bức xúc. Hiện nay, truyền máu toàn
phần là chủ yếu (chiếm trên 90% ở hầu hết các tỉnh) vừa lãng phí vừa không an
toàn. Hệ thống truyền máu lâm sàng chưa được xây dựng nên việc theo dõi và
hướng dẫn sử dụng máu còn rất lạc hậu.
Bên cạnh việc thiếu
kinh phí đầu tư trang thiết bị, thiếu đồng bộ, số cơ sở lấy máu ở nước ta còn
phân tán quá nhiều, cả nước có 64 tỉnh thành phố (có tới 83 cơ sở thu gom máu
cấp tỉnh), có tới hơn 442 điểm lấy máu cấp quận huyện. Sự phân tán này đang cản
trở việc sử dụng các thiết bị mới hiện đại và nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền
qua đưòng máu là rất cao.
Từ những lý do trên
việc xây dựng Chương trình hành động Quốc gia phòng lây nhiễm HIV trong công
tác an toàn truyền máu là một vấn đề cấp bách, cần thiết, để thực hiện Chiến
lược Quốc gia về phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn
2020.
2. Những
khó khăn và tồn tại:
a. Khó khăn:
Các cơ sở lấy máu ở
nước ta rất phân tán, hiện toàn quốc có 83 trung tâm truyền máu cấp tỉnh, các
bệnh viện trung ương và hàng trăm cơ sở lấy máu tại tuyến huyện. Các kỹ thuật
sàng lọc còn chưa được thống nhất trên phạm vi toàn quốc, một số cơ sở truyền
máu vẫn còn tình trạng lấy máu cấp cứu do vậy không sử dụng các kỹ thuật đảm
bảo chất lượng để sàng lọc các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu, sử dụng kít
nhanh do vậy an toàn truyền máu phòng lây nhiễm HIV chưa được đảm bảo.
Người cho máu chuyên
nghiệp chiếm tỷ lệ cao, thiếu hệ thống thông tin để quản lý người cho máu, việc
sử dụng máu toàn phần vẫn còn phổ biến, trình độ cán bộ còn hạn chế, chưa có hệ
thống quản lý chất lượng trong dịch vụ truyền máu do vậy an toàn truyền máu tại
nước ta vẫn còn rất lạc hậu so với các nước trên thế giới và trong khu vực.
b. Tồn tại:
- Phần lớn các bệnh
viện có thu gom máu tự mua bổ xung sinh phẩm cho xét nghiệm sàng lọc HIV nên
chất lượng xét nghiệm không bảo đảm, do kinh phí không đủ để tập trung sinh
phẩm về một mối.
- Mặt khác, hiện nay
nhiều cơ sở lấy máu ở tuyến tỉnh chưa được trang bị hệ thống xét nghiệm ELISA
bán tự động cho sàng lọc máu, nhiễu cơ sở vẫn sử dụng kỹ thuật ngưng kết và kỹ
thuật xét nghiệm nhanh nên không đạt yêu cầu an toàn truyền máu. Đây thực sự là
vấn đề bức xúc nhất hiện nay.
+ Nhiều cơ sở có thu
gom máu đã không báo cáo đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Tiểu ban ATTM, vì
vậy việc quản lý và theo dõi gặp nhiều khó khăn.
+ Kinh phí cho việc
bồi dưỡng các cán bộ làm xét nghiệm chưa được cung cấp đầy đủ đúng theo quy
định của Bộ Y tế.
- Các văn bản pháp
quy về truyền máu còn thiếu, đã cũ và không được thực hiện thống nhất cần cấp
thiết bổ sung cho hợp lý.
- Truyền máu lâm
sàng: Các bác sỹ vẫn có thói quen sử dụng máu toàn phần vừa lãng phí, vừa không
an toàn. Chưa có Hội đồng truyền máu bệnh viện để hướng dẫn, chỉ đạo và xử trí
các vấn đề liên quan đến truyền máu.
- Các cán bộ chuyên
khoa còn thiếu, trình độ chuyên môn của cán bộ cũng còn hạn chế, đặc biệt lực
lượng cán bộ có trình độ chuyên môn cao để thực hiện các khâu trong dịch vụ
truyền máu.
Phần 2.
CHƯƠNG
TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV
Giai đoạn 2008 - 2010
I. MỤC
TIÊU CHUNG
Chuyển đổi nguồn
người cho máu an toàn, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng nhằm bảo đảm sàng
lọc 100% HIV cho tất cả các đơn vị máu.
II. MỤC
TIÊU CỤ THỂ
1. Đảm bảo 100% đơn
vị máu (kể cả cấp cứu) được xét nghiệm sàng lọc phát hiện nhiễm HIV bằng kỹ
thuật ELISA hoặc kỹ thuật cao hơn.
2. Nghiên cứu chất
lượng sinh phẩm xét nghiệm HIV để đưa ra các khuyến cáo sử dụng sinh phẩm có
chất lượng tốt, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong kỹ thuật ELISA để sàng lọc
HIV cho 100% các đơn vị máu thu gom. Bảo đảm chất lượng xét nghiệm sàng lọc
HIV, thành lập hệ thống các phòng xét nghiệm chuẩn thức quốc gia ở tuyến trung
ương, nghiên cứu chất lượng sinh phẩm. Đào tạo và đào tạo lại nâng cao kiến
thức chuyên môn về HIV và xét nghiệm sàng lọc HIV cho cán bộ làm công tác an
toàn truyền máu tại các tuyến.
3. Thay đổi cơ bản cơ cấu nguồn người cho
máu. Đẩy mạnh vận động hiến máu nhân đạo không lấy tiền, tiến tới xoá bỏ tình
trạng bán máu. Loại trừ lấy máu ở nhóm người có nguy cơ cao, khuyến khích cho máu
nhắc lại, nâng cao sức khoẻ người cho máu.
4. Nâng cao công tác
quản lý chất lượng trong hoạt động truyền máu thực hiện an toàn truyền máu theo
đúng pháp luật.
5. Xây dựng hệ thống
quản lý công tác truyền máu phòng chống HIV thống nhất trong toàn quốc, tin
học hóa quản lý vào năm 2010. Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý số liệu, như
báo cáo điện tử qua mạng Internet để đảm báo cáo đầy đủ, chính xác, đúng mẫu,
kịp thời.
III.
NGUYÊN TẮC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
1. Đảm bảo 100% các
đơn vị máu và chế phẩm máu (kể cả cấp cứu) được sàng lọc phát hiện nhiễm HIV
theo quy định trước khi truyền ở tất cả các tuyến (Trung ương, tỉnh, huyện).
2. Đảm bảo sự kết nối
các hoạt động của chương trình hành động phòng lây nhiễm HIV qua đường truyền
máu với các chương trình khác của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và
với các dịch vụ xã hội có liên quan.
3. Tăng cường sự phối
hợp giữa các đơn vị, tổ chức, ban ngành đoàn thể trong công tác an toàn truyền
máu phòng lây nhiễm HIV. Đặc biệt là vận động hiến máu nhân đạo phải được thiết
kế và triển khai dựa trên sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành địa phương
thực hiện công tác vận động đảm bảo sự tham gia của mọi đối tượng nhân dân.
4. Kết hợp các nguồn
lực của Nhà nước, các tổ chức Quốc tế và của cộng đồng cho công tác an toàn
truyền máu.
IV. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải
pháp về xã hội
- Thực hiện nghiêm
túc các quy định của pháp luật trong an toàn truyền máu; xây dựng bổ xung các
văn bản quy phạm pháp luật về an toàn truyền máu.
- Thực hiện
việc chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra về công tác an toàn truyền máu phòng lây,
nhiễm HIV từ Trung ương đến địa phương.
- Tăng cường phối hợp
với Hội Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên và các ban, ngành khác, đặc biệt với tổ
chức Đảng, Chính quyền các cấp, tập trung nỗ lực, tổ chức tuyên truyền vận động
những người khoẻ mạnh không có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV tình nguyện cho máu
xây dựng nguồn người cho máu an toàn để đáp ứng nhu cầu cung cấp máu.
2. Giải
pháp kỹ thuật
- Xây dựng các ngân
hàng máu theo hướng tập trung (ngân hàng máu khu vực) bằng các nguồn viện trợ
và kinh phí trong nước, từng bước hiện đại hoá hệ thống an toàn truyền máu.
- Nâng cao chất lượng
sàng lọc HIV cho các đơn vị máu và chế phẩm máu trước khi truyền, cung cấp đủ
và kịp thời sinh phẩm có chất lượng cho công tác sàng lọc máu, đảm bảo sàng lọc
HIV 100% các đơn vị máu và chế phẩm máu trước truyền. Từng bước xã hội hoá công
tác an toàn truyền máu thông qua việc tính đủ giá thành đơn vị máu và chế phẩm
máu.
- Khuyến khích phát
triển việc ứng dụng các kỹ thuật hiện đại và chỉ định truyền máu phù hợp như:
truyền máu từng phần, truyền máu tự thân, lọc bạch cầu... nhằm làm giảm nguy cơ
lây nhiễm HIV do truyền máu.
- Thực hiện đúng quy
định của Quy chế truyền máu, chỉ định truyền máu đúng, hạn chế truyền máu toàn
phần và truyền máu điều trị dự phòng thiếu máu.
- Triệt để thực hiện
các quy định về công tác vô trùng, tiệt trùng trong các dịch vụ y tế nhà nước
và tư nhân. Huy động các nguồn lực, xây dựng các khu tiệt trùng, xử lý dụng cụ
đạt tiêu chuẩn.
- Xây dựng phòng xét
nghiệm chuẩn thức quốc gia để kiểm tra chất lượng an toàn truyền máu bao gồm
kiểm tra sinh phẩm xét nghiệm, kiểm tra quy trình xét nghiệm, trang thiết bị...
3. Giải
pháp về nâng cao năng lực và huy động nguồn lực
- Tăng cường năng lực
cho hệ thống làm công tác an toàn truyền máu; đào tạo nâng cao kiến thức,
chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ ngành huyết học truyền máu nói riêng và ngành y
tế nói chung về an toàn truyền máu dự phòng lây nhiễm HIV.
- Tăng cường sự chỉ
đạo kiểm tra giám sát hoạt động của chương trình an toà truyền máu dự phòng lây
nhiễm HIV ở các tuyến.
- Điều phối thống
nhất, hỗ trợ kỹ thuật từ tuyến Trung ương đến địa phương trong công tác an toàn
truyền máu.
- Tranh thủ sự giúp
đỡ cuả cộng đồng quốc tế.
V. KẾ
HOẠCH HOẠT ĐỘNG
1. Thực
hiện mục tiêu 1: Củng cố và xây dựng hệ thống xét nghiệm.
- Phấn đấu sàng lọc
100% đơn vị máu bằng kỹ thuật kỹ thuật ELISA hoặc cao hơn.
- Xây dựng lại hoặc
nâng cấp cơ sở, trang bị, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai có hiệu quả labo
sàng lọc người cho máu.
- Kiểm tra và bổ sung
mới trang thiết bị cho phòng xét nghiệm HIV ở các tỉnh, không sử dụng kít nhanh
để sàng lọc người cho máu.
- Xây dựng kế hoạch
phân cấp độ từng tuyến: tuyến TW, tuyến tỉnh, tuyến huyện và sớm hình thành một
hệ thống tổ chức quản lý an toàn truyền máu.
2. Thực
hiện mục tiêu 2: Triển khai các nghiên cứu để đánh giá chất lượng các thế hệ
xét nghiệm để có kiến nghị sử dụng sinh phẩm và kỹ thuật xét nghiệm
- Tiến hành điều tra
việc sử dụng sinh phẩm trên toàn quốc. Thực hiện các nghiên cứu khoa học để đánh
giá chất lượng sinh phẩm.
- Kiểm tra chất lượng
xét nghiệm định kỳ ở một số phòng xét nghiệm HIV.
- Khuyến cáo với Cục
phòng chống HIV/AIDS đưa ra quy định sử dụng kỹ thuật và loại sinh phẩm bảo đảm
cho chất lượng xét nghiệm.
2.1. Xây dựng phòng
thí nghiệm về kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng cho xét nghiệm HIV ở
tuyến TW.
- Xây dựng và tiến
hành hướng dẫn về kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng cho phòng xét
nghiệm HIV và các tác nhân gây bệnh qua đường truyền máu của viện Huyết học
–Truyền máu TW.
- Xây dựng và tiến
hành hướng dẫn về kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng cho các phòng xét
nghiệm HIV và các tác nhân gây bệnh qua đường truyền máu của các trung tâm
truyền máu khu vực.
- Thiết lập phòng xét
nghiệm HIV đạt tiêu chuẩn Quốc gia và khu vực tại các bệnh viện Trung Ương .
- Phát triển thường
quy chuẩn về các kỹ thuật xét nghiệm HIV ở các phòng xét nghiệm HIV chuẩn Quốc
gia
2.2. Đào tạo và đào
tạo lại đội ngũ cán bộ, kỹ thuật để đảm bảo được nội dung công việc ở cả 3
tuyến: Trung ương, tỉnh, huyện.
- Nâng cao năng lực
nhân viên phòng xét nghiệm. Trang bị cho các cơ sở đào tạo chuyên khoa Huyết
học tại Viện Huyết học Truyền máu TW, Bệnh viện huyết học truyền máu thành phố
Hồ Chí Minh, TTTM Huế, TTTM Cần Thơ để các cơ sở này có khả năng tiếp nhận và
đào tạo cán bộ chuyên khoa ở các trung tâm truyền máu tỉnh, đào tạo cán bộ
chuyên khoa làm nhiệm vụ phát máu an toàn tại các bệnh viện có sử dụng máu.
- Tiến tới, đào tạo
chuyên khoa định hướng huyết học truyền máu tại Viện Huyết học truyền máu TW
cho tất cả các Bác sỹ.
- Tổ chức lớp tập
huấn đào tạo định kỳ về chuyên môn bao gồm kiến thức và kỹ thuật sàng lọc cho
cán bộ và kỹ thuật viên tại các cơ sở Viện Huyết học Truyền máu TW, Bệnh viện
huyết học truyền máu thành phố Hồ Chí Minh, TTTM Huế, TTTM Cần Thơ.
- Đảm bảo quy chuẩn
lấy mẫu, kỹ thuật xét nghiệm, phân tích và báo cáo số liệu phải được tuân thủ
tuyệt đối.
- Tập huấn cho các
cán bộ tại các phòng xét nghiệm chuẩn.
- Giám sát và kiểm
tra định kỳ chất lượng thực hiện kỹ thuật của các nhân viên phòng xét nghiệm.
- Giám sát hỗ trợ
định kỳ các phòng xét nghiệm HIV đảm bảo chất lượng xét nghiệm.
- Quy định cơ chế và
biểu mẫu báo cáo số liệu.
3. Thực
hiện mục tiêu 3: Vận động nhân dân hiến máu nhân đạo.
Đẩy mạnh cuộc vận động
hiến máu nhân đạo, vận động khuyến khích nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện
để tăng nguồn người cho máu an toàn.
Tổ chức cuộc vận động
hiến máu nhân đạo trên qui mô toàn quốc, tìm nhóm người nguy cơ thấp lây nhiễm
HIV cho máu, duy trì nguồn người cho máu an toàn:
- Kết hợp chặt chẽ
với Hội Chữ thập đỏ, Hội Sinh viên, Hội Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến
binh....và cơ quan truyền thông đại chúng: Đài truyền hình, Đài phát thanh
trung ương và điạ phương. Tổ chức có kết quả cuộc vận động hiến máu trên quy mô
toàn quốc với khẩu hiệu “Người địa phương cho máu cứu người địa phương”.
- Tổ chức cuộc vận
động hiến máu kết hợp với chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng để duy trì nguồn
người cho máu an toàn, chống ma tuý, mại dâm, xây dựng cuộc sống lành mạnh tại
thôn, xã tạo nguồn người cho máu an toàn.
- Lồng ghép với các
chương trình an toàn truyền máu, phối hợp với các Bộ ngành để cùng thực hiện.
- Kiến nghị với Quốc
hội, Chính phủ sớm có quy định: “Hiến máu là nghĩa vụ của mỗi người dân khỏe
mạnh đối với cộng đồng”
4. Thực
hiện mục tiêu 4: Thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật trong an toàn
truyền máu dự phòng lây nhiễm HIV.
- Tất cả các cơ sở
truyền máu thực hiện nghiêm túc Quy chế truyền máu: chỉ đạo và giám sát việc
thực hiện Quy chế truyền máu (đã được Bộ Y tế phê duyệt năm 2007).
- Xây dựng tiêu chuẩn
cho ngân hàng máu và truyền máu bệnh viện ở cả 3 tuyến: Trung ương, tỉnh,
huyện.
- Xây dựng bổ sung
các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn truyền máu. Xây dựng các văn bản quy
định về quyền lợi của người nhận máu và trách nhiệm của từng khâu trong dịch vụ
truyền máu.
5. Thực
hiện mục tiêu 5: Thiết lập hệ thống phần mềm quản lý số liệu chỉ đạo kiểm tra,
theo dõi và đánh giá.
- Nhân sự: chuyên
trách về nhận, xử lý số liệu, thống kê, phân tích, báo cáo.
- Trang thiết bị: văn
phòng, máy tính, máy fax.
- Thống nhất cơ chế
và biểu mẫu báo cáo.
- Tổ chức tập
huấn cho các cán bộ làm công tác theo dõi, giám sát chương trình về cách sử
dụng phần mềm quản lý số liệu.
Phần 5.
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
I. ĐIỀU
HÀNH QUẢN LÝ
1. Cấp
quốc gia:
Tiểu ban an toàn
truyền máu Viện Huyết học Truyền máu TW có nhiệm vụ xây dựng chiến lược,
kế hoạch, kiểm tra giám sát, đánh giá tất cả các hoạt động của chương trình
quốc gia, dưới sự chỉ đạo của ban điều hành chương trình tại Bộ Y tế và Cục
Quản lý Khám, chữa bệnh là đầu mối.
2. Cấp
tỉnh:
Đơn vị huyết học
truyền máu cấp tỉnh/ thành phố chịu trách nhiệm xây dựng, kế hoạch dự phòng lây
nhiễm HIV đảm bảo ATTM của đơn vị mình đồng thời thực hiện các nội dung đã đề
ra trong kế hoạch.
II. PHỐI
HỢP VỚI CHƯƠNG TRÌNH KHÁC
Đại diện của 8 chương
trình phòng chống nhiễm HIV họp hàng quý dưới sự chủ trì của Cục phòng chống
HIV/AIDS để báo cáo về tiến độ thực hiện và phối hợp hoạt động giữa các chương
trình một cách hiệu quả.
Ngoài ra, tiểu ban an
toàn truyền máu còn phải phối hợp với các Bộ, ban ngành khác cùng thực hiện:
1. Bộ Y tế
a) Cục Quản lý Khám,
chữa bệnh là đầu mối, có trách nhiệm phối kết hợp cùng với Cục phòng, chống
HIV/AISD và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, đánh
giá chương trình cấp quốc gia; chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực
hiện Chương trình hành động quốc gia về an toàn truyền máu dự phòng lây nhiễm
HIV đến năm 2010.
b) Vụ Kế hoạch- Tài
chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các
cơ quan có liên quan để hướng dẫn chế độ tài chính bảo đảm các hoạt động truyền
máu tại các tuyến;
c) Thanh tra Bộ Y tế
có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các Vụ, Cục
có liên quan để tổ chức việc thanh tra hoạt động truyền máu trong phạm vi cả
nước.
- Sau khi phê duyệt
quyết định thành lập Chương trình hành động quốc gia về ATTM dự phòng lây nhiễm
HIV đến năm 2010, tiểu ban sẽ phối hợp với Bộ Y tế thành lập ban điều hành
chương trình tại Viện Huyết học Truyền máu TW.
- Nguồn kinh phí hoạt
động lấy từ mục 6 các hoạt động khác, bảng 1 và 2, phần 4 Nhu cầu kinh phí.
2. Hội chữ
thập đỏ Việt Nam- Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện
- Tổ chức các đợt
tuyên truyền, phát động hiến máu nhân đạo trong toàn dân, kêu gọi sự tham gia
trực tiếp của các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước đối với phong trào hiến
máu nhân đạo.
- Kêu gọi, định hướng
các nguồn tài trợ từ các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường
hiệu quả chương trình hiến máu nhân đạo.
3. Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Tổ chức các lớp tập
huần, hội nghị, hội thảo, thành lập các đội tình nguyện viên nhằm tuyên truyền
cho các đoàn viên thanh niên hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào
hiến máu cứu người và ý thức được việc cho máu an toàn, động viên đoàn viên
tham gia hiến máu nếu có đủ điều kiện.
- Phối hợp chặt chẽ
với Viện Huyết học - Truyền máu TW, các trung tâm truyền máu khu vực, các đơn
vị thu gom máu tổ chức các buổi hiến máu nhân đạo tại các trường đại học, cơ sở
sản xuất, đơn vị lực lượng vũ trang... một cách an toàn, hiệu quả.
4. Các báo
đài, cơ quan thông tấn Trung ương và địa phương:
- Tích cực đưa tin,
bài về các hoạt động hiến máu nhân đạo, về những ngày lễ tôn vinh người hiến
máu (Ngày hiến máu nhân đạo toàn quốc 07/04, ngày thế giới tôn vinh người hiến
máu 14/06...) trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức
của người dân về ý nghĩa tốt đẹp của phong trào hiến máu nhân đạo.
- Tích cực tuyên
truyền ủng hộ, động viên nhân dân tham gia các đợt vận động hiến máu nhân đạo
vì người bệnh trong dịp hè, những dịp khan hiếm máu hay các đợt cần số lượng
máu lớn phục vụ thiên tai, thảm hoạ.
5. Tiểu
ban an toàn Truyền máu - Viện Huyết học Truyền máu TW Có chức
năng xây dựng chiến lược, kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra,
giám sát, đánh giá các hoạt động của Chương trình hành động quốc gia về an toàn
truyền máu dự phòng lây nhiễm HIV đến năm 2010 trong phạm vi cả nước.
6. Các
bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các Trung tâm truyền máu trên toàn quốc
- Có trách nhiệm chỉ
đạo về chuyên môn kỹ thuật để đảm bảo chất lượng, an toàn truyền máu đối với
các cơ sở được Bộ Y tế giao phụ trách.
- Phối hợp chặt chẽ
với Tiểu ban an toàn truyền máu Viện Huyết học - Truyền máu TW trong việc thực
hiện những hoạt động thuộc chương trình hành động thực hiện chiến lược quốc gia
phòng chống HIV/ AIDS trong truyền máu.
- Tích cực tham gia chương trình theo dõi,
giám sát và đánh giá trong công tác phòng chống HIV/AIDS trong truyền máu. Gửi
báo cáo số liệu định kỳ hoặc theo yêu cầu một cách kịp thời, chính xác về đơn
vị chịu trách nhiệm thu thập báo cáo.
7. Sở Y tế
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Có trách nhiệm chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động truyền máu, xây dựng chiến lược
kế hoạch phòng chống nhiễm HIV trong phạm vi địa phương.
8. Các cơ
sở truyền máu
a) Thực hiện hoạt
động chuyên môn theo nhiệm vụ được giao, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất,
nhân lực, trang thiết bị hiện có và phải theo đúng quy định, quy trình chuyên
môn kỹ thuật về an toàn truyền máu.
b) Phối hợp, hỗ trợ
các cơ sở điều trị thực hiện truyền máu lâm sàng an toàn.
c) Phối hợp với các
tổ chức, đoàn thể trong công tác vận động hiến máu tình nguyện.
9. Các cơ
sở điều trị sử dụng máu
a) Bảo đảm chất lượng
trong an toàn truyền máu, thực hiện việc truyền máu lâm sàng theo đúng quy
định, quy trình chuyên môn kỹ thuật về an toàn truyền máu.
b) Phối hợp với các
cơ sở truyền máu để đảm bảo an toàn truyền máu lâm sàng.
PHỤ
LỤC
Công tác
an toàn truyền máu tại Việt Nam:
a. Kiến thức về công
tác an toàn truyền máu đảm bảo phòng chống HIV qua đường máu tại Việt Nam rất cần được tiếp tục nâng cao:
ở nước ta nhiễm trùng
cửa sổ trong truyền máu có đặc thù riêng nhất là đối với HIV, vì tỷ lệ người
mới nhiễm cao, hiểu biết về cho máu của nhân dân ta còn chưa cao, tỷ lệ người
cho máu chuyên nghiệp còn cao. Do đó có thể nói nguy cơ lây nhiễm HIV trong
truyền máu do lấy máu ở giai đoạn cửa sổ còn là vấn đề bức xúc. Tuy nhiên an
toàn truyền máu vẫn là vấn đề nổi cộm, nguy cơ lấy máu ở giai đoạn cưả sổ vẫn
còn có khả năng cao.
Từ khi hiểu rõ dịch
tễ học của HIV, nhờ vận động cho máu tự nguyện và sàng lọc huyết thanh người
cho máu, thì tỷ lệ người cho máu có HIV dương tính đã giảm đi. Mặc dù có nhiều
kỹ thuật có độ nhạy, độ đặc hiệu cao sử dụng để sàng lọc các bệnh nhiễm trùng
người cho máu, song vận động hiến máu loại trừ nhiễm trùng giai đoạn cửa sổ đi
đôi với sử dụng kít sàng lọc có độ nhạy cao là rất quan trọng, nhất là ở các
nước đang phát triển.
Vậy để đảm bảo an
toàn truyền máu phòng lây nhiễm HIV chúng ta phải có những biện pháp an toàn
truyền máu. Với điều kiện của nước ta kinh phí còn khó khăn, cùng một lúc chúng
ta phải triển khai các biện pháp để hạn chế nhiễm trùng cửa sổ triển khai trên
diện rộng, vừa đồng thời đảm bảo chất lượng sàng lọc và đã sàng lọc HIV trên
100% túi máu trước khi truyền. Đây là vấn đề hết sức khó, đòi hỏi chúng ta phải
có hiểu biết rất cơ bản, biết kết hợp với tình hình thực tiễn trong nước để
hoạch định chiến lược dự phòng một cách nghiêm túc. Có như vậy mới có khả năng
hạn chế đến mức cao nhất lây nhiễm HIV qua đường truyền máu.
b. An toàn truyền máu
bao gồm:
- Xây dựng các ngân
hàng máu theo hướng tập trung (ngân hàng máu khu vực) bằng các nguồn viện trợ
và kinh phí trong nước, từng bước hiện đại hoá công tác an toàn truyền máu.
- Đảm bảo tốt công
tác thu gom sàng lọc máu (tại đơn vị máu) thu gom 100% đơn vị máu được làm xét
nghiệm HIV (kể cả cấp cứu) và các xét nghiệm khác HBV, HCV, giang mai, sốt rét.
Các nơi có điều kiện làm những xét nghiệm khác như nhóm Rh, kháng thể bất
thường, ALT.
- Điều chế các sản
phẩm máu. Thực hiện truyền máu từng phần, bệnh nhân thiếu gì truyền nấy, không
cần không truyền- chỉ định truyền máu đúng.
- Trang bị kiến thức,
nâng cao kỹ năng cho cán bộ ngành truyền máu nói riêng và ngành y tế nói chung
về HIV và An toàn trong truyền máu.
- Xây dựng phòng xét
nghiệm chuẩn thức quốc gia để kiểm tra sinh phẩm, kiểm tra quy trình xét nghiệm, trang thiết bị cho các ngân hàng máu trên
cả nước.
c. Mạng lưới truyền
máu:
Dự án vay vốn ngân
hàng thế giới xây dựng 4 trung tâm truyền máu khu vực (Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí
Minh, Cần Thơ). Theo Quyết định số 205/2006/QĐ-BYT ngày 20/01/2006 của Bộ
trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án, trung tâm truyền máu khu vực
Hà Nội đã tiến hành khởi công xây dựng ngày 25/12/2006, trung tâm truyền máu
khu vực Huế đã khởi công xây dựng ngày 30/12/2006, TTTM khu vực Chợ Rẫy, Cần
Thơ đang được triển khai xây dựng. Dự án này bao phủ 21 tỉnh thành phố, phục vụ
29 triệu dân. Còn lại 43 tỉnh, thành phố sẽ sắp xếp lại để có thêm 12 trung tâm
truyền máu khu vực trong tương lai. Hệ thống truyền máu Việt Nam sẽ tập trung,
dần từng bước hiện đại hóa, thực hiện tốt chức năng ngân hàng máu - đảm bảo an
toàn truyền máu để tiến tới mục tiêu là đến năm 2010 cả nước có 16 trung tâm
truyền máu khu vực.
Sơ đồ 1: Hệ thống
truyền máu quốc gia
Sơ đồ 2: Hệ thống
ngân hàng máu quốc gia
Ghi chú: Trung tâm
truyền máu khu vưc Hà Nội thuộc Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
d. Đội ngũ cán bộ:
Chuyên ngành Huyết
học - Truyền máu trong toàn quốc số lượng cán bộ đông đảo. Tuy nhiên nhiều GS,
PGS, TS có kinh nghiệm theo chế độ đã và đang dần nghỉ công tác quản lý và
chuyên môn. Ngành Huyết học - Truyền máu đã có kế hoạch đào tạo:
- Bác sĩ chuyên khoa
Huyết học - Truyền máu (BS ngân hàng máu, BS Huyết học Truyền máu bệnh viện).
- Kỹ thuật viên
chuyên khoa Huyết học - Truyền máu.
- Y tá, điều dưỡng
chuyên khoa Huyết học - Truyền máu.
e. Các hoạt động
chính:
- Chỉ đạo ngành: chỉ
đạo công tác Huyết học và lâm sàng bệnh máu.
- Tổ chức và xây dựng
hệ thống truyền máu trong toàn quốc, đạt tiêu chuẩn khu vực và Quốc tế.
- Đẩy mạnh hoạt động
hiến máu nhân đạo khuyến khích nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện để tăng
nguồn người cho máu an toàn, tiến tới xoá bỏ việc mua bán máu, cho máu lấy tiền
.
- Đảm bảo thực hiện
nghiêm chỉnh có chất lượng xét nghiệm Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường
truyền máu trong đó có xét nghiệm sàng lọc phát hiện nhiễm HIV.
- Sản xuất chế phẩm
máu, đẩy mạnh việc sử dụng chế phẩm máu giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây
truyền qua đường truyền máu.
- Đảm bảo phát máu an
toàn.