ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
35/2020/QĐ-UBND
|
Lạng Sơn, ngày 14
tháng 8 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật An
toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6
năm 2018;
Căn cứ Nghị định
số 67/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản
xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định
số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế,
hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định
số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Công Thương;
Căn cứ Nghị định
số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định
số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định
số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực
quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông
tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ
Công Thương về việc hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông
tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy
định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông
tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện
cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông
tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa
đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh
vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông
tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc
phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của
Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 199/TTr-SYT ngày 05 tháng 8 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2020. Quyết
định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở
sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn hết hiệu lực thi hành kể từ ngày
Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ
quan thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường,
thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chính phủ;
- Các Bộ: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Cục kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Các huyện ủy, thành ủy;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Lạng Sơn;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- PCVP UBND tỉnh, các Phòng: KG-VX, KT, TH-NC, TT-CB;
- Lưu: VT, KG-VX (NTB).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hồ Tiến Thiệu
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 35/2020/QĐ-UBND ngày 14/8/2020 của UBND tỉnh
Lạng Sơn)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.
Quy định này quy định về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2.
Các nội dung không quy định tại Quy định này thực hiện theo quy định của Luật
An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định
này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của tỉnh
Lạng Sơn và các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm
1.
Trên cơ sở các quy định của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật có
liên quan.
2. Phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an
toàn thực phẩm tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm.
3. Bảo
đảm tính khoa học, không chồng chéo.
Chương II
PHÂN CÔNG,
PHÂN CẤP QUẢN LÝ VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Chịu
trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo phân cấp quy định
tại khoản 2 Điều 62 Luật An toàn thực phẩm, khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 và khoản 4, 5
Điều 37 Nghị đinh số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
2. Là
cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh.
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn
bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện
công tác an toàn thực phẩm thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản
lý.
3. Là
đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý an toàn thực phẩm cho Ủy ban nhân
dân tỉnh, Bộ Y tế trên cơ sở giám sát và tổng hợp báo cáo của các cơ quan thành
viên Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố.
4. Tổ
chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc diện
tự công bố do Sở Y tế quản lý theo phân cấp tại phụ lục II Nghị định số
15/2018/NĐ-CP.
5. Tổ
chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm,
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm
dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi
theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý.
6. Thẩm
định, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với
các cơ sở:
a) Cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Liên
hiệp Hợp tác xã;
b) Cơ
sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền, nước
đá dùng để chế biến thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh
dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng
cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các vi chất
bổ sung vào thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm khác không được quy định tại
danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
c) Cơ
sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai
cơ quan chuyên ngành trở lên, trong đó sản lượng sản phẩm thuộc thẩm quyền quản
lý của Sở Y tế lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất;
d) Cơ
sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền
quản lý của từ hai cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên, trong đó có Sở Y tế mà
tổ chức, cá nhân lựa chọn Sở Y tế để thực hiện các thủ tục hành chính.
7. Quản
lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở
a) Cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận, bao gồm
bếp ăn tập thể tại: các cơ sở y tế tuyến tỉnh; các doanh nghiệp không có đăng
ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; các cơ sở đào tạo dạy nghề; các Trung tâm bảo
trợ, người có công, cơ sở cai nghiện ma túy của tỉnh; Nhà khách A1 và Nhà khách
Tỉnh ủy; nhà hàng trong khách sạn,…;
b)
Các cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng;
c)
Các cơ sở, nhóm sản phẩm được quy định tại phụ lục II của Nghị định số
15/2018/NĐ-CP và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định tại điểm k
khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, thuộc thẩm quyền quản lý của ngành
Y tế theo phân cấp.
8. Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất
đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý
của các ngành khác khi có chỉ đạo của cấp trên; khi phát hiện thực phẩm lưu
thông trên địa bàn vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
người tiêu dùng; khi có sự khác biệt trong kết luận thanh tra của các cơ quan
chuyên ngành; theo đề nghị của cơ quan chuyên ngành.
9. Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý
những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của
ngành Y tế theo phân cấp.
10. Tổ
chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, vận động việc thực hiện các
quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
11.
Là đầu mối triển khai thực hiện giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa
bàn tỉnh; tổ chức việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, thực hiện
chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố an toàn thực phẩm
thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
12. Tổ
chức điều tra ngộ độc thực phẩm; cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc
thực phẩm.
13. Tổ
chức tập huấn, cấp giấy xác tập huấn về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người
trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý.
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
1. Chịu
trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo phân cấp
quy định tại Điều 63 Luật An toàn thực phẩm, khoản 4 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 và Điều 38 Nghị
định số 15/2018/NĐ-CP.
2.
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn
bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện
công tác an toàn thực phẩm thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản
lý.
3. Tổ
chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc diện
tự công bố do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý theo phân cấp tại
phụ lục III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
4. Thẩm
định, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
đối với các cơ sở:
a) Cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản do cơ quan quản lý đăng
ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, Liên hiệp Hợp tác xã;
b) Cơ
sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai
cơ quan chuyên ngành trở lên, trong đó sản lượng sản phẩm thuộc thẩm quyền quản
lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lớn nhất trong các sản phẩm của
cơ sở sản xuất;
c) Cơ
sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền
quản lý của từ hai cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên, trong đó có Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn mà tổ chức, cá nhân lựa chọn Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn để thực hiện các thủ tục hành chính;
d) Chợ
đầu mối nông sản trên địa bàn tỉnh.
5. Quản
lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhóm sản phẩm được
quy định tại phụ lục III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị
định số 15/2018/NĐ-CP và các cơ sở giết mổ động vật, thuộc thẩm quyền quản lý của
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân cấp.
6. Tổ
chức tập huấn, cấp giấy xác nhận tập huấn về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và
người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản
lý.
7. Chủ
trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, xử
lý vi phạm về an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo
phân cấp quản lý.
8. Tổ
chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, đào tạo, giáo dục,
truyền thông về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
9. Tổ
chức thực hiện chương trình giám sát an toàn thực phẩm, khắc phục sự cố an toàn
thực phẩm đối với sản phẩm thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được
phân công quản lý.
10. Định
kỳ, đột xuất báo cáo cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an
toàn thực phẩm tỉnh để tổng hợp, báo cáo theo qui định.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Chịu
trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo phân cấp quy định
tại Điều 64 Luật An toàn thực phẩm, khoản 5, 6, Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 và Điều 39 Nghị định số
15/2018/NĐ-CP.
2.
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn
bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện
công tác an toàn thực phẩm thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản
lý.
3. Tổ
chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc diện
tự công bố do Sở Công Thương quản lý theo phân cấp tại phụ lục IV Nghị định số
15/2018/NĐ-CP.
4. Thẩm
định, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
đối với các cơ sở:
a) Cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm được quy định tại phụ
lục IV Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, do cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Liên
hiệp Hợp tác xã;
b) Cơ
sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân
trên địa bàn 01 tỉnh; chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện
tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật;
c) Cơ
sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực
phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên
do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối nông sản;
d) Cơ
sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai
cơ quan chuyên ngành trở lên, trong đó sản lượng sản phẩm thuộc thẩm quyền quản
lý của Sở Công Thương lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất;
đ) Cơ
sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền
quản lý của từ hai cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên, trong đó có Sở Công
thương mà tổ chức, cá nhân lựa chọn Sở Công Thương để thực hiện các thủ tục
hành chính.
5. Quản
lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở
a)
Các siêu thị, trung tâm thương mại (bao gồm cả dịch vụ ăn uống trong siêu thị,
trung tâm thương mại), cửa hàng tiện ích, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân
phối và các loại hình kinh doanh khác;
b)
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định tại điểm k khoản 1 Điều
12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Công Thương
theo phân cấp;
6. Tổ
chức tập huấn, cấp giấy xác nhận tập huấn về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và
người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý.
7. Chủ
trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, xử
lý vi phạm về an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo
phân cấp quản lý.
8. Tổ
chức tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực
phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.
9. Tổ
chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố an
toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
10. Định
kỳ, đột xuất báo cáo cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an
toàn thực phẩm tỉnh để tổng hợp báo cáo theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo
liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh
1. Chịu
trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an
toàn thực phẩm tỉnh về những nội dung, công việc được phân công, phân cấp.
2.
Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh trong
việc điều hành, triển khai công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo
từng lĩnh vực chuyên ngành.
3. Phối
hợp chặt chẽ với các thành viên trong Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn
thực phẩm tỉnh để tổ chức, triển khai có hiệu quả các hoạt động liên quan đến
lĩnh vực phụ trách.
4. Định
kỳ, đột xuất báo cáo cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an
toàn thực phẩm tỉnh (Sở Y tế) để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Chịu
trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa
bàn theo qui định tại Điều 65 Luật An toàn thực phẩm, khoản 7 Điều 1 Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018.
2. Tổ
chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm huyện,
thành phố; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa
bàn theo các nội dung được phân công, phân cấp tại Quy định này. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ
sinh an toàn thực phẩm huyện, thành phố; tổ chức triển khai thực hiện các qui định
của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành về an
toàn thực phẩm trên địa bàn.
3.
Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa
bàn cho các đơn vị, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thuộc phạm vi quản lý.
4. Quản
lý an toàn thực phẩm
a) Cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống do cấp huyện cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
b) Cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận, bao gồm:
bếp ăn tập thể tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (bao gồm cả
trường tiểu học và trung học cơ sở), trung học phổ thông trên địa bàn; bếp ăn tập
thể tại các bệnh viện tuyến huyện; nhà ăn, căng tin, nhà khách của Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các chợ, hội
chợ có ẩm thực, khu du lịch, lễ hội, địa điểm diễn ra các sự kiện do tỉnh, huyện,
thành phố tổ chức trên địa bàn;
c) Hoạt
động kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng tại các cơ sở hành nghề y, dược
tư nhân (quầy thuốc, nhà thuốc) trên địa bàn;
d)
Các chợ trên địa bàn (trừ chợ đầu mối nông sản);
đ)
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân cấp quản lý trên địa bàn,
thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i, khoản 1 Điều 12 Nghị định số
15/2018/NĐ-CP.
5. Cấp,
cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
a) Cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế, do cơ quan
quản lý đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã;
b) Cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do cơ quan quản lý đăng ký kinh
doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng
ký Hợp tác xã;
c)
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công
Thương, do cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã.
6. Tổ
chức tập huấn, cấp giấy xác nhận tập huấn về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và
người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý.
7. Tổ
chức thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống do cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm và ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm.
8.
Giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm tại các lễ hội, hội chợ, sự kiện văn hóa, thể
thao do huyện, thành phố tổ chức.
9. Thực
hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm theo phân
cấp trên địa bàn; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố an toàn
thực phẩm trên địa bàn.
10.
Phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương
trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa
bàn.
11.
Xây dựng, triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng sản xuất thực phẩm tập
trung, an toàn thực phẩm trên địa bàn.
12. Bố
trí nguồn nhân lực cho các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Ủy ban nhân dân các
xã, phường, thị trấn trên địa bàn để thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm.
13.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố an toàn thực phẩm
trên địa bàn.
14. Định
kỳ, đột xuất báo cáo cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an
toàn thực phẩm tỉnh để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị
trấn
1. Chịu
trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc bảo đảm an toàn thực phẩm
trên địa bàn theo qui định tại Điều 65 Luật An toàn thực phẩm, khoản 7 Điều 1
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm
2018.
2. Tổ
chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm xã, phường, thị trấn;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo
liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm xã, phường, thị trấn; thực hiện quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo các nội dung được phân cấp tại
Quy định này.
3. Tổ
chức triển khai thực hiện các qui định của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban
nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về an
toàn thực phẩm trên địa bàn.
4. Quản
lý an toàn thực phẩm
a) Cơ
sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, cơ sở sơ chế nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
b) Cơ
sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không có đăng ký kinh doanh (tại bến tàu,
bến xe, cửa khẩu, trên đường phố, nơi công cộng);
c) Cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống di động (cỗ cưới, hỏi, đám hiếu, mừng thọ, liên
hoan của các hội, các tổ chức có đông người ăn);
d) Bếp
ăn phục vụ các nhóm trẻ độc lập trên địa bàn;
đ) Hoạt
động kinh doanh, quảng cáo thực phẩm trong hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo và
quảng cáo hành nghề y, dược, cơ sở bán thuốc lưu động trên địa bàn;
e) Cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, trừ tầu cá có chiều
dài lớn nhất từ 15 mét trở lên; cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn thuộc thẩm
quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5.
Giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm tại các lễ hội, hội chợ, sự kiện văn hóa, thể
thao do xã, phường, thị trấn tổ chức trên địa bàn.
6. Tổ
chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh thực phẩm được phân cấp quản lý trên địa bàn.
7. Tổ
chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
trên địa bàn.
8. Kiểm
tra, giám sát và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm được phân cấp quản lý trên địa bàn.
9. Phối
hợp với các đơn vị liên quan thuộc các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố tổ chức thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố an toàn thực
phẩm trên địa bàn; giám sát các hoạt động quảng cáo thực phẩm trên địa bàn.
10. Bố
trí nguồn lực để thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm.
11. Định
kỳ, đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để tổng hợp báo cáo theo
quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm thi hành
Các
cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các
đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy định
này.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1.
Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố được ủy quyền cho các cơ quan chuyên môn trực thuộc thực
hiện việc thẩm định, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và theo phân cấp tại Quy định
này.
2.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan thành
viên Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố báo cáo bằng văn bản về Sở Y tế để tổng hợp, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.