Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 35/2001/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 19/03/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 35/2001/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 35/2001/QĐ-TTG NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2001-2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ban hành ngày 30 tháng 6 năm 1989
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Tờ trình số 3769/TTr-BYT ngày 01 tháng 6 năm 2000.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 với những nội dung chính sau đây:

1- Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử đụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.

b) Các mục tiêu cụ thể:

- Các chỉ tiêu sức khoẻ đạt được vào năm 2010:

+ Tuổi thọ trung bình 71 tuổi.

+ Tỷ suất chết mẹ giảm xuống còn 70/100.000 trẻ đẻ sống.

+ Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi hạ xuống dưới 25%o trẻ đẻ sống.

+ Tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 32%o.

+ Tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng dưới 2.500g giảm xuống dưới 6%.

+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 20%.

+ Chiều cao trung bình của thanh niên đạt từ 1,60 m trở lên.

+ Có 4,5 bác sĩ và 1 dược sĩ đại học/10.000 dân.

- Giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Không để dịch lớn xảy ra. Khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết của các bệnh tả, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét, dịch hạch, viêm gan B và viêm não Nhật Bản B, các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Duy trì kết quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. Hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS.

Phòng chống và quản lý các bệnh không nhiễm trùng như bệnh tim mạch, ung thư, tai nạn và thương tích, đái tháo đường, bệnh nghề nghiệp, tâm thần, ngộ độc, tự tử và các bệnh do lối sống không lành mạnh mang lại (nghiện ma tuý, nghiện rượu, béo phì...).

- Nâng cao tính công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là các dịch vụ khám chữa bệnh.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ở tất cả các tuyến y tế trong các lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khoẻ. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để ngành y tế nước ta phát triển kịp trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.

2- Các giải pháp chính:

a. Về đầu tư: bao gồm đầu tư của Nhà nước, đóng góp của cộng đồng và tranh thủ viện trợ quốc tế..., trong đó đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Từng bước phấn đấu tăng mức chi thường xuyên cho y tế trong tổng chi ngân sách Nhà nước. Ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa về các hoạt động y tế dự phòng, y học cổ truyền, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế cơ sở, khám chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng chính sách, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.

- Thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách tài chính mới tại một số bệnh viện ở các thành phố lớn, tiến tới tự cân đối thu chi thường xuyên, dựa trên bảo hiểm y tế và viện phí. Điều chỉnh giá viện phí cho phù hợp với chi phí, sự đầu tư về kỹ thuật và trình độ chuyên môn ở từng tuyến kỹ thuật; phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân ở từng vùng và khả năng chi trả của từng loại đối tượng.

- Mở rộng bảo hiểm y tế tự nguyện; củng cố quĩ bảo hiểm y tế bắt buộc, tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân.

- Tăng cường huy động và điều phối các nguồn viện trợ, đặc biệt là các khoản viện trợ không hoàn lại cho hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay ưu đãi cho đầu tư phát triển.

b. Kiện toàn tổ chức:

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức ngành y tế, xây dựng và hoàn thiện các mạng lưới Y tế dự phòng, Khám chữa bệnh, Dược theo hướng tinh giản đầu mối để đạt hiệu quả cao. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành từ cấp tỉnh đến cơ sở.

- Phát triển các bệnh viện đa khoa khu vực (liên huyện) ở những địa bàn xa trung tâm tỉnh. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của phòng khám đa khoa cụm liên xã ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh và đội vệ sinh phòng dịch của các huyện, quận. Củng cố các khoa y tế lao động và thành lập các phòng khám bệnh nghề nghiệp tại các tỉnh thành trọng điểm công nghiệp. Hoàn thiện mạng lưới quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành.

- Sắp xếp lại mạng lưới và nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo cán bộ y tế. Đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy tại một số trường trung học y tế để phát triển thành các trường cao đẳng y tế.

c. Tăng cường công tác quản lý:

- Đào tạo cán bộ tổ chức và quản lý y tế ở các cấp. Phân cấp quản lý rõ ràng cho các tuyến y tế, các địa phương.

- Nâng cao năng lực lập kế hoạch (dài hạn, ngắn hạn) trong các lĩnh vực hoạt động của ngành y tế. Thường xuyên theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động lập và thực hiện kế hoạch.

- Tổ chức thực hiện tốt chủ trương tăng cường có thời hạn cán bộ chuyên môn y tế cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa còn thiếu. Kết hợp quân y và dân y trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhất là ở những vùng có nhiều khó khăn trong phòng chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả thiên tai.

- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về y tế, xây dựng và ban hành Luật Dược, Pháp lệnh Thực phẩm, Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân... Ban hành các qui chế, tiêu chuẩn chuyên môn và danh mục tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các lĩnh vực chuyên ngành y tế. Xây dựng các chế độ chính sách áp dụng cho cán bộ y tế công tác tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

- Nâng cao kiến thức quản lý Nhà nước và pháp luật cho cán bộ trong ngành. Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra y tế đủ năng lực thực hiện chức năng nhiệm vụ được qui định tại Điều lệ Thanh tra Nhà nước về y tế.

- Thực hiện tốt qui chế dân chủ tại tất cả các cơ sở y tế. Xây dựng phong trào thi đua, đặc biệt là việc xây dựng các đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành.

d. Phát triển nhân lực y tế.

- Tiêu chuẩn hóa việc đào tạo các loại cán bộ y tế cho từng tuyến

- Đào tạo cán bộ y tế theo các chuyên ngành để đảm bảo số lượng cán bộ y tế theo đầu dân, cân đối giữa các chuyên khoa. Đẩy mạnh việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II cho tuyến tỉnh và tuyến huyện, nhất là các cán bộ phụ trách khoa, phòng. Đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài trong các lĩnh vực hoặc chuyên ngành mà Việt Nam chưa có điều kiện đào tạo.

- Sắp xếp lại nhân lực ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện để có thể điều động luân phiên các bác sĩ về tăng cường cho y tế cơ sở. Nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường kỷ luật lao động và y đức của cán bộ y tế.

- Tiến tới thực hiện chế độ nghĩa vụ phục vụ công tác ở vùng núi, vùng sâu vùng xa đối với các bác sĩ mới tốt nghiệp.

đ. Củng cố và phát triển y tế cơ sở.

- Bảo đảm 100% số xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế, địa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu khám chữa bệnh từng vùng.

- Phấn đấu đến năm 2005 đạt: 100% phòng khám đa khoa khu vực cụm liên xã ở vùng núi, vùng sâu được xây dựng kiên cố và có bác sĩ; 65% số xã có bác sĩ (trong đó 50% số xã miền núi có bác sĩ); 100% số trạm y tế có nữ hộ sinh, trong đó 60% là nữ hộ sinh trung học.

- Phấn đấu đến năm 2010 đạt: 80% số xã có bác sĩ (trong đó 60% số xã miền núi có bác sĩ); 80% số trạm y tế xã có nữ hộ sinh trung học; các trạm y tế đều có cán bộ với trình độ dược tá phụ trách công tác dược và có cán bộ được đào tạo/bổ túc về y học cổ truyền; thường xuyên 100% thôn bản có nhân viên y tế có trình độ sơ học trở lên. Phát triển đội ngũ tình nguyện viên y tế tại các thôn/ấp miền đồng bằng.

e. Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khoẻ.

- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu Chương trình Quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm. Triển khai thực hiện các chương trình phòng chống các bệnh không nhiễm trùng như: tim mạch, ung thư, đái tháo đường, di truyền và dị tật bẩm sinh, nghiện ma tuý.

- Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra. Củng cố hệ thống báo cáo, giám sát dịch tễ, hiện đại hoá hệ thống quản lý số liệu thống kê y tế.

- Xây dựng các phương án đề phòng và khắc phục nhanh chóng hậu quả của thảm họa, thiên tai, phòng chống tai nạn và thương tích, nhất là tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Triển khai các vấn đề sức khoẻ và môi trường lao động trong các doanh nghiệp. Ưu tiên giám sát và xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến sức khoẻ như chất thải bệnh viện, hóa chất bảo vệ thực vật v.v...

- Tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghiên cứu và chủ động giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm để đề phòng ngộ độc và các bệnh tật gây ra do ăn uống. Phát triển đội ngũ thanh tra và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các tuyến.

- Triển khai chương trình sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn, chăm sóc sản khoa thiết yếu và các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Phấn đấu giảm nhanh tỷ suất chết mẹ, tỷ lệ nạo phá thai và tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa.

- Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em như: phòng chống suy dinh dưỡng, sức khoẻ vị thành niên, nha học đường, phòng chống tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, thấp tim, giun sán.

- Phát huy phong trào toàn dân tập thể dục thể thao, dưỡng sinh, nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam

g. Khám chữa bệnh:

- Đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh, phù hợp với nhu cầu từng vùng và khả năng kinh tế xã hội. Phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và có qui định chuyển tuyến chặt chẽ. Sớm hoàn thành qui hoạch mạng lưới khám chữa bệnh, tăng số lượng giường bệnh cho các tỉnh có tỷ lệ giường bệnh/số dân còn thấp. Chuẩn hoá các phương tiện và kỹ thuật thường qui, sử dụng có hiệu quả và khai thác hết công suất các thiết bị y tế trong chẩn đoán và điều trị. Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với nhu cầu của bệnh viện, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước. Chống lãng phí và lạm dụng việc sử dụng thuốc đắt tiền, các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị. Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hoạt động phục hồi chức năng, phòng ngừa các di chứng bệnh tật.

- Triển khai thực hiện tốt qui chế bệnh viện, cải cách các thủ tục hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh. Bảo đảm các điều kiện phục vụ bệnh nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là những vấn đề thiết yếu như tổ chức ăn, mặc cho bệnh nhân và vệ sinh trật tự trong các cơ sở khám chữa bệnh.

- Đa dạng hoá các hoạt động khám chữa bệnh bao gồm các cơ sở y tế của Nhà nước, của các ngành, cơ sở khám chữa bệnh bán công, tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.

h. Phát triển y dược học cổ truyền:

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 25/1999/CT-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác y dược học cổ truyền.

i. Thuốc và trang thiết bị y tế:

- Tiếp tục triển khai "Chính sách quốc gia về thuốc" với các mục tiêu cơ bản là bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến người dân, thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. Củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về Dược từ Trung ương đến địa phương.

- Qui hoạch và tổ chức lại ngành Công nghiệp Dược theo hướng tập trung, chuyên môn hoá và đầu tư có trọng điểm, bảo đảm đầu tư có hiệu quả. Đến năm 2010 tất cả các cơ sở sản xuất dược phẩm phải đạt tiêu chuẩn GMP. Hiện đại hoá mạng lưới phân phối thuốc, chú trọng địa bàn nông thôn, miền núi và vùng sâu.

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp qui về trang thiết bị y tế, kiện toàn về tổ chức và xây dựng các trung tâm dịch vụ kỹ thuật trang thiết bị y tế. Đầu tư trang bị hiện đại theo tuyến kỹ thuật của hệ thống phòng bệnh, khám chữa bệnh. Phát triển nền công nghiệp trang thiết bị y tế ở Việt Nam.

k. Phát triển khoa học công nghệ và thông tin y tế:

- Từng bước hiện đại hoá kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán hoá sinh, lý sinh, miễn dịch, di truyền và sinh học phân tử. Áp dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến về tim mạch, nội soi, chỉnh hình, vi phẫu, thay thế và ghép phủ tạng. Xây dựng một số labo chuẩn và 3 trung tâm chuyên sâu ở 3 miền Bắc, Trung và Nam về kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gen, công nghệ nhân giống và nuôi cấy mô phục vụ cho sản xuất thuốc, sản xuất các vắc xin, chế phẩm sinh học cho chẩn đoán và điều trị. Phát triển công nghệ tự động hoá trong sản xuất trang thiết bị y tế chủ yếu, xử lý chất thải bệnh viện, điều hành quản lý bệnh viện.

- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của 2 trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sớm triển khai trung tâm y tế chuyên sâu tại Huế và Đà Nẵng, các trung tâm y tế vùng khác.

Củng cố hệ thống báo cáo thống kê, thông tin quản lý và cung cấp các thông tin kịp thời với độ tin cậy cao cho công tác quản lý ở các cấp.

l. Xã hội hóa công tác y tế:

- Tiếp tức đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ ngày 21/8/1997 về "Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa". Lồng ghép các yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân trong các chính sách vĩ mô về kinh tế, xã hội, các chương trình, dự án phát triển sản xuất, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo.

- Đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khoẻ, tìm kiếm và khai thác các nguồn đầu tư khác nhau cho y tế như bảo hiểm y tế tự nguyện, viện trợ nước ngoài v.v... Xây dựng các điển hình tiên tiến về vệ sinh môi trường, an toàn cộng đồng.

- Tiếp tục củng cố và phát triển các trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ các tỉnh, thành phố. Phát triển mạng lưới tuyên truyền viên đến xã. Sử dụng các biện pháp và hình thức truyền thông phù hợp để mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức quần chúng tự nguyện tham gia và đóng góp vào việc bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mình và cộng đồng.

3- Kinh phí thực hiện:

a. Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao thực hiện Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010. Bộ Y tế xây dựng dự toán gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, cân đối vào ngân sách hàng năm trình Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt.

b. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí ngân sách hàng năm của địa phương để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn.

4- Thời gian thực hiện Chương trình: từ năm 2001 đến năm 2010.

Điều 2. Bộ Y tế là cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan (Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thuỷ sản, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Thương mại, Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá - Thông tin, Công an) trong việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình hàng năm để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết thực hiện Chương trình vào giữa năm 2005 và tổng kết việc thực hiện Chương trình vào năm 2010.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 35/2001/QD-TTg

Hanoi March 19, 2001

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY FOR PROTECTION AND CARE OF THE PEOPLE’S HEALTH IN THE 2001 – 2010 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the September 30th 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 30th 1989 Law o­n protection of the People's Health;
At the proposal of the Minister of Health in Report No.3769/TTr-BYT of June 1st , 2000;

DECIDES:

Article 1

To approve the Strategy for Protection and Care of the People's Health in the 2001 - 2010 period, with the following principal contents:

1. Objectives

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Specific objectives

- Health-related targets to be achieved by the year 2010:

+ The average life expectancy: 71 years.

+ The ratio of maternal death to reduce to 70/100,000 live births.

+ The mortality rate of under-1children to reduce to below 2.5% of live births.

+ The mortality rate of under-5 children to reduce to below 3.2% live births.

+ The percentage of newborns weighing under 2,500 grains to reduce to below 6%.

+ The percentage of malnourished under-5 children to reduce to below 20%.

+ The average height of adolescents to reach 1.60 meters or higher.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To reduce the morbidity and mortality rates due to epidemic diseases. To eliminate widespread epidemics. To minimize the morbidity and mortality rates due to cholera, typhoid, hemorrhage fever, malaria, plague, B hepatitis, encephalitis and sexually transmitted diseases ect. To maintain the results of the polio elimination and infant tetanus eradication. To restrain the increasing rate of HIV/AIDS infection.

- To prevent, control and manage non-infectious diseases like cardiovascular diseases, cancer, accidents and injuries, diabetes, occupational diseases, mental diseases, poisoning, suicide and diseases caused by unhealthy lifestyles (drug addiction, alcoholism, obesity ect.)

- To enhance equity in the access to and use of health care services, particularly medical examination and treatment services.

- To improve the quality of medical examination and treatment, functional rehabilitation and health improvement at all medical levels. To apply all scientific and technical advances so as to develop our health service to the level of advanced countries in the region.

2. Major solutions

a. Regarding investment: including the State's investment, contributions from the community and international aid, in which the State's investment shall play the leading role. To step by step increase the proportion of regular expenditures for health in the total State budget expenditure. To prioritize investment for poor mountainous and remote areas in prophylactic and traditional medicine activities, primary health care activities at grassroots health level, health care for the poor and social policy beneficiaries, mother and child health protection.

- To experiment new financial mechanisms and policies at a number of hospitals in big cities, striving to achieve self-balancing of regular revenues and expenditures o­n the basis of health insurance and hospital charges. To adjust the hospital charge rates suitable to expenses, technical investment and professional qualification at each technical level, suitable the contribution capacity of the people in each region as well as to the payment ability of each target group.

- To expand the voluntary health insurance coverage; to consolidate compulsory health insurance funds, striving to expand the compulsory health insurance to an entire population coverage.

- To intensify the mobilization and coordination of aid sources, particularly sources of non-refundable technical support aid and development investment loans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To strengthen the organizational system of the health service, to develop the sectors of preventive care, curative care and pharmacy along the streamlining direction so as to achieve high effectiveness. To perfect the service management mechanism from the provincial to grassroots level.

- To develop regional (inter-district) general hospitals in areas far away from the provincial centers. To maintain and raise the operational quality of inter-commune general clinics in mountainous and remote areas.

- To enhance the capacity of the preventive health system from the central to grassroots level, particularly the provincial-level preventive health centers and preventive health Brigades of rural and urban districts. To strengthen the labor medicine departments and set up occupational disease examination clinics in key industrial provinces and cities. To develop the network of food safety, hygiene and quality control.

- To strengthen the specialized health inspection system.

- To re-arrange the network of and upgrade the material and technical bases for health workers-training establishments. To renovate the training content and improve the training quality, reinforce the contingent of teachers and lecturers at several intermediate medical schools so as to develop them into medical colleges.

c. Promotion of the managerial work:

- To train health organization and management personnel at all levels. To clearly assign the management responsibilities to different medical levels and different localities.

- To enhance the capacity to make plans (long-term and short-term) in different operation domains of the health service. To regularly monitor, supervise and evaluate the results of the planning and implementation activities.

- To well realize the policy of dispatching for definite terms of professional health workers to mountainous provinces, deep-lying and remote areas running short of health workers. To combine military medical resources with the civil resources for health in the people's health care, especially in areas meeting with difficulties in preventing and combating epidemics and in overcoming natural disaster consequences.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To raise the medical personnel's knowledge about State management and law. To develop the system of health inspectorate capable of discharging their tasks as defined in the Statute of State Medical Inspectorate.

- To well implement the regulations o­n democracy at all health establishments. To launch emulation movements, especially the building of exemplary good units and individuals in the service.

d. Development of the health personnel:

- To standardize the training of health workers for each level.

- To train specialized health workers so as to ensure the adequate per capita number of health workers and the balance between the medical specialties. To step up the training of masters and doctors of medicine, physicians of medical specialty 1 and medical specialty 2 for the provincial and district levels, particularly department and section managers. To send health workers abroad for intensive training in those fields of specialized branches, which is unavailable in Vietnam.

- To re-arrange human resources at provincial- and district-level medical establishments so as to have conditions for rotation of medical doctors to work at grassroots medical establishments. To improve the health workers' professional qualifications, raise their sense of labor discipline and professional ethics.

- To proceed to the application of regime of obligatory service in mountainous and remote areas for newly graduated medical doctors.

e. Consolidation and development of grassroots medical establishments:

- To ensure 100% of communes to have health stations suited to the economic, geographical, environmental and ecological conditions as well as the medical examination and treatment needs in each region.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- By the year 2010, to strive to achieve: 80% of communes to have medical doctors (of which 60% of mountainous communes to have medical doctors); 80% of commune health stations to have intermediate-level midwives; all health stations to have assistant pharmacists in charge of pharmacy and some medical staff who are trained in traditional medicine; 100% of villages and hamlets to regularly have health workers who have received primary or higher medical training. To develop the contingent of medical volunteers in villages and hamlets in delta regions.

f. Promotion of the prophylactic medicine and health improvement work:

- To continue realizing the objectives of the national program o­n elimination of social diseases and dangerous epidemics. To deploy the implementation of programs o­n prevention and control of non-infectious diseases such as cardiovascular diseases, cancer, diabetes, hereditary and innate defects and drug addiction.

- To take initiative in preventing and combating epidemics, preventing widespread occurrence of epidemics. To strengthen the system of epidemiological reporting and surveillance and modernize the system of medical statistics management.

- To draw up plans o­n the prevention and quick overcoming of consequences of catastrophes, natural calamities, o­n the prevention and control of accidents and injuries, especially traffic accidents, labor accidents and occupational diseases.

- To raise awareness of health and environment-related issues at enterprises. To give priority to supervising and treating wastes which cause environmental pollution and badly affect human health such as hospital wastes, plant protection chemicals, etc.

- To enhance the management of food quality, hygiene and safety. To study and actively monitor the situation of foodstuff contamination so as to prevent poisoning and diseases caused by food and drinks. To develop the contingent of food hygiene and safety inspectors and supervisors at all levels.

- To implement the program o­n reproductive health, safe motherhood, basic obstetric care and family planning services. To strive to reduce quickly the maternal death rate, the abortion rate and the rate of women suffering from gynecological diseases.

- To implement programs o­n protection and care of children's health such as malnutrition prevention and combat; juvenile health school dentistry, diarrhea prevention and combat, acute respiratory infection, rheumatic heart diseases and parasites.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g. Health care services:

- To invest in comprehensively upgrading the health care network suitable to the needs and socio-economic capability in each region. To assign professional and technical responsibilities to each level and issue strict regulations o­n the technical transferal system. To complete soon the planning o­n health care network, increase the number of patient beds in provinces where the proportion of patient beds to the population remains low. To standardize the medical equipment and techniques, make the effective and full use of medical equipment and technologies. To make lists of medicines suitable to the hospitals' needs and encourage the use of home-made medicines. To fight wasteful use and abuse of expensive medicines and high technologies in medical diagnosis and treatment. To continue pushing up and intensifying the functional rehabilitation and the prevention of disease complications.

- To well implement the regulations of hospital, to reform administrative procedures in the medical examination and treatment. To ensure conditions for and quality of services at health facilities, especially essential logistic services such as patients' meals and clothes, sanitation and order at these establishments.

- To diversify medical examination and treatment activities, including - medical establishments of the State and branches semi-public, private and foreign-invested medical examination and treatment establishments.

h. Development of the traditional medicine and pharmacy:

- To continue implementing well the Prime Minister's Directive No. 25/1999/CT - TTg of August 30, 1999 on stepping up the traditional medicine and pharmacy activities.

i. Medicines and medical equipment:

- To continue implementing the "national policy o­n medicines" with the basic objective of ensuring the constant and adequate supply of quality medicines for the people and the safe, rational and effective use of medicines. To consolidate and strengthen the organizational system of the State management over pharmacy from the central to local level.

- To re-plan and re-organize the pharmaceutical industry along the direction of concentration, specialization and prioritized investment, ensuring efficient investment. By the year 2010, all pharmaceutical production units must meet the GMP standard. To modernize the medicine distribution network with important attached to rural, mountainous and deep-lying areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



j. Development of medical science, technology and information:

- To step by step modernize the image diagnosis technique, bio-chemical, bio-physical diagnosis, immune, hereditary and biological molecule diagnosis techniques. To apply advanced techniques and technologies to the treatment of cardiovascular diseases, endoscope, orthopaedy, microtomy, viscera substitution and transplantation. To build several standard laboratories and three specialized centers in the Northern, Central and Southern regions for foodstuff quality, hygiene and safety testing.

- To develop bio-technologies, especially the genetic technology, the multiplication and tissue culture and transplantation technology in service of production of medicines, vaccines and bio-preparations for medical diagnosis and therapy. To develop the automation technology in the manufacture of essential medical equipment, the treatment of hospital wastes and the administration and management of hospitals.

- To continue perfecting and improving the effectiveness of the operation of two specialized health centers in Hanoi and Ho Chi Minh cities, to put into operation soon the specialized health centers in Hue and Da Nang and other regional health centers.

- To consolidate the system of reporting and statistics, management information and supply timely and reliable information for the managerial work at different levels.

k. Social mobilization of health care:

- To continue promoting the implementation of the Government's Resolution No. 90/CP of August 21, 1997 o­n the orientation and policy o­n the social mobilization of education, medical and cultural activities. To incorporate the people's requirements for health protection and care into the macro social and economic policies, programs and projects o­n production development, job creation, hunger elimination and poverty alleviation.

- To diversify the health care forms, to seek for and utilize various investment sources for the health service, such as voluntary health insurance, foreign aid etc. to build exemplary models in environmental hygiene and community safety.

- To continue strengthening and developing health communication and education centers in the provinces and cities. To develop the network of communicators in communes. To use appropriate communication measures and forms to involve people of all strata and mass organizations in voluntarily participating in and contributing to the protection of their own health and the community health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Annually, basing itself o­n the assigned tasks of implementing the Strategy for Protection and Care of the People's Health in the 2001 - 2010 period, the Ministry of Health shall draw up cost estimates andsend them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for consideration and incorporation into the annual budgets to be submitted to the Government, then the national Assembly for approval.

b. The People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall take initiative in allocating the annual budgets to the localities for achieving the objectives and performing the tasks of protecting and caring the health of the population in their respective localities.

4. The program implementation duration: From 2001 to 2010.

Article 2

The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for implementing the program and coordinate with the concerned ministries and branches (Science, Technologies and Environment; Planning and Investment; Finance; Aquatic Resources; Agriculture and Rural Development; Industry; Trade; Education and Training; Culture and Information; and Public Security) in planning, guiding, supervising, monitoring and summing up the annual implementation of the program and reporting it to the Prime Minister, organize the preliminary review of the program implementation by mid-2005 and final review of the program implementation by 2010.

Article 3

This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 4

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the concerned agencies and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/03/2001 phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.692

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.42.198
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!