ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3239/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa,
ngày 02 tháng 10 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐIỀU TRỊ
THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TỈNH THANH HÓA
NĂM 2014 - 2015
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số
1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bệnh
nhân điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh
Thanh Hóa năm 2014 - 2015;
Căn cứ Quyết định số
4774/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt
Đề án “Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa từ 2013 - 2015 và đến 2020”;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ
trình số 2016/TTr-SYT ngày 10/9/2014 về việc phê duyệt Kế hoạch triển
khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh
Thanh Hóa năm 2014 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết đinh này Kế hoạch triển
khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh
Thanh Hóa năm 2014 - 2015.
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung
Kế hoạch được phê duyệt để triển khai thực hiện; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết
quả về Bộ Y tế và UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã
hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh; Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh
Hóa, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Đăng Quyền
|
KẾ HOẠCH
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN
CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TỈNH THANH HÓA NĂM 2014 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3239/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2014 của
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
I. TÌNH HÌNH
NGHIỆN CHÍCH MA TÚY VÀ ĐIỀU TRỊ METHADONE
1. Tình hình nghiện chích ma
túy và lây nhiễm HIV/AIDS
Theo báo cáo của Trung tâm phòng,
chống HIV/AIDS tỉnh, tính đến tháng 6 năm
2014, Thanh Hóa có lũy tích số nhiễm HIV là 6.643 người; lũy tích số bệnh nhân AIDS là 3.949 người, lũy tích số người đã tử vong do HIV/AIDS là
1.080; người nhiễm HIV/AIDS có
trên tổng số 562/637 xã, phường, thị trấn, tại tất cả
các huyện, thị xã, thành phố; với 2.220 bệnh nhân AIDS hiện đang điều trị bằng
thuốc ARV; trong đó có 752 bệnh nhân hiện đang điều trị bằng thuốc cai
nghiện thay thế Methadone; tỷ lệ nhiễm HIV chung trên địa bàn toàn tỉnh: 0,16%.
Số người nhiễm cao nhất là
thành phố Thanh Hóa, Quan Hóa, Mường Lát, Thọ Xuân và Quảng Xương; người nhiễm
HIV/AIDS, tập trung ở độ tuổi từ 29 - 39 tuổi, chiếm khoảng 85% trên tổng số
người nhiễm.
Dịch HIV tập trung ở nhóm có
nguy cơ cao như: Nghiện chích ma túy, mại dâm; tình hình dịch HIV/AIDS và tệ nạn
nghiện chích ma túy, mại dâm khó kiểm soát đang là nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định
về trật tự xã hội, kinh tế và lây lan trong cộng đồng dân cư và nhiều diễn biến
phức tạp khác; việc triển khai điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc điều trị thay thế Methadone đã và đang đem lại nhiều hiệu quả, có ý nghĩa
xã hội thiết thực.
2. Thực tiễn điều trị thay thế bằng thuốc
Methadone:
Điều trị
duy trì dài hạn bằng Methadone hay trị liệu bằng Methadone là một trong những phương
pháp trị liệu bằng thuốc thay thế cho những người nghiện các chất dạng thuốc
phiện đã được khẳng định về lợi ích, giá trị và hiệu quả trên thế giới cũng như
trong nước.
Tại Thanh Hóa, việc triển khai điều
trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone từ tháng
5/2011, đến hết tháng 6 năm 2014 có 08 Cơ sở điều trị và 02 Cơ sở cấp phát thuốc
đang hoạt động, hiện đang điều trị cho 1.005 người nghiện chích ma túy. Kết quả sau 3 năm triển khai cho thấy,
các lợi ích và hiệu quả rất rõ rệt về các mặt xã hội, kinh tế, sức khỏe và cộng
đồng.
II. MỤC
TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu và chỉ tiêu
a)
Mục tiêu
Mở rộng việc điều trị nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, đảm bảo đến hết năm
2015 điều trị cho ít nhất 3.500 người nghiện chích ma túy (khoảng 60%). Góp phần
làm giảm lây truyền HIV và các bệnh liên quan trong nhóm người nghiện các chất
dạng thuốc phiện ra cộng đồng, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, hỗ
trợ tái hòa nhập cộng đồng. Tăng cường nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa, mục
đích, hiệu quả kinh tế - xã hội của việc điều trị thay thế bằng thuốc Methadone.
b) Các chỉ tiêu
- Năm 2014, có 14 Cơ sở điều trị
và 02 Cơ sở cấp phát thuốc Methadone, đảm bảo cho ít nhất 2.030 người nghiện
chích ma túy trên địa bàn tỉnh được điều trị bằng thuốc thay thế Methadone.
- Đến năm 2015, có 21 Cơ sở điều
trị và 05 Cơ sở cấp phát thuốc Methadone, đảm bảo cho ít nhất 3.500 người nghiện
chích ma túy trên địa bàn tỉnh được điều trị bằng thuốc thay thế Methadone.
2. Lộ trình thực hiện (có phụ
lục đính kèm)
- Đối
với các Cơ sở điều trị, cấp phát thuốc Methadone đã đi vào hoạt động ổn định:
tiếp tục tham mưu cho UBND huyện, thị, thành phố về việc thu dung, điều trị bệnh
nhân. Đảm bảo đến hết năm 2014 điều trị cho ít nhất 1.570 bệnh nhân.
- Đối với các Cơ sở điều trị
Methadone dự kiến đi vào hoạt động vào quý 4 năm 2014: tiếp tục hoàn thiện về
cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ và hoàn thiện hồ sơ cấp giấy
phép hoạt động để triển khai, thực hiện, đảm bảo đến hết năm 2014 tiếp nhận và
điều trị cho ít nhất 460 bệnh nhân.
- Đối với các Cơ sở điều trị
Methadone dự kiến đi vào hoạt động quý 2 năm 2015: tiếp tục tham mưu cho Ủy ban
nhân dân huyện, thị xây dựng kế hoạch chi tiết về đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị, nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ, giấy phép hoạt động trình các cấp có
thẩm quyền phê duyệt, thu dung bệnh nhân đảm bảo đến hết năm 2015 tiếp nhận điều
trị cho ít nhất 750 bệnh nhân.
3. Yêu cầu
- Người bệnh nghiện các chất dạng
thuốc phiện có hộ khẩu cư trú tại Thanh Hóa, tự nguyện tham gia điều trị nghiện
các chất dạng thuốc phiện.
-
Đối với người bệnh nghiện các chất dạng thuốc phiện chưa đủ 16 tuổi, chỉ được
điều trị khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
- Không thuộc đối tượng bị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện theo quy định của pháp luật.
III. NỘI
DUNG KẾ HOẠCH
1. Tăng cường trách nhiệm của
các cấp ủy Đảng, chính quyền
- Cấp ủy Đảng, chính quyền các
huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị
54-CT/TW ngày 31/11/2005 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng,
chống HIV/AIDS trong tình hình mới; Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của
Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế các
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 và 2015; Chỉ thị số
17-CT/TU ngày 31/7/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh;
Quyết định số 4774/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Thanh Hóa về Phê duyệt Đề án "Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc thay thế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ 2013-2015 và đến 2020".
- Tăng cường vai trò của các
ban, ngành và các tổ chức xã hội, nhất là phối hợp giữa các ngành: Y tế, Công
an, Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc quản lý, xác minh đối tượng
nghiện chích ma túy tại cộng đồng; tư vấn và hỗ trợ về tinh thần, vật chất, việc
làm cho người nghiện chích ma túy.
2. Công tác thông tin, giáo
dục và truyền thông
- Tăng cường công tác truyền
thông chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về phòng, chống ma
túy; tác hại của ma túy, HIV/AIDS đến sức khỏe, tính mạng, đến sự phát triển
kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia.
-
Đa dạng hóa hình thức và nội dung truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng,
lứa tuổi, trình độ, ngôn ngữ, phong tục tập quán của từng vùng miền. Tập trung
tuyên truyền cho nhóm người tiêm chích ma túy, người có nguy cơ mắc nghiện cao.
3. Cơ sở vật chất, trang thiết
bị
Các huyện, thị, thành phố đảm bảo
nguồn kinh phí đầu tư, cải tạo, nâng cấp các phòng làm việc, đầu tư trang thiết
bị thiết yếu tại Trung tâm y tế; Trạm Y tế để làm cơ sở điều trị và cấp phát
thuốc, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho triển khai và duy trì việc vận hành
hoạt động điều trị tại địa phương.
4. Nhân lực và đào tạo cán bộ
- Huy động tối đa nguồn nhân lực
của hệ thống Y tế hiện có tại các địa phương (cán bộ Trung tâm Y tế huyện, Trạm
Y tế xã) làm việc tại các Cơ sở điều trị, Cơ sở cấp phát thuốc Methadone đảm bảo
50% số cán bộ làm việc toàn thời gian; số còn lại thực hiện hợp đồng lao động.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức
đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế và lộ
trình triển khai chương trình.
5. Xã hội hóa
- Huy động tối đa nguồn lực từ
các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, bảo đảm một phần nguồn
lực cho việc tổ chức, triển khai, thực hiện các mục tiêu Kế hoạch.
- Thực hiện việc thu một phần
phí dịch vụ điều trị từ bệnh nhân để nhằm chủ động duy trì và mở rộng điều trị
thay thế; đồng thời nâng cao trách nhiệm của người bệnh thông qua việc đóng góp
chi phí điều trị cho bản thân.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì,
phối hợp với các ban, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện theo đúng lộ trình và thời
gian, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.
- Chủ động
phối hợp các Cục phòng, chống HIV/AIDS, các Cục, Vụ, Viện - Bộ Y tế và các tổ
chức quốc tế đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời thuốc Methadone theo Kế hoạch.
- Phối hợp với các Sở, ngành tổ chức kiểm tra,
giám sát hoạt động của các cơ sở điều trị Methadone thuộc thẩm quyền quản lý;
tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm liên quan đến việc triển khai hoạt
động điều trị thay thế theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác điều trị thay thế đáp ứng
kịp thời yêu cầu điều trị tại địa phương.
2. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
Phối hợp cùng Sở Y tế chỉ đạo
tổ chức triển khai hoạt động điều trị thay thế; thực hiện công tác quản lý
người điều trị Methadone về học nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ
vay vốn, chấp hành pháp luật tại nơi cư trú.
3. Công an tỉnh
Phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai lồng ghép các hoạt động phòng, chống
ma túy với điều trị thay thế. Chỉ đạo công tác điều tra khảo sát, phân loại người
nghiện ma túy, cung cấp số liệu thực tế về nhu cầu triển khai cơ sở điều trị
thay thế ở các địa phương.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất
Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí
Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn ma
túy, mại dâm và ngân sách của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận
các nguồn lực hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, các dự án trong nước
và quốc tế để triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch.
5. Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư bố trí nguồn kinh phí hàng năm để thực hiện Kế hoạch.
Hướng dẫn các cấp, các ngành có
liên quan xây dựng dự toán ngân sách hàng năm cho hoạt điều trị nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Methadone) từ nguồn kinh phí sự nghiệp địa
phương; đồng thời kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo quy định.
6. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên
phòng và Cục Hải quan
Phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường công tác phòng, chống AIDS và phòng,
chống ma túy, mại dâm khu vực biên giới; tạo điều kiện hỗ trợ cho các chương
trình phòng, chống HIV/AIDS liên biên giới.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc phối hợp với các cơ quan báo,
đài tổ chức các hoạt động tuyên truyền về điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc thay thế lồng ghép trong chương trình phòng chống AIDS và
phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
- Sở Thông tin và Truyền thông
chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trong tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở
tuyên truyền nội dung của Kế hoạch triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 và 2015 tỉnh Thanh Hóa để người nghiện
chích ma túy thấy được hiệu quả của chương trình và tự nguyện tham gia. Tuyên
truyền về mục đích, ý nghĩa của chương trình, góp phần nâng cao nhận thức, tạo
tạo được sự đồng thuận của các cấp, các ngành và tầng lớp nhân dân trong việc
triển khai chương trình.
8.
Sở Nội vụ
Chỉ
đạo và phối hợp với Sở Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch bổ
sung, điều chỉnh nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện Đề án.
9.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể khác
Căn
cứ trách nhiệm, quyền hạn quy định trong các văn bản pháp luật về phòng, chống
AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm; các văn bản về điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc thay thế, chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc phối hợp với
Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai hỗ trợ hoạt động điều trị nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Methadone) theo kế hoạch đạt hiệu quả.
10. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
Chủ động bố trí kinh phí xây dựng,
cải tạo và sửa chữa Cơ sở điều trị, Cơ sở cấp phát thuốc, mua sắm trang thiết bị,
đầu tư nhân lực triển khai hoạt động điều trị Methadone tại địa phương đảm bảo
tiến độ theo kế hoạch. Chỉ đạo các ban, ngành liên quan phối hợp với các đơn
vị y tế trên địa bàn triển khai điều trị Methadone đảm bảo chất lượng và tiến độ,
đồng thời tạo việc làm và hỗ trợ tâm lý, xã hội cho người tham gia chương trình
trên địa bàn.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị
Phối hợp chặt chẽ với các sở,
ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận của xã hội
về việc triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
vận động các cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng, chống
HIV/AIDS và điều trị thay thế.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố chủ động bố trí kinh phí đầu tư, cải tạo, nâng cấp các cơ sở vật
chất; đầu tư trang thiết và duy trì hoạt động các Cơ sở điều trị và cấp phát
thuốc Methadone.
- Ngân sách hoạt động thường
xuyên như: lương, phụ cấp v.v... cho cán bộ và chi hoạt động thường xuyên cho
các Cơ sở điều trị và cấp phát thuốc Methadone bằng ngân sách tỉnh; hàng năm Sở
Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư xây dựng, thống nhất kế hoạch kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo các quy định hiện hành.
- Đề nghị Trung ương, các tổ chức quốc tế hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân
lực, cung cấp một phần trang thiết bị chuyên môn và mua thuốc cấp cho các Cơ sở
điều trị và cấp phát thuốc Methadone trong tỉnh./.