Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 32/2021/QĐ-UBND hồ sơ công nhận xã an toàn thực phẩm nâng cao Thanh Hóa

Số hiệu: 32/2021/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Văn Thi
Ngày ban hành: 24/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2021/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ, ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ CÔNG NHẬN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT TIÊU CHÍ AN TOÀN THỰC PHẨM NÂNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007;

Căn cứ Luật Thú Y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tiêu chí, trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận, công khai xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 30/2020/QĐ-UBND ngày 21/7/2020 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Tiêu chí số 14, Phụ lục tiêu chí xã an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tại Tờ trình số 232/TTr-VPĐP ngày 12/10/2021 (kèm theo Báo cáo thẩm định số 590/BCTĐ-STP ngày 31/8/2021 của Sở Tư pháp).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2021.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, Tài Chính; Chánh Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2 Quyết định;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các bộ: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (để b/c);
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Thành viên Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn th
cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố sao gửi UBND các xã, phường, thị trấn;
- Báo Thanh Hóa, Đài PTTH tỉnh;
- Lưu: VT,NN. (730.2021)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Thi

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHÍ, ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ CÔNG NHẬN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT TIÊU CHÍ AN TOÀN THỰC PHẨM NÂNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 32/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định nguyên tắc thực hiện, thẩm quyền công nhận, điều kiện công nhận, tiêu chí, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao trên địa bàn tỉnh.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các xã thực hiện xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao trên địa bàn tỉnh.

b) Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

1. Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, tránh hình thức và đúng trình tự, thủ tục quy định.

2. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thẩm tra, thẩm định trình công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao.

Chương II

TIÊU CHÍ, ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ THỦ TỤC, HỒ SƠ CÔNG NHẬN XÃ AN TOÀN THỰC PHẨM NÂNG CAO

Điều 3. Tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao

Gồm 5 tiêu chí như sau:

1. Chỉ đạo, điều hành.

2. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm.

3. Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.

4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

5. Giám sát và phòng chống ngộ độc thực phẩm.

(Có Phụ lục I chi tiết các tiêu chí thành phần kèm theo)

Điều 4. Điều kiện công nhận

Xã được công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao, phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Đã được công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm và các tiêu chí xã an toàn thực phẩm phải được duy trì liên tục, đầy đủ theo quy định.

2. Có đăng ký xây dựng thực hiện xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao và được UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND huyện) đưa vào kế hoạch thực hiện.

3. Có 100% tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao được đánh giá ‘‘Đạt” theo quy định.

Điều 5. Thẩm quyền công nhận

Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao.

Điều 6. Đăng ký xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

1. UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND xã) gửi văn bản đăng ký xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này về UBND huyện trước ngày 25/12 của năm liền kề trước năm đánh giá. UBND huyện chỉ đưa vào kế hoạch thực hiện đối với xã đáp ứng các điều kiện theo khoản 1 Điều 4 của Quy định này và có khả năng hoàn thành các tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao trong năm đánh giá.

Trường hợp UBND xã chưa đăng ký xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao theo thời gian quy định trên, nếu thấy có đủ điều kiện thì đăng ký bổ sung trước ngày 15/6 của năm đánh giá.

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày 25/12 của năm liền kề trước năm đánh giá, UBND huyện có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao báo cáo UBND tỉnh (qua Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh).

Điều 7. Hồ sơ trình đề nghị thẩm tra, thẩm định, công nhận

1. Hồ sơ của UBND xã trình UBND huyện đề nghị thẩm tra

a) Thành phần hồ sơ, gồm:

- Tờ trình của UBND xã đề nghị thẩm tra, trình thẩm định, công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao theo Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này;

- Báo cáo kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao trên địa bàn xã theo Mẫu số 03 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này;

- Bản sao Bằng công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm kèm Quyết định công nhận của Chủ tịch UBND tỉnh.

Lưu ý: các tài liệu chứng minh không gửi bản gốc hoặc bản phô tô kèm hồ sơ này, mà lưu tại xã phục vụ công tác thẩm tra, thẩm định.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2. Hồ sơ UBND huyện trình UBND tỉnh đề nghị thẩm định

a) Thành phần hồ sơ, gồm:

- Tờ trình của UBND huyện đề nghị thẩm định, công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao theo Mẫu số 04 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này;

- Báo cáo về việc thẩm tra hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao cho từng xã theo Mẫu số 05 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.

(Kèm theo 01 bộ hồ sơ của UBND xã được quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh công nhận:

a) Thành phần hồ sơ, gồm:

- Tờ trình của Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Văn phòng điều phối) tỉnh đề nghị công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao theo Mẫu số 06 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này;

- Báo cáo về việc thẩm định hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao của từng xã theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này;

- Dự thảo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao.

(Kèm theo 01 bộ hồ sơ của UBND huyện theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều này).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Điều 8. Trình tự, thủ tục, công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

1. UBND xã

a) Tổ chức tự đánh giá

- Sau khi xem xét các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao cơ bản hoàn thành đảm bảo nội dung và thời gian, Tổ tự đánh giá (do Chủ tịch UBND xã thành lập, gồm đại diện thành viên Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã, đại diện thành viên Ban Nông nghiệp/Tổ đầu mối, các Tổ trưởng Tổ giám sát cộng đồng thôn, bản, khu phố, Tổ trưởng Tổ giám sát tại chợ (nếu có), trong đó đồng chí Chủ tịch UBND xã là Tổ trưởng) sẽ đánh giá cụ thể mức độ đạt đối với từng tiêu chí; Tổ tự đánh giá dự thảo báo cáo kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao theo từng tiêu chí, báo cáo UBND xã.

b) Tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo báo cáo

- UBND xã gửi dự thảo báo cáo kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao để lấy ý kiến của Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp;

- Báo cáo kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao của xã được thông báo, công bố công khai tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa các thôn, bản, khu phố và trên hệ thống truyền thanh của xã trong thời gian 15 ngày làm việc để lấy ý kiến tham gia của Nhân dân

- UBND xã bổ sung, hoàn thiện báo cáo kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao của xã sau khi nhận được ý kiến tham gia (bằng văn bản) của Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp và của Nhân dân trên địa bàn.

c) Hoàn thiện hồ sơ

- UBND xã hoàn thiện hồ sơ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 7 Quy định này, gửi về UBND huyện (qua Văn phòng điều phối huyện) để tổ chức thẩm tra, trình thẩm định, công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao;

- Hồ sơ gửi qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc.

d) Đơn vị tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng điều phối huyện.

2. UBND huyện

a) Tổ chức thẩm tra

- Sau khi nhận được hồ sơ do UBND xã gửi đến, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổ thẩm tra (do Chủ tịch UBND huyện thành lập, gồm đại diện Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện, đại diện Văn phòng điều phối huyện và đại diện lãnh đạo phòng, ban, đơn vị có liên quan, trong đó đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện là Tổ trưởng) sẽ tổ chức thẩm tra hồ sơ và đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí thành phần của từng xã; xây dựng báo cáo về việc thẩm tra hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao của từng xã, báo cáo UBND huyện.

- Tổ thẩm tra trả lời bằng văn bản cho UBND xã về kết quả thẩm tra hồ sơ và đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí thành phần của từng xã. Trường hợp đánh giá không đạt thì nêu rõ lý do và hướng dẫn UBND xã hoàn thiện hồ sơ, tiêu chí cụ thể để trình thẩm định, công nhận đạt tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao trong lần tiếp theo.

b) Tổ chức xin ý kiến góp ý dự thảo báo cáo

- UBND huyện gửi dự thảo báo cáo về việc thẩm tra hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao của từng xã để xin ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp;

- UBND huyện bổ sung, hoàn thiện báo cáo về việc thẩm tra hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao của từng xã sau khi nhận được ý kiến tham gia (bằng văn bản) của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp.

c) Hoàn thiện hồ sơ

- UBND huyện hoàn thiện hồ sơ theo Điểm a, Khoản 2, Điều 7 Quy định này, gửi về UBND tỉnh (qua Văn phòng điều phối tỉnh) để tổ chức thẩm định, công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao.

- Hồ sơ gửi qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc.

d) Đơn vị tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng điều phối tỉnh.

3. UBND tỉnh

a) Tổ chức thẩm định

- Sau khi nhận được hồ sơ do UBND cấp huyện gửi đến, trong thời hạn 20 ngày làm việc, Tổ thẩm định (do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập gồm các thành viên là đại diện các sở: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh; mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và cán bộ của các đơn vị liên quan, trong đó đồng chí Chánh Văn phòng điều phối tỉnh là Tổ trưởng) sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ và đánh giá thực tế mức độ đạt đối với từng tiêu chí của từng xã; xây dựng báo cáo về việc thẩm định hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao cho từng xã, báo cáo UBND tỉnh (qua Văn phòng điều phối tỉnh);

- Tổ thẩm định trả lời bằng văn bản cho UBND huyện về kết quả thẩm định hồ sơ và đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao của từng xã. Trường hợp đánh giá không đạt thì nêu rõ lý do và hướng dẫn UBND xã, UBND huyện hoàn thiện hồ sơ, tiêu chí cụ thể để trình thẩm định, công nhận đạt tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao trong lần tiếp theo.

b) Hoàn thiện hồ sơ

Căn cứ kết quả thẩm định đánh giá “Đạt” của Tổ thẩm định, Văn phòng điều phối tỉnh hoàn thiện hồ sơ theo Điểm a, Khoản 3, Điều 7 Quy định này để trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, công nhận các xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao.

c) Công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

Sau khi nhận được Tờ trình và hồ sơ kèm theo của Văn phòng điều phối tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, ban hành Quyết định công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao. Bằng Công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao được in ấn theo Mẫu số 08 kèm theo Quy định này.

Điều 9. Thu hồi Quyết định công nhận

Trường hợp xã không duy trì các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao thông qua kết quả kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền hoặc phản ánh của các cơ quan thông tấn, báo chí; Tổ thẩm định sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá, báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh thu hồi Bằng công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao đối với xã đó (nếu xét thấy cần thiết).

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm thực hiện

1. Văn phòng điều phối tỉnh

a) Chủ trì tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định, công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao; xây dựng lịch trình và mời các thành viên Tổ thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ và đánh giá thực tế mức độ đạt đối với từng tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao của từng xã theo đề nghị của UBND các huyện.

b) Tổng hợp và hoàn thiện thủ tục thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao.

c) Tổ chức hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao liên quan đến chức năng nhiệm vụ được giao; đồng thời, hướng dẫn thực hiện tiêu chí tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm; tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao của từng địa phương, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá việc duy trì tiêu chí xã an toàn thực phẩm, xã an toàn thực phẩm nâng cao sau khi được đã được công nhận; kiến nghị, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh thu hồi Bằng Công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm, xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao đối với xã không thực hiện duy trì các tiêu chí theo quy định hiện hành.

e) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh để kịp thời xem xét sửa đổi, bổ sung.

f) Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí hằng năm cho công tác thẩm định, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện xây dựng, duy trì xã an toàn thực phẩm, xã an toàn thực phẩm nâng cao trên địa bàn.

g) Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh thành lập, kiện toàn Tổ thẩm định; mời đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnh tham gia làm thành viên của Tổ thẩm định.

h) Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh công khai danh sách các xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

2. Các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và các sở, ban, ngành cấp tỉnh có hên quan:

a) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, UBND các xã trong việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao liên quan đến lĩnh vực, chức năng nhiệm vụ được giao.

b) Lồng ghép các chương trình, dự án để ưu tiên hỗ trợ các xã có đăng ký xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao.

c) Cử cán bộ, công chức có trình độ, năng lực chuyên môn tham gia là thành viên Tổ thẩm định.

d) Hằng năm, phối hợp với Văn phòng điều phối tỉnh kiểm tra, giám sát việc duy trì các tiêu chí xã an toàn thực phẩm, các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao (sau khi đã được công nhận) theo lĩnh vực, chức năng nhiệm vụ được giao; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện theo quy định.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng điều phối tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí hằng năm cho công tác thẩm định, kiểm tra, hướng dẫn xây dựng, duy trì xã an toàn thực phẩm xã an toàn thực phẩm nâng cao.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo cấp hội các cấp tăng cường các hoạt động giám sát, phản biện đối với việc thực thi pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm an toàn; phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm an toàn, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, các điển hình trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và cùng với chính quyền các cấp tham gia xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để triển khai nhiệm vụ xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao trên địa bàn huyện, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao được UBND tỉnh giao hằng năm và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.

b) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn về xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao. Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho các đối tượng liên quan theo quy định.

c) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Truy xuất nguồn gốc xuất xứ tất cả các sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

d) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc UBND các xã trong việc duy trì các tiêu chí xã an toàn thực phẩm (sau khi được công nhận) và xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao; tổ chức thẩm tra, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, quyết định công nhận các xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao theo quy định. Kịp thời xử lý trách nhiệm những tập thể, cá nhân không hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

e) Ưu tiên bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hằng năm và huy động các nguồn lực hợp pháp để triển khai các nhiệm vụ xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao và công tác duy trì xã an toàn thực phẩm, xã an toàn thực phẩm nâng cao sau khi đã được công nhận.

f) Phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan kiểm tra, hướng dẫn xây dựng tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao trên địa bàn; tham gia cùng với Tổ thẩm định trong quá trình thẩm định hồ sơ và đánh giá thực tế mức độ đạt đối với từng tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao.

6. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

a) Căn cứ Quy định này và các văn bản hướng dẫn liên quan, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao, trong đó phải xác định lộ trình và trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao.

b) Ưu tiên bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm và huy động các nguồn lực hợp pháp để triển khai các nhiệm vụ xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao và công tác duy trì sau khi đã được công nhận.

c) Tổ chức tự đánh giá các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao, hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện thẩm tra theo quy định.

d) Định kỳ (06 tháng/1 lần) hoặc sau khi tổ chức các Hội nghị tập huấn, thực hiện khảo sát, đánh giá nhận thức, kiến thức về an toàn thực phẩm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là thành viên Ban chỉ đạo, Ban Nông nghiệp, Tổ giám sát, Ban Quản lý chợ, Tổ giám sát về an toàn thực phẩm tại chợ; chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn theo Bộ câu hỏi kiến thức và đáp án về an toàn thực phẩm do Văn phòng điều phối tỉnh hướng dẫn thực hiện.

e) Chuẩn bị, cung cấp hồ sơ, tài liệu minh chứng có liên quan và các điều kiện khác cho các đoàn kiểm tra, hướng dẫn và thẩm tra, thẩm định.

f) Nghiêm túc thực hiện việc duy trì sau khi được công nhận.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát hiện những vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC I

TIÊU CHÍ XÃ AN TOÀN THỰC PHẨM NÂNG CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Số TT

Nội dung tiêu chí

Đánh giá Đạt

Căn cứ triển khai thực hiện

Hướng dẫn thực hiện

Phương pháp đánh giá

I

CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

1

Thường xuyên cập nhật đầy đủ nội dung thông tin lên phần mềm “Hệ thống thông tin quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tỉnh” theo quy định.

Đầy đủ

1. Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 27/02/2019 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thông tin quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Công văn số 15938/UBND-NN ngày 19/12/2018, 1343/UBND- NN ngày 29/01/2021, số 2439/UBND-NN ngày 05/3/2021, 2928/UBND-NN ngày 14/3/2019.

Cập nhật đầy đủ thông tin lên phần mềm Hệ thống thông tin quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo đúng quy định tại Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thông tin quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 27/02/2019 của UBND tỉnh.

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh.

- Kiểm tra đối chiếu giữa thông tin đơn vị cung cấp và thông tin đã cập nhật trên phần mềm.

2

Công tác quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn có hiệu quả, đổi mới, sáng tạo được UBND cấp huyện trở lên khen thưởng.

Có Quyết định khen thưởng

1. Nghị quyết số 04-NQ/TU; Kết luận số 624-KL/TU ngày 04/10/2021.

2. Luật thi đua khen thưởng.

3. Chỉ tiêu cụ thể về an toàn thực phẩm cấp trên giao (nếu có) trong Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hằng năm của UBND tỉnh, UBND cấp huyện.

Có quyết định khen thưởng từ UBND cấp huyện trở lên (tiêu chí này được xem xét trong 03 năm liền kề trước năm đánh giá).

Cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh.

II

TUYÊN TRUYỀN, TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

3

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là thành viên Ban chỉ đạo, Ban Nông nghiệp, Tổ giám sát, Ban Quản lý chợ, Tổ giám sát về an toàn thực phẩm tại chợ có kiến thức về an toàn thực phẩm.

100%

1. Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 20/QĐ-TTg).

2. Quyết định số 5135/QĐ-UBND ngày 01/12/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025.

3. Tham khảo các quyết định ban hành danh mục tài liệu và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về ATTP cho chủ cơ sở, người trực tiếp chế biến của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công Thương.

Theo hướng dẫn của Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh.

Tổ thẩm định sẽ chọn ngẫu nhiên theo danh sách để khảo sát đánh giá thực tế từ 10 đến 20 phiếu.

4

Tỷ lệ chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ quy định về kiến thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

95%

Theo hướng dẫn của Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh.

Tổ thẩm định sẽ chọn ngẫu nhiên theo danh sách để khảo sát đánh giá thực tế từ 10 đến 20 phiếu.

5

Tỷ lệ người tiêu dùng có kiến thức đúng và thực hành đúng về an toàn thực phẩm

70%

Theo hướng dẫn của Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh.

Tổ thẩm định sẽ chọn ngẫu nhiên theo danh sách để khảo sát đánh giá thực tế từ 10 đến 15 phiếu.

III

QUẢN LÝ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM VÀ SẢN PHẨM THỰC PHẨM

6

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

100%

1. Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm.

2. Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND .

3. Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy định, phân công trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh.

- Thống kê cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP .

- Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn (theo quy định hiện hành).

- Biên bản kiểm tra, giám sát của các đoàn kiểm tra, giám sát trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện (nếu có) và các đoàn kiểm tra, giám sát của xã.

- 100% cơ sở tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (kẹp cùng bản cam kết hoặc phô tô biên bản kiểm tra).

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh.

- Kiểm tra thực tế ngẫu nhiên tại 5-10 cơ sở.

7

Cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn được Chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc được cấp giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với xã không có chợ nằm trong quy hoạch).

Ít nhất 01 cửa hàng

1. Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND .

2. Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP).

- Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cửa hàng.

- Biên bản thanh tra, kiểm tra, giám sát của các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát từ cấp huyện trở lên.

- Chủ cửa hàng phải thường xuyên duy trì liên tục các quy định, điều kiện theo đúng tiêu chuẩn GMP và được các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương giám sát.

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh.

- Kiểm tra thực tế tại cửa hàng.

8

Trên địa bàn xã, phường, thị trấn không tồn tại các tụ điểm kinh doanh thực phẩm tự phát.

Không tồn tại

1. Công văn số 2258/UBND-KTTC ngày 28/02/2019 của UBND tỉnh về việc xoá bỏ các chợ tự phát.

2. Công văn số 5733/UBND- KTTC ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh về việc tiếp tục tập trung xoá bỏ các chợ tự phát, các tụ điểm kinh doanh, buôn bán, lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Bản cam kết của UBND xã trên địa bàn xã, phường, thị trấn không tồn tại các tụ điểm kinh doanh thực phẩm tự phát.

- Kiểm tra thực tế trên địa bàn.

- Tham khảo ý kiến phản ánh của Nhân dân.

- Tham khảo ý kiến phản ánh của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn.

9

Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường có nguồn gốc xuất xứ.

95%

1. Điều 8 Luật ATTP.

2. Tiêu chuẩn 11856:2017 tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm.

3. Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND .

- Đối với sản phẩm thực phẩm sản xuất trên địa bàn: Có giấy xác nhận nguồn gốc, xuất xứ hoặc tem nhãn có đầy đủ thông tin cơ sở để phục vụ truy xuất nguồn gốc; kiểm tra đối chiếu sổ xác nhận nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm của ngành Công Thương và Ngành Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn.

- Đối với sản phẩm thực phẩm sản xuất từ nơi khác đem đến kinh doanh trên địa bàn: Chủ cơ sở hoặc người bán hàng phải xuất trình được các loại giấy tờ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ như: Giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ của địa phương khác; sổ sách ghi chép, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm gồm các thông tin cần thiết như: Tên, địa chỉ của người cung cấp thực phẩm; tên loại hàng hóa cung cấp; ngày giao hàng; số lượng, khối lượng hàng hóa được cung cấp (sổ sách ghi chép được cập nhật hợp đồng, hóa đơn, chứng từ trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm tổ chức đánh giá).

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh.

- Kiểm tra ngẫu nhiên tại cơ sở kinh doanh thực phẩm (căn cứ tổng số cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tổ thẩm định lựa chọn, quyết định số lượng cơ sở được kiểm tra ngẫu nhiên 10-15 cơ sở/xã, phường, thị trấn): Được đánh giá đạt khi có từ 95% sản phẩm được kinh doanh tại mỗi cơ sở có nguồn gốc xuất xứ.

10

Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm thuộc diện phải công bố được sản xuất trên địa bàn thực hiện tự công bố sản phẩm hoặc có bản đăng ký công bố sản phẩm và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định.

100%

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm.

- Thống kê đầy đủ cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm thuộc diện phải công bố theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP để nắm bắt các loại sản phẩm thuộc diện phải công bố.

- 100% Sản phẩm thực phẩm sản xuất trên địa bàn thuộc diện phải công bố thực hiện tự công bố hoặc có bản tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định (bản photo hồ sơ thực hiện tự công bố sản phẩm hoặc có bản đăng ký công bố sản phẩm (còn hiệu lực).

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh.

- Có hình ảnh in trắng đen tại mỗi cơ sở để chứng minh.

- Kiểm tra, đánh giá thực tế ngẫu nhiên tại 3-5 cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn.

11

Tỷ lệ cơ sở giết mổ gia súc, gia c ầm nhỏ lẻ được chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên kiểm tra đánh giá “đạt” theo quy định.

100%

1. Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND .

2. Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 25/5/2021 quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025.

- Thống kê cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ.

- Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.

- Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc Biên bản thanh tra, kiểm tra, giám sát của các đoàn thanh tra, kiểm tra từ cấp huyện trở lên đánh giá đạt.

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh.

- Kiểm tra thực tế 100% các cơ sở giết mổ.

IV

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

12

Tỷ lệ cơ sở được thanh tra, kiểm tra

 

 

 

12.1

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh, cấp huyện được thanh tra, kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.

80%

1. Điều 65 Luật ATTP.

2. Điều 40 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP .

3. Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND .

4. Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND .

- Thống kê cơ sở thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và không thuộc cấp giấy theo Điều 11 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP .

- Bản sao Kế hoạch kiểm tra của cấp trên (nếu có).

- Bản photo Biên bản thanh tra, kiểm tra, giám sát của các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện (nếu có).

- Từ 80% trở lên số cơ sở thực phẩm theo phân cấp quản lý (từ cấp huyện trở lên) được kiểm tra trong năm (tiêu chí này được xem xét cộng tổng số cơ sở được kiểm tra trong 02 năm liền kề trước năm đánh giá).

- Có Quyết định xử lý vi phạm và đã được khắc phục theo quy định (nếu có).

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh.

- Căn cứ hồ sơ cung cấp của xã, các thành viên đoàn Thẩm định sẽ đi kiểm tra thực tế tại một số cơ sở; đối chiếu hồ sơ để đánh giá.

12.2

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cấp xã được kiểm tra đáp ứng tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

100%

- Thống kê cơ sở thực phẩm theo phân cấp quản lý của cấp xã .

- Kế hoạch kiểm tra (đối với trường hợp kiểm tra định kỳ, chuyên đề).

- Quyết định kiểm tra.

- Thông báo lịch kiểm tra.

- Biên bản kiểm tra.

- Báo cáo kết quả kiểm tra.

- 100% trở lên số cơ sở thực phẩm theo phân cấp quản lý của cấp xã được kiểm tra trong năm và đã khắc phục vi phạm (nếu có).

- Nếu phát hiện cơ sở có hành vi vi phạm thì phải xử lý vi phạm và khắc phục theo quy định (xong trước thời điểm thẩm định).

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh.

- Căn cứ hồ sơ cung cấp của xã, các thành viên đoàn Thẩm định sẽ đi kiểm tra thực tế tại một số cơ sở; đối chiếu hồ sơ để đánh giá.

V.

GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

13

Trong 03 năm liên tục đến thời điểm thẩm định, trên địa bàn không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.

Không xảy ra

Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

- Có đầy đủ các báo cáo ngộ độc thực phẩm của Trạm Y tế xã, Trung tâm Y tế huyện theo mẫu ban hành tại Quyết định số 3081/QĐ-BYT ngày 15/7/2020 của Bộ Y tế.

- Có hồ sơ thực hiện các bước điều tra theo Quyết định số 39/2006/QĐ- BYT ngày 13/12/2006 của Bộ Y tế.

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh.

- Tham khảo ý kiến của Nhân dân trên địa bàn.

14

Tỷ lệ bữa cỗ có từ 30 người ăn trở lên thực hiện ký cam kết tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm.

100%

Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND ngày 24/8/2021.

- Danh sách thống kê các sự kiện diễn ra trên địa bàn.

- 100% bữa cỗ tại các đám hiếu, hỷ, hội nghị, lễ hội trên địa bàn thực hiện ký cam kết tuân thủ các quy định về bảo đảm ATTP.

- Bản cam kết tuân thủ các quy định về bảo đảm ATTP của Chủ cơ sở với UBND cấp xã khi tổ chức các bữa cỗ (bản chính).

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh.

- Tham khảo ý kiến của Nhân dân trên địa bàn.

15

Thực hiện lấy mẫu giám sát các sản phẩm thực phẩm sản xuất, lưu thông trên địa bàn.

≥ 03 mẫu/quý

1. Mục 1, 2, chương VIII; Điều 70 Luật ATTP.

2. Mục 5 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

3. Quyết định 4809/QĐ-UBND ngày 15/11/2019 của UBND tỉnh về Chương trình lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2020.

4. Thông tư 08/2016/TT- BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ NN & PTNT quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

5. Thông tư 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Kế hoạch hàng năm về việc thực hiện lấy mẫu giám sát sản phẩm, thực phẩm lưu thông trên thị trường.

- Phối hợp các đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh để thực hiện lấy mẫu giám sát theo kế hoạch.

- Thực hiện lấy mẫu ≥ 03 mẫu/quý.

- Phiếu trả lời kết quả của đơn vị có thẩm quyền kiểm nghiệm mẫu (được đánh giá đạt theo quy định hiện hành).

- Biên bản kiểm tra, biên bản lấy mẫu tại cơ sở được kiểm tra.

Cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh.

16

Thực hiện xét nghiệm nhanh về an toàn thực phẩm tại các cơ sở được kiểm tra (chỉ đánh giá đối với các xã được cấp các Test xét nghiệm nhanh).

Có thực hiện

1. Điều 70 Luật ATTP.

2. Thông tư 14/2011/TT-BYT hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành.

3. Chương trình mua sắm thiết bị kiểm tra nhanh phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện xét nghiệm nhanh về an toàn thực phẩm tại các cơ sở được kiểm tra (tại TCTP 12.2).

- Số lượng thực hiện mẫu test nhanh, căn cứ thực tế, giao Trưởng đoàn kiểm tra quyết định.

Trường hợp, xã không được cấp các Test xét nghiệm nhanh thì không đánh giá tiêu chí thành phần này.

Cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh.

Ghi chú: Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Phụ lục này có sự điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.

 

PHỤ LỤC II

CÁC LOẠI MẪU THỦ TỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Mẫu số 01

Công văn đăng ký xây dựng thực hiện xã đạt tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao

Mẫu số 02

Tờ trình đề nghị thẩm tra, trình thẩm định, công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

Mẫu số 03

Báo cáo kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

Mẫu số 04

Tờ trình đề nghị thẩm định, công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

Mẫu số 05

Báo cáo về việc thẩm tra hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

Mẫu số 06

Tờ trình đề nghị công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

Mẫu số 07

Báo cáo thẩm định hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

Mẫu số 08

Mẫu Bằng Công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

 

Mẫu số 01

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /UBND-…
V/v đăng ký xây dựng thực hiện “Xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao” năm...

……, ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: UBND huyện ……

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của cấp trên);

Trên cơ sở nội dung các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao được quy định tại Quyết định số .../.../2021/QĐ-UBND ngày.../.../2021 của UBND tỉnh về việc…) và khả năng thực hiện các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao trên địa bàn xã … Ủy ban nhân dân xã ... đăng ký xây dựng thực hiện và cam kết hoàn thành 100% các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao theo quy định để được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận “Xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao” trong năm…

Kính đề nghị UBND huyện …… xem xét, đưa vào kế hoạch xây dựng thực hiện xã an toàn thực phẩm nâng cao trong năm ……/.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT,…

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 02

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:... /TTr-UBND

..., ngày... tháng... năm 20...

 

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị thẩm tra, trình thẩm định, công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

Kính gửi: UBND huyện …

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của huyện);

Căn cứ kế hoạch xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao của UBND huyện/thị xã/thành phố...;

Căn cứ Kế hoạch xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao của xã và kết quả thực hiện các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao của xã.;

UBND xã... kính đề nghị UBND huyện ... thẩm tra, trình thẩm định, công nhận đạt tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao năm

Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:

1. Báo cáo kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao trên địa bàn xã

2. Bản sao Bằng công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm kèm Quyết định công nhận của Chủ tịch UBND tỉnh.

Kính đề nghị UBND huyện ... xem xét thẩm tra./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- …………………;
- Lưu: VT, ....

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 03

ỦY BAN NHÂN DÂN
…………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:         /BC-UBND

……, ngày tháng năm 20…

 

BÁO CÁO

Kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao trên địa bàn xã....

I. Khái quát quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã

2. Công tác triển khai thực hiện của UBND xã

II. Đặc đim tình hình

1. Nêu tóm tắt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, ... của địa phương

2. Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện công tác xây dựng thực hiện tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao trên địa bàn

III. Kết quả duy trì thực hiện các tiêu chí xã an toàn thực phẩm

Báo cáo kết quả duy trì 16 tiêu chí theo nội dung III của Mẫu số 03 tại Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tiêu chí, trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận, công khai xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 30/2020/QĐ - UBND ngày 21/7/2020 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Tiêu chí số 14, Phụ lục tiêu chí xã an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018.

IV. Kết quả tự đánh giá

1. Về thành lập Tổ tự đánh giá

2. Về công tác lấy ý kiến dự thảo báo cáo

3. Về công tác hoàn thiện báo cáo

V. Kết quả thực hiện các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao

1. Tiêu chí 1:

1.1. Tiêu chí thành phần 1.1

- Yêu cầu của tiêu chí: ...

- Các nội dung đã thực hiện: ...

- Tự đánh giá tiêu chí: ...

1.2. Tiêu chí thành phần 1.2: Tương tự:

5. Tiêu chí 5: Tương tự

(Kèm theo Biểu tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí xã ATTP cao).

VI. Đánh giá chung

1. Những kết quả đạt được

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

VII. Đề xuất, kiến nghị

 


Nơi nhận:

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP

Kết quả thực hiện các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao

(Kèm theo Báo cáo số:        /BC-UBND ngày      /      /20…… của...)

TT

Nội dung tiêu chí

Kết quả tự đánh giá

Đạt

Không đạt

I.

CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

 

 

1

Thường xuyên cập nhật đầy đủ nội dung thông tin lên phần mềm “Hệ thống thông tin quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tỉnh” theo quy định.

 

 

2

Công tác quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn có hiệu quả, đổi mới, sáng tạo được UBND cấp huyện trở lên khen thưởng.

 

 

II.

TUYÊN TRUYỀN, TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

 

 

3

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là thành viên Ban chỉ đạo, Ban Nông nghiệp, Tổ giám sát, Ban Quản lý chợ, Tổ giám sát về an toàn thực phẩm tại chợ có kiến thức về an toàn thực phẩm.

 

 

4

Tỷ lệ chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ quy định về kiến thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

 

 

5

Tỷ lệ người tiêu dùng có kiến thức đúng và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

 

 

III.

QUẢN LÝ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM VÀ SẢN PHẨM THỰC PHẨM

 

 

6

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

 

 

7

Cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn được Chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc được cấp giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với xã không có chợ nằm trong quy hoạch).

 

 

8

Trên địa bàn xã, phường, thị trấn không tồn tại các tụ điểm kinh doanh thực phẩm tự phát.

 

 

9

Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường có nguồn gốc xuất xứ.

 

 

10

Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm thuộc diện phải công bố được sản xuất trên địa bàn thực hiện tự công bố sản phẩm hoặc có bản đăng ký công bố sản phẩm và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định.

 

 

11

Tỷ lệ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ được chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên kiểm tra đánh giá “đạt” theo quy định.

 

 

IV.

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

 

12

Tỷ lệ cơ sở được thanh tra, kiểm tra

 

 

12.1

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh, cấp huyện được thanh tra, kiểm tra các điều kiện bào đàm an toàn thực phẩm theo quy định.

 

 

12.2

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cấp xã được kiểm tra đáp ứng tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

 

 

V.

GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

 

 

13

Trong 03 năm liên tục đến thời điểm thẩm định, trên địa bàn không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.

 

 

14

Tỷ lệ bữa cỗ có từ 30 người ăn trở lên thực hiện ký cam kết tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm.

 

 

15

Thực hiện lấy mẫu giám sát các sản phẩm thực phẩm sản xuất, lưu thông trên địa bàn.

 

 

16

Thực hiện xét nghiệm nhanh về an toàn thực phẩm tại các cơ sở được kiểm tra (chỉ đánh giá đối với các xã được cấp các Test xét nghiệm nhanh).

 

 

 

Mẫu số 05

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /BC-UBND

……, ngày tháng năm

 

BÁO CÁO

Về việc thẩm tra hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao của ...

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ Tờ trình số .../TTr-UBND;

Căn cứ biên bản thẩm tra hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao trên địa bàn xã………… của Tổ thẩm tra

UBND huyện báo cáo về việc thẩm tra hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao của xã……….. cụ thể như sau:

I. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Từ ngày .../.../... đến ngày .../.../...

II. KẾT QUẢ THẨM TRA

1. Về trình tự thực hiện kết quả tự đánh giá của xã:

2. Về hồ sơ:

3. Về kết quả duy trì thực hiện các tiêu chí xã ATTP.

Báo cáo kết quả duy trì các tiêu chí theo nội dung 2, mục I của Mẫu số 05 tại Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tiêu chí, trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận, công khai xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 30/2020/QĐ-UBND ngày 21/7/2020 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Tiêu chí số 14, Phụ lục tiêu chí xã an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018.

4. Về kết quả đánh giá việc thực hiện các tiêu chí xã ATTP nâng cao

4.1. Tiêu chí 1: Chỉ đạo, điều hành

4.1.1. Tiêu chí thành phần 1.1

- Yêu cầu của tiêu chí: ...

- Các nội dung đã thực hiện: ...

- Tự đánh giá tiêu chí: ...

4.1.2. Tiêu chí thành phần 1.2: Tương tự:

4.5. Tiêu chí 5: Tương tự

(Kèm theo Biểu tổng hợp kết quả thẩm tra các tiêu chí xã ATTP nâng cao)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đạt được

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

IV. KẾT LUẬN

1. Về trình tự thực hiện kết quả tự đánh giá của xã....

2. Về hồ sơ:…

3. Về kết quả duy trì thực hiện các tiêu chí xã ATTP

4. Về kết quả thực hiện các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao:…

…/… thành viên Tổ thẩm tra đánh giá đạt (nếu không đạt, ghi rõ lý do để đề nghị UBND xã khắc phục và hoàn thiện).

Kết luận:

Kính đề nghị UBND tỉnh tổ chức thẩm định, công nhận xã …… đạt tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao năm ....

V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

 


Nơi nhận:
- Tthẩm định;
- Văn phòng điều phối về VSATTP tỉnh;
- Lưu VT, .

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP

Kết quả thẩm tra các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao
(Kèm theo Báo cáo số     /BC-TTt ngày    /     /20... của Tổ thẩm tra)

TT

Nội dung tiêu chí

Kết quả tự đánh giá

Kết quả thẩm tra

Đạt

Không đạt

Đạt

Không đạt

1

Thường xuyên cập nhật đầy đủ nội dung thông tin lên phần mềm “Hệ thống thông tin quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tỉnh” theo quy định.

 

 

 

 

2

Công tác quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn có hiệu quả, đổi mới, sáng tạo được UBND cấp huyện trở lên khen thưởng.

 

 

 

 

II.

TUYÊN TRUYỀN, TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

 

 

 

 

3

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là thành viên Ban chỉ đạo, Ban Nông nghiệp, Tổ giám sát, Ban Quản lý chợ, Tổ giám sát về an toàn thực phẩm tại chợ có kiến thức về an toàn thực phẩm.

 

 

 

 

4

Tỷ lệ chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ quy định về kiến thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

 

 

 

 

5

Tỷ lệ người tiêu dùng có kiến thức đúng và thực hành đúng về an toàn thực phẩm

 

 

 

 

III.

QUẢN LÝ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM VÀ SẢN PHẨM THỰC PHẨM

 

 

 

 

6

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

 

 

 

 

7

Cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn được Chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc được cấp giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với xã không có chợ nằm trong quy hoạch).

 

 

 

 

8

Trên địa bàn xã, phường, thị trấn không tồn tại các tụ điểm kinh doanh thực phẩm tự phát.

 

 

 

 

9

Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường có nguồn gốc xuất xứ.

 

 

 

 

10

Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm thuộc diện phải công bố được sản xuất trên địa bàn thực hiện tự công bố sản phẩm hoặc có bản đăng ký công bố sản phẩm và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định.

 

 

 

 

11

Tỷ lệ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ được chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên kiểm tra đánh giá “đạt” theo quy định.

 

 

 

 

IV.

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

 

 

 

12

Tỷ lệ cơ sở được thanh tra, kiểm tra

 

 

 

 

12.1

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh, cấp huyện được thanh tra, kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.

 

 

 

 

12.2

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cấp xã được kiểm tra đáp ứng tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

 

 

 

 

V.

GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

 

 

 

 

13

Trong 03 năm liên tục đến thời điểm thẩm định, trên địa bàn không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.

 

 

 

 

14

Tỷ lệ bữa cỗ có từ 30 người ăn trở lên thực hiện ký cam kết tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm.

 

 

 

 

15

Thực hiện lấy mẫu giám sát các sản phẩm thực phẩm sản xuất, lưu thông trên địa bàn.

 

 

 

 

16

Thực hiện xét nghiệm nhanh về an toàn thực phẩm tại các cơ sở được kiểm tra (chỉ đánh giá đối với các xã được cấp các Test xét nghiệm nhanh).

 

 

 

 

 

Mẫu số 04

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN…………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /TTr-UBND

…, ngày... tháng... năm 20...

 

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị thẩm định, công nhận xã…….. đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

UBND huyện……… kính trình UBND tỉnh tổ chức thẩm định, công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao trong năm 20…

Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:

1. Báo cáo về việc thẩm tra hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao của UBND huyện;

2. 01 bộ hồ sơ của UBND xã…… trình công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao.

Kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng điều phối về VSATTP tỉnh;
- Lưu: VT, …

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 06

VĂN PHÒNG
UBND TỈNH THANH HÓA
VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI
VỀ VỆ SINH ATTP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /TTr-VPĐP

Thanh Hóa, ngày … tháng … năm ……

 

TỜ TRÌNH

Về việc công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan);

Căn cứ Báo cáo số      /BC-TTĐ ngày .../…/20.... của Tổ thẩm định về việc thẩm định hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao của xã………

Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh kính trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, công nhận các xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao (có danh sách kèm theo).

Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:

1. Báo cáo về việc thẩm định hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao của từng xã của Tổ thẩm định.

2. Kèm theo hồ sơ đề nghị thẩm định, công nhận xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao của UBND các huyện.

Kính đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, công nhận các xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT

CHÁNH VĂN PHÒNG
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 07

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
TỔ THẨM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Thanh Hóa, ngày…… tháng…. năm ……

 

BÁO CÁO

Thẩm định hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao của xã...

Thực hiện Quyết định số .../QĐ-UBND ngày.../.../... của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Tổ thẩm định.

Tổ thẩm định báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao của xã. cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

1. Về trình tự thực hiện:

2. Về hồ sơ:

3. Về kết quả duy trì thực hiện các tiêu chí xã ATTP

4. Về kết quả đánh giá việc thực hiện các tiêu chí xã ATTP nâng cao:

4.1. Tiêu chí 1: Chỉ đạo, điều hành

4.1.1. Tiêu chí thành phần 1.1

- Yêu cầu của tiêu chí: ...

- Các nội dung đã thực hiện: ...

- Tự đánh giá tiêu chí: ...

4.5. Tiêu chí 5: Tương tự

(Kèm theo Biểu tổng hợp kết quả thẩm định các tiêu chí ATTP nâng cao).

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đạt được

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

III. KẾT LUẬN

Tổng số tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao của xã... đã được thẩm định đạt là: ... /5 tiêu chí, đạt .... %./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các thành viên TTĐ;
- Lưu VT, TTĐ, NV&TT.

TỔ TRƯỞNG
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP

Kết quả thẩm định tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao
(Kèm theo Báo cáo số     /BC-TTĐ ngày     /     /20... của Tổ thẩm định)

TT

Nội dung tiêu chí

Kết quả tự đánh giá

Kết quả thẩm tra

Kết quả thẩm định

Đạt

Không đạt

Đạt

Không đạt

Đạt

Không đạt

I.

CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

 

 

 

 

 

 

1

Thường xuyên cập nhật đầy đủ nội dung thông tin lên phần mềm “Hệ thống thông tin quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tỉnh” theo quy định.

 

 

 

 

 

 

2

Công tác quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn có hiệu quả, đổi mới, sáng tạo được UBND cấp huyện trở lên khen thưởng.

 

 

 

 

 

 

II.

TUYÊN TRUYỀN, TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

 

 

 

 

 

 

3

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là thành viên Ban chỉ đạo, Ban Nông nghiệp, Tổ giám sát, Ban Quản lý chợ, Tổ giám sát về an toàn thực phẩm tại chợ có kiến thức về an toàn thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

4

Tỷ lệ chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ quy định về kiến thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

5

Tỷ lệ người tiêu dùng có kiến thức đúng và thực hành đúng về an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

 

III.

QUẢN LÝ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM VÀ SẢN PHẨM THỰC PHẨM

 

 

 

 

 

 

6

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

7

Cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn được Chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc được cấp giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với xã không có chợ nằm trong quy hoạch).

 

 

 

 

 

 

8

Trên địa bàn xã, phường, thị trấn không tồn tại các tụ điểm kinh doanh thực phẩm tự phát.

 

 

 

 

 

 

9

Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường có nguồn gốc xuất xứ.

 

 

 

 

 

 

10

Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm thuộc diện phải công bố được sản xuất trên địa bàn thực hiện tự công bố sản phẩm hoặc có bản đăng ký công bố sản phẩm và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định.

 

 

 

 

 

 

11

Tỷ lệ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ được chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên kiểm tra đánh giá “đạt” theo quy định.

 

 

 

 

 

 

IV.

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

 

 

 

 

 

12

Tỷ lệ cơ sở được thanh tra, kiểm tra

 

 

 

 

 

 

12.1

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh, cấp huyện được thanh tra, kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.

 

 

 

 

 

 

12.2

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cấp xã được kiểm tra đáp ứng tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

V.

GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

 

 

 

 

 

 

13

Trong 03 năm liên tục đến thời điểm thẩm định, trên địa bàn không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

14

Tỷ lệ bữa cỗ có từ 30 người ăn trở lên thực hiện ký cam kết tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

15

Thực hiện lấy mẫu giám sát các sản phẩm thực phẩm sản xuất, lưu thông trên địa bàn.

 

 

 

 

 

 

16

Thực hiện xét nghiệm nhanh về an toàn thực phẩm tại các cơ sở được kiểm tra (chỉ đánh giá đối với các xã được cấp các Test xét nghiệm nhanh).

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 08

(Quốc huy)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

 

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

CÔNG NHẬN

Xã ... huyện ..., tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

 

Quyết định số:      /QĐ-UBND ngày …/…/…

Thanh Hóa, ngày .... tháng ... năm
CHỦ TỊCH

Vào sổ số: ……………

Yêu cầu:

1. Kích thước:

- Chiều dài: 640 mm, chiều rộng: 480 mm.

- Hoa văn bên trong: chiều dài 625 mm, chiều rộng 355 mm.

2. Chất liệu và định lượng: Giấy trắng, định lượng: 150g/m2.

3. Hình thức: Xung quanh trang trí hoa văn màu, chính giữa phía trên in Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Nội dung:

- Dòng 1, 2: Quốc huy, Quốc hiệu:

+ Dòng chữ: "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen).

+ Dòng chữ: "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" (chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen và ở liền phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.

Khoảng trống

- Dòng 3: Thẩm quyền công nhận (chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, màu đỏ).

- Dòng 4: “Công nhận” (chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen).

- Dòng 5: Tên xã, huyện, tỉnh đạt tiêu chí an toàn thực phẩm (chữ thường, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đỏ).

Khoảng trống

- Dòng 6 (chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen):

+ Bên trái: Quyết định số, ngày, tháng, năm;

+ Bên phải: Địa danh, ngày, tháng, năm.

- Dòng 7:

+ Bên trái: Số sổ vàng... (chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen).

+ Bên phải: Thẩm quyền ký (chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen).

Khoảng trống: Chữ ký, dấu (cân đối độ rộng cho phù hợp với kích cỡ của Bằng).

- Dòng 8: Họ và tên người ký quyết định.

- Cỡ chữ trong nội dung, đơn vị tự quy định cho phù hợp, đảm bảo hình thức đẹp, trang trọng./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 32/2021/QĐ-UBND ngày 24/11/2021 quy định về tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.128

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.12.88
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!