Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2628/QĐ-BYT 2020 phê duyệt Đề án Khám chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020 2025

Số hiệu: 2628/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 22/06/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2628/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “KHÁM, CHỮA BỆNH TỪ XA” GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hoạt động y tế từ xa;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 - 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng các Cục: Quản lý Khám, chữa bệnh, Khoa học công nghệ và Đào tạo, Công nghệ thông tin: Vụ trưởng các Vụ: Tổ chức cán bộ, Kế hoạch - Tài chính, Bảo hiểm y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các bệnh viện tham gia Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Phó Thủ tướng CP Vũ Đức Đam;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các đ/c Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Các Bộ: Nội vụ, Tài chính, KHĐT, TTTT;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, TTr BYT;
- Lưu: VT, KCB, KHTC (2).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

ĐỀ ÁN

“KHÁM, CHỮA BỆNH TỪ XA” GIAI ĐOẠN 2020-2025
 (Ban hành kèm theo Quyết định số  /QĐ-BYT ngày  tháng  năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án Khám, chữa bệnh từ xa)

Phần thứ nhất.

BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong thời gian qua, ngành y tế nước ta nói chung, hệ thống khám bệnh, chữa bệnh nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các bệnh viện được đầu tư phát triển hơn, nhiều kỹ thuật, công nghệ y học tiên tiến được áp dụng trong khám, chữa bệnh. Khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân được cải thiện, góp phần cứu chữa được nhiều người mắc bệnh nặng mà trước đây chưa cứu chữa được hoặc phải đi nước ngoài khám, chữa bệnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hệ thống khám, chữa bệnh của nước ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập, thách thức: Mô hình bệnh tật kép (bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm); nguồn lực đầu tư cho y tế tuy có tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; số giường bệnh/vạn dân thấp hơn so với các nước trong khu vực, phân bố nhân lực y tế không đồng đều, cán bộ có tay nghề cao thường tập trung chủ yếu ở các thành thị, vùng kinh tế, xã hội phát triển, tình trạng thiếu nhân lực y tế phổ biến ở nhiều địa phương; nhiều kỹ thuật y học cao đã triển khai nhưng không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và ở các bệnh viện tuyến Trung ương.

Ở tuyến dưới, vùng sâu, vùng xa có chất lượng dịch vụ y tế thấp hơn hẳn so với vùng kinh tế phát triển, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao của người dân hạn chế, dẫn đến sự mất công bằng trong chăm sóc sức khỏe, người dân không tin tưởng chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới. Việc vượt tuyến khám bệnh, chữa bệnh xảy ra khá phổ biến, nhiều người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh tuyến Trung ương để khám, chữa các bệnh mà có thể được điều trị hiệu quả ngay ở tuyến tỉnh, tuyến huyện, gây quá tải tại các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương.

Để giải quyết những khó khăn, thách thức nêu trên, trong những năm qua Bộ Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao năng lực y tế tuyến dưới thông qua việc đẩy mạnh hoạt động chỉ đạo tuyến, hướng dẫn hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, luân phiên cán bộ theo Đề án 1816 của Bộ Y tế và các đề án của Chính phủ. Nhiều bệnh viện tuyến tỉnh và hầu hết bệnh viện tuyến huyện đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị theo Đề án 225, Đề án 47, Đề án 930 của Chính phủ. Tuy nhiên, các bệnh viện này còn thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ phù hợp để sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế đã được đầu tư.

Từ năm 2005, Bộ Y tế đã thí điểm triển khai mô hình Đề án bệnh viện vệ tinh tập trung vào ngoại khoa và nội khoa. Mục tiêu của Đề án là tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh cho một số bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Hoạt động chủ yếu là đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị y tế, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa thông qua mạng internet (tele-medicine). Đến năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 92/QĐ-TTg phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020. Đề án đã xác định ưu tiên thành lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh của 5 chuyên khoa: ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi; trong đó có hoạt động nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh tại chỗ của các bệnh viện vệ tinh thông qua hoạt động đào tạo cán bộ y tế và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho các bệnh viện vệ tinh; tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa bệnh viện hạt nhân và bệnh viện vệ tinh thông qua hệ thống công nghệ thông tin.

Kết quả của việc triển khai mô hình bệnh viện vệ tinh và Đề án Giảm quá tải bệnh viện theo Quyết định 92/TTg đều rất tốt, các bệnh viện vệ tinh đã tiếp nhận được nhiều kỹ thuật, công nghệ y học, năng lực cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh được nâng cao. Thực tiễn cho thấy, triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh là gắn “y hiệu, thương hiệu” của bệnh viện tuyến trên với bệnh viện tuyến dưới, đẩy mạnh công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện tuyến trên về bệnh viện tuyến dưới, giúp bệnh viện tuyến dưới phát huy năng lực sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất đã được đầu tư.

Trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid-19, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã chỉ đạo về việc giãn cách xã hội, hạn chế người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường công tác khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến dưới, không chuyển người bệnh lên tuyến trên trường hợp bệnh tuyến dưới điều trị được. Các hoạt động này cần có hoạt động khám, chữa bệnh từ xa trợ giúp.

Trong hoạt động phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đã áp dụng giải pháp công nghệ thông tin (CNTT) triển khai hoạt động tư vấn điều trị từ xa rất hiệu quả. Ban chỉ đạo Quốc gia đã thành lập “Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh Covid-19”. Trung tâm thường xuyên tổ chức hội chẩn trực tuyến, mời các giáo sư đầu ngành cả nước cùng hội chẩn các ca bệnh nặng, bàn các phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh, cùng chia sẻ kinh nghiệm điều trị, chăm sóc người bệnh. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT đã giúp tập hợp đội ngũ chuyên gia đầu ngành và các bệnh viện xích lại gần nhau hơn, gần tới mức gần như không có khoảng cách giữa trong Nam, ngoài Bắc, giữa tuyến trên, tuyến dưới.

Việc hội chẩn trực tuyến trên nền tảng CNTT này đã đóng góp quan trọng vào kết quả điều trị người bệnh Covid-19, cho đến ngày 15/6/2020 chưa có người bệnh tử vong. Trung tâm quản lý, điều hành được thành lập đã đánh dấu sự phát triển của hệ thống khám, chữa bệnh trong xu hướng hội nhập, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong điều trị bệnh tật, đặc biệt với bệnh dịch nguy hiểm Covid-19.

Ngày 3 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030, “Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số như: Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp... Y tế là lĩnh vực cần ưu tiên hàng đầu với hoạt động chính như: “Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế”.

Chính vì vậy, việc xây dựng và ban hành Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” trong bối cảnh cả nước Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia số năm 2030, hướng tới tầm nhìn trở thành quốc gia số ổn định và thịnh vượng là việc làm rất cần thiết và cấp bách.

II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Một số từ ngữ trong Đề án này được hiểu như sau:

1. Trung tâm/đơn vị khám, chữa bệnh từ xa thuộc bệnh viện tuyến trên (nòng cốt là các trung tâm đào tạo, chỉ đạo tuyến): là đơn vị thuộc bệnh viện tuyến trên có đủ năng lực, được giao nhiệm vụ xây dựng và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh từ xa, điều phối thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ xa.

2. Khoa/đơn vị khám, chữa bệnh từ xa thuộc bệnh viện tuyến dưới: là đơn vị thuộc bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến huyện, bệnh viện tư nhân thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ xa.

3. Khám, chữa bệnh từ xa gồm các hoạt động: Tư vấn y tế từ xa; hội chẩn tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa; hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; hội chẩn tư vấn xét nghiệm cận lâm sàng, giải phẫu bệnh từ xa; hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa; một số hoạt động khác.

III. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009.

- Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.

- Căn cứ Nghị định số 109/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Căn cứ Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2017 quy định về hoạt động y tế từ xa.

- Căn cứ Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 08 năm 2013 hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán Bộ Y tế.

Phần thứ hai.

MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

I. QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẠO

Đề án được xây dựng với quan điểm chủ đạo là “Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa”. Thông điệp này có ý nghĩa giúp tăng cường năng lực chuyên môn của các bệnh viện tuyến dưới, được nâng tầm vươn lên “chất lượng cao hơn”; đồng thời các kiến thức chuyên môn của tuyến trên được “lan tỏa xa hơn” tới mọi người dân trên khắp các vùng miền của Tổ quốc.

II. MỤC TIÊU CHUNG

Mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới. Các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Xây dựng và phát triển mạng lưới bệnh viện tuyến trên gồm một số bệnh viện tuyến cuối và bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật và trang thiết bị để hỗ trợ cho bệnh viện tuyến dưới thực hiện khám, chữa bệnh từ xa.

2. Xây dựng và phát triển mạng lưới bệnh viện tuyến dưới (bệnh viện tuyến dưới) gồm một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, bệnh viện tư nhân thực hiện việc khám, chữa bệnh từ xa.

3. Thực hiện biện pháp giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh, giảm tập trung đông người tại bệnh viện, giảm số lượng người dân phải đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân ở vùng nông thôn, đặc biệt người dân vùng sâu, xa, khó khăn.

5. Giảm chi phí khám, chữa bệnh, chi phí bảo hiểm y tế và chi phí tiền túi của người dân.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1. Tư vấn y tế từ xa (tele-health): thành lập và duy trì bộ phận khám, chữa bệnh từ xa tại bệnh viện; tư vấn sức khỏe từ xa, từ bác sỹ đến người dân bao gồm bác sỹ trong và ngoài nước.

2. Hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh từ xa: từ bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến dưới tới trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám tuyến huyện, xã.

3. Hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa: Giải pháp chẩn đoán hình ảnh từ xa hiện được các nhà cung cấp triển khai ở một địa điểm để gửi hình ảnh chụp của người bệnh cho một chuyên gia chẩn đoán hình ảnh tại một địa điểm khác và nhận được lời khuyên nhanh nhất về tình trạng người bệnh.

4. Hội chẩn tư vấn huyết học, truyền máu, vi sinh, hóa sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh. Giải pháp hội chẩn xét nghiệm, giải phẫu bệnh từ xa cho phép các bác sỹ và chuyên gia trao đổi, chia sẻ kết quả, tình trạng bệnh lý… để phục vụ chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và đào tạo.

5. Hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa: giải pháp phẫu thuật từ xa có thể sử dụng công nghệ mới như robot và trang bị hệ thống các phòng mổ thông minh, tích hợp theo dõi thông tin của các thiết bị trên thiết bị đầu cuối thông minh điều hành cuộc phẫu thuật.

6. Hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật: xây dựng các chương trình hợp tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, tạo điều kiện cho người bệnh được tiếp cận những dịch vụ, kỹ thuật tốt của các cơ sở y tế với nhau.

7. Sử dụng các ứng dụng trên thiết bị điện tử cầm tay thông minh trong một số dịch vụ y tế, ví dụ:

- Giải pháp tim mạch từ xa cung cấp hệ thống lưu trữ, chẩn đoán từ xa các vấn đề về tim mạch; đặc biệt bao gồm hệ thống giải pháp lưu trữ và truyền tải tín hiệu điện tim đồ (ECG), đồng thời cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu cho phép chuyên gia xem từ xa.

8. Truyền thông cho người dân, khuyến khích sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa.

9. Xây dựng hướng dẫn hoạt động khám, chữa bệnh từ xa, bao gồm hướng dẫn chuyên môn, chuẩn về phòng khám tư vấn và các chuẩn công nghệ liên quan, bảo đảm việc kết nối phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh từ xa.

V. PHẠM VI ĐỀ ÁN

1. Phạm vi chuyên môn: Tập trung đầu tư vào các chuyên khoa có người bệnh sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa, đặc biệt các chuyên khoa có tình trạng quá tải trên cơ sở thống kê mô hình bệnh tật như tim mạch, ngoại, sản, nhi, truyền nhiễm, ung bướu, huyết học truyền máu, các bệnh không lây nhiễm và các bệnh khác trong cộng đồng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

2. Phân kỳ thời gian triển khai:

a) Giai đoạn 2020-2021: Ưu tiên đầu tư các chuyên khoa: tim mạch, ngoại, sản, nhi, truyền nhiễm, ung bướu, huyết học truyền máu, các bệnh không lây nhiễm… Dự kiến đầu tư các bệnh viện tuyến trên và ít nhất 400 bệnh viện tuyến dưới bao gồm bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và bệnh viện tư nhân.

b) Giai đoạn 2021-2025: Tiếp tục đầu tư bệnh viện tuyến trên có các chuyên khoa như hồi sức cấp cứu, hô hấp, tiết niệu, thần kinh, nội tiết, da liễu, răng hàm mặt… và các chuyên khoa khác có nhu cầu. Các bệnh viện tuyến dưới được mở rộng tương ứng với các chuyên khoa và số lượng bệnh viện tuyến trên.

c) Giai đoạn sau năm 2025: Đánh giá hiệu quả hoạt động đề án, tiếp tục duy trì mặt tích cực và các kết quả tốt của Đề án giai đoạn 2020-2025, đồng thời căn cứ vào nhu cầu thực tế để mở rộng Đề án.

Phần thứ ba.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

A. THÀNH LẬP MẠNG LƯỚI BỆNH VIỆN TUYẾN TRÊN VÀ DƯỚI

I. MẠNG LƯỚI BỆNH VIỆN TUYẾN TRÊN DO BỘ Y TẾ CHỈ ĐỊNH

Các bệnh viện tuyến trên trực thuộc Bộ Y tế

1. Bệnh viện Bạch Mai

2. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

3. Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế

4. Bệnh viện Chợ Rẫy

5. Bệnh viện Phụ sản Trung ương

6. Bệnh viện Nhi Trung ương

7. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

8. Bệnh viện K

9. Bệnh viện E

10. Viện Huyết học Truyền máu Trung ương

11. Bệnh viện Nội tiết Trung ương

12. Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

13. Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên

14. Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ

15. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

16. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP. Hồ Chí Minh

17. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

18. Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện tuyến trên của TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

19. Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội

20. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

21. Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh

22. Bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh

23. Bệnh viện Nhi đồng I TP. Hồ Chí Minh

24. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh

II. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN BỆNH VIỆN TUYẾN DƯỚI

1. Có giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

2. Có năng lực thực hiện các kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu.

3. Có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, năng lực chuyên môn; có tiềm năng phát triển các chuyên khoa được lựa chọn.

4. Có tỷ lệ chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến trên cao.

5. Có sự cam kết và quyết tâm tham gia thực hiện đề án của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế và các bệnh viện dự kiến tham gia đề án.

6. Bệnh viện tư nhân: có sự cam kết tham gia của lãnh đạo bệnh viện và nhà đầu tư.

7. Các điều kiện khác theo yêu cầu đặc thù của chuyên khoa tuyến dưới.

Các bệnh viện tuyến trên khác tham gia bổ sung mạng lưới theo từng giai đoạn và nhu cầu thực tế. Khuyến khích các bệnh viện công lập và ngoài công lập tự nguyện tham gia theo nội dung Đề án này.

B. NGUYÊN TẮC, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ, HƯỚNG DẪN

Hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn chuyên môn khám, chữa bệnh từ tuyến trên cho tuyến dưới hoặc cho các bệnh viện cùng tuyến được tổ chức thực hiện trên cơ sở kết nối giữa bệnh viện với bệnh viện, hoặc giữa bệnh viện - thầy thuốc kết nối tới người dân với các hình thức và nguyên tắc chính như sau:

I. BỆNH VIỆN TUYẾN TRÊN HỖ TRỢ BỆNH VIỆN TUYẾN DƯỚI

1. Bệnh viện tuyến Trung ương hỗ trợ bệnh viện tuyến tỉnh

Căn cứ trên nhu cầu và khả năng thực tế, bệnh viện tuyến tỉnh lập danh sách các chuyên khoa cần hỗ trợ từ bệnh viện tuyến trên. Bệnh viện tuyến Trung ương sẽ kết nối và hỗ trợ chuyên môn cho một hoặc nhiều bệnh viện tuyến tỉnh.

2. Bệnh viện tuyến Trung ương phối hợp với bệnh viện tuyến tỉnh hỗ trợ bệnh viện tuyến huyện

Các bệnh viện tuyến trên cùng phối hợp để hỗ trợ chuyên môn khám, chữa bệnh từ xa và kết nối với bệnh viện tuyến huyện trên nền tảng số. Bệnh viện tuyến huyện có đủ điều kiện, năng lực sẽ được nhận sự hỗ trợ trực tiếp, đồng thời của bệnh viện tuyến Trung ương và bệnh viện tuyến tỉnh. Việc này giúp bệnh viện tuyến huyện nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và người dân có thể sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng chuyên môn tốt của tuyến trên ngay tại tuyến huyện.

3. Bệnh viện tuyến tỉnh hỗ trợ bệnh viện tuyến huyện

Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh tạo liên kết và hỗ trợ, tư vấn theo lịch khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế hoặc tại nhà của bệnh viện tuyến huyện. Người dân tại tuyến y tế cơ sở được hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa bởi các bác sỹ của tuyến tỉnh, hạn chế việc phải đi xa.

II. THẦY THUỐC TUYẾN TRÊN HỖ TRỢ THẦY THUỐC TUYẾN DƯỚI

1. Một thầy thuốc tuyến trên hỗ trợ, hướng dẫn cho nhiều thầy thuốc tuyến dưới

Để bảo đảm chất lượng hỗ trợ, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, dựa trên nhu cầu thiết yếu, cần thiết của các thầy thuốc tuyến dưới; quy định một thầy thuốc tuyến trên sẽ được đăng ký hỗ trợ, hướng dẫn cho 10 thầy thuốc tuyến dưới tại cùng thời gian, giai đoạn (ví dụ giai đoạn 6 tháng hoặc 1 năm). Các thầy thuốc tuyến dưới gồm 4 thầy thuốc tuyến tỉnh, 4 thầy thuốc tuyến huyện và 2 thầy thuốc tuyến xã. Sau mỗi giai đoạn, thầy thuốc tuyến trên nhận xét về năng lực chuyên môn, tính chuyên cần và khả năng đáp ứng của thầy thuốc tuyến dưới. Trong trường hợp thầy thuốc tuyến trên nhận xét thầy thuốc tuyến dưới không phù hợp cho giai đoạn hỗ trợ tiếp theo hoặc đã có đủ trình độ không cần hỗ trợ, thầy thuốc tuyến trên được nhận người khác để thay thế cho người không phù hợp.

2. Nhiều thầy thuốc tuyến trên hỗ trợ cho một thầy thuốc tuyến dưới

Căn cứ vào phạm vi hành nghề, năng lực chuyên môn, nhu cầu khám, chữa bệnh của bệnh viện và người dân; một thầy thuốc tuyến dưới có thể đăng ký để nhận hỗ trợ, hướng dẫn từ nhiều thầy thuốc tuyến trên.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

I. ĐẦU TƯ NÂNG CẤP CƠ SỞ HẠ TẦNG, TRANG THIẾT BỊ

1. Bệnh viện tuyến trên

a) Tổ chức khảo sát về cơ sở vật chất, trang thiết bị… tại các đơn vị tuyến dưới để xác định nhu cầu cần bổ sung.

b) Tư vấn đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu… theo các chuyên khoa của các bệnh viện tuyến dưới để phục vụ việc khám, chữa bệnh từ xa.

2. Bệnh viện tuyến dưới

a) Phối hợp với bệnh viện tuyến trên thực hiện việc khảo sát về cơ sở vật chất, trang thiết bị…. để xác định nhu cầu cần bổ sung, phục vụ việc khám, chữa bệnh từ xa.

b) Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và cung ứng đủ trang thiết bị cần thiết theo các chuyên khoa.

II. XÂY DỰNG CÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG KHÁM, CHỮA BỆNH TỪ XA

1. Xây dựng ứng dụng hội chẩn trực tuyến

Các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin phối hợp với bệnh viện xây dựng, phát triển ứng dụng CNTT để hội chẩn trực tuyến, đàm thoại trực tuyến mang tính đặc thù sản phẩm của người Việt Nam, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, phát triển dựa trên các nền tảng kỹ thuật số tiên tiến.

2. Xây dựng và sử dụng các ứng dụng trên thiết bị điện tử cầm tay thông minh (Apps)

Xây dựng và triển khai ứng dụng trên thiết bị điện tử cầm tay thông minh cho phép trao đổi thoại, hình ảnh, hội họp giữa nhiều người trên các thiết bị đầu cuối thông minh. Ứng dụng cho phép trao đổi, lưu trữ, chia sẻ các tệp tin chuyên môn giữa các bác sỹ trong khi hội họp. Ứng dụng cũng cho phép người dùng có thể đọc tin tức, đặt lịch hẹn khám, xét nghiệm, hỏi đáp, tìm hiểu lịch sử khám chữa bệnh, thực hiện đàm thoại bằng giọng nói, hình ảnh (video/audio) với bác sỹ; chụp gửi các tài liệu liên quan, nhận tư vấn về phòng bệnh, chế độ dinh dưỡng, tập luyện… hàng ngày.

3. Nghiên cứu phát triển và sử dụng các thiết bị y tế thông minh

Phát triển và áp dụng các thiết bị y tế dành cho người bệnh, được kết nối với các thiết bị điện tử thông minh để phục vụ cho việc khám, chẩn đoán bệnh từ xa. Người dân hoặc bác sỹ gia đình, nhân viên y tế thôn bản có thể sử dụng các thiết bị y tế để đo, kiểm tra, theo dõi… tình trạng sức khỏe người dân ngay tại nhà. Các thông số y tế được truyền tới bác sỹ khám bệnh ở bệnh viện.

III. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN

1. Bệnh viện tuyến trên

Sử dụng các giải pháp chuyên dụng cho phép khám chữa bệnh từ xa với bệnh án điện tử và các chỉ số sinh tồn trực tiếp theo thời gian thực, dữ liệu tập trung đầy đủ của người bệnh tới các Bác sỹ tuyến trên; từ đó các bác sỹ, chuyên gia tuyến trên có thể hỗ trợ tư vấn cho các bệnh viện tuyến dưới.

2. Bệnh viện tuyến dưới

Xây dựng các hệ thống thiết bị công nghệ y tế để có thể kết nối với hệ thống công nghệ thông tin để truyền tải các dữ liệu lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh theo thời gian thực lên tuyến trên. Tạo lập hệ thống bệnh án điện tử để có thể chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực với các bệnh viện khác trong Đề án.

IV. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM, CHỮA BỆNH

1. Thành lập và duy trì bộ phận tư vấn và khám, chữa bệnh từ xa

a) Bệnh viện tuyến trên

Thành lập và duy trì bộ phận khám, chữa bệnh từ xa như đơn vị, trung tâm khám, chữa bệnh từ xa. Phân công trực tổng đài tư vấn hỗ trợ người dân khám, chữa bệnh, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh hoặc thời tiết, thiên tai khắc nghiệt; đồng thời hỗ trợ tư vấn chuyên môn cho tuyến dưới.

b) Bệnh viện tuyến dưới

Căn cứu vào quy mô bệnh viện và nhu cầu của người dân, bệnh viện thành lập và duy trì bộ phận khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ, tư vấn người dân, đồng thời nhận các thông tin tư vấn từ bệnh viện tuyến trên.

2. Hội chẩn khám bệnh, chữa bệnh

a) Bệnh viện tuyến trên

Bệnh viện tuyến trên tổ chức các buổi hội chẩn định kỳ và cấp cứu với các bệnh viện tuyến dưới ở các chuyên khoa đã được Bộ Y tế phê duyệt. Cử các bác sỹ gỏi, chuyên gia trình độ cao có chứng chỉ hành nghề phù hợp với việc hội chẩn khám bệnh, chữa bệnh

b) Bệnh viện tuyến dưới

Xây dựng hệ thống bệnh án điện tử để thay thế bệnh án giấy hiện nay nhằm thao tác nhanh với kết quả từ xét nghiệm, siêu âm, nội soi, điện tim, các loại thuốc được kê đơn, phương pháp điều trị và tóm tắt lâm sàng … đáp ứng Thông tư 46/2018/QĐ-BYT.

Xây dựng hệ thống chuyên dụng cho phép truyền tải hình ảnh, dữ liệu tập trung về tuyến trên. Cho phép trao đổi trực tiếp với Bác sỹ bệnh viện tuyến trên.

3. Hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh

PACS (Picture archiving and communication system) là hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế. Dữ liệu hệ thống PACS này được chia sẻ giữa các bệnh viện cùng tuyến và khác tuyến.

a) Bệnh viện tuyến trên

Xây dựng hệ thống cho phép truy cập và tái tạo lại các hình ảnh đã được lưu trữ dưới nhiều định dạng khác nhau, hỗ trợ tối đa cho việc hội chẩn, hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới.

Xây dựng hệ thống cho phép hội thảo trực tiếp với bệnh viện tuyến dưới để hội chẩn, hỗ trợ.

b) Bệnh viện tuyến dưới

Trang bị các giải pháp tổ hợp phần mềm và phần cứng có nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, hiển thị, chuyển giao những hình ảnh chụp từ X-Quang, CT, MRI, siêu âm, nội soi, điện tim, điện não đồ… hỗ trợ theo tiêu chuẩn DICOM.

Xây dựng hệ thống cho phép truy cập và tái tạo lại các hình ảnh đã được lưu trữ dưới nhiều định dạng khác nhau hỗ trợ tối đa cho việc hội chẩn từ xa.

4. Hội chẩn tư vấn huyết học, truyền máu, vi sinh, hóa sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh

a) Bệnh viện tuyến trên

Sử dụng các giải pháp chuyên dụng cho phép kết nối, xem hình ảnh, dữ liệu và đàm thoại trực tiếp theo thời gian thực với các bác sỹ tuyến dưới. Từ đó các bác sỹ, chuyên gia tuyến trên có thể hỗ trợ chẩn đoán từ xa các kết quả xét nghiệm, mô bệnh, sinh thiết, xem hình ảnh tiêu bản (máu, dịch tủy, hóa mô…) và tế bào cho các bệnh viện tuyến dưới.

b) Bệnh viện tuyến dưới

Xây dựng hệ thống lưu trữ hình ảnh, dữ liệu xét nghiệm, dữ liệu mô bệnh, tế bào chuyên dụng…

Xây dựng hệ thống chuyên dụng cho phép truyền tải hình ảnh, dữ liệu xét nghiệm, hình ảnh tiêu bản, dữ liệu mô và tế bào theo thời gian thực (Realtime Telepathology Imaging System - RTIS) về tuyến trên. Cho phép trao đổi trực tiếp với bác sỹ tuyến trên.

5. Hội chẩn tư vấn phẫu thuật

Với sự phát triển của mạng 5G, việc hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa cho phép vượt qua độ trễ của truyền tải hình ảnh (video) và điều khiển các thiết bị chuyên dụng từ xa, bảo đảm hoạt động gần như theo thời gian phẫu thuật thực, tạo cảm giác không có khoảng cách về mặt không gian giữa phẫu thuật viên và chuyên gia tư vấn. Các dữ liệu của người bệnh được truyền theo thời gian thực để các phẫu thuật viên có thể đưa ra thông tin tư vấn kịp thời, chuẩn xác.

a) Bệnh viện tuyến trên

Sử dụng các giải pháp chuyên dụng cho phép kết nối, xem hình ảnh phẫu thuật, dữ liệu người bệnh và đàm thoại trực tiếp theo thời gian thực với các bác sỹ tuyến dưới. Từ đó các bác sỹ, chuyên gia tuyến trên có thể hỗ trợ chuyên môn từ xa cho các bệnh viện tuyến dưới.

b) Bệnh viện tuyến dưới

Sử dụng các xe đẩy thông minh trong phòng phẫu thuật với các thiết bị chuyên dụng cho phép truyền tải hình ảnh, dữ liệu người bệnh về tuyến trên để trao đổi trực tiếp với bác sỹ tuyến trên.

c) Phòng mổ thông minh

Bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến dưới cần đánh giá thực trạng để trang bị phòng mổ thông minh với khả năng theo dõi thông tin chi tiết qua thiết bị đầu cuối thông minh. Phòng mổ thông minh có hệ thống điều khiển thông minh các chức năng hỗ trợ như nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh… giúp tạo sự an tâm và thoải mái nhất cho phẫu thuật viên để nâng cao chất lượng ca mổ.

6. Đào tạo

a) Bệnh viện tuyến trên

- Khảo sát, đánh giá năng lực, trình độ, nhu cầu đào tạo, cơ cấu tổ chức và nhân lực của bệnh viện tuyến dưới theo chuyên khoa để lập kế hoạch đào tạo và tư vấn về việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp cho bệnh viện tuyến dưới.

- Nội dung đào tạo:

+ Lĩnh vực chuyên môn thuộc chuyên khoa tuyến dưới: tim mạch, ngoại chấn thương, sản, nhi, truyền nhiễm, ung bướu...

+ Lĩnh vực chuyên môn hỗ trợ: gây mê, hồi sức cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh, nội soi, huyết học, truyền máu, hóa sinh, vi sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh - tế bào học và các lĩnh vực liên quan khác;

+ Kỹ năng quản lý bệnh viện, lập kế hoạch, phương pháp giảng dạy...

- Biên soạn và in ấn tài liệu:

+ Xây dựng, chuẩn hóa chương trình, nội dung tài liệu đào tạo liên tục thuộc các lĩnh vực thực hiện trong Đề án;

+ Xây dựng, hoàn thiện và triển khai áp dụng các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc các lĩnh vực thực hiện trong Đề án;

+ Bảo đảm các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, quy trình kỹ thuật chuyên môn, chương trình và các tài liệu đào tạo được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt trước khi tổ chức áp dụng đào tạo thống nhất trong hệ thống các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Tiến hành tổ chức đào tạo về lý thuyết và thực hành tại bệnh viện tuyến dưới và bệnh viện tuyến trên, với đối tượng đào tạo là: bác sỹ, kỹ thuật viên, nhân viên y tế của bệnh viện tuyến dưới sẽ tham gia tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật.

b) Bệnh viện tuyến dưới

- Có trách nhiệm cử đủ số lượng cán bộ, nhân viên y tế tham dự các khóa đào tạo do bệnh viện tuyến trên tổ chức để bảo đảm việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật hiệu quả.

- Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức nhân lực bệnh viện theo tư vấn của bệnh viện tuyến trên.

- Có chế độ ưu đãi phù hợp để động viên các cán bộ, nhân viên bệnh viện tham gia đào tạo, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật.

c) Trung tâm điều phối, giám sát triển khai đào tạo trực tuyến E- learning (được bổ sung nhiệm vụ cho Trung tâm Phát triển năng lực Quản lý Khám bệnh, chữa bệnh và Trung tâm Quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị Covid-19 sau khi hết dịch)

- Hệ thống hóa các tài liệu giảng dạy đưa lên hệ thống đào tạo trực tuyến.

- Xây dựng hệ thống phân quyền, mở và truy cập theo yêu cầu.

- Hình thức học bao gồm tự học, học theo nhóm thông qua diễn đàn thảo luận hoặc các hình thức học trực tuyến khác.

- Kiểm tra theo dõi tiến độ học tập và kết quả học tập của học viên.

- Xây dựng hệ thống tương tác giữa các học viên để trao đổi, thảo luận, học tập lẫn nhau.

- Tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn y tế bằng cầu truyền hình trực tuyến thực hành tại các phòng mổ đầy đủ trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu.

V. HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

1. Xây dựng bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy định pháp lý về khám, chữa bệnh từ xa.

2. Xây dựng các hướng dẫn chi tiết về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ xa và thanh toán bảo hiểm y tế.

3. Xây dựng các quy định về tài chính thực hiện Đề án.

4. Xây dựng, hoàn thiện các quy định về phân tuyến kỹ thuật, chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa qua hệ thống công nghệ thông tin (tele-medicine).

VI. TRUYỀN THÔNG TƯ VẤN SỨC KHỎE

1. Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh chủ động cho mọi người dân, với phương châm “Sức khỏe cho mọi người - Health for all”. Chú trọng truyền thông, tư vấn về các biện pháp phòng ngừa các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm như các bệnh tim mạch, ung bướu, chấn thương qua hệ thống công nghệ thông tin (tele-medicine).

2. Tổ chức truyền thông về năng lực, khả năng cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các bệnh viện tuyến dưới, thuyết phục người dân tuân thủ các quy định khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.

VII. QUẢN LÝ, GIÁM SÁT

1. Xây dựng tiêu chí, bộ công cụ giám sát, đánh giá để xác định sản phẩm, đầu ra của Đề án theo từng chuyên khoa;

2. Hàng năm kiểm tra, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, bổ sung điều chỉnh các hoạt động phù hợp và hoàn thiện, phát triển mô hình khám, chữa bệnh từ xa.

Phần thứ tư.

KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2020-2025

1. Đối với bệnh viện tuyến trên

a) Kinh phí để mua sắm trang thiết bị hệ thống tele-medicine được sử dụng từ nguồn kinh phí Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2016-2020 cho các bệnh viện tuyến trên trực thuộc Bộ Y tế;

b) Kinh phí để triển khai các hoạt động khác như đường truyền, thuê nhân lực, chuyên gia... nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu của Đề án.

2. Đối với bệnh viện tuyến dưới

a) Kinh phí nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm các trang thiết bị y tế, công nghệ thông tin;

b) Kinh phí để triển khai các hoạt động khác tại bệnh viện tuyến dưới để bảo đảm thực hiện mục tiêu của Đề án.

II. NGUỒN KINH PHÍ

Ngân sách Nhà nước, nguồn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác.

1. Đối với các dự án khám, chữa bệnh từ xa mà bệnh viện tuyến trên trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Y tế bảo đảm theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các quy định khác.

2. Đối với các dự án bệnh viện tuyến trên trực thuộc Sở Y tế Hà Nội và Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh: do ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương hoặc ngân sách của địa phương để thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để các bệnh viện tuyến dưới thực hiện Đề án.

4. Đối với bệnh viện tư nhân: tự bảo đảm kinh phí đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, đóng góp kinh phí cho bệnh viện tuyến trên.

Phần thứ năm.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. CÁC VỤ, CỤC THUỘC BỘ Y TẾ

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh:

a) Là đơn vị đầu mối thường trực giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án;

b) Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết giai đoạn 2020-2025 và kế hoạch hàng năm thực hiện Đề án. Báo cáo Bộ trưởng xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện các hoạt động sau khi được phê duyệt theo chức năng nhiệm vụ được giao; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo 6 tháng, hằng năm và báo cáo đột xuất với Bộ trưởng Bộ Y tế để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án;

c) Có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện của tuyến trên và tuyến dưới xây dựng dự án (kế hoạch, dự toán…) của đơn vị;

d) Làm đầu mối tổng hợp và phối hợp Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định dự án của các bệnh viện tuyến trên trực thuộc Bộ Y tế, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt;

e) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn, quy trình kỹ thuật liên quan đến các hoạt động của Đề án;

2. Vụ Kế hoạch -Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tổng hợp, bố trí kinh phí, hướng dẫn hoạt động tài chính của Đề án theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin xây dựng giá các hoạt động khám chữa bệnh từ xa để có căn cứ chi trả phí khám, chữa bệnh từ xa tự nguyện hoặc bảo hiểm y tế. Thức đẩy việc chi trả cho hoạt động hội chẩn liên viện.

3. Vụ Bảo hiểm Y tế

Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Vụ, Cục liên quan xây dựng các quy định về chi trả bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ y tế khám, chữa bệnh từ xa tại các bệnh viện tuyến dưới, bệnh viện tuyến trên; trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.

4. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan xây dựng, thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo liên tục, đào tạo chính quy liên quan đến Đề án.

5. Cục Công nghệ thông tin

a) Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan chỉ đạo việc triển khai thực hiện các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiệu quả trong hoạt động Đề án. Đầu mối xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật để tính giá hoạt động khám, chữa bệnh từ xa;

b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh kết nối hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân với hệ thống khám, chữa bệnh từ xa.

6. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế

Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề xuất việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các bệnh viện tuyến trên, bệnh viện tuyến dưới để đáp ứng yêu cầu đề án.

7. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng

Phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương, Báo Sức khỏe và Đời sống và các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung truyền thông và thi đua, khen thưởng của Đề án.

II. CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN TRÊN

1. Căn cứ vào nội dung Đề án giai đoạn 2020-2025 của Bộ Y tế, các bệnh viện tuyến trên có trách nhiệm lập danh sách bệnh viện tuyến dưới theo từng giai đoạn, phối hợp với các bệnh viện tuyến dưới khảo sát, đánh giá năng lực chuyên môn, xây dựng dự án cụ thể của đơn vị, báo cáo Bộ Y tế xem xét phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả sau khi Đề án được phê duyệt.

2. Tích cực cải tiến chất lượng theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện, làm hình mẫu để các bệnh viện tuyến dưới học tập.

3. Báo cáo đầy đủ, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Đề án.

III. SỞ Y TẾ HÀ NỘI, SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ SỞ Y TẾ KHÁC CÓ BỆNH VIỆN TUYẾN TRÊN

1. Chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện tuyến trên thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế, xây dựng dự án cụ thể của từng đơn vị theo đúng nội dung Đề án giai đoạn 2020 - 2025 của Bộ Y tế.

2. Tổng hợp và tổ chức thẩm định dự án của các bệnh viện tuyến trên trực thuộc Sở Y tế; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc tích cực triển khai dự án sau khi được phê duyệt.

IV. CÁC SỞ Y TẾ CÓ BỆNH VIỆN TUYẾN DƯỚI

1. Căn cứ Đề án giai đoạn 2020 - 2025 của Bộ Y tế, phối hợp với bệnh viện tuyến trên xây dựng dự án cụ thể của địa phương; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, bảo đảm nguồn nhân lực và kinh phí đối ứng để thực hiện dự án.

2. Có văn bản đề nghị Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) phê duyệt danh sách tham gia Đề án Khám, chữa bệnh từ xa để có căn cứ pháp lý đầu tư.

3. Chỉ đạo các bệnh viện tuyến dưới thực hiện Đề án có hiệu quả cao.

V. CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN DƯỚI

1. Căn cứ Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020 - 2025 của Bộ Y tế, chủ động đề xuất nhu cầu, xây dựng dự án của bệnh viện, báo cáo UBND tỉnh và Sở Y tế, đồng thời xin ý kiến bệnh viện tuyến trên, báo cáo Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để tổng hợp.

2. Chủ động cải tiến chất lượng theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện, ưu tiên cải tiến các điều kiện phục vụ người bệnh và chuẩn bị tốt nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị… để tiếp nhận các hỗ trợ chuyên môn từ tuyến trên.

3. Khảo sát hài lòng người bệnh sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa, phát hiện những vấn đề cần khắc phục và tích cực cải tiến chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa.

4. Duy trì và phát triển các kỹ thuật công nghệ đã được chuyển giao, bảo đảm kết quả bền vững của Đề án.

5. Báo cáo đầy đủ, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Đề án.

VI. CÁC CƠ QUAN ĐỐI TÁC VỚI NGÀNH Y TẾ

1. Các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin như Viettel, VNPT, FPT, DTT, Vmed và các đơn vị công nghệ thông tin có năng lực khác phối hợp với các bệnh viện xây dựng nền tảng công nghệ thông tin, thiết lập các kênh liên lạc, hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa và triển khai hoạt động Đề án.

2. Xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin mang đặc thù sản phẩm người Việt Nam để phục vụ, hỗ trợ các hoạt động tư vấn, hội chẩn, khám, chữa bệnh từ xa.

3. Xây dựng các ứng dụng dùng trên thiết bị điện tử cầm tay thông minh nhằm phục vụ, hỗ trợ nhân viên y tế, người dân trong hoạt động hỏi đáp, tư vấn, hội chẩn… khám, chữa bệnh từ xa.

Phần thứ sáu.

HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

Đề án khám, chữa bệnh từ xa sẽ góp phần thực hiện “chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa”, giúp nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh tuyến dưới và năng lực cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh của các bệnh viện, giảm tỷ lệ chẩn đoán nhầm, chẩn đoán chậm; bệnh viện tuyến dưới được nâng tầm vươn lên “chất lượng cao hơn”.

Các kiến thức chuyên môn của tuyến trên được “lan tỏa xa hơn” tới mọi người dân trên khắp các vùng miền của Tổ quốc. Củng cố niềm tin của người dân với bệnh viện tuyến dưới, tăng tỷ lệ người bệnh tới khám, điều trị tại bệnh viện tuyến dưới, giảm tỷ lệ chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới lên bệnh viện tuyến trên, giảm thời gian, kinh phí đi lại…

Tăng tỷ lệ chuyển tuyến phù hợp từ bệnh viện tuyến trên về bệnh viện tuyến dưới, giảm quá tải tại bệnh viện tuyến trên ở tuyến Trung ương, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân do Đảng và Nhà nước giao cho ngành Y tế.

Khám chữa bệnh từ xa một trong những nhóm giải pháp quan trọng khi dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp trên thế giới và nguy cơ cao ở Việt Nam.

Góp phần thực hiện thành công Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, hướng tới tầm nhìn trở thành quốc gia số ổn định và thịnh vượng, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 2628/QD-BYT

Hanoi, June 22, 2020

 

DECISION

APPROVING SCHEME FOR REMOTE MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT FOR 2020 - 2025

MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Law on Medical Examination and Treatment dated November 23, 2009;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Health;  

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 749/QD-TTg dated June 03, 2020 introducing program for national digital transformation by 2025 with orientations towards 2030;

Pursuant to the Circular No. 49/2017/TT-BYT dated December 28, 2017 by the Minister of Health on telemedicine;

At the request of the Head of the Department of Medical Services Administration and Head of the Department of Planning and Finance, Ministry of Health.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Promulgated together with this Decision is the scheme for remote medical examination and treatment for 2020 – 2025 (hereinafter referred to as “the Scheme”).

Article 2. This Decision takes effect from the date on which it is signed.

Article 3. Chief of the Ministry Office, Heads of the Department of Medical Services Administration, Administration of Science, Technology and Training, Department of Organization and Personnel, Department of Planning and Finance and Department of Health Insurance; Directors of Departments of Health, Directors of hospitals participating in the scheme for remote medical examination and treatment and heads of relevant units shall implement this Decision./.

 

 

P.P. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Nguyen Thanh Long

 

SCHEME FOR REMOTE MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT FOR 2020-2025

(Enclosed with Decision No. … /QD-BYT dated …, 2020 by Minister of Health approving scheme for remote medical examination and treatment)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SCHEME BACKGROUND

I. NECESSITY OF SCHEME

Recently, there have been many great achievements in the healthcare sector in general and the medical examination and treatment system in particular. Hospital facilities and equipment are further enhanced and many advanced medical technologies and techniques are applied to medical examination and treatment. Access to healthcare services has been improved with more critically ill patients saved compared to the past, where no treatment was available or overseas treatment was the only choice.

However, besides these feats, our medical examination and treatment system still faces many difficulties and challenges: double disease burden (communicable and non-communicable diseases); increase in healthcare investment is yet to meet demand; ratio of beds per 1,000 citizens is lower than that of other countries in the region, healthcare workforce is distributed unevenly, with most high-skilled officials practicing in developed societies, economic zones and cities while there is a shortage of healthcare workers in many localities; many advanced medical techniques have been applied but not evenly, mostly in large cities and central-level hospitals.

Healthcare quality at low levels of care and in remote and isolated areas is far behind that in developed economic zones, people have limited access to high quality medical services, leading to inequality in healthcare and people losing trust in the quality of medical services at low levels of care. Non-referral use of medical services is quite common with many people visiting central-level healthcare establishments for examination and treatment of diseases that could be effectively treated at provincial or district level, resulting in overload in hospitals providing high levels of care (hereinafter referred to as “high-level hospitals”), especially central-level hospitals.

To respond to the abovementioned difficulties and challenges, in the past few years, the Ministry of Health has introduced many solutions to enhance healthcare capacity of low levels of care via further directing healthcare establishment providing low levels of care, provision of professional guidelines and assistance, technique transfer and official rotation according to Scheme No. 1816 of the Ministry of Health and the Government’s schemes. Facilities and equipment of many  provincial-level hospitals and most district-level have been upgraded according to Scheme No. 225, Scheme No. 47 and Scheme No. 930 of the Government. However, these hospitals still lack qualified officials who can utilize the upgraded facilities and equipment.

Since 2005, the Ministry of Health has piloted the satellite hospital scheme with a focus on surgery and internal medicine. The scheme aims to enhance the capacity for medical examination and treatment of a number of satellite hospitals of Bach Mai Hospital and Viet Duc University Hospital and mostly involves training, technique transfer, provision of  medical equipment and telemedicine. In 2013, the Prime Minister promulgated Decision No. 92/QD-TTg approving scheme for hospital overload alleviation for 2013 - 2020. The scheme prioritized establishment of a satellite hospital network for 5 departments: oncology, surgery - traumatology, cardiology, obstetrics and pediatrics, which includes enhancement of medical examination and treatment capacity of satellite hospitals via healthcare official training and transfer of techniques and technologies to satellite hospitals; and remote medical examination and treatment consultation between nucleus hospitals and satellite hospitals via information technology systems.

Implementation of both the satellite hospital model and scheme for hospital overload alleviation according to Decision No. 92/TTg yields very good results, with many medical techniques and technologies delivered to the satellite hospitals and medical examination and treatment capacity enhanced. As proven by reality, the satellite hospital model is a way to associate hospitals providing low levels of care (hereinafter referred to as “low-level hospitals”) with the brands of high-level hospitals, promote training and technique transfer from high-level hospitals to low-level hospitals and support low-level hospitals in utilization of upgraded facilities.

During the war against COVID-19, the Prime Minister and National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control gave directions for social distancing, limiting number of patients visiting healthcare establishments; enhancement of medical examination and treatment at low levels of care, and avoiding transferring treatable patients to a higher level of care. These activities needed to be supported by remote medical examination and treatment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Such online consultations greatly contributed to the treatment of COVID-19 patients; as of June 15, 2020, there is no casualty. Establishment of Vietnam Telemedicine Center for COVID-19 Outbreak Control marked the development of the medical examination and treatment system following integration trends and application of scientific - technological advancements in treatment, especially for dangerous infectious diseases such as COVID-19.

On June 03, 2020, the Prime Minister signed Decision No. 749/QD-TTg introducing program for national digital transformation by 2025 with orientations towards 2030. The program outlines the vision towards 2030: “Vietnam becomes a prosperous digital country that pioneers trying out new technologies and models; has completed fundamental and comprehensive reforms in Governmental operation, economic activities of enterprises and the way people live and work, and has established a safe, civilized and widespread digital environment.”

The Prime Minister also identified prioritized fields in digital transformation such as healthcare, education, finance - banking, agriculture, etc. Healthcare is one of the most prioritized fields with main activities such as: “Develop telemedicine platforms to provide remote medical services to people, reduce in-patient visits, prevent mass gatherings and reduce risks of cross-infection; ensure that 100% of healthcare establishments have a telemedicine unit; facilitate digital transformation in the healthcare sector”.

Therefore, it is necessary and urgent that a scheme for remote medical examination and treatment be formulated and promulgated as Vietnam aims to become a digital country by 2030 and a stable and prosperous digital country in the future.

II. DEFINITIONS

In the Scheme, the terms below are construed as follows:

1. “remote medical examination and treatment center/unit affiliated to a high-level hospital (the core being centers providing training and directions for the level of care)" refers to a capable unit affiliated to a high-level hospital assigned the tasks of establishment and development of a remote medical examination and treatment network and remote examination and treatment coordination.

2. “remote medical examination and treatment department/unit affiliated to a low-level hospital" means a unit affiliated to a provincial- or district-level hospital or a private hospital that is engaged in remote medical examination and treatment.

3. “remote medical examination and treatment" encompasses remote medical advising; remote medical examination and treatment consultations; remote imaging consultations; remote consultations for paraclinical tests and anatomic pathology; remote surgery consultations; and other activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Law on Medical Examination and Treatment dated November 23, 2009.

- Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Health.

- Government’s Decree No. 109/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on issuance of practice certificates to healthcare practitioners and operation licenses to healthcare facilities.

- Prime Minister’s Decision No. 749/QD-TTg dated June 03, 2020 introducing program for national digital transformation by 2025 with orientations towards 2030.

- Circular No. 49/2017/TT-BYT dated December 28, 2017 by the Minister of Health on telemedicine.

- Circular No. 22/2013/TT-BYT dated August 09, 2013 on continuous training in health sector.

Part 2.

SCHEME OBJECTIVES AND SCOPE

I. MAIN VIEWPOINTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. GENERAL OBJECTIVES

All citizens are managed and receive advice, medical services and professional assistance from doctors from commune level to central level; people have access to quality healthcare services of higher levels of care at a low level of care. Healthcare establishments receive periodic and ad hoc professional assistance from tertiary hospitals via IT platforms; contributing to control of infectious diseases, high-level hospital overload alleviation, enhancement of medical examination and treatment quality and efficiency, and raise people’s satisfaction.

III. SPECIFIC OBJECTIVES

1. Establish and develop a network of high-level hospitals, which shall consist of tertiary hospitals and provincial-level hospitals qualified in terms of professional capacity and equipment, to support low-level hospitals with remote medical examination and treatment.

2. Establish and develop a network of low-level hospitals, which shall consist of some provincial-level hospitals, district-level hospitals and private hospitals, to carry out remote medical examination and treatment.

3. Adopt social distancing measures to fight against infectious diseases, avoid crowding hospitals and reduce number of visitors to healthcare establishments.

4. Promote access to quality healthcare services for people living in rural areas, especially those living in remote and isolated areas and areas with socio-economic difficulties.

5. Reduce costs of medical examination and treatment, health insurance reimbursements and people’s out-of-pocket expenses.

IV. MAIN ACTIVITIES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Remote medical examination and treatment consultation: hold consultations between high-level hospitals/low-level hospitals and district- and commune-level clinics, hospitals and medical centers.

3. Remote imaging consultation: images obtained from medical imaging at one location are sent to an imaging specialist at another location for fastest advice on the patient’s conditions.  

4. Remote consultations in hematology, blood transfusion, microbiology, biochemistry, immunology and anatomic pathology. Remote consultations in laboratory tests and anatomic pathology allow doctors and specialists to exchange information, share results, patient’s conditions, etc. for the purposes of diagnosis, treatment, research and training.

5. Remote surgery consultation: remote surgeries can adopt new technologies such as robot and be equipped with smart operating rooms that enable integration of information from smart terminal devices.

6. Technique transfer and training: develop programs for cooperation in training and technique transfer, enabling patients to access good services and techniques of healthcare establishments.

7. Use of smart handheld electronic devices in some healthcare services such as:

- Remote cardiology solutions, which provide systems for archiving and remote diagnosis of cardiovascular issues; especially an ECG signal archiving and transmission system, as well as data analysis tools that enable remote viewing by specialists.

8. Communicating about and encouraging people to use remote medical services.

9. Formulation of guidelines for remote medical examination and treatment, including professional guidelines and standards for consulting clinics and relevant technological standards, ensuring connection for remote medical examination and treatment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Professional scope: investment shall focus on departments with remote medical service users, especially overloaded departments based on statistics on disease burden such as cardiology, surgery, obstetrics, pediatrics, infectious diseases, oncology, hematology and blood transfusion, non-communicable diseases and other diseases in the community that affect people’s health.

2. Implementation phasing:

a) 2020-2021 phase: prioritize investment in the following departments: cardiology, surgery, obstetrics, pediatrics, infectious diseases, oncology, hematology and blood transfusion, non-communicable diseases, etc. Plan to invest in high-level hospitals and at least 400 low-level hospitals, including provincial- and district-level hospitals and private hospitals.

b) 2021-2025 phase: continue to invest in high-level hospitals having departments such as intensive care unit, respiratory, urology, neurology, endocrinology, dermatology, odonto – stomatology, etc. and other departments if needed. Low-level hospitals shall be expanded in proportion to departments and number of high-level hospitals.

c) Post-2025 phase: evaluate implementation of the Scheme, continue to uphold the achievements of the 2020-2025 phase and consider extending the Scheme based on actual demand.

Part 3.

SCHEME ACTIVITIES

A. ESTABLISHMENT OF LOW- AND HIGH-LEVEL HOSPITALS NETWORK

I. NETWORK OF HIGH-LEVEL HOSPITALS DESIGNATED BY MINISTRY OF HEALTH

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Bach Mai Hospital

2. Viet Duc University Hospital

3. Hue Central Hospital

4. Cho Ray Hospital

5. National Hospital of Obstetrics and Gynecology

6. National Hospital of Pediatrics

7. National Hospital of Tropical Diseases

8. Vietnam National Cancer Hospital

9. E Hospital

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. National Hospital of Endocrinology

12. National Otorhinorarynology Hospital

13. Thai Nguyen National Hospital

14. Can Tho Central General Hospital

15. National Hospital of Odonto - Stomatology, Hanoi

16. National Hospital of Odonto - Stomatology, Ho Chi Minh City

17. Hanoi Medical University Hospital

18. University Medical Center Ho Chi Minh City

High-level hospitals of Hanoi and Ho Chi Minh City include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20. Hanoi Oncology Hospital

21. Ho Chi Minh City Oncology Hospital

22. Tu Du Hospital, Ho Chi Minh City

23. Children’s Hospital 1, Ho Chi Minh City

24. Hospital of Tropical Diseases, Ho Chi Minh City

II. CRITERIA FOR SELECTION OF LOW-LEVEL HOSPITALS

A low-level hospital may be selected if it meets the following criteria:

1. Has an operating license in accordance with regulations of the Law on Medical Examination and Treatment.

2. Is capable of performing high techniques and specialized techniques.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Has high referral rate.

5. Leaders of the People's Committee and Department of Health of the province where the hospital is located and the hospital are committed to participating in the Scheme.

6. For private hospitals: the hospital’s leaders and investor are committed to participating in the Scheme.

7. Fulfills other criteria required of the selected department(s) at low levels.

Other high-level hospitals shall join the network gradually and based on actual demand. Public and non-public hospitals are encouraged to participate in the Scheme in a voluntary manner.

B. PRINCIPLES AND MECHANISMS FOR ASSISTANCE AND GUIDANCE

High-level hospitals shall provide professional guidance and assistance for medical examination and treatment for low-level hospitals or hospitals at the same level on the basis of the connection between hospitals or between hospital - doctor and patient and with the following methods and principles:

I. HIGH-LEVEL HOSPITALS ASSISTING LOW-LEVEL HOSPITALS

1. Central-level hospitals assisting provincial-level hospitals

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Central-level hospitals cooperating with provincial-level hospitals in assisting district-level hospitals

High-level hospitals cooperate with each other to provide remote professional assistance for medical examination and treatment and connect with district-level hospitals via digital platforms. A qualified district-level hospital will receive direct assistance from a central-level hospital and a provincial-level hospital concurrently, enabling the district-level hospital to improve its examination and treatment quality and people to access healthcare services with good professional quality at district level.

3. Provincial-level hospitals assisting district-level hospitals

A provincial-level general or specialized hospital connects with and provides assistance and advice for a district-level hospital based on the district-level hospital’s schedule for examination and treatment at its premises or at patient’s home. People receiving care at grassroots level are examined and treated with remote assistance from provincial-level doctors and do not need to travel far.

II. DOCTORS AT HIGH LEVELS ASSISTING DOCTORS AT LOW LEVELS

1. One doctor providing high level of care assisting multiple doctors providing low levels of care

To ensure quality of remote medical examination and treatment assistance and advising and based on demand from doctors providing low levels of care (hereinafter referred to as “low-level doctors”), one doctor providing high level of care (hereinafter referred to as “high-level doctor”) may apply for provision of assistance and guidance to 10 low-level doctors in a period of time (e.g., 6 months or 1 year). These low-level doctors shall include 4 provincial-level doctors, 4 district-level doctors and 2 commune-level doctors. At the end of each period, the high-level doctor shall evaluate each low-level doctor’s professional capacity, diligence and ability to meet demand. In case a low-level doctor is evaluated as not suitable for the following assistance period or as no longer needing assistance, the high-level doctor may find a replacement.

2. Multiple high-level doctors assisting one low-level doctor

Depending on scope of practice, professional capacity and examination and treatment demand from the hospital and people, one low-level doctor may apply for assistance and guidance from multiple high-level doctors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. INFRASTRUCTURE AND EQUIPMENT UPGRADE

1. High-level hospitals

a) Survey infrastructure, equipment, etc. of low-level units to determine necessary upgrade.

b) Advise on investment in building and upgrade of essential equipment, infrastructure, etc. for remote medical examination and treatment of departments of low-level hospitals.

2. Low-level hospitals

a) Cooperate with high-level hospitals in surveying infrastructure, equipment, etc. to determine necessary upgrade for remote medical examination and treatment.

b) Invest in infrastructure building and upgrade and essential equipment provision for their departments.

II. DEVELOPMENT OF INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATIONS FOR REMOTE EXAMINATION AND TREATMENT

1. Development of applications for online consultation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Development and use of applications for smart handheld electronic devices

Develop and launch applications for smart handheld electronic devices that allow conversations, exchange of images and meetings between multiple people on smart terminal devices. These applications shall enable doctors to exchange, store and share professional files with each other before meetings as well as enable their users to read news, set up examination and testing appointments, ask questions and receive answers, look up examination and treatment history, have audio/video conversations with doctors, photograph and send relevant documents, receive advice on disease prevention, diets, physical exercise, etc. every day.

3. Development and use of smart medical devices

Develop and use medical devices for patients connected with smart electronic devices for remote examination and diagnosis. People or family doctors/village healthcare workers may use medical devices to measure, test, monitor, etc. people’s health conditions at home. Medical parameters are sent to in-charge doctors at hospital.

III. TECHNOLOGY APPLICATION IN ADVISING

1. High-level hospitals

Adopt specialized solutions that enable remote medical examination and treatment using electronic health records and real-time vital signs with all necessary patient’s data sent to high-level doctors, who can then advise low-level hospitals.

2. Low-level hospitals

Build systems of medical technological devices to connect with IT systems and transmit real-time clinical and paraclinical data of patients to higher levels. Establish electronic health records systems to share real-time data with other hospitals participating in the Scheme.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Establishment and maintenance of remote advising, examination and treatment bodies

a) High-level hospitals

Establish and maintain remote examination and treatment bodies such as remote examination and treatment units and centers. Assign personnel to call centers supporting people with medical examination and treatment, especially upon epidemics or adverse weather conditions or acts of god, as well as providing advice for lower levels.

b) Low-level hospitals

Based on each hospital’s size and people’s demand, each low-level hospital shall establish and maintain a remote examination and treatment body to provide support and advice for people as well as receiving advice from high-level hospitals.

2. Medical examination and treatment consultation

a) High-level hospitals

High-level hospitals shall hold periodic and emergency consultations with departments of low-level hospitals approved by the Ministry of Health. Assign capable doctors and highly skilled experts holding practice certificates appropriate for examination and treatment consultation.

b) Low-level hospitals

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Establish specialized systems for centralized image and data transmission to higher levels, which allow for direct discussions with doctors of high-level hospitals.

3. Remote imaging consultation

PACS (Picture archiving and communication system) is a system for archiving and transmission of medical images. PACS data is shared between hospitals at the same level and at different levels of care.

a) High-level hospitals

Establish a system for accessing and reconstructing saved images in different formats, providing maximum support for consultations with and provision of assistance for low-level hospitals.

Establish a system for direct seminars with low-level hospitals for the purposes of consultation and assistance.

b) Low-level hospitals

Adopt solutions concerning software and hardware combination for receipt, archiving, display and transfer of X-Ray, CT, MRI, ultrasound, endoscopy, ECG and EEG images and other types of images by DICOM standard.

Establish a system for accessing and reconstructing saved images in different formats, providing maximum support for remote consultations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) High-level hospitals

Adopt specialized solutions that enable direct real-time conversations with low-level doctors and image and data connection and viewing, from which, high-level doctors and experts can remotely assist with diagnosis of test results, tissue samples and biopsy results, and view specimens (blood, marrow fluid, histochemical staining, etc.) and cells for low-level hospitals.

b) Low-level hospitals

Establish specialized systems for archiving of images, data on tests, data on tissue samples, cells, etc.

Establish specialized systems for real-time transmission of images, data on tests, specimen images and data on tissues and cells (Real-time Telepathology Imaging System - RTIS) to higher levels, which allow for direct discussions with high-level doctors.

5. Surgery consultations

With the advent of 5G internet, remote surgery consultation can proceed without any delay in image (video) transmission and remote specialized device control, ensuring actions are carried out almost in real surgery time and bridging the spatial distance between the surgeon and the consultant. Patient's data is transmitted in real time for provision of timely and accurate advice.

a) High-level hospitals

Adopt specialized solutions that enable direct real-time conversations with low-level doctors and the surgery’s image and patient’s data connection and viewing, from which, high-level doctors and experts can remotely assist low-level hospitals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Use smart trolleys in operating rooms and specialized devices that enable transmission of patient’s images and data to higher levels for direct discussions with high-level doctors.

c) Smart operating rooms

High-level hospitals and low-level hospitals shall evaluate their current situations to build smart operating rooms that allow for detailed information monitoring via smart terminal devices. Smart operating rooms equipped with smart control systems for functions such as temperature, lighting, music, etc. will help surgeons feel relaxed and rest assured, which will improve surgery quality.

6. Training

a) High-level hospitals

- Conduct surveys, evaluate capacity, qualifications, training demand, organizational structure and workforce of relevant departments of low-level hospitals to formulate training plans and advise on organizational structure revision of low-level hospitals.

- Training contents:

+ Professional knowledge of the following departments of low-level hospitals: cardiology, surgery - traumatology, obstetrics and pediatrics, infectious diseases, oncology, etc.

+ Professional knowledge of supporting fields: anesthesia, surgical intensive care, medical imaging, endoscopy, hematology, blood transfusion, biochemistry, microbiology, immunology, anatomic pathology - cell biology, and other relevant fields;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Material compilation and printing:

+ Formulate and standardize continuous training contents and programs concerning the fields involved in the Scheme;

+ Formulate, complete and apply diagnosis and treatment guidelines and technical procedures concerning the fields involved in the Scheme;

+ Ensure that diagnosis and treatment guidelines, technical procedures, and training programs and documents are approved by the Minister of Health before they are applied in a consistent manner in healthcare establishments.

- Organize theoretical and practical training in low-level hospitals and high-level hospitals with the trainees being doctors, technicians and healthcare workers of low-level hospitals who will receive transferred techniques.

b) Low-level hospitals

- Assign sufficient healthcare workers and officials to participate in training courses conducted by high-level hospitals to ensure efficient receipt of transferred techniques.

- Revise their organizational structure as advised by high-level hospitals.

- Offer suitable benefits to motivate their officials and workers to participate in training courses and receive transferred techniques.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Systematize teaching documents uploaded to the e-learning system.

- Establish a system for access authorization with open access and access upon request.

- Learning forms include self-learning, group learning via discussion forums or other forms of e-learning.

- Monitor learner’s learning progress and results.

- Create a system for learner interactions to enable learners to exchange knowledge, have discussions and learn from each other.

- Organize training sessions for professional capacity enhancement in operating rooms fully furnished with modern equipment of European standards via live television.

V. POLICY AND MECHANISM COMPLETION

1. Formulate and amend legislative documents and regulations on remote medical examination and treatment.

2. Formulate detailed guidelines for price of remote medical services and health insurance coverage.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Formulate and complete regulations on classification and direction of levels of care, referral, technique transfer and remote medical examination and treatment via IT systems (telemedicine).

VI. COMMUNICATIONS ABOUT HEALTH ADVICE

1. Boost communications about proactive disease prevention measures for all people with the motto “Sức khỏe cho mọi người - Health for all”. Focus on communications and advice about measures against communicable and non-communicable diseases such as cardiovascular diseases, tumors, trauma via IT systems (tele-medicine).

2. Promote medical service provision capacity of low-level hospitals and persuade people to use medical services at the correct level of care according to regulations of the Ministry of Health.

VII. MANAGEMENT AND SUPERVISION

1. Develop supervision and evaluation criteria and tools to determine products and outcomes of the Scheme from each relevant department;

2. Annually inspect, evaluate, summarize, obtain new experience from and revise the Scheme’s activities, and develop the remote medical examination and treatment model.

Part 4.

SCHEME FUNDING

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. For high-level hospitals

a) Costs of equipment for telemedicine systems, which shall be covered by funding allocated to high-level hospitals affiliated to the Ministry of Health for implementation of the 2016-2020 satellite hospital scheme;

b) Funding for other activities such as connection establishment, remuneration for workforce, specialists, etc. contributing to achievement of the Scheme’s objectives.

2. For low-level hospitals

a) Costs of medical and IT infrastructure upgrade and equipment procurement;

b) Funding for other activities in low-level hospitals contributing to achievement of the Scheme’s objectives.

II. FUNDING SOURCES

The Scheme is funded by state budget, ODA and other legal funding sources.

1. Ministry of Health shall fund remote examination and treatment projects of high-level hospitals affiliated to the Ministry of Health according to regulations in the Law on State Budget and other regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall allocate funding from local government budgets and other legal funding sources for low-level hospitals to implement the Scheme.

4. Private hospitals shall invest in their own facilities and equipment and contribute funding to high-level hospitals.

Part 5.

IMPLEMENTATION

I. DEPARTMENTS AFFILIATED TO MINISTRY OF HEALTH

1. Department of Medical Services Administration shall:

a) Act as the standing contact point to assist the Minister of Health with directing implementation of the Scheme;

b) Act as the contact point for cooperation with relevant regulatory bodies and units in formulating a detailed 2020-2025 plan and annual plans for implementation of the Scheme. Report to the Minister for consideration and approval and organize approved activities intra vires; inspect, monitor and evaluate progress of the Scheme; submit semi-annual, annual and ad hoc reports to the Minister of Health for timely resolution of difficulties arising during Scheme implementation;

c) Provide directions and guidelines for project formulation (plans, cost estimate, etc.) by high-level and low-level hospitals;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Formulate and propose legislative documents, professional regulations and technical procedures related to activities of the Scheme to competent authorities for promulgation;

2. Department of Planning and Finance shall:

- Take charge and cooperate with Department of Medical Services Administration in consolidating and allocating funding and providing guidelines for the Scheme’s finance as per the law;

- Cooperate with Electronic Health Administration in determining price of remote medical services to provide grounds for out-of-pocket expenses and health insurance reimbursement. Facilitate reimbursement of costs of cross-hospital consultations.

3. Department of Health Insurance shall:

Take charge and cooperate with Vietnam Social Security and relevant departments in formulating regulations on reimbursement of remote medical services at low-level and high-level hospitals covered by health insurance; and propose these regulations to the Minister of Health for approval.

4. Administration of Science Technology and Training shall:

Take charge and cooperate with Department of Medical Services Administration and relevant units in developing and appraising Scheme-related continuous training and formal training programs and documents.

5. Electronic Health Administration shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Take charge and cooperate with Vietnam Social Security and Department of Medical Services Administration in connecting the individual health records systems with the remote medical examination and treatment system.

6. Department of Medical Equipment and Health Works shall:

Take charge and cooperate with Department of Medical Services Administration in proposing investment in medical devices and facilities for low-level hospitals and high-level hospitals to meet the Scheme’s requirements.

7. Department of Communications, Emulation and Commendation shall:

Cooperate with Department of Medical Services Administration, National Center for Health Communication and Education, Suc khoe va Doi Song Newspaper and relevant units in performing communications, emulation and commendation tasks of the Scheme.

II. HIGH-LEVEL HOSPITALS

A high-level hospital shall:

1. Based on contents of the Scheme, high-level hospitals shall draw up lists of low-level hospitals for each phase, cooperate with low-level hospitals in evaluating professional capacity and formulating their own projects, propose the projects to the Ministry of Health for approval and launch the approved projects effectively.

2. Actively improve their quality based on the criteria for hospital quality and act as models for low-level hospitals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

III. DEPARTMENT OF HEALTH OF HANOI, DEPARTMENT OF HEALTH OF HO CHI MINH CITY AND OTHER DEPARTMENTS OF HEALTH HAVING HIGH-LEVEL HOSPITALS

Department of Health of Hanoi, Department of Health of Ho Chi Minh City and other Departments of Health having high-level hospitals shall:

1. Provide directions and guidelines for each high-level hospital under their management to formulate its project according to the Scheme.

2. Consolidate and appraise projects of their affiliated high-level hospitals; propose the projects to Chairpersons of the People’s Committees of the central-affiliated cities/provinces where they are located for approval; and direct their affiliated hospitals to launch the approved projects actively.

IV. DEPARTMENTS OF HEALTH HAVING LOW-LEVEL HOSPITALS

A Department of Health having a low-level hospital shall:

1. Based on the Scheme, cooperate with high-level hospitals in formulating its own project; propose the project to the Chairperson of the People’s Committee of the central-affiliated city/province where it is located for approval, and ensure workforce and reciprocal funding for project launching.

2. Send a written request for approval of list of participants in its remote medical examination and treatment scheme to the Ministry of Health (Department of Medical Services Administration) to obtain legal grounds for investment.

3. Direct the low-level hospital to launch the Scheme effectively.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A low-level hospital shall:

1. Based on the Scheme, proactively express the need for its own project to the provincial People’s Committee and supervisory Department of Health while requesting high-level hospitals to give their opinions, and report to the Ministry of Health (Department of Medical Services Administration) for consolidation.

2. Proactively improve its quality based on the criteria for hospital quality, prioritize capacity enhancement and preparation of workforce, facilities, equipment, etc. for receipt of professional assistance from high-level hospitals.

3. Carry out surveys on patient's satisfaction with remote medical services, detect areas for improvement and actively improve quality of remote medical services.

4. Maintain and enhance transferred techniques and technologies, ensuring sustainability of the Scheme’s results.

5. Submit all required reports and perform other tasks of the Scheme.

VI. PARTNERS OF HEALTHCARE SECTOR

1. Telecommunications and IT corporations and enterprises such as VNPT, FPT, DTT and Vmed and other capable IT units shall cooperate with hospitals in developing IT platforms, establishing communications channels, assisting remote medical examination and treatment and implementing the Scheme.

2. Develop IT applications that are uniquely Vietnamese to support remote advising, consultation and medical examination and treatment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Part 6.

SOCIO-ECONOMIC EFFECTS

The Scheme will contribute to the realization of “examination and treatment quality reaching higher and farther”, help enhance medical examination and treatment efficiency at low levels of care and medical service provision capacity of hospitals, reduce rate of erroneous and slow diagnoses; quality of low-level hospitals will “reach higher”.

Professional knowledge of high-level hospitals will "reach farther” to people across all regions of the Fatherland. Reinforce people’s trust in low-level hospitals, increase rate of patients visiting low-level hospitals for medical examination and treatment, reduce rate of referrals from low-level hospitals to high-level hospitals, lower travel time, costs, etc.

Increase rate of appropriate referrals from high-level hospitals to low-level hospitals, alleviate central- and high-level hospital overload, contribute to accomplishment of the tasks of protecting, caring for and enhancing people’s health assigned to the healthcare sector by the Communist Party and the State.

Remote medical examination and treatment is one crucial solution group when the COVID-19 pandemic is still progressing unpredictably around the world and poses high risk to Vietnam.

The Scheme will also support successful implementation of the Prime Minister’s program for national digital transformation by 2025 with orientations towards 2030, aiming towards becoming a stable and prosperous digital country with a safe, civilized and widespread digital environment.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2628/QĐ-BYT ngày 22/06/2020 phê duyệt về Đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" giai đoạn 2020-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.198

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.178.16
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!