Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2497/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành: 14/07/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 2497/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN XỬ LÝ Ổ DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày 09/3/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 1279/QĐ-BYT ngày 20/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định “Hướng dẫn xử lý ổ dịch sốt xuất huyết”.

Điều 2. “Hướng dẫn xử lý ổ dịch sốt xuất huyết” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở y tế dự phòng, cơ sở khám, chữa bệnh; tham khảo để làm tài liệu giảng dạy trong các trường thuộc hệ thống y, dược.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Khoa học – Đào tạo, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Y Dược cổ truyền, Cục trưởng các Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các Trung tâm y tế dự phòng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- BT. Nguyễn Quốc Triệu (để báo cáo);
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Quân Huấn

 

HƯỚNG DẪN

XỬ LÝ Ổ DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2497/QĐ-BYT ngày 14/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. KHÁI QUÁT

Bệnh sốt xuất huyết (SXH, bệnh Dengue) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi truyền, thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Trung bộ và vùng đồng bằng, duyên hải Bắc bộ. Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và Nam Trung bộ bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11, những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của muỗi truyền bệnh. Bệnh SXH phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm.

1. Định nghĩa ca bệnh

a. Ca bệnh giám sát: Bệnh nhân sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 đến 7 ngày kèm các triệu chứng đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, phát ban, có biểu hiện xuất huyết (dấu hiệu dây thắt dương tính).

b. Ca bệnh nặng: Có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: dưới da, niêm mạc, xuất huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue (HCSD) dẫn đến tử vong.

Xét nghiệm thấy giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu (£100.000/mm3), hematocrit tăng (³ 20% giá trị bình thường theo tuổi và giới).

2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Chẩn đoán xác định trong phòng xét nghiệm bằng cách phân lập vi rút, phát hiện ARN, kháng nguyên NS1 trong máu khi đang sốt trong vòng 5 ngày đầu, hoặc phát hiện IgM đặc hiệu trong huyết thanh bằng xét nghiệm MAC-ELISA từ sau ngày thứ 5.

3. Tác nhân gây bệnh

Vi rút Dengue thuộc họ Flaviviridae với 4 tuýp huyết thanh D1, D2, D3, D4. Khi vào cơ thể, vi rút nhân lên trong tế bào bạch cầu đơn nhân để gây bệnh.

4. Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền

Thời kỳ ủ bệnh từ 3-14 ngày. Thông thường từ 5-7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút. Muỗi bị nhiễm vi rút sau khi hút máu người bệnh và có thể truyền bệnh SXH suốt đời.

5. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng

Người chưa có miễn dịch đặc hiệu với SXH đều có thể bị mắc bệnh, trẻ em dễ bị nhiễm hơn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với tuýp vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch đầy đủ với các tuýp vi rút khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với tuýp vi rút Dengue khác, có thể bệnh nhân sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue.

6. Véc tơ truyền bệnh

Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh rồi truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh SXH là Aedes aegyptiAedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti.

7. Phòng chống bệnh SXH

Đến nay, bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, vì vậy loại trừ bọ gậy/lăng quăng, diệt muỗi với sự tham gia tích cực của cộng đồng là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng chống bệnh SXH.

II. QUY TRÌNH XỬ LÝ Ổ DỊCH

1. Xác định ổ dịch SXH

Ổ dịch SXH: một nơi (xóm, tổ dân phố, cụm dân cư) được xác định là ổ dịch SXH khi có 2 trường hợp sốt xuất huyết xảy ra trong vòng 14 ngày (được xác định (+) phòng xét nghiệm). Đồng thời phát hiện có bọ gậy/loăng quăng hoặc muỗi truyền bệnh (Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus).

Các trường hợp nghi sốt xuất huyết xảy ra trong ổ dịch đều được ghi nhận, báo cáo và xử lý như trường hợp SXH.

Ổ dịch SXH được coi là đã dập tắt khi không có ca bệnh SXH mới trong vòng 14 ngày kể từ ca mắc bệnh cuối cùng.

2. Nội dung xử lý ổ dịch

Quy mô xử lý ổ dịch sốt xuất huyết

2.1. Tại ổ dịch có một trường hợp SXH lâm sàng nặng/tử vong hoặc một trường hợp SXH được xét nghiệm dương tính: xử lý khu vực phạm vi bán kính 200 mét kể từ nhà bệnh nhân.

2.2. Trường hợp có từ 3 ổ dịch SXH trở lên tại một thôn/ấp trong vòng 14 ngày: thì xử lý theo quy mô thôn/ấp và có thể mở rộng khi dịch lan rộng.

3. Tổ chức thực hiện

3.1. Xử lý trong phạm vi bán kính 200 mét kể từ nhà bệnh nhân: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh trực tiếp phối hợp với các đơn vị tuyến huyện xử lý ổ dịch theo quy định.

3.2. Quy mô thôn ấp - xã phường - quận huyện

- Trung tâm y tế dự phòng tỉnh/thành phố trực tiếp chống dịch cùng Trung tâm y tế quận/huyện để hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch triệt để ngay từ ca bệnh đầu tiên.

- Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur trực tiếp chống dịch với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố trong khu vực phụ trách đồng thời hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật và giám sát dịch SXH thường xuyên theo quy định.

4. Thời gian thực hiện

Các biện pháp xử lý ổ dịch phải được triển khai trong vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch được xác định ca bệnh đầu tiên.

5. Các biện pháp xử lý ổ dịch

5.1. Phun hóa chất diệt muỗi

Bước 1: Thành lập đội phun hoá chất

Căn cứ vào mức độ và quy mô xử lý ổ dịch tại địa phương, thành lập các đội phun hóa chất diệt muỗi:

- Đội máy phun đeo vai:

+ 02 máy phun ULV đeo vai (trong đó có 1 máy dự trữ)

+ Mỗi máy phun gồm 3 người: 2 người mang máy và 1 cán bộ kỹ thuật pha hoá chất

- Đội máy phun ULV cỡ lớn:

+ 01 máy phun ULV cỡ lớn đặt trên xe ô tô

+ Mỗi máy phun gồm 3 người: 1 lái xe, 1 điều khiển máy phun và 1 cán bộ kỹ thuật pha hoá chất

Các thành phần khác: cán bộ chính quyền, cán bộ tuyên truyền, người dẫn đường, cộng tác viên...

Cán bộ kỹ thuật pha hóa chất phải được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật phun.

Bước 2: Lựa chọn hóa chất và liều lượng sử dụng

Chỉ sử dụng hoá chất trong danh mục hoá chất Bộ Y tế ra quyết định sử dụng hàng năm.

Bước 3: Pha hóa chất

a) Xác định liều phun theo nồng độ%:

Công thức: X = (A/B) – 1

Trong đó:

X là lượng nước (dầu) dùng để pha hóa chất

A nồng độ hóa chất nguyên thủy (tính theo nồng độ %)

B nồng độ hóa chất cần pha (tính theo nồng độ %)

Ví dụ: cần pha dung dịch Permethrin 2% từ dung dịch gốc Permethrin 25EC (25%)

X = (25/2) - 1 = 11,5

Như vậy một phần hóa chất pha với 11,5 phần nước (hoặc dầu) sẽ thu được 12,5 phần dung dịch Permethrin 2%.

b) Xác định liều phun theo gam hoạt chất trên 1ha:

Tính theo công thức tam xuất: X = A/B

Trong đó:

X là lượng hóa chất nguyên thủy cần sử dụng (tính theo ml)

A là số gam hoạt chất cần phun trên 1 ha (tương đương với số gam hoạt chất trong 500 ml dung dịch pha)

B là nồng độ hóa chất nguyên thủy (tính theo gam/ml)

Ví dụ: Cần pha 500 ml dung dịch chứa 2 gam hoạt chất Deltamethrin từ hóa chất diệt muỗi K – Othrin 2EW (20 gam hoạt chất trên 1.000 ml dung dịch)

Lượng hóa chất cần sử dụng X = 2/20*1000 = 100 ml

Như vậy, cần sử dụng 100 ml hóa chất diệt muỗi K – Othrin 2EW pha với 400 ml nước (hoặc dầu) để được 500 ml dung dịch hóa chất chứa 2 gam hoạt chất để phun trên 1 ha (Trên thực tế hoá chất nhiều dạng khác nhau, nồng độ khác nhau nên phải tuân tuân theo hướng dẫn của các Viện).

Bước 4: Chuẩn bị thực địa

- Cần có bản đồ của khu vực phun, đường đi để phun phải được nghiên cứu kỹ và phân chia cho phù hợp với hướng gió và khoảng cách giữa các đường.

- Chính quyền chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể tham gia diệt bọ gậy/lăng quăng tại từng hộ gia đình trong khu vực xử lý hóa chất.

Thông báo trước cho dân cư khu vực phun thuốc biết ngày phun, giờ phun để che đậy thức ăn, nước uống và di chuyển vật nuôi đến nơi an toàn, tắt lửa... trước khi phun thuốc.

- Nhiệt độ không khí: phù hợp từ 18- 2500C. Hạn chế phun khi nhiệt độ > 270C.

- Giờ phun: Vào buổi sáng sớm (6-9 giờ) và chiều tối (17- 20 giờ).

- Tốc độ gió: Chỉ phun khi tốc độ gió từ 3- 13km/giờ (gió nhẹ), không phun khi trời mưa hoặc gió lớn.

Bước 5: Kỹ thuật phun

a) Kỹ thuật phun bằng máy phun ULV cỡ lớn đặt trên xe ô tô

- Máy phun: Kiểm tra nhiên liệu, kiểm tra đầu phun (sử dụng máy phun có đầu vòi phun ULV với kích thước hạt nhỏ hơn 30µm). Chạy máy để thử liều lượng phun.

- Cửa ra vào và cửa sổ các nhà và khu cao tầng trong khu vực phun phải được mở.

- Xe chở máy phun chạy với vận tốc ổn định là 6-8 km/giờ dọc theo các phố. Tắt máy phun hoặc khoá vòi phun khi xe ngừng chạy.

- Phun dọc theo các phố thẳng góc với hướng gió. Phun từ cuối gió và di chuyển ngược hướng gió.

- Những khu vực có các phố song song cũng như vuông góc với hướng gió chỉ phun khi xe chạy ở đầu gió trên đường song song với hướng gió.

- Tại những khu vực phố rộng, nhà cửa nằm cách xa trục đường, nên để đầu vòi phun chếch về bên phải của xe và cho xe chạy sát lề đường.

- Tại những nơi có đường hẹp, nhà cửa sát lề đường, đầu vòi phun nên chĩa thẳng về phía sau xe.

- Đối với đường cụt thì phun từ ngõ cụt ra ngoài.

- Đầu phun chếch 450 so với mặt phẳng ngang để hoá chất được phát tán tối đa.

b) Kỹ thuật phun bằng máy phun ULV đeo vai

b1) Kỹ thuật phun bằng máy phun ULV đeo vai trong nhà: Phun theo nguyên tắc cuốn chiếu

- Máy phun: Kiểm tra nhiên liệu, kiểm tra đầu phun (sử dụng máy phun có đầu vòi phun ULV với kích thước hạt nhỏ hơn 30µm). Chạy máy để thử liều lượng phun.

- Người đi mang máy đứng ở cửa ra vào hoặc cửa sổ, để chếch vòi phun khoảng 450, không kê sát vòi phun vào vách hay các vật dụng trong nhà. Mỗi phòng (nhà) có diện tích từ 20 – 30 m2 thời gian phun khoảng 5- 10 giây với mức phun mạnh nhất.

- Đối với phòng lớn thì phun theo kiểu đi giật lùi, từ trong ra ngoài, phòng nhỏ, phòng đơn chỉ cần chĩa vòi phun qua cửa chính hoặc qua cửa sổ mà không cần vào trong phòng.

- Đối với nhà chung cư, nhà ở có nhiều tầng, nhiều phòng cần phun tất cả các phòng, các góc, cầu thang, sân thượng… với nguyên tắc phun từ tầng trên xuống tầng dưới, từ trong ra ngoài bằng cách đi giật lùi hết phòng này qua phòng khác. Khi di chuyển từ phòng này sang phòng kia giữ đầu vòi hướng lên trên để phần còn lại của thuốc được phát tán ra khu vực. Không chĩa đầu vòi xuống đất.

- Không phun trực tiếp vào người, chim và động vật khoảng cách quá gần < 5m.

- Diện tích của từng nhà, từng phòng cần được tính ra m2 trên cơ sở đó tính lượng hóa chất cần có để pha thành dung dịch.

b2) Kỹ thuật phun bằng máy phun ULV đeo vai ngoài nhà

Người mang máy đi bộ bình thường với vận tốc khoảng 3-5km/giờ, đi ngược hướng gió, hướng đầu phun về phía nhà cần phun. Phun ở tốc độ máy tối đa, hướng vòi phun lên 450 phun xung quanh nhà.

Bước 6: An toàn sau phun

- Sau khi phun xong phải xúc rửa bình đựng hoá chất, vòi phun và vệ sinh máy sạch sẽ bằng nước thường.

- Không được đổ nước rửa máy xuống ao hồ.

- Người đi phun xong phải vệ sinh cá nhân, loại trừ hóa chất bám dính trên quần áo, cơ thể.

Bước 7: Số lần phun

Phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

- Tiếp tục phun lần 3 nếu:

a) Tiếp tục có bệnh nhân SXH mới trong vòng 14 ngày

b) Chỉ số điều tra muỗi, bọ gậy (lăng quăng): chỉ số mật độ ≥ 0,5; chỉ số nhà có muỗi ≥ 10%; chỉ số Breteau ≥ 20).

5.2. Giám sát bệnh nhân, véc tơ

a) Giám sát bệnh nhân:

Thực hiện giám sát và báo cáo ca bệnh tại ổ dịch theo đúng quy định.

b) Giám sát véc tơ trước và sau khi phun hóa chất:

+ Thời gian điều tra: Trước và sau khi phun 1-2 ngày.

+ Phạm vi giám sát: điều tra 10-30 hộ gia đình xung quanh ổ dịch.

+ Các chỉ số giám sát: Giám sát bệnh nhân, chỉ số mật độ muỗi, chỉ số nhà có muỗi, chỉ số BI...

6. Tổ chức diệt bọ gậy/lăng quăng

6.1. Thời gian: Tiến hành diệt bọ gậy/ lăng quăng từng hộ gia đình trong bán kính xử lý ổ dịch trước khi phun hóa chất.

6.2. Mục đích: Làm giảm chỉ số BI < 20 trước khi triển khai phun hóa chất diệt muỗi.

6.3. Tổ chức thực hiện:

- Chính quyền các cấp chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng chống dịch sốt xuất huyết các cấp, các Ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch với sự tham mưu của ngành y tế, tổ chức triển khai chiến dịch diệt bọ gậy (lăng quăng) tại cộng đồng.

- Thành lập đội xung kích diệt bọ gậy/lăng quăng tuyến thôn, ấp: thành phần gồm trưởng thôn, dân phòng, cộng tác viên, Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, học sinh cấp II... hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo chống dịch cấp xã để triển khai các hoạt động diệt bọ gậy/lăng quăng tại cộng đồng.

6.4. Nội dung hoạt động

-Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân để phối hợp trong hoạt động phun hoá chất, diệt bọ gậy/lăng quăng.

- Thu dọn rác, dụng cụ phế thải (chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa...) cho vào túi rồi chuyển tới nơi thu gom phế thải của địa phương hoặc huỷ bỏ bằng chôn, đốt.

- Úp các dụng cụ gia đình chưa sử dụng như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm.

- Xử lý kẽ lá cây (chuối, cọ, dừa...) bằng chọc thủng, cho hoá chất diệt bọ gậy/lăng quăng vào trong.

- Đậy dụng cụ chứa nước bằng nắp, vải mùng ngăn không cho muỗi đẻ trứng.

- Thả cá hoặc tác nhân sinh học vào dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy/lăng quăng.

- Lọc nước loại bỏ bọ gậy/lăng quăng, dội nước sôi vào thành vại để diệt trứng muỗi bám trên thành khi còn chứa ít nước.

- Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh, điều hoà: cho dầu hoặc muối vào, cọ rửa thành dụng cụ chứa nước để diệt trứng muỗi.

7. Tuyên truyền, huy động cộng đồng trong công tác chống dịch

- Thông qua Ban chỉ đạo chống dịch sốt xuất huyết các cấp, chính quyền và các cấp thông báo và huy động các ban ngành, đoàn thể tham gia tuyên truyền và trực tiếp tham gia vào các hoạt động diệt bọ gậy (lăng quăng), vệ sinh môi trường.

- Truyền thông rộng rãi về lịch phun, hướng dẫn các hộ gia đình, cơ quan phối hợp chuẩn bị phun (dọn dẹp, che đậy bảo vệ thực phẩm, chim cá cảnh, vật nuôi...), bố trí có người ở nhà để mở cửa trong thời gian phun hoá chất.

- Các kênh thông tin: Văn bản chỉ đạo của chính quyền các cấp, truyền thông trên truyền hình, truyền thanh của tỉnh, phát thanh xã phường, cộng tác viên.

8. Tổ chức quản lý và điều trị bệnh nhân

Thực hiện theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue" do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 794/QĐ-BYT ngày 09/3/2009.

9. Công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ xử lý ổ dịch

- Kiểm tra, giám sát ổ dịch nhằm đảm bảo hoạt động xử lý ổ dịch đúng quy định và đúng kỹ thuật.

- Thành phần đoàn kiểm tra giám sát, hỗ trợ gồm: 1 lãnh đạo, 1 cán bộ dịch tễ, 1 cán bộ côn trùng, 1 cán bộ xét nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

10. Chế độ báo cáo

Khi ổ dịch đã được xác định, thực hiện chế độ báo cáo bằng văn bản, điện thoại tình hình ổ dịch hàng ngày, hàng tuần cho đến khi ổ dịch được dập tắt, bên cạnh đó vẫn duy trì báo cáo hàng tuần và tháng theo đúng quy định. Khi ổ dịch được dập tắt phải có tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng chống dịch và báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) theo quy định.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2497/QĐ- BYT ngày 14/07/2010 ban hành Hướng dẫn xử lý ổ dịch sốt xuất huyết do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


24.841

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.181.181
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!