ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2177/QĐ-UBND
|
Ninh Thuận, ngày
17 tháng 11 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÁCH LY F1 TẠI NHÀ VÀ
CÁCH LY ĐIỀU TRỊ F0 TẠI NHÀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật số 03/2007/QH12
ngày 21/11/2007 về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
Căn cứ Nghị định số
101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp
cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
Căn cứ Công văn số
5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc giảm thời gian cách ly, thí điểm
cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân Covid-19; Quyết định số
2097/QĐ-UBND ngày 03/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định
cách ly tại nhà đối với F1 (người tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 đã xác định);
Căn cứ Quyết định số
4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2011 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời về
quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà”; Quyết định số 4156/QĐ-BYT ngày 28/8/2021
của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại
nhà; Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng
dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19”; Kế hoạch số 6022/KH-UBND ngày
04/11/2021 của UBND tỉnh về thực hiện thí điểm quản lý cách ly, điều trị người
bệnh Covid-19 (F0) tại nhà trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Thông báo số 350-TB/TU
ngày 12/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phòng, chống dịch
Covid-19;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Y tế tại Tờ trình số 6606/TTr-SYT ngày 14/11/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thực hiện
cách ly F1 tại nhà và cách ly, điều trị F0 tại nhà trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- BCĐ phòng chống dịch Covid-19;
- Các huyện, thành ủy;
- VPUB: LĐ, CV;
- Lưu: VT, VXNV. NNN
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Huyền
|
QUY TRÌNH
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÁCH LY F1 VÀ CÁCH LY, ĐIỀU TRỊ F0 TẠI
NHÀ
(Kèm theo Quyết định số 2177/QĐ-UBND ngày 17/11/2021 của UBND tỉnh)
I. Quy định
chung:
1. Mục đích:
Chủ động xử lý đồng bộ công tác
kiểm soát lây nhiễm, điều trị kịp thời cho người mắc bệnh Covid-19, hạn chế thấp
nhất tử vong do Covid-19 và lây nhiễm trong cộng đồng, thực hiện có hiệu quả
các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19.
2. Nguyên tắc:
a) Phân công, phối hợp thực hiện
đồng bộ, kịp thời công tác xử lý dịch bệnh từ khi phát hiện trường hợp dương
tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng.
b) Chủ động thực hiện các biện
pháp cách ly, điều trị, khoanh vùng, phong tỏa hợp lý trong các tình huống, kiểm
soát ổ dịch với thời gian sớm nhất.
c) Huy động hệ thống chính trị
cơ sở tham gia Tổ Nhân dân tự quản về an ninh, trật tự và giám sát kiểm soát dịch
Covid-19 tại địa bàn khu dân cư.
d) Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện,
phương tiện và các nguồn lực, túi thuốc, ô xy y tế để đáp ứng kịp thời cho công
tác chăm sóc, điều trị và công tác giám sát, phòng, chống dịch.
đ) Kết nối thông tin giữa người
bệnh và nhân viên y tế; đảm bảo chế độ theo dõi sức khoẻ, đáp ứng thực phẩm,
hàng hóa thiết yếu thường xuyên và điều kiện, phương tiện để điều chuyển viện kịp
thời có tình huống.
II. Nội dung
quy trình:
1. Bước
1. Khi phát hiện trường hợp dương tính với SARS-CoV-2:
a) Thông báo nhanh: người
phát hiện phải thông báo nhanh về trường hợp mới dương tính có trách nhiệm
thông tin trực tiếp đến Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Trạm y tế
tuyến xã) nơi lưu trú của người dương tính SARS-CoV-2 hoặc người phụ trách đơn
vị/tổ đội công tác giám sát, để báo cáo Ban Chỉ đạo/Trung tâm chỉ huy phòng, chống
dịch xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, đơn vị chỉ đạo xử lý ngay khi nhận được
thông tin.
b) Thực hiện cách ly tạm thời
và xét nghiệm:
- Nếu phát hiện trong cộng
đồng: Ban Chỉ đạo/Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch xã, phường, thị
trấn chỉ đạo thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú, lấy mẫu làm xét nghiệm
RT-PCR để khẳng định và lấy mẫu xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên
SARS-CoV-2 ngay cho tất cả các thành viên sống cùng nhà; Kích hoạt Tổ Nhân dân
tự quản triển khai công tác quản lý, giám sát cách ly và hỗ trợ hậu cần cho người
thực hiện cách ly.
- Nếu phát hiện tại các
cơ sở khám, chữa bệnh: Cơ sở khám chữa bệnh chuyển người nghi nhiễm
cách ly tạm thời tại buồng cách ly hoặc khoa/đơn vị của bệnh viện/phòng khám, lấy
mẫu làm xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.
- Nếu ở cơ sở sản xuất,
kinh doanh, xây dựng: BCĐ phòng, chống dịch cơ quan, đơn vị cách ly tạm
thời ở buồng cách ly hoặc khu vực cách ly của doanh nghiệp và liên hệ ngay với
Trung tâm Y tế huyện, thành phố trên địa bàn để lấy mẫu làm xét nghiệm RT-PCR để
khẳng định và giám sát kiểm soát dịch theo quy định về phòng, chống dịch tại cơ
sở sản xuất, kinh doanh, xây dựng.
Đối với trường hợp tự làm
xét nghiệm nếu không đủ chứng cứ để xác định thì thông báo cơ sở y tế gần
nhất thực hiện lại xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 hoặc
RT-PCR.
c) Chuyển mẫu đến cơ sở xét
nghiệm RT-PCR khẳng định (trong vòng 04 giờ tính từ khi phát hiện trường
hợp dương tính). Cơ sở xét nghiệm khẳng định trả lời kết quả cho cơ sở xét
nghiệm RT-PCR (chưa khẳng định) và đơn vị gửi mẫu (trong vòng 12 giờ tính từ
khi nhận mẫu).
Bước 2.
Đánh giá tình trạng sức khỏe, chuyển viện hoặc cấp thuốc:
a) Nếu bệnh nhân có dấu hiệu
suy hô hấp (thở nhanh hoặc khó thở hoặc SpO2 dưới 96%): chuyển người bệnh vào
phòng cấp cứu (nếu tại cơ sở khám chữa bệnh) hoặc gọi Trạm Y tế tuyến xã (nếu ở
cộng đồng) để liên hệ Tổ điều phối, tổ chức chuyển bệnh nhân đến bệnh viện;
Chuyển bệnh nhân bằng xe cấp cứu hoặc xe chuyên dụng vận chuyển người bệnh
Covid-19.
b) Nếu không có triệu chứng hoặc
có triệu chứng nhẹ:
- Nhân viên y tế được phân công
phụ trách tiến hành đánh giá các tiêu chí lâm sàng, tư vấn cho người bệnh, thẩm
định điều kiện cơ sở vật chất và tư vấn cho những người đủ tiêu chí, điều kiện
cách ly điều trị tại nhà, để chuẩn bị các phương án khi có kết quả xét nghiệm
khẳng định.
- Trạm Y tế tuyến xã cấp Túi
thuốc cho người dương tính với SARS-CoV-2, hướng dẫn sử dụng thuốc; hướng dẫn tự
theo dõi sức khỏe theo tài liệu đính kèm Quyết định số 4156/QĐ-BYT ngày
28/8/2021 của Bộ Y tế và tiếp tục cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà.
Bước 3. Điều
tra, khoanh vùng kiểm soát lây nhiễm:
a) Trạm Y tế cấp xã tổ chức điều
tra, truy vết, lập danh sách tiếp xúc gần với người dương tính với SARS-CoV-2
và báo cáo nhanh cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
b) Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn chỉ đạo khoanh vùng, cách ly tạm thời hộ gia đình; Lấy mẫu xét nghiệm
bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 ngay cho tất cả các thành viên sống
cùng nhà/hộ gia đình, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR chuyển đến cơ sở xét
nghiệm; hướng dẫn hộ gia đình vệ sinh, khử khuẩn và thu gom rác thải.
c) Cơ quan, đơn vị, địa phương
có trường hợp tiếp xúc người nghi nhiễm quản lý, giám sát dịch, đồng thời thông
báo đến người tiếp xúc biết tự theo dõi và kịp thời áp dụng các biện pháp kiểm
soát lây nhiễm khi có kết quả khẳng định.
Bước 4. Khi
có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2:
a) Người có kết quả xét nghiệm
khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 được xem là F0;
Trạm Y tế tuyến xã liên hệ Tổ
điều phối chuyển F0 đến cơ sở điều trị đối với trường hợp người bệnh có chỉ định
nhập viện điều trị (chuyển bằng xe cấp cứu hoặc bằng xe chuyên dụng vận chuyển
F0). Trường hợp F0 đủ tiêu chí, điều kiện cách ly tại nhà, Trạm Y tế tuyến xã
báo cáo nhanh Trung tâm Y tế huyện, thành phố để thông báo đến UBND xã, phường,
thị trấn làm thủ tục và phân công cho Trạm Y tế tuyến xã và Tổ chăm sóc người
nhiễm Covid-19, Tổ Nhân dân tự quản nơi F0 cư trú chuẩn bị tiếp nhận, quản lý
cách ly, điều trị F0 tại nhà.
Nếu F0 có di chuyển từ cơ sở
khám chữa bệnh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, xây dựng (nơi cách ly tạm thời) về
cách ly, điều trị tại nhà phải sử dụng xe chuyên dụng vận chuyển F0. Khi vận
chuyển F0 phải có phiếu chuyển (ghi đầy đủ thông tin và kết quả xét nghiệm của
F0 theo quy định) để bàn giao cho cơ sở điều trị Covid-19 hoặc cho địa phương
nơi tiếp nhận cách ly, điều trị F0.
b) Nơi ở của F0 được xem là
"ổ dịch hộ gia đình", UBND cấp xã lập hồ sơ báo cáo UBND huyện, thành
phố đồng thời chỉ đạo tổ chức cách ly hộ gia đình 14 ngày kể từ ngày phát hiện
ca F0 đầu tiên trong hộ; dán biển cảnh báo trước nhà: "ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y
TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19" (nền đỏ, chữ vàng).
c) Những người tiếp xúc trực tiếp
với F0 được xác định là F1 nhưng không cùng gia đình F0, UBND xã, phường, thị
trấn kích hoạt lực lượng giám sát, xác định danh sách F1, lấy mẫu xét nghiệm bằng
xét nghiệm nhanh kháng nguyên và RT-PCR; Thẩm định các điều kiện cách ly tại
nhà đối với F1.
Lập hồ sơ cách ly tại nhà (nếu
đủ điều kiện theo Công văn số 5599/BYT- MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế), đưa đi
cách ly tập trung đối với những trường hợp F1 không đủ điều kiện cách ly tại
nhà.
Bước 5. Tổ
chức cách ly F1 và cách ly, điều trị F0:
a) UBND huyện, thành phố ban
hành Quyết định hoặc Ủy quyền cho UBND cấp xã ban hành quyết định phê duyệt
danh sách cách ly, điều trị F0 tại nhà.
b) Trên cơ sở danh sách được
phê duyệt, UBND xã, phường, thị trấn phân công danh sách cụ thể các thành viên
quản lý, giám sát cách ly tại nhà và Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 để theo
dõi, điều trị F0 tại nhà. Chỉ đạo đội xe chuyển tuyến tổ chức thường trực, sẵn
sàng vận chuyển kịp thời đối với trường hợp F0 tại nhà có dấu hiệu cần chuyển đến
cơ sở cấp cứu điều trị.
Vận chuyển F0 bằng xe cứu
thương hoặc xe ô tô có tấm chắn (có thể bằng ni lông) để ngăn cách giữa lái xe,
phụ xe với F0/F1. Trên xe có trang bị Oxy, túi thuốc cấp cứu và các trang thiết
bị y tế thiết yếu.
c) Tổ chăm sóc y tế tại cộng đồng
lập hồ sơ quản lý người mắc Covid-19 điều trị tại nhà; Hướng dẫn F1 hoặc F0 thực
hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch và cách tự theo dõi sức khỏe hàng
ngày, đo thân nhiệt, thông tin kết quả theo dõi sức khỏe và xử lý rác thải theo
quy định; Đối với trường hợp F0 hướng dẫn thêm về cách đo chỉ số SPO2, sử dụng
gói thuốc điều trị Covid-19 tại nhà…; Triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý người
nhiễm Covid-19 tại nhà, chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà hàng ngày theo hướng
dẫn của Bộ Y tế và UBND tỉnh; Phân công đầu mối tiếp nhận thông tin, tổ chức phối
hợp cấp cứu và chuyển viện kịp thời cho bệnh nhân.
Thông báo số điện thoại đầu mối
Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19, Tổ Nhân dân tự quản và đường dây nóng cho F1,
F0, hộ gia đình đang thực hiện cách ly để đảm bảo thông tin, liên lạc. Khuyến
khích kết nối nhóm Zalo và nếu có điều kiện kết nối nhóm Zalo giữa các F1 hoặc
F0 đang cách ly tại nhà để trao đổi kiến thức cơ bản về phòng chống dịch và những
thông tin cần thiết về chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch.
Trường hợp trong cùng một thời
điểm có nhiều F0 tại một thôn/khu phố, thì UBND huyện, thành phố điều động Trạm
Y tế lưu động đặt tại thôn/khu phố để đảm bảo cho công tác chăm sóc y tế, điều
trị F0 tại nhà theo quy định.
d) Tổ Nhân dân tự quản tiếp tục
triển khai công tác quản lý, treo bảng “Địa điểm cách ly y tế phòng chống dịch
Covid-19” trước nhà của bệnh nhân; Tổ chức hỗ trợ hậu cần, lương thực, hàng hóa
thiết yếu cho người thực hiện cách ly, điều trị tại nhà, đồng thời phối hợp Tổ
chăm sóc y tế theo dõi sức khỏe, xử lý, sơ cấp cứu cho người bệnh và các tình
huống phát sinh; Phân công cán bộ, nhân viên trực tiếp phụ trách công tác giám
sát cách ly, ngăn chặn kịp thời những vi phạm của người thực hiện cách ly hoặc
thông báo cho lực lượng chức năng để xử lý kịp thời.
đ) F0, F1, người trong hộ gia
đình đang cách ly tự thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trong gia
đình, nhất là bảo vệ các đối tượng nguy cơ cao; Luôn thực hiện 5K, cài đặt, bật
và khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng PC- COVID trong suốt thời gian cách
ly, tự theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày trên ứng dụng PC-COVID và thông
tin hàng ngày tình hình sức khỏe đến nhân viên y tế; Không ra ngoài, khi cần sự
hỗ trợ về y tế hoặc hỗ trợ về hậu cần gọi đến số điện thoại đã được hướng dẫn;
Trường hợp không tuân thủ các quy định sẽ được lực lượng chức năng cưỡng chế,
đưa đi cách ly tập trung; nếu để lây lan dịch bệnh do vi phạm, sẽ bị xử lý
trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Bước 6. Thực
hiện chế độ thông tin, báo cáo và kết thúc cách ly:
a) F1, F0 đang thực hiện cách
ly y tế tại nhà có trách nhiệm thực hiện các nội dung phòng chống dịch, tự theo
dõi sức khỏe, ghi chép đầy đủ vào phiếu theo dõi đồng thời cập nhật lên phần mềm
PC-COVID theo hướng dẫn.
b) UBND xã, phường, thị trấn
phân cán bộ đầu mối cập nhật thông tin về quản lý, giám sát cách ly F1, F0 tại
nhà lên hệ thống quản lý cách ly và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo
quy định.
c) Tổ chăm sóc người nhiễm
Covid-19 hoặc Trạm Y tế lưu động có trách nhiệm cập nhật các chỉ số theo dõi sức
khỏe, kết quả lấy mẫu xét nghiệm vào hồ sơ theo dõi F1 hoặc sổ điều trị của F0
vào phần mềm quản lý và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất
cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
d) Lấy mẫu xét nghiệm ngày thứ
1, 3 và 14 đối với F1; Lấy mẫu xét nghiệm ngày thứ 14 đối với F0 (trường hợp
F0 có uống Molnupiravir thì lấy thêm mẫu xét nghiệm theo quy định của Chương
trình); Khi đủ điều kiện kết thúc cách ly, điều trị, nhân viên y tế được
giao phụ trách theo dõi F1, theo dõi điều trị F0 báo cáo UBND xã, phường, thị
trấn tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành quyết định kết thúc cách ly.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Các cơ quan, đơn vị,
địa phương theo lĩnh vực, nhiệm vụ được giao và địa bàn phụ trách, chuẩn bị đầy
đủ các nguồn lực và điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện đồng bộ nội dung
Quy trình này và hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh về thực hiện cách ly tại nhà
đối với F1, cách ly điều trị tại nhà đối với F0.
2. Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố:
- Thành lập, củng cố các Tổ, đội
chuyên trách làm đầu mối đảm bảo thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý cách
ly kiểm soát, phòng, chống dịch; thực hiện công tác hậu cần, cung ứng lương thực,
hàng hóa thiết yếu cho hộ gia đình cách ly; Tổ vận chuyển cấp cứu F1, F0; Tổ
thông tin và điều phối; …
- Chỉ đạo các đơn vị, địa
phương thuộc thẩm quyền quản lý chuẩn bị phương tiện vận chuyển F0, F1 và các
nguồn lực, phối hợp thực có hiệu quả, đảm bảo công tác giám sát, kiểm soát,
phòng, chống dịch theo quy định.
- Huy động, thành lập Tổ Nhân
dân tự quản tham gia giám sát, phòng chống dịch tại cộng đồng; phân công phụ
trách đến từng hộ gia đình, để theo dõi sức khỏe, kiểm soát đảm bảo tuân thủ
cách ly y tế, đồng thời hỗ trợ thông tin liên lạc, cung ứng thực phẩm, hàng hóa
thiết yếu cho F0, F1 và những hộ gia đình đang thực hiện cách ly.
- Điều động xe thuộc thẩm quyền
quản lý và vận động xe của cá nhân, doanh nghiệp … để tổ chức các đội xe thường
trực, đảm bảo sẵn sàng, kịp thời vận chuyển F0, F1 theo sự điều động của Tổ điều
phối của lực lượng thường trực phòng, chống dịch trên địa bàn phụ trách.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
theo quy định, kể cả xử lý vi phạm đối với cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm
quản lý F0, F1 nếu không tuân thủ quy định.
3.
Sở Y tế:
- Tổ
chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật chẩn đoán, điều trị Covid-19 cho lực
lượng y tế các tuyến; Chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất,
sinh phẩm phục vụ công tác giám sát, xét nghiệm, phòng chống dịch và chăm sóc
điều trị F0 tại nhà.
- Quy
định cụ thể chức năng Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19, Trạm Y tế lưu động
trong công tác theo dõi, điều trị F0 tại nhà. Rà soát lại điều kiện, phương tiện
cấp cứu, chuyển tuyến; Chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư và oxy y tế cung ứng điều
trị kịp thời cho bệnh nhân tại các tuyến.
-
Thành lập kênh đội ngũ bác sỹ, tổ chức phân tuyến đường dây nóng đảm bảo đủ,
thường xuyên để tư vấn điều trị từ xa. Tổ chức Tổ đầu mối thường trực để kiểm
tra nội dung phản ánh.
- Phối
hợp đồng bộ việc luân chuyển kịp thời chính xác các tầng điều trị không để gây
ách tắc, chậm trễ trong việc hỗ trợ người bệnh tại cộng đồng và quá tải tại các
tuyến y tế, đặc biệt là cơ sở hồi sức cấp cứu (ICU).
- Xây
dựng túi thuốc an sinh, xây dựng toa hướng dẫn sử dụng, tờ rơi hướng dẫn để triển
khai rộng rãi cho người dân chuẩn bị thuốc gia đình và hỗ trợ người xung quanh;
Đồng thời xác định, huy động nguồn lực xã hội hóa để chuẩn bị túi thuốc cung cấp
kịp thời cho bệnh nhân F0 test nhanh dương tính.
- Rà
soát hướng dẫn các loại thuốc, test nhanh phòng, chống Covid-19 được phép kinh
doanh tại các cơ sở kinh doanh dược, vật tư y tế để kiểm soát, tạo điều kiện
cho nhân dân tiếp cận dễ dàng, đảm bảo an toàn, chất lượng.
4.
Sở Giao thông vận tải: Hỗ trợ các địa
phương vận động xe của cá nhân, doanh nghiệp, taxi, … tham gia các đội xe thường
trực, đảm bảo sẵn sàng, kịp thời vận chuyển F0, F1.
5.
Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ
trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương ứng dụng công nghệ thông tin để
khai báo y tế, theo dõi sức khỏe và quản lý cách ly F1, F0 tại nhà.
- Triển
khai đến các đơn vị truyền thông tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân
thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, tự xét nghiệm test nhanh kháng nguyên
SARS-CoV-2 tại nhà, tự giác tuân thủ các quy định về cách ly y tế tại nhà, biết
theo dõi sức khỏe, đo SPO2, chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng phòng chống dịch, … Tổ
chức đường link hướng dẫn phòng chống dịch tại nhà của các chuyên gia để phổ biến
rộng rãi trên các thông tin chính thức về phòng chống dịch của địa phương.
6.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh
Thuận và các cơ quan thông tấn, báo chí tại Ninh Thuận: tăng cường phát sóng
các chuyên đề trong chuyên mục “Cẩm nang phòng, chống Covid -19 tại nhà” để người
dân tiếp cận, thực hành có hiệu quả các giải pháp, biện pháp phòng chống dịch.
7.
Công an tỉnh: chỉ đạo lực lượng liên quan
phối hợp quản lý cách ly y tế F1 tại nhà, cách ly điều trị F0 tại nhà và cách
ly hộ gia đình theo quy định; tổ chức tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh trật
tự khu vực có trường hợp cách ly.
8.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chỉ đạo các lực
lượng địa phương hỗ trợ nhân lực, đảm bảo công tác cách ly y tế F1 tại nhà,
cách ly điều trị F0 tại nhà và cách ly hộ gia đình theo quy định.
Yêu cầu
các sở, ngành, địa phương, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức phổ biến,
triển khai và phối hợp thực hiện./.