Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 211/QĐ-UBND 2018 phê duyệt Đề án Xây dựng Phát triển mạng lưới y tế cơ sở Điện Biên

Số hiệu: 211/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Lê Văn Quý
Ngày ban hành: 16/03/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 211/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 16 tháng 3 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2348/QĐ-TTg NGÀY 05/12/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, GIAI ĐOẠN 2018 - 2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 19/6/2015;

Căn cứ Kết luận số 118-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư, về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX, về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030;

Căn cứ Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;

Căn cứ Chương trình hành động số 1379/CTr-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế, về Triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2018 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020;

Tiếp theo Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh, về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Phát triển ngành Y tế tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 257/TTr-SYT ngày 06/3/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2018 - 2025”.

Điều 2. Căn cứ Quyết định này Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - thể thao và Du lịch, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh; Trưởng ban Dân tộc tỉnh; Trưởng các ban, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);

- TT HĐND tnh;
- LĐ UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX
(NNT)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Văn Quý

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2348/QĐ-TTg NGÀY 05/12/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, GIAI ĐOẠN 2018 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số
211/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)

I. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Thông báo số 126-TB/TW ngày 01/4/2013 của Ban Chấp hành Trung ương, về Kết luận của Ban Bí thư về 10 năm thực hiện Chỉ thị s06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư khóa IX, về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở;

- Kết luận số 118-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư, về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX, về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030;

- Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;

- Chương trình hành động số 1379/CTr-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế, về Triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2018 - 2020;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020;

- Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh, về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Phát triển ngành Y tế tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến 2030;

- Kế hoạch số 139/KH-BYT ngày 01/3/2016 của Bộ Y tế về Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 1487/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, tỉnh Điện Biên;

- Kế hoạch s1576/KH-UBND ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh Điện Biên, về Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Điện Biên;

- Kế hoạch số 433/KH-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Điện Biên, về thực hiện Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2017 - 2025.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

Tăng cường củng cố phát triển hệ thống y tế cơ sở, nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh và thực hiện các mục tiêu Chương trình y tế - Dân số ở cơ sở; đảm bảo người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng cao tại cơ sở. Thực hiện công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Đến năm 2020

- Kiện toàn hệ thống tổ chức mạng lưới y tế cơ sở, phấn đấu đến năm 2020: 100% trạm y tế xã đảm bảo biên chế, thành phần, cơ cấu cán bộ đáp ứng nhiệm vụ CSSK nhân dân; 100% thôn, bản có cán bộ y tế; 50% thôn, bản ở khu vực khó khăn có cô đỡ thôn, bản; 100% các TTYT huyện đảm bảo đáp ứng đủ nhân lực có kỹ thuật cao, chuyên khoa phục vụ CSSK nhân dân; 90% xã có bác sỹ hoạt động.

- Ít nhất 90% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

- Thực hiện được 80% danh mục kỹ thuật ở trạm y tế xã;

- 100% cán bộ y tế xã, phòng khám ĐKKV, y tế thôn, bản được đào tạo lại, đào tạo nâng cao; đào tạo phát triển chuyên khoa ở các bệnh viện huyện, trung tâm Dân số - KHHGD huyện;

- Xây dựng cơ sở vật chất Bệnh viện đa khoa huyện Nậm Pồ và 17 trạm y tế các xã mới chia tách, thành lập, trạm đang phải hoạt động ở nhờ cơ sở khác.

- 100% Trung tâm Y tế huyện thực hiện được 85 danh mục kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn;

- 100% phòng khám ĐKKV thực hiện được 85 danh mục kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn;

- 80% xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã;

- 90% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe, có sổ theo dõi sức khỏe;

- 100% các trạm y tế, phòng khám ĐKKV, TTYT, TT Dân số - KHHGĐ được đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, quản lý bệnh viện, quản lý y tế dự phòng, quản lý trạm y tế xã, quản lý PKĐKKV;

2.2. Đến năm 2025

- 100% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và thực hiện được đầy đủ các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu;

- Thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã;

- 100% xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã;

- 100% trung tâm y tế huyện thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện;

- 100% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe.

III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe

- Tăng cường công tác truyền thông, vận động, quán triệt, phổ biến các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ở tuyến y tế cơ sở; gn các mục tiêu, nhiệm vụ và các hoạt động của y tế cơ sở với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của địa phương.

- Đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe phù hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng đthu hút sự quan tâm, tham gia của người dân và cộng đồng; lng ghép đưa các nội dung, thông điệp truyền thông, giáo dục và nâng cao sức khỏe vào trong các chiến dịch truyền thông, phong trào, buổi họp, mít tinh, cổ động đ thu hút, lôi cuốn người dân hưởng ứng, tham gia bảo vệ sức khỏe.

- Xây dựng và biên soạn tài liệu, thông điệp truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, phù hợp với từng địa phương, và từng giai đoạn cụ thể; xây dựng các nhóm thông điệp truyền thông theo các chủ đề bảo đảm ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dnhớ và dthực hiện giúp người dân có đầy đủ thông tin, kiến thức để thực hành, thực hiện lối sống, hành vi có lợi cho sức khỏe và giúp người dân tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Đào tạo, tập huấn kỹ năng cung cấp thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe, kỹ năng tư vấn cho toàn thể đội ngũ cán bộ, viên chức y tế xã, phường, TTYT huyện thông qua Đề án, Dự án, chương trình, Kế hoạch triển khai, hướng dẫn kỹ năng truyền thông giải dục và nâng cao sức khỏe.

- Đầu tư thiết bị truyền thông cơ bản cho phòng truyền thông, góc truyền thông của Trung tâm y tế huyện (TTYT) huyện, trạm y tế xã và cho các đội truyền thông lưu động ở những vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn để giúp truyền tải, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, kiến thức phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cơ bản, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

- Xây dựng thí điểm các mô hình câu lạc bộ truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm tận dụng, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội các cấp. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn hoạt động truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe theo nhóm lĩnh vực và vn đề y tế.

2. Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân

2.1. Các trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã) có trách nhiệm lập hồ sơ sức khỏe và tổ chức theo dõi quản lý sức khỏe đến từng người dân, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, mỗi người dân có 01 hồ sơ sc khỏe điện tử tại trạm y tế xã theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

a) Trạm y tế xã phải xây dựng kế hoạch với lộ trình cụ thể, khả thi để lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho từng người dân; từng bước khám, tư vấn định kỳ và nắm bắt được tình trạng sức khỏe cơ bản của người dân thuộc phạm vi quản lý; quản lý người bị bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính trên địa bàn; tư vấn cho các đối tượng có nguy cơ để phát hiện sớm bệnh, tật cho người dân, nhất là các bệnh không lây nhiễm.

Sở Y tế phổ biến phần mềm quản lý, phối hợp với BHXH tỉnh cung cấp các thông tin hành chính cơ bản của từng người dân đcác trạm y tế xã lập hồ sơ (sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế).

b) Từng bước cập nhật các thông số sức khỏe vào sổ sức khỏe điện tử theo hướng sau:

- Đối với người đã khi khám bệnh, chữa bệnh trong năm tại trạm y tế xã: trạm y tế xã thực hiện ngay việc cập nhật thông tin vào sổ.

- Đối với người đi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến trên: Sở Y tế ban hành quy định để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên phải chuyển các dữ liệu, thông số sức khỏe cơ bản của bệnh nhân (các thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh, tật; kết quả chiếu, chụp, chẩn đoán, xét nghiệm...) về tuyến y tế cơ sở, phòng khám bác sĩ gia đình đtrạm y tế xã cập nhật các chỉ ssức khỏe của người dân vào hệ thống sổ theo dõi sức khỏe điện tử theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Đổi mới công tác y tế học đường gắn với trạm y tế xã để trạm y tế thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, cập nhật các thông số sức khỏe vào sổ sức khỏe điện tử của từng học sinh.

- Các đối tượng được chăm sóc sức khỏe theo luật định, gồm người cao tuổi, trẻ em, học sinh, sinh viên, người lao động có hợp đồng, công chức, viên chức:

+ Sở Y tế căn cứ vào các quy định của pháp luật để xây dựng kế hoạch, trình UBND tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí để thực hiện, đồng thời cập nhật các thông số về sức khỏe của các đối tượng này vào sổ sức khỏe điện tử: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi theo Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, kinh phí thực hiện theo Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18/02/2011 của Bộ Tài chính; đối với trẻ em theo Thông tư số 23/2017/TT-BYT ngày 15/5/2017 của Bộ Y tế; đối với học sinh, sinh viên thực hiện theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Sở Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh...) để đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có hợp đồng, công chức, viên chức... do chủ sử dụng lao động phải thực hiện theo quy định tại điều 152 Bộ Luật lao động năm 2012 và cập nhật các thông số sức khỏe trong quá trình khám sức khỏe vào sổ sức khỏe điện tử.

- Sđối tượng còn lại (chưa đi khám, chữa bệnh trong năm, không thuộc diện quản lý, khám sức khỏe định kỳ theo luật định nêu trên): xây dựng kế hoạch để thực hiện kiểm tra sức khỏe mỗi năm một lần tại trạm y tế xã để xác định những chỉ số, thông số cơ bản về sức khỏe. Trước mắt là người bị mắc bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính, bệnh tâm thn tại trạm y tế xã.

Với các đối tượng này, Sở Y tế, Trung tâm y tế huyện đề xuất phương thức tổ chức, lộ trình thực hiện với các dịch vụ phù hợp với khả năng của trạm y tế xã và cập nhật vào hồ sơ sức khỏe cá nhân.

2.2. Tăng cường công tác quản lý thai, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em; cung cấp các biện pháp tránh thai cho các đối tượng có nhu cầu.

2.3. Các trạm y tế xã phải tổ chức hoạt động theo đúng nguyên lý y học gia đình. Tăng cường công tác quản lý sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại trạm y tế xã; Thực hiện việc trạm y tế xã kết nối, chuyên tuyên người bệnh lên cơ sở y tế tuyến trên.

3. Dân số

3.1. Tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự phi hợp liên ngành đối với công tác dân số: quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và triển khai công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của công tác dân số trên địa bàn.

3.2. Xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về công tác dân s. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho mạng lưới cán bộ làm công tác dân số ở cơ sở.

3.3. Tuyên truyền, vận động nhân dân: thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân; đẩy mạnh việc khám, sàng lọc trước sinh, sơ sinh; chấm dứt tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; duy trì khoảng cách giữa các lần sinh, giảm tình trạng có thai ngoài ý muốn và làm tốt công tác KHHGĐ, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.

3.4. Tư vấn và cung cấp dịch vụ thiết yếu CSSKSS cho vị thành niên, thanh niên; tư vấn và giáo dục kỹ năng sống cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và chăm sóc trẻ sơ sinh.

3.5. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ an toàn, hiệu quả, đa dạng, thuận tiện với chất lượng ngày càng cao.

3.6. Triển khai Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nghiên cứu và thực hiện các mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngay tại nhà, tại cộng đồng và tại trạm y tế xã.

3.7. Thu thập số liệu và thực hiện chế độ ghi chép cơ sở dữ liệu ban đầu về dân số, kế hoạch hóa gia đình.

4. Phòng bệnh

4.1. Triển khai thực hiện tốt công tác tiêm chủng cho trẻ em, phụ nữ có thai; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm như phòng chống HIV/AIDS, lao, st rét, st xuất huyết,... phòng chống các bệnh do giun sán, ký sinh trùng, côn trùng, bệnh dại, tiêm phòng ngay khi bị súc vật cn,... quan tâm phòng chng các bệnh không lây nhiễm; hướng dẫn chuyên môn về thực hiện các hoạt động, dự án khác thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

4.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động lồng ghép các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân sgiai đoạn 2016 - 2020. Kết hợp giữa phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu với điều trị các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi, hen phế quản, tâm thần...

4.3. Tăng cường ý thức bảo vệ, nâng cao sức khỏe của người dân thông qua chế độ ăn uống, rèn luyện thể chất, sinh hoạt. Công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, y tế học đường.

4.4. Xây dựng kế hoạch và thực hiện, vận động nhân dân triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Y tế, trung tâm y tế huyện.

5. Khám bệnh, chữa bệnh

5.1. Tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn để đội ngũ cán bộ y tế xã có đủ năng lực chuyên môn thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thường gặp theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật cho trạm y tế xã, đặc biệt là các dịch vụ thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở ban hành theo Thông tư 39/2017/TT-BYT ngay 18/10/2017 của B Y tế. Đối với các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, nơi còn tồn tại phong tục đẻ tại nhà cần áp dụng mô hình cô đỡ thôn, bản là người dân tộc thiểu số để được hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh.

5.2. Phổ biến rộng rãiTài liệu chuyên môn khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường" ban hành kèm theo Quyết định 2919/QĐ-BYT ngày 06/8/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường và các hướng dẫn chuyên môn cho các trạm y tế.

5.3. Đối với các nơi thuộc khu biên giới: Tăng cường kết hợp quân dân y ở vùng biên giới, để khám chữa bệnh thường gặp, sơ cấp cứu ban đầu.

5.4. Phối hợp giữa trạm y tế xã với các phòng khám tư nhân, các phòng chẩn trị y học cổ truyền để khám bệnh, chữa bệnh thường gặp cho nhân dân.

5.5. Triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chng bệnh không lây nhiễm; chú trọng dự phòng, sàng lọc, phát hiện sớm, quản lý, điều trị, chăm sóc tại tuyến y tế cơ sở.

5.6. Đối với các trung tâm y tế huyện: xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bnh: Nâng cao năng lực chuyên môn, chú trọng công tác điều dưỡng, năng lực quản lý và cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; Đề án áp dụng quy trình quản lý chất lượng trong quản lý bệnh viện tuyến huyện; quản lý thông tin bệnh viện và ứng dụng tin học trong quản lý hoạt động bệnh viện tuyến huyện.

5.7. Đối với trạm y tế xã: Xây dựng Đề án xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, sử dụng thuc an toàn, hợp lý; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT và triển khai theo dõi, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính tại trạm (đối với các trạm đủ điều kiện), tăng cường công tác phục hi chức năng dựa vào cộng đồng.

6. Dược và Y, Dược cổ truyền

6.1. Xây dựng Đ án nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật về Y, Dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe tại tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là các phương pháp không dùng thuốc; Triển khai mạnh về công tác khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; chú trọng các kỹ thuật, phương pháp chữa bệnh không dùng thuc như châm cứu, xoa bóp, bm huyệt và sử dụng cây, con làm thuốc tại địa phương;...

6.2. Triển khai các hoạt động dự phòng, nâng cao sức khỏe, khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại tuyến y tế cơ sở; hướng dẫn nuôi trồng, sử dụng thuốc nam, thuốc y học ctruyền tại tuyến y tế cơ sở.

6.3. Tổ chức các tủ thuốc của trạm y tế xã để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của người dân. Xây dựng, bổ sung danh mục các thuốc được bảo hiểm y tế chi trả cho các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính, bệnh tâm thần, người cao tuổi phải điều trị lâu dài tại tuyến xã.

IV. TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHÂN LỰC

1. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy mạng lưới y tế cơ sở theo các quy định hướng dẫn tại Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 và các quy định của trạm y tế xã, phường, thị trấn tại Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ và Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế.

2. Xây dựng quy chế hoạt động của trạm y tế xã, phường, thị trấn để bảo đảm phù hợp, đáp ứng yêu cầu của từng địa phương theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

3. Bảo đảm các viên chức làm việc tại trạm y tế xã được đào tạo về nguyên lý y học gia đình; chăm sóc sức khỏe ban đầu; khám bệnh, chữa bệnh thường gặp; có đủ năng lực để chỉ đạo y tế thôn, bản; hiểu, biết và thực hiện tốt công tác quản lý sức khỏe cá nhân.

4. Bảo đảm 100% trạm y tế xã có bác sỹ làm việc thường xuyên hoặc ít nht 02 ngày/tun. Thường xuyên luân phiên bác sỹ từ Trung tâm y tế huyện về làm việc định kỳ 2 - 3 ngày/tun tại trạm y tế xã và ngược lại luân phiên bác sỹ tại trạm y tế xã về trung tâm y tế huyện làm việc đ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho tuyến xã. Luân phiên, chuyển người hành nghề giữa các trung tâm y tế huyện và giữa các cơ sở y tế tuyến tỉnh với trung tâm y tế huyện (và ngược lại) để bảo đảm người được luân phiên vừa được trao đổi học hỏi, vừa truyền đạt kinh nghiệm cả về chuyên môn và kỹ năng quản lý.

5. Mở rộng và đa dạng về loại hình đào tạo để đáp ứng yêu cầu về nhân lực. Nhân lực y tế tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được từng bước tăng cường, nâng cao chất lượng thông qua đào tạo cử tuyn, theo địa chỉ, liên thông, bi dưỡng kiến thức, chuyên môn kỹ thuật, đưa bác sỹ trẻ về vùng khó khăn, luân phiên nhân viên y tế, đào tạo về y học cổ truyền...

6. Huy động đội ngũ bác sỹ, nhân viên y tế có trình độ, kể cả người đã nghỉ hưu, các lương y tham gia khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Kiện toàn và củng cố hoạt động của ban chăm sóc sức khỏe nhân dân tại xã, huyện. Tăng cường hệ thống y tế thôn, bản, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hệ thống y tế thôn, bản tham gia vào công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe tại cộng đồng, chú trọng trang bị kiến thức và kỹ năng về tự bảo vệ và phòng bệnh thường gặp bằng thuốc nam, phương pháp không dùng thuốc tại cộng đồng cho người dân.

V. CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ

1. Tổ chức phân loại 3 vùng cho các trạm y tế xã theo Quyết định 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 để xây dựng Đ án và các Dự án đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt.

2. Kế hoạch đầu tư cho Y tế cơ sở phải xác định ưu tiên, tránh dàn trải mà phải tập trung vào những địa bàn xa trung tâm nhưng thuận tiện cho việc đi lại của người dân, địa bàn cách xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện có, nơi tập trung đông dân cư, những nơi thực sự có nhu cầu, bảo đảm bố trí được nguồn nhân lực làm việc.

Không nhất thiết xã nào cũng phải có trạm y tế xã với đầy đủ chức năng, mà phải chia thành 3 nhóm trạm theo Quyết định 4667/QĐ-BYT để đầu tư cho phù hợp: (1) nhóm trạm y tế xã có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, kể cả đỡ đẻ; (2) nhóm trạm y tế xã làm y tế dự phòng, khám chữa bệnh một số bệnh thường gặp, không cần đỡ đẻ; (3) nhóm trạm y tế xã chỉ làm nhiệm vụ y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe.

3. Về cơ sở hạ tầng

- Ưu tiên xây dựng mới, nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện để hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, vùng sâu, vùng xa, biên giới và các vùng khó khăn, bảo đảm cho mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản, có chất lượng.

- Tham khảo các mẫu nhà, khuôn viên và cơ sở vật chất của trạm y tế xã theo hướng dẫn của Bộ Y tế hoặc một số Dự án đã và đang triển khai, phù hợp với thực tế của từng địa phương. Sở Y tế đề xuất, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

4. Về trang thiết bị

- Ban hành danh mục trang thiết bị phù hợp với thực tế của từng địa phương, tạo điều kiện để y tế cơ sở triển khai được các kỹ thuật theo phân tuyến, nhất là các dịch vụ thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản tại tuyến xã; khuyến khích triển khai các dịch vụ của tuyến trên nếu có đủ điều kiện về vật chất và nhân lực đthực hiện.

Danh mục trang thiết bị y tế phải được cung cấp, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu và năng lực chuyên môn, sử dụng của từng trạm y tế xã đ tránh lãng phí. Đối với các máy móc, trang thiết bị xét nghiệm chẩn đoán, máy siêu âm xách tay, máy điện tim,... thì không nhất thiết xã nào cũng phải có. Chỉ đầu tư cho những nơi thực sự có nhu cầu, có năng lực sử dụng, đọc, phân tích kết quả và áp dụng kết quả cho công tác chn đoán và điều trị.

- Tổ chức thí điểm xét nghiệm tập trung, thu gom các mẫu xét nghiệm, bệnh phẩm từ các trạm y tế xã để tổ chức thực hiện các xét nghiệm, đọc, phân tích và trả kết quả về nơi gửi mẫu bằng email. Xây dựng và ban hành quy chế cho hoạt động thí điểm xét nghiệm theo phương thức tập trung.

- Rà soát trang thiết bị của các cơ sở y tế để điều chuyển từ nơi thừa, các nơi không có nhu cầu hoặc không có khả năng sử dụng sang nơi thiếu, nơi có khả năng sử dụng để bảo đảm hiệu quả.

VI. BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ GẮN LIỀN VỚI BHYT TOÀN DÂN

1. Thực hiện cơ chế tài chính đối với trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã, phường, thị trấn. Thực hiện nguyên tắc: kinh phí cho các hoạt động nâng cao sức khỏe cộng đồng, phòng bệnh do ngân sách nhà nước và từ kinh phí của các chương trình mục tiêu chi trả. Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách đối với y tế thôn, bản theo Quyết định 75/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (mức 0,5 và 0,3 còn thấp); bổ sung chính sách đối với y tế tổ dân phố.

2. Chi phí khám, chữa bệnh đối với người có thẻ BHYT thực hiện theo quy định về gói dịch vụ y tế cơ bản do BHYT chi trả, đối với người không có BHYT do ngân sách chi trả cho một số đối tượng theo lut định, còn lại do người dân chi trả.

3. Thực hiện thanh toán theo định suất, hoặc khoán đối với "Gói dịch vụ y tế cơ bản do BHYT chi trả", đặt hàng hoặc khoán đối với "Gói dịch vụ y tế cơ bản do ngân sách nhà nước chi trả" để trạm y tế xã có nguồn tài chính thực hiện các dịch vụ y tế thiết yếu về nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đu cho người dân.

4. Xây dựng và thực hiện giá dịch vụ tư vấn, một số dịch vụ dự phòng cho cá nhân, dịch vụ kiểm tra sức khỏe y tế tại tuyến xã.

5. Tiếp tục thực hiện BHYT toàn dân, thực hiện cơ chế đồng chi trả phù hợp đ khuyến khích người dân đăng ký và đến khám, chữa bệnh ban đu tại tuyến cơ sở. Tiếp tục thực hiện việc chuyển phần ngân sách nhà nước cấp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ mức đóng BHYT cho người dân gắn với việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình tính đóng, tính đủ và bảo đảm công khai, minh bạch. Hướng dẫn việc sử dụng 20% kết dư quỹ BHYT để phát triển bảo hiểm y tế (nếu có).

6. Sửa đổi, bổ sung quy định về sử dụng Quỹ BHYT nhằm bảo đảm cho trạm y tế xã có đủ kinh phí để cung ứng được gói dịch vụ y tế cơ bản và theo dõi, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tâm thần,... cho người có thẻ BHYT.

7. Mở rộng danh mục thuốc tại tuyến cơ sở được thanh toán bằng Quỹ BHYT, đáp ứng nhu cầu thuốc sử dụng cho các bệnh được quản lý ngay tại cộng đồng, các bệnh tâm thn, các bệnh không lây nhim, mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường,... Bảo đảm cung cấp đủ gói đỡ đẻ sạch theo quy định của Bộ Y tế cho các cô đỡ thôn, bản ở những vùng khó khăn.

8. Xây dựng cơ chế tăng cường nguồn cây thuốc sẵn có tại địa phương sử dụng trong phòng bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả ở tuyến y tế cơ sở.

VII. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Xây dựng lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, gắn việc quản lý các hoạt động chuyên môn với quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân.

2. Triển khai thống nhất 01 phần mềm quản lý hoạt động của trạm y tế xã, kết nối với trung tâm y tế huyện, đồng bộ giữa (1) hệ thống công nghệ thông tin quản lý hoạt động trạm y tế xã, phường; (2) quản lý tiêm chủng; (3) quản lý hồ sơ sức khỏe người dân gắn với hệ thống quản lý thẻ BHYT và thanh toán BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3. Từng bước tích hp cơ sở dữ liệu, thông tin y tế, tích hp các phần mềm đơn lẻ vào một phần mềm duy nhất để quản lý hoạt động của trạm y tế xã. Rà soát, sửa đổi các quy định về ssách, mẫu báo cáo, tăng cường ứng dụng và thực hiện báo cáo trực tuyến bằng ứng dụng công nghệ thông tin. Tiến tới bỏ các loại sổ sách ghi chép thống kê y tế, báo cáo.

VIII. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỂM ĐỐI VỚI TRẠM Y TẾ

1. Nghiên cứu, đánh giá một số trạm y tế điển hình về thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ theo chức năng để xây dựng mô hình điểm, sơ kết, tổng kết và nhân rộng áp dụng mô hình trong toàn tỉnh.

2. Mô hình điểm đối với trạm y tế xã phải đáp ứng đầy đủ chức năng, các nhiệm vụ về chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh, khám chữa bệnh, nâng cao sức khỏe, chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc sức khỏe.

IX. KIỂM TRA, GIÁM SÁT

1. Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm y tế các huyện, trạm y tế xã xây dựng kế hoạch thực hiện, nội dung, cách thức triển khai công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Đề án. Định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả thực hiện, 12 tháng phải sơ kết tình hình thực hiện Đề án ở địa phương và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Triển khai thực hiện bộ câu hỏi kiểm tra, giám sát trên địa bàn toàn tỉnh (sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế).

X. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Cng cố, hoàn thiện tổ chức của mạng lưới y tế cơ s

1.1. Với Trung tâm y tế huyện: Các ngành chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện mô hình trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bắt đầu tư năm 2018 (sau đây gọi tắt là Trung tâm y tế cấp huyện) theo quy định tại Thông tư 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; thực hiện các quy định về tổ chức và nhân lực đi với trạm y tế theo Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ và các nhiệm vụ theo hướng dẫn tại Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế.

1.2. Với Trạm Y tế xã: Phân loại các trạm y tế theo Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã (Quyết định 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Theo đó, trên địa bàn tỉnh, các xã vùng I: 25 xã (19,2%), vùng II 31 xã (23,8%), vùng III 74 xã (56,9%). Trên cơ sở đó, UBND tỉnh quy định về cơ cơ chế hoạt động và ưu tiên đầu tư cho phù hợp đảm bảo hoàn thiện tiêu chí cho các trạm y tế xã.

1.3. Nghiên cứu đề xuất để tiến tới quy định người hành nghề chuyên môn y tế phải có thời gian công tác nghĩa vụ tại tuyến huyện, tuyến xã.

1.4. Tăng cường đào tạo quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo bác sỹ gia đình; tiếp tục thực hiện các hình thức đào tạo nhân lực đặc thù đđáp ứng nhu cầu nhân lực cho y tế cơ sở ở các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

1.4.1. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Phát triển nguồn nhân lực ngành Y giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025. Tập trung xây dựng và hoàn thiện mô hình đổi mới toàn diện đào tạo y đa khoa, điều dưỡng và dược theo hướng hội nhập khu vực. Xây dựng cơ chế Viện - Trường để phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành trong đào tạo nhân lực y tế tại tỉnh. Hằng năm xây dựng kế hoạch, nhu cầu đào tạo, đa dạng các hình thức đào tạo để đến năm 2020 đủ chuyên ngành, đủ cán bộ y tế cơ sở đảm bảo đủ về thành phần, cơ cấu, đáp ứng trình độ chuyên môn.

- Quan tâm đào tạo đại học hệ chính quy theo địa chỉ, đào tạo hệ liên thông và sau đại học chú trọng cán bộ y tế là người địa phương, người dân tộc thiểu số;

- Thường xuyên tổ chức đào tạo lại, đào tạo liên tục, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, cho cán bộ y tế tuyến huyện, phòng khám ĐKKV, trạm y tế xã và y tế thôn, bản;

- Đào tạo tại Trường cao đẳng Y tế theo hướng: Đào tạo trình độ cao đẳng, Kỹ thuật viên, đào tạo định hướng các chuyên khoa; đào tạo liên tục cho các bộ y tế cơ sở.

- Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo thông qua giám sát thường xuyên, kiểm định chất lượng đào tạo, áp dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo theo quy định.

1.4.2. Thực hiện chế độ luân phiên

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án 1816: các đơn vị tuyến tỉnh xây dựng kế hoạch để các kíp cán bộ y tế cơ sở lên tuyến tỉnh học tập, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật; đồng thời cử các cán bộ, các kíp thuộc các bệnh viện tuyến tỉnh, các trung tâm chuyên khoa của tỉnh tăng cường hỗ trợ tuyến huyện, giúp cho cán bộ y tế của các huyện được đào tạo, nâng cao kiến thc chuyên môn tại chỗ, giảm gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình người bệnh, hạn chế phải chuyển tuyến, góp phần giảm quá ti của các bệnh viện tuyến trên.

- Tuyến huyện xây dựng kế hoạch chỉ đạo tuyến và tăng cường cán bộ hỗ trợ chuyên môn cho Phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã.

1.5. Củng cố, kiện toàn, sắp xếp đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo Quyết định 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đi với nhân viên y tế thôn, bản và Thông tư 07/2013/TT-BYT ngày 08/3/2013 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, chức năng nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bn.

2. Về tài chính và bảo hiểm y tế

2.1. Thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ sở y tế theo hướng ngân sách nhà nước bảo đảm chi cho y tế dự phòng, y tế cơ sở và các nhiệm vụ do nhà nước giao hoặc đặt hàng gắn với việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trung tâm y tế huyện theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các Bộ, Ngành trung ương.

2.2. Thực hiện Thông tư số 143/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020, trong đó quy định rõ các nội dung, mức chi tối đa từ ngân sách địa phương, nguồn bảo đảm.

2.3. Tổ chức thực hiện và sử dụng số kinh phí giảm chi cho các bệnh viện theo lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế để ưu tiên cho y tế cơ sở, y tế dự phòng và Chương trình mục tiêu y tế - Dân số; hỗ trợ người dân tham gia BHYT.

- Huy động các nguồn lực và tăng cường tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chính sách pháp luật về BHYT để thực hiện lộ trình Bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn đến năm 2020;

- Tiếp tục bảo đảm nguồn ngân sách Nhà nước mua BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác và hỗ trợ mức đóng cho một số đối tượng như: cận nghèo, học sinh, sinh viên...;

- Tập trung rà soát các đối tượng để tránh trùng lắp, bỏ sót; tập trung tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Luật BHYT và quy định liên quan đđảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT.

4.4. Triển khai thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế, thực hiện phương thức thanh toán theo định sut đi với cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

4.5. Đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa các hoạt động ở tuyến y tế cơ sở. Khuyến khích các cơ sở y tế có điều kiện xã hội hóa, vay vốn, huy động, liên doanh, liên kết, hợp tác công tư để thực hiện các dự án đầu tư mở rộng cơ sở hoặc xây dựng mới cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, phát triển chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

4.6. Triển khai thực hiện một số Dự án ODA vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại để đầu tư cho y tế cơ sở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn theo chỉ đạo của BY tế.

5. Xây dựng mô hình điểm, phân công nhiệm vụ phụ trách, hướng dẫn, theo dõi và giám sát đáp dụng, đánh giá, tng kết các bài học kinh nghiệm và nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh.

6. Xây dựng kế hoạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, giao tiếp, ứng xử; việc thực hiện chế độ, chính sách y tế, qua đó kịp thời tháo gỡ khó khăn cho y tế cơ sở.

7. Xây dựng và thực hiện việc sơ kết, tổng kết; định kỳ hằng năm báo cáo UBND theo quy định.

8. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin:

- Tiếp tục hoàn thiện và công bố, triển khai nghiêm túc các bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực y tế; kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho từng giai đoạn phát triển của địa phương để nâng cao tính minh bạch trong quản lý nhà nước về công tác y tế.

- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác khám, chữa bệnh, công tác y tế dự phòng và thống kê, thông tin y tế. Xây dựng các cơ sở dữ liệu về dân số, hệ thống y tế, hệ thống các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển sự nghiệp y tế.

- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin về y tế đtăng cường được năng lực thu thập, xử lý thông tin và tng hp báo cáo; tổ chức phổ biến, tuyên truyền các thông tin y tế đến đông đảo tầng lớp nhân dân.

9. Giải pháp về chế độ chính sách:

Tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách về đào tạo, nhất là đào tạo cán bộ có trình độ cao; tiếp tục kiến nghị với Chính phủ kéo dài thời gian thực hiện Nghị định 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 (thêm 5 năm) đối với cán bộ, công chức, viên chức y tế đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để khuyến khích cán bộ y tế công tác ổn định lâu dài tại tuyến cơ sở; thực hiện tốt công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ; chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao...

XI. TỔNG NHU CẦU, NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Tổng nhu cầu vốn: 1.187,8 tỷ đồng, trong đó:

1.1. Kinh phí cho đầu tư CSVC, TTB: 1.107,2 tỷ đồng

1.2. Kinh phí hỗ trợ đào tạo: 78,6 tỷ đồng

2. Cơ cấu các nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch

2.1. Cho đầu tư CSVC, TTB và CNTT:

- Các nguồn vốn đầu tư đã có dự kiến từ kế hoạch Đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020, các nguồn hỗ trợ, viện trợ: 284,2 tỷ đồng.

- Nhu cầu còn thiếu: 823 tỷ đồng, trong đó:

+ Dự kiến nguồn ngân sách Trung ương (CTMT Y tế - Dân số, CTMT hỗ trợ đầu tư y tế địa phương, CTMTQG xây dựng nông thôn mới, CTMTQG giảm nghèo bền vững, trái phiếu Chính phủ): 636,5 tỷ đồng.

+ Dự kiến nguồn ngân sách địa phương (Xổ số kiến thiết, cân đối ngân sách địa phương, kết dư bảo hiểm y tế, nguồn hợp pháp khác): 86,2 tỷ đồng.

+ Dự kiến từ các nguồn ODA, NGOs, hỗ trợ, viện trợ: 76,7 tỷ đồng.

2.2. Cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: 78,6 tỷ đồng.

Dự kiến nguồn ngân sách địa phương, các chương trình, dự án, hỗ trợ, viện trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.

(Có các phụ lục chi tiết kèm theo)

XII. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi: Y tế cơ sở gồm y tế huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; y tế xã, phường, thị trấn và y tế thôn bản.

2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2025.

XIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Sở Y tế là cơ quan chủ trì, đầu mối phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; huy động các nguồn viện trợ, nguồn vốn vay, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cho thực hiện Kế hoạch; xây dựng các chương trình hành động, lập kế hoạch hàng năm để thực hiện; đồng thời chịu trách nhiệm điều phối, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế tham mưu cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Kế hoạch này theo kế hoạch hằng năm; huy động các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức để thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế bố trí nguồn chi sự nghiệp để thực hiện Kế hoạch này theo kế hoạch hằng năm.

4. Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan triển khai quy hoạch chi tiết đầu tư xây dựng các cơ sở y tế trên địa bàn toàn tỉnh theo Quy hoạch.

5. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo cán bộ y tế, đảm bảo phù hợp quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Y tế; triển khai thực hiện công tác y tế trường học.

7. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan tham mưu cho Tỉnh tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức y tế cơ sở.

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan tham mưu lồng ghép nguồn lực cho CSSK từ Chương trình MTQG giảm nghèo; thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo chính sách y tế cho các đối tượng dễ bị tổn thương như: người nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng bảo trợ xã hội;

9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan hằng năm xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân” và cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân ththeo gương Bác Hồ vĩ đại” nhằm bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; tham mưu lồng ghép đầu tư xây dựng các trạm y tế xã trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

11. Sở Công thương chủ trì, phối hp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

12. Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện bảo vệ, chăm sóc sức khỏe đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

13. Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp tục phối hợp với ngành Y tế trong việc thông tin, truyền thông về Luật Bảo him Y tế và tháo gỡ nhng vướng mắc trong việc triển khai thực hiện khám, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế trên địa bàn.

14. Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đng, Nhà nước và của Tỉnh về công tác y tế.

15. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Y tế thực hiện hiệu quả công tác kết hợp quân dân y trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bộ đội trên địa bàn tỉnh góp phần củng cố an ninh, quốc phòng tại mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh.

16. Công an tỉnh có trách nhiệm nắm tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo các cơ sở y tế (theo địa bàn được phân công). Phi hp với các Sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực y tế, đảm bảo an ninh trật tự, an ninh chính trị nội bộ ngành Y tế, đấu tranh ngăn chặn hoạt động phức tạp liên quan đến an ninh quốc gia. Thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự đối với Chương trình, dự án có yếu tnước ngoài trong lĩnh vực y tế.

17. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên và các tổ chức thành viên; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy; các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể xã hội khác phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh công tác truyền truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và huy động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ và CSSK nhân dân.

18. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu thuộc địa phương quản lý. Chỉ đạo Phòng Y tế và các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND các xã trên địa bàn quản lý phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ tại địa phương./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 211/QĐ-UBND ngày 16/03/2018 phê duyệt Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Quyết định 2348/QĐ-TTg, giai đoạn 2018-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.918

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.226.128
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!