Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2069/QĐ-UBND duyệt kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống lao Bạc Liêu 2015

Số hiệu: 2069/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu Người ký: Lê Thị Ái Nam
Ngày ban hành: 01/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2069/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 01 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG LAO ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 374/QĐ-TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Trên cơ sở Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 24/7/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống bệnh lao tỉnh Bạc Liêu;

Xét đề nghị của Ban Chỉ đạo Phòng, chống bệnh lao tỉnh tại Tờ trình số 203/TTr-BCĐ ngày 14/10/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch số 48/KH-BCĐ ngày 30/7/2015 của Ban Chỉ đạo Phòng, chống bệnh lao tỉnh về triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Có kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Giám đốc Sở Y tế kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống bệnh lao của tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo, các đơn vị có liên quan và UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; định kỳ 6 tháng, hàng năm, Ban Chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả về UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

2.Về kinh phí thực hiện Kế hoạch: Trên cơ sở phân bổ ngân sách Trung ương hàng năm (thông qua Dự án chống lao thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế) và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, giao Ban Chỉ đạo Phòng, chống bệnh lao của tỉnh (Sở Y tế) xây dựng dự toán kinh phí chuyển Sở Tài chính kiểm tra, cân đối bố trí nguồn theo quy định, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Ban Chỉ đạo Phòng, chống bệnh lao của tỉnh, Thủ trưởng các ngành có liên quan và Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./. 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- CT, PCT. VHXH;
- TV. BCĐ PCBL tỉnh;
- UBND cấp huyện;
- Lưu: VT, (TN-QĐ.15
)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Thị Ái Nam

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG LAO ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030

Thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ vphê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống lao tỉnh Bạc Liêu xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG

1. Đặc điểm xã hội, địa lý, dân số

Bạc Liêu là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long với diện tích khoảng 2.594 km2.

- Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang;

- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng;

- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau;

- Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.

Bạc Liêu gồm có 06 huyện, thị xã và 01 thành phố; có 64 xã, phường với dân số 885.547 người, dân số tăng trung bình là 10,7 ‰ trên năm.

Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, ngư nghiệp và thương mại dịch vụ.

2. Tổ chức mạng lưới chương trình chống lao (CTCL)

2.1. Tuyến tỉnh:

Hiện tại, Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội là đơn vị được giao trực tiếp điều hành hoạt động CTCL tỉnh Bạc Liêu, trong đó khoa lao chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, điều phối, triển khai công tác phòng, chống lao trên địa bàn tỉnh. Đến khi Bệnh viện Lao xây dựng xong và đưa vào hoạt động, khi đó CTCL sẽ do Bệnh viện Lao điều hành. Hoạt động chống lao gồm các nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch và triển khai hoạt động phòng, chống lao trên địa bàn;

- Tham mưu cho Sở Y tế để điều phối hoạt động chống lao tất cả các đơn vị y tế công;

- Huy động xã hội tham gia, đảm bảo nguồn nhân lực và tài chính cho công tác phòng, chống lao trên địa bàn;

- Đảm bảo chất lượng các phòng xét nghiệm trên địa bàn, tăng cường năng lực phòng xét nghiệm tuyến tỉnh đáp ứng yêu cầu giải quyết các thách thức mới như lao/HIV và lao kháng thuốc;

- Lập kế hoạch và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chống lao trên địa bàn;

- Dự trù, quản lý, phân phối thuốc, vật tư trang thiết bị đầy đủ, hợp lý;

- Chẩn đoán, hội chẩn và điều trị người bệnh quá khả năng tuyến dưới;

- Kiểm tra, giám sát hỗ trợ tuyến dưới thực hiện các hoạt động phòng chống lao, bao gồm đảm bảo chất lượng;

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai chương trình chống lao tại địa phương.

2.2. Tuyến huyện, thành phố (gọi tắt là tuyến huyện):

Tuyến huyện là tuyến đầu tiên, bản để triển khai CTCL. Đơn vị chống lao tại tuyến huyện được tổ chức là Tổ chống lao chịu trách nhiệm về công tác chống lao trên địa bàn huyện bao gồm:

- Khám cha bệnh:

+ Đăng ký và điều trị các trường hợp phát hiện AFB(+) và nhng bệnh nhân được chẩn đoán từ các tuyến gửi về;

+ Thu dung, quản lý lao kháng thuốc;

+ Phối hợp chẩn đoán và điều trị lao phổi AFB(-) ở người có HIV.

- Thực hiện triển khai xét nghiệm đờm cho những người nghi lao và lao kháng thuốc trên địa bàn đảm bảo chất lượng.

- Thực hiện quản lý chương trình tại huyện:

+ Lập kế hoạch chi tiết và triển khai các hoạt động chống lao;

+ Kiểm tra giám sát tuyến xã phường và bệnh nhân;

+ Thực hiện ghi chép báo cáo.

- Đảm bảo việc quản lý, sử dụng thuốc chống lao theo CTCL trên địa bàn (lồng ghép trong quản lý dược chung, nhưng theo báo cáo riêng của CTCL). Yêu cầu thuốc, cốc đờm, lam kính, hóa chất và biểu mẫu.

- Phối hợp với các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong địa bàn tuyên truyền giáo dục sức khỏe phòng, chống bệnh lao trên địa bàn huyện.

2.3. Tuyến xã, phường, thị trấn (gọi tắt là tuyến xã):

Tuyến cơ scủa hệ thống chăm sóc y tế, ở tuyến xã có một cán bộ chịu trách nhiệm hoạt động chống lao tại xã bao gồm:

- Xác định người có triệu chứng nghi lao ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần và chuyển họ tới Tổ chống lao hoặc Trung tâm y tế huyện.

- Giám sát việc điều trị ngoại trú có kiểm soát của bệnh nhân lao tại trạm y tế xã, phưng.

- Thực hiện việc sử dụng thuốc của bệnh nhân,ghi chép thuốc vào sổ lĩnh nhập.

- Thăm người bệnh tại nhà trong giai đoạn củng cố.

- Tìm những người bệnh bỏ điều trị, trhẹn.

- Khám sàng lọc, theo dõi trẻ em và người lớn có tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt tiếp xúc với người bệnh lao kháng đa thuốc.

- Chuyển người nhiễm HIV có triệu chứng nghi lao đi khám sàng lọc bệnh lao.

- Giám sát 100% thời gian đối với người bệnh lao kháng thuốc và điều trị Phác đồ II (phác đồ tái trị).

- Giáo dục sức khỏe cho người dân hiểu biết về bệnh lao và các tác nhân ảnh hưởng tới bệnh lao.

2.4. Trung tâm 06 (Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tnh Bạc Liêu):

Phát hiện đối tượng nghi lao gửi khám phát hiện bệnh, qun lý và điều trị bệnh lao tại Trung tâm.

II. HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG LAO GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

1. Tình hình bệnh lao tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010-2014:

Phụ lục 1. Tổng hợp các số liệu hoạt động chống lao 2010-2014

1.1. Tình hình phát hiện và thu dung điều trị bệnh nhân lao

Tỉ lệ thử đàm toàn tỉnh duy trì từ 0,7 - 0,8% dân số/năm(yêu cầu của chương trình là 1%), tất cả các huyện điều không đạt tỉ lệ thử đàm theo yêu cầu của chương trình vì tách trung tâm y tế ra cơ sở vật chất còn tạm nên chưa thu hút được người dân đến khám.

Lao các thể chiếm 109 - 125 bệnh /100.000 dân, năm 2010 tăng cao 125 bệnh/100.000 dân sau đó giảm dần, năm 2013 còn 109 bệnh/100.000 dân.

Lao phổi AFB (+) mới toàn tỉnh chiếm 61-78 bệnh/100.000 dân, năm 2010 tăng cao 78/100000 dân, sau đó giảm dần, năm 2014 còn 66/100000 dân.

Lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi toàn bình quân chiếm từ 37 - 43 bệnh/100.000 dân năm 2009 tăng lên 43 bệnh/100000 dân sau đó giảm dần năm 2014 giảm xuống 34 bệnh/100000 dân.

Lao phổi tái phát chiếm từ 6,8 - 9,2 bn/ 100.000 dân chỉ số này giao động đến năm 2014 là 8,2 bn/ 100.000 dân.

Lao đồng nhiễm HIV trung bình từ 4- 5,3% / tổng số bệnh lao, tăng cao nhất năm 2010 chiếm 5,3%/ tổng số bệnh lao trong toàn tnh.

1.2. Quản lý và kết quả điều trị bệnh lao:

Bệnh nhân sau khi được phát hiện lao đều được thu dung, điều trị thuốc miễn phí và được quản lý theo dõi diễn biến, sức khỏe người bệnh trong giai đoạn tấn công và duy trì (6 tháng). Sau thời gian điều trị đều được đánh giá kết quả điều trị.

Tỉ lệ điều trị khỏi bệnh lao phổi AFB(+) mới toàn tỉnh đạt trung bình 92- 95% (yêu cầu của CTCLQG trên 85%), kết quả điều trị khỏi bệnh ổn định.

Tỉ lệ bệnh nhân điều trị thất bi toàn tỉnh chiếm 0,5 - 0,7 tổng số bệnh lao. Số này đang có xu hướng tăng dần.

Tỉ lệ bệnh nhân bỏ trị rất thấp toàn tỉnh ở mức 0,1%. ( quốc gia < 3%).

Tỉ lệ tử vong bệnh lao toàn tỉnh mức cao từ 3 - 6,8 bn/ 100.000 dân, tử vong cao nhất năm 2011 số bệnh nhân lao t vong có xu hướng giảm, năm 2014 giảm còn 6,2 bn/100.000 dân.

1.3. Lao đa kháng thuốc:

- Triển khai thu dung và quản lý điều trị lao kháng thuốc vào quý III năm 2014.

- Phối hợp với BV lao Cần Thơ trong công tác phát hiện bệnh lao kháng thuốc.

- Số người nghi lao kháng thuốc được xét nghiệm GeenXpert: 10 bn.

- Số bệnh nhân lao kháng thuốc được phát hiện: 03 bn.

- Số bệnh nhân lao kháng thuốc được thu dung điu trị: 2 bn.

1.4. Lao/HIV:

- Tổ chức họp giao ban mỗi quý giữa hai chương trình có sự tham dự và chỉ đạo của Phó Giám đốc Sở Y Tế;

- Bệnh nhân lao được tư vấn và làm xét nghiệm lao đạt 79% tổng số bệnh lao;

- Bệnh HIV được khám sàng lọc lao còn thấp < 50% tổng số bệnh nhân HIV;

- Bệnh lao/HIV: chiếm 4% tổng số bệnh lao;

- Bệnh nhân HIV được điu trị dự phòng đạt 70% tổng số bệnh nhân HIV;

- Bệnh nhân lao/HIV được điều trị ARV (bao gồm cả trước và trong quá trình điều trị) đạt 80%/ tổng số bệnh nhân lao/ HIV.

1.5. Phối hợp y tế công - tư:

Tổ chống lao các huyện hợp đồng phối hợp với BV huyện trong công tác phát hiện và điều trị bệnh lao.

1.6. Quản lý lao trong trại giam - TT 06: Phát hiện và điều trị bệnh nhân lao tại Trung Tâm 06.

2. Thực trạng nguồn nhân lực hoạt động phòng, chống lao hiện nay

2.1. Nguồn nhân lực và cơ sở

2.1.1. Tuyến Tỉnh:

Trước đây, khoa Lao thuộc Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội chỉ có 02 biên chế, chịu trách nhiệm về hoạt động của CTCL tỉnh Bạc Liêu. Đến tháng 7/2012 được 03 biên chế. Hiện tại khoa lao có 04 biên chế.

Trên thực tế, những năm qua hoạt động chỉ có 02 hoặc 03 biên chế. Hàng tháng, quý đi xuống cơ sở xã, phường, huyện để tuyên truyền, kiểm tra, quản lý bệnh nhân được điều trị bệnh lao tại nhà theo phác đồ của CTCL quốc gia đối với các đơn vị thuộc hệ dự phòng gồm những việc:

- Phụ trách chương trình làm công tác chỉ đạo tuyến (kế hoạch, kiểm tra, giám sát, hội chẩn, đào tạo, lượng giá);

- Quản lý lao kháng thuốc;

- Điều trị dự phòng lao cho trẻ em từ 0 - 14 tuổi sống chung với ngun lây;

- Xét nghiệm đàm và kiểm phẩm;

- Dược phụ trách cung ứng thuốc, vật tư chương trình;

- Thống kê báo cáo chương trình;

- Kế toán chương trình (kế toán dược và kinh phí chương trình mục tiêu);

- Công tác truyền thông;

- Phụ trách Lao/HIV.

Những năm qua do nhiều lý do trong đó có việc chưa quy định rõ ràng nên khoa lao chưa được phân bổ biên chế cho hoạt động Chương trình hợp lý. Do vậy khoa lao gặp nhiều khó khăn về nhân lực trong triển khai các hoạt động.

2.1.2. Tuyến huyện:

Đa số cán bộ làm công tác chống lao đều kiêm nhiệm nằm trong khoa Kiểm soát dịch bệnh chưa có thành lập Tchống lao (tổ chống lao biên chế là 03), có huyện chỉ có 01 nhân sự làm công tác chống lao. Điều kiện làm việc không đảm bảo, đa số các huyện đu chưa có phòng khám cho bệnh nhân lao và không đảm bảo an toàn trong phòng chng nhiễm khuẩn và chế độ cho người làm công tác chống lao chưa ổn định hay thay đi (từ hưởng cao - thấp). Từ thực tế trên hoạt động chống lao ở các huyện còn nhiều hạn chế, cán bộ công chưa an tâm trong công tác.

2.1.3. Tuyến xã:

Mỗi xã trong tỉnh đều có 01 cán bộ phụ trách về công tác phòng chống lao, có chế đưu đãi cho hoạt động. Hiện nay, cán bộ phụ trách công tác phòng, chống lao tuyến xã thường xuyên bị thay đi nên công tác quản lý bệnh nhân gp nhiều khó khăn.

2.2. Kinh phí hoạt động

CTCL là chương trình mục tiêu quốc gia nên kinh phí được cấp ủy quyền cho hoạt động chương trình, trong những năm gần đây kinh phí CTCL đều bị cắt giảm, năm 2014 cắt giảm còn rất thấp còn 210.000.000đ, năm 2015 là 220.000.000d. Kinh phí địa phương đối ứng không có nên chương trình gp nhiều khó khăn trong quản lý chương trình.

Kinh phí đầu tư cho công tác chống lao từ 2011 - 2015

ĐV: triệu đng

Kinh phí

2011

2012

2013

2014

2015

CTMT cấp

500

324

571

210

220

Tin thuc CTMT cấp

665

605

530

855

920

Địa phương cấp mua thuốc lao bổ sung

 

 

 

73

 

Ngun khác cấp (QTC, Hà Lan)

911

344

490

276

169

Tổng cộng

2.076

1.274

1.592

1.414

1.309

3. Thuận li và khó khăn

3.1. Thuận lợi:

- Có sự quan tâm htrợ của, Sở Y tế, các sở ngành liên quan và Trung tâm y tế huyện.

- CTCL là chương trình ưu tiên quốc gia được sự quan tâm và hướng dẫn kthuật từ CTCL QG và có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

- Mạng lưới chương trình triển khai đến 100% huyện, xã và có sự phối kết hợp, hỗ trợ giữa các tuyến trong công tác phát hiện, quản lý điều trị.

- Đa số cán bộ chống lao nhiệt tình, năng n trong công tác.

- 7/7 huyện, thành phố có phòng xét nghiệm đàm.

- Chế độ bồi dưỡng theo Thông tư 113.

- Thực hiện đúng yêu cầu về quản lý dược và vật tư của CTCLQG.

- Đã có hệ thống theo dõi giám sát.

- Đã có hệ thống quản lý thông tin điện tử tại tuyến tỉnh.

- Đánh giá tầm quan trọng của quản lý bệnh lao kháng thuốc và đã triển khai đăng ký quản lý lao kháng thuc năm 2014.

- Triển khai điều trị dự phòng lao cho trẻ em từ 0 - 14 tuổi sống chung với nguồn lây

- Triển khai hoạt động phòng, chống lao tại TT 06.

- Triển khai hoạt động phòng, chống lao trong trại giam.

- Tnh đã thành lập ban điều hành phối hợp Lao/HIV và duy trì hoạt động giao ban mỗi quý.

- Mạng lưới truyền thông được phát triển tại 1 số tuyến: tỉnh, huyện, xã, khóm, ấp. Các tổ chức xã hội tham gia tích cực trong công tác truyền thông.

3.2. Khó khăn:

- Một bộ phận cán bộ chưa yên tâm, chưa nhiệt tình công tác trong chuyên ngành lao.

- Cán bộ chống lao các tuyến thường xuyên thay đổi nên thiếu, không đủ chất lượng, thiếu kiến thức, kinh nghiệm về phòng chống lao.

- Nhân viên y tế, và cộng đồng vẫn lo sợ bệnh lao kháng đa thuốc.

- Thiếu kinh nghiệm triển khai quản lý bệnh lao kháng thuốc.

- Các quy định hiện hành chưa thu hút được cán bộ.

- Thiếu cán bộ trong tương lai.

- Lương thấp, không thu hút nhân lực.

- Điều kiện làm việc chưa tốt và chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng với cán bộ chống lao bất cập, chưa công bằng cho tuyến huyện, tuyến xã.

- Cơ sở vật chất cho hoạt động chống lao tại huyện đa số chưa có (phòng khám, phòng tư vấn, phòng làm việc) một số huyện kho thuốc chưa đảm bảo chất lượng.

- Đa số các lồng phết đàm đã cũ không còn đảm bảo an toàn cho nhân viên xét nghiệm (chương trình không có kinh phí).

III. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN

1. Mục tiêu

1.1 Mục tiêu đến hết năm 2015:

- Giảm số người mắc bnh lao trong cộng đồng xuống dưới 110 người trên 100.0000 dân (CLPCLQG dưới 187 người trên 100.000 dân).

- Giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 10 người trên 100.000 dân (CLPCLQG dưới 18 người trên 100.000 dân).

- Tỉ lệ lao đa kháng thuốc dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện (CLPCLQG dưới 5% trong tng số người bệnh lao mới phát hiện).

1.2. Mục tiêu đến hết năm 2020:

- Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 100 người trên 100.000 dân (CLPCLQG dưới 131 người trên 100.000 dân).

- Giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 7 người trên 100.000 dân (CLPCLQG dưới 10 người trên 100.000 dân).

- Khống chế số người mc bệnh lao đa kháng thuốc với tỉ lệ dưới 5% trong tổng sngười bệnh lao mới phát hiện (CLPCLQG dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện).

1.3. Tầm nhìn đến năm 2030:

Tiếp tục giảm số người chết do bệnh lao và giảm số người mc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người trên 100.000 dân (CLPCLQG dưới 20 người/100.000 dân). Hướng tới mục tiêu thanh toán bệnh lao trong cộng đồng.

Phụ lục 2. Các chỉ tiêu cơ bản đến 2020

2. Nhận định: Nếu các hoạt động chống lao tiếp tục được đầu tư mọi mặt như hiện nay dự báo CTCL Bạc Liêu thực hiện: Hoàn thành chỉ tiêu của Chiến lược phòng chống Quốc gia đến năm 2020; khoảng chênh lệch trong chỉ tiêu lao các thể/ 100.000 dân giữ hiện thực và tầm nhìn đến 2030 là khá rộng. Muốn đạt đưc cần có sự đầu tư nguồn lực lớn, đầy đủ, hợp mới hy vọng đạt được các mục tiêu đúng theo chỉ tiêu của CTCLQG.

IV. CÁC GIẢI PHÁP

1. Công tác chỉ đạo điều hành

- Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh tỉnh Bạc Liêu. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn.

- Triển khai thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống bnh lao của tỉnh.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào công tác phòng, chống bệnh lao.

- Chỉ đạo triển khai thực hiện đúng các chế độ chính sách ưu đãi cho cán bộ, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế đang làm công tác phòng, chống bệnh lao theo quy định.

2. Giải pháp truyền thông

- Đy mạnh phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách về phòng, chống bệnh lao.

- Tuyên truyền về bệnh lao và công tác phòng, chống lao để người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa, người di biến động hiểu, không mặc cảm kỳ thị đối với bệnh lao và chủ động tiếp cận sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao do ngành y tế cung cấp.

- Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, người bệnh, người nhà người bệnh tham gia tích cực vào tuyên truyền về bệnh lao để mọi tầng lp nhân dân hiểu và chủ động phòng, chống bệnh lao.

- Xây dựng chính sách khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống bệnh lao.

3. Giải pháp chuyên môn kỹ thuật và dịch vụ phòng, chống bệnh lao

- Tăng cường phát hiện lao sớm và điều trị có hiệu quả bệnh lao

Các cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị, dự phòng và quản lý bnh lao theo hướng, dẫn của Bộ Y tế. Các cơ sở y tế chuyên khoa lao và bnh phổi các tuyến chủ trì, phối hợp với các cơ sở y tế đa khoa, chuyên khoa khác và y tế ngoài công lập bảo đảm hướng dẫn, giám sát việc cung cấp dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao có chất lượng cho mọi người dân;

Tạo điều kiện thuận lợi để ngưi dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa, người di biến động dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh lao với khuyến khích tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội hỗ trợ cho người bệnh lao được sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh lao thuận lợi.

- Đẩy mạnh việc áp dụng các kỹ thuật mới vào khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao.

Xây dựng kế hoạch để chủ động tiếp cận các kỹ thuật đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng nhm phổ cập dịch vụ khám phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh lao toàn diện cũng như sử dụng tối ưu các kỹ thuật truyền thống để khám, chữa và phòng bệnh lao đạt hiệu quả trong điều kiện của Bến Tre

Triển khai áp dụng các mô hình tiếp cận mới trước khi triển khai phổ cập các dịch vụ phòng, chống lao cho người dân thông qua hệ thống y tế công lập và ngoài công lập với sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng. Thường xuyên rà soát, đánh giá các mô hình đã được thí điểm, nếu có hiệu quả cao, chủ động triển khai nhân rộng nhằm tăng khả năng cung ứng dịch vụ cũng như tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các dịch vụ khám, chữa bệnh lao có chất lượng hơn.

4. Giải pháp hợp tác quốc tế

- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân nước ngoài về lĩnh vực nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và hỗ trợ kỹ thuật phòng chống lao, đặc biệt với các tổ chức đã có mối quan hệ lâu dài và có kỹ thuật phòng, chống lao tiên tiến.

- Tích cực và chủ động vận động sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho các lĩnh vực đột phá trong công tác phòng chống lao.

5. Giải pháp về cung ứng thuốc và hậu cn kỹ thuật phòng, chống bệnh lao

- Thực hiện tốt công tác quản lý, cung ứng thuốc chữa bệnh lao và hậu cần kỹ thuật phù hợp cho công tác phòng, chống bệnh lao kịp thời.

- Triển khai thực hiện kịp thời các chính sách tạo điều kiện tốt hơn về dinh dưỡng cho bệnh nhân lao.

- Củng cố và tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế trong việc tham gia phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao.

- Theo dõi tình hình kháng thuốc và phản ng có hại của thuốc điều trị bệnh lao.

6. Giải pháp về nguồn tài chính cho công tác phòng, chống bệnh lao

Nguồn kinh phí phòng, chống lao được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, nguồn Qubảo hiểm y tế, các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

7. Giải pháp về nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống bệnh lao

- Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức và người lao động làm công tác phòng, chống lao.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo chuyên khoa; cập nhật kiến thức phòng, chống bệnh lao cho các thầy thuốc đa khoa và chuyên khoa khác; kết hợp hình thức đào tạo tập trung với đào tạo tại chức, đào tạo ngắn hạn và dài hạn; bồi dưỡng y khoa liên tục thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo, hướng dẫn trực tiếp.

- Nâng cao năng lực quản lý về phòng, chống bệnh lao cho cán bộ quản lý các cấp thông qua các chương trình đào tạo, tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước.

- Lồng ghép hoạt động phòng, chống bệnh lao với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, các bệnh phổi mạn tính và các hoạt động y tế dự phòng khác.

8. Giải pháp về kiểm tra giám sát

- Đẩy mạnh hoạt động và hoàn thiện việc theo dõi, báo cáo để lượng giá, đánh giá và kiểm soát chất lượng dịch vụ phòng, chống bệnh lao ở tất cả các cơ sở y tế bằng áp dụng công nghệ thông tin.

- Nâng cao năng lực giám sát dịch tễ bệnh lao và đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống bệnh lao các tuyến thông qua các chương trình đào tạo, tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống bệnh lao.

9. Giải pháp cho 6 thành tố CTCLQG

9.1. Duy trì và tăng cường DOTS chất lượng cao:

- Phát triển mạng lưới: Bố trí đủ cán bộ chng lao cho các tuyến; Đào tạo và đào tạo lại hàng năm cho cán bộ chống lao các tuyến; khám chủ động vùng sâu vùng xa.

- Mạng lưới xét nghiệm: Bố trí đủ nhân lực Xét nghiệm các tuyến; triển khai các kthuật mới như Gene Xpert nuôi cấy trong môi trường lỏng, Kháng sinh đồ; xây dựng thêm cơ sở để triển khai kỹ thuật mới; đào tạo, đào tạo lại k năng cho Kthuật viên các tuyến; gửi cán bộ học về bảo dưỡng và triển khai bảo dưỡng định kỳ; phối hợp với xét nghiệm tư nhân.

- Quản lý thuốc vật tư: Xây dựng khoa dược tuyến tỉnh đúng chuẩn; vận động các trung tâm y tế huyện trang bị máy lạnh, quạt và ẩm kế cho kho thuốc huyện; tập huấn, giám sát công tác dược thường xuyên.

- Theo dõi, lượng giá: Đề nghị Trung ương trang bị phương tiện giám sát cho tuyến huyện và phòng chương trình tuyến tỉnh; đào tạo knăng giám sát các tuyến; bố trí kinh phí kiểm tra giám sát hợp lý từ các nguồn địa phương, Chương trình mục tiêu, nước ngoài.

9.2. Giải quyết có hiệu quả Lao/HIV, Lao kháng thuốc:

- Lao đa kháng: Xây dựng khu điều trị lao đa kháng đảm bảo tiêu chuẩn kiểm soát nhiễm khuẩn; có kế hoạch đầu tư cơ sở đtriển khai kthuật Gene Xpert và nuôi cấy; cử cán bộ học kthuật Gene Xpert, nuôi cấy, quản lý lao đa kháng.

- Phòng chống lây nhiễm: Đầu tư xây dựng các khoa còn thiếu đặc biệt là khoa kiểm soát nhiễm khuẩn đúng chuẩn của Bộ Y tế hạn chế lây nhiễm, lây chéo giữa các khoa trong bệnh viện; đầu tư thỏa đáng để duy trì tốt hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn; tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho cán bộ các tuyến.

- Lao Nhà tù: Thực hiện sàng lọc định kỳ và sàng lọc đầu vào hàng năm; duy trì hoạt động phát hiện và điều trị lao trong TT 06.

- Lao/HIV: Phối hợp với trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh triển khai có hiệu quả kế hoạch phối hợp quản lý người bệnh Lao/HIV của tỉnh; có các hoạt động, huy động kinh phí để tăng tỉ lệ sàng lọc HIV cho bệnh nhân lao, cũng như tỉ lệ sàng lọc Lao cho người nhiễm HIV.

9.3. Lồng ghép công tác chống lao vào hệ thống y tế chung, góp phần củng cố hệ thống y tế cơ sở:

- Ban hành các chế độ thu hút, đãi ngộ cho cán bộ chống lao các tuyến.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ chống lao được học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

- Cải thiện điều kiện làm việc, đầu tư xây dựng cơ sở đúng chuẩn hạn chế lây nhiễm trong các cơ sở chống lao.

- Kịp thi giải quyết các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cán bộ chống lao các tuyến.

- Hàng năm mở lớp đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ chống lao các tuyến.

9.4. Thu hút sự tham gia của tất cả các thành phần y tế:

- Triển khai kế hoạch phối hợp hoạt động, và duy trì có hiệu quả hoạt động y tế công tư hiện nay.

- Bố trí kinh phí để giải quyết đầy đủ, kịp thời theo hợp đồng đã ký.

- Tập huấn về Chương trình chống lao cho y tế công, tư.

9.5. Phát huy tính chủ động của cộng đồng và của người bệnh lao:

- Tăng cường hoạt động tán trợ, truyền thông, huy động xã hội.

- Đào tạo knăng truyền thông cho các tuyến.

- Giám sát việc sử dụng các tài liệu truyền thông.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí thông qua việc xây dựng kế hoạch truyền thông có chất lượng.

9.6. Nghiên cứu khoa học:

- Tranh thủ sự htrợ của Trung ương và miền B2 cho công tác NCKH (Đào tạo, kthuật, kinh nghiệm và kinh phí)

- Đào tạo kiến thức về NCKH cho cán bộ làm công tác chống lao.

- Tìm nguồn kinh phí cho NCKH (Trung ương, địa phương và các dự án)

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

1. Ngân sách trung ương cấp: Kinh phí được cấp hàng năm của Dự án chống lao thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia y tế giai đoạn 2015 - 2020

2. Ngân sách địa phương: Chi hỗ trợ cho các hoạt động của Dự án ngoài kinh phí được cấp hàng năm của Dự án chống lao thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia y tế giai đoạn 2015 - 2020

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SY tế:

- Chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hàng năm theo kế hoạch triển khai chiến lược của tỉnh; Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch triển khai chiến lược của tỉnh.

- Chỉ đạo các Trung tâm Y tế huyện, thành phố btrí đủ nhân lực cho tlao huyện, thành phố theo Quyết định số 2357/QĐ-BYT ngày 05/7/2011 của Bộ Y tế về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới phòng, chống lao và bệnh phổi giai đoạn từ 2011 đến 2020; Chỉ đạo các cơ sở y tế công lập và tư nhân trên địa bàn tỉnh tham gia vào hoạt động phòng chống lao theo Thông tư số 02/2013/TT-BYT ngày 15/01/2013 của Bộ Y tế quy định về việc phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao

- Chủ trì, phối hợp với sở Nội vụ và các s ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí thêm nhân lực cho hoạt động chương trình chống lao Phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi; Đxuất các chế độ thu hút, đãi ngộ cho cán bộ làm công tác phòng chống lao các tuyến.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp huy động nguồn vốn đđầu tư xây dựng Bệnh viện Lao Bệnh phi tỉnh, tăng cường đầu tư trang thiết bị, đảm bảo triển khai các kthuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao và bệnh lao đa kháng thuốc có hiệu quả. Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên làm công tác trong lĩnh vực Lao và Bệnh phổi.

- Hàng năm, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch, đề xuất kinh phí cụ thể trình UBND tỉnh xin hỗ trợ từ nguồn ngân sách của địa phương để đảm bảo thực hiện đầy đủ các hoạt động của Dự án.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch triển khai chiến lược tại tỉnh và báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế.

2. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Y tế và các sở ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí đảm bảo nhân lực hoạt động cho chương trình chống lao. Đxuất các chế độ thu hút, đãi ngộ cho cán bộ làm công tác phòng, chống lao các tuyến.

3. Sở Kế hoạchĐầu tư:

- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp huy động nguồn vốn đđầu tư xây dựng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi sớm đưa vào hoạt động, đảm bảo việc tiếp nhận điều trị cho người bệnh lao, nhất là điều trị cho bệnh lao đa kháng thuốc và thực hiện đạt mục tiêu của chương trình chống lao đã đề ra.

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia khi có những thiếu hụt đột xuất mà chương trình bị gián đoạn trong thời gian nhất định.

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho hthống phòng chống lao, đề xuất các nguồn đầu tư cho công tác phòng chống lao.

4. Sở Tài chính: Căn cứ kế hoạch kinh phí hàng năm do Sở Y tế đề xuất, có trách nhiệm xem xét, cân đối và bố trí nguồn ngân sách của tỉnh để hỗ trợ cho thực hiện Dự án Chống lao sau khi kế hoạch được phê duyệt.

5. Sở Lao dộng - Thương binh và Xã hội:

- Phối hợp với SY tế và các Sở ngành liên quan triển khai các quy định hướng dn phòng, chng bệnh lao cho người lao động tại nơi làm việc, cho đi tượng là lao động nữ và nhóm lao động di biến động dbị tổn thương và các chính sách h trngười lao động bị mắc bệnh lao.

- Phối hợp với các quan liên quan tổ chức triển khai, giám sát và kiểm tra thực hiện các chế độ, chính sách htrợ người mc bệnh lao là người lao động trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

6. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Y tế và các sở ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí thường xuyên phối hợp với chương trình phòng chống lao các cấp thực hiện hoạt động thông tin truyền thông phòng, chống bệnh lao tại cộng đồng.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Triển khai lồng ghép các nội dung phòng, chống lao trong các chương trình ngoại khóa của nhà trường. Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục về phòng, chống bệnh lao cho học sinh, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp với các hình thức phong phú và hiệu quả.

8. Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố:

- Thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống bệnh lao cấp huyện giúp chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, triển khai và giám sát thực hiện kế hoạch thực hiện Chiến lược phòng, chống lao tại địa phương.

- Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lc cho công tác phòng, chống lao tại địa phương, xây dựng và xác lập các mục tiêu phòng, chống bệnh lao trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Bố trí đủ ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác phòng, chống lao tại địa phương cùng với nguồn ngân sách trung ương cấp theo kế hoạch hàng năm.

- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức tại địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế thường xuyên giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện chiến lược, định kỳ báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Y tế kết quả thực hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định mới nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng chống lao.

9. TTYT Huyện - Thành phố:

- Xây dựng, đảm bảo cơ sở vật chất, phòng khám lao huyện gần với phòng khám ngoại trú.

- Thành lập tchống lao có đủ 3 biên chế theo quy định.

- Thực hiện đúng, đầy đủ chế độ phụ cấp ưu đãi nghề cho cán bộ làm công tác chống lao ở mức cao nhất để thu hút, đãi ngộ cho cán bộ làm công tác chống lao.

Đây là kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống lao tỉnh Bc Liêu giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030, yêu cầu các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện tốt nội dung kế hoạch này./.

 

Phụ lục 1. Tng hợp các sliệu hoạt động chống lao các năm 2010-2014

Năm

Thể bệnh

2010

2011

2012

2013

2014

B/N thử đàm

Số lượng

7.156

6.953

6.757

6.311

6.575

/% dân số

0,8

0,8

0,7

0,7

0,72

Lao các thể

Số lượng

1.086

1.069

1.009

984

1.040

b/n/100.000 dân

125

122

113

109

114

AFB(+) mi

Số lượng

678

626

594

548

604

b/n/100.000 dân

78

71

67

61

66

Lao AFB (-) Lao ng ph

Số lượng

329

349

326

336

317

b/n/100.000 dân

38

40

37

37

35

Lao thất bại

Số lượng

5

8

7

4

15

b/n/100.000 dân

0,57

0,91

0,79

0,44

1,65

Lao tái phát

Sốlượng

65

76

61

83

75

b/n/100.000 dân

7,5

8,7

6,8

9,2

8,2

Lao/HIV

Số lượng

58

46

48

44

44

Tử vong

Số lượng

45

61

45

27

57

b/n/100.000 dân

5,2

6,9

5

3

6,2

Điều trị khỏi lao phổi AFB(+) mi

540

630

596

564

608

 

Phụ lục 2. Các chỉ tiêu cơ bản đến 2020

Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020

Dân số

927.114

937.034

947.060

957.195

967.436

Số người xét nghiệm đờm

7.770

7.964

8.050

8.614

8.706

Tỷ lệ xét nghiệm đờm / dân s

0,85

0,85

0,85

0,9

0,9

Số lao phổi AFB (+) mới

584

580

577

574

580

Tỷ lệ lao phổi AFB (+) mới / 100.000 dân

63

62

61

60

60

Số lao phổi AFB âm tính và lao ngoài phi

455

431

434

397

399

Tỷ lệ lao phi AFB âm tính và lao ngoài phi / 100.000 dân

36

34

33

32

30

Tổng số BN lao các thể

< 1.039

< 1.011

< 1.011

< 971

< 979

Tỷ lệ BN các th / 100.000 dân

< 110

< 106

< 104

< 102

< 100

Tỷ lệ điều trị khỏi lao AFB (+) mới

> 85%

> 85%

> 85%

> 85%

> 85%

Tỷ lệ tử vong do lao/ 100.000 dân

< 7

< 6

< 6

< 5

< 5

Tỉ lệ lao đa kháng/tổng số lao

< 5%

< 5%

< 5%

< 5%

< 5%

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2069/QĐ-UBND ngày 01/12/2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.271

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.104.106
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!