ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1659/QĐ-UBND
|
Cà
Mau, ngày 10 tháng 10
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO
NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2019 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg
ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật
giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ Quyết định số 1125/QĐ-TTg
ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế -
Dân số giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Công văn số 4997/BYT-KCB
ngày 27/8/2018 của Bộ Y tế về việc tăng cường đầu tư và phát triển công tác
CSSK, PHCN cho người khuyết tật;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại
Tờ trình số 200/TTr-SYT ngày 28/9/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch Chăm sóc sức
khỏe và phục hồi chức năng cho người khuyết tật giai đoạn 2019 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe và phục hồi
chức năng cho người khuyết tật giai đoạn 2019 - 2020.
(Kèm theo Kế hoạch số 74/KH-SYT
ngày 28/9/2018 của Sở Y tế tỉnh Cà Mau).
Điều 2. Giao Sở Y tế là cơ quan chủ trì, phối hợp với
các đơn vị sở, ban, ngành, đoàn thể, các Hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau triển khai thực hiện
Kế hoạch nêu trên thiết thực, hiệu quả, đúng quy định và phù hợp với tình hình
thực tế tại địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Y tế và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Y tế (b/c);
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- KGVX (AD487.10);
- Lưu: VT, M.A53/10.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hồng Quân
|
UBND TỈNH CÀ MAU
SỞ Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
200/TTr-SYT
|
Cà
Mau, ngày 28 tháng 9
năm 2018
|
TỜ TRÌNH
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI
KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2019- 2020
Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg,
ngày 05/8/2012 của Thủ Tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật
giai đoạn 2012- 2020;
Căn cứ Công văn số 548/BYT-KH-TC ngày
22/01/2018 của Bộ Y tế; Công văn số 959/UBND-KT ngày 07 tháng 02 năm 2018 của
UBND tỉnh Cà Mau về việc tham mưu đối với yêu cầu của Bộ Y tế về việc thực hiện
dự toán NSNN năm 2018;
Căn cứ Công văn số 6873/UBND-KGVX
ngày 05/9/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện nội dung Công văn số
4997/BYT-KCB ngày 27/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường đầu tư và
phát triển công tác CSSK, PHCN cho người khuyết tật.
Nhằm tăng cường hoạt động chăm sóc sức
khỏe và phục hồi chức năng cho người khuyết tật trên phạm vi tỉnh Cà Mau, Sở Y
tế đã xây dựng Kế hoạch Phòng, Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người
khuyết tật trên phạm vi tỉnh Cà Mau giai đoạn 2019- 2020.
Nay, Sở Y tế kính trình Ủy ban nhân
dân tỉnh Cà Mau phê duyệt Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho
người khuyết tật trên phạm vi tỉnh Cà Mau giai đoạn 2019- 2020 và làm cơ sở để
Sở Y tế thực hiện (gửi kèm dự thảo kế hoạch).
Sở Y tế kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh
Cà Mau xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- BGĐ Sở Y tế (báo cáo);
- Lưu: VT, NVY.
|
Q. GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Dũng
|
UBND TỈNH CÀ MAU
SỞ Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
200/KH-SYT
|
Cà
Mau, ngày 28 tháng 9
năm 2018
|
KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN
2019- 2020
Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg, ngày
05/8/2012 của Thủ Tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật
giai đoạn 2012- 2020;
Căn cứ Công văn số 548/BYT-KH-TC ngày
22/01/2018 của Bộ Y tế; Công văn số 959/UBND-KT ngày 07 tháng 02 năm 2018 của
UBND tỉnh Cà Mau về việc tham mưu đối với yêu cầu của Bộ Y tế về việc thực hiện
dự toán NSNN năm 2018;
Căn cứ Công văn số 6873/UBND-KGVX
ngày 05/9/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện nội dung Công văn số
4997/BYT-KCB ngày 27/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường đầu tư và
phát triển công tác CSSK, PHCN cho người khuyết tật;
Sở Y tế tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch
Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người khuyết tật trên phạm vi tỉnh
Cà Mau giai đoạn 2019- 2020, cụ thể sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH
HÌNH
1. Đặc
điểm tình hình
Cà Mau là tỉnh tận cùng cực nam Tổ quốc,
là vùng sông nước, có sông ngòi chằng chịt, với diện tích 5.294,87Tkm2,
dân số 1.222.575 người, mật độ dân số 242, 81 người/km2, có 09 huyện/
thành phố. Nơi đây có căn cứ của Khu ủy Tây Nam bộ và Trung ương Cục miền Nam
suốt hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nên phải gánh chịu hậu quả chiến
tranh tàn phá nặng nề do bom đạn và chất độc hóa học. Vì thế, số đối tượng là thương binh, bệnh binh, người khuyết tật do bom đạn chiến
tranh và người nhiễm chất độc da cam (Dioxin) rất nhiều và đa dạng, nên nhu cầu
về phục hồi chức năng là rất lớn.
Tính theo tỷ lệ người khuyết tật
(NKT) của Ủy ban Dân số quốc gia là 7,8% thì Cà Mau có khoản 97.800 NKT. Trong
đó cũng theo điều tra của Hội Phục hồi chức năng Việt nam 60% NKT có nhu cầu hỗ
trợ thì số NKT có nhu cầu tiếp cận Phục hồi chức năng Cà Mau là 58.680 người.
2. Thực trạng nguồn lực CSSK, PHCN
cho người khuyết tật tỉnh Cà Mau
2.1. Tuyến tỉnh
Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện
đa khoa tỉnh Cà Mau: Có khoa phục hồi chức năng
2.2. Tuyến huyện
- Các Bệnh viện (Cái Nước, Đầm Dơi,
Trần Văn Thời, Năm Căn) có Khoa Y học cổ truyền thực hiện chức năng phục hồi chức
năng.
- Nhân lực chủ yếu là BS, YS y học cổ
truyền tập huấn phục hồi chức năng.
- TTYT huyện/TP:
+ TTYT huyện u Minh có Khoa Y học cổ
truyền, thực hiện chức năng phục hồi chức năng
+ Còn lại: Thành lập Tổ YHCT và chưa
thành lập
2.3. Tuyến xã
100% xã/phường/thị trấn phân công cán
bộ phụ trách y học cổ truyền và phục hồi chức năng, nhưng
chưa được tập huấn.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở
phục hồi chức năng và nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng; Cải thiện
chất lượng cuộc sống người khuyết tật về mọi mặt để người khuyết tật được hòa
nhập và tham gia bình đẳng các hoạt động xã hội, qua đó phát huy được tối đa
năng lực của mình trong sự phát triển chung của cộng đồng, giảm gánh nặng cho
gia đình và xã hội.
2. Mục
tiêu cụ thể
- Củng cố và phát triển mạng lưới phục
hồi chức năng (PHCN) trên toàn tỉnh, từng bước xây dựng cơ sở vật chất, trang
thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục,
phổ biến kiến thức phòng ngừa và chăm sóc khuyết tật.
- Nâng cao năng lực quản lý, điều trị,
chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người khuyết tật.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai
Chương trình chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh
giá việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật (NKT).
3. Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm
2020
- Củng cố và phát triển mạng lưới phục
hồi chức năng:
+ 90% Trạm Y tế xã có phân công cán bộ
y tế phụ trách công tác PHCN.
+ 90% Bệnh viện huyện có tổ chức PHCN
(khoa, phòng, tổ PHCN).
- Nâng cao năng lực quản lý, điều trị,
chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho NKT:
+ Các cơ sở y tế trên địa bàn ưu tiên
khám chữa bệnh cho NKT.
+ >80 % NKT được tiếp cận các dịch
vụ phục hồi chức năng phù hợp; 60% trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi được phát hiện,
can thiệp sớm.
+ 90% cán bộ phục hồi chức năng các
tuyến được đào tạo, tập huấn.
+ 100% cơ sở y tế có lối đi dành cho
người khuyết tật.
- Đẩy mạnh công tác PHCN dựa vào cộng
đồng (PHCNDVCĐ):
+ 100% các cơ sở PHCN có hoạt động
tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật, về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.
+ Ít nhất 40% số
xã/phường/thị trấn thuộc tỉnh xây dựng và duy trì công tác PHCN dựa vào cộng đồng.
- Hướng dẫn, chỉ đạo triển khai
Chương trình chăm sóc phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. (trạm Y tế xã/phường/thị
trấn và nhân viên y tế ấp/khóm):
+ 80% cán bộ làm công tác trợ giúp
NKT được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ NKT.
+ 40% hộ gia đình có NKT nắm được
phương pháp, kỹ năng chăm sóc phục hồi chức năng (PHCN) cho NKT.
- Lập cơ sở dữ liệu NKT của tỉnh,
hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, báo cáo, giám sát, đánh giá.
- Giám sát từ 10- 20% mỗi quý, báo
cáo mỗi 6 tháng một lần theo hệ thống quy định.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Nâng cao nhận thức và năng lực
thực hiện “Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người khuyết tật”
bằng các hoạt động
- Thành lập Ban điều hành các cấp.
- Củng cố và thành lập các Khoa/Tổ/CB
phụ trách công tác phục hồi chức năng tại các bệnh viện, TTYT và Trạm Y tế
xã/phường/thị trấn, PKĐKKV.
- Tổ chức hội nghị triển khai chủ
trương, chính sách pháp luật về NKT; triển khai Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe và
phục hồi chức năng cho NKT của tỉnh.
+ Tổ chức tại tỉnh.
+ Số lượng: khoảng 60 đại biểu
+ Đối tượng: Giám đốc và Trưởng Phòng
kế hoạch tổng hợp thuộc các bệnh viện; giám đốc và Trưởng phòng Kế hoạch tài
chính TTYT huyện/TP.
+ Thời gian: 01 buổi. Thực hiện trong quí I, II/2019
- Hội nghị chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho người khuyết tật”.
+ Tổ chức tại 9 huyện/TP
+ Số lượng: Mỗi huyện/TP
khoảng 60 đại biểu
+ Đối tượng: BCĐ Chăm sóc sức khỏe
nhân dân huyện/TP; Đại diện UBND và Trưởng trạm y tế xã/phường/thị trấn,
PKĐKKV.
+ Thời gian: 01 buổi. Thực hiện trong
quí I, II/2019
2. Truyền thông, giáo dục sức khỏe
Truyền thông phổ biến chính sách,
pháp luật về NKT và các kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa giảm
thiểu khuyết tật bằng các phương pháp:
- Truyền thông trên các phương tiện
thông tin đại chúng (Đài Phát thanh- truyền hình, Báo Cà Mau,...).
- Băng rol, tờ rơi.
- Truyền thông lồng ghép trong các buổi
họp, hội, sinh hoạt khóm, ấp,...
- Tổ chức các buổi nói chuyện và tư vấn
về phòng ngừa khuyết tật, cách phát hiện sớm khuyết tật tại các cơ quan, tổ chức
xã hội và tại cộng đồng, với sự hợp tác của các tổ chức xã hội như Hội người
cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội nông dân, Hội chữ Thập đỏ, các trường học,...
- Thời gian thực hiện: Liên tục, bắt
đầu từ quí I/2019
3. Đào tạo, tập huấn
3.1. Tuyến tỉnh
- Các bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện
huyện/TP, TTYT có giường bệnh chịu trách nhiệm lập kế hoạch cử Bác sĩ, điều dưỡng,
kỹ thuật viên tham gia các lớp đào tạo chuyên ngành.
- Tập huấn triển khai chương trình cho
lãnh đạo các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện/TP, TTYT huyện/TP (mỗi đơn vị 3 người:
lãnh đạo đơn vị, Trưởng phòng kế hoạch, trưởng khoa/tổ/CB
phụ trách phục hồi chức năng).
+ Nội dung:
Kiến thức truyền thông và kỹ thuật phục
hồi chức năng cho NKT.
Phương pháp và kỹ năng thông tin NKT.
Khám sàng lọc phân loại, xác định
khuyết tật.
Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe
người khuyết tật.
Kỹ năng thực hiện hỗ trợ người khuyết
tật.
+ Thời gian: 02 ngày. Thực hiện trong
quí II và III/2019
+ CB giảng: Tuyến tỉnh hoặc mời Trung
ương
3.2. Tuyến huyện
- Nội dung:
Kiến thức truyền thông và kỹ thuật phục
hồi chức năng cho NKT.
Phương pháp và kỹ năng thông tin NKT.
Khám sàng lọc phân loại, xác định khuyết tật.
Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe
người khuyết tật.
Kỹ năng thực hiện hỗ trợ người khuyết
tật.
- Đối tượng: Trưởng trạm y tế và cán
bộ phụ trách phục hồi chức năng Trạm Y tế xã/phường/thị trấn, PKĐKKV.
- Thời gian: 03 ngày. Thực hiện trong
quí III, IV/2019
- Số lượng: 9 lớp/9
huyện/TP
3.3. Tuyến xã
- Nội dung:
Kiến thức truyền thông và kỹ thuật phục
hồi chức năng cho NKT.
Phương pháp và kỹ năng thông tin NKT.
Hỗ trợ khám sàng lọc NKT.
Kỹ năng thực hiện hỗ trợ người khuyết
tật.
- Đối tượng: nhân viên y tế ấp, khóm
trên toàn tỉnh có 1.083 người (theo báo cáo số 38/BC-SYT ngày 06/02/2018 của Sở
Y tế).
- Số lượng: 36 lớp, mỗi lớp khoảng 30
học viên (Tùy theo từng địa phương kết hợp 2 đến 3 xã/phường/thị trấn tổ chức 1
lớp).
- Thời gian: 03 ngày. Thực hiện trong
quí I/2020
- Địa điểm: Tại xã/phường/thị trấn.
- Giảng viên: Tuyến huyện (Bệnh viện
và TTYT có giường bệnh).
4. Khảo sát thông tin và khám sàng
lọc cho NKT
- Trạm Y tế xã/phường/thị trấn,
PKĐKKV chỉ đạo cộng tác viên rà soát, nắm danh sách và những thông tin cơ bản về
người khuyết tật để lập Kế hoạch chăm sóc sức khỏe tại y tế cơ sở.
- Các cơ sở khám chữa bệnh nhất là y
tế cơ sở có trách nhiệm khám phát hiện khuyết tật, phân loại và lập kế hoạch
can thiệp sớm tại địa phương, chuyển tuyến điều trị và
PHCN cho người khuyết tật theo quy định.
- Lập hồ sơ quản lý người khuyết tật
trên hệ thống phần mềm và hồ sơ bệnh tật theo quy định.
IV. DỰ KIẾN KINH
PHÍ
1. Kinh phí ngân sách nhà nước được bố
trí từ dự toán chi thường xuyên của địa phương.
2. Ngân sách từ Chương trình mục tiêu
Y tế- Dân số giai đoạn 2016-2020.
3. Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày
05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết
tật giai đoạn 2012 - 2020.
4. Kinh phí từ các chương trình đề án
liên quan khác.
5. Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
V. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Sở Y
tế
- Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện trên
địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý thành lập Khoa PHCN hoặc đơn vị PHCN có cán bộ
chuyên khoa PHCN. Các bệnh viện có khoa, cán bộ phụ trách PHCN thực hiện công
tác đào tạo liên tục, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho tuyến dưới theo chương
trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Làm đầu mối, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết về nội dung hoạt động và dự
toán kinh phí hàng năm để thực hiện.
- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch
trong toàn tỉnh. Phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể
(như: ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục & Đào tạo, các Hội
và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan).
2. Sở Lao động- Thương binh và Xã
hội
- Tạo điều kiện cho Kế hoạch Chăm sóc
sức khỏe và phục hồi chức năng cho người khuyết tật giai đoạn 2019- 2020 lồng
ghép hoạt động vào Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012- 2020.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối
hợp với ngành y tế triển khai thực hiện Kế hoạch Chăm sóc người khuyết tật đạt
hiệu quả.
3. Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể,
các Hội, UBMTTQVN tỉnh Cà Mau.
Tùy theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp
và tạo điều kiện cho việc tổ chức, triển khai thực hiện Chăm sóc sức khỏe và phục
hồi chức năng cho người khuyết tật trên địa bàn.
4. Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
4.1. Bệnh viện Y học Cổ truyền
- Đầu mối xây dựng và phối hợp các
đơn vị (BV đa khoa Cà Mau, BV huyện/thành phố) tổ chức triển khai thực hiện Kế
hoạch như: Tổ chức hội thảo, tập huấn, điều tra khám sàng lọc, lập hồ sơ quản
lý và tổ chức hỗ trợ nhu cầu PHCN cho NKT.
- Phối hợp với các đơn vị trực thuộc
Sở Y tế và các ban, ngành tăng cường truyền thông kế hoạch Chăm sóc sức khỏe
người khuyết tật trong cộng đồng.
- Củng cố và nâng cao chất lượng chăm
sóc sức khỏe và phục hồi chức năng tại khoa Phục hồi chức năng thuộc bệnh viện.
- Tổng hợp báo cáo về Sở Y tế.
4.2. Trung tâm Y tế huyện/thành phố
- Phối hợp với Phòng Y tế tham mưu UBND
huyện/thành phố lập Kế hoạch Chăm sóc người khuyết tật trên địa bàn và tổ chức
triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo Trạm Y tế xã/phường/thị trấn
và phòng khám đa khoa khu vực thực hiện các hoạt động Chăm sóc NKT, như: Điều
tra thông tin NKT; Lập hồ sơ theo dõi, quản lý NKT; Theo dõi tình hình NKT tại
địa phương,...
- Sắp xếp, bố trí nhân lực và kế hoạch
đào tạo nhân lực phục vụ cho hoạt động chăm sóc NKT.
4.3. Các Bệnh viện đa khoa
- Phối hợp với BVYHCT để tập huấn, điều tra khám sàng lọc cho người khuyết tật.
- Theo cơ cấu, chức năng của Bệnh viện
trình các cấp thẩm quyền thành lập Khoa/Tổ hoặc phân công cán bộ phụ trách. Lập
và gửi Y, Bác sĩ đào tạo chuyên khoa theo quy định.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất và
trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe cho NKT.
- Phối hợp với Bệnh viện YHCT theo
dõi, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho 30% xã của mỗi huyện, thành phố.
4.4. Trung tâm Truyền thông- Giáo dục
sức khỏe
- Phối hợp với Bệnh viện YHCT và các
cơ quan thông tin đại chúng tăng cường truyền thông các hoạt động chăm sóc người
khuyết tật.
- Hỗ trợ cho y tế các tuyến truyền thông chăm sóc người khuyết tật trong cộng đồng và hộ
gia đình có NKT./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (phê duyệt);
- Ban, Ngành, Đoàn thể (ph/h);
- BGĐ SYT (VIC);
- Các đơn vị trực thuộc SYT (th/h);
- Lưu VT, NVY.
|
Q. GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Dũng
|