Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1635/2004/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Trần Thị Trung Chiến
Ngày ban hành: 11/05/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 1635/2004/QĐ-BYT

Hà Nội , ngày 11 tháng 05 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CHỨNG NHẬN DANH HIỆU GIA ĐÌNH SỨC KHỎE, LÀNG SỨC KHỎE, KHU PHỐ SỨC KHỎE VÀ KHU DÂN CƯ SỨC KHỎE

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ theo Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30-6-1989;
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15-5-2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế chứng nhận danh hiệu Gia đình sức khỏe, Làng sức khỏe, Khu phố sức khỏe và Khu dân cư sức khỏe".

Điều 2. Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS có trách nhiệm làm đơn vị đầu mối hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Y tế, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

BỘ TRƯỞNG




Trần Thị Trung Chiến

 

QUY CHẾ

CHỨNG NHẬN DANH HIỆU GIA ĐÌNH SỨC KHỎE, LÀNG SỨC KHỎE, KHU PHỐ SỨC KHỎE VÀ KHU DÂN CƯ SỨC KHỎE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1635/2004/QĐ-BYT ngày 11-5-2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Quy chế này quy định danh hiệu,tiêu chuẩn và thủ tục chứng nhận Gia đình sức khỏe, Làng sức khỏe, Khu phố sức khỏe và Khu dân cư sức khỏe cho các gia đình, làng, khu phố và khu dân cư có nhiều thành tích trong việc thực hiện "Chương trình phối hợp hoạt động đẩy mạnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".

2. Các gia đình, làng, khu phố và khu dân cư có nhiều thành tích quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

Các gia đình Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam;

Làng, thôn, ấp, bản, buôn, sóc... gọi chung là làng;

Khu phố, khối phố, tổ dân phố, khu tập thể... gọi chung là khu phố;

Khu dân cư là các đơn vị dưới cấp xã, phường, thị trấn hoạt động theo sự chỉ đạo ngành dọc của Ủy ban mặt trận Tổ quốc.

Điều 2. Danh hiệu Gia đình sức khỏe, Làng sức khỏe, Khu phố sức khỏe và Khu dân cư sức khỏe do Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chứng nhận.

Điều 3. Việc chứng nhận danh hiệu Gia đình sức khỏe, Làng sức khỏe, Khu phố sức khỏe, Khu dân cư sức khỏe và việc khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ và đúng quy định.

Chương 2:

TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CHỨNG NHẬN DANH HIỆU GIA ĐÌNH SỨC KHỎE, LÀNG SỨC KHỎE, KHU PHỐ SỨC KHỎE VÀ KHU DÂN CƯ SỨC KHỎE

Mục I.

TIÊU CHUẨN VÀ THỦ TỤC CHỨNG NHẬN GIA ĐÌNH SỨC KHỎE

Điều 4. Tiêu chuẩn chứng nhận Gia đình sức khỏe:

1. Gia đình không có người mắc một số bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp.

2. Đưa trẻ em đi tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định.

3. Gia đình không để cho các thành viên trong gia đình, những người xung quanh bị ngộ độc thực phẩm và không có trẻ bị suy dinh dưỡng.

4. Gia đình có đủ ba công trình vệ sinh đảm bảo vệ sinh (nhà tiêu, nhà tắm và nước sạch).

5. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai đi khám thai và tiêm phòng đầy đủ theo các quy định của Bộ Y tế.

6. Các thành viên trong gia đình thực hiện lối sống lành mạnh: chăm lo rèn luyện thể dục thể thao, không nghiện rượu, không sử dụng ma túy, không hút thuốc lá.

7. Có các biện pháp đảm bảo an toàn tại gia đình.

Điều 5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận Gia đình sức khỏe:

1. Về tiêu chuẩn: Gia đình đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 của Quy chế này;

2. Hồ sơ đề nghị gồm có:

Giấy xác nhận của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) về gia đình đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4.

Biên bản bình xét của thôn, xóm, cụm dân cư, khu phố.

Công văn đề nghị của Trạm Y tế xã.

Hồ sơ đề nghị phải gửi lên Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế huyện).

3. Căn cứ hồ sơ đề nghị, Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm xem xét, đánh giá và cấp giấy chứng nhận "Gia đình sức khỏe".

Mục II.

TIÊU CHUẨN VÀ THỦ TỤC CHỨNG NHẬN KHU PHỐ VÀ KHU DÂN CƯ SỨC KHỎE

Điều 6. Tiêu chuẩn chứng nhận Khu phố và Khu dân cư sức khỏe (áp dụng cho khu vực thành thị):

1. Không có dịch xảy ra trên địa bàn.

2. Giảm ít nhất 10% tỷ lệ mắc và chết một số bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp so với năm trước.

3. Đảm bảo ít nhất 95% trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo đúng quy định.

4. Không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm có trên 30 người mắc/vụ.

5. Giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 05 tuổi.

6. Ít nhất 90% số hộ gia đình sử dụng nước sạch và có nhà tắm.

7. Ít nhất 80% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

8. 100% phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 01 lần, trong đó trên 85% được khám thai 3 lần trở lên.

9. Giảm 10% các vụ tai nạn thương tích so với năm trước.

10. Có phong trào thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe.

Điều 7. Thủ tục cấp giãy chứng nhận Khu phố, Khu dân cư sức khỏe:

1. Về tiêu chuẩn:

Khu phố, khu dân cư đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6.

Ít nhất 70% số hộ gia đình trong khu phố, khu dân cư được chứng nhận là Gia đình sức khỏe.

2. Hồ sơ đề nghị:

Giấy xác nhận của Trạm Y tế xã về khu phố, khu dân cư đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6.

Báo cáo thành tích của khu phố, khu dân cư.

Biên bản bình xét của xã (gồm đại diện của Ủy ban nhân dân xã, Trạm Y tế xã, Hội liên hiệp Phụ nữ xã...).

Công văn đề nghị của Trạm Y tế xã.

Hồ sơ đề nghị gửi lên Trung tâm Y tế huyện.

3. Căn cứ hồ sơ đề nghị, Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có trách nhiệm xem xét, đánh giá và cấp giấy chứng nhận "Khu phố sức khỏe" hoặc "Khu dân cư sức khỏe".

Mục III.

TIÊU CHUẨN VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LÀNG, KHU DÂN CƯ SỨC KHỎE

Điều 8. Tiêu chuẩn chứng nhận Làng và Khu dân cư sức khỏe khu vực đồng bằng và trung du:

1. Không có dịch xảy ra trên địa bàn.

2. Giảm ít nhất 5% tỷ lệ mắc và chết một số bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp so với năm trước.

3. Đảm bảo ít nhất 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo đúng quy định.

4. Không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm có trên 30 người mắc/vụ.

5. Giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi.

6. Ít nhất 80% số hộ gia đình sử dụng nước sạch và có nhà tắm.

7. Ít nhất 60% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

8. 100% phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 1 lần, trong đó trên 75% được khám thai 3 lần trở lên trong thời kỳ thai nghén.

9. Giảm 10% các vụ tai nạn thương tích so với năm trước.

10. Có phong trào thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe.

Điều 9. Thủ tục cấp giấy chứng nhận Làng, Khu dân cư sức khoẻ khu vực đồng bằng và trung du:

1. Về tiêu chuẩn:

Làng, khu dân cư đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8.

Ít nhất 60% số hộ gia đình trong làng, khu dân cư được chứng nhận Gia đình sức khỏe.

2. Hồ sơ đề nghị:

Giấy xác nhận của Trạm Y tế xã về làng, khu dân cư đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8.

Báo cáo thành tích của làng, khu dân cư.

Biên bản bình xét của xã (gồm đại diện của Ủy ban nhân dân xã, Trạm Y tế xã, Hội liên hiệp Phụ nữ xã...).

Công văn đề nghị của Trạm Y tế xã.

Hồ sơ đề nghị gửi lên Trung tâm Y tế huyện.

3. Căn cứ hồ sơ đề nghị, Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm xem xét, đánh giá và cấp giấy chứng nhận "Làng sức khỏe" hoặc "Khu dân cư sức khỏe".

Điều 10. Tiêu chuẩn chứng nhận Làng và Khu dân cư sức khỏe khu vực miền núi:

1. Không có dịch xảy ra trên địa bàn.

2. Giảm ít nhất 5% tỷ lệ mắc và chết một số bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp so với năm trước.

3. Đảm bảo ít nhất 90% trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo đúng quy định.

4. Không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm có trên 30 người mắc/vụ.

5. Giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 05 tuổi.

6. Ít nhất 60% số hộ gia đình sử dụng nước sạch và có nhà tắm.

7. Ít nhất 50% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

8. 100% phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 01 lần, trong đó trên 50% được khám thai 03 lần trở lên trong thời kỳ thai nghén.

9. Giảm 5 - 7% các vụ tai nạn thương tích so với năm trước.

10 Có phong trào thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe.

Điều 11. Thủ tục cấp giấy chứng nhận Làng, Khu dân cư sức khỏe khu vực miền núi:

1. Về tiêu chuẩn:

Làng, khu dân cư cần đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10.

Ít nhất 50% số hộ gia đình đạt "Gia đình sức khỏe".

2. Hồ sơ đề nghị:

Giấy xác nhận của Trạm Y tế xã về khu phố, khu dân cư đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10.

Báo cáo thành tích của làng, khu dân cư.

Biên bản bình xét của xã (gồm đại diện của Ủy ban nhân dân xã, Trạm Y tế xã, Hội liên hiệp Phụ nữ xã...).

Công văn đề nghị của Trạm Y tế xã. Hồ sơ đề nghị gửi lên Trung tâm Y tế huyện.

3. Căn cứ hồ sơ đề nghị, Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm xem xét, đánh giá và cấp giấy chứng nhận "Làng sức khỏe" hoặc "Khu dân cư sức khỏe".

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hàng năm, việc xét và cấp chứng nhận Gia đình sức khỏe, Làng sức khỏe, Khu phố sức khỏe và Khu dân cư sức khỏe được tổ chức một lần vào quý IV.

Điều 13.

1. Các Gia đình sức khỏe, Làng sức khỏe, Khu phố sức khỏe và Khu dân cư sức khỏe được Trung tâm Y tế huyện chứng nhận được trao Quyết định công nhận kèm theo giấy chứng nhận.

2. Các giấy chứng nhận cho Gia đình sức khỏe, Làng sức khỏe, Khu phố sức khỏe và Khu dân cư sức khỏe có giá trị trong 03 năm, sau đó sẽ được xem xét và cấp chứng nhận lại.

3. Các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc sẽ được Bộ Y tế tặng bằng khen. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các địa phương có thể thưởng tiền hoặc quà lưu niệm cho các gia đình, làng, khu phố và khu dân cư đạt danh hiệu sức khỏe.

Điều 14. Giấy chứng nhận danh hiệu Gia đình sức khỏe, Làng sức khỏe, Khu phố sức khỏe và Khu dân cư sức khỏe được in theo mẫu thống nhất trên toàn quốc.

Điều 15. Các gia đình, làng, khu phố và khu dân cư đã được chứng nhận là Gia đình sức khỏe, Làng sức khỏe, Khu phố sức khỏe và Khu dân cư sức khỏe nếu không đạt một trong những quy định ở Quy chế này sẽ không được xét chứng nhận tiếp ở đợt sau.

PHỤ LỤC

GIẢI THÍCH CÁC TIÊU CHÍ SỨC KHỎE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1635/2004/QĐ-BYT ngày 11-5-2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. TIÊU CHÍ CHỨNG NHẬN GIA ĐÌNH SỨC KHỎE

1. Gia đình không có người mắc một số bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp:

Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp bao gồm: Tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản.

Gia đình đạt tiêu chuẩn này nếu trong năm không có ai mắc một hoặc một số bệnh truyền nhiễm gây dịch trên. Trường hợp mắc chỉ được tính khi cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận dựa trên các kết quả xét nghiệm hoặc các triệu chứng lâm sàng điển hình.

2. Đưa trẻ em đi tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định:

Trẻ được tiêm chủng đầy đủ được hiểu ở đây là tất cả các trẻ em dưới 01 tuổi trong gia đình được tiêm hoặc uống vắc xin đúng lịch và đủ liều theo tháng tuổi cụ thể của trẻ.

Tiêm vắc xin BCG (phòng bệnh lao): 01 mũi trong tháng tuổi đầu tiên.

Uống vắc xin OPV (phòng bệnh bại liệt): 03 lần vào tháng tuổi thứ 2, 3, 4.

Tiêm vắc xin DPT (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván): 03 mũi vào tháng tuổi thứ 2, 3, 4.

Tiêm vắc xin sởi (phòng bệnh sởi): 01 mũi khi được 9 tháng tuổi.

Nếu địa phương nào có triển khai tiêm chủng miễn phí loại vắc xin khác thì trẻ trong độ tuổi yêu cầu cũng phải được đưa đi tiêm chủng vắc xin đó.

3. Gia đình không có người bị ngộ độc thực phẩm và không có trẻ bị suy dinh dưỡng:

Không có người bị ngộ độc thực phẩm:

Người bị ngộ độc thực phẩm khi có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy... (hội chứng dạ dày ruột) và có thể có biểu hiện tê liệt, co giật, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, vận động (hội chứng thần kinh) do ăn phải thực phẩm có chất độc hoặc có vi khuẩn.

Không có người bị ngộ độc thực phẩm là trong gia đình không có ai có các biểu hiện trên trong năm. Trường hợp mắc chỉ được tính khi cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận dựa trên các kết quả xét nghiệm hoặc các triệu chứng lâm sàng điển hình.

Không có trẻ em suy dinh dưỡng: Là gia đình không có trẻ em nào có cân nặng, chiều cao theo tuổi thấp hơn mức chuẩn cho phép đánh giá dựa theo "Bảng tra cân nặng theo tháng tuổi để xác định trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng" (của Bộ Y tế).

4. Gia đình có đủ ba công trình vệ sinh đảm bảo vệ sinh (nhà tiêu, nhà tắm và nước sạch):

Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo kín, sạch làm cho phân không thể tiếp xúc được với người, động vật và côn trùng, phải tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân và không làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Nhà tiêu phải được bao che kín đáo và không có mùi hôi thối. Có 04 loại nhà tiêu được công nhận là hợp vệ sinh gồm nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu chìm có ống thông hơi.

Nguồn nước hợp vệ sinh bao gồm nước của các nhà máy nước hoặc trạm cung cấp nước, nước mưa, nước giếng qua xử lý lắng, lọc. Đối với các khu vực trong vùng lũ lụt gia đình có thể sử dụng nước sông nhưng bắt buộc phải được làm trong và khử trùng bằng Cloramin B.

Nhà tắm tối thiểu phải có nền gạch, đá hoặc xi măng và được che chắn kín đáo. Tốt nhất là xây tường gạch bao quanh. Nhà tắm phải được quét dọn thường xuyên.

5. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai đi khám thai và tiêm phòng đầy đủ theo các quy định của Bộ Y tế:

Phụ nữ có thai đi khám thai đầy đủ ít nhất 03 lần tại các cơ sở y tế (lần 1 trong vòng 3 tháng đầu, lần 2 trong vòng 3 tháng giữa và lần 3 trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén).

Tiêm phòng uốn ván đúng lịch và đủ 2 mũi nếu chưa tiêm lần nào hoặc tiêm mũi nhắc lại.

6. Các thành viên trong gia đình thực hiện lối sống lành mạnh: chăm lo rèn luyện thể dục thể thao, không nghiện rượu, không sử dụng ma túy, không hút thuốc lá:

Chăm lo rèn luyện thể dục thể thao: Mọi người trong gia đình thường xuyên tập thể dục buổi sáng hoặc tham gia chơi các môn thể thao của gia đình hay địa phương (bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, bóng đá, bóng rổ...). Tiêu chí này không bắt buộc áp dụng đối với những đối tượng lao động chân tay.

Không nghiện rượu: Không có thành viên nào trong gia đình nghiện rượu gây ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình cũng như hàng xóm.

Không hút thuốc lá (cả thuốc lá và thuốc lào): Trong gia đình không có người hút thuốc trong nhà và các nơi công cộng đã được quy định không hút thuốc.

Không sử dụng ma túy: Gia đình không có người nào sử dụng hoặc buôn bán một trong các chất ma túy gây nghiện.

Chăm lo sức khỏe và phụng dưỡng người cao tuổi trong gia đình.

7. Có các biện pháp đảm bảo an toàn tại gia đình:

Không sản xuất, sử dụng, tàng trữ và vận chuyển các chất dễ gây cháy nổ. Bình chứa ga, xăng dầu, ôxy... trong nhà phải để xa nguồn lửa.

Các loại hóa chất, thuốc chữa bệnh... phải có nhãn chỉ dẫn ghi tên, hạn sử dụng, cách bảo quản, vận chuyển, sử dụng và được bảo quản ở nơi an toàn (không để trong nhà, không gần nơi để thức ăn, nước uống hoặc trong tầm với của trẻ em).

Đảm bảo an toàn cho trẻ em dưới 5 tuổi không bị tổn thương vì vật nhọn, bỏng, điện giật, ngã, đuối nước... Gia đình có tủ thuốc hay túi thuốc cấp cứu để xử trí khi có tai nạn xảy ra. Không có người bị cảnh cáo hoặc bị phạt do vi phạm các luật lệ an toàn giao thông.

II. TIÊU CHÍ CHỨNG NHẬN KHU PHỐ VÀ KHU DÂN CƯ SỨC KHỎE
(áp dụng cho khu vực thành thị)

1. Không có dịch xảy ra trên địa bàn: Trong năm không có dịch xảy ra trên địa bàn khu phố, khu dân cư theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

2. Giảm ít nhất 10% tỷ lệ mắc và chết một số bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp so với năm trước:

Các bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp quy định tại mục I. 1 của Phụ lục này.

Giảm ít nhất 10% tỷ lệ mắc và chết một số bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp tại địa bàn khu phố, khu dân cư so với năm trước. Nếu năm trước trên địa bàn không có bệnh truyền nhiễm thì năm xét không được có trường hợp mắc hoặc chết mới.

3. Đảm bảo ít nhất 95% trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo đúng quy định:

Trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định tại mục I.2 của Phụ lục này.

Đảm bảo ít nhất 95% số trẻ em trong khu phố, khu dân cư được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

4. Không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm có trên 30 người mắc/vụ: Trong năm không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm ở trên có từ trên 30 người sau khi cùng ăn một loại thực phẩm trên địa bàn khu phố, khu dân cư.

5. Giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi:

Giảm ít nhất 1,5% tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trên địa bàn khu phố, khu dân cư so với năm trước. Đối với các tỉnh, thành phố đã có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dưới 20% thì tỷ lệ giảm hàng năm có thể thấp hơn và theo chỉ tiêu kế hoạch đã phê duyệt.

Xác định trẻ em suy dinh dưỡng dựa vào "Bảng tra cân nặng theo tháng tuổi để xác định trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng" của Bộ Y tế.

6. Ít nhất 90% số hộ gia đình sử dụng nước sạch và có nhà tắm: Trên địa bàn khu phố, khu dân cư có ít nhất 90% số hộ gia đình có nguồn nước sạch và nhà tắm đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

7. Ít nhất 80% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh: Trên địa bàn khu phố, khu dân cư có ít nhất 80% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

8. 100% phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 01 lần, trong đó trên 85% được khám thai 03 lần trở lên: Trên địa bàn khu phố, khu dân cư có 100% phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 01 lần tại các cơ sở y tế, trong đó trên 85% được khám thai 03 lần trở lên (lần 1 trong vòng 3 tháng đầu, lần 2 trong vòng 3 tháng giữa và lần 3 trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén).

9. Giảm 10% các vụ tai nạn thương tích so với năm trước:

Tai nạn thương tích là các trường hợp tử vong hoặc tổn thương của cơ thể do tai nạn giao thông, điện giật, bỏng, ngộ độc hóa chất, đuối nước và các tai nạn khác.

Giảm ít nhất 10% các vụ tai nạn thương tích trên địa bàn khu phố, khu dân cư so với năm trước.

10. Có phong trào thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe:

Khu phố, khu dân cư có Ban/người theo dõi, hướng dẫn và huy động được nhiều người tham gia tập thể dục, thể thao dưới nhiều hình thức khác nhau như:

Thường xuyên tập dưỡng sinh, tập thể dục buổi sáng, đi bộ buổi sáng hoặc chiều tối.

Thường xuyên tổ chức chơi và thi các môn thể thao: Cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá, bóng rổ, quần vợt...

III. TIÊU CHÍ CHỨNG NHẬN LÀNG VÀ KHU DÂN CƯ SỨC KHỎE (áp dụng cho khu vực đồng bằng và trung du)

1. Không có dịch xảy ra trên địa bàn: Trong năm không có dịch xảy ra trên địa bàn làng, khu dân cư theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

2. Giảm ít nhất 5% tỷ lệ mắc và chết một số bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp so với năm trước:

Các bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp quy định tại mục I.1 của Phụ lục này.

Giảm ít nhất 5% tỷ lệ mắc và chết một số bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp tại địa bàn làng, khu dân cư so với năm trước. Nếu năm trước trên địa bàn không có bệnh truyền nhiễm thì năm xét không được có trường hợp mắc hoặc chết mới.

3. Đảm bảo ít nhất 95% trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo đúng quy định:

Trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định tại mục I.2 của Phụ lục này.

Đảm bảo ít nhất 95% số trẻ em trong khu phố, khu dân cư được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

4. Không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm có trên 30 người mắc/vụ:

Trong năm không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm ở trên có từ trên 30 người sau khi cùng ăn một loại thực phẩm.

5. Giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi:

Giảm ít nhất 1,5% tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trên địa bàn làng, khu dân cư so với năm trước. Đối với các tỉnh, thành phố đã có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dưới 20% thì tỷ lệ giảm hàng năm có thể thấp hơn.

Xác định trẻ em suy dinh dưỡng dựa vào "Bảng tra cân nặng theo tháng tuổi để xác định trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng" của Bộ Y tế.

6. Ít nhất 80% số hộ gia đình sử dụng nước sạch và có nhà tắm: Trên địa bàn làng, khu dân cư có ít nhất 80% số hộ gia đình có nguồn nước sạch và nhà tắm đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

7. Ít nhất 60% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh: Trên địa bàn làng, khu dân cư có ít nhất 60% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

8. 100% phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 01 lần, trong đó trên 75% được khám thai 03 lần trở lên trong thời kỳ thai nghén: Trên địa bàn làng, khu dân cư có 100% phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 1 lần tại các cơ sở y tế, trong đó trên 75% được khám thai 03 lần trở lên.

9. Giảm 10% các vụ tai nạn thương tích so với năm trước:

Tai nạn thương tích được hiểu theo khái niệm quy định tại mục II.9 của Phụ lục này.

Giảm ít nhất 10% các vụ tai nạn thương tích trên địa bàn làng, khu dân cư so với năm trước.

10. Có phong trào thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe:

Làng, khu dân cư có Ban/người theo dõi, hướng dẫn và huy động được nhiều người tham gia tập thể dục, thể thao dưới nhiều hình thức khác nhau như:

Thường xuyên tập dưỡng sinh, tập thể dục buổi sáng, đi bộ buổi sáng hoặc tối.

Thường xuyên tổ chức chơi và thi các môn thể thao: Cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá, bóng rổ, quẩn vợt...

IV. TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN LÀNG VÀ KHU DÂN CƯ SỨC KHỎE (áp dụng cho khu vực miền núi)

1. Không có dịch xảy ra trên địa bàn: Trong năm không có dịch xảy ra trên địa bàn làng, khu dân cư theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

2. Giảm ít nhất 5% tỷ lệ mắc và chết một số bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp so với năm trước:

Các bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp quy định tại mục I.1 của Phụ lục này.

Giảm ít nhất 5% tỷ lệ mắc và chết một số bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp tại địa bàn làng, khu dân cư so với năm trước. Nếu năm trước trên địa bàn không có bệnh truyền nhiễm thì năm xét không được có trường hợp mắc hoặc chết mới.

3. Đảm bảo ít nhất 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo đúng quy định:

Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định tại mục I.2 của Phụ lục này.

Đảm bảo ít nhất 90% số trẻ em trong khu phố, khu dân cư được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

4. Không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm có trên 30 người mắc/vụ: Trong năm không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm ở trên có từ trên 30 người sau khi cùng ăn một loại thực phẩm.

5. Giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi:

Giảm ít nhất 1,5% tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trên địa bàn làng, khu dân cư so với năm trước. Đối với các tỉnh, thành phố đã có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dưới 20% thì tỷ lệ giảm hàng năm có thể thấp hơn.

Xác định trẻ em suy dinh dưỡng dựa vào "Bảng tra cân nặng theo tháng tuổi để xác định trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng" của Bộ Y tế.

6. Ít nhất 60% số hộ gia đình sử dụng nước sạch và có nhà tắm: Trên địa bàn làng, khu dân cư có ít nhất 60% số hộ gia đình có nguồn nước sạch và nhà tắm đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

7. Ít nhất 50% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh: Trên địa bàn làng, khu dân cư có ít nhất 50% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

8. 100% phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 01 lần, trong đó trên 50% được khám thai 03 lần trở lên trong thời kỳ thai nghén: Trên địa bàn làng, khu dân cư có 100% phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 01 lần tại các cơ sở y tế, trong đó trên 50% được khám thai 03 lần trở lên.

9. Giảm 5 - 7% các vụ tai nạn thương tích so với năm trước: Tai nạn thương tích được hiểu theo khái niệm quy định tại mục II.9 của Phụ lục này.

Giảm ít nhất 5 - 7% các vụ tai nạn thương tích trên địa bàn làng, khu dân cư so với năm trước.

10. Có phong trào thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe:

Làng, khu dân cư có Ban/người theo dõi, hướng dẫn và huy động được nhiều người tham gia tập thể dục, thể thao dưới nhiều hình thức khác nhau như:

Thường xuyên tập dưỡng sinh, tập thể dục buổi sáng, đi bộ buổi sáng hoặc tối.

Thường xuyên tổ chức chơi và thi các môn thể thao: Cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá, bóng rổ, quần vợt...

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1635/2004/QĐ-BYT ngày 11/05/2004 Ban hành Quy chế chứng nhận danh hiệu Gia đình sức khỏe, Làng sức khỏe, Khu phố sức khỏe và Khu dân cư sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.259

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.207.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!