BỘ
NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
15/2006/QĐ-BNN
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT,
SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT; KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày
29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33
/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số
86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục
Thú y,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quy trình,
thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định
số 389/NN-TY/QĐ ngày 15 tháng 4 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nhgiệp và Phát triển nông thôn) quy định về thủ
tục kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh
thú y.
Điều 3.
Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUY TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT;
KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08 tháng 03 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi áp dụng
1. Phạm vi áp dụng.
Quy định về quy trình, thủ
tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y;
2. Đối tượng áp dụng.
Quy định này áp dụng đối với:
a) Các tổ chức, cá nhân Việt
Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động
vật trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Cơ sở chăn nuôi, thu gom,
kinh doanh, giết mổ động vật; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống;
c) Cơ sở sơ chế, bảo quản, buôn
bán sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, sơ chế;
d) Cơ sở tập trung động vật, sản
phẩm động vật;
đ) Cơ sở, khu cách ly kiểm dịch
động vật, sản phẩm động vật (sau đây gọi chung là khu cách ly kiểm dịch);
e) Cơ sở sản xuất, kinh doanh
thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y;
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Tạm xuất tái nhập: là
việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có
làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng
hoá đó vào Việt Nam;
2. Tạm nhập tái xuất: là
việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào
Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính
hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam;
3. Chuyển cửa khẩu: là việc
mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam để bán cho một nước, vùng
lãnh thổ ngoài Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không
làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
Quy định này chỉ áp dụng đối với
động vật, sản phẩm động vật chuyển cửa khẩu có làm thủ tục gửi hàng tại kho ngoại
quan hoặc vận chuyển hàng trên lãnh thổ Việt Nam;
4. Quá cảnh lãnh thổ Việt Nam:
là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua
lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô
hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong
thời gian quá cảnh.
Điều 3.
Quy định về việc xử lý động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu về
hồ sơ kiểm dịch.
Khi phát hiện lô hàng động vật,
sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu về hồ sơ kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch
động vật xử lý như sau:
1. Trường hợp không có giấy chứng
nhận kiểm dịch:
a) Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật,
sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch để thực hiện kiểm dịch theo quy định;
b) Đối với động vật, sản phẩm động
vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
thì trả về nơi xuất phát, hoặc tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện
pháp xử lý theo quy định;
2. Trường hợp có giấy chứng nhận
kiểm dịch nhưng hết giá trị thời gian sử dụng hoặc có sự tẩy xoá, sửa chữa nội
dung giấy chứng nhận kiểm dịch: Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động
vật đến khu cách ly kiểm dịch để kiểm tra, xét nghiệm lại động vật, sản phẩm động
vật;
3. Trường hợp có sự đánh tráo, lấy
thêm, để lẫn với động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch hoặc để lẫn với
hàng hoá khác có nguy cơ lây nhiễm:
a) Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật,
sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm lại
đối với động vật, sản phẩm động vật đã đánh tráo, lấy thêm hoặc để lẫn với hàng
hoá khác;
b) Trường hợp số động vật, sản
phẩm động vật phải kiểm tra, xét nghiệm lại phát hiện thấy mắc bệnh, mang mầm bệnh
thuộc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật thì phải kiểm tra lại toàn bộ lô
hàng.
4. Hồ sơ kiểm dịch không hợp lệ,
nội dung chứng nhận kiểm dịch không phù hợp:
a) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch
động vật có thẩm quyền nơi xuất hàng biết để kiểm tra lại, sửa đổi, hoàn chỉnh
hồ sơ kiểm dịch;
b) Theo quy định tại điểm a khoản
1 Điều này nếu chủ hàng có yêu cầu;
5. Trường hợp động vật, sản phẩm
động vật vận chuyển trong nước mà không xác định được chủ:
a) Động vật, sản phẩm động vật
sau khi kiểm tra, xét nghiệm: Nếu đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì cho phép
sử dụng;
b) Động vật, sản phẩm động vật
sau khi kiểm tra, xét nghiệm: Nếu không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì tuỳ
từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định;
6. Động vật, sản phẩm động vật
nhập vào Việt Nam: Nếu không xác định được chủ thì phải tiêu hủy.
Chương 2:
QUY TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM
DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Mục I . QUY
TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC
Điều 4. Kiểm
dịch động vật vận chuyển trong tỉnh.
1. Tổ chức, cá nhân (sau đây được
gọi là chủ hàng) khi vận chuyển động vật với số lượng lớn ra khỏi huyện trong
phạm vi tỉnh phải đăng ký kiểm dịch với Trạm Thú y quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được gọi là Trạm Thú y huyện) theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Nghị định số 33 /2005/NĐ-CP ngày
15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh Thú y (sau đây được gọi là Nghị định số 33/2005/NĐ-CP).
2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm dịch động vật
vận chuyển theo mẫu quy định;
b) Bản sao giấy chứng nhận vùng,
cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của động vật (nếu có);
c) Bản sao giấy chứng nhận tiêm
phòng, phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật (nếu có).
3. Kiểm tra trước khi đưa động vật
đến khu cách ly kiểm dịch:
a) Kiểm tra nội dung đăng ký và
các giấy tờ có liên quan tại khoản 2 của Điều này;
b) Căn cứ tình hình dịch bệnh, kết
quả tiêm phòng, kết quả xét nghiệm bệnh của động vật tại nơi xuất phát, cơ quan
kiểm dịch động vật chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch;
c) Trong phạm vi 02 ngày kể từ
khi nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm
thông báo về thời gian, địa điểm, nội dung kiểm dịch;
d) Kiểm tra việc thực hiện các
quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với khu cách ly kiểm dịch;
đ) Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật
đến khu cách ly kiểm dịch và phải tiến hành kiểm dịch chậm nhất sau 02 ngày, kể
từ khi động vật được tập trung tại khu cách ly kiểm dịch.
4. Kiểm tra sau khi đưa động vật
đến khu cách ly kiểm dịch:
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại
động vật theo hồ sơ đăng ký kiểm dịch;
b) Kiểm tra lâm sàng, tách riêng
động vật yếu, động vật có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm
hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm;
c) Lấy mẫu xét nghiệm các bệnh
theo quy định trước khi vận chuyển động vật (đối với động vật sử dụng làm giống,
lấy sữa); các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
d) Tiêm phòng hoặc áp dụng các
biện pháp phòng bệnh khác đối với bệnh thuộc Danh mục bệnh phải tiêm phòng khi
vận chuyển động vật (trừ động vật sử dụng với mục đích giết mổ) nếu động vật
chưa có giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc giấy chứng nhận tiêm phòng không hợp lệ;
các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
đ) Đối với động vật xuất phát từ
vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì không phải làm xét nghiệm, áp dụng các biện
pháp phòng bệnh đối với những bệnh được công nhận an toàn dịch bệnh;
e) Diệt ký sinh trùng;
f) Đánh dấu động vật đủ tiêu chuẩn
vệ sinh thú y theo quy định.
5. Sau khi thực hiện việc kiểm dịch,
nếu động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, đã được tiêm phòng hoặc áp dụng các
biện pháp phòng bệnh khác và có miễn dịch thì kiểm dịch viên động vật thực hiện:
a) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
đối với động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 24 giờ trước khi vận
chuyển. Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng gồm: Giấy chứng nhận kiểm dịch; bảng
kê mã số đánh dấu động vật theo quy định;
b) Kiểm tra điều kiện vệ sinh
thú y đối với phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;
c) Thực hiện hoặc giám sát việc
vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo
ít nhất 06 giờ trước khi bốc xếp hàng để vận chuyển;
d) Trong ngày bốc xếp hàng, kiểm
dịch viên động vật thực hiện: Kiểm tra lâm sàng động vật; kiểm tra, giám sát
quá trình bốc xếp động vật lên phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận
chuyển, dụng cụ chứa đựng (đối với động vật không áp dụng biện pháp đánh dấu);
hướng dẫn chủ hàng vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu cách ly kiểm dịch, nơi bốc xếp
động vật.
6. Trường hợp động vật không đảm
bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng
nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
Điều 5. Kiểm
dịch sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh.
1. Chủ hàng khi vận chuyển sản
phẩm động vật với khối lượng lớn ra khỏi huyện trong phạm vi tỉnh phải đăng ký
kiểm dịch với Trạm Thú y huyện theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 30 của Nghị định số 33 /2005/NĐ-CP;
2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm
động vật vận chuyển theo mẫu quy định;
b) Bản sao phiếu kết quả xét
nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y sản phẩm động vật (nếu có);
c) Các giấy tờ khác có liên quan
(nếu có).
3. Kiểm tra trước khi đưa sản phẩm
động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
a) Kiểm tra nội dung đăng ký kiểm
dịch và các giấy tờ có liên quan tại khoản 2 của Điều này;
b) Căn cứ tình hình dịch bệnh động
vật tại nơi xuất phát, kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, cơ quan
kiểm dịch động vật chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch;
c) Trong phạm vi 02 ngày kể từ
khi nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm
thông báo thời gian, địa điểm, nội dung kiểm dịch;
d) Kiểm tra việc thực kiện các
quy định về điều kiện vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch;
đ) Hướng dẫn chủ hàng đưa sản phẩm
động vật đến khu cách ly kiểm dịch và phải tiến hành kiểm dịch chậm nhất sau 02
ngày kể từ khi sản phẩm động vật được tập trung tại địa điểm đã chỉ định.
4. Kiểm tra sau khi đưa sản phẩm
động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại
sản phẩm động vật theo hồ sơ đăng ký của chủ hàng;
b) Kiểm tra tình trạng bao gói,
bảo quản sản phẩm và kiểm tra cảm quan đối với sản phẩm động vật; kiểm tra dấu
kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm tươi sống sau giết
mổ;
c) Lấy mẫu xét nghiệm các chỉ
tiêu vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật chưa xét nghiệm các chỉ tiêu vệ
sinh thú y theo quy định hoặc chưa có dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ
sinh thú y; theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
d) Khử trùng tiêu độc đối với lô
hàng theo quy định;
đ) Đánh dấu, niêm phong bao bì
chứa đựng đối với sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
5. Sau khi thực hiện việc kiểm dịch,
nếu sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, kiểm dịch viên động vật thực
hiện:
a) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
đối với sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 24 giờ trước
khi vận chuyển;
b) Theo quy định tại điểm b, c
khoản 5 Điều 4 của bản Quy định này;
c) Trong ngày bốc xếp hàng, kiểm
dịch viên động vật thực hiện: Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp sản phẩm động
vật lên phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc
giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu cách ly kiểm dịch, nơi bốc xếp
hàng.
6. Trường hợp sản phẩm động vật
không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp
giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
Điều 6. Kiểm
dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh:
1. Chủ hàng khi vận chuyển động
vật với số lượng lớn ra ngoài tỉnh (theo quy định về số lượng động vật phải kiểm
dịch và miễn kiểm dịch tại Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục
Thú y và thực hiện kiểm dịch theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 4 của bản Quy
định này;
2. Kiểm tra sau khi đưa động vật
đến khu cách ly kiểm dịch:
a) Theo quy định tại điểm a, b,
đ, e, f khoản 4, khoản 6 Điều 4 của bản Quy định này;
b) Lấy mẫu xét nghiệm các bệnh
trước khi vận chuyển động vật nếu động vật chưa xét nghiệm bệnh theo quy định;
các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
c) Tiêm phòng hoặc áp dụng các
biện pháp phòng bệnh khác: Bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải tiêm phòng khi vận
chuyển động vật nếu động vật chưa có giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc giấy chứng
nhận tiêm phòng không hợp lệ; các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có).
3. Sau khi thực hiện việc kiểm dịch,
kiểm dịch viên động vật thực hiện theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 4 của bản
quy định này.
Điều 7. Kiểm
dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh:
1. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển
sản phẩm động vật với khối lượng lớn ra ngoài tỉnh (theo quy định về khối lượng
sản phẩm động vật phải kiểm dịch và miễn kiểm dịch tại Quyết định số
47/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn) phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục Thú y và thực hiện kiểm dịch theo quy
định tại khoản 1, 2, 3 Điều 5 của bản Quy định này;
2. Kiểm tra sau khi đưa sản phẩm
động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
a) Theo quy định tại điểm a,
b,d, đ, khoản 4 Điều 5 của bản quy định này;
b) Lấy mẫu xét nghiệm các chỉ
tiêu vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật chưa làm các xét nghiệm theo quy định;
các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có).
3. Sau khi thực hiện việc kiểm dịch,
kiểm dịch viên động vật thực hiện theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 4 của bản
quy định này.
Điều 8. Kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật tại Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao
thông.
Kiểm dịch viên động vật tại các
Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông thực hiện:
1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch bao
gồm giấy chứng nhận kiểm dịch và các giấy tờ khác có liên quan;
2. Kiểm tra số lượng, chủng loại
động vật, sản phẩm động vật theo giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số của động vật;
dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong phương tiện vận chuyển
và các dụng cụ, bao bì chứa đựng;
3. Kiểm tra tình trạng sức khoẻ
động vật, thực trạng vệ sinh thú y sản phẩm động vật;
4. Kiểm tra thực trạng vệ sinh
thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan trong quá trình vận
chuyển;
5. Đóng dấu xác nhận vào mặt sau
giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật có giấy chứng nhận
kiểm dịch hợp lệ, phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan bảo đảm
yêu cầu vệ sinh thú y.
6. Các trường hợp phải xử lý:
a) Phương tiện vận chuyển, các vật
dụng có liên quan không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, kiểm dịch viên động vật
lập biên bản đồng thời tạm đình chỉ việc vận chuyển và yêu cầu chủ hàng thực hiện
các biện pháp xử lý:
Sau khi xử lý, nếu phương tiện vận
chuyển và các vật dụng có liên quan đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y thì xác
nhận vào mặt sau giấy chứng nhận kiểm dịch và cho phép tiếp tục vận chuyển;
Sau khi xử lý, nếu phương tiện vận
chuyển hoặc các vật dụng có liên quan vẫn không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú
y thì cơ quan kiểm dịch động vật: Yêu cầu chủ hàng phải thay đổi phương tiện vận
chuyển, các vật dụng có liên quan, sau đó mới xác nhận vào vào mặt sau giấy chứng
nhận kiểm dịch và cho phép tiếp tục vận chuyển;
b) Khử trùng tiêu độc phương tiện
vận chuyển, các dụng cụ có liên quan trong trường hợp phương tiện vận chuyển động
vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch;
c) Các trường hợp khác, tuỳ theo
từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.
Điều 9. Kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật tại nơi đến.
1. Cơ quan kiểm dịch động vật tại
nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong các trường hợp
sau:
a) Không có giấy chứng nhận kiểm
dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nơi xuất phát;
b) Có giấy chứng nhận kiểm dịch
của cơ quan kiểm dịch động vật nơi xuất phát, nhưng không hợp lệ hoặc giấy chứng
nhận kiểm dịch hết giá trị thời gian sử dụng;
c) Cơ quan kiểm dịch động vật tại
nơi đến phát hiện có sự đánh tráo, lấy thêm hoặc bớt động vật, sản phẩm động vật
hoặc thay đổi bao bì chứa đựng sản phẩm động vật khi chưa được phép của cơ quan
kiểm dịch động vật;
d) Cơ quan kiểm dịch động vật tại
nơi đến phát hiện thấy động vật có biểu hiện mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền
nhiễm; sản phẩm động vật bị biến đổi chất lượng hoặc nghi nhiễm mầm bệnh.
2. Nội dung kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật tại nơi đến: Thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 6 đối
với động vật hoặc khoản 2, 3 Điều 7 đối với sản phẩm động vật của bản quy định
này.
Mục II. QUY
TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT XUẤT KHẨU
Điều 10. Kiểm
dịch động vật xuất khẩu.
1. Chủ hàng khi xuất khẩu động vật
phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền theo quy định
tại điểm a khoản 3 Điều 30 của Nghị định số 33 /2005/NĐ-CP;
2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm:
a) Theo quy định tại khoản 2, Điều
4 của bản Quy định này;
b) Bản sao yêu cầu vệ sinh thú y
của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu đối với động vật xuất khẩu (nếu có);
c) Bản sao hợp đồng mua bán (nếu
có);
d) Các giấy tờ khác có liên quan
(nếu có).
3. Kiểm tra trước khi đưa động vật
đến khu cách ly kiểm dịch:
a) Kiểm tra nội dung đăng ký kiểm
dịch và các giấy tờ có liên quan tại khoản 2 Điều này;
b) Căn cứ yêu cầu của chủ hàng
hoặc nước nhập khẩu về vệ sinh thú y đối với động vật xuất khẩu; tình hình dịch
bệnh, kết quả tiêm phòng, kết quả xét nghiệm bệnh của động vật tại nơi xuất
phát, cơ quan kiểm dịch động vật chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch;
c) Trong phạm vi 05 ngày kể từ
khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có
trách nhiệm vào sổ đăng ký kiểm dịch và thông báo về thời gian, địa điểm, nội
dung tiến hành kiểm dịch;
d) Thực hiện theo quy định tại
điểm d, đ khoản 3 Điều 4 của bản Quy định này.
4. Kiểm tra sau khi đưa động vật
đến khu cách ly kiểm dịch:
a) Theo quy định tại điểm a, b,
e, f khoản 4 Điều 4 của bản Quy định này;
b) Lấy mẫu xét nghiệm; tiêm
phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác theo quy định tại điểm b, c,
khoản 2 Điều 6 của bản Quy định này và các bệnh khác theo yêu cầu của chủ hàng
hoặc nước nhập khẩu.
5. Sau khi kiểm tra, kiểm dịch
viên động vật thực hiện theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 4 của bản Quy định
này;
6. Trường hợp chủ hàng hoặc nước
nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch xuất khẩu, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện
kiểm dịch theo quy định tại Điều 4 hoặc Điều 6 của bản Quy định này tuỳ theo
nơi xuất phát của động vật.
Điều 11. Kiểm
dịch sản phẩm động vật xuất khẩu.
1. Chủ hàng khi xuất khẩu sản phẩm
động vật phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật theo quy định tại
khoản 1 Điều 10 của bản quy định này;
2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm:
a) Theo quy định tại khoản 2, Điều
5, điểm c, d khoản 2 Điều 10 của bản Quy định này;
b) Bản sao yêu cầu về vệ sinh
thú y của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu đối với sản phẩm động vật xuất khẩu (nếu
có).
3. Kiểm tra trước khi đưa sản phẩm
động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
a) Kiểm tra nội dung đăng ký và
các giấy tờ có liên quan tại khoản 2 Điều này;
b) Căn cứ yêu cầu vệ sinh thú y
đối với sản phẩm động vật của chủ hàng hoặc nước xuất khẩu, kết quả xét nghiệm
các chỉ tiêu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật chuẩn bị các điều kiện cần
thiết để tiến hành kiểm dịch;
c) Trong phạm vi 05 ngày kể từ
khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có
trách nhiệm vào sổ đăng ký kiểm dịch và thông báo về thời gian, địa điểm, nội
dung tiến hành kiểm dịch;
d/ Theo quy định tại điểm d, đ
khoản 3 Điều 5 của bản Quy định này.
4. Kiểm tra sau khi đưa sản phẩm
động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
a) Theo quy định tại điểm a, b,
d, e, f khoản 4, Điều 5 của bản Quy định này;
b) Lấy mẫu xét nghiệm các chỉ
tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước xuất khẩu.
5. Sau khi kiểm tra, kiểm dịch
viên động vật thực hiện theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 5 của bản Quy định
này;
6. Trường hợp chủ hàng hoặc nước
nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch xuất khẩu, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện
kiểm dịch theo quy định tại Điều 5 hoặc Điều 7 của bản quy định này tuỳ theo
nơi xuất phát của sản phẩm động vật.
Điều 12. Kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu tại cửa khẩu xuất hàng.
Cơ quan kiểm dịch động vật thực
hiện:
1. Theo quy định tại khoản 1, 2,
3, Điều 8 của bản quy định này;
2. Hồ sơ kiểm dịch hợp lệ; động
vật khỏe mạnh; sản phẩm động vật đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được bao gói, bảo
quản theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu làm thủ tục cho phép xuất
khẩu hoặc đổi giấy chứng nhận kiểm dịch nếu chủ hàng hoặc nước nhập khẩu có yêu
cầu;
Trường hợp phát hiện động vật, sản
phẩm động vật không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật
cửa khẩu thực hiện hiện việc xử lý theo quy định.
3. Thực hiện hoặc giám sát việc
vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với nơi bốc xếp, phương tiện vận chuyển, các chất
độn, chất thải động vật và các dụng cụ có liên quan sau khi vận chuyển.
Điều 13. Kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu qua đường bưu điện.
1. Chủ hàng khi xuất khẩu động vật,
sản phẩm động vật qua đường Bưu điện phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch
động vật thuộc Cục Thú y theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 10 đối với động vật,
khoản 1, 2 Điều 11 đối với sản phẩm động vật của bản quy định này;
2. Nội dung kiểm dịch được thực
hiện như sau:
a) Đối với động vật: Kiểm tra
lâm sàng; kiểm tra sổ theo dõi sức khoẻ của động vật (nếu có); làm xét nghiệm,
tiêm phòng các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;
b) Đối với sản phẩm động vật: Kiểm
tra cảm quan, làm xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu vệ sinh
thú y của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;
c) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện
nhốt giữ động vật, bao gói sản phẩm động vật theo quy định, niêm phong hoặc
đánh dấu hàng gửi và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động
vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, được nhốt giữ, bao gói theo đúng quy định;
d) Hướng dẫn chủ hàng xử lý đối
với động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để xuất khẩu.
3. Trường hợp chủ hàng hoặc nước
nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch xuất khẩu, tuỳ theo số lượng động vật, khối
lượng sản phẩm động vật và tuỳ theo nơi xuất phát của động vật, sản phẩm động vật,
cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện kiểm dịch theo quy định;
4. Cấm xuất khẩu qua đường bưu
điện:
a) Động vật, sản phẩm động vật
thuộc Danh mục cấm xuất khẩu theo quy định;
b) Sản phẩm động vật ở dạng tươi
sống, sơ chế.
Mục III. QUY
TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU
Điều 14.
Đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật.
1. Chủ hàng có yêu cầu nhập khẩu
động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc
diện phải kiểm dịch hoặc động vật, sản phẩm động vật lạ chưa có ở Việt Nam phải
đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu
theo mẫu quy định;
b) Bản sao công chứng giấy đăng
ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp);
c) Giấy phép của cơ quan quản lý
chuyên ngành theo quy định;
d) Tài liệu liên quan đến việc
kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật;
Trong phạm vi 07 ngày (không kể
ngày nghỉ) kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh động vật
của nước xuất khẩu và tình hình dịch bệnh động vật trong nước, Cục Thú y trả lời
không chấp thuận hoặc chấp thuận và hướng dẫn việc kiểm dịch nhập khẩu.
2. Sau khi được Cục Thú y chấp
thuận, chủ hàng đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y
chỉ định theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 30 của Nghị định
số 33/2005/NĐ-CP.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu
gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm dịch nhập
khẩu theo mẫu quy định;
b) Văn bản chấp thuận của Cục
Thú y về việc kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật;
c) Bản sao giấy chứng nhận kiểm
dịch của nước xuất khẩu (nếu có);
d) Các giấy tờ khác có liên quan
(nếu có).
3. Trong phạm vi 05 ngày, kể từ
ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có
trách nhiệm thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian, nội dung kiểm dịch; kiểm
tra vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch đối với lô hàng đưa về khu cách ly kiểm
dịch để kiểm dịch.
Điều 15. Kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu tại cửa khẩu nhập.
Cơ quan kiểm dịch động vật thực
hiện:
1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch nhập
khẩu:
a) Hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu
theo quy định tại điểm a, b, d khoản 2 Điều 14 của bản Quy định này;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch của
nước xuất khẩu (bản gốc);
c) Giấy chứng nhận vệ sinh thú y
khu cách ly kiểm dịch đối với lô hàng đưa về khu cách ly kiểm dịch để tiến hành
kiểm dịch.
2. Kiểm tra thực trạng hàng nhập;
đối chiếu với giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu về số lượng, chủng
loại hàng nhập;
3. Kiểm tra điều kiện vệ sinh
thú y, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ
hàng xử lý chất thải, chất độn phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng;
4. Nếu hàng nhập khẩu đảm bảo
yêu cầu vệ sinh thú y, giấy chứng nhận kiểm dịch và các giấy tờ khác có liên
quan hợp lệ thì cơ quan kiểm dịch động vật làm thủ tục kiểm dịch nhập khẩu để
chủ hàng làm thủ tục hải quan;
5. Hướng dẫn chủ hàng những yêu
cầu cần thiết trong quá trình vận chuyển hàng từ cửa khẩu đến khu cách ly kiểm
dịch. Đối với động vật nhập khẩu để giết mổ được đưa thẳng đến cơ sở giết mổ đã
được chỉ định hoặc khu vực nuôi nhốt cách ly chờ giết mổ;
6. Đối với động vật, sản phẩm động
vật nhập khẩu không làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập mà chuyển làm thủ tục
hải quan tại cửa khẩu hoặc điểm thông quan khác, cơ quan kiểm dịch động vật cửa
khẩu nhập thực hiện:
a) Theo quy định tại khoản 1, 2,
3, 4, Điều này;
b) Giám sát quá trình bốc xếp động
vật, sản phẩm động vật lên phương tiện vận chuyển;
c) Niêm phong phương tiện vận
chuyển động vật, sản phẩm động vật;
d) Thực hiện hoặc giám sát việc
vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung bốc xếp động vật, sản phẩm động vật;
đ) Thông báo những thông tin cần
thiết về lô hàng cho cơ quan kiểm dịch động vật phụ trách cửa khẩu đến.
7. Trường hợp động vật, sản phẩm
động vật nhập khẩu không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động
vật thực hiện xử lý theo quy định.
Điều 16. Kiểm
dịch động vật nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch.
1. Trước khi nhập khẩu ít nhất
10 ngày, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh
thú y khu cách ly kiểm dịch;
a) Hướng dẫn chủ cơ sở cách ly
kiểm dịch hoàn thiện các hạng mục để đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; vệ sinh, khử
trùng tiêu độc khu cách ly kiểm dịch, các dụng cụ có liên quan ít nhất 06 ngày
trước khi nhập động vật;
b) Kiểm tra hồ sơ sức khoẻ của
nhân viên chăm sóc động vật trong thời gian cách ly kiểm dịch;
c) Cấp chứng nhận vệ sinh thú y
đối với khu cách ly kiểm dịch.
2. Trong ngày nhập động vật vào
khu cách ly kiểm dịch:
a) Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật
vào khu cách ly kiểm dịch; vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển,
các dụng cụ có liên quan, chất độn, thất thải của động vật trong quá trình vận
chuyển;
b) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch đã
được xác nhận tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập;
c) Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ
để tiến hành kiểm dịch.
3. Chậm nhất sau 03 ngày kể từ
khi động vật được tập trung tại khu cách ly kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật
thực hiện việc kiểm dịch:
a) Theo quy định tại điểm a, b,
e, f khoản 4 Điều 4 của bản Quy định này;
b) Lấy mẫu xét nghiệm các bệnh
theo quy định; các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
c) Tiêm phòng hoặc áp dụng các
biện pháp phòng bệnh khác (trừ động vật để giết thịt) đối với các bệnh trong
Danh mục các bệnh phải tiêm phòng; các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có).
4. Hết thời gian cách ly kiểm dịch,
nếu động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, đã được tiêm phòng hoặc áp dụng các
biện pháp phòng bệnh khác và có miễn dịch thì kiểm dịch viên động vật thực hiện:
a) Theo quy định tại điểm b, c,
d khoản 5 Điều 4 của bản Quy định này;
b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
nhập khẩu cho phép đưa vào sản xuất, sử dụng đối với động vật đủ tiêu chuẩn vệ
sinh thú y trong phạm vi 24 giờ trước khi vận chuyển về nơi tiếp nhận;
c) Thông báo cho cơ quan thú y
nơi tiếp nhận về tình hình dịch bệnh của động vật, kết quả xét nghiệm bệnh, kết
quả tiêm phòng và các thông tin khác.
5. Trường hợp động vật không đảm
bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng
nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
Điều 17. Kiểm
dịch sản phẩm động vật nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch hoặc kho chứa
hàng riêng biệt của chủ hàng hoặc
tại cửa khẩu (sau đây gọi chung là khu cách ly kiểm dịch).
1. Trước khi nhập khẩu ít nhất
05 ngày, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh
thú y khu cách ly kiểm dịch và thực hiện các quy định tại điểm a, b, d khoản 1
Điều 16 của bản Quy định này;
2. Trong ngày nhập sản phẩm động
vật vào khu cách ly kiểm dịch;
a) Hướng dẫn chủ hàng đưa sản phẩm
động vật vào khu cách ly kiểm dịch; vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận
chuyển, các dụng cụ có liên quan, chất độn, thất thải phát sinh trong quá trình
vận chuyển;
b) Thực hiện theo quy định tại
điểm b, c, khoản 2 Điều 16 của bản Quy định này.
3. Chậm nhất sau 02 ngày kể từ
khi sản phẩm động vật nhập được tập trung tại khu cách ly kiểm dịch, cơ quan kiểm
dịch động vật phải thực hiện kiểm dịch hàng nhập:
a) Theo quy định tại điểm a, d,
đ khoản 4 Điều 5 của bản Quy định này;
b) Kiểm tra tình trạng bao gói,
bảo quản sản phẩm và kiểm tra cảm quan đối với sản phẩm động vật;
c) Lấy mẫu làm xét nghiệm các chỉ
tiêu vệ sinh thú y theo quy định; các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu của
chủ hàng (nếu có).
4. Sau khi kiểm dịch, nếu sản phẩm
động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, kiểm dịch viên động vật thực hiện:
a) Theo quy định tại điểm b, c
khoản 5 Điều 5 của bản Quy định này;
b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
nhập khẩu cho phép đưa vào sản xuất, sử dụng đối với sản phẩm động vật đủ tiêu
chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 24 giờ trước khi vận chuyển về nơi tiếp nhận.
5. Trường hợp sản phẩm động vật
không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp
giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
Điều 18. Kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu gửi qua đường bưu điện.
1. Chủ hàng phải
đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 14
của bản Quy định này;
2. Trong phạm
vi 2 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách
nhiệm vào sổ đăng ký kiểm dịch và thông báo cho chủ hàng biết về thời gian, địa
điểm, nội dung tiến hành kiểm dịch;
3. Nội dung kiểm dịch:
a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch theo
quy định tại điểm a, b, khoản 2 Điều 15 của bản Quy định này;
b) Kiểm tra thực trạng hàng tại
cơ quan bưu điện với sự có mặt của chủ hàng và nhân viên bưu điện, đối chiếu với
giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu;
c) Lấy mẫu xét nghiệm, tiêm
phòng các bệnh theo quy định; theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
d) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
khi hàng đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để chủ hàng làm thủ tục hải quan, bưu điện.
4. Trường hợp hàng không đảm bảo
các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận
kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định;
5. Cấm nhập khẩu qua đường bưu
điện:
a) Sản phẩm động vật tươi sống,
sơ chế; sản phẩm nguồn gốc động vật (trừ các hàng công nghệ như dạ, len, quần
áo lông, đồ mỹ nghệ bằng xương, sừng, ngà);
b) Động vật, sản phẩm động vật
thuộc Danh mục động vật, sản phẩm động vật cấm nhập khẩu theo quy định.
Điều 19. Kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu mang theo người.
Chủ hàng khi mang động vật, sản
phẩm động vật theo người từ nước ngoài vào Việt Nam, thực hiện quy định như
sau:
1. Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch
nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu và khai báo vào tờ khai xuất
nhập cảnh, khi mang theo người động vật, sản phẩm động vật với số lượng, khối
lượng như sau:
a) Động vật: Số lượng không quá
02 con, với mục đích để nuôi làm cảnh, sinh hoạt trong gia đình, hoặc đi du lịch,
công tác, quá cảnh và không thuộc Danh mục động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu
theo quy định;
b) Sản phẩm động vật: Khối lượng
không quá 05 kg đối với thực phẩm chín có nguồn gốc động vật hoặc các sản phẩm
có nguồn gốc động vật đã qua chế biến công nghiệp dùng để kinh doanh và không
thuộc Danh mục sản phẩm động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.
2. Chủ hàng không phải đăng ký
kiểm dịch nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, khi mang theo người
sản phẩm động vật với khối lượng theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này;
không dùng để kinh doanh; không thuộc Danh mục sản phẩm động vật cấm xuất khẩu,
nhập khẩu theo quy định;
3. Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch
nhập khẩu với Cục Thú y khi mang theo người động vật, sản phẩm động vật với số
lượng, khối lượng trên mức quy định tại khoản 1 Điều này; thuộc Danh mục động vật,
sản phẩm động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định;
4. Nghiêm cấm mang theo người sản
phẩm có nguồn gốc động vật ở dạng tươi sống, sơ chế.
5. Nội dung kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật theo quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Động vật: Kiểm tra sổ theo
dõi sức khoẻ do cơ quan thú y nơi có động vật xuất phát cấp; giấy chứng nhận kiểm
dịch của nước xuất khẩu (nếu có); kiểm tra lâm sàng động vật; xét nghiệm hoặc
tiêm phòng các bệnh (nếu cần thiết);
b) Sản phẩm động vật: Kiểm tra
giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; kiểm tra thực trạng hàng nhập, đối
chiếu với giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; kiểm tra cảm quan, tình
trạng bao gói sản phẩm động vật;
c) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
nhập khẩu đối với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để chủ
hàng làm thủ tục hải quan;
d) Lập biên bản và tiêu huỷ ngay
tại khu vực gần cửa khẩu đối với động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm,
sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
đ) Trường hợp giấy chứng nhận kiểm
dịch của nước xuất khẩu không hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lập
biên bản tạm giữ hàng và xử lý theo quy định.
Mục IV. QUY
TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TẠM NHẬP TÁI XUẤT, TẠM XUẤT
TÁI NHẬP, CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH LÃNH THỔ VIỆT NAM
Điều 20.
Đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu,
quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
1. Chủ hàng có yêu cầu tạm nhập
tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật
phải đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y. Việc đăng ký kiểm dịch thực hiện theo quy
định tại khoản 1 Điều 14 của bản Quy định này;
2. Sau khi được Cục Thú y chấp
thuận, chủ hàng phải đăng ký với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục thú y chỉ
định theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 30 của Nghị định số
33/2005/NĐ-CP;
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu
quy định;
b) Văn bản chấp thuận của Cục
Thú y về việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa
khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
c) Bản sao giấy chứng nhận kiểm
dịch của nước xuất khẩu (nếu có);
d) Các giấy tờ khác có liên quan
(nếu có);
Trong phạm vi 05 ngày, kể từ
ngày nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm
thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian, nội dung tiến hành kiểm dịch.
Điều 21. Kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật tạm xuất tái nhập.
1. Kiểm dịch động vật, sản phẩm
động vật tạm xuất theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất
khẩu;
2. Kiểm dịch động vật, sản phẩm
động vật tái nhập theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập
khẩu.
Điều 22. Kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất.
1. Tại cửa khẩu nhập, cơ quan kiểm
dịch động vật thực hiện:
a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch theo
quy định tại khoản 2 Điều 20 của bản Quy định này;
b) Theo quy định tại khoản 2, 3,
7 Điều 15 của bản Quy định này;
c) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, động
vật, sản phẩm động vật đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động
vật cửa khẩu chứng nhận hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch để chủ hàng làm thủ
tục hải quan;
d) Giám sát quá trình bốc xếp động
vật, sản phẩm động vật lên phương tiện vận chuyển;
đ) Niêm phong phương tiện vận
chuyển động vật, sản phẩm động vật;
e) Thực hiện hoặc giám sát việc
vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung bốc xếp động vật, sản phẩm động vật;
f) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện
các yêu cầu vệ sinh thú y trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Tại cửa khẩu xuất, cơ quan kiểm
dịch động vật thực hiện:
a) Theo quy định tại khoản 1, 3,
4 Điều 12 của bản Quy định này;
b) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, động
vật, sản phẩm động vật đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động
vật cửa khẩu xác nhận số hàng xuất khỏi Việt Nam để chủ hàng làm thủ tục hải
quan.
Điều 23. Kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật chuyển cửa khẩu.
1. Trường hợp chuyển cửa khẩu có
gửi kho ngoại quan nhưng không vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam:
a) Thực hiện theo quy định tại
khoản 1, 2, 4, 7 Điều 15 của bản Quy định này;
b) Thực hiện việc giám sát động
vật, sản phẩm động vật trong thời gian lưu giữ tại kho ngoại quan;
c) Trong ngày xuất hàng, cơ quan
kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện giám sát việc bốc động vật, sản phẩm động
vật lên phương tiện vận chuyển;
d) Thực hiện hoặc giám sát việc
vệ sinh, khử trùng tiêu độc kho hàng, nơi lưu giữ, nơi bốc xếp và các phương tiện,
dụng cụ bốc xếp động vật, sản phẩm động vật.
2. Trường hợp chuyển cửa khẩu có
vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện theo
quy định tại Điều 22 của bản Quy định này.
Điều 24. Kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
1. Tại cửa khẩu nhập, cơ quan kiểm
dịch động vật thực hiện:
a) Theo quy định tại khoản 1 Điều
22 của bản Quy định này;
b) Kiểm tra việc thực hiện những
quy định đã thông báo trước đối với chủ hàng;
c) Niêm phong, kẹp chì phương tiện
vận chuyển sản phẩm động vật;
2. Trong quá trình vận chuyển
trên lãnh thổ Việt Nam:
a) Chủ hàng phải thực hiện
nghiêm túc các quy định của cơ quan kiểm dịch động vật trong quá trình vận chuyển
động vật, sản phẩm động vật trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Các phương tiện vận chuyển phải
đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn về mặt thiết bị kỹ thuật, không làm
rơi vãi các chất thải trên đường vận chuyển;
c) Không được tự ý bốc dỡ hàng
hoặc tháo dỡ phương tiện vận chuyển khi chưa được phép của cơ quan thú y có thẩm
quyền; việc thay đổi phương tiện vận chuyển trong thời gian vận chuyển phải được
sự chấp thuận của cơ quan hải quan và cơ quan thú y có thẩm quyền;
d) Không được tự ý thay đổi lộ
trình hoặc dừng lại tại các địa điểm không được quy định trước;
Trường hợp phương tiện vận chuyển
không đi đúng lộ trình hoặc đỗ, dừng không đúng địa điểm quy định, chủ hàng phải
giữ nguyên hàng hoá trên phương tiện vận chuyển và báo cho cơ quan thú y nơi gần
nhất. Sau khi cơ quan thú y thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định thì mới
được tiếp tục vận chuyển;
e) Động vật chỉ được phép
thả trên lãnh thổ Việt Nam để ăn, uống hoặc các trường hợp đặc biệt khác khi cơ
quan thú y có thẩm quyền cho phép và giám sát không cho động vật tiếp xúc với động
vật trong nước;
f) Xác động vật, chất độn, thức
ăn thừa của động vật, bao bì đóng gói và các chất thải khác trong quá trình vận
chuyển không được vứt xuống sân ga, bến cảng hoặc trên đường vận chuyển mà phải
được xử lý tại các địa điểm theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền.
3. Tại cửa khẩu xuất, cơ quan kiểm
dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của bản Quy
định này.
Điều 25. Kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật quá cảnh lãnh thổ Việt Nam vận chuyển bằng
công-ten-nơ hoặc phương tiện có dấu niêm phong.
1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch theo
quy định tại khoản 1 Điều 22 của bản Quy định này;
2. Kiểm tra niêm phong, kẹp chì,
điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển;
3. Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ,
phương tiện vận chuyển đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y thì chứng nhận kiểm dịch
và cho phép hàng qua cửa khẩu;
4. Trường hợp phát hiện thấy động
vật, sản phẩm động vật hoặc phương tiện vận chuyển, dấu niêm phong hoặc kẹp chì
không bình thường, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
a) Phối hợp với cơ quan hải quan
lập biên bản yêu cầu chủ hàng mở công-ten-nơ hoặc dấu niêm phong, kẹp chì với sự
chứng kiến của chủ hàng để kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với hàng hoá;
b) Địa điểm mở công-ten-nơ phải
đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, thuận lợi cho việc bốc dỡ hàng hoá do cơ quan
thú y có thẩm quyền quy định;
c) Trường hợp động vật, sản phẩm
động vật không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa
khẩu thực hiện việc xử lý theo quy định tại Điều 3 của bản Quy định này;
d) Phương tiện vận chuyển và các
vật dụng có liên quan không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch
động vật cửa khẩu yêu cầu chủ hàng thực hiện các biện pháp khắc phục hoặc thay
đổi phương tiện vận chuyển, thay thế các dụng cụ kèm theo.
5. Thực hiện hoặc giám sát việc
vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên
quan; nơi bốc xếp động vật, sản phẩm động vật.
Mục V. QUY
TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT THAM GIA HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM, BIỂU DIỄN NGHỆ
THUẬT, THI ĐẤU THỂ THAO; SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THAM GIA HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM; GỬI VÀ
NHẬN BỆNH PHẨM
Điều 26. Kiểm
dịch động vật tham gia hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể
thao; sản phẩm động vật tham gia hội chợ, triển lãm.
1. Chủ hàng có động vật tham gia
hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao; sản phẩm động vật
tham gia hội chợ, triển lãm phải tuân theo các quy định sau:
a) Động vật, sản phẩm động vật
trong nước phải được kiểm dịch theo quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 của bản Quy định
này;
b) Động vật, sản phẩm động vật từ
nước ngoài phải đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y và được cơ quan kiểm dịch động
vật có thẩm quyền thực hiện kiểm dịch theo quy định tại Điều 14, 15, của bản
Quy định này;
2. Chủ hàng phải đăng ký với Chi
cục Thú y địa phương ít nhất 10 ngày trước khi khai mạc;
3. Tại nơi tập trung động vật, sản
phẩm động vật, Chi cục Thú y thực hiện:
a) Kiểm tra điều kiện vệ sinh
thú y và tiến hành khử trùng tiêu độc ít nhất 03 ngày trước khi tập trung động
vật, sản phẩm động vật;
b) Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm
dịch và các giấy tờ khác có liên quan;
c) Kiểm tra số lượng, chủng loại
và thực trạng động vật, sản phẩm động vật, đối chiếu với giấy chứng nhận kiểm dịch;
d) Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật,
sản phẩm động vật đến địa điểm tập trung;
đ) Thực hiện hoặc giám sát việc
vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển, các dụng cụ có liên quan,
chất độn, chất thải trong quá trình vận chuyển;
e) Giám sát động vật, sản phẩm động
vật trong thời gian tham gia hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu
thể thao;
4. Sau thời gian tập trung hội
chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao:
a) Chi cục Thú y thực hiện hoặc
giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ khu vực tập trung động vật, sản
phẩm động vật;
b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
đối với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để sử dụng
trong nước;
c) Nếu chủ hàng có yêu cầu xuất
động vật, sản phẩm động vật ra khỏi Việt Nam thì phải làm thủ tục kiểm dịch xuất
khẩu theo quy định tại Điều 10, 11 của bản Quy định này;
d) Nếu động vật, sản phẩm động vật
không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.
Điều 27. Gửi
và nhận bệnh phẩm.
1. Chủ hàng có yêu cầu gửi bệnh
phẩm ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam phải đăng ký kiểm dịch với Cục
Thú y;
2. Sau khi được Cục Thú y chấp
thuận, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục
Thú y chỉ định ít nhất 05 ngày trước khi nhận hoặc gửi mẫu bệnh phẩm;
3. Gửi bệnh phẩm.
Cơ quan kiểm dịch động vật thực
hiện:
a) Kiểm tra văn bản của Cục Thú
y về việc cho phép kiểm dịch xuất khẩu bệnh phẩm và các giấy tờ khác có liên
quan;
Giám sát việc lấy mẫu bệnh phẩm;
bao gói, bảo quản bệnh phẩm đảm bảo không để đổ, vỡ, phát tán mầm bệnh trong
quá trình vận chuyển;
b) Dụng cụ chứa đựng bệnh phẩm
phải được niêm phong trước khi vận chuyển;
c) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
đối với bệnh phẩm được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.
4. Nhận bệnh phẩm.
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa
khẩu thực hiện:
a) Kiểm tra văn bản của Cục Thú
y về việc cho phép kiểm dịch nhập khẩu bệnh phẩm và các giấy tờ khác có liên
quan;
b) Kiểm tra thực trạng bao gói,
bảo quản bệnh phẩm;
c) Xác nhận để chủ hàng làm thủ
tục hải quan khi hồ sơ hợp lệ, bệnh phẩm được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu
vệ sinh thú y;
d) Trường hợp phát hiện bệnh phẩm
nhập vào Việt Nam khi chưa được sự chấp thuận của Cục Thú y hoặc việc bao gói,
bảo quản không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và có nguy cơ gây phát tán mầm bệnh,
ô nhiễm môi trường, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lập biên bản và tiêu huỷ
toàn bộ bệnh phẩm tại khu vực gần cửa khẩu.
Chương 3:
QUY TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM
TRA VỆ SINH THÚ Y
Điều 28. Thẩm
định điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở.
1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lập
cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở sản xuất con giống; cơ sở giết mổ động vật, cơ
sở sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật; khu cách ly kiểm dịch, nơi tập trung động
vật, sản phẩm động vật; cửa hàng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; cơ sở
sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
(sau đây gọi chung là cơ sở) phải đăng ký thẩm định điều kiện vệ sinh thú y với
cơ quan thú y có thẩm quyền theo quy định tại Điều 43 của Nghị định
số 33/2005/NĐ-CP.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Công văn đề nghị khảo sát địa
điểm lập cơ sở;
b) Dự án hoặc kế hoạch đầu tư
xây dựng cơ sở, thiết kế kỹ thuật;
c) Các giấy tờ liên quan đến việc
thành lập cơ sở.
2. Trong phạm vi 07 ngày kể từ
khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thú y phải tiến hành khảo sát điều kiện vệ
sinh thú y đối với địa điểm lập cơ sở, đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan
và trả lời bằng văn bản;
a) Nếu đảm bảo các yêu cầu về vệ
sinh thú y, cơ quan thú y có thẩm quyền gửi văn bản cho chủ cơ sở và cấp có thẩm
quyền là căn cứ để cấp có thẩm quyền cho phép thành lập và đầu tư xây dựng cơ sở;
b) Nếu không đảm bảo các yêu cầu
về vệ sinh thú y, chủ cơ sở thực hiện sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt
yêu cầu và đề nghị kiểm tra lại.
Điều 29. Kiểm
tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở.
1.Tổ chức, cá nhân có yêu cầu
đưa cơ sở mới thành lập vào hoạt động phải đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh
thú y với cơ quan thú y có thẩm quyền theo quy định tại Điều 43
của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện
vệ sinh thú y theo mẫu quy định;
b) Giấy phép đầu tư hoặc giấy
phép kinh doanh (bản sao Công chứng);
c) Các giấy tờ liên quan đến việc
thành lập cơ sở.
2. Trong phạm vi 05 ngày kể từ
khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thú y có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra
điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở;
a) Kiểm tra việc thực hiện các
quy định về điều kiện vệ sinh thú y;
b) Kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ
thuật về vệ sinh thú y;
3. Trong phạm vi 10 ngày (kể từ
ngày được kiểm tra), cơ quan thú y có thẩm quyền phải trả lời kết quả kiểm tra
điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
a) Nếu cơ sở đảm bảo yêu cầu về
điệu kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan thú y có thẩm quyền cấp Chứng nhận
điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở và có giá trị 02 năm kể từ ngày cấp;
b) Nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu
về điệu kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, chủ cơ sở tổ chức sửa chữa, khắc phục
những nội dung chưa đạt yêu cầu của lần kiểm tra trước và đề nghị kiểm tra lại.
4. Trường hợp cơ sở tạm ngừng hoạt
động, chủ cơ sở phải thông báo với cơ quan thú y có thẩm quyền;
5. Trước khi hết thời hạn của chứng
nhận điều kiện vệ sinh thú y hoặc trường hợp cơ sở tạm ngừng hoạt động từ 03
tháng trở lên, khi hoạt động trở lại, chủ cơ sở phải đăng ký trước ít nhất 15
ngày với cơ quan thú y có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này
để kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở;
Đối với cơ sở giết mổ động vật,
sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật, trong quá trình kiểm tra định kỳ, cơ quan
thú y có thẩm quyền tiến hành lấy mẫu để kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối
với sản phẩm của cơ sở.