ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
130/2002/QĐ-UB
|
Đà
Lạt, ngày 16 tháng 09 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V QUY ĐỊNH KHÁM CHƯA BỆNH MIỄN PHÍ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi)
ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 của
Chính phủ về việc thu một phần viện phí;
- Căn cứ quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998
của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt chương trình phát triển kinh tế-xã hội
các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa;
- Căn cứ quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001
của Chính phủ V/v định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những giải
pháp cơ bản phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây nguyên;
- Theo đề nghị tại tờ trình số 71 ngày 22/7/2002
của liên sở: Y tế - Lao động-Thương binh và xã hội,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Miễn phí toàn bộ tiền khám, chữa bệnh tại các Trạm y tế,
phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm y tế, bệnh viện (gọi chung là cơ sở khám
chữa bệnh) thuộc tỉnh Lâm Đồng cho các đối tượng sau:
1) Người dân tộc thiểu số (trừ người Hoa) thường
trú tại Lâm Đồng.
2) Người thuộc các hộ đói nghèo được cấp sổ thực
hiện chính sách đói nghèo.
3) Người có hộ khẩu thường trú tại các xã có điều
kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và tại các thôn, buôn vùng III thuộc tỉnh
Lâm Đồng.
4) Trẻ em dưới 6 tuổi
5) Người tàn tật, trẻ mồ côi, người già yếu không
nơi nương tựa
6) Người được cấp thẻ "khám chữa bệnh miễn
phí" do hiến các cơ quan của cơ thể.
Điều 2: Các đối tượng nêu tại điều 1 không được miễn viện phí nếu
thuộc các diện sau:
1) Do hậu quả của các tệ nạn xã hội: say rượu, đánh
nhau, tự tử.
2) Mắc các bệnh do lây truyền qua đường tình dục
như: lậu, giang mai và các bệnh hoa liễu khác.
3) Các đối tượng thuộc diện Bảo hiểm y tế bắt buộc
theo quy định hiện hành của Nhà nước và các đối tượng theo quy định tại mục D
phần II thông tư số 14 ngày 30/9/1995 của Liên bộ Y tế - Tài chính - Lao động-Thương
binh và xã hội - Ban Vật giá của Chính phủ
4) Khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng.
5) Các bệnh thuộc diện quản lý của chương trình mục
tiêu quốc gia như: sốt rét, phong, tâm thần, bướu cổ, sốt xuất huyết được thực
hiện khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí theo quy định của chương trình.
Điều 3:
1) Để được hưởng chế độ
khám chữa bệnh miễn phí đối tượng phải:
a- Đi khám chữa bệnh đúng tuyến, trừ trường hợp cấp
cứu. Nơi khám chữa bệnh đầu tiên là tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn hoặc tại
Phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm y tế huyện nếu các cơ sở này kiêm nhiệm
nhiệm vụ của trạm y tế. Trường hợp bệnh nặng vượt khả năng điều trị của tuyến
dưới thì được chuyển lên tuyến trên.
b- Xuất trình các giấy tờ tùy thân để xác định là
đối tượng được miễn phí do Sở Y tế hướng dẫn.
2) Tiền viện phí đối tượng được miễn là toàn bộ tiền
thu một phần viện phí theo quy định hiện hành của Nhà nước .
Điều 4: Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí giao cho Sở y tế trực tiếp
quản lý để chi trả tiền miễn phí cho các cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện miễn
phí cho đối tượng theo thực tế.
1) Kinh phí khám chữa bệnh miễn phí được hình thành
từ các nguồn:
- Kinh phí do Trung ương hỗ trợ cho tỉnh thực hiện
quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ đối với công
tác khám chữa bệnh miễn phí và thực hiện thuốc cấp không cho đồng bào dân tộc.
- Ngân sách của tỉnh.
2) Dự toán kinh phí khám chữa bệnh miễn phí hàng
năm được lập trên cơ sở thực tế kinh phí thực hiện của năm trước.
3) Kinh phí khám chữa bệnh miễn phí năm 2002 được
hình thành từ các nguồn sau:
- Kinh phí Trung ương hỗ trợ cho tỉnh thực hiện quyết
định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 đã được phân bổ cho ngành y tế.
- Kinh phí ngân sách đã bố trí để mua Bảo hiểm y
tế cho người nghèo năm 2002 nhưng chưa thực hiện.
Điều 5: Tổ chức thực hiện.
1/ Sở Y tế có trách nhiệm:
- Quản lý, sử dụng kinh phí khám chữa bệnh miễn phí
đảm bảo thực hiện đúng mục đích và nguyên tắc tài chính.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc khám
chữa bệnh miễn phí theo quy định tại quyết định này đảm bảo thực hiện thuận
lợi, chặt chẽ và tránh bị lợi dụng. Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố
và các Bệnh viện tuyến tỉnh là các đơn vị được giao chỉ tiêu kinh phí thực hiện
khám chữa bệnh miễn phí. Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố là đầu mối
triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và
xã hội và các ngành chức năng liên quan lập dự toán kinh phí khám chữa bệnh miễn
phí hàng năm.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính vật giá, Sở Lao
động-Thương binh và xã hội, Ban Dân tộc và Miền núi định kỳ thanh kiểm tra việc
thực hiện khám chữa bệnh miễn phí.
2/ Sở Tài chính vật giá, có trách nhiệm:
- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế cân đối các nguồn
kinh phí tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định bố trí kinh phí thực hiện
khám chữa bệnh miễn phí hàng năm.
- Cấp phát kinh phí và hướng dẫn việc lập quản lý,
sử dụng và thanh quyết toán kinh phí khám chữa bệnh miễn phí.
- Phối hợp với Sở Y tế thanh kiểm tra việc thực hiện
khám chữa bệnh miễn phí.
- Thanh, kiểm tra việc sử dụng, quản lý kinh phí
khám chữa bệnh miễn phí theo chức năng chuyên ngành.
- Thống nhất với Bảo hiểm y tế tỉnh và UBND cấp huyện
V/v giải quyết số kinh phí đã chuyển cho các huyện để mua thẻ bảo hiểm y tế cho
người nghèo nay không thực hiện nữa.
3/ Sở Lao động-Thương binh và xã hội, Ban Dân tộc
và Miền núi tỉnh có trách nhiệm:
- Phối hợp cùng Sở Y tế lập dự toán kinh phí khám
chữa bệnh hàng năm và thanh, kiểm tra việc thực hiện khám chữa bệnh miễn phí.
Điều 6: Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng làm sai
việc khám chữa bệnh miễn phí quy định tại quyết định này. Đối tượng được khám
chữa bệnh miễn phí vi phạm sẽ không được thực hiện chế độ khám chữa bệnh miễn
phí trong thời hạn 3 năm. Cơ quan Nhà nước, CB-CC vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp
luật.
Điều 7: Thôi thực hiện việc mua thẻ Bảo hiểm Y tế cho người nghèo.
Các đối tượng quy định tại mục D phần II thông tư số 14 ngày 30/9/1996 của Liên
bộ thì thực hiện việc miễn phí bằng hình thức mua thẻ Bảo hiểm y tế theo quy
định của Liên bộ. Các quy định trước đây của tỉnh trái với quyết định này đều
không còn hiệu lực thi hành.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/9/2002.
Điều 8: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, giám đốc các Sở: Y tế,
Tài chính vật giá, Lao động-Thương binh và xã hội, Trưởng Ban Dân tộc và Miền
núi tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và thủ trưởng
các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./-