Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1242/QĐ-BYT 2022 Tài liệu Phục hồi chức năng bệnh liên quan sau mắc COVID19

Số hiệu: 1242/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành: 18/05/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Những triệu chứng hậu COVID-19 cần liên hệ ngay với nhân viên y tế

Ngày 18/5/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định 1242/QĐ-BYT về Tài liệu Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19.

Theo đó, cần liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nguy hiểm sau đây:

- Thấy khó thở khi hoạt động nhẹ mà tình trạng này không cải thiện khi thực hiện bất kỳ tư thế làm giảm khó thở.

- Có sự thay đổi tình trạng khó thở khi nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hơn khi thực hiện các kỹ thuật vận động và tập thể dục.

- Thấy đau ngực, tim đập nhanh hoặc chóng mặt khi ở một số tư thế hoặc trong quá trình tập luyện hay hoạt động thể lực.

- Tình trạng lẫn lộn ngày càng xấu đi hoặc cảm thấy khó nói hay khó hiểu lời nói.

- Thấy thay đổi cảm giác và vận động trên mặt, tay hay chân, đặc biệt là các dấu hiệu này chỉ có ở một bên cơ thể, và/hoặc tình trạng lo âu hay tâm trạng xấu đi, hay có ý nghĩ muốn làm hại bản thân.

Xem chi tiết tại Quyết định 1242/QĐ-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/5/2022.
 

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1242/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TỰ CHĂM SÓC CÁC BỆNH CÓ LIÊN QUAN SAU MẮC COVID-19

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tài liệu Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19. Chi tiết nội dung Hướng dẫn kèm theo.

Điều 2. Tài liệu Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19 áp dụng đối với người dân sau mắc COVID-19 tại nhà và cán bộ y tế cơ sở.

Điều 3. Giao Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, y tế Ngành chỉ đạo triển khai tài liệu tới người dân và y tế cơ sở được giao nhiệm vụ quản lý, tư vấn sức khỏe người dân sau mắc COVID-19.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 5. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch COVID-19 của các tỉnh, thành phố; Giám đốc các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế Ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trư
ng (để phối hợp);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, Cục QLKCB;
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

 

DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1242/QĐ-BYT ngày 18/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

Chỉ đạo biên soạn:

PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn

Thứ trưởng Bộ Y tế

Chủ biên:

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

Tham gia biên soạn và thẩm định:

TS. Cao Hưng Thái

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

PGS.TS. Trần Trọng Hải

Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam

GS.TS. Cao Minh Châu

Tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam

BSCKII. Nguyễn Trung Cấp

Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

PGS.TS. Trương Tuyết Mai

Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

TS. Cầm Bá Thức

Phó Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Trung ương

TS. Trần Ngọc Nghị

Trưởng Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa

BSCKI. Nguyễn Thị Thanh Lịch

Phó trưởng Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

PGS.TS. Lương Tuấn Khanh

Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS. Đỗ Đào Vũ

Phó Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS. Nguyễn Văn Chi

Trưởng khoa cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai

TS. Phạm Thị Cẩm Hưng

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Ths.BSCKII. Trần Quốc Đạt

Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị

TS. Nguyễn Trọng Hưng

Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng người lớn - Viện Dinh dưỡng Quốc gia

BSCKII. Vũ Thị Thu Hương

Trưởng khoa Khám bệnh và Điều trị nội trú CSGP, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

BSCKII. Nguyễn Đăng Khoa

Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Chợ Rẫy

Ths. Lê Huy Cường

Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phục hồi chức năng Trung ương

Ths. Nguyễn Thị Phương Anh

Trưởng khoa Thăm dò - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương

Ths. Nguyễn Minh Hạnh

Chuyên viên chính, Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

BSCKI. Hồ Quang Hưng

Phó trưởng khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Chợ Rẫy

BS. Nguyễn Tuấn Hải

Trưởng phòng C6 - Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai

BS. Phạm Thị Lệ Quyên

Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai

BS. Bùi Văn Lợi

Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Thư ký biên soạn:

 

Ths. Nguyễn Thị Phương Anh

Trưởng khoa Thăm dò - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương

Ths. Nguyễn Minh Hạnh

Chuyên viên chính, Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

BS. Nguyễn Thị Dung

Chuyên viên Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Ths. Nguyễn Thanh Hoa

Chuyên viên Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

BS. Đỗ Đức Tuấn

Chuyên viên phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

 

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TỰ CHĂM SÓC ĐỐI VỚI MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN SAU MẮC COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số      /QĐ-BYT ngày      /5/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

Ai là người sử dụng tài liệu này?

Tài liệu này cung cấp hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc đối với một số bệnh liên quan sau mắc COVID-19 dành cho người trưởng thành. Tài liệu này có thể kết hợp cùng với hướng dẫn chăm sóc từ các nhân viên y tế.

Tài liệu này được biên soạn bởi các chuyên gia chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng và có sự tham vấn với chính những người bị COVID-19 đã bình phục trên cơ sở tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới. Mặc dù các tài liệu tham khảo không dễ đọc nhưng các lời khuyên đều dựa trên bằng chứng, vẫn còn rất nhiều thứ chúng ta chưa biết về quá trình hồi phục sau COVID-19 và sẽ ngày càng có nhiều các bằng chứng.

COVID-19 có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và các triệu chứng lâu dài ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày. Trong một số trường hợp, những triệu chứng này có thể tồn tại quá 12 tuần và nay được gọi là các tình trạng sau mắc COVID-19, đồng thời cũng được biết đến như COVID-19 kéo dài, hay hội chứng sau mắc COVID-19. Các triệu chứng thông thường được cải thiện theo thời gian và tài liệu này cung cấp những gợi ý thiết thực để bạn tự quản lý các triệu chứng thông thường này. Nếu các triệu chứng này xấu dần đi hoặc không được cải thiện theo thời gian, việc thăm khám bởi nhân viên y tế là cần thiết.

Bạn có thể đọc tài liệu này theo từng phần nhỏ, bắt đầu với các mục liên quan đến các triệu chứng mà bạn mong muốn được cải thiện nhiều nhất.

Thêm vào đó, các nhân viên y tế có thể đưa ra các gợi ý điều chỉnh các lời khuyên trong tài liệu sao cho phù hợp với bạn. Các lời khuyên trong hướng dẫn này không thay thế các chương trình phục hồi chức năng cá nhân hay bất kỳ lời khuyên nào mà bạn nhận được từ các nhân viên y tế.

Gia đình và bạn bè của bạn có thể giúp hỗ trợ bạn khi bạn hồi phục, và sẽ rất hữu ích khi chia sẻ tài liệu này với họ.

 

Tài liệu này cung cấp thông tin về các nội dung sau

“Dấu hiệu cảnh báo” cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp từ nhân viên y tế

Kiểm soát khó thở

Vận động và tập thể dục

Tiết kiệm năng lượng và quản lý mệt mỏi

Kiểm soát các vấn đề về giọng nói

Kiểm soát các vấn đề liên quan đến nuốt

Dinh dưỡng và các vấn đề liên quan đến khứu giác, vị giác

Kiểm soát các vấn đề liên quan đến sự chú ý, trí nhớ và suy nghĩ rõ ràng

Kiểm soát các vấn đề về căng thẳng, lo âu, trầm cảm và giấc ngủ

Kiểm soát đau

Quay trở lại làm việc

Nhật ký theo dõi triệu chứng

 

“Dấu hiệu cảnh báo” cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp từ nhân viên y tế

Những biến chứng y khoa có thể xuất hiện trong quá trình phục hồi sau mắc COVID-19 và cần sự thăm khám y tế khẩn cấp. Bạn cần liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào sau đây:

- Bạn thấy khó thở khi hoạt động nhẹ mà tình trạng này không cải thiện khi thực hiện bất kỳ tư thế làm giảm khó thở nào trong các tư thế được mô tả ở trang 2-3.

- Có sự thay đổi tình trạng khó thở khi bạn nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hơn khi thực hiện các kỹ thuật vận động và tập thể dục được nêu ở trang 4.

- Bạn thấy đau ngực, tim đập nhanh hoặc chóng mặt khi ở một số tư thế hoặc trong quá trình tập luyện hay hoạt động thể lực.

- Tình trạng lẫn lộn ngày càng xấu đi hoặc bạn cảm thấy khó nói hay khó hiểu lời nói.

- Bạn thấy thay đổi cảm giác và vận động trên mặt, tay hay chân, đặc biệt là các dấu hiệu này chỉ có ở một bên cơ thể, và/hoặc tình trạng lo âu hay tâm trạng xấu đi, hay bạn có ý nghĩ muốn làm hại bản thân.

Kiểm soát khó thở

Kiểm soát khó thở

- Nguyên nhân của khó thở: do tổn thương tại phổi, tim mạch hay yếu cơ

- Khó thở thường xuất hiện khi hoạt động gắng sức

- Khi xuất hiện khó thở: Hãy bình tĩnh, dừng các hoạt động gắng sức, lựa chọn tư thế phù hợp để giảm khó thở, tập thở hoành và thở theo nhịp: Hít vào trước khi thực hiện hoạt động gắng sức, thở ra trong khi thực hiện hoạt động gắng sức.

Tư thế làm giảm khó thở

Một số tư thế làm giảm khó thở: hãy kết hợp tập thở ở các tư thế này để giảm khó thở

Nằm sấp

Nằm nghiêng một bên cao đầu, với đầu gối co nhẹ

Ngồi cúi đầu ra trước

Ngồi cúi đầu ra trước (không có bàn trước mặt)

Đứng cúi đầu ra trước, tay dựa vào cầu thang, bậu cửa sổ hay bề mặt chắc chắn.

Đứng dựa lưng vào tường, tay chống hông hoặc eo. Chân cách tường 30cm và mở rộng bằng vai.

Các kỹ thuật thở

* Thở cơ hoành hay thở bụng giúp thư giãn và giảm khó thở

- Nằm hoặc ngồi tư thế thoải mái, 1 tay đặt lên bụng, thả lỏng cơ thể và tập trung vào việc hít thở.

- Hít vào từ từ bằng mũi, đồng thời bụng phình lên đẩy tay lên.

- Nín hơi 1-2 giây sau nín hơi càng lâu càng tốt.

- Thở ra bằng miệng, đồng thời bụng hóp lại.

- Nín hơi trước khi tiếp tục nhịp thở tiếp theo.

 

* Thở theo nhịp

Nếu khó thở khi gắng sức như leo cầu thang, đi lên dốc hãy chia nhỏ hoạt động để thực hiện dễ dàng. Ví dụ khi leo cầu thang.

- Hít vào bằng mũi bước 1 chân lên cầu thang

- Thở ra bằng miệng đồng thời bước tiếp chân tiếp theo lên.

 

Vận động và tập thể dục

Ở trong nhà hoặc trong bệnh viện do nhiễm COVID-19 một thời gian dài làm giảm sức mạnh và sức bền của cơ. Tập thể dục giúp cải thiện sức mạnh và sức bền của các cơ. Tuy nhiên, việc tập thể dục cần đảm bảo an toàn và cần được theo dõi cùng với các dấu hiệu nhiễm COVID-19 khác.

Đôi khi bạn có cảm giác rất mệt hoặc các triệu chứng khác như kiểu “kiệt sức” hoặc “mệt lả” sau khi gắng sức dù rất ít. Khoa học gọi chứng này là “mệt mỏi sau gắng sức”. Triệu chứng này điển hình sẽ xuất hiện khoảng vài giờ sau khi gắng sức cả về thể chất và tinh thần. Bình thường cần 24 giờ trở lên để phục hồi cơ thể, phục hồi năng lượng, độ tập trung, giấc ngủ, trí nhớ.

Nếu bạn gặp tình trạng “mệt mỏi sau gắng sức”, bạn tránh tập thể dục hoặc các hoạt động gắng sức khiến bạn gặp tình trạng mệt mỏi, mà chỉ cần đảm bảo đủ năng lượng. Nếu không có hiện tượng mệt mỏi gắng sức, bạn có thể nâng cao các mức độ nặng của bài tập thể dục một cách từ từ. Bạn có thể dùng thang điểm đo lường mức độ mệt mỏi (Borg - CR 10) để tăng mức độ vận động của mình.

Thang này là công cụ khách quan để đánh giá mức độ nặng mà bạn cảm giác được khi tập, từ 0 (không gắng sức) tới 10 (gắng sức nhiều nhất).

Tùy người và tùy thời điểm mà cũng với cùng một hoạt động, điểm Borg - CR 10 có khác nhau. Ví dụ, với việc đi bộ, bạn có thể đánh giá 1 điểm (cực nhẹ) nhưng có người khác đánh giá 4 điểm (có chút gắng sức) hoặc ngay chính bạn vào một ngày khác bạn cũng có thể cho điểm khác. Bạn sẽ viết những hoạt động hàng ngày của mình ra và đánh giá điểm Borg - CR 10 để theo dõi tình trạng của mình và hướng dẫn để mình tăng dần mức độ vận động của mình.

Các giai đoạn tập thể dục

Tập thể dục được chia thành 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn, duy trì ít nhất 7 ngày trước khi chuyển qua giai đoạn khác với cường độ cao hơn. Nếu bạn thấy mệt mỏi nhiều sau khi tập thì phải giảm cường độ tập, chuyển giảm giai đoạn tập nhẹ nhàng hơn.

Nếu bạn có các triệu chứng như đau ngực hoặc chóng mặt, nên dừng ngay lập tức và liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Giai đoạn 1

Chuẩn bị quay lại tập thể dục (điểm Borg - CR 10 từ 0 - 1 điểm)

Thực hiện các bài tập kiểm soát hơi thở, đi bộ nhẹ nhàng, bài tập giãn cơ và thăng bằng.

Bạn có thể đứng hoặc ngồi để thực hiện thư giãn cơ. Mỗi lần thư giãn cơ cần thực hiện nhẹ nhàng và nên giữ từ 15 - 20 giây mỗi động tác.

Nếu bạn thấy thang điểm đánh giá mệt mỏi (Borg-CR 10) tăng lên 1 điểm, khuyến cáo bạn dừng bài tập giai đoạn này ngay.

Đưa tay phải lên cao và sau đó nghiêng nhẹ sang trái cho đến khi bạn cảm nhận được căng giãn sườn bên phải của mình, sau đó đổi bên.

Đưa tay về phía trước bạn, giữ tay thẳng, đưa tay chéo người ở ngang tầm vai. Lấy tay còn lại ôm chạy cánh tay vào ngực để có thể cảm thấy kéo giãn quanh vai. Sau đó đổi bên.

Ngồi ở rìa ghế, chân thẳng phía trước bạn, gót chạm sàn. Đặt tay của bạn lên đùi chân kia để giữ. Ngồi thẳng lưng, gập người từ hông về phía trước cho tới khi bạn cảm thấy có một chút kéo giãn nhẹ ở phía sau của chân duỗi thẳng. Sau đó đổi bên.

Hai chân đứng so le, một chân trước một chân sau, nghiêng người về phía trước với một tay chống tường. Khụyu chân trước, giữ chân sau thẳng và gót chạm sàn cho đến khi chân sau cảm thấy kéo giãn. Sau đó đổi bên.

Đứng thẳng vịn tay vào thành ghế để giữ thăng bằng. Gấp một chân lên về phía sau, dùng tay cùng bên giữ và kéo chân chạm mông. Sau đó đổi bên.

Giai đoạn 2

Các hoạt động cường độ thấp (điểm Borg-CR 10 từ 2-3 điểm)

Hoạt động đi bộ, làm việc nhà hoặc làm vườn nhẹ nhàng.

Nếu bạn hoàn thành được bài tập dễ dàng (điểm Borg-CR 10 từ 2-3 điểm), bạn có thể tăng từ từ thời gian tập mỗi ngày 10-15 phút. Bạn sẽ duy trì bài tập giai đoạn này 7 ngày mà không bị mệt lả trước khi bước qua giai đoạn kế tiếp. Nếu thang điểm mệt Borg-CR 10 trên 3, khuyến cáo bạn dừng tập.

Giai đoạn 3

Các hoạt động cường độ trung bình (điểm Borg-CR 10 từ 3-5 điểm)

Bài tập đi bộ nhanh, lên xuống cầu thang, chạy bộ, cúi đầu, thử các bài tập tăng tính đối kháng và tập trung vùng thân trên. Nếu thang điểm mệt Borg-CR 10 trên 5, khuyến cáo dừng tập.

Bài tập làm mạnh cơ TAY

Bài tập tăng sức mạnh cơ nhị đầu

Hai tay cầm vật nặng có thể là tạ tay, chai nước lọc hướng lòng bàn tay lên trên. Nhẹ nhàng nâng cẳng tay (gập khuỷu tay về hướng vai, và hạ xuống. Có thể ngồi hoặc đứng để thực hiện bài tập.

Đẩy tường

Người bệnh đứng cách tường 20cm, hướng mặt về phía tường, đưa một tay lên ngang vai chống tường. Từ từ hạ thân mình về phía tường bằng cách gập khuỷu tay, sau đó đẩy người ra xa tường, cho tới khi tay được duỗi thẳng. Tương tự đảo làm tay bên đối diện.

Nâng tay

Người bệnh đứng thẳng, hai tay cầm vật nặng với lòng bàn tay hướng vào trong. Nâng cả hai cánh tay lên mức ngang vai và từ từ hạ xuống.

Bài tập làm mạnh cơ CHÂN

Ngồi - Đứng

Ngồi trên ghế, bàn chân dang rộng bằng vai. Tay ở hai bên hoặc đan chéo trước ngực, từ từ đứng dậy, giữ vị trí đứng và đếm đến 3, sau đó từ từ ngồi xuống ghế

Thẳng đầu gối

Ngồi trên ghế, bàn chân sát nhau.

Duỗi thẳng đầu gối từng bên và giữ ở tư thế này một lúc, sau đó từ từ hạ xuống. Lặp lại ở chân kia. Gia tăng thời gian giữ chân thẳng bằng cách đếm đến 3.

Squats

Đứng thẳng, lưng sát tường hoặc một mặt phẳng nào đó cố định và chân dang rộng bằng vai. Di chuyển bàn chân cách tường 30 cm, từ từ khụy đầu gối xuống một chút, lưng sẽ hạ thấp xuống dọc theo tường. Giữ hông cao hơn đầu gối.

Dừng lại một lúc trước khi từ từ đứng thẳng đầu gối trở lại.

Nâng gót chân

Đặt tay nhẹ nhàng lên một mặt phẳng cố định (như một cái ghế) để giữ thăng bằng, nhưng không dựa vào đó. Từ từ nhón ngón chân lên và từ từ hạ xuống lại.

Giai đoạn 4

Các bài tập cường độ trung bình với kỹ năng vận hành và điều họp (điểm Borg-CR 10 từ 5 - 7 điểm)

Bài tập chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội, học khiêu vũ.

Nếu thang điểm mệt Borg-CR 10 trên 7, khuyến cáo dừng tập.

Giai đoạn 5

Trở lại các bài tập thể dục bình thường (điểm Borg-CR 10 từ 8-10 điểm)

Bạn có thể trở về các hoạt động thể dục, thể thao, vận động thể lực như bình thường của bạn trước COVID-19.

Không nên tập thể dục nếu bị đau. Nếu bạn bị đau, như đau ngực, hay cảm thấy hoa mắt, chóng mặt trong lúc tập, hãy dừng ngay và đừng tập lại nếu chưa nói chuyện với nhân viên y tế.

 

Tiết kiệm năng lượng và quản lý mệt mỏi

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn hồi phục sau mắc COVID-19, được mô tả là một cảm giác quá tải hay kiệt sức cả về thể chất và tinh thần.

Mệt mỏi về thể chất: khi mệt mỏi, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình rất nặng nề và ngay cả những hoạt động thể lực dù nhẹ nhàng cũng tiêu tốn rất nhiều năng lượng.

Mệt mỏi về nhận thức và tinh thần: khi mệt mỏi, bạn sẽ khó tập trung suy nghĩ, hoặc tiếp nhận thông tin mới, trí nhớ cũng như công việc, học tập của bạn bị ảnh hưởng. Thậm chí cả việc tìm từ ngữ đơn giản để viết hay nói cũng có thể trở thành khó khăn.

Mệt mỏi làm cho bạn kiệt sức sau khi hoàn thành những công việc thường ngày. Bạn có thể thức dậy với cảm giác mệt mỏi y như trước khi ngủ. Mức độ mệt mỏi của bạn có thể thay đổi theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ. Bạn không còn động lực để làm bất cứ điều gì vì quá mệt và/hoặc cảm thấy cơ thể mình sẽ kiệt sức ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản nhất, trong khi rất khó giải thích tình trạng kiệt sức của mình cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp hiểu.

Giúp người khác hiểu được sự mệt mỏi của bạn và cách nó tác động đến bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với cách bạn đối phó và quản lý sự mệt mỏi của mình.

Xây dựng nhịp độ

Nhịp độ là một chiến lược giúp bạn tránh bị tổn thương đồng thời quản lý các hoạt động của bạn mà không làm nặng thêm các triệu chứng hiện có. Bạn nên xây dựng một kế hoạch linh hoạt cho phép bạn hoạt động trong khả năng hiện tại của mình và tránh bị quá tải. Sau đó, mức độ hoạt động của bạn có thể được tăng dần lên một cách có kiểm soát theo thời gian, khi mức năng lượng và các triệu chứng của bạn được cải thiện.

Bằng cách điều chỉnh nhịp độ các hoạt động của mình, bạn đảm bảo rằng:

- Đang kiểm soát được những yêu cầu tự đặt ra đối với bản thân.

- Những yêu cầu này phù hợp với khả năng hiện tại của mình.

- Bạn đang bộc lộ thể chất và tinh thần của mình trước những yêu cầu này một cách thường xuyên và có kiểm soát để hỗ trợ quá trình phục hồi dần dần của bạn.

Bước đầu tiên là suy nghĩ xem hiện tại bạn có thể thực hiện và quản lý bao nhiêu hoạt động mà không có nguy cơ bị quá sức hoặc tái phát. Quan trọng là đừng nên so sánh với người khác hoặc với chính mình trước kia. Từ đó bạn sẽ tạo lập được nền tảng của hoạt động, là số lượng công việc hay hoạt động bạn có thể thực hiện mỗi ngày một cách an toàn.

Hoạt động ưu tiên

Khi mức năng lượng của bạn thấp, bạn nên đảm bảo rằng năng lượng sử dụng sẽ được dành cho các hoạt động quan trọng nhất. Sẽ rất hữu ích khi xác định những hoạt động nào trong ngày của bạn là cần thiết - nghĩa là những việc nào “cần” làm và những việc bạn “muốn” làm, những việc nào có thể được thực hiện vào một thời điểm khác, hoặc một ngày khác và những việc mà người khác có thể hỗ trợ.

Lập kế hoạch

Khi lập kế hoạch cho ngày hoặc tuần của bạn, tốt nhất nên phân bố đều các hoạt động thay vì cố gắng thực hiện tất cả chúng trong một ngày. Hãy nghĩ xem khi nào mức năng lượng của bạn có thể đạt mức tốt nhất và hoàn thành các việc tốn nhiều năng lượng vào thời điểm đó. Liệu một hoạt động nào đó có thể được bố trí lại để không cần phải làm xong hết cùng một lúc không? Ví dụ bạn có thể chỉ dọn dẹp một phòng thay vì toàn bộ ngôi nhà trong một lần không?

Tương tự việc lập kế hoạch cho các hoạt động của bạn, lập kế hoạch để nghỉ ngơi và thư giãn giúp bạn “nạp năng lượng” cũng quan trọng không kém. Hãy lên kế hoạch để nghỉ ngơi nhiều lần trong ngày nếu cần thiết.

Xây dựng nhật ký hoạt động hoặc một kế hoạch hàng ngày sẽ giúp bạn điều chỉnh nhịp độ của bản thân và ưu tiên những gì bạn muốn và cần làm. Có thể phải thử vài lần trước khi có thể đi đúng hướng. Nhưng khi bạn cảm thấy đã tìm được đúng cấp độ của mình, thì điều quan trọng là phải đảm bảo một khoảng thời gian nhất quán trước khi tăng mức hoạt động.

Khám và tư vấn quản lý mệt mỏi

Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài mặc dù đã tự điều chỉnh về nhịp độ và các hoạt động ưu tiên, ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, kèm theo một số triệu chứng như (1) Mệt mỏi sau khi làm việc gắng sức và kéo dài trên 24 giờ; (2) Ngủ không yên giấc; (3) Suy giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung; (4) Đau cơ, đau nhiều khớp nhưng không sưng, nóng, đỏ; Đau họng hoặc loét miệng; đau đầu ...thì bạn cần đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu cảm thấy mệt mỏi kéo dài sau mắc COVID-19, đồng thời có bệnh mạn tính về tim mạch (bệnh mạch vành, suy tim...), bệnh nội khoa (đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...) hoặc có biến chứng về tim mạch, hô hấp...trong thời gian nhiễm COVID-19, bạn không nên trì hoãn mà cần khám và quản lý sớm tại các phòng khám chuyên khoa tương ứng.

Kiểm soát các vấn đề về giọng nói

Các vấn đề về giọng nói

COVID-19 có thể gây đau họng, ho khó chịu và cảm giác chất nhầy đọng lại trong cổ họng, do đó bạn cảm thấy cần phải hắng giọng thường xuyên. Giọng nói của bạn có thể bị yếu, bị hụt hơi hoặc khàn giọng, đặc biệt nếu trước đó bạn được thở máy (đặt ống thở) trong bệnh viện. Bạn có thể cảm thấy cổ họng/đường hô hấp trên nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh so với trước khi bị bệnh. Ví dụ: bạn có thể bị ho, cảm giác thắt cổ họng hoặc khó thở nếu bạn tiếp xúc với một mùi hương nồng. Nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm theo thời gian, vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Lời khuyên cho các vấn đề với giọng nói

- Cố gắng uống đủ nước. Nhấp nước thường xuyên, liên tục trong ngày để giữ cho dây thanh âm của bạn mềm mại, đảm bảo hoạt động của dây thanh âm.

- Đừng căng giọng, cao giọng hoặc la hét vì điều này có thể làm căng dây thanh quản của bạn. Đừng thì thầm vì điều này có thể làm trùng dây thanh quản của bạn làm giọng nói không bình thường.

- Xông hơi nước (trùm khăn lên đầu và hít vào với hơi nước từ bát nước sôi) trong 10-15 phút có thể giúp cấp ẩm cho đường thanh âm.

- Trào ngược dạ dày dễ làm cho họng bị rát, khó chịu gây ảnh hưởng dây thanh âm, giọng nói thay đổi, vì vậy bạn nên tránh các loại thức ăn khó tiêu, tránh ăn khuya.

- Bỏ hút thuốc lá; không uống rượu.

- Sử dụng các cách giao tiếp khác, chẳng hạn như viết, nhắn tin hoặc sử dụng cử chỉ, nếu việc nói chuyện khó khăn hoặc không thoải mái.

Lời khuyên khi bị ho dai dẳng

- Thử thở bằng mũi thay vì miệng để tránh kích thích niêm mạc họng, niêm mạc miệng gây ho.

- Thử ngậm đồ ngọt đun sôi (ít đường)

- Thử “Bài tập ngừng ho”. Khi bạn cảm thấy muốn ho, hãy ngậm miệng và dùng tay che lại (LÀM DỊU cơn ho). Đồng thời, tự NUỐT cơn ho. DỪNG thở - tạm dừng. Khi bạn bắt đầu thở lại, hãy hít vào và thở ra bằng mũi một cách NHẸ NHÀNG.

- Nếu bạn bị ho về đêm do trào ngược dạ dày, hãy thử nằm nghiêng về một bên hoặc dùng gối kê cao đầu (cổ).

Kiểm soát các vấn đề liên quan đến nuốt

Bạn có cảm thấy mình gặp khó khăn khi nuốt thức ăn và đồ uống. Điều này là do các cơ tham gia vào quá trình nuốt có thể đã bị yếu đi. Đối với những người đã từng thở máy trong bệnh viện trước đó, ống thở có thể gây ra một số vết bầm tím và sưng nề vùng lưỡi, hầu họng, nắp thanh quản và dây thanh. Bạn cần chú ý khi nuốt để tránh bị sặc và có thể dẫn tới viêm phổi hít. Điều này có thể xảy ra nếu thức ăn/đồ uống “đi sai đường” và đi vào phổi của bạn.

Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt, những việc làm dưới đây có thể hữu ích:

- Ngồi thẳng lưng bất cứ khi nào bạn ăn hoặc uống. Không bao giờ ăn hoặc uống khi đang nằm.

- Giữ tư thế thẳng (ngồi, đứng, đi) trong ít nhất 30 phút sau ăn.

- Thử các loại thức ăn có độ đặc loãng khác nhau để xem loại nào dễ nuốt hơn. Lúc đầu có thể chọn thức ăn mềm, mịn và/ hoặc ẩm hoặc cắt thức ăn rắn thành những miếng rất nhỏ. Hãy ăn chậm, không vội vàng, nhai kỹ.

- Hãy tập trung khi bạn ăn hoặc uống, cố gắng dùng bữa ở chỗ yên tĩnh. Hạn chế nói chuyện trong khi ăn hoặc uống để tránh mở rộng đường thở, để tránh sặc, nuốt nghẹn hoặc khiến thức ăn hoặc đồ uống đi xuống sai đường vào phế quản, phổi.

- Hãy chắc chắn rằng khoang miệng của bạn không có gì trước khi ăn hoặc uống một miếng nước khác. Nếu cần, hãy nuốt thêm lần nữa.

- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày nếu bạn cảm thấy mệt khi ăn no.

- Nếu bạn bị ho hoặc bị sặc khi ăn và uống, hãy tìm lời khuyên từ chuyên gia y tế, vì thức ăn hoặc đồ uống có thể đi sai đường vào đường thở của bạn.

- Giữ cho khoang miệng của bạn sạch sẽ bằng cách đánh răng và uống đủ nước.

Dinh dưỡng và các vấn đề liên quan đến khứu giác, vị giác

COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và tình trạng dinh dưỡng, trong đó một số người bị giảm cân do ăn uống kém nhưng một số người lại tăng cân do ít vận động. Do đó, cần phải có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, lành mạnh để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần phục hồi sức khỏe một cách toàn diện.

- Đảm bảo bạn được cung cấp đủ thực phẩm, ăn đủ 3 bữa chính, ăn ngay cả khi bị mệt, không muốn ăn. Nếu lượng ăn vào ít, không đủ thì nên chia nhỏ để ăn thành nhiều bữa hơn.

- Mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm, chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất như sau: Chất bột đường (ngũ cốc, khoai củ...); chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ...); chất béo (dầu mỡ); vitamin và khoáng chất (rau xanh và quả chín...). Số lượng các nhóm thực phẩm tiêu thụ cân đối trong ngày theo khuyến nghị của tháp dinh dưỡng hợp lý cho các lứa tuổi.

- Nếu mệt mỏi, chán ăn, không ăn được đủ số lượng cần thiết thì bạn nên ăn uống thêm các loại sữa, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng và giàu protein từ 1-3 lần/ngày. Đặc biệt cần ăn uống đầy đủ, phòng ngừa suy kiệt với những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ, ...

- Với người có bệnh nền, cần tuân thủ thuốc theo đơn và được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh, tình trạng dinh dưỡng bởi các bác sĩ.

- Uống nhiều nước, trung bình 6-8 ly mỗi ngày. Hạn chế sử dụng nước ngọt đóng chai, rượu, bia, chất kích thích, ...

- Hạn chế ăn mặn, hạn chế chất béo và đường:

+ Nên ăn ít hơn 5g muối mỗi ngày (tương đương khoảng 1 thìa cà phê)

+ Nên ăn ít hơn 50g đường mỗi ngày (tương đương khoảng 12 thìa cà phê).

+ Lượng chất béo nên ít hơn 30% tổng năng lượng ăn vào. Chọn chất béo không bão hòa có trong cá, quả bơ, các loại hạt và trong dầu thực vật hơn là chất béo bão hòa (mỡ, bơ, ...) và chất béo chuyển hóa (bánh, kẹo, dầu qua xào rán nhiều lần,...).

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống sôi. Đọc kỹ nhãn thực phẩm trước khi sử dụng.

- Đi khám tư vấn dinh dưỡng để được các nhân viên y tế tư vấn bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phù hợp, an toàn.

Lời khuyên khi bị giảm hoặc mất khứu giác (mùi) hoặc vị giác

- Đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng hai lần mỗi ngày.

- Thực hiện việc huấn luyện khứu giác, bao gồm ngửi một số thảo dược có mùi thơm (chanh, hoa hồng, đinh hương, bạch đàn...) trong 20 giây mỗi lần, hai lần một ngày.

- Sử dụng các loại thảo dược và gia vị như ớt, nước chanh và các loại thảo dược tươi để tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên cần lưu ý có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản với một số người, cần hạn chế sử dụng khi gặp vấn đề này.

Kiểm soát các vấn đề liên quan đến sự chú ý, trí nhớ và suy nghĩ rõ ràng

Trong thời gian phục hồi sau COVID-19, bạn có thể gặp một loạt khó khăn liên quan đến khả năng suy nghĩ của mình (được gọi là “nhận thức”). Những khó khăn này có thể bao gồm các vấn đề về trí nhớ, chú ý, xử lý thông tin, lập kế hoạch và tổ chức. Đây còn được gọi là tình hạng “sương mù não”. Tình trạng sương mù não thường trở nên tồi tệ hơn do mệt mỏi, nghĩa là bạn càng mệt mỏi, bạn càng nhận thấy bạn có nhiều khó khăn hơn đối với khả năng suy nghĩ của mình.

Điều quan trọng là bạn và gia đình phải nhận biết được liệu bạn có đang gặp phải những khó khăn này hay không, vì chúng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ, hoạt động hàng ngày và việc bạn quay trở lại công việc hoặc học tập. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong số này, các việc làm dưới đây có thể hữu ích:

- Giảm thiểu sự xao nhãng: cố gắng làm việc trong môi trường yên tĩnh không có sự phân tâm. Bạn có thể sử dụng nút bịt tai nếu cần. Nếu bạn bị phân tâm khi đọc văn bản, hãy đánh dấu các phần của văn bản bằng cách sử dụng giấy hoặc sử dụng ngón tay của bạn làm điểm đánh dấu.

- Hoàn thành các hoạt động khi ít mệt mỏi hơn: Khi bạn làm một việc mà đòi hỏi kỹ năng tư duy, hãy lập kế hoạch cho việc này vào thời điểm bạn bớt mệt mỏi hơn. Ví dụ, nếu càng về chiều bạn càng cảm thấy mệt mỏi thì hãy làm công việc vào buổi sáng.

- Thường xuyên nghỉ giải lao: Nếu vấn đề trở nên tồi tệ hơn do mệt mỏi, hãy làm việc trong thời gian ngắn hơn và nghỉ giải lao.

- Đặt cho mình những mục tiêu và đích đến hợp lý: Có cái gì đó chắc chắn và rõ ràng để hướng tới sẽ giúp bạn duy trì động lực. Hãy đảm bảo bạn đặt ra các mục tiêu thực tế có thể đạt được. Ví dụ: chỉ đọc 05 trang sách mỗi ngày.

- Có thời gian biểu: Bạn hãy cố gắng thiết lập lịch trình làm việc hàng ngày và hàng tuần cho mình. Nó có thể hữu ích nếu bạn lập kế hoạch các hoạt động trước thời hạn. Cũng có thể sẽ hữu ích nếu bạn ghi chép lại, hoặc chia nhỏ mọi thứ thành các phần có thể quản lý được.

- Sử dụng các biện pháp khuyến khích: Khi bạn đạt được mục tiêu hoặc mục đích, hãy t thưởng cho mình - hãy thử làm điều gì đó rất đơn giản, chẳng hạn như uống một tách trà hoặc cà phê, xem tivi hoặc đi dạo.

- Làm một hoạt động một lần: Đừng vội vàng hoặc cố gắng tiếp nhận quá nhiều thông tin cùng một lúc, vì điều này có thể dẫn đến sai lầm trong xử lý thông tin.

- Trợ giúp: Sử dụng danh sách, ghi chú, nhật ký và lịch có thể giúp hỗ trợ trí nhớ và thói quen của bạn.

- Bài tập trí não: bạn có thể thử những sở thích mới, giải câu đố, trò chơi chữ và số, các bài tập trí nhớ hoặc đọc để giúp bạn suy nghĩ. Bắt đầu với các bài tập trí não thách thức bạn nhưng có thể đạt được và tăng độ khó khi bạn có thể. Điều này rất quan trọng để giữ cho bạn có động lực.

- Ngoài ra, các biện pháp nâng cao thể trạng, các chiến lược làm giảm căng thẳng có thể cải thiện tình trạng sương mù não như: ngủ đủ giấc và đúng giờ, tập thể dục, thư giãn; suy nghĩ tích cực, chế độ ăn uống hợp lý, tránh các chất tác động tâm thần như rượu, bia, chất kích thích,...

Kiểm soát các vấn đề về căng thẳng, lo âu, trầm cảm và giấc ngủ

Mệt mỏi do mắc COVID 19 và các triệu chứng lâu dài có thể gây ra căng thẳng cho người bệnh. Những lý do này ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn là điều dễ hiểu. Việc trải qua cảm giác căng thẳng, lo âu (lo lắng, sợ hãi) hoặc trầm cảm (tâm trạng chán nản, buồn bã) không phải là điều bất bình thường. Bạn có thể nhận thấy những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực liên quan đến sự sống sót của bản thân, đặc biệt khi bạn rất không khỏe. Tâm trạng của bạn có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự khó chịu khi không thể quay lại các hoạt động thường ngày hoặc làm việc theo cách bạn muốn. Đây là một số điều đơn giản bạn có thể làm để giúp cải thiện vấn đề.

Thư giãn

Thư giãn giúp tiết kiệm năng lượng hạn chế mà bạn có trong quá trình hồi phục sau khi bị bệnh. Điều đó giúp bạn kiểm soát được tình trạng lo lắng và cải thiện tâm trạng. Dưới đây là một số ví dụ về một kỹ thuật thư giãn.

Kỹ thuật nối đất

Thở nhẹ và từ từ và tự hỏi bản thân:

Năm thứ tôi có thể nhìn thấy là gì?

Bốn thứ tôi có thể cảm nhận được là gì?

Ba thứ tôi có thể nghe được?

Hai thứ tôi có thể ngửi được?

Một thứ tôi có thể nếm được?

Hãy suy nghĩ câu trả lời cho bản thân một cách chậm rãi, từng câu một và dành ít nhất 10 giây để tập trung vào từng câu hỏi một.

Điều quan trọng cần nhớ là các triệu chứng của bạn là một phần tất nhiên của quá trình hồi phục sau khi mắc COVID-19. Lo lắng và suy nghĩ về các triệu chứng của bản thân có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn. Ví dụ, nếu bạn tập trung vào những cơn đau đầu, bạn có khả năng cảm thấy đau đầu nhiều hơn.

Kỹ thuật thư giãn luyện tập

Chọn một nơi yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ hoặc không quá chói, bạn nằm thẳng, duỗi tay chân và thả lỏng hoàn toàn. Tự mình nhẩm và tập trung vào suy nghĩ “toàn thân yên tĩnh” đồng thời chú ý đến hơi thở của bản thân. Bạn có thể thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi cảm thấy thoải mái hoặc từ từ đi vào giấc ngủ.

Ngoài ra, điều quan trọng cần biết là các triệu chứng thường liên quan đến nhau: sự gia tăng của một triệu chứng có thể dẫn đến sự gia tăng của một triệu chứng khác. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, khả năng tập trung của bạn sẽ bị ảnh hưởng, sau đó sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn, điều này dẫn đến tăng cảm giác lo âu, và kết quả là bạn mệt mỏi. Như bạn thấy đấy, điều này trở thành một vòng luẩn quẩn. Chỉ cần cải thiện một triệu chứng sẽ dẫn đến s cải thiện của một triệu chứng khác.

* Đây là một số điều đơn giản bạn có thể làm để giúp cải thiện vấn đề

- Vệ sinh giấc ngủ:

+ Có thói quen ngủ và thức dậy đều đặn, sử dụng báo thức nếu cần thiết để nhắc nhở bạn;

+ Bạn hoặc gia đình và người chăm sóc có thể cố gắng đảm bảo rng môi trường xung quanh không có gì làm phiền bạn, ví dụ như quá nhiều ánh sáng hoặc ồn ào;

+ Cố gắng ngừng sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại và máy tính bảng một tiếng trước giờ đi ngủ;

+ Không hoặc hạn chế sử dụng các chất ảnh hưởng đến giấc ngủ như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,...hay các chất tác động đến tâm thần khác;

+ Cố gắng áp dụng kỹ thuật thư giãn để đi vào giấc ngủ.

- Các kỹ thuật thư giãn thay thế: Các ví dụ về kỹ thuật thư giãn bao gồm thiền, tập trung vào hình ảnh, tắm liệu pháp thảo dược, Thái cc quyền, Yoga và âm nhạc.

- Giữ kết nối với xã hội hết sức quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của bạn. Nói chuyện với người khác giúp bạn giảm căng thẳng và hỗ trợ bạn.

- Ăn uống lành mạnh và dần dần quay trở lại các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày là cách tốt để giúp cải thiện tâm trạng của bạn.

* Một số biện pháp đơn giản giúp hỗ trợ cho bạn:

- Dành thời gian thư giãn nhiều hơn, có thể chọn các công việc tạo sự hứng thú cho bản thân (nghe nhạc, cắm hoa, chăm sóc cây cảnh...)

- Dành thời gian tập thể dục, chơi thể thao, rèn luyện thể chất phù hợp. Nếu không tập thể dục, bạn nên dần dần hình thành thói quen này.

- Bình tĩnh trước các thông tin y tế, chọn lọc nguồn thông tin chính thống.

- Chia sẻ với người thân và tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe Tâm thần khi có các vấn đề như mệt mỏi kéo dài, lo lắng hoặc buồn chán quá mức, mất hứng thú với mọi việc, ngủ kém kéo dài, hay có những suy nghĩ tiêu cực.

Kiểm soát đau

Đau là triệu chứng thường gặp của những người hồi phục sau khi mắc COVID-19. Cơn đau có thể ở các vùng cụ thể trên cơ thể (đau khớp, đau cơ, đau đầu, đau ngực hoặc đau bụng) hoặc đau toàn chung chung hoặc lan rộng. Cơn đau dai dẳng (kéo dài hơn ba tháng) có thể ảnh hưởng và dẫn đến mất ngủ, các mức độ mệt mỏi, tâm trạng và khả năng tập trung hoặc làm việc. Nếu bạn gặp các triệu chứng đau cụ thể, ví dụ như đau ngực, mức độ đau trầm trọng hơn khi hoạt động, bạn có thể xin tư vấn của cán bộ y tế.

Lời khuyên về cách kiểm soát cơn đau

- Đối với đau khớp, đau cơ hoặc đau toàn thân, bạn có thể dùng các thuốc giảm đau không cần kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen sau khi ăn.

- Cán bộ y tế có thể kê các loại thuốc giảm đau nếu các thuốc nêu trên không có tác dụng.

- Có thể khó để loại bỏ hoàn toàn cơn đau dai dẳng. Hướng tới việc kiểm soát được cơn đau cho phép bạn hoạt động và ngủ tốt hơn, và có thể tham gia các hoạt động thiết yếu hàng ngày.

- Ngủ ngon có thể giúp giảm các triệu chứng đau. Căn thời gian sử dụng thuốc giảm đau trùng với thời gian ngủ sẽ hữu ích nếu cơn đau ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

- Nghe nhạc thư giãn hoặc thiền cũng có thể giúp giảm mức độ đau.

Sắp xếp các hoạt động hàng ngày là công cụ hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau của bạn. Các bài tập thể dục nhẹ cũng giúp cơ thể giải phóng các chất trong cơ thể, gọi là endorphin giúp giảm mức độ đau.

- Hãy yên tâm rằng đau là triệu chứng thường gặp và việc vượt qua cơn đau giống như giúp phá vỡ vòng luẩn quẩn của cơn đau. Bạn có thể vượt qua các cơn đau đau nhẹ nhưng không nên cố gắng quá sức, vì điều đó khiến bạn đau và mệt mỏi hơn (tình trạng mệt mỏi sau gắng sức (PEM)).

 

Quay trở lại làm việc

Việc quay trở lại làm việc có thể là một thách thức sau khi mắc COVID-19 và cần lên kế hoạch và quản lý cẩn thận để đảm bảo bạn đã sẵn sàng để làm việc.

Dưới đây là những lưu ý khi bạn quay trở lại làm việc:

- Nghỉ làm cho đến khi bạn cảm thấy đủ khỏe.

- Trao đổi với chủ lao động về tình trạng sức khỏe của bạn.

- Nếu bạn cảm thấy đủ sức khỏe để quay lại làm việc, hãy tham khảo ý kiến của cán bộ y tế và cán bộ y tế lao động tại nơi làm việc để cho phép bạn quay trở lại làm việc.

- Xem xét các trách nhiệm công việc của bạn và đánh giá xem liệu bạn có thể làm toàn bộ vai trò hoặc chỉ một phần công việc.

- Thảo luận với người sử dụng lao động về kế hoạch quay trở lại làm việc bao gồm việc tăng dần các đầu việc trong một khoảng thời gian (hay còn gọi là “trở lại làm việc theo từng giai đoạn”) và xem xét thường xuyên kế hoạch này. Điều này giúp ngăn ngừa sự tái phát của các triệu chứng và giảm việc xin nghỉ. Khi bạn quay lại, có thể thực hiện các điều chỉnh đối với nhịp độ công việc, ví dụ thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, làm việc tại nhà hoặc bắt đầu bằng những nhiệm vụ nhẹ nhàng.

- Chủ lao động nên hỗ trợ quá trình quay trở lại làm việc theo giai đoạn, nó có thể mất vài tuần hoặc vài tháng tùy theo tính chất của các triệu chứng và tính chất công việc của bạn.

- Nếu bạn không thể đáp ứng yêu cầu công việc của bạn, bạn có thể cân nhắc việc thay đổi nhiệm vụ hoặc công việc.

- Nếu bạn cho rằng tình trạng sức khỏe của mình có thể ảnh hưởng đến công việc về lâu dài, nên tham khảo ý kiến của cán bộ y tế và người sử dụng lao động để có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết dựa trên chính sách nhà nước và các yêu cầu pháp lý.


Nhật ký theo dõi triệu chứng

Vui lòng cho biết trong cột đầu tiên liệu đây là một triệu chứng mới kể từ khi mắc bệnh hay là một triệu chứng cũ trước khi bạn mắc COVID-19.

Trong các cột tiếp theo, cho điểm từng triệu chứng trên thang điểm từ 0-3 (0 là không xuất hiện, 1 là vấn đề nhẹ, 2 là vấn đề trung bình, 3 là vấn đề nghiêm trọng hoặc làm xáo trộn cuộc sống).

Nhập số điểm của bạn hàng tuần để xem liệu các triệu chứng của bạn đang tiến triển tốt hơn hay tệ đi (tái phát).

 

Các triệu chứng

Các triệu chứng mới
Có/Không

Ngày

Ngày

Ngày

Ngày

Ngày

Ngày

Điểm
0-3

Điểm
0-3

Điểm
0-3

Điểm
0-3

Điểm
0-3

Điểm
0-3

Bạn có trở nên khó thở khi đi lên cầu thang hoặc khi mặc quần áo cho bản thân không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có bị ho/khó chịu cổ họng/thay đổi giọng nói không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có bất kỳ thay đổi gì về khứu giác hoặc vị giác không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có gặp khó khăn khi nuốt thức ăn lỏng hoặc rắn không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có cảm thấy mệt mỏi trong ngày không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có cảm thấy các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn từ 6-24 giờ sau khi gắng sức về thể chất hoặc tinh thần không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có bị đau (đau khớp/đau cơ/đau đầu/đau bụng) không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có bị đánh trống ngực (tim đập nhanh) khi di chuyển hoặc hoạt động không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có chóng mặt khi di chuyển hoặc hoạt động không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có gặp khó khăn với giấc ngủ không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có gặp vấn đề về nhận thức (trí nhớ/khả năng tập trung/lập kế hoạch) không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có cảm thấy lo lắng không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có cảm thấy chán nản không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có bất cứ vấn đề gì trong việc giao tiếp (tìm từ ngữ thích hợp) không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có gặp vấn đề trong việc thực hiện các hoạt động chăm sóc cá nhân hàng ngày như tắm rửa hoặc mặc quần áo không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có gặp vấn đề về các hoạt động hàng ngày khác như việc nhà hoặc đi mua sắm không?

 

 

 

 

 

 

 

Bạn có gặp vấn đề về việc chăm sóc các thành viên trong gia đình hoặc trao đổi với bạn bè không?

 

 

 

 

 

 

 

Các triệu chứng khác (ghi rõ)-

 

 

 

 

 

 

 

Các triệu chứng khác (ghi rõ)-

 

 

 

 

 

 

 

Các triệu chứng khác (ghi rõ)-

 

 

 

 

 

 

 


Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Y tế, 2020, Hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SARS-CoV-2 (COVID-19) (Ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-BYT ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

2. Bộ Y tế, 2021, Quyết định số 5904/BYT-KCB ngày 29/12/2021 về việc nghiệm thu và ban hành Videoclip hướng dẫn Phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp do Sars-CoV-2 (COVID-19).

3. “Support for rehabilitation: self-management after COVID-19-related illness, second edition; 2021. License: CC BY-NC-SA 3.0 IGO”.

 

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 1242/QD-BYT

Hanoi, May 18, 2022

 

DECISION

GUIDELINES ON POST COVID-19 REHABLITATION AND SELF-MANAGEMENT OF RELATED ILLNESSES

MINISTER OF HEALTH

Pursuant to Law on Prevention and Control of Infectious Diseases in 2007;

Pursuant to the Law on Medical Examination and Treatment in 2009;

Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to Resolution No. 38/NQ-CP dated March 17, 2022 of the Government on COVID-19 Control Program;

At request of Director of Department of Medical Service Administration, Ministry of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. The Guidelines on post COVID-19 rehabilitation and self-management of related illnesses are attached hereto.

Article 2. The Guidelines on post COVID-19 rehabilitation and self-management of related illnesses apply to people recovering from COVID-19 infection at home and grassroots health personnel.

Article 3. Assign Health Departments of provinces and central-affiliated cities, and health authorities to direct implementation hereof for the general public and medical establishments assigned to manage and advise on the general public's health following a recovery from COVID-19.

Article 4. This Decision comes into effect from the day of signing.

Article 5. Chief of Ministry Office, Chief of Ministry Inspectorate, Directors of Departments affiliated to Ministry of Health; Chairpersons of Steering Committees for COVID-19 Control of provinces and cities; directors of hospitals and institutes affiliated to Ministry of Health; directors of Health Departments of provinces and central-affiliated cities; heads of medical sector are responsible for implementation of this Decision./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Truong Son

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(Attached to Decision No. 1242/QD-BYT dated May 18, 2022 of Minister of Health)

 

Compilation director:

Assoc. Prof. PhD Nguyen Truong Son

Deputy Minister of Health

Chief editor:

Assoc. Prof. PhD Luong Ngoc Khue

Director of Department of Medical Service Administration, Ministry of Health

Participants in compilation and appraisal:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Vice Director of Department of Medical Service Administration, Ministry of Health

Assoc. Prof. PhD Tran Trong Hai

Chairperson of the Vietnam Rehabilitation Association

Prof. PhD. Cao Minh Chau

General Secretary of Vietnam Rehabilitation Association

Specialist Level 2 MD. Nguyen Trung Cap

Vice Director of National Hospital of Tropical Diseases

Assoc. Prof. PhD Truong Tuyet Mai

Vice Director of National Institute of Nutrition

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Vice Director of the Central Rehabilitation Hospital

PhD. Tran Ngoc Nghi

Director of Division of Rehabilitation and Expertise, Department of Medical Service Administration

Specialist Level 1 MD. Nguyen Thi Thanh Lich

Vice Director of Division of Rehabilitation and Expertise, Department of Medical Service Administration

Assoc. Prof. PhD Luong Tuan Khanh

Director of Rehabilitation Center, Bach Mai Hospital

Assoc. Prof. PhD Do Dao Vu

Vice Director of Rehabilitation Center, Bach Mai Hospital

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Head of Emergency Department, Bach Mai Hospital

PhD. Pham Thi Cam Hung

Vice Principal of Hai Duong Medical Technical University

BMed. Specialist Level 2 MD. Tran Quoc Dat

Head of Rehabilitation Department, Friendship Hospital

PhD. Nguyen Trong Hung

Director of Department of Adult Nutrition Counseling - National Institute of Nutrition

Specialist Level 2 MD. Vu Thi Thu Huong

Director of Department of Examination and Treatment, National Hospital of Tropical Diseases

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Director of Rehabilitation Department, Cho Ray Hospital

BMed. Le Huy Cuong

Director of Rehabilitation Department, Central Rehabilitation Hospital

BMed. Nguyen Thu Phuong Anh

Director of Department of Exploration - Rehabilitation, National Lung Hospital

BMed. Nguyen Minh Hanh

Principal Official, Department of Rehabilitation and Expertise, Department of Medical Service Administration

Specialist Level 1 MD. Ho Quang Hung

Vice Director of Rehabilitation Department, Cho Ray Hospital

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Head of C6 Department - Heart Institute - Bach Mai Hospital

MD. Pham Thi Le Quyen

Respiratory Center, Bach Mai Hospital

MD. Bui Van Loi

Institute of Mental Health, Bach Mai Hospital

Editor secretaries:

 

BMed. Nguyen Thu Phuong Anh

Director of Department of Exploration - Rehabilitation, National Lung Hospital

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Principal Official, Department of Rehabilitation and Expertise, Department of Medical Service Administration

MD. Nguyen Thi Dung

Principal Official of Department of Rehabilitation and Expertise, Department of Medical Service Administration

BMed. Nguyen Thanh Hoa

Principal Official of Department of Rehabilitation and Expertise, Department of Medical Service Administration

MD. Do Duc Tuan

Principal Official of Department of Rehabilitation and Expertise, Department of Medical Service Administration

 

GUIDELINES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Who is this document for?

This document provides guidelines on post COVID-19 rehabilitation and self-management of related illnesses for adults. This document can be used in combination with guidance of health workers.

This document is compiled by care, treatment, rehabilitation experts after consulting recovered COVID-19 patients on the basis of documents of World Health Organization (WHO). Despite being indigestible, advice given under reference documents is based on evidence. There are a lot of details regarding post COVID-19 recovery that remain obscure and more and more evidence will come to light.

COVID-19 can cause health problems and long-term symptoms that impact daily activities. In some cases, these symptoms may last more than 12 weeks and have now been referred to as post COVID-19 conditions, also known as long COVID-19 or post COVID-19 conditions. Regular symptoms will improve over time. This document provides practical recommendations to allow readers to manage these regular symptoms. If these symptoms worsen or do not improve over time, physical examination by health workers is required.

You can read this document in each section, starting with sections related to symptoms that you wish to improve the most.

In addition, health workers can make adjustments to advice given under the document to best suit your situations. Advice under this document does not replace personal rehabilitation program or advice which you personally receive from health workers.

Your family and friends can help you recover so it’s in your best interests to share this document with them.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“Warning sign". When to contact a health worker for emergency aid

Managing breathlessness

Exercising

Conserving energy and managing fatigue

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Managing problems relating to swallowing

Nutrition and problems relating to sense of smell and sense of taste

Managing problems with attention, memory, and thinking clearly

Managing problems with stress, mood, depression, and sleep

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Returning to work

Symptom diary

 

“Warning sign". When to contact a health worker for emergency aid

Medical complications may occur during post COVID-19 recovery and require emergency medical care. You must immediately contact health workers when:

- You have difficulty breathing when performing light activities and the condition does not improve with positions described in pages 2-3; or

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- You fee chest pain, fast heart rate, or dizziness in some positions or throughout the exercise or physical activities, or

- Confusion worsens or you have difficulty talking or understanding speech; or

- You feel changes to feeing and motion on your face or limb(s), especially when these symptoms are unilateral and/or anxiety or mood worsens, or you are having self-harm thoughts.

Managing breathlessness

Managing breathlessness

- Cause of breathlessness: damage to lungs, heart, or muscle weakness.

- Breathlessness usually occurs as a result of physical exertion

- Upon experiencing breathlessness: Remain calm, cease all physical exertion, take appropriate positions to ease breathlessness, practice diaphragmatic breathing: inhale before physically exerting, exhale while physically exerting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Positions to ease breathlessness: combine breathing practices with these positions to ease breathlessness.

Taking a prone position

Lying on your side propped up by pillows, supporting your head and neck, with your knees slightly bent

Forward lean sitting

Forward lean sitting (no table in front)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



While standing, lean forwards onto a windowsill or other stable surface.

Lean with your back against a wall and your hands by your side. Have your feet about 30 cm away from the wall and slightly apart.

Breathing techniques

* Diaphragmatic breathing or belly breathing helps relax and ease breathlessness

- Lie or sit in a comfortable position, put one hand on your stomach, relax and focus on your breathing.

- Slowly breathe in through your nose, your stomach will rise along with your hand.

- Hold your breath for 1-2 seconds. Later repetitions will require you to hold your breath for as long as possible.

- Breathe out through your mouth while sinking your stomach.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

* Paced breathing

Think about breaking the activity down into smaller parts to make it easier to carry out without getting so tired or breathless at the end Example when taking the stairs.

- Breathe in through the nose and take one step up the stairs

- Breathe out through the mouth and take another step up.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Staying indoors or in hospital as a result of COVID-19 infection for a long time will reduce physical strength and muscle. Exercising helps improve physical strength and muscle. However, exercising must be safe and monitored for other symptoms of COVID-19 infection.

You may feel tired or “exhausted” or “laborious” despite little effort. This phenomenon is called “post-exertional malaise”. This symptom typically occurs for several hours following physical and mental exertion. It commonly takes at least 24 hours to physically recover, reenergize, and regain focus, sleep, and memory.

If you experience “post-exertional malaise”, avoid physical exercises or exerting activities while maintaining energy. If you do not experience exertional malaise, you can increase exercise intensity gradually. You can refer to the Borg - CR 10 scale to increase exercise intensity.

This scale is an objective tool for assessing the perception of intensity that you will feel when exercising, from 0 (no exertion) to 10 (most exertion).

Borg - CR 10 rating varies from person to person and from time to time for the same activity. For example, by walking, you may experience a rating of 1 (very light) while another person may experience a rating of 4 (little exertion) or you may experience another rating on another day. You will write down your daily activities and give Borg - CR 10 ratings for those activities in order to monitor your situations and gradually increase your intensity.

Stages of exercise

Exercises shall be divided into 5 stages with each stage must be maintained for at least 7 days before moving onto a higher intensity stage. If you feel increasing fatigue after exercising, reduce intensity and/or move back to a lighter intensity stage.

If you experience chest pain or dizziness, stop immediately and contact health workers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Preparation activities (Borg - CR 10 rating from 0 - 1)

Perform breath control exercises, walking, muscle stretching exercises, and balancing exercises.

You can stretch muscle while standing or sitting. Each stretch should be done slowly and kept in position for 15-20 seconds.

If your Borg - CR 10 rating of the exercises increases by 1, you must stop exercising at this stage.

Reach your right arm up to the ceiling and then lean over to the left slightly; you should feel a stretch along the right side of your body. Repeat for the other side.

Put your arm out in front of you, keep your arm straight, and bring it across your body at shoulder height, using your other hand to squeeze your arm to your chest so you feel a stretch around your shoulder. Repeat on the opposite side.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Stand with your feet apart and leaning forwards onto a wall or something sturdy. Keep your body upright and step one leg behind you. With both feet facing forwards, bend your front knee, keeping your back leg straight and your heel on the floor. You should feel a stretch in the back of your lower leg. Repeat on the opposite side.

Stand up and hold onto a chair. Bend one leg up behind you, and if you can reach it, use the hand on the same side to hold your ankle or the back of your leg. Take your foot up towards your bottom. Repeat on the opposite side.

Stage 2

Low-intensity activities (Borg - CR 10 rating of 2-3)

Walking, chores, or light gardening.

If you complete the exercises with ease (Borg - CR 10 rating of 2-3), you can increase daily exercise duration by 10 - 15 minutes. You will have to maintain this exercising stage for 7 days without feeling exhausted before moving onto the next stage. If your Borg - CR 10 rating of the exercises is higher than 3, you should stop exercising at this stage.

Stage 3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Jogging, going up and down the stairs, running, bowing, resistance training, and focusing on upper body. If your Borg - CR 10 rating of the exercises is higher than 5, you should stop exercising at this stage.

Strengthening exercises for your ARMS

Biceps exercise

Hold a weight or water bottle in each hand with your palms facing forwards. Gently lift the forearms, bringing the weights up and down. You can do this exercise sitting or standing.

Wall push off

Stand 20 cm away from the wall and face the wall, place your one hand flat against the wall at shoulder height. Slowly lower your body towards the wall by bending your elbows, then gently push away from the wall again, until your arms are straight. Repeat for the other side.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Hold a weight in each hand, with your arms by your sides and your palms facing inwards, raise both arms out to the side, up to your shoulder level (but not higher), and slowly lower back down.

Strengthening exercises for your LEGS

Sit to stand

Sit with your feet hip-width apart. With your arms by your side or crossed over your chest, slowly stand up, hold the position for the count of 3, and slowly sit back down onto the chair

Knee straightening

Sit in a chair with your feet together.

Straighten one knee and hold your leg out straight for a moment, then slowly lower it. Repeat with your other leg. Increase the time holding your leg out straight to a count of 3.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Squats

Stand with your back against a wall or other stable surface and your feet slightly apart. Move your feet about 30 cm away from the wall. Slowly bend your knees a short distance; your back will slide down the wall. Keep your hips higher than your knees

Pause for a moment before slowly straightening your knees again.

Heel raises

Rest your hands on a stable surface to support your balance, but do not lean on them. Slowly rise up on to your toes, and slowly lower back down again.

Stage 4

Moderate-intensity activities for motor and coordination functions (Borg - CR 10 rating of 5 - 7)

Running, cycling, swimming, dancing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Stage 5

Returning to regular exercising (Borg - CR 10 rating of 8 - 10)

You can resume your regular sports and activities.

Do not exercise if you feel pain If you feel pain such as chest pain or nausea or dizzy during exercise, stop immediately until you have consulted health workers.

 

Conserving energy and managing fatigue

Fatigue is one of the most commonly seen symptoms during recovery from COVID-19 and described as a feeling of being overwhelmed or physically and mentally exhausted.

Physical fatigue: if you feel physical fatigue, you will find your body heavy and light physical exercises to be energy-consuming.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Fatigue causes you to feel exhausted after completing daily tasks. You may wake up feeling as fatigued as before you go to sleep. The level of fatigue you experience can change on a weekly, daily, or hourly basis. You do not feel motivated to do anything and/or feel exhausted even with the simplest tasks and find it difficult to explain your exhaustion to your family, friends, and colleagues.

Help other people understand your fatigue and how it affects you can create a huge difference in how you deal with and manage your fatigue.

Pacing

Pacing is a key strategy to help you avoid injury while managing your activities without worsening current symptoms. You should develop a flexible plan which allows you to stay within your current capacity and avoid being overloaded. After which, your level of activity can be gradually increased in a controlled manner as soon as your energy level and symptoms improve.

By adjusting the pace of your activities yourself, you can make sure that:

- You are controlling the parameters set forth for yourself.

- These parameters fit your current capacity.

- You are exposing your physical and mental attributes to these demands on a regular basis and in a controlled manner in order to assist your gradual recovery.

The first step is to think of how many activities can you perform without being exhausted or relapsing. It is important not to compare yourself to other people or your previous self. Thereby you can create a basic number of tasks or activities which you can carry out safely on a daily basis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If you feel low on energy, you should save energy for the most important tasks. You should identify necessary tasks in your day - meaning you should define tasks that you “must” do, tasks that you “want” to do, tasks that you can do at a later time, and tasks that you can ask for help from other people.

Planning

When planning for your day or week, it is best to evenly distribute activities instead of cramming everything in one day. Carry out energy-consuming activities whenever your energy level is at the highest. Can any activity be rearranged so that you do not have to complete everything at the same time? For example, can you just clean one room instead of the whole house at once?

Planning for rest and relaxation to help you “recharge” is as important as planning for your activities. Plan for multiple rests in a day if necessary.

Keeping an activity diary or daily timetables will help you adjust your pace and prioritize what you must do and want to do. You may have to try several times in order to find the best direction. As soon as you find your correct pace, it is important that you must keep your pace consistent for a definite amount of time before increasing your activity intensity.

Examining and counseling fatigue management

If fatigue persists after you have adjusted your pace and prioritized activities, clearly affects your health and daily tasks, and is accompanied by symptoms such as (1) Fatigue after exertion lasting longer than 24 hours; (2) Difficulty staying asleep; (3) Reduced memory or concentration capacity; (4) Muscle pain, multiple joint pain without inflammation, soreness; Sore throat or mouth ulcer; headache, you should seek appropriate specialist consultation for diagnosis and treatment. In addition, if you feel persistent fatigue after COVID-19 infection while having chronic diseases relating to cardiovascular (coronary artery disease, heart failure, etc.), internal diseases (diabetes, chronic kidney disease, chronic obstructive pulmonary disease, etc.) or cardiovascular, pulmonary, etc. complications during COVID-19 infection, you should immediately seek appropriate specialist consultation for examination.

Managing problems with your voice

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



COVID-19 may cause sore throat, coughing, and feeling of mucus in your throat thus you feel the need to frequently clear your throat. Your voice may also be weak, out of breath, or hoarse, especially when you were previously ventilated (having a breathing tube) in the hospital. You may feel that your throat/upper respiratory tract is more sensitive to the environment than it was before the infection. For example: you may cough or feel throat tightness or breathless if you are exposed to a strong scent. If your symptoms do not relieve over time, please consult healthcare specialists.

Advice for voice problems

- Stay well hydrated. Sip water throughout the day to keep your vocal cord flexible and functional.

- Straining your voice, raising your voice, or screaming may strain your vocal cord. Whispering may cause your vocal cord to slack.

- Steam inhalation for 10 - 15 minutes helps moisturize the vocal tract.

- Gastroesophageal reflux disease may cause your throat to sore or irritate and thereby affecting your vocal cord and altering your voice, so you should avoid certain food and eating late at night.

- Quit smoking and imbibing.

- Use other forms of communication, such as writing, texting, or gestures if talking is difficult or uncomfortable.

Advice for persistent coughing

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Try sucking on low-sugar boiled sweets

- Practice “Coughing relief exercises”. Whenever you feel like coughing, close your mouth and cover your mouth with your hands (TO EASE the coughing). At the same time, SWALLOW with effort. HOLD your breath - stop momentarily. Once you start breathing again, breathe in and breathe out through your nose GENTLY.

- If you cough at night due to gastroesophageal reflux, lie on one side or prop your head (neck) up with pillows.

Managing problems relating to swallowing

You have difficulty swallowing food and beverages. This condition occurs because the muscles involved in the swallowing process have been weakened. For people who were previously ventilated in hospital, breathing tubes may cause bruises and swelling of the tongue, throat, vocal cord, epiglottis. You should be careful to avoid choking which can lead to aspiration pneumonia. Aspiration occurs if food/beverages go down "the wrong pipe” and into your airway or lungs.

If you have difficulty swallowing, the following advice may come in handy:

- Sit straight up whenever you eat or drink. Do not eat or drink while lying.

- Keep a straight (sitting, standing, walking) posture for at least 30 minutes after eating.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Focus on your meal, have your meal in a quiet place Refrain from talking while eating or drinking to prevent the opening of airway or choking or food and drink from going down the wrong pipe into bronchus and lungs.

- Make sure that your mouth cavity is empty before taking another bite or another sip. If necessary, swallow one more time.

- Have many small meals in the day if you feel tired when you are full.

- If you cough or choke while eating or drinking, seek advice from a medical professional since the food or drink may go down your airway.

- Keep your mouth cavity clean by brushing your teeth and drinking enough water.

Nutrition and problems relating to sense of smell and sense of taste

COVID-19 can affect appetite and nutrition and cause some people to lose weight due to skipping meals or gain weight due to inactivity. Thus, a balanced, reasonable, and healthy diet is required in order to improve and recover health.

- Make sure that you have enough food, have all 3 primary meals, eat even when you feel tired and do not want to eat. If your intake amount is small, divide into smaller meals in order to have sufficient nutrition.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- If you feel tired or do not feel like eating or do not eat enough, you should drink milk and energy-rich, protein-rich supplements for 1-3 times/day. Vulnerable individuals such as the elderly, people with underlying medical conditions, pregnant women, breastfeeding women, small children, etc. must eat properly to prevent malnutrition.

- For people with underlying medical conditions, adhere to prescription drug and advised diet suitable for their conditions and nutrition situation.

- Drink a lot of water, 6-8 glasses every day on average. Refrain from drinking soft drinks, alcoholic beverages, stimulants, etc.

- Restrict salty food, fat, and sugar:

+ Have less than 5g of salt every day (equivalent to 1 teaspoon)

+ Have less than 50g of sugar every day (equivalent to 12 teaspoons).

+ Total fat should be less than 30% of total food intake. Opt for unsaturated fat in fish, avocado, peas, and vegetable oil instead of saturated fat (fat, butter, etc.) and trans fat (confectionery, fried oil, etc.).

- Ensure food safety, only consume cooked food and drink. Read food label carefully before use.

- Receive nutrition advice from health workers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Brush your teeth twice every day.

- Sniff fragrant herbs (lime, rose, clove, eucalyptus, etc.) for 20 seconds every time for 2 times per day.

- Use herbs and spices such as chili, lime juice, and other kinds to enhance the flavor. However, these components should be used with care as they can worsen gastroesophageal reflux in some people.

Managing problems with attention, memory, and thinking clearly

While recovering from COVID-19, you may suffer from a series of difficulties relating to your thinking capacity (hereinafter referred to as “cognition”). These difficulties may include problems with memory, attention, information processing, planning, and organization. These conditions are also referred to as “brain fog” phenomenon. The brain fog phenomenon usually worsens due to fatigue, meaning the more fatigue you feel, the more difficulty you will have with your thinking capacity.

The important thing is you and your family should be aware of whether or not you encounter these difficulties since they can affect your relationship, daily activities, your return to work or education. If you face any of difficulties above, the following advice might be helpful:

- Reduce distraction: try working in a peaceful environment without distractions. You can use earplugs if necessary. If you feel distracted while reading text, mark sections of the text with paper or your fingers.

- Complete activities whenever you feel less tired: Whenever your tasks require thinking capacity, save these tasks for when you feel less tired. For example, if you feel tired as the day goes on, finish your work in the morning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Set reasonable goals and objectives: Something clear and attainable will help you stay motivated. Set realistic and attainable goals for yourself. For example: Read 5 pages each day.

- Prepare timetable: Establish your daily and weekly timetables. It might come in handy if you make plans in advance. It might also come in handy if you record or divide tasks into manageable parts.

- Reward yourself: Whenever you achieve your goals, reward yourself - starting with something simple, having a cup of tea or coffee, watching television, or going on a walk.

- Do one activity at a time: Do not feel the urge or try to receive too much information at the same time, as doing so can lead to errors in information processing.

- Prompt yourself: Use lists, notes, diaries, and calendars to help your memory and habits.

- Brain exercise: try new hobbies, solve puzzles, crossword puzzles, memory exercises, or read to help you think. Start with challenging but manageable brain exercises and increase the difficulty whenever you can. Doing so is important as it helps keep you motivated.

- In addition, some solutions for improving physical conditions and strategies for reducing stress can improve brain fog condition such as: taking sufficient and quality sleep, exercising, relaxing; thinking positively, having reasonable diet, avoiding psychotropic substances such as alcohol, stimulants, etc.

Managing problems with stress, mood, depression, and sleep

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Relaxing

Relaxing helps you conserve the limited energy that you have during recovery from COVID-19. This helps you control anxiety and improve your mood. Examples regarding relaxing techniques are mentioned below.

Grounding technique

Breathe gently and ask yourself:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



What are the 4 things I can touch?

What are the 3 things I can hear?

What are the 2 things I can smell?

What is the one thing I can taste?

Think and answer these questions to yourself slowly, one question at a time, and spend at least 10 seconds to focus on each question.

The important thing to remember is that your symptoms are a part of the recovery process. Anxiety and thoughts about your symptoms can make you feel worse. For example, if you focus on your headache, you may feel your headache worsen.

Relaxation techniques

Find a quiet place, gentle lighting but not too bright, lie flat with your limps stretched out and in a complete relaxed state. Whisper and think to yourself “completely still” while paying attention to your breath. You can repeat until you feel comfortable or enter a sleep state.

In addition, an important thing to remember is that symptoms are usually related: the increase of one symptom can lead to the increase of another. If you feel tired, your ability to focus will be affected, and then your memory will be affected followed by more anxiety and you will feel more tired. As you can see, it becomes a loop. You only have to improve one symptom to improve another.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Sleep quality

+ Try to return to a regular sleeping and waking time, using alarms to remind you;

+ You or your family/caregivers can ensure that your environment is free from things that might disturb you, such as too much light or noise.

+ Try to stop using electronic devices such as mobile phones and tablets one hour before you go to sleep;

+ Do not use or minimize the use of substances that effect your sleep such as: alcohol, coffee, tobacco, or other psychotropic substances;

+ Try to use relaxation technique to sleep.

- Alternative relaxation techniques: Examples on relaxation techniques include meditation, focusing on images, herbal bath therapy, Tai chi, Yoga, and music.

- Staying socially connected is important for your mental wellbeing. Talking with others can help to reduce the stress.

- Eating healthily and gradually returning to your daily activities or hobbies are the best ways to improve your mood.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Spend more time to relax, you can choose tasks that you feel excited (listening to music, gardening, etc.)

- Spend time exercising, play sports, and doing appropriate physical training. If you do not exercise, you should start forming the habit of doing so.

- Remain calm about health information and select credible information sources.

- Share with relatives and seek help from mental health professionals upon experiencing prolonged fatigue, anxiety, or excessive boredom, or lose interest to everything, or experience extended period of poor sleep quality, or have negative thoughts.

Managing pain

Pain is a common symptom of people recovering from COVID-19. The pain may occur in localized area (joint pain, muscle pain, headache, or abdominal pain) or in a generalized area or spread across the body. Prolonged pain (that lasts longer than 3 months) may affect your sleep, lead to insomnia, various degrees of fatigue, mood, reduced ability to focus or work. If you experience localized pain, such as chest pain with pain severity increases when you work, you can consult health workers.

Advice on pain management

- For joint pain, muscle pain, or body pain, you can take over-the-counter pain relief such as paracetamol or ibuprofen after meal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- It might be difficult to completely remove persistent pain. Aiming towards controlling the pain will allow you to operate and sleep better and potentially engage in daily essential activities.

- A good sleep will help relieve the pain. Time your use of pain relief together with sleeping time will help if the pain affects your sleep.

- Listening to relaxing music or meditating can help reducing pain.

Arranging daily activities is an effective tool in managing your pain. Light exercises help the body to release a substance called endorphin which relieves pain.

- Be assured that pain is a common symptoms and overcoming the pain is analogous to breaking the loop of pain. You can overcome light pain but you should not exert yourself, as doing so will cause you to feel more pain and fatigue (post-exertional malaise).

 

Returning to work

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



What you need to pay attention to upon returning to work:

- Take time off until you feel strong enough.

- Discuss your health conditions with your employers.

- If you feel strong enough to return to work, consult health workers and occupational health workers where you work for permission.

- Review your work responsibilities and assess whether you can handle everything or just a part of the work.

- Discuss plans for returning to work to employers, including the gradual increase of workload in a definite period (also known as “phased return to work”) and regularly revise these plans. This helps prevent repetition of symptoms and reduces the need for paid leave. Once you have returned to work, you may adjust your work pace such as starting time and finishing time, work from home or light tasks.

- Employers should assist employees’ phased return to work as it may take several weeks or months, depending on employees’ symptoms and nature of the work.

- If you cannot meet your work demands, consider changing tasks or work.

- If you think your health conditions may affect your work in the long term, consult health workers and employers in order to make necessary adjustments based on policies of the government and legal demands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Symptom diary

Please specify whether the symptom occurs before or after COVID-19 in the first column

In the subsequent columns, give a rating of 0-3 for each symptom (with 0 being no problem, 1 being mild problem, 2 being moderate problem, 3 being serious or life-changing problem)

Put your rating on a weekly basis in order to determine whether your symptoms are improving or worsening.

 

Symptoms

Do the symptoms occur after COVID-19?
Yes/No

Day

Day

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Day

Day

Day

Rating
0-3

Rating
0-3

Rating
0-3

Rating
0-3

Rating
0-3

Rating
0-3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

Do you have cough/throat irritation/voice problems?

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

Do you feel any change to your sense of smell or sense of taste?

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

Do you have difficulty swallowing soft or hard food?

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Do you feel tired during the day?

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

Are you in pain (joint pain/muscle pain/headache/abdominal pain)?

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

Do you feel your heart beating rapidly whenever you move or do activities?

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

Do you feel dizzy whenever you move or do activities?

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Do you have difficulty sleeping?

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

Do you feel anxious?

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

Do you feel frustrated?

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

Do you have difficulty communicating (in terms of looking for appropriate words)?

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Do you have difficulty performing daily personal tasks such as showering or dressing up?

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

Do you have difficulty taking care of family members or communicating with friends?

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

Other symptoms (specify)-

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

Other symptoms (specify)-

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Other symptoms (specify)-

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Reference:

1. Ministry of Health, 2020, Guidelines on rehabilitation for severe acute respiratory syndrome caused by SARS-CoV-2 (COVID-19) (Attached to Decision No. 1719/QD-BYT dated April 15, 2020 of Minister of Health).

2. Ministry of Health, 2021, Decision No. 5904/BYT-KCB dated December 29, 2021 on commissioning and promulgating videos guiding rehabilitation for severe acute respiratory syndrome caused by SARS-CoV-2 (COVID-19).

3. “Support for rehabilitation: self-management after COVID-19-related illness, second edition; 2021. License: CC BY-NC-SA 3.0 IGO”.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1242/QĐ-BYT ngày 18/05/2022 về Tài liệu Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.179

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.248.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!