BỘ Y TẾ
CỤC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 123/QĐ-K2ĐT
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 09 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU ĐÀO TẠO “CHĂM SÓC
NGƯỜI BỆNH TOÀN DIỆN”
Cục trưởng Cục khoa học công nghệ và đào tạo
Căn cứ Quyết định số 4059/QĐ-BYT ngày 22/10/2012
của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008
và Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế;
Căn cứ biên bản hộp Hội đồng chuyên môn thẩm định
chương trình và tài liệu đào tạo chăm sóc người bệnh toàn diện ngày 18/7/2013;
Theo đề nghị của trưởng phòng Quản lý đào tạo
sau đại học và đào tạo liên tục,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Chương trình và tài liệu đào tạo “Chăm sóc người bệnh
toàn diện” do cục Quản lý khám chữa bệnh tổ chức biên soạn.
Điều 2. Chương trình và tài liệu đào tạo “Chăm sóc người bệnh toàn
diện” được sử dụng để đào tạo liên tục cho cán bộ y tế trong các cơ sở khám chữa
bệnh
Điều 3. Quy định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các ông/bà Chánh Văn phòng Cục, Trưởng phòng Quản lý đào tạo
sau đại học và đào tạo liên tục; các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo liên tục
cán bộ y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục Quản lý khám chữa bệnh;
- Lưu: VT, SĐH.
|
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Công Khẩn
|
CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TOÀN DIỆN
1. GIỚI
THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
Cụm từ “Chăm sóc toàn diện” xuất
hiện từ năm 1993 tại Quyết định số 526/QĐ-BYT quy định về chế độ trách nhiệm của
y tá trong chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Sau đó cụm từ trên được nhắc lại
nhiều lần trong các văn bản của Bội Y tế. Đó là: Thông tư 11/TT-BYT năm 1996 hướng
dẫn thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện và củng cố hệ thống y tá trưởng;
Quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện trong Quy chế bệnh viện tại Quyết định số
1895/1997/QĐ-BYT; Chỉ thị 05/2003/CT-BYT về tăng cường công tác chăm sóc người
bệnh toàn diện trong bệnh viện; và Thông tư 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn công tác điều
dưỡng chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Đăc biệt, Thông tư 07/2011/TT-BYT đã
chỉ rõ Thông tư này thay thế tất các các quy chế liên quan đến công tác điều dưỡng,
hộ sinh, chăm sóc người bệnh toàn diện được quy định trong quy chế bệnh viện
năm 1997.
Để tăng cường công tác chăm sóc
người bệnh toàn diện trong các bệnh viện, Bộ Y tế, được sự hỗ trợ của JICA đã
xây dựng “Chương trình đào tạo chăm sóc người bệnh toàn diện” nhằm bổ sung và cập
nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người hành nghề trong các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh về chăm sóc người bệnh toàn diện. Nội dung chương trình được xây dựng
trên cơ sở những nhiệm vụ chăm sóc người bệnh theo quy định tại Thông tư
07/2011/TT-BYT nói trên với 8 chủ đề, bao gồm: Tổng quan về công tác điều dưỡng
và chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định tại Thông tư 07/2011/TT-BYT về
Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện; Kế hoạch
tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện theo Thông tư 07/2011/TT-BYT của
bệnh viện/khoa; Chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng và giao tiếp, ứng xử trong
chăm sóc người bệnh; Tổ chức phân cấp chăm sóc và hỗ trợ, chăm sóc vệ sinh cá
nhân, vận động cho người bệnh; Tổ chức chăm sóc phục hồi chức năng phòng ngừa
biến chứng; Tổ chức ghi phiếu theo dõi, chăm sóc người bệnh và bình phiếu chăm
sóc; và Tổ chức tư vấn-giáo dục sức khỏe.
Tổng số thời gian đào tạo toàn
khóa là 24 tiết, các đơn vị đào tạo có thể tổ chức học tập trung 3 ngày hoặc
chia làm 6 buổi học, mỗi buổi học 4 tiết, mỗi tiết 50 phút. Đối tượng đào tạo
là toàn thể cán bộ, nhân viên y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Những
học viên tham dự đầy đủ và đạt được các yêu cầu của Chương trình đào tạo sẽ được
cấp giấy chứng nhận “Hoàn thành chương trình đào tạo liên tục chăm sóc người bệnh
toàn diện cho cán bộ, nhân viên y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Người
có giấy chứng nhận sẽ được tính vào thời gian đào tạo liên tục theo hướng dẫn của
Bộ Y tế tại Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008.
Bộ Y tế ban hành chương trình
này mong muốn sẽ được thực hiện rộng rãi ở các bệnh viện và các trung tâm đào tạo
y tế trong toàn quốc. Chương trình được biên soạn lần đầu nên không tránh được
thiếu sót. Bộ Y tế mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp,
các thầy cô giáo và học viên để Chương trình đào tạo được hoàn chỉnh hơn cho lần
xuất bản sau.
Bộ Y tế trân trọng cảm ơn JICA
hỗ trợ tài chính và cử các chuyên gia Nhật Bản phối hợp với các chuyên gia của
Việt nam soạn thảo chương trình đào tạo này.
2. MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Bổ sung và cập nhật kiến thức,
kỹ năng, thái độ cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh về Chăm sóc người bệnh toàn diện.
Kiến thức:
1. Trình bày được khái niệm về
chăm sóc người bệnh toàn diện trên cơ sở khái niệm về chăm sóc người bệnh trong
viện tại Thông tư 07/2011/TT-BYT.
2. Trình bày được các khái niệm
quy trình điều dưỡng, phiếu chăm sóc, người bệnh chăm sóc cấp I, cấp II và cấp
III.
3. Phân tích đủ và đúng các
nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
4. Kể đủ, đúng 12 nhiệm vụ
chuyên môn của Thông tư 07/2011/TT- BYT
5. Liệt kê được trách nhiệm của
giám đốc, trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng trưởng, bác sĩ điều trị, điều
dưỡng viên-hộ sinh viên, giáo viên và học sinh, sinh viên thực tập, người bệnh,
người nhà người bệnh.
6. Vẽ được sơ đồ mô hình tổ chức
chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
7. Trình bày được quy định nhân
lực theo Thông tư 08/2007/TTLT- BYT-BNV
8. Mô tả được 4 mô hình phân
công chăm sóc và ưu, nhược điểm của từng mô hình, khả năng áp dụng trong điều
kiện thực trạng của bệnh viện.
9. Chỉ ra những điều kiện và giải
pháp để thực hiện thành công chăm sóc toàn diện theo Thông tư 07/2011/TT-BYT.
Kỹ năng: Thực hiện được
các hoạt động sau đây:
1. Chỉ ra được những nhiệm vụ
chuyên môn nào đã thực hiện được, những nhiệm vụ nào chưa thực hiện được theo
quy định tại Thông tư 07/2011/TT-BYT, nguyên nhân và giải pháp khắc phục những
nhiệm vụ chưa đạt.
2. Lựa chọn được mô hình chăm
sóc thích hợp cho khoa/phòng nơi học viên công tác.
3. Đề xuất được giải pháp tăng
cường và đảm bảo chất lượng, an toàn cho người bệnh trong thực hành chăm sóc:
- Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho
người bệnh
- Chăm sóc tinh thần
- Hỗ trợ chăm sóc vệ sinh cá
nhân người bệnh
- Hỗ trợ, chăm sóc phục hồi chức
năng người bệnh
- Theo dõi, đánh giá người bệnh
và ghi chép hồ sơ bệnh án của điều dưỡng.
- Chăm sóc dinh dưỡng cho người
bệnh
- Bảo đảm an toàn, phòng sai
sót chuyên môn
- Thực hiện các kỹ thuật chăm
sóc điều dưỡng,
- Sử dụng thuốc cho người bệnh
- Chăm sóc người bệnh có chỉ định
phẫu thuật, thủ thuật
Thái độ:
1. Tự giác, nghiêm túc thực hiện
trách nhiệm, nhiệm vụ được giao theo đúng quy định tại Thông tư 07/2011/TT-BYT;
2. Tôn trọng, hợp tác và chia sẻ
với các cán bộ, nhân viên trong đơn vị để thực hiện tốt công tác chăm sóc người
bệnh trong bệnh viện.
3. Tôn trọng, cẩn trọng và
thông cảm với người bệnh, người nhà người bệnh để tạo nên sự an tâm, hài lòng
khi người bệnh đến khám, chữa bệnh.
3. ĐỐI TƯỢNG
HỌC VIÊN:
Tất cả cán bộ, viên chức và
nhân viên của các bệnh viện và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để họ có đủ kiến thức,
kỹ năng, thái độ trong chăm sóc, phục vụ người bệnh.
TT
|
Chủ đề/bài học
|
Đối tượng học viên
|
Lãnh đạo BV, LĐ các phòng ban và các bác sĩ
|
Điều dưỡng, Hộ sinh, KTV Y
|
Hộ lý, y công
|
1
|
Tổng quan về công tác điều dưỡng
và chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định tại thông tư 07/2011/TT-BYT
|
X
|
X
|
X
|
2
|
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện
chăm sóc người bệnh toàn diện Theo quy định của thông tư 07/2011/TT-BYT
|
X
|
X
|
|
3
|
Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của
điều dưỡng viên Việt Nam
|
X
|
X
|
X
|
4
|
Phân cấp chăm sóc và hỗ trợ
người bệnh – chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh
|
X
|
X
|
X
|
5
|
Tổ chức chăm sóc dinh dưỡng
cho người bệnh
|
|
X
|
|
6
|
Phục hồi chức năng và phòng
ngừa biến chứng trong chăm sóc người bệnh toàn diện
|
|
X
|
|
7
|
Tổ chức ghi chép phiếu theo
dõi, chăm sóc người bệnh và bình phiếu chăm sóc
|
|
X
|
|
8
|
Phương pháp tổ chức truyền
thông giáo dục sức khỏe
|
|
X
|
|
4. THỜI
GIAN ĐÀO TẠO:
Thời gian đào tạo 3 ngày liên tục,
mỗi ngày 8 tiết hoặc 6 buổi, mỗi buổi 4 tiết, (tương đương 24 tiết học) mỗi tiết
50 phút.
5. NỘI DUNG
CHƯƠNG TRÌNH:
5.1. Chương trình tổng quát
Số TT
|
Chủ đề/bài học
|
Số tiết
|
|
|
Tổng số tiết
|
LT
|
Thực hành, thảo luận tại lớp
|
1
|
Tổng quan về công tác điều dưỡng
và chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định tại thông tư 07/2011/TT-BYT
|
3
|
1
|
2
|
2
|
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện
chăm sóc người bệnh toàn diện Theo quy định của thông tư 07/2011/TT-BYT
|
2
|
1
|
1
|
3
|
Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của
điều dưỡng viên Việt Nam
|
2
|
1
|
1
|
4
|
Tổ chức phân cấp chăm sóc và
hỗ trợ người bệnh – chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh
|
3
|
1
|
2
|
5
|
Tổ chức chăm sóc dinh dưỡng
cho người bệnh
|
2
|
1
|
1
|
6
|
Phục hồi chức năng và phòng
ngừa biến chứng trong chăm sóc người bệnh toàn diện
|
4
|
1
|
3
|
7
|
Tổ chức ghi chép phiếu theo
dõi, chăm sóc người bệnh và bình phiếu chăm sóc
|
2
|
1
|
1
|
8
|
Phương pháp tổ chức truyền
thông giáo dục sức khỏe
|
3
|
1
|
2
|
9
|
Kiểm tra trước và kết thúc
khóa học
|
1
|
1
|
|
10
|
Khai mạc, bế mạc
|
2
|
2
|
|
|
Tổng cộng
|
24
|
11
|
13
|
5.2 Chương trình chi tiết
TT
|
Tên bài và nội dung
|
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
1
|
Bài 1: Tổng quan về công tác điều
dưỡng và chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định tại thông tư
07/2011/TT-BYT - khái niệm, chức năng và vai trò, nghĩa vụ và quyền hạn của
người điều dưỡng.
- Khái niệm và nội dung chăm
sóc người bệnh toàn diện
- Trách nhiệm của các cá nhân
trong chăm sóc người bệnh toàn diện
- Liệt kê những điều kiện bảo
đảm công tác chăm sóc người bệnh.
- Các giải pháp tăng cường
công tác chăm sóc toàn diện của bệnh viện.
|
3
|
1
|
2
|
2
|
Bài 2: Lập kế hoạch tổ chức
thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện Theo quy định của thông tư
07/2011/TT-BYT
- Khái niệm về kế hoạch và
vai trò của việc lập kế hoạch;
- Viết kế hoạch;
- Xây dựng kế hoạch tổ chức
thực hiện CSNBTD;
|
2
|
1
|
1
|
3
|
Bài 3: Chuẩn đạo đức nghề
nghiệp của điều dưỡng viên Việt Nam
- Khái niệm
- Sự cần thiết
- Mục đích
- Nội dung chuẩn đạo đức nghề
nghiệp
- Kế hoạch triển khai
|
2
|
1
|
1
|
4
|
Bài 4: Phân cấp chăm sóc và hỗ
trợ người bệnh – chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh
- Phân cấp chăm sóc, hỗ trợ
người bệnh trong bệnh viện.
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân
cho người bệnh.
- Thực hiện được: kỹ thuật vệ
sinh răng miệng cho người bệnh hôn mê, kỹ thuật gội đầu cho người bệnh tại
giường, kỹ thuật tắm cho người bệnh tại giường theo đúng qui trình.
|
3
|
1
|
2
|
5
|
Bài 5: Tổ chức chăm sóc dinh
dưỡng cho người bệnh
- Tầm quan trọng của Dinh dưỡng
lâm sàng.
- Giải pháp tăng cường chế độ
dinh dưỡng bệnh lý cho người bệnh.
|
2
|
1
|
1
|
6
|
Bài 6: Phục hồi chức năng và
phòng ngừa biến chứng trong chăm sóc người bệnh toàn diện
- Tầm quan trọng của chăm sóc
phục hồi chức năng
- Xác định nhu cầu hỗ trợ vận
động, phục hồi chức năng của người bệnh
- Tăng cường phục hồi chức
năng cho người bệnh
- Kế hoạch tổ chức thực hiện
phục hồi chức năng cho người bệnh
|
|
|
|
7
|
Bài 7: Tổ chức ghi chép phiếu
theo dõi, chăm sóc người bệnh và bình hồ sơ điều dưỡng
- Tầm quan trọng và trách nhiệm
của điều dưỡng trong ghi chép theo dõi, chăm sóc người bệnh.
- Hồ sơ điều dưỡng và cách
ghi hồ sơ.
- Quy trình và nội dung bình
hồ sơ điều dưỡng.
|
2
|
1
|
1
|
8
|
Bài 8: Tổ chức truyền thông
giáo dục sức khỏe
- Khái niệm truyền thông và
Giáo dục sức khỏe;
- Mục đích của Truyền thông-
Giáo dục sức khỏe trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người;
- Tác động của Truyền thông -
Giáo dục sức khỏe
- Tổ chức buổi Truyền thông-
Giáo dục sức khỏe hiệu quả;
- Các qui định của tổ chức thực
hiện Truyền thông, Giáo dục sức
|
3
|
1
|
2
|
9
|
Kiểm tra trước và kết thúc
khóa học
|
1
|
|
|
10
|
Khai mạc, bế mạc
|
2
|
|
|
|
Tổng cộng
|
24
|
9
|
13
|
6. PHƯƠNG
PHÁP GIẢNG DẠY
- Cung cấp đủ tài liệu học tập
để học viên đọc và nghiên cứu trước, trong và sau học;
- Hướng dẫn học viên sử dụng
tài liệu có hiệu quả;
- Lựa chọn phương pháp dạy học
tích cực phù hợp với mục tiêu học tập và đối tượng người học.
- Sử dụng các phương tiện trực
quan phù hợp với từng nội dung để minh họa có hiệu quả (mô hình, các phương tiện
phòng hộ, tranh, ảnh, áp phích, băng, đĩa hình, qui trình kỹ thuật, tình huống….)
- Kết hợp chặt chẽ và song hành
giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành, học lý thuyết nội dung gì thì học viên
được hướng dẫn thực hành về nội dung đó.
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện,
dụng cụ, bảng kiểm, thang điểm, bố trí địa điểm thích hợp để giảng dạy các bài
thực hành đạt mục tiêu, hiệu quả. Ưu tiên giành thời gian để học viên được thực
hành kỹ năng, thái độ.
7. TIÊU CHUẨN
GIẢNG VIÊN
- Giảng viên lớp TOT Trung
ương:
+ Có khả năng dạy học.
8. TÀI LIỆU:
- Tài liệu giảng dạy và học tập:
Tài liệu học tập và giảng dạy được sử dụng chính là Bộ tài liệu học tập kèm
theo chương trình đào tạo được nhóm chuyên gia soạn thảo với sự hỗ trợ của
JICA.
- Tài liệu đọc thêm và tài liệu
tham khảo: bên cạnh tài liệu giảng dạy, học tập, giảng viên nên giới thiệu:
+ Tài liệu đọc thêm: bao gồm
các văn bản hiện hành có liên quan đến Chăm sóc người bệnh, Luật KBCB, Quy định
giao tiếp và Thông tư 07/2011/TT-BYT về Hướng dẫn điều dưỡng về chăm sóc người
bệnh trong bệnh viện.
9. ĐỒ DÙNG VÀ
TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:
Các phương tiện cơ bản phục
vụ giảng dạy:
- Bảng - phấn, hoặc bảng trắng,
bút dạ, bảng lật, giấy A0.
- Máy tính có kết nối máy chiếu
đa năng + màn chiếu
- Phòng học đủ rộng, bố trí bàn
ghế linh hoạt để chia làm việc nhóm
- Băng Video, hình ảnh
10. TỔ CHỨC
KHÓA HỌC:
- Học viên: bố trí mỗi lớp khoảng
25 người, tối đa 30 người
- Giảng viên: có giảng viên
chính, 2 trợ giảng.
- Cán bộ tổ chức và phục vụ lớp
học
- Thông tin trước khoá học: Giấy
thông báo gửi tới các đơn vị trước 1 tháng để các đơn vị đăng ký học viên. Gửi
giấy mời trước mỗi đợt học tập bằng đường Bưu điện và Email.
11. CHỨNG
CHỈ:
- Những học viên đạt ≥ 70% tổng
số điểm kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được Giám đốc bệnh viện hoặc cơ sở đào tạo
cấp chứng nhận hoàn thành khoá đào tạo Chăm sóc người bệnh toàn diện cho
cán bộ, nhân viên y tế tại các cơ sở KBCB.
- Nhưng học viên không đạt yêu
cầu hoặc vắng mặt trên 2 buổi, cần tiếp tục học và làm bài kiểm tra cho đến khi
đạt điểm hoàn thành khóa học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày
28/5/2008 về Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế.
2. Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày
26/01/2011 về Hướng dẫn điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện.
3. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của
Hội Điều dưỡng Việt Nam
PHỤ LỤC
I
|
Thông tư 07/2008/TT-BYT về Hướng
dẫn
|
|
II
|
Thông tư 18/2009/TT-BYT Hướng
dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
|
|