UBND TỈNH BẮC
GIANG
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG
CHỐNG DỊCH COVID-19
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1031/QĐ-BCĐ
|
Bắc Giang, ngày
30 tháng 5 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN THÍ ĐIỂM KHU CÁCH LY, THEO DÕI Y
TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2 CHƯA CÓ TRIỆU CHỨNG TẠI BẮC GIANG”
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh
truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày
30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế
cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
Căn cứ Nghị định số
75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số
173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch bệnh
viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra;
Căn cứ vào tình hình thực tế
số ca nhiễm SARS-CoV-2 vượt quá khả năng thu dung điều trị của các bệnh viện điều
trị COVID-19;
Theo đề nghị của Bộ phận Thường
trực đặc biệt hỗ trợ chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Bắc Giang và Giám đốc
Sở Y tế tại Tờ trình số 124/Tr-SYT ngày 30/5/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn thí điểm
Khu cách ly, theo dõi y tế đối với người nhiễm SARS-CoV-2 chưa có triệu chứng tại
Bắc Giang”.
Điều 2.
“Hướng dẫn thí điểm Khu cách ly, theo dõi y tế đối
với người nhiễm SARS-CoV-2 chưa có triệu chứng tại Bắc Giang” được áp dụng
tại cơ sở cách ly tập trung dành cho người nhiễm SARS-CoV-2 chưa có triệu chứng
do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang thành lập.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ
quan thuộc UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban CĐQGPCD COVID-19 (để báo cáo);
- Bộ Y tế (để báo cáo);
- Bộ phận Thường trực ĐB hỗ trợ chống dịch của Bộ Y tế tại Bắc Giang (để phối
hợp chỉ đạo);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH &HĐND tỉnh;
- Thành viên BCĐ và Bộ phận TT BCĐ;
- UBND huyện, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh: LĐVP, TKCT, TH;
- Lưu: VT, KGVX.
|
TRƯỞNG BAN
Lê Ánh Dương
|
HƯỚNG DẪN THÍ ĐIỂM
KHU CÁCH LY, THEO DÕI Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2
CHƯA CÓ TRIỆU CHỨNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1031/QĐ-BCĐ ngày 30 tháng 5 năm 2021 của
Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang)
I. Mục đích
Cách ly, theo dõi sức khỏe những
người nhiễm SARS-CoV-2 chưa có triệu chứng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh
ra cộng đồng và giảm quá tải bệnh viện điều trị COVID-19 trong tình huống số
trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 tăng cao trên địa bàn tỉnh.
II. Hình thức
cách ly
Cách ly y tế tại cơ sở cách ly
tập trung theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và có theo dõi, chăm
sóc y tế.
III. Đối tượng
cách ly, theo dõi y tế
Người nhiễm SARS-CoV-2 đã có
xét nghiệm RT-PCR dương tính chưa có triệu chứng.
IV. Các địa
điểm có thể thiết lập Khu cách ly, theo dõi y tế đối với người nhiễm SARS-CoV-2
chưa có triệu chứng (Khu cách ly y tế)
- Doanh trại quân đội, công an;
- Khu ký túc xá của trường học;
- Khu nhà ở của nhà máy, xí
nghiệp;
- Khu chung cư mới chưa đưa vào
sử dụng;
- Khách sạn, nhà nghỉ, nhà
khách, khu nghỉ dưỡng...
- Trường học;
- Các khu vực khác có thể sử dụng
làm khu cách ly y tế.
V. Các yêu cầu
đối với khu cách ly, theo dõi y tế
- Đảm bảo điều kiện sinh hoạt
thiết yếu: điện, nước, khu vệ sinh, nhà tắm.
- Đảm bảo thông thoáng khí.
- Đảm bảo an ninh, an toàn.
- Đảm bảo phòng chống cháy nổ.
- Riêng biệt với khu dân cư hoặc
có hàng rào ngăn cách.
- Thuận tiện cho việc đi lại, vận
chuyển người được cách ly, tiếp tế hậu cần và vận chuyển chất thải đi xử lý.
- Nếu có điều kiện thì trang bị
tivi và internet cho từng phòng cách ly.
VI. Thời
gian theo dõi
Cách ly và Theo dõi y tế tối
thiểu 14 ngày kể từ ngày có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính và đáp ứng
tiêu chuẩn đối với người nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng theo Quyết định
số 2008/QĐ-BYT ngày 26 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị COVID-19.
VII. Thiết lập
Khu cách ly y tế
1. Quyết
định thành lập Khu cách ly y tế
Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố
(chính quyền cấp huyện, xã do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh/thành
phố chỉ định) hoặc Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, thành phố, các
cơ quan có thẩm quyền của quân đội, công an ra quyết định thành lập.
2. Bố trí
các bộ phận/đơn vị của Khu cách ly y tế
2.1. Trạm gác
- Bố trí trạm gác ở cổng và các
lối ra vào Khu cách ly y tế.
- Bố trí điểm rửa tay với xà
phòng và nước sạch. Trường hợp không bố trí được điểm rửa tay thì phải có dung
dịch sát khuẩn tay.
- Trạm gác có bảo vệ trực 24/24
giờ hàng ngày; tuyệt đối không cho phép những người không có nhiệm vụ vào Khu
cách ly y tế.
- Đặt biển cảnh báo nền đỏ, chữ
vàng: “KHU CÁCH LY Y TẾ - KHÔNG
NHIỆM VỤ MIỄN VÀO”.
- Trạm gác do lực lượng công
an, quân đội, dân quân tự vệ, y tế đảm nhiệm.
- Có thùng đựng rác có nắp đậy,
có đạp chân.
2.2. Điểm khử khuẩn
phương tiện vận chuyển
- Bố trí gần cổng ra vào Khu
cách ly y tế.
- Tất cả các phương tiện vận
chuyển được phép ra, vào Khu cách ly y tế phải được phun khử trùng bằng dung dịch
chứa 0,1% Clo hoạt tính.
2.3. Lối đi riêng cho người
nhiễm và nhân viên y tế và những người phục vụ
2.4. Bố trí các khu vực
bên trong
a) Phân khu dành cho người
nhiễm SARS-CoV-2
- Lựa chọn vị trí:
+ Tốt nhất chọn khu vực biệt lập,
cuối hướng gió, dễ quan sát, dễ tiếp cận.
+ Xa các khu vực chức năng và
khu dân cư xung quanh.
- Khoanh vùng phân khu dành
cho người nhiễm SARS-CoV-2:
+ Khoanh vùng phân khu cách ly
bằng hàng rào mềm hoặc hàng rào cứng tùy theo điều kiện.
+ Đặt biển cảnh báo nền đỏ chữ
vàng: “KHU VỰC DÀNH CHO NGƯỜI NHIỄM SARS-CoV-2 - KHÔNG PHẬN SỰ MIỄN VÀO”
- Lối ra, vào phân khu cách
ly:
+ Thiết lập một lối ra, vào
phân khu cách ly bằng hàng rào mềm.
+ Bố trí tại lối ra, vào phân
khu cách ly:
* Thùng màu vàng có nắp đậy, có
đạp chân và có lót túi đụng chất thải lây nhiễm, có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ
NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
* Thùng đựng rác sinh hoạt, có
nắp đậy, có đạp chân và có lót túi.
* Nơi/điểm rửa tay có sẵn xà
phòng và nước sạch. Trường hợp không bố trí được điểm rửa tay thì phải có dung
dịch sát khuẩn tay có chứa ít nhất 60% cồn.
- Khu vực tiếp đón đối tượng
cách ly:
Chọn khu vực thuận lợi, đủ rộng,
thông thoáng nằm trong phân khu cách ly để tiếp đón, kiểm tra y tế ban đầu,
phân loại người được cách ly ngay khi tiếp nhận.
- Phòng ở cho người được
cách ly:
+ Phòng phải đảm bảo thông
thoáng, thường xuyên mở cửa sổ và không dùng điều hòa.
+ Các giường cách ly phải đặt
cách nhau tối thiểu 1 mét trở lên. Có thể sử dụng giường tầng.
+ Trước cửa mỗi phòng, bố trí
dung dịch sát khuẩn tay; thùng màu vàng có nắp đậy, có đạp chân và có lót túi đựng
chất thải lây nhiễm, có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
+ Trong phòng cách ly có chổi,
cây lau nhà, giẻ lau, 02 xô và dung dịch khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường
để người nhiễm tự làm vệ sinh khử khuẩn phòng. Diệt côn trùng phòng cách ly.
+ Có bảng nội quy phòng cách
ly. Có số điện thoại đường dây nóng trực 24/24h để người nhiễm gọi khi cần.
- Phòng cách ly dành cho người
nhiễm đã có kết quả âm tính:
+ Bố trí khu vực có một số
phòng cách ly cho người nhiễm đã có kết quả xét nghiệm âm tính (tối thiểu 2
phòng);
+ Phòng cách ly dành cho người
nhiễm đã có kết quả âm tính cần có: giường cá nhân, dung dịch khử khuẩn tay,
găng tay, khẩu trang, thùng màu vàng có nắp đậy, có đạp chân và có lót túi dựng
chất thải lây nhiễm, có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”;
- Phòng theo dõi người có
triệu chứng chờ chuyển viện: bố trí từ một đến hai phòng ở dự trữ dành để
chuyển những người có các triệu chứng của bệnh trong quá trình cách ly. Phòng
này được bố trí riêng, được trang bị camera theo dõi, có bình oxy và một số
phương tiện cấp cứu.
- Phòng/khu vực đệm thay đồ bảo
hộ cho nhân viên:
+ Phòng/khu vực đệm được bố trí
ở ngay đầu lối ra vào phân khu cách ly để nhân viên thay đồ bảo hộ khi đi vào
và ra phân khu cách ly.
+ Phòng/khu vực đệm cần có tủ đựng
trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch khử khuẩn tay nhanh, ghế ngồi khi mặc
trang phục, thùng màu vàng có nắp đậy, có đạp chân và có lót túi đựng chất thải
lây nhiễm, có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”;
- Khu vực vệ sinh, nhà tắm trong
phân khu cách ly: tối thiểu có 1 buồng vệ sinh/buồng tắm cho 30 người.
Tốt nhất mỗi phòng cách ly có
nhà vệ sinh và nhà tắm riêng, trong trường hợp phòng cách ly không có nhà vệ
sinh và nhà tắm riêng thì phải bố trí khu vực vệ sinh, nhà tắm trong phân khu
cách ly đảm bảo:
+ Nam, nữ riêng.
+ Có sẵn xà phòng và nước sạch,
giấy vệ sinh, chất tẩy rửa thông thường có thùng màu vàng có nắp đậy, có đạp
chân và có lót túi đựng chất thải lây nhiễm, có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY
CƠ CHỨA SARS-CoV-2”; .
+ Vệ sinh hàng ngày sạch sẽ.
+ Đối với công trình vệ sinh
lưu động phải thu gom xử lý chất thải khi đầy.
b) Khu vực dành cho Ban
điều hành, nhân viên y tế và nhân viên phục vụ (khu vực điều hành):
- Khu vực điều hành bố trí ở vị
trí riêng với phân khu cách ly, thuận tiện đi lại và dễ quan sát phân khu cách
ly, đồng thời đảm bảo:
+ Máy tính, máy in và các thiết
bị, vật tư - văn phòng phẩm.
+ Đảm bảo thông tin liên lạc, mạng
internet, wifi.
- Thiết lập hệ thống loa truyền
thanh hoặc loa cầm tay để phổ biến, nhắc nhở, thông báo thông tin cho người được
cách ly và những cán bộ trong khu cách ly.
- Có sẵn nơi/điểm rửa tay với
xà phòng và nước sạch. Trường hợp không bố trí được điểm rửa tay thì phải có
dung dịch sát khuẩn tay.
- Có nhà vệ sinh nam, nữ; nhà vệ
sinh có đủ xà phòng và nước sạch để rửa tay, tắm giặt. Có sẵn chất tẩy rửa
thông thường.
- Có thùng đựng rác sinh hoạt,
có nắp đậy, có đạp chân và có lót túi.
c) Khu vực nhà bếp:
- Nhà bếp phải được bố trí tách
biệt với phân khu cách ly.
- Có đủ nước sạch để sử dụng.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm
trong chế biến, phân phối thức ăn.
- Có xe đẩy để chuyển suất ăn
cho người được cách ly.
- Thực hiện lưu mẫu thức ăn
theo quy định.
- Có thùng đựng rác sinh hoạt,
có nắp đậy, có đạp chân và có lót túi.
- Có nội quy nhà ăn, hướng dẫn
an toàn thực phẩm trong cơ sở cách ly phòng dịch.
d) Khu cầu thang bộ,
thang máy, sảnh chờ:
- Bố trí dung dịch sát khuẩn
tay.
- Có thùng đựng rác sinh hoạt,
có nắp đậy, có đạp chân và có lót túi.
- Lau, vệ sinh khử khuẩn cầu
thang bộ, thang máy, bảng điều khiển, nền sảnh chờ, hành lang hàng ngày.
đ) Khu vực tiếp nhận đồ
tiếp tế:
- Tại trạm gác, thiết lập 1 bàn
tiếp nhận đồ tiếp tế gửi vào cho người được cách ly.
- Người tiếp tế đến đăng ký với
người bảo vệ trực và để đồ tiếp tế tại bàn tiếp nhận, trong đó ghi rõ tên, tuổi
người tiếp nhận và người tiếp tế.
- Cán bộ của cơ sở cách ly vận
chuyển đồ tiếp tế đến cửa của phân khu cách ly và thông báo cho người cách ly đến
nhận đồ tiếp tế.
- Nghiêm cấm mang vật dụng của
người cách ly ra khỏi khu vực cách ly khi chưa được khử trùng.
g) Khu vực lưu giữ chất
thải tạm thời:
- Bố trí một khu vực riêng, có
mái che, có nền cao thoát nước, có biển cảnh báo để lưu giữ chất thải tạm thời
cho cơ sở cách ly, thuận tiện để vận chuyển chất thải đi xử lý.
- Có thùng màu vàng đựng chất
thải lây nhiễm có nắp đậy, có bánh xe, có thành cứng, có dán nhãn “CHẤT THẢI
CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”
- Có thùng đựng rác thải sinh
hoạt, có nắp đậy, có bánh xe, có thành cứng
- Có sẵn nơi/điểm rửa tay với
xà phòng và nước sạch.
- Có sẵn dung dịch khử trùng có
chứa 0,05% Clo hoạt tính để khử khuẩn thùng đựng chất thải sau sử dụng.
h) Trang thiết bị y tế phục
vụ cho theo dõi y tế người nhiễm:
- Dụng cụ cấp cứu: xe cáng đẩy,
bình oxy kèm theo dụng cụ thở oxy và một số phương tiện cấp cứu:
+ Bóng ambu
+ Hộp thuốc cấp cứu phản vệ;
+ Thuốc hạ sốt
- Dụng cụ khám và theo dõi:
+ Nhiệt kế
+ ống nghe
+ Huyết áp kế
+ Máy đo SpO2: từ 1-2 chiếc cho
100 người nhiễm
- Dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm:
+ Xét nghiệm máu
+ Lấy mẫu xét nghiệm phết mũi họng
xét nghiệm SARS-CoV-2
- Phương tiện chụp Xquang lưu động.
i) Xử lý đồ vải nhân viên
y tế:
Tối thiểu có 01 máy giặt, 01
máy sấy.
k) Xử lý dụng cụ y tế:
Chuyển về bệnh viện có đủ điều
kiện xử lý.
l) Quản lý chất thải và
khử trùng, xử lý môi trường tại Khu cách ly y tế (có hướng dẫn kèm
theo)
2.5. Nhân lực y tế:
- 01 bác sĩ và 2 điều dưỡng cho
50 người nhiễm, nhân viên y tế làm theo ca bảo đảm phục vụ 24/24 giờ.
- Kỹ thuật viên Xquang và lái
xe để vận hành phương tiện chụp Xquang lưu động.
- Nhân viên chuyên trách kiểm
soát nhiễm khuẩn: Đảm bảo 01 nhân viên cho 200 người nhiễm. Đối với cơ sở có dưới
200 người nhiễm có 1 nhân viên.
- Nhân viên xử lý dụng cụ, đồ vải,
chất thải: 2 nhân viên cho 50 người nhiễm.
- Nhân viên vệ sinh bề mặt: 2
nhân viên cho 50 người nhiễm.
2.6. Nhân lực phục vụ khác: Theo
quy định tại Quyết định 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 về việc ban hành hướng dẫn
cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19.
VIII. Tổ chức
thực hiện
1. Ủy ban
nhân dân tỉnh
a) Chỉ đạo Sở Y tế, Bộ Chỉ huy
Quân sự, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức việc thực hiện
Khu cách ly y tế và đảm bảo các nguồn lực để thực hiện việc cách ly; tạo điều
kiện, hỗ trợ để người được cách ly yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời
gian theo dõi y tế.
b) Kiểm tra, giám sát chặt chẽ
việc thực hiện cách ly và theo dõi y tế.
2. Ban Chỉ
đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh
a) Ban hành hoặc ủy quyền ban
hành quyết định thiết lập “Khu cách ly y tế người nhiễm SARS-CoV-2 chưa có triệu
chứng”.
c) Chỉ đạo các sở, ban, ngành
liên quan hướng dẫn các cơ sở được dùng làm Khu cách ly y tế, chuẩn bị các điều
kiện cần thiết theo quy định.
d) Chỉ đạo, tổ chức, huy động
các nguồn lực để vận hành Khu cách ly y tế đ) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
chỉ đạo thống nhất về giá và bố trí kinh phí chi trả cho dịch vụ đối với các
trường hợp cơ sở được dùng làm Khu cách ly y tế thuộc sở hữu tư nhân.
e) Thống nhất với cơ sở được
dùng làm Khu cách ly y tế về việc chuyển đổi mục đích sử dụng tạm thời trong thời
gian cách ly phòng chống dịch COVID-19.
g) Phân công cơ quan chuyên môn
thực hiện việc kiểm tra, đảm bảo an toàn thực phẩm tại Khu cách ly y tế hoặc cơ
sở cung cấp suất ăn cho Khu cách ly y tế.
3. Khu
cách ly y tế
a) Có nội quy Khu cách ly y tế,
phân khu cách ly, phòng cách ly.
b) Đảm bảo cơ sở vật chất thiết
yếu cho nhu cầu sinh hoạt của người nhiễm được cách ly.
c) Cung cấp suất ăn riêng cho từng
người được cách ly.
d) Không tổ chức ăn uống, hoạt
động tập trung đông người trong khu vực cách ly.
đ) Đảm bảo an toàn thực phẩm
trong Khu cách ly y tế.
e) Tạo điều kiện, động viên,
chia sẻ, giúp đỡ người được cách ly để người được cách ly yên tâm thực hiện việc
cách ly trong suốt thời gian theo dõi y tế.
g) Giám sát chặt chẽ việc thực
hiện cách ly và tiến hành cưỡng chế cách ly y tế nếu người được cách ly không
tuân thủ yêu cầu cách ly y tế.
h) Tổ chức giao ban hàng ngày với
các bộ phận liên quan trong cơ sở cách ly. i) Đảm bảo an ninh, an toàn tại Khu
cách ly y tế.
4. Người quản
lý, chủ các cơ sở được dùng làm Khu cách ly y tế
a) Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ
đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh để triển khai các hoạt động cách ly tại
cơ sở.
b) Phối hợp chuẩn bị các điều kiện
cần thiết để phục vụ người nhiễm được cách ly theo quy định.
c) Tổ chức thông tin truyền
thông về phòng chống dịch COVID-19. Treo, dán các áp phích, thông báo hướng dẫn
phòng chống dịch COVID-19.
d) Không tổ chức các sự kiện tập
trung đông người tại khu vực sinh hoạt chung; Không tổ chức các sự kiện có đông
người tại nơi ở, nơi lưu trú.
e) Tổ chức vệ sinh khử khuẩn
khu vực sinh hoạt chung.
5. Cán bộ y tế và nhân viên
Khu cách ly y tế
a) Tổ chức tiếp đón và đo nhiệt
độ, thăm khám ban đầu người nhiễm được cách ly tại khu vực tiếp đón. Lập danh
sách, ghi nhận thông tin về địa chỉ gia đình, nơi lưu trú, số điện thoại cá
nhân của người nhiễm được cách ly; tên và số điện thoại của người nhà khi cần
báo tin.
Trường hợp phát hiện các trường
hợp có triệu chứng hoặc có vấn đề về sức khỏe cần điều trị tại bệnh viện thì
chuyển về bệnh viện điều trị COVID-19.
b) Sắp xếp người được cách ly
vào các phòng cách ly theo nguyên tắc những người có cùng ngày tiếp nhận thì xếp
vào cùng phòng hoặc cùng 1 khu vực trong phân khu cách ly.
d) Phát khẩu trang, tờ rơi hướng
dẫn các triệu chứng, dấu hiệu cần theo dõi; thông báo cho cán bộ y tế ngay khi
có một trong các triệu chứng mắc bệnh như sốt, ho, đau họng, khó thở để chuyển
bệnh viện điều trị COVID-19 kịp thời.
đ) Theo dõi tình trạng sức khỏe
và đo thân nhiệt người được cách ly ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày. Ghi
nhận kết quả vào mẫu theo dõi sức khỏe của người nhiễm được cách ly.
e) Hướng dẫn người nhiễm được
cách ly thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào thùng
đựng chất thải lây nhiễm;
g) Hướng dẫn người nhiễm được
cách ly không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như: cốc, chén, bát, đũa,
thìa, khăn, bàn chải đánh răng ...
h) Kiểm tra an toàn thực phẩm
hàng ngày tại nhà bếp của cơ sở cách ly.
i) Thực hiện nghiêm các quy định
về phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế theo quy định của Bộ Y tế khi tiếp xúc
với người nhiễm.
k) Ứng xử tận tình, chia sẻ, động
viên và giúp đỡ người nhiễm được cách ly khi thực hiện nhiệm vụ tạo tâm lý thoải
mái, tin tưởng và cộng tác cho người nhiễm được cách ly trong suốt quá trình
theo dõi.
6. Người
nhiễm được cách ly
a) Chấp hành việc cách ly y tế
theo quy định, theo nội quy của Khu cách ly y tế.
b) Thực hiện các biện pháp vệ
sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch
sát khuẩn tay. Không khạc nhổ bừa bãi.
c) Được đo nhiệt độ cơ thể ít
nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày và tự theo dõi sức khoẻ hàng ngày.
d) Thông báo cho cán bộ y tế được
phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng của bệnh: sốt
hoặc ho, đau họng, khó thở v.v...
đ) Hàng ngày thực hiện việc hạn
chế ra khỏi phòng cách ly và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác trong
phân khu cách ly.
e) Không tụ tập nói chuyện,
không ngồi ăn chung, không tổ chức các trò chơi trong phòng, hành lang, ngoài
sân trong phân khu cách ly.
g) Giặt, rửa vật dụng cá nhân
như quần áo, bát đĩa, cốc chén bằng xà phòng hoặc chất tay rửa thông thường.
h) Không sử dụng chung các vật
dụng cá nhân như: cốc, chén, bát, đũa, thìa, khăn, bàn chải đánh răng...
i) Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh
dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ.
k) Thu gom riêng khẩu trang,
khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào thùng đựng chất thải lây nhiễm.
IX. Phòng chống
lây nhiễm cho cán bộ, nhân viên trong Khu cách ly y tế
- Thực hiện các biện pháp phòng
hộ cá nhân như sử dụng quần áo phòng hộ, khẩu trang... trong quá trình làm nhiệm
vụ tại phân khu cách ly.
- Rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc
dung dịch sát khuẩn trước và sau mỗi lần vào/ra phân khu cách ly.
- Lập danh sách, theo dõi sức
khỏe hàng ngày cán bộ, nhân viên ở các bộ phận làm nhiệm vụ thường xuyên tại
phân khu cách ly.
- Khi có các triệu chứng nghi
ngờ mắc bệnh, thì thực hiện cách ly, quản lý điều trị và lấy mẫu bệnh phẩm xét
nghiệm theo đúng quy định.
- Người đang mang thai, mắc bệnh
mạn tính (hen phế quản, tim phổi mạn, suy thận, suy gan, suy tim, ung thư, đái
tháo đường, suy giảm miễn dịch...) không bố trí làm việc tại Khu cách ly y tế.
X. Xử lý
khi phát hiện trường hợp người nhiễm trong Khu cách ly y tế xuất hiện triệu chứng:
1. Báo cáo ngay cho người phụ
trách Khu cách ly y tế, Sở Y tế.
2. Chuyển ngay người nhiễm có
triệu chứng sang Phòng theo dõi người có triệu chứng chờ chuyển viện.
3. Chuyển những người có triệu
chứng sang bệnh viện điều trị COVID-19 trong vòng 12 giờ.
XI. Hoàn tất
nhiệm vụ của Khu cách ly y tế
Sau khi kết thúc nhiệm vụ, Khu
cách ly y tế tiến hành thực hiện các công việc sau:
1. Thực hiện các thủ tục hoàn tất
nhiệm vụ theo quy định của các cấp có thẩm quyền.
2. Dọn dẹp chất thải, rác thải
và thực hiện vệ sinh môi trường.
3. Tiến hành khử trùng lần cuối
khu vực cách ly bằng phun dung dịch khử trùng có chứa clo 0,1% Clo hoạt tính.
4. Thực hiện rút kinh nghiệm, tổng
kết hoàn tất nhiệm vụ cách ly.
5. Tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo
phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng
có liên quan về kết quả thực hiện theo quy định./.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Khu cách ly y tế: ...............................................
BẢNG THEO DÕI SỨC KHOẺ NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2 CHƯA CÓ TRIỆU
CHỨNG TẠI KHU CÁCH LY Y TẾ
Ngày
bắt đầu cách ly: / ......... / .........
Họ và tên người được cách ly:
..................................................................
Số điện thoại người được cách
ly: .............................................................
Họ và tên người theo dõi:
..........................................................................
Số điện thoại để liên hệ khi có
các triệu chứng của bệnh: ................
Thứ tự ngày theo dõi
|
Ngày giám sát
|
Thân nhiệt đo được*
|
SpO2
|
Có triệu chứng của bệnh (Sốt; ho; đau họng; hắt hơi - sổ mũi; đau
người - mệt mỏi ớn lạnh; khó thở)
Nếu có ghi rõ
|
Sức khỏe bình thường (Không có triệu chứng nghi ngờ) Nếu không có
ghi "BT"
|
Vắng mặt** (Nếu vắng mặt báo ngay cho lãnh đạo phụ trách)
|
S
|
C
|
S
|
C
|
S
|
C
|
S
|
|
Ngày 1
|
....... /....../2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày 2
|
....... /....../2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày 3
|
....... /....../2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày 4
|
....... /....../2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày 5
|
......./......./2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày 6
|
....... /....../2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày 7
|
....... /....../2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày 8
|
....... /....../2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày 9
|
....... /....../2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày 10
|
......../....../2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày 11
|
....... /....../2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày 12
|
....... /....../2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày 13
|
....... /....../2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày 14
|
....... /....../2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi
chú: S: sáng, C: chiều I * Ghi rõ nhiệt độ đo được I ** Đánh
dấu "X" nếu Có
HƯỚNG DẪN
QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ KHỬ TRÙNG, XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU
CÁCH LY Y TẾ NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2 CHƯA CÓ TRIỆU CHỨNG
I. Khu
cách ly y tế người nhiễm SARS-COV-2 chưa có triệu chứng
1. Khu cách ly y tế thiết lập
trên cơ sở hạ tầng sẵn có:
- Trường Cao đẳng Sư phạm Ngô
Gia Tự: 2 tòa nhà khu KTX; lưu trú 650 người
- Trường Cao đẳng Việt Hàn: 1
tòa nhà khu KTX, Khu thể thao; lưu trú 600 người
- Nhà khách người có công: 2
tòa nhà 4 tầng; lưu trú 300 người
2. Bệnh viện dã chiến được thiết
lập mới chưa có cơ sở hạ tầng (sân vận động, khu đất trống….)
II. Hướng
dẫn quản lý chất thải và khử trùng, xử lý môi trường
A. Hướng
dẫn quản lý chất thải
1. Đối với
chất thải rắn
1.1. Nguyên tắc chung
a. Chất thải y tế trong chăm
sóc và điều trị người nhiễm Covid-19, phát sinh từ các khu vực theo dõi, cách
ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 (tại cơ sở y tế,
tại khu vực cách ly ở sân bay, cửa khẩu, nhà ga, bến tàu…) là chất thải lây nhiễm
và phải được quản lý theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về quản lý chất thải y tế và các văn bản có liên quan.
b. Đảm bảo không phát tán mầm bệnh
trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế; đảm bảo an toàn
cho nhân viên y tế, người bệnh, người nhà và người tham gia quản lý chất thải y
tế.
c. Nhân viên y tế và người tham
gia quản lý chất thải y tế, vệ sinh môi trường phải được trang bị đầy đủ phương
tiện bảo vệ cá nhân phù hợp.
1.2. Thực hiện quản lý chất thải
rắn y tế
a. Chất thải rắn phát sinh từ
khu vực theo dõi, cách ly, chăm sóc, điều trị người mắc hoặc nghi ngờ mắc
COVID-19 được quản lý như sau:
- Chất thải phát sinh từ khu vực
theo dõi, cách ly, chăm sóc, điều trị người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 được
phân loại ngay vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có
màu sắc và biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh.
- Trước khi thu gom, túi đựng
chất thải phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm
thứ 2, buộc kín miệng túi, thu gom vào thùng đựng chất thải lây nhiễm. Thùng đựng
chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín, có lắp bánh xe đẩy, bên
ngoài thùng có dán dòng chữ “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-COV-2”.
- Thùng đựng chất thải lây nhiễm
tại nơi lưu giữ tạm thời phải được đậy nắp kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất
thải trong quá trình thu gom về khu lưu giữ tập trung trong khuôn viên của cơ sở
y tế ít nhất 2 lần/ngày.
- Vận chuyển, xử lý chất thải
lây nhiễm bằng một trong các biện pháp sau:
+ Xử lý tại chỗ: Xử lý ngay
trong ngày bằng lò đốt chất thải rắn y tế hoặc bằng thiết bị hấp chất thải lây
nhiễm, vi sóng hoặc các thiết bị khử khuẩn khác đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường.
+ Vận chuyển, xử lý tại cơ sở y
tế khác trong cụm cơ sở y tế: Thùng, dụng cụ đựng chất thải lây nhiễm phải được
đậy nắp kín, có thành cứng chịu được va đập, có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY
CƠ CHỨA SARS-COV-2”; đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình
vận chuyển đến nơi xử lý. Chất thải lây nhiễm phải được vận chuyển và xử lý
ngay trong ngày.
+ Vận chuyển, xử lý tập trung:
Thùng đựng chất thải lây nhiễm phải đáp ứng đúng quy định tại Thông tư liên tịch
số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải y tế và có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY
CƠ CHỨA SARS-COV-2”. Chất thải lây nhiễm phải được vận chuyển và xử lý ngay
trong ngày.
b. Đồ vải, quần áo thải bỏ của
bệnh nhân, trang phục phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế và người tham gia quản
lý chất thải y tế, vệ sinh môi trường tại khu vực theo dõi, cách ly, chăm sóc,
điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS- COV-2 phải được thu gom và xử lý
như chất thải lây nhiễm nêu tại mục 1.
c. Đối với chất thải là chất tiết
đường hô hấp, dịch tiết cơ thể (đờm, rãi, dịch mũi họng, dịch phế quản, dịch dẫn
lưu,…), phân, nước tiểu của người bệnh mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 phải được
xử lý triệt để bằng hóa chất khử khuẩn sau đó thu gom về hệ thống xử lý nước thải
để xử lý đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. Thực hiện ngay
việc lau khử khuẩn bề mặt bệ tiêu, bệ tiểu bằng khăn tẩm hóa chất khử khuẩn sau
mỗi lần đổ chất thải là phân, nước tiểu, dịch tiết cơ thể.
d. Đối với nước thải y tế: Tăng
cường kiểm tra, giám sát vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế, đặc biệt lưu ý
việc khử khuẩn nước thải y tế trước khi xả ra môi trường.
e. Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng,
dính mẫu bệnh phẩm; chất thải dính mẫu bệnh phẩm của người mắc hoặc nghi ngờ mắc
COVID-19 phát sinh từ các phòng xét nghiệm phải được xử lý sơ bộ bằng thiết bị
hấp hoặc các thiết bị khử khuẩn khác. Sau khi xử lý sơ bộ, chất thải được phân
loại, thu gom, xử lý tiếp như chất thải lây nhiễm tại mục 1 nêu trên.
d. Bố trí khu vực lưu giữ chất
thải rắn tạm thời y tế lây nhiễm
2. Đối với
nước thải
Thu gom nước thải sử dụng hệ thống
sẵn có và đấu nối vào bể xử lý bổ sung để thực hiện khử khuẩn nước thải trước
khi xả nước thải ra môi trường
Thiết kế bể bổ sung để xử lý nước
thải, dựa trên số giường bệnh: từ 40m3 đối với bệnh viện 100 giường
đến 200m3 đối với bệnh viện 700 giường, kết nối với đầu ra của hệ thống
nước thải chung. Tiến hành khử trùng bằng hóa chất khử khuẩn như cloramin B với
liều lượng clo hoạt tính 10g/1m3 nước. Việc hòa trộn clo với nuớc thải
đuợc tính toán trên cơ sở lưu lượng nước thải lớn nhất trong ngày. Thời gian tiếp
xúc tối thiểu của Clo với nuớc thải trong bể tiếp xúc là 30 phút. Vị trí châm Clo
đuợc bố trí tại gần cửa vào bể xử lý. Bể tiếp xúc được thiết kế để Clo và nước
thải được xáo trộn hoàn toàn và không lắng cặn.
B. Khử
trùng, xử lý môi trường
1.
Nguyên tắc thực hiện
Bề mặt khu vực sàng lọc, cách
ly người mắc mắc COVID-19 phải được làm sạch, khử khuẩn theo một số nguyên tắc
sau:
- Tất cả bề mặt tại khu vực
sàng lọc, khu vực cách ly và điều trị nhìn rõ hay không nhìn rõ có dính máu, dịch
tiết, chất thải từ người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 đều phải được làm sạch
và lau khử khuẩn tối thiểu ngày 2 lần và khi cần (sau khi khám, làm xét nghiệm,
làm thủ thuật, vương vãi máu và dịch, sau chuyển/ra viện, tử vong).
- Tất cả bề mặt (trong khu vực
cách ly người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19, bao gồm cả bề mặt các thiết bị
chăm sóc, phương tiện vận chuyển phải được làm sạch, lau khử khuẩn bằng các hoá
chất khử khuẩn được BYT cấp phép.
- Nhân viên y tế khi thực hiện
làm sạch, khử khuẩn các bề mặt liên quan đến người nhiễm hoặc nghi ngờ mắc
COVID-19 cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc, kỹ thuật vệ sinh bề mặt và các biện
pháp phòng ngừa theo đường lây truyền.
- Nhân viên thực hiện làm sạch,
khử khuẩn bề mặt môi trường khu vực điều trị, cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ
mắc COVID-19 phải được tập huấn các quy trình làm sạch, khử khuẩn bề mặt và
cách sử dụng đúng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện.
2.
Phương tiện
- Phương tiện bảo vệ cá nhân
- Quy trình thực hiện, bảng hướng
dẫn pha hoá chất trên xe để phương tiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường.
- Xà phòng rửa tay.
- Hóa chất làm sạch và khử khuẩn
đã pha theo đúng quy định (có thể dùng dạng xịt cầm tay dùng cho những bề mặt
khó lau bằng khăn) có Clo hoạt tính nồng độ 0,05%, khăn lau tẩm dung dịch khử
khuẩn hoặc các hóa chất diệt khuẩn thích hợp khác được Bộ Y tế cấp phép.
- Dung dịch khử khuẩn bề mặt có
Clo hoạt tính 0,5% hoặc các hóa chất khử khuẩn khác được Bộ Y tế cấp phép cho vệ
sinh bề mặt có đám máu, dịch, chất nôn, chất bài tiết.
- Giẻ lau sạch chuyên cho khu vực
sàng lọc và cách ly, cây lau nhà, xô chứa hóa chất và xô gom.
3. Kỹ
thuật thực hiện
- Chia khu vực làm hai, có biển
báo tránh trơn trượt, ướt trước khi lau vệ sinh sàn nhà, sảnh, cầu thang,
- Lau theo đường zíc zắc, từ
trên xuống, từ trong ra ngoài và từ vùng sạch nhất đến vùng kém sạch.
- Khi dùng hóa chất dạng xịt,
nên xịt hóa chất vào khăn sau đó lau; nếu lau nền nhà, phun thấp, xịt đến đâu
lau đến đó. Không xịt khi có người bệnh.
4.
Cách thực hiện
- Bước 1: chuẩn bị đủ phương tiện
làm sạch, khử khuẩn (thùng/xô chứa dung dịch khử khuẩn, giẻ lau, cây lau
sàn...) sử dụng riêng phương tiện cho các khu vực cách ly (hành chính, buồng bệnh
cách ly, khu vệ sinh, khu xử lý dụng cụ, đồ vải...).
- Bước 2: Người thực hiện vệ
sinh môi trường mang phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng hướng dẫn trước khi
vào khu vực cách ly và trong suốt quá trình thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt
môi trường khu cách ly.
- Bước 3: Lau ẩm và thu gom chất
thải vào các bao và thùng đựng chất thải lây nhiễm theo đúng quy định trước khi
lau khử khuẩn.
- Bước 4: Thực hiện lau khử khuẩn
định kỳ bằng dung dịch khuẩn với nồng độ quy định (có nồng độ Clo hoạt tính
0,05%) để khô 10 phút và lau lại nước sạch tránh hoá chất tồn lưu ảnh hưởng tới
NB. Tần suất lau ở tất cả các bề mặt trong khu vực cách ly tối thiểu 2 lần/ngày
và khi có yêu cầu. Áp dụng đúng quy trình lau 2 xô (một xô nước sạch, một xô
dung dịch khử khuẩn) và mỗi lần lau là một giẻ sạch, không giặt lại trong các
xô, mỗi giẻ lau không quá 20 m2. Khi lau cần phải chú ý:
+ Với các bề thường xuyên có tiếp
xúc (xe tiêm, xe vận chuyển đồ vải dụng cụ, tay nắm cửa...) cần lau khử khuẩn
ngay sau mỗi lần sử dụng hoặc có tiếp xúc.
+ Loại bỏ ngay và lau lại bằng
dung dịch khử khuẩn có nồng độ Clo hoạt tính 0,5% mỗi khi thấy bề mặt có dính
máu, dịch tiết, phân, chất nôn của người bệnh. Thời gian hóa chất tiếp xúc với
bề mặt môi trường ít nhất 10 phút.
- Bước 5: Thu gom các dụng cụ
sau khi vệ sinh môi trường để làm sạch và khử khuẩn trước khi đưa chúng ra khỏi
khu vực buồng bệnh cách ly. Bao gồm chất thải phải được cô lập, giẻ lau cho vào
túi cô lập chuyển xuống nhà giặt
- Bước 6: Nhân viên y tế cởi bỏ
trang phục bảo vệ cá nhân và vệ sinh tay bằng dung dịch xà phòng ngay sau khi kết
thúc công việc vệ sinh môi trường.
Lưu ý: Bàn tay nhân viên
y tế có tiếp xúc trực tiếp với máu, chất tiết, chất thải NB và sau khi tháo
phương tiện bảo vệ cá nhân phải được rửa tay với xà phòng và nước.
4.1. Vệ sinh khử khuẩn bề mặt
hàng ngày
Quy trình thực hiện giống như
trên và cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định:
- Vệ sinh hai lần mỗi ngày và
khi có yêu cầu. Nên có bảng theo dõi các bề mặt đã được khử khuẩn mỗi ngày.
- Với mỗi lần vệ sinh, cần lau
khử khuẩn các bề mặt bằng hóa chất khử khuẩn trước khi lau lại bằng dung dịch
làm sạch, cần thực hiện vệ sinh khử khuẩn từ khu vực ít ô nhiễm (khu vực hành
chính) tới khu vực ô nhiễm nhiều (buồng cách ly), các bề mặt phương tiện thiết
bị trước khi khử khuẩn và làm sạch sàn nhà.
- Sử dụng hóa chất khử khuẩn diệt
được COVID-19 cho tất cả các bề mặt trong phòng và bảo đảm đúng thời gian tiếp
xúc với hóa chất khử khuẩn. Ví dụ ít nhất 10 phút với các hợp chất có Clo hoạt
tính 0,05% (500 ppm).
Lưu ý: không mang
các dụng cụ vệ sinh tại khu vực cách ly ra nơi khác, tải lau được thu gom xử lý
riêng tránh lây mắc COVID- 19 ra khu vực khác trong bệnh viện.
4.2. Vệ sinh sau khi người bệnh
ra viện/chuyển viện
- Chuyển người bệnh cách ly
khác trong buồng bệnh (nếu có) sang buồng cách ly khác trước khi thực hiện vệ
sinh khử khuẩn lần cuối.
- Thu gom các dụng cụ bẩn, đồ vải
tái sử dụng vào các thùng/túi theo quy định về trung tâm tiệt khuẩn, giặt là.
Thu gom và loại bỏ chất thải và các vật dụng cá nhân khác của người bệnh theo
quy định thu gom và quản lý chất thải lây nhiễm.
- Lau khử khuẩn các bề mặt bằng
hóa chất khử khuẩn trước khi lau lại bằng dung dịch làm sạch, cần thực hiện vệ
sinh khử khuẩn từ khu vực ít ô nhiễm (khu vực hành chính) tới khu vực ô nhiễm
nhiều (buồng cách ly), các bề mặt phương tiện thiết bị trước khi khử khuẩn và
làm sạch sàn nhà.
- Sử dụng hóa chất khử khuẩn diệt
được COVID-19 cho tất cả các bề mặt trong phòng và bảo đảm đúng thời gian tiếp
xúc với hóa chất khử khuẩn, ví dụ ít nhất 10 phút với các dung dịch có Clo hoạt
tính 0,05%-0,5%.
Chi tiết về nồng độ hóa chất sử
dụng trong vệ sinh, khử khuẩn bề mặt tại Phụ lục 1
4.3. Vệ sinh khử khuẩn bề mặt
đề tràn máu hoặc dịch cơ thể
- Cần thực hiện ngay khi xuất
hiện hoặc ngay khi được phát hiện đám máu hoặc dịch cơ thể.
- Mang đầy đủ phương tiện bảo vệ
cá nhân.
- Loại bỏ đám máu hoặc dịch cơ
thể theo trình tự: (1) Dùng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch chứa 0,5% (5.000 ppm)
Clo hoạt tính loại bỏ đám máu (nếu lượng, máu tràn nhiều phải thực hiện nhiều lần
đến khi loại bỏ hết máu trên bề mặt; (2) Loại bỏ khăn (gạc) đã thấm máu vào
thùng thu gom chất thải lây nhiễm; (3) Dùng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch chứa
0,5% Clo hoạt tính lau khử khuẩn bề mặt khu vực tràn máu; (4) Dùng khăn hoặc gạc
tẩm dung dịch làm sạch lau lại bề mặt vừa khử khuẩn.
- Cởi bỏ phương tiện bảo vệ cá
nhân và vệ sinh tay sau khi ra khỏi phòng cách ly.
4.4. Vệ sinh làm sạch dụng cụ
vệ sinh
- Dụng cụ vệ sinh bệnh viện phải
được làm sạch sau mỗi ca làm việc, cuối mỗi ngày.
- Các dụng cụ vệ sinh được xử
lý bao gồm, cán cây lau nhà, xô/chậu đựng hóa chất, nước xả/ngâm khử khuẩn tấm
lau được làm sạch, đánh chải với nước sạch và xà phòng để đúng nơi quy định,
khô ráo.
- Khử nhiễm các chậu/xô đựng
dung dịch tẩy rửa và khử khuẩn ở nồng độ Clo hoạt tính 0,05%, rửa lại với nước
sạch úp trên giá bảo quản làm khô.
- Thu dọn dụng cụ vệ sinh để
đúng nơi quy định. Không sử dụng dụng cụ vệ sinh chưa được xử lý để làm vệ sinh
hàng ngày.
PHỤ LỤC 1
CÁC HÓA CHẤT THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG KHỬ KHUẨN VÀ XỬ LÝ
MÔI TRƯỜNG
1.
Chlorine và hợp chất Chlorine
1.1. Đặc điểm chung
Chlorine và các hợp chất chlorin
được sử dụng phổ biến nhất trong phòng chống dịch tại các cơ sở y tế. Loại hóa
chất này tồn tại dưới hai dạng: dạng lỏng (Javel) hoặc dạng ran (Calcium
Hypochloride). Các chất khử khuẩn chlorine có phổ kháng khuẩn rộng, diệt vi khuẩn
nhanh, giá thành thấp. Tuy nhiên, hạn chế của loại hóa chất này là ăn mòn các dụng
cụ, vật dụng y tế khi tiếp xúc và hoạt tính giảm khi có mặt các chất hữu cơ.
Những hợp chất giải phóng
Chlorine được sử dụng trong bệnh viện bao gồm hai loại: Cloramin B (Dioxide
Chlorine) và Cloramin T.
1.2. Cơ chế tác dụng
Sự có mặt của hợp chất Chlorine
làm ức chế các phản ứng của những enzyme cần thiết tham gia vào quá trình nhân
lên của vi rút, làm thay đổi bản chất protein và bất hoạt các acid nucleic của
vi rút.
1.3. Hướng dẫn sử dụng
Các dung dịch khử khuẩn có
Chlorine cần đạt nồng độ tối thiểu 0,05% (500 ppm) sau khi pha. Dung dịch pha
0,05% được sử dụng để khử nhiễm các bề mặt như sàn nhà, tường, trần nhà... Với
các phương tiện vận chuyển như xe cứu thương, cáng, vật dụng khác phải được
phun khử khuẩn sau khi vận chuyển.
Các dung dịch pha từ các hóa chất
chứa Clo trên thị trường hiện nay với nồng độ 0,05, 0,5%, 1% và 1,25% Clo hoạt
tính thường được sử dụng tùy theo mục đích và cách thức của việc khử khuẩn. Việc
tính nồng độ dung dịch phải dựa vào clo hoạt tính. Vì các hóa chất khác nhau có
hàm lượng clo hoạt tính khác nhau, cho nên phải tính toán đủ khối lượng hóa chất
cần thiết để đạt được dung dịch có nồng độ clo hoạt tính muốn sử dụng.
Lượng hóa chất chứa Clo cần để
pha số lít dung dịch với nồng độ Clo hoạt tính theo yêu cầu được tính theo công
thức sau:
Lượng hóa chất (gam)
|
=
|
Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha (%) x số lít
|
x
|
1.000
|
|
Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng (%)
|
* Hàm lượng Clo hoạt tính của hóa
chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử
dụng sản phẩm.
Ví dụ:
- Để pha 10 lít dung dịch có nồng
độ clo hoạt tính 0,5% từ bột Cloramin B 25% Clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10/25) x
1.000 = 200 gam.
- Để pha 10 lít dung dịch có nồng
độ clo hoạt tính 0,5% từ bột Canxi hypocloride 70% Clo hoạt tính, cần: (0,5 x
10/70 ) x 1.000 = 72 gam.
- Để pha 10 lít dung dịch có nồng
độ clo hoạt tính 0,5% từ bột Natri dichloroisocianurate 60% Clo hoạt tính, cần:
(0,5 x 10/60) x 1.000 = 84 gam.
Bảng 1. Lượng hóa chất
chứa Clo để pha 10 lít dung dịch với các nồng độ Clo hoạt tính thường sử dụng
trong vệ sinh bề mặt môi trường trong bệnh viện
Tên hóa chất (hàm lượng clo hoạt tính)
|
Lượng hóa chất cần để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính
|
Cách pha
|
0,05%
|
0,25%
|
0,5%
|
1,25%
|
2,5%
|
Cloramin B 25%
|
20g
|
100g
|
200g
|
500g
|
1000g
|
Hòa tan hoàn toàn lượng hóa
chất cần thiết cho vừa đủ với 10 lít nước sạch, ở nhiệt độ thường.
|
Canxi HypoCloride 70%
|
7,2g
|
36g
|
72g
|
180g
|
360g
|
Bột Natri Dichloro
isocyanurate 60%
|
8,4g
|
42g
|
84g
|
210g
|
420g
|
Cholorine được sử dụng phổ biến
trong khử khuẩn nước. Việc sử dụng chlorine ở nồng độ cao làm giảm đáng kể số
lượng vi khuẩn trong các nguồn nước bị ô nhiễm.
Các dung dịch khử trùng có Clo sẽ
giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải
sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày,
không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch đã pha cân bảo quản ở nơi khô, mát, đậy
kín, tránh ánh sáng.
2. Hợp chất
ammonium bậc 4
Hợp chất Ammonium bậc 4 được sử
dụng như các chất khử khuẩn trong bệnh viện, chúng có khả năng diệt nấm, vi khuẩn,
lipophilics vi rút nhưng không có khả năng diệt bào tử. Loại hợp chất này chỉ
được sử dụng như hoá chất khử khuẩn mà không được sử dụng với vai trò là chất
sát khuẩn đối với da hay các mô của cơ thể.
Những hợp chất Ammonium bậc 4
là các tác nhân làm sạch rất tốt, nhưng với COVID-19 hiệu quả không cao nên
không khuyến khích sử dụng.
Bảng 2. Các hóa chất khử
khuẩn có chứa Clo sử dụng trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
Vị trí, thời điểm
|
Nồng độ Clo hoạt tính
|
Ghi chú
|
Vệ sinh bề mặt khu vực thường
(sàn, tường nhà, vật dụng)
|
0,05%
|
Nồng độ tối thiểu 0,05%, lau,
xịt bề mặt không lau được
|
Vệ sinh bề mặt khu vực cách
li
|
0,05%
|
Bề mặt TTB, phương tiện trong
phòng cách ly
|
0,05%
|
Lau, xịt (tùy theo vị trí)
|
Xe, phương tiện vận chuyển
người bệnh
|
0,05%
|
Nồng độ tối thiểu 0,05%, lau,
xịt bề mặt không lau được
|
Đổ tràn máu, dịch
|
0,5%
|
|
Chất thải (nước tiểu, phân,
chất nôn, dịch hút...)
|
1,0%
|
Trộn theo tỉ lệ 1:1, đổ vào
chất thải trong thời gian ít nhất 30 phút
|
Bàn XN và TTB xét nghiệm
|
0,5%
|
Tham khảo hướng dẫn của nhà sản
xuất thiết bị
|
Xử lý thi hài
|
0,5%
|
Bọc kín thi hài bằng túi
chuyên dụng lần thứ nhất, phun bên ngoài túi lần 1. Ngay sau khi chuyển ra khỏi
phòng cách ly, tiếp tục bọc thi hài vào túi chuyên dụng lần 2, phun ngoài túi
lần 2.
|
Khử khuẩn dụng cụ, bề mặt bàn
phẫu thuật, buồng phẫu thuật, phương tiện liên quan khâm liệm, phẫu thuật tử
thi
|
Dụng cụ ăn uống của NB
|
0,05%
|
Ngâm
|
Đồ vải
|
0,01%-0,05%
|
Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm
bẩn máu, dịch và chất liệu vải
|
Chú ý: Tùy theo mức độ sử
dụng hóa chất, người sử dụng phải mang đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân thích
hợp để tránh các tác dụng phụ đối