Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 965-TTg Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng Người ký: Phan Kế Toại
Ngày ban hành: 11/07/1956 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 965-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 1956 

 

NGHỊ ĐỊNH

 VỀ VIỆC LÀM CÁC NGHỀ CHỮA BỆNH, HỘ SINH, CHỮA RĂNG, BÀO CHẾ THUỐC VÀ BÁN THUỐC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Để đảm bảo sức khoẻ và tính mạng của nhân dân bảo vệ chính đáng cho những người làm nghề y, dược.

Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ y tế.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.-  Nay ban hành các điều lệ tạm thời về việc làm các nghề chữa bệnh, hộ sinh , chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc, kèm theo nghị định này.

Điều 2.- Các điều khoản ban hành trước đây trái với bản điều lệ này đều bị bát bỏ.

Điều 3.- Bộ y tế sẽ ban hành những chi tiết về thi hành bản điều lệ này.

Điều 4.-  Ông Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG

 


Phan Kế Toại

 

ĐIỀU LỆ

TẠM THỜI VỀ VIỆC CHO PHÉP LÀM CÁC NGHỀ CHỮA BỆNH, HỘ SINH, CHỮA RĂNG, BÀO CHẾ THUỐC VÀ BÁN THUỐC

Chương 1:-

MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA.

Điều 1. - Bản điều lệ tạm thời này về việc cho phép làm các nghề: chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc nhằm mục đích:

- Bảo đảm sức khoẻ  và tính mạng của nhân dân.

- Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người làm nghề nói trên.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN CHO PHÉP

A.- CHỮA BỆNH.

1.-  Làm nghề chữa bệnh theo Tây y.

Điều 2.-  Những người có một trong những bằng kê sau đay được phép chữa bệnh theo Tây y:

a) Bằng Bác sĩ y khoa của trường Đại học Y dược Quốc gia Việt Nam hoặc bằng của một trường chuyên môn về Y khoa do Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà  cấp.

b) Bằng Bác sĩ  Y khoa và bằng Y sĩ Đông dương do Trường Đại học Đông dương cấp.

c) Bằng Y khoa do một trường Đại học ngoại quốc cấp và được Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà công nhận.

NHững người có bằng chuyên môn kê trên được phép mở: Phòng khám bệnh, bệnh viện, nhà hộ sinh, phòng chuyên khoa như : điện quang, phòng xét nghiệm vi trùng .v.v....(nếu có thêm bằng chuyên môn về các môn đó)

Ngoài điều kiện về văn bằng , đương sự phải có trụ sở đủ điều kiện do Bộ Y tế ấn định và do cơ quan Y tế địa phương xác nhận

Điều 3. -  Trong khi chờ đợi những quy chế mới những y tá có thể chữa các bệnh với những điều kiện sau đây:

a) Phải là y tá đã làm việc 5 năm với Nhà nước và không phạm kỹ luật.

b) Tại những địa phương  có y sĩ, bác sĩ chữa bệnh thì chỉ được phép tiêm thuốc  theo đơn của Y sĩ, bác sĩ .

c) Tại những địa phương  không có y sĩ, bác sĩ thì y tá được phép chữa các bệnh  dễ như: nhức đầu, sốt, cảm, ghẻ, lỡ... và không được dùng những thuốc có chất độc.

Điều 4.- Muốn xin làm nghề, các y sĩ, bác sĩ phải gửi kèm theo đơn, bản sao văn bằng, nếu mở bệnh viện phải gửi kèm theo sơ đồ bệnh viện của mình.

Muốn xin làm nghề, các y tá phải gửi kèm theo đơn, bản sao văn bằng và giấy chứng nhận đã làm việc 5 năm cho Nhà nước không phạm kỹ luật.

2.- Làm nghề chữa bệnh theo Đông y:

Điều 5. - Những người làm nghề chữa bệnh theo Đông Y chia làm ba loại:

- Loại thứ nhất: Chỉ xem mạch, kê đơn, rồi bệnh nhân mang đơn đi mua thuốc tại các hiệu thuốc.

- Loại thứ hai: xem mạch, châm cứu, không cho thuốc.

-Loại thứ ba: Sau khi xem mạch rồi bốc thuốc của mình cho bệnh nhân. Các thầy thuốc Đông y loại thứ ba phải thi hành các điều quy định ở phần bán thuốc Đông y nói trong bản đìêu lệ này.

Điều 6. – Các thầy thuốc đông y được dùng:

- Những phương pháp chữa bệnh theo lối cỗ truyền như: bó xương, châm cứu, lê, bóp, nặn....

- Những loại thứôc như: cao, đơn, hoá, tàn....

Không được dùng các phương pháp chữa bệnh theo Tây y như: mổ, tiêm, thụt v.v... và những sản phẩm hoá học, sản phẩm tổng hợp, sinh hoá, huyết thanh, thuốc kháng sinh và những thuốc tiêm.

 Điều 7.- Các thầy thuốc Đông y được phép dùng những thuốc bắc hoặc nam có chất độc như: nhân ngôn, phụ tử, thiên liên tử, cà độc dược, mã tiền,,, nhưng việc dùng các  chất độc ấy  đễ chữa bệnh  có thể nguy hại tới tính mệnh của nhân dân, nên thầy thuốc phải chịu trách nhiệm về liềư lượng và chất độc đã sử dụng, và phải có sổ sách rõ ràng( sẽ có quy định riêng).

Điều 8.- Những điều kiện để được làm nghề chữa bệnh theo Đông y sẽ quy định sau. Tạm thời những người đã thực sự làm nghề chữa bệnh theo Đông Y trước ngày 21-7-1954 có giấy chứng nhận của Ủy ban hành chính địa phương từ cấp xã trở lên ở nông thôn, và từ cấp quận trở lên thành phố, có thể đề nghị xin tiếp tục làm nghề .Đơn xin tiếp tục làm nghề phải kèm theo giấy chứng nhận của Ủy ban Hành chính địa phương. Những người làm nghề sau ngày 21-7-1954 muốn xin làm nghề có thể nộp đơn kèm giấy chứng nhận của Ủy ban Hành chính  địa phương. Bộ y tế sẽ xét định tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

B. HỘ SINH:

Điều 9: -  Được làm nghề hộ sinh:

- Những y sĩ, bác sĩ như đã nói ở đìêu 2.

- Những người có:

a) Bằng hộ sinh trung cấp, sơ cấp ( hộ sinh xã) của Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cấp.

b) Bằng hộ sinh cao cấp học hộ sinh Quốc gia, bằng hộ sinh Đông dương của Trương Đại học Đông dương cũ cấp.

c) Các bà mụ có giấy chứng nhận của Ủy ban Hành chính  địa phương từ cấp xã trở lên cấp.

Điều 10.-  Những bà mụ và  hộ sinh sơ cấp chỉ được những trường hợp đẻ thường, trường hợp đẻ khó phải gửi sản phụ đi bệnh viện hay nhà hộ sinh có y sĩ hoặc hộ sinh được Bộ y tế cử điều khiển.

Điều 11.-  Muốn mở nhà hộ sinh thì ngoài điều kiện văn bằng, đương sự phải có trụ sở đủ điều kiện vệ sinh do Bộ y tế ấn định và do cơ quan Y tế địa phương xét nhận.

Điều 12.-  Muốn xin làm nghề, các đương sự phải gửi theo đơn , bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận của Ủy ban Hành chính  địa phương đối với các bà mụ.

C.- CHỮA RĂNG

Điều 13.-  Được phép làm nghề chữa răng:

a) Những người có bằng bác sĩ nha khoa, Nha sĩ do trường Đại học Y dược khoa của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà  câp.

b) Bằng Nha khoa do trường Đại học Đông dương cấp.

c) Bằng Nha khoa do trường Đại học ngoại quốc cấp và được Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà công nhận.

Điều 14.-  Đối với những người làm thợ trồng răng không có bằng chuyên môn về nha khoa sẽ phải qua một kỳ sát hạch trước một Hội đồng sẽ chính thức cho phép và qui định phạm vi làm nghề  tuỳ theo trình độ của từng người như : chỉ được trồng răng hoặc chỉ nhổ và trồng răng. Những người chỉ được trồng răng không được chữa và nhổ răng trong trường hợp dễ. Đối với những người chưa được sát hạch sẽ được phép tạm thời tiếp tục làm nghề nếu có đủ giấy tờ chứng minh  đã thực sự làm nghề trước ngày 21-7-1954.

Điều 15.-  Các thợ làm răng tuỵêt đối không được làm nghề một cách lưu động, mà phải làm việc một trụ sở nhất định, trụ sở làm việc phải đầy đủ điều kiện vệ sinh.Người thợ trồng răng phải trực tiếp làm công việctrồng răng chứ không để người giúp việc thay thế mình. Trong khi làm nghê, tuyệt đối không được dùng địên để chữa bệnh, dùng thuốc gậy mê. Về thuốc tê chỉ đựơc dùng những thuốc tê như: nô-vo-ca-in không có a-đơ-rê-na-lin và cơ-lô-ruya-đê-tin để gây tê tại chỗ.

Điều 16.- Những người mở cửa hàng bán dụng cụ và nguyên liệu về răng giả có giấy tờ chứng minh đã thực sự làm nghề trước ngày 21-7-1954 vẫn được tiếp tục làm nghề nhưng không được buôn bán thuốc dùng để chữa răng và nhổ răng như các loại: nô-vo-ca-in , a-xit ac-xê-mi-ơ, a-xit tờ-ri-cơ-lo-ra-xê-rich....

Đìều 17.- Muốn xin làm nghề các bác sĩ nha khoa , nha sĩ phải gửi kèm theo đơn bản sao văn bằng: các thợ trồng răng và các người mở hiệu bán dụng cụ và nguyên liệu về răng  phải gửi kèm theo đơn những giấy chứng nhận đã trúng tuyển qua một kỳ sát hạch hoặc đã thực sự làm nghề trước ngày 21-7-1954.

D.- BÀO CHẾ THUỐC VÀ BÁN THUỐC

I.- Hiệu thuốc tây

Điều 18.-  Được mở hiệu thuốc tây  hoặc phòng bào ché những người có:

a) Bằng Dược sĩ hạng nhất do trường Đại học Y dược Kho Việt Nam hoặc bằng của một trường chuyên môn về Dược khoa do Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cấp.

b) Bằng Dược sĩ hạng nhất và bằng dược sĩ Đông dương do trường Đại học Đông dương cũ cấp.

c) Bằng Dược sĩ của một trường Đại học ngoại quốc cấp và được Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà công nhận.

Điều 19. – Các dược sĩ được:

1.- Bào chế các thuốc dùng để phòng bệnh hoặc chữa bệnh cho người và cho súc vật.

2.- Bào chế các thuốc theo đơn của y sĩ, bác sĩ .

3-. Bán buôn và bán lẽ các thuốc, các dược thảo, bông băng, các y cụ, dược sụ, các loại huyết thanh sinh hoá trị bệnh.

Điều 20.  Đối với các loại thuốc độc bảng A và bảng bác sĩ, các biệt dược của bảng B phải đề vào tủ riêng và có đơn của y sĩ, bác sĩ các hiệu thuốc mới có quyền bán. Riêng đối với thuốc độc bảng B các hiệu thuốc không được bán nguyên chất và không đựoc thi hành những đơn kê số lượng thuốc quá bảy ngày. Các đơn thuốc phải ghi vào sổ riêng và giữ lại trong thời gian 5 năm để khi cần xuất trình cho cơ quan y tế.

Trong khi bào chế thuốc mà dùng với các chất thuốc bảng A, bảng B  nguyên chất thì phải ghi rõ số lượng dùng trong mỗi làn vào sổ riêng.

Điều 21.-  Việc bào chế các thuốc phải tự tay dược sĩ làm, trường hợp bận,công việc bào chế có thể do dược tá làm, nhung dược sĩ chủ nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thuốc đó.

Các thuốc bào chế theo công thức của dược thì phải có nhãn ghi rõ tên thuốc công thức, trọng lượng, số lượng, khối lượng tên hiệu thuốchoặc phòng bào chế , số ghi trong số bào chế, số kiểm soát nếu có. Thuốc bào chế theo công thức riêng ghi nhãn phải ghi thêm công thức và cách dùng.

Ngoài ra nếu thuốc có chứa chất độc thuộc các bảng A,B,C thời nhãn phải theo những thể thức quy định đối với những loại thuốc đó.

Dược sĩ không được bào chế các sinh hoá, huyết thanh trị bệnh.

Đối với các thuốc chế bằng các bộ phận của sinh vật:phi-latôp, những tinh chất phủ tạng, đồ tiêm, nếu muốn sản xuất phải có giấy phép riêng của Bộ y tế.

Điều 22.-  Các hiệu thuốc tây thống nhất lấy tên là: “Hiệu thuốc tây “kèm theo tên hiệu.

Các phòng bào chế thuốc tây thống nhất lấy tên là: “ Phòng bào chế” kèm theo tên hiệu.

Điều 23: - Các dược sĩ phải có mặt ở hiệu thuốc  và phòng bào chế trong những giờ mở cửa. Trường hợp đi vắng lâu có thể nhờ một dược sĩ  khác trông nom giúp, sau khi được Bộ y tế đồng ý, thời gian thay thế không được quá một năm.

Dược sĩ trông nom giúp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc bào chế. Bán thuốc trong thời gian mình phụ trách. Ngoài trường hợp thay thế trên, dược sĩ không được đứng tên hai hiệu thuốc.

Điều 24.-  Ngoài những sổ sách do Bộ Tài chính, Bộ Thương nghiệp quy định cho tất cả các loại kinh doanh công thương nghiệp, các hiệu thuốc tây và phòng bào chế mở thêm các số sau đây:

1.- Số bào chế theo công thức dược thư và công thức riêng.

2.- Số bào chế theo đơn của y sĩ, bác sĩ .

3. - Số xuất nhập thuốc bảng A nguyên chất.

4.- Số xuất nhập thuốc bảng bác sĩ nguyên chất và biệt dược có kèm đơn và giấy phép.

Tất cả các số nói trên đều phải đánh số trang có chữ ký và đóng dấu của cơ quan Y tế địa phương.

Tất cả các khoản thuốc bào chế đều phải ghi vào số  bào chế, ghi rõ ngày bào chế và số thứ tự này phải ghi vào nhãn thuốc.

Đối với thuốc bào chế theo đơn của y sĩ, bác sĩ phải ghi rõ tên địa chỉ của y sĩ, bác sĩ và của bệnh nhân.

Các sổ bào chế phải giữ lại trong hai năm, các sổ xuất nhập thuốc bảng A nguyên chất, thuốc bảng B nguyên chât và biệt dược phải giữ lại trong 5 năm để khi cần phải xuất trình cho cơ quan Y tế.

Điều 25.-  Các hiệu thuốc tây hoặc phòng bào chế phải có đủ điều kiện vệ sinh do Bộ Y tế ấn định.

Điều 26.- Muốn xin làm nghề, các dược sĩ phải gữi kèm theo đơn, bản sao bằng dược sĩ, hoặc giấy chứng nhận của Bộ Y tế.

2.- Đại lý thuốc tây:

Điều 27.-  Được mở“ đại lý thuốc tây” những người.

1.- Đã học một thời gian từ 3 đến 6 tháng (tại một phòng bào chế của Nhà nước, hoặc giúp việc ít nhất một năm tại một hiệu thuốc tây do dược sĩ phụ trách và qua một thời kỳ sát hạch của Bộ Y tế. Nếu thi đỗ thì được cấp bằng Đại lý thuốc tây.

2.- Những y tá, dược tá từng phục vụ trong cơ quan  Nhà nước 5 năm trở lên không bị kỹ luật.

3.- Những người hiện đang mở đại lý thuốc tây mà không có bằng sẽ phải qua một kỳ sát hạch trước một Hội đồng do Bộ Y tế thành lập. Nếu thi đỗ thì được cấp bằng Đại lý thuốc tây.

Điều 28.- Các đại lý thuốc tây chỉ được bán:

1.- Các biệt dược, các thuốc làm sẵn của các hiệu thuốc, không được bán các loại thuốc bản A,B,C  hoặc các biệt dược có chứa chất độc thuộc các bảng A,B,C  hoặc các sinh hoá huyết thanh trị bệnh.

Về loại xuyn- pha- mit chỉ được bán mỗi lần không được quá 20 viên.

Về loại thuốc kháng sinh không được trữ mỗi thứ quá 20 lọ và phải bảo đảm giữ gìn thuốc tránh hư hỏng.

Tại các thị xã chưa có một hiệu thuốc do dược sĩ mở thì Ty Y tế có thể cho phép một số đại lý thuốc tây trình độ chuyên môn khá, được chính quyền địa phương chứng nhận hạnh kiểm tốt, được bán thêm một số biệt dược có chứa các chất thuốc thuộc bản A,B,C, khi có đơn của y sĩ,bác sĩ.

2.- Những thuốc đã đóng gói sẵn, vào chai, hộp, ống, túi, gói có nhãn đề tên thuốc, cách dùng, trọng lượng, khối lượng và tên hiệu thuốc hoặc phòng bào chế sản xuất.

3.- Những bông băng và các y cụ thông thường như : bơm tiêm, bốc, kim, kéo, ống giác, ống nhỏ giọt, v.v...

Điều 29.- Các đại lý thuốc tây không được sản xuất thuốc, bào chế thuốc đề bản hoặc bào chế thuốc theo đơn của y  sĩ,bác sĩ.

Điều 30.- Hiện đại lý thuốc tây thống nhất lấy tên là : Đại lý thuốc tây” kèm theo tên hiệu.

Điều 31.- Người đại lý thuốc tây phải có mặt ở cửa hàng và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thuốc do cửa hàng mình bán ra, các cửa hàng phải có đủ điều kiện bảo đảm việc bảo quản thuốc không bị hư hỏng.

Điều 32.- Trường hợp đại lý thuốc tây có bán thêm các thứ hàng khác như :tạp hoá, cao đơn hoàn tán v.v... thì không được để lẫn lộn  mà phải có tủ riêng đựng thuốc tây.

Điều 33.- Các đại lý thuốc tây được mở cửa hàng tại các thành phố, tỉnh lỵ, thị trấn, các chợ. Só đại lý thuốc tây tại một địa phương không được quá số cần thiết phục vụ nhân dân số này do Ủy ban Hành chính tỉnh ấn định.

Điều 34.- Nơi nào chưa có hiệu thuốc hoặc đại lý thuốc tây thì các hàng tạp hoá có thể được bán  một số thuốc thông thường sau đây để nhân dân dùng:

Thuốc viên: kỳ-nin, ky-na-cờ-rin, pa- luy- đờ-rin, át-pi-rin, viên ho, viên đi rửa.

Thuốc nước: thuốc đau mắt( xuyn-phat-đờ-danh), thuốc đỏ (méc- cuya-rô-cờ-rôm), dầu tây, dầu giun.

- Thuốc bột : thuốc tim ( péc-măng- ga-nat-đờ-K)

- Thuốc mỡ: pom-mat-su-phờrê, pom-mat-ôc-xit-đờ-danh, thuốc bắc lào (pom-mat-cờ-ri-dô-pha-nich).

- Bông,băng

Những thuốc này phải có ngăn để riêng, không được để lẫn lộn với các thứ hàng khác và phải bảo quản cẩn thận.

Ngoài những thứ thuốc kể trên, không được bán các thứ thuốc khác.

3.- Bán thuốc Đông y

Điều 35.- Những người bán thuốc Đông y gồm có:

- Những người làm và bán cao, đơn, hoàn, tán và thục dược.

- Những người bán thuốc bắc và thuốc nam, sinh dược.

Điều 36.- Những người bán thuốc Đông y được bán các dược liệu thuộc khoáng chất thảo mộc hay động vật dùng dưới hình thức nguyên liệu hoặc sau khi đã pha chế theo lối cỗ truyền. Riêng về chất độc như: nhân ngôn, hoàng nan, phụ tử, thiên liên tử, mã tiền, cà độc dược.v.v...( Bộ Y tế sẽ ra bản quy định riêng)với điều kiện là phải mở riêng số kê khai từng loại chất độc, cùng số lượng xuất nhập và tồn kho hàng ngày, những thuốc này phải có chỗ để riêng.

Không được bán và dùng trong việc pha chế:

- Những thuốc hoặc sản phẩm hoá học, sản phẩm tổng hợp.

- Sinh hoá, huyết thanh và thuốc kháng sinh.

- Những thuốc tiêm.

Điều 37.-  Những hiệu làm hoặc bán thuốc bắc, thuốc nam hoặc cao đơn, hoàn tán, thống nhất lấy tên là : “Hiệu thuốc Đông y” kèm theo tên hiệu.

Điều 38.- Những người bán thuốc bắc, thuốc nam không được chữa bệnh như các thầy thuốc Đông y, trừ trường hợp nói trong điều 5.

Điều 39.- Muốn xin làm nghề, đương sự phải gửi kèm theo đơn, giấy chứng nhận đã thực sự làm nghề bán thuốc Đông y trước ngày 21 tháng 7 năm 1954 của Ủy ban Hành chính địa phương từ cấp xã trở lên ở nông thôn và cấp quận trở lên ở thành thị. Những người làm nghề sau ngày 21 tháng 7 năm 1954 muốn xin làm nghề có thể nộp đơn kèm theo giấy chứng nhận của Ủy ban Hành chính  địa phương. Bộ Y tế sẽ xét định tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Những người bán ở chợ những lá cây dùng chữa bệnh nếu được Ủy ban Hành chính xã chứng nhận vẫn được tiếp tục làm nghề.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 40.-  Các người làm nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc, bán thuốc Tây y, Đông y đều phải 25 tuổi trở lên, được Ủy ban Hành chính địa phương chứng nhận hạnh kiểm tốt.

Đơn xin làm nghề, các bản sao văn bằng, các giấy chứng nhận hạnh kiểm điều phải gửi đến Ủy ban Hành chính tỉnh hay thành phố để xét. Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố có thể uỷ quyền xét các đơn xin làm nghề và cấp giấy phép làm  các nghề trên cho cơ quan Y tế tỉnh hay thành phố.

Điều 41.- Những người làm nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng phải thuộc quyền kiểm soát của các cơ quan Y tế và phải đăng ký ở các cơ quan Y tế tỉnh hay thành phố. Những người mở phòng bào chế, hiệu thuốc tây , đại lý thuốc tây, hiệu thuốc Đông y, hàng bán dụng cụ và nguyên liệu về răng, phải thuộc quyền kiểm soát của các cơ quan Y tế tỉnh hay thành phố và phải đăng ký tại cơ quan Công thương theo đúng điều lệ kinh doanh công thương nghiệp số 489-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1956 của Thủ tướng Phủ.

Điều 42.- Thuốc bán ra phải tốt, những thứ đã hỏng, quá hạn, vấn đục, mốc phải bỏ đi không được bán.

Điều 43.- Những người làm nghề chữa bệnh ở, hộ sinh, chữa răng, bán thuốc không được dùng dấu hiệu “ hồng thập tự” ở cửa hàng, trên sổ sách và nhãn thuốc.

Điều 44.- Những người làm nghề trên mà không tuân theo điều lệ này thì sẽ tuỳ lỗi nhẹ hay nặng mà bị phê bình, cảnh cáo hoặc bị truy tố trước toà án và xử theo luật trừng phạt các vi phạm vào điều lệ , bị can có thể bị thu hồi giấy phép có thời hạn và vĩnh viễn.

Ngoài ra nếu còn phạm thêm tội  nào khác như làm người bị ngộ độc, làm chết người.v.v... thì sẽ bị xử phạt theo luật hình chung.

Điều 45.- Gặp những trường hợp chưa được quy định trong bản điều lệ tạm thời này thì các Ủy ban Hành chính sẽ báo cáo lên Bộ Y tế xét định.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 965-TTg ngày 11/07/1956 về việc làm các nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc do Thủ tướng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.489

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.108.201
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!