KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN "NÂNG CAO NĂNG LỰC KHÁM CHỮA BỆNH RĂNG HÀM MẶT VÀ DỰ PHÒNG RĂNG
MIỆNG CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2030" TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Quyết định số 5628/QĐ-BYT ngày 09 tháng 12
năm 2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực khám chữa bệnh
Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Công văn số 4182/BYT-KCB ngày 04 tháng 8 năm
2022 của Bộ Y tế về việc thành lập Ban chỉ đạo Đề án 5628 địa phương;
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện "Đề án Nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt
và dự phòng bệnh răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn
thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI TRIỂN
KHAI ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu
Kiện toàn, phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe
răng miệng (CSSKRM), gắn kết các cơ sở khám, chữa bệnh với nhà trường và các tổ
chức xã hội; nâng cao hoạt động chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng; tuân
thủ chuẩn hóa quy trình chuyên môn kỹ thuật răng hàm mặt; phát triển năng lực khám,
chữa bệnh, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị các bệnh răng
hàm mặt; áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống quản lý
thông tin quốc gia về sức khỏe răng miệng.
2. Phạm vi triển khai Đề án
- Đề án được triển khai trên địa bàn thành phố Cần
Thơ:
- Phạm vi chuyên môn: trọng tâm tại Bệnh viện Mắt -
Răng Hàm Mặt, các cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa và chuyên khoa răng hàm mặt các
tuyến, cơ sở khám, chữa bệnh răng hàm mặt ngoài công lập và các cơ sở đào tạo
thực hành chuyên khoa.
- Phạm vi cộng đồng: trọng tâm tại Sở Y tế, Sở Giáo
dục và Đào tạo, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, Trung tâm Y tế quận,
huyện, các cơ sở giáo dục và đào tạo, chính quyền và các tổ chức xã hội.
3. Thời gian triển khai Đề án
- Giai đoạn 2021 - 2025: Triển khai các hoạt động đề
án, ưu tiên kiện toàn hệ thống, chuẩn hóa các quy trình chuyên môn kỹ thuật,
xây dựng hệ thống quản lý và cơ sở dữ liệu, huy động sự tham gia và đầu tư của
xã hội.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Sơ kết đánh giá việc triển
khai Đề án, tiếp tục duy trì mặt tích cực và các kết quả tốt của Đề án giai đoạn
2021-2025, tiếp tục huy động sự tham gia và đầu tư của xã hội.
4. Chỉ tiêu hoạt động triển khai đề án
STT
|
Tên chỉ số
|
Kết quả sau 5
năm
|
1
|
Tổng số hoạt động truyền thông răng hàm mặt được
triển khai (Chương trình Nha học đường, CSSKRM người cao tuổi, chăm sóc và dự
phòng bệnh răng miệng)
|
3
|
2
|
Học sinh được tuyên truyền giáo dục sức khỏe răng
miệng
|
100%
|
3
|
Tổng số trường học tham gia hoạt động CSSKRM
|
100%
|
4
|
Tổng số trường học thực hiện kiểm tra sức khỏe
răng miệng cho học sinh đầu năm học theo quy định
|
≥85%
|
5
|
Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế
trường học được tập huấn về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe răng miệng học
sinh trong trường học
|
≥95%
|
6
|
Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế
trường học được tập huấn để sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, theo dõi
và thống kê, đánh giá về sức khỏe răng miệng học sinh trong trường học
|
≥95%
|
7
|
Tỷ lệ dân số được quản lý, theo dõi và CSSKRM
|
>90%
|
8
|
Tỷ lệ người dân khám răng miệng định kỳ
|
10%
|
9
|
Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế nói
chung và dịch vụ CSSKRM
|
>80%
|
10
|
Số chương trình phối hợp giữa cơ sở điều trị răng
hàm mặt với nhà trường được triển khai
|
1
|
11
|
Tỷ lệ bệnh răng miệng ở trẻ em dưới 6 tuổi, 6 đến
8 tuổi, 12 tuổi, 15 tuổi:
|
|
- Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ dưới 6 tuổi
|
<60%
|
- Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ 6 - 8 tuổi
|
<80%
|
- Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 12 tuổi
|
<35%
|
- Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 15 tuổi
|
<30%
|
- Tỷ lệ viêm lợi ở trẻ em
|
<40%
|
12
|
Tỷ lệ bệnh răng miệng ở người trưởng thành theo
các nhóm tuổi:
|
|
- Tỷ lệ sâu răng độ tuổi 18-34
|
<63%
|
- Tỷ lệ sâu răng độ tuổi 35-44
|
<60%
|
- Tỷ lệ sâu răng độ tuổi > 45
|
<60%
|
13
|
Tỷ lệ răng người cao tuổi có ít nhất 20 răng còn
chức năng (trên 60 tuổi)
|
≥60%
|
14
|
Tỷ lệ người dân được khám và điều trị các bệnh
răng miệng
|
≥50%
|
15
|
Tỷ lệ trung bình bác sỹ răng hàm mặt so với dân số
|
1/10.000 dân
|
16
|
Giảm mức tiêu thụ đường trên đầu người
|
12 kg/năm
|
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
VÀ GIẢI PHÁP
1. Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án
Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án Nâng cao năng lực khám
chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021 -
2030 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, trong đó quy định rõ thành phần, quy chế
hoạt động Ban Chỉ đạo Đề án theo hướng dẫn tại Công văn số 4182/BYT-KCB ngày 04
tháng 8 năm 2022 của Bộ Y tế về việc thành lập Ban chỉ đạo Đề án 5628 địa
phương.
2. Mở rộng, phát triển hệ thống
chăm sóc sức khỏe răng miệng giữa các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài
công lập với nhà trường và các tổ chức xã hội
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh răng hàm mặt chủ động
xây dựng mạng lưới hợp tác với nhà trường và các tổ chức xã hội để phối hợp
truyền thông, khám sàng lọc, chăm sóc sức khỏe răng miệng.
- Xây dựng mạng lưới chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên
môn giữa cơ sở công lập và ngoài công lập trong điều trị răng hàm mặt.
3. Nâng cao hoạt động chăm sóc
và dự phòng các bệnh răng miệng
a) Truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân
- Thực hiện các chiến dịch truyền thông nhằm cung cấp
kiến thức chăm sóc và phát hiện sớm các bệnh liên quan tới răng hàm mặt, đa dạng
hóa các hình thức truyền thông và các kênh cung cấp thông tin.
- Xây dựng các tài liệu truyền thông liên quan tới
chăm sóc sức khỏe răng miệng.
- Chủ động phối hợp với các tổ chức, đơn vị có thực
hiện truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng để lồng ghép nội dung chăm
sóc sức khỏe răng miệng trong các chương trình truyền thông.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ích lợi về chức
năng, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống khi phát hiện và điều trị sớm ung thư miệng
- hàm mặt.
- Truyền thông nâng cao nhận thức của lãnh đạo các
cấp và người dân về hiệu quả chăm sóc toàn diện dị tật vùng miệng - hàm mặt và
lệch lạc răng - hàm.
- Tuyên truyền, giáo dục về chăm sóc toàn diện khe
hở môi vòm miệng ngay từ giai đoạn kết hôn, bà mẹ mang thai, sau khi sinh, phẫu
thuật môi - vòm miệng, ngữ âm trị liệu, nắn chỉnh răng và các phương pháp phẫu
thuật chỉnh hình xương.
- Tuyên truyền về các yếu tố nguy cơ lệch lạc răng
trẻ em, các phương pháp dự phòng và điều trị lệch lạc răng từ sớm.
- Tuyên truyền giáo dục nha khoa cho người cao tuổi.
- Tuyên truyền giáo dục nha khoa cho trẻ em.
b) Khám sàng lọc và tư vấn chăm sóc
- Xây dựng quy trình khám sàng lọc các tổn thương sớm
ung thư vùng miệng - hàm mặt và tư vấn chăm sóc.
- Tập huấn chuyên môn, hướng dẫn triển khai quy
trình sàng lọc các tổn thương sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt tại các tuyến cơ
sở.
- Phối hợp và huy động sự tham gia của các tập thể,
cá nhân, doanh nghiệp để triển khai khám sàng lọc tại cộng đồng, phát hiện và
điều trị sớm các tổn thương tiền ung thư và ung thư miệng - hàm mặt.
c) Duy trì, phát triển chương trình nha học đường
và chăm sóc sức khỏe răng miệng trẻ em
- Xây dựng và triển khai các văn bản cam kết phối hợp
giữa cơ sở y tế với các cơ sở giáo dục, đào tạo về việc duy trì và phát triển
chương trình Nha học đường.
- Huy động sự tham gia và hỗ trợ của các tập thể,
cá nhân, doanh nghiệp cho chương trình nha học đường.
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia xây dựng nội
dung chương trình Nha học đường phù hợp tình hình mới.
- Tổ chức triển khai một số nội dung của chương
trình Nha học đường như:
+ Xây dựng bộ giáo cụ truyền thông trực quan cho đối
tượng trẻ mầm non.
+ Hỗ trợ phòng nha học đường và trang thiết bị cho
các phòng nha học đường tại trường học, trạm y tế (từ nguồn Đề án phân bổ hỗ trợ
cho các tỉnh, thành phố).
+ Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả
chương trình.
d) Xây dựng và triển khai chương trình chăm sóc sức
khỏe răng miệng người cao tuổi
- Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân xây
dựng và triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng người cao tuổi. Mục
tiêu chính của chương trình là 60% người cao tuổi còn ít nhất 20 răng tự nhiên
còn chức năng.
- Tổ chức triển khai một số nội dung chính của
chương trình gồm:
+ Truyền thông, giáo dục sức khỏe các bệnh răng miệng,
cách tự chăm sóc các bệnh răng miệng;
+ Truyền thông, giáo dục sức khỏe chế độ ăn phù hợp
và các thói quen không có lợi cho sức khỏe răng miệng như đồ uống có ga, có cồn,
hút thuốc, chất ngọt...
+ Phân tích những lợi ích của khám răng miệng định
kỳ, điều trị sớm các bệnh răng miệng;
+ Phục hình, phục hồi những răng mất chức năng và
những răng đã mất.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn viện trợ, nguồn
đóng góp của các nhà tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác. Cụ thể như sau:
1. Ngân sách Trung ương sẽ chi trả cho các hoạt động
gắn với các nhiệm vụ được Chính phủ và Bộ Y tế giao cho các đơn vị.
2. Ngân sách thành phố đảm bảo kinh phí triển khai
các nhiệm vụ do thành phố phân công.
3. Các bệnh viện huy động nguồn kinh phí từ nguồn
thu sự nghiệp của các đơn vị, nguồn viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước
ngoài, nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp
khác để triển khai Đề án.
4. Nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo huy động
nguồn kinh phí từ tổ chức, cá nhân, viện trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp
khác để triển khai các chương trình nha học đường.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan,
tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Đề án trên
địa bàn thành phố.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành
phố, bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế và
phối hợp với các ban, ngành thành phố triển khai các nội dung Đề án.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ, huy động
kinh phí và các nguồn nhân lực để triển khai Kế hoạch.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố lồng ghép nội
dung của Đề án vào các chương trình của thành phố.
- Theo dõi, hướng dẫn, các cơ quan, đơn vị triển
khai Kế hoạch. Tổng hợp khó khăn, vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để
xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị y tế khác triển
khai chương trình nha học đường, các hoạt động khám, điều trị bệnh răng miệng
cho học sinh.
- Xây dựng chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng
học sinh và các hoạt động ngoại khóa.
- Phối hợp xây dựng và triển khai các chính sách,
tiêu chuẩn, tiêu chí thúc đẩy công tác nha học đường tại các cơ sở giáo dục,
đào tạo.
- Từng bước đưa các tiêu chuẩn, tiêu chí về công
tác nha học đường vào công tác y tế trường học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu của các
cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kế hoạch
vốn đầu tư công để thực hiện Kế hoạch theo khả năng cân đối ngân sách trong kế
hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm; bố trí vốn đầu tư công thực hiện Kế hoạch
theo quy định. Đồng thời phối hợp các cơ quan, đơn vị tham mưu Ủy ban nhân dân
thành phố huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Tài chính
Hằng năm, căn cứ chế độ, chính sách hiện hành và khả
năng cân đối ngân sách của thành phố, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan rà soát các nội dung hoạt động của Kế hoạch, tổng hợp dự toán trình cấp có
thẩm quyền, bố trí kinh phí thực hiện, theo quy định về phân cấp ngân sách của
Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí,
truyền thông trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền các văn bản liên
quan đến việc phát hiện sớm các bệnh răng hàm mặt, chăm sóc sức khỏe răng miệng
cũng như việc triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực khám chữa
bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng “Răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030” trên địa
bàn thành phố Cần Thơ.
6. Hội Người cao tuổi thành phố
- Vận động người cao tuổi tham gia vào các hoạt động
của Đề án.
- Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe các bệnh
răng miệng, cách tự chăm sóc các bệnh răng miệng, lợi ích của khám răng miệng định
kỳ... cho người cao tuổi.
7. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố
Phối hợp với Ban chỉ đạo, tuyên truyền giáo dục
công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng cho hội viên.
8. Ủy ban nhân dân quận, huyện
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phù
hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
- Bố trí nguồn lực và kinh phí đảm bảo việc thực hiện
các nội dung theo quy định.
V. BÁO CÁO
- Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch
định kỳ báo cáo kết quả thực hiện theo từng giai đoạn thực hiện Đề án thông qua
Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng
mắc các đơn vị báo cáo về Ban chỉ đạo triển khai đề án để được giải quyết.
Nhận được Kế hoạch này, Thủ trưởng sở, ban, ngành
thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị có liên quan căn
cứ nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- TTTU, TTHĐND TP;
- CT, PCT UBND TP;
- Sở, ban ngành thành phố;
- Hội người cao tuổi;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ;
- UBND quận, huyện;
- VP UBND TP (2AB, 3ABC);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VTLHH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thực Hiện
|