ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 77/KH-UBND
|
Hưng Yên, ngày 19
tháng 5 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VÀ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHI CÓ CA MẮC
COVID-19 TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG
ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 về việc
ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại
nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”; Văn bản số 3836/CV-BCĐ ngày
10/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 về việc tăng
cường phòng, chống dịch tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp;
Căn cứ Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày
15/5/2021 của UBND tỉnh về phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hưng Yên trong tình
hình mới;
Để tăng cường công tác phòng, chống dịch
Covid-19 tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế
hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phương án xử lý tình huống khi có ca mắc
Covid-19 trong KCN trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC TIÊU
Nâng cao nhận thức, kiến thức về dịch
Covid-19 và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại doanh nghiệp, KCN; chủ
động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch nhằm ngăn chặn, phát hiện sớm,
khoanh vùng và xử lý kịp thời khi phát hiện ca nhiễm, ca nghi nhiễm Covid-19 tại
doanh nghiệp trong KCN, đảm bảo không để dịch bệnh lây lan tại KCN trên địa bàn
tỉnh; hạn chế đến mức thấp nhất số ca mắc và tử vong và đảm bảo hoạt động sản
xuất kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp.
Tăng cường công tác phối hợp giữa Ban
Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các sở, ban, ngành, UBND huyện/thị xã/thành
phố, chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN và doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh
doanh trong các KCN (gọi tắt là các doanh nghiệp) trong công tác phòng, chống dịch
Covid-19; chủ động chia sẻ thông tin, phối hợp kịp thời, hiệu quả trong triển
khai các biện pháp và chủ động xử lý các tình huống khi có dịch bệnh xảy ra.
II. KHÁI QUÁT VỀ
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Tỉnh Hưng Yên hiện có 15 KCN, tổng diện
tích 3.887,23 ha; trong đó 7 KCN đã đi vào hoạt động (KCN Phố Nối A, KCN Dệt
may Phố Nối, KCN Thăng Long II, KCN Minh Đức, KCN Yên Mỹ, KCN Yên Mỹ II, KCN Minh Quang) thu hút 399 dự án của 319 chủ đầu tư đã đi vào
hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng khoảng 63.000 lao động. Theo địa bàn, có
127 doanh nghiệp thuộc huyện Văn Lâm, sử dụng 24.500 lao động; 102 doanh nghiệp
thuộc huyện Yên Mỹ, sử dụng 23.800 lao động và 90 doanh nghiệp thuộc thị xã Mỹ
Hào, sử dụng 14.600 lao động.
Một số doanh nghiệp sử dụng nhiều lao
động như: Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II (4.430 lao động), Công ty
TNHH Giày Ngọc Tề (3.000 lao động), Công ty TNHH Tae Yang Việt Nam (2.430 lao động),
Công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam (1.884 lao động), Công ty TNHH Toto Việt
Nam - Chi nhánh Hưng Yên (1.715 lao động), Công ty TNHH Hamaden Việt Nam (1.562
lao động), Công ty TNHH Mektec Manufacturing Việt Nam (1.345 lao động),...
III. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU
1. Công tác chỉ đạo,
điều hành
- Triển khai thực hiện nghiêm các chỉ
đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh
Covid-19 tỉnh; hướng dẫn của ngành y tế và các ngành, địa phương có liên quan.
Ban hành kịp thời văn bản chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù
hợp với thực tế.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động
truyền thông phòng, chống dịch; giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch tại doanh nghiệp trong KCN.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc doanh
nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch bệnh:
Sử dụng một trong các phần mềm: Tờ khai y tế; NCOVI; Bluezone; cập nhật mức độ
an toàn COVID-19 các khu vực lên trang antoancovid.vn; thực hiện kiểm soát người
ra, vào doanh nghiệp hằng ngày thông qua mã QR Code.
- Theo dõi sát diễn biến và đánh giá
tình hình hằng ngày; tham mưu kịp thời với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh
để chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch tại KCN.
- Thường xuyên rà soát, cập nhật,
hoàn thiện phương án xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 tại doanh nghiệp
trong KCN.
- Tổ chức các đoàn công tác nhằm chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng, chống dịch; thực hiện giám sát, phát
hiện và chỉ đạo, phối hợp xử lý kịp thời ổ dịch tại doanh nghiệp trong KCN.
- Định kỳ, đột xuất báo cáo tình hình dịch bệnh, tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch của doanh nghiệp trong KCN.
- Thiết lập đường dây nóng để thông tin, trao đổi kịp thời trong công tác
phòng, chống dịch tại các KCN trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với UBND huyện/thị
xã/thành phố thiết lập đội phản ứng nhanh để xử lý kịp thời tình huống khi phát
sinh trường hợp nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 tại doanh nghiệp trong KCN.
2. Công tác thông
tin, tuyên truyền
- Triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ
đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh; hướng dẫn
ngành y tế và các ngành, địa phương liên quan về công tác phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 đến các doanh nghiệp trong KCN.
- Duy trì, công khai hoạt động đường
dây nóng phòng, chống dịch tại KCN và đơn vị được phân công tiếp nhận, cách ly,
điều trị bệnh nhân.
- Thường xuyên cập, nhật nắm bắt diễn
biến tình hình dịch để cung cấp thông tin kịp thời cho doanh nghiệp trong KCN.
- Thiết lập danh sách cán bộ đầu mối
phụ trách công tác phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp trong các KCN, đảm bảo
công tác chỉ đạo, truyền thông được xuyên suốt, thông tin đến doanh nghiệp kịp
thời, đầy đủ.
3. Công tác phối
hợp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19
- Phối hợp trong công tác hướng dẫn,
tập huấn kiến thức về công tác phòng, chống dịch; tuyên truyền nâng cao nhận thức
về các biện pháp phòng, chống dịch; kiểm tra thực hiện công tác phòng, chống dịch;
thực hiện các biện pháp phân luồng, khử khuẩn, cách ly, điều
trị, ... đối với các doanh nghiệp có phát sinh ca nhiễm Covid-19.
- Phối hợp trong công tác rà soát các
trường hợp nhiễm, nghi nhiễm Covid-19; tổ chức phong tỏa, cách ly,… khi có trường
hợp nhiễm, nghi nhiễm trong doanh nghiệp tại các KCN.
- Phối hợp trong công tác tuyên truyền
các thông tin về dịch bệnh; ngăn chặn và xử lý kịp thời các thông tin sai,
không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.
4. Công tác giám
sát, kiểm tra và báo cáo
- Ban Quản lý các KCN tỉnh phối hợp với
Sở Y tế, UBND huyện/thị xã/thành phố thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra
tình hình thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch của doanh nghiệp trong KCN
theo quy định.
- Ban Quản lý các KCN tỉnh có trách
nhiệm báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh, Sở Y tế và các cơ quan cấp trên về
công tác phòng, chống dịch bệnh trong các KCN trên địa bàn tỉnh khi có tình huống
phát sinh hoặc được yêu cầu.
5. Thiết lập đường
dây nóng để liên lạc
TT
|
Họ
và tên
|
Chức
vụ
|
Điện thoại
|
I
|
Ban Quản lý các KCN tỉnh
|
|
|
1
|
Phạm Trường Tam
|
Trưởng
Ban
|
0942
321 666
|
2
|
Nguyễn Tuấn Anh
|
Trưởng
phòng Quản lý Doanh nghiệp
|
0983
334 658
|
II
|
Sở Y tế
|
|
|
1
|
Nguyễn Thị Anh
|
Giám
đốc Sở
|
0906798888
|
2
|
Phan Tiến Sơn
|
Giám
đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
|
0912322251
|
3
|
Nguyễn Anh Đức
|
Phó
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
|
0913535596
|
III
|
Công an tỉnh
|
|
|
1
|
Đào Trọng Bằng
|
Trưởng
Công an TX. Mỹ Hào
|
0983
516 505
|
2
|
Đoàn Văn Tiến
|
Trưởng
Công an H. Yên Mỹ
|
0989
001 977
|
3
|
Nguyễn Văn Giang
|
Trưởng
Công an H. Văn Lâm
|
0916
559 885
|
4
|
Nguyễn Tiến Hữu
|
Trưởng
Đồn công an KCN Phố Nối A
|
0985
493 333
|
5
|
Trần Đức Hậu
|
Trưởng
Đồn công an KCN Thăng Long II
|
0972
401 126
|
IV
|
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
|
|
|
1
|
Nguyễn Văn Hải
|
Phó Chỉ
huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
|
0967
146 182
|
2
|
Đặng Quang Triệu
|
Chủ
nhiệm Quân y
|
0971
807 111
|
V
|
UBND thị xã Mỹ Hào
|
|
|
1
|
Lê Quang Hiến
|
Chủ
tịch UBND thị xã
|
0904
168 886
|
2
|
Đặng Xuân Duẫn
|
Trưởng
phòng Y tế
|
0356
766 102
|
VI
|
UBND huyện Văn Lâm
|
|
|
1
|
Trần Chu Đức
|
Chủ
tịch UBND huyện
|
0912
819 815
|
2
|
Lê Văn Hồng
|
Phó
Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện
|
0966
667 628
|
VII
|
UBND huyện Yên Mỹ
|
|
|
1
|
Đặng Xuân Lương
|
Chủ
tịch UBND huyện
|
0904
000 237
|
2
|
Trần Công Phú
|
Trưởng
phòng Y tế
|
0967
824 078
|
IV. PHƯƠNG ÁN XỬ
LÝ TÌNH HUỐNG KHI CÓ CA MẮC COVID-19 TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
1. Công tác
lãnh đạo, chỉ đạo
- Kích hoạt hoạt động của đường dây
nóng ngay khi nhận được thông tin về kết quả xét nghiệm dương tính của đối tượng
nghi ngờ thuộc doanh nghiệp trong KCN để xác minh thông tin và triển khai các
biện pháp xử lý phòng, chống dịch.
- Trong vòng 01 giờ kể từ thời điểm
xác minh thông tin chính xác về đối tượng nghi ngờ mắc Covid-19,
Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc địa điểm
thực hiện dự án) cử Đội phản ứng nhanh xuống hiện trường phối hợp với Ban Quản
lý các KCN tỉnh, Sở Y tế , Đồn Công an KCN (nếu có) để triển khai công tác:
+ Hướng dẫn doanh nghiệp về việc phân
luồng cách ly y tế, thiết lập phòng cách ly y tế tạm thời; khử khuẩn, vệ sinh
môi trường tại doanh nghiệp; cung cấp danh sách người lao động tại doanh nghiệp
(họ và tên, phòng/ban/phân xưởng làm việc, địa chỉ lưu trú, địa phương lưu trú,
số điện thoại).
+ Tổ chức truy vết, lập danh sách F1, F2, F3 thông qua quản lý ca làm việc, camera tại các vị trí công cộng,
căng tin, nơi nghỉ ngơi giữa ca làm việc,.... Thông báo ngay cho các địa phương
liên quan trong và ngoài tỉnh để kịp thời truy vết, cách ly.
+ Ban Quản lý các KCN tỉnh phối hợp với
Sở Y tế, UBND huyện/thị xã/thành phố thông báo danh sách F1, F2, F3 cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh và các
doanh nghiệp trong KCN biết, chủ động rà soát người có tiếp xúc với các trường
hợp nguy cơ trên để thực hiện biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
2. Thực hiện
công tác thu dung, cách ly và xử lý ổ dịch
a) Thu dung, cách ly
- UBND huyện/thị xã/thành phố phối hợp
với Sở Y tế thực hiện
+ Đối với ca nhiễm, nghị nhiễm
Covid-19: Lập tức chuyển đến cơ sở khám, chữa bệnh được phép thu dung, điều trị
bệnh nhân Covid-19. Trong khi chờ chuyến đi, cần cách ly tạm thời ca bệnh tại
khu vực riêng đã được bố trí ở nơi làm việc, thực hiện các biện pháp phòng hộ để
tránh lây nhiễm cho người lao động khác.
+ Đối với người tiếp xúc vòng 1 (F1):
Lập tức chuyển cách ly y tế tập trung tại cơ sở y tế hoặc cơ sở cách ly tập
trung cấp tỉnh hoặc cấp huyện; Tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm trong vòng 24h kể từ
thời điểm cách ly.
+ Đối với người tiếp xúc vòng 2 (F2):
Yêu cầu cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú và tự theo dõi sức khỏe trong khi chờ
kết quả xét nghiệm của người tiếp xúc vòng 1.
- Việc tổ chức thu dung, cách ly điều
trị được thực hiện theo Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 15/5/2021 của UBND tỉnh về
phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hưng Yên trong tình hình mới. Trong trường hợp
số lượng người cần thu dung vượt quá khả năng thu dung của cơ sở y tế và cơ sở
cách ly tập trung cấp huyện thì Sở Y tế phối hợp với Ban Quản lý các KCN tỉnh,
UBND huyện/thị xã/thành phố báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
b) Xử lý ổ dịch
- UBND huyện/thị xã/thành phố (nơi
doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc địa điểm thực hiện dự án):
+ Tổ chức phong tỏa, giám sát đối với
doanh nghiệp theo thẩm quyền.
+ Đối với trường hợp cần phong tỏa cả
KCN để đảm bảo an toàn khi dịch có khả năng lây lan diện rộng, UBND huyện/thị
xã/thành phố phối hợp với Ban Quản lý các KCN tỉnh, Sở Y tế thống nhất phương
án báo cáo, trình UBND tỉnh ban hành quyết định thực hiện phong tỏa đối với
KCN.
+ Phối hợp với doanh nghiệp tổ chức
khử khuẩn, vệ sinh môi trường tại doanh nghiệp theo quy định.
- Ban Quản lý các KCN, Sở Y tế, UBND
huyện/thị xã/thành phố, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan thực hiện
nhiệm vụ theo Phương án xử lý xuất hiện ca bệnh dương tính Covid-19 tại doanh
nghiệp tại Phụ lục đính kèm.
(Kèm theo Phụ lục Phương án xử lý
xuất hiện ca bệnh dương tính Covid-19 tại doanh
nghiệp)
3. Công tác báo
cáo
Ban Quản lý các KCN tỉnh chủ trì phối
hợp với UBND huyện/thị xã/thành phố, Sở Y tế thường xuyên
cập nhật, báo cáo tình hình diễn biến dịch bệnh trong KCN về UBND tỉnh, Ban Chỉ
đạo tỉnh trước 17 giờ hằng ngày.
V. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ
1. Ban Quản lý
các KCN tỉnh
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền kịp
thời, đầy đủ các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh về
công tác phòng, chống dịch dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp trong KCN.
- Lập kênh thông tin “Phòng, chống dịch
Covid-19” trên Cổng thông tin điện tử Ban Quản lý các KCN tỉnh; thường xuyên cập
nhật các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch để
doanh nghiệp, người dân khai thác, sử dụng.
- Thường xuyên đôn đốc, cập nhật đầu
mối cán bộ làm công tác phòng chống dịch tại các doanh nghiệp;
danh sách doanh nghiệp trong các KCN theo địa bàn; sơ đồ vị
trí doanh nghiệp trong từng KCN, các thông tin liên quan đến doanh nghiệp phục
vụ công tác phòng, chống dịch, gửi Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
và UBND huyện/thị xã/thành phố.
- Yêu cầu, đôn đốc các doanh nghiệp
thực hiện nghiêm việc ký Bản cam kết tuân thủ các quy định phòng, chống dịch
Covid-19 với Ban Quản lý các KCN tỉnh; phối hợp với cơ quan y tế hướng dẫn
doanh nghiệp lập và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch
bệnh Covid-19 tại cơ sở sản xuất theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin
và truyền thông hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp triển khai hệ thống kiểm
soát vào và ra cơ quan, đơn vị hằng ngay đối với khách đến
và đi thông qua mã QR Code; yêu cầu doanh nghiệp cập nhật mức độ an toàn
COVID-19 các khu vực lên trang antoancovid.vn; yêu cầu người
lao động sử dụng các ứng dụng: Tờ khai y tế; NCOVI; Bluezone.
- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức các lớp
tập huấn công tác phòng, chống dịch cho cán bộ đầu mối làm công tác phòng, chống
dịch và cán bộ y tế tại doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND
huyện/thị xã/thành phố tổ chức giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch của các doanh nghiệp trong các KCN.
- Phối hợp với các doanh nghiệp trong
các KCN để cập nhật nhanh chóng, kịp thời tình hình lao động tại các doanh nghiệp
trong các KCN.
2. Sở Y tế
- Chủ động tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ
đạo tỉnh kịp thời chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại doanh nghiệp trong
KCN; chủ động phối hợp với Ban Quản lý các KCN tỉnh, các đơn vị liên quan trong
phòng, chống dịch tại các KCN trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác đánh
giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 và các biện pháp phòng, chống dịch tại
doanh nghiệp trong KCN.
- Tổ chức tập huấn trực tiếp công tác
phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp có số lao động lớn (trên 1.000 lao động),
hoàn thành trong tháng 5/2021.
- Xây dựng và ban hành mẫu Kế hoạch
phòng chống dịch, làm cơ sở để các doanh nghiệp thống nhất thực hiện, hoàn
thành trong tháng 5/2021.
- Phối hợp với Ban Quản lý các KCN tỉnh,
UBND huyện/thị xã/thành phố thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện
các biện pháp phòng, chống dịch của doanh nghiệp trong KCN.
- Cập nhật hằng ngày các vùng dịch tại
các địa phương trên cả nước theo thông báo của Bộ Y tế lên trang điện tử của
ngành để các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có căn cứ thực
hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; đồng thời gửi Cổng Thông
tin điện tử tỉnh để kịp thời đăng tải, cập nhật.
3. UBND huyện/thị
xã/thành phố
- Thiết lập Đội phản ứng nhanh để xử
lý kịp thời tình huống khi phát sinh trường hợp nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 tại
KCN.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý
các KCN tỉnh, Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên quan triển khai kịp thời công
tác khoanh vùng, dập dịch khi phát sinh trường hợp nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 tại
doanh nghiệp trong KCN.
- Phối hợp với Ban Quản lý các KCN tỉnh
tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 đối với các KCN, doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn.
- Lập danh sách, yêu cầu các đối tượng
F2 (bao gồm cả đối tượng tiếp xúc gần với đối tượng F1 tại phân xưởng làm việc
có F0) thực hiện tự cách ly tại nhà/nơi cư trú theo quy định; kịp thời gửi danh
sách đến cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi các đối tượng F2 đang công tác/làm
việc.
- Tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện
sớm các trường hợp có dấu hiệu bệnh và có yếu tố nguy cơ dịch bệnh trên địa
bàn; trên cơ sở đó kịp thời cung cấp thông tin về trường hợp nhiễm, nghi nhiễm
là người lao động tại doanh nghiệp trong KCN cho Sở Y tế, Ban Quản lý các KCN tỉnh
và các địa phương.
4. Các doanh
nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trong các KCN
- Tuân thủ nghiêm túc, quyết liệt và
đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh,
UBND huyện/thị xã và các sở, ban ngành của tỉnh Hưng Yên về công tác phòng, chống
dịch Covid-19.
- Thực hiện nghiêm, đầy đủ các biện
pháp phòng, chống dịch theo “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm
dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá” ban hành kèm theo Quyết định số
2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch
Covid-19, cụ thể như: Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch/Tổ phòng, chống dịch
tại doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch tại doanh nghiệp; thiết lập
kênh thông tin liên lạc phòng, chống dịch; phân công và công khai thông tin
liên lạc của cán bộ đầu mối làm công tác phòng, chống dịch tại doanh nghiệp;...
- Trường hợp có
người lao động thuộc doanh nghiệp được xác định nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 phải
báo cáo ngay qua đường dây nóng về Sở Y tế, UBND huyện/thị xã/thành phố và Ban
Quản lý các KCN tỉnh; thực hiện phân luồng, khử khuẩn và vệ sinh môi trường tại
doanh nghiệp theo quy định tại Mục VII, Phần 1, Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG
ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và hướng dẫn
của cơ quan có thẩm quyền; chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng
trong việc thực hiện công tác phòng, chống dịch.
- Lập, cập nhật danh sách người lao động
tại doanh nghiệp (gồm các thông tin: Họ và tên, phòng/ban/phân xưởng làm việc,
địa chỉ lưu trú, địa phương lưu trú, số điện thoại) để cung cấp cho cơ quan chức
năng để thực hiện công, tác phòng chống dịch khi được yêu cầu.
- Định kỳ hằng tuần tự kiểm tra, đánh
giá nguy cơ lây nhiễm dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác
phòng chống dịch tại doanh nghiệp; báo cáo kết quả tự kiểm tra, đánh giá về Ban
Quản lý các KCN tỉnh và UBND huyện/thị xã/thành phố (nơi đặt trụ sở hoặc địa điểm
thực hiện dự án).
- Chịu trách nhiệm toàn diện về công
tác kiểm soát người lao động tại doanh nghiệp; không tiếp nhận cán bộ, công
nhân và người lao động không đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch trở lại nơi
làm việc; chủ động tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh khi chưa đảm bảo các
điều kiện an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19.
- Sử dụng ứng dụng mã QR để kiểm soát
tất cả người ra vào doanh nghiệp hằng ngày. Yêu cầu toàn bộ người lao động tại
doanh nghiệp cài đặt Bluezone; chủ động thực hiện khai báo
y tế theo quy định; ký cam kết thực hiện đầy đủ quy định phòng, chống dịch tại doanh nghiệp.
- Chủ động, xây dựng phương án cách
ly tại chỗ đối với các F1, F2 của doanh nghiệp, trong trường
hợp cơ sở y tế hoặc cơ sở cách ly tập trung quá tải.
5. Các chủ đầu
tư kinh doanh hạ tầng KCN
- Thực hiện nghiêm, đầy đủ trách nhiệm
của doanh nghiệp tại Mục 4 nêu trên.
- Phối hợp với Ban Quản lý các KCN tỉnh
và các cơ quan chức năng trong công tác truyền thông các chỉ đạo của Chính phủ,
Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh,
UBND huyện/thị xã/thành phố và các sở, ban, ngành của tỉnh Hưng Yên về công tác phòng, chống dịch dịch tại doanh nghiệp trong KCN.
- Bố trí cán bộ đầu mối phụ trách
công tác phòng, chống dịch tại KCN, trực 24/24h; thường xuyên nắm bắt diễn biến
tình hình dịch Covid-19 trong KCN và báo cáo kịp thời các trường hợp phát sinh
về Ban Quản lý các KCN tỉnh, UBND huyện/thị xã/thành phố theo đường dây nóng.
- Gửi danh sách liên hệ của các doanh
nghiệp trong KCN gửi về Ban Quản lý các KCN tỉnh trước ngày 20/5/2021 để tổng hợp.
- Chủ động bố trí nhân lực và chuẩn bị
các vật lực cần thiết để phối hợp kịp thời với cơ quan chức năng khoanh vùng, dập
dịch khi có tình huống phát sinh trong KCN.
6. Công an tỉnh,
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các sở, ngành liên quan
Chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban Quản
lý các KCN tỉnh, Sở Y tế, UBND huyện/thị xã/ thành phố và các cơ quan, đơn vị
liên quan trong công tác phòng, chống dịch tại KCN theo nhiệm vụ chức năng và sự
chỉ đạo, phân công của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh; Giám
đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố; thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế
hoạch này.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
căn cứ vào tình hình thực tế Ban Quản lý các KCN tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở
Y tế, UBND huyện/thị xã/thành phố tham mưu UBND tỉnh cập nhật, bổ sung, điều chỉnh
Kế hoạch cho phù hợp.
Các cơ quan, đơn vị phản ánh khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban
Chỉ đạo tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo, giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ PCD Covid-19 tỉnh;
- Các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh;
- Các huyện, thị, thành ủy;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- UBND xã, phường, thị trấn;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TGV.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Duy Hưng
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ KHI XUẤT HIỆN CA DƯƠNG TÍNH
COVID-19 TẠI DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 19/5/2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Hưng Yên)
1. Ngay khi
phát hiện công ty có F0
- Phong toả tạm thời ngay toàn bộ công
ty hoặc toàn bộ phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị
trí làm việc của công ty có ca bệnh F0. Tùy theo tình hình dịch
thực tế và đánh giá nguy cơ tại công ty để quyết định phạm
vi phong tỏa tạm thời.
- Lập tức tách F0 và đưa F0 đi cách
ly, điều trị tại cơ sở y tế theo quy định (nếu F0 có mặt tại Công ty).
- Rà soát ngay để phát hiện những
công nhân, người lao động đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh tại công ty và
đang ở trong cộng đồng: sốt; ho; đau họng; hội chứng cúm; viêm đường hô hấp; mất
khả năng ngửi. Tách ngay những ca bệnh nghi ngờ đang ở tại công ty cách ly tại
một khu vực riêng. Đối với công nhân, người lao động đang ở cộng đồng, yêu cầu ở
yên tại nơi lưu trú và thông báo ngay cho y tế cơ sở để xử lý. Bắt buộc những
người đang có triệu chứng đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và không cho tiếp xúc
với nhau và không cho tiếp xúc với người khác. Tổ chức cách ly ca bệnh nghi ngờ
sớm tại cơ sở y tế. Bố trí cách ly tạm thời từng ca bệnh nghi ngờ vào các phòng
riêng ở khu vực đệm riêng biệt với khu vực có F0 đang điều trị.
- Truy vết F1 thần tốc, triệt để tại
công ty và trong cộng đồng; tách ngay F1 ra một khu vực riêng để tổ chức cách
ly tập trung; tất cả người lao động làm việc trong cùng phân xưởng/dây chuyền sản
xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có F0 được
coi là F1; lấy mẫu bệnh phẩm F1 lần đầu theo mẫu đơn. Tiến
hành xét nghiệm mẫu đơn sớm cho các bệnh phẩm F1.
- Rà soát F2, tổ chức cách ly tại
nhà. Xem xét lấy mẫu xét nghiệm cho F2 nếu tiên lượng thấy nguy cơ F1 có thể đã
trở thành F0 và lây cho F2.
- Lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho tất cả
công nhân của công ty. Những người đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh và F1
thì lấy mẫu xét nghiệm đơn. Các công nhân khác thì nên lấy mẫu xét nghiệm gộp
5-10 mẫu. Nên làm xét nghiệm cho tất cả công ty, coi công ty như một thôn đang
có dịch cần khoanh vùng tạm thời để xét nghiệm diện rộng.
- Lập danh sách, địa chỉ, số điện thoại
toàn bộ công nhân và người lao động của công ty (yêu cầu công ty cung cấp). Xác
định những công nhân đang vắng mặt tại thời điểm phong tỏa tạm thời.
- Thông báo cho các công nhân đang vắng
mặt tại công ty bằng 3 hình thức:
+ Yêu cầu công ty phối hợp với đội
truy vết nhắn tin và gọi điện thoại đến từng người đang vắng mặt tại công ty:
yêu cầu ngồi yên tại nhà, khai báo y tế với y tế địa phương ngay.
+ Sở Y tế thông báo yêu cầu các địa
phương trong tỉnh rà soát tất cả công nhân của công ty có ca bệnh đang sinh sống
trên địa bàn. Yêu cầu công nhân tạm thời ở yên tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm và tổ
chức cách ly theo quy định.
+ Sở Y tế gửi danh sách công nhân
đang vắng mặt tại công ty đang có ca bệnh cho tất cả các tỉnh/thành phố có liên
quan: yêu cầu truy tìm, cách ly tạm thời tại nhà và lấy mẫu bệnh phẩm, cách ly
theo quy định.
Trong khi phong tỏa tạm thời chờ kết
quả xét nghiệm, yêu cầu người lao động đang có mặt tại công ty ở nguyên tại chỗ,
phân xưởng nào ở yên phân xưởng đó, thực hiện 5K: đeo khẩu trang, không tụ tập,
giữ khoảng cách, khử khuẩn tay và tuân thủ nghiêm ngặt quy định chống dịch do
trong lúc phong tỏa tạm thời nguy cơ cao xảy ra lây nhiễm.
2. Các biện
pháp xử lý dịch tiếp theo khi có kết quả xét nghiệm của công nhân
a) Tình huống 1: Phát hiện thêm nhiều trường hợp dương tính trong công ty. Các trường hợp
dương tính xuất hiện ở hầu hết phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực
sản xuất/vị trí làm việc:
- Coi tất cả những người trong công
ty là F1 vì có thể họ đã bị phơi nhiễm.
- Tổ chức cách ly tập trung toàn bộ
người lao động công ty.
- Xét nghiệm F1 lần đầu theo mẫu đơn.
Xét nghiệm F1 trong khu cách ly tập trung những ngày tiếp theo 2-3 ngày/lần, mẫu
gộp theo cùng phòng cách ly hoặc 2 phòng liền kề nhau.
b) Tình huống 2: Phát hiện thêm các trường hợp dương tính trong công ty nhưng các trường
hợp dương tính chỉ khu trú trong cùng 1 phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản
xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc:
(1). Đánh giá nguy cơ lây nhiễm
Covid-19 tại các phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu
vực sản xuất/vị trí làm việc ở các khu vực khác của công ty thấy có liên quan dịch
tễ rộng và nguy cơ lây nhiễm cao trong toàn công ty thì xử lý như như tình huống
1
(2). Đánh giá nguy cơ lây nhiễm
Covid-19 tại các phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu
vực sản xuất/vị trí làm việc ở các khu vực khác của công ty thấy ít có liên quan
dịch tễ và nguy cơ thấp:
* Tại phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu
vực sản xuất/vị trí làm việc có F0:
- Coi tất cả những người làm việc
trong cùng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có
F0 là F1.
- Tổ chức cách ly tập trung ngay toàn
bộ công nhân cùng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc
nơi có bệnh nhân F0.
- Xét nghiệm F1 lần đầu theo mẫu đơn.
Xét nghiệm F1 trong khu cách ly tập trung những ngày tiếp theo 2-3 ngày/lần, mẫu
gộp theo cùng phòng cách ly hoặc 2 phòng liền kề nhau.
* Tại các phân xưởng/dây chuyền sản
xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc không có F0 thực hiện đánh giá nguy cơ và
điều kiện làm việc thực tế tại nơi làm việc:
- Nếu thấy vẫn có mối liên quan dịch
tễ nào đó với phân xưởng có F0:
+ Ra quyết định cách ly tại nhà đối với
tất cả công nhân theo quy định.
+ Chính quyền địa phương và y tế cơ sở
tổ chức quản lý cách ly tại nhà với những trường hợp này nghiêm ngặt theo đúng
quy định.
+ Lấy mẫu xét nghiệm với người cách
ly tại nhà theo quy định.
- Nếu thấy không có mối liên quan dịch
tễ với phân xưởng có F0:
+ Tiếp tục rà soát F1 kỹ lưỡng bằng cách yêu cầu các công nhân tự nhớ và tự khai báo một lần nữa
để tránh bỏ sót F1. Nếu có F1 thì tách ra và đưa đi cách
ly tập trung ngay.
+ Yêu cầu công nhân phải khai báo y tế
với chính quyền địa phương và y tế cơ sở nơi cư trú để phối hợp theo dõi và quản
lý.
+ Tiêu độc khử trùng toàn bộ công ty.
+ Đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19
của công ty theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐ. Nếu công ty không đủ điều kiện an
toàn thì cho tạm dừng hoạt động ngay.
+ Chỉ tiếp tục cho công nhân đi làm
việc trở lại nếu công ty đủ điều kiện an toàn Covid theo quy định.
+ Yêu Cầu công nhân tự theo dõi sức
khoẻ ở nhà trước khi đến nơi làm việc. Bất cứ ai có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh:
ốm, sốt, ho, đau họng, viêm đường hô hấp thì phải ở nhà, không được đi làm và
thông báo ngay cho y tế địa phương và công ty biết để lấy mẫu xét nghiệm và hướng
dẫn cách ly.
+ Tổ phòng, chống dịch/ Tổ an toàn
Covid của Công ty thực hiện nhiệm vụ hàng ngày đảm bảo thực chất, hiệu quả.
+ Hàng ngày theo dõi, giám sát sức khỏe
công nhân chặt chẽ: đầu giờ làm việc, trong lúc làm việc. Bất cứ ai có biểu hiện
nghi ngờ mắc bệnh: ốm, sốt, ho, đau họng, viêm đường hô hấp thì thông báo ngay
cho công ty và y tế địa phương biết để cách ly, lấy mẫu xét nghiệm và xử lý kịp
thời.
+ Yêu cầu người lao động: Hằng ngày
đi làm đến thẳng công ty, không giao tiếp, tiếp xúc với bên ngoài và trên đường
đi làm; thực hiện trách nhiệm phòng chống Covid-19 quy định tại Quyết định số
2194/QĐ-BCĐ.
+ Thực hiện việc đeo khẩu trang bắt
buộc, giữ khoảng cách và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch tại cơ
sở sản xuất.
+ Yêu cầu công nhân tự giác cách ly tại
nhà sau giờ làm việc.
+ Nên xét nghiệm SARS-CoV-2 thêm cho
toàn bộ công nhân công ty vào ngày thứ 3-5. Tuỳ theo kết
quả giám sát bệnh hàng ngày và kết quả xét nghiệm sẽ quyết định việc xử lý chống
dịch phù hợp và lấy mẫu xét nghiệm thêm các lần tiếp theo.
c) Tình huống 3: Phát hiện thêm các trường hợp dương tính trong công ty. Các trường hợp
dương tính xuất hiện trong một số ít phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản
xuất/vị trí làm việc:
- Phân tích dịch tễ, đánh giá nguy cơ
lây nhiễm trong công ty, tùy thuộc vào nguy cơ sẽ quyết định áp dụng thực hiện
xử lý theo tình huống 1 hoặc tình huống 2.
d) Tình huống 4: Tất cả các mẫu xét nghiệm trong công ty đều âm tính
(1). Tại phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu
vực sản xuất/vị trí làm việc có F0:
- Coi tất cả những người làm việc
trong cùng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có
F0 là F1.
- Tổ chức cách ly tập trung ngay toàn
bộ công nhân cùng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc
nơi có bệnh nhân F0.
- Xét nghiệm F1 lần đầu theo mẫu đơn.
Xét nghiệm F1 trong khu cách ly tập trung những ngày tiếp theo 2-3 ngày/lần, mẫu
gộp theo cùng phòng cách ly hoặc 2 phòng liền kề nhau.
(2). Tại phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu
vực sản xuất/vị trí làm việc không có F0:
- Tiếp tục rà soát F1 kỹ lưỡng bằng
cách yêu cầu các công nhân tự nhớ và tự khai báo một lần nữa để tránh bỏ sót F1. Nếu có F1 thì tách ra và đưa đi cách ly tập trung ngay.
- Yêu cầu công nhân phải khai báo y tế
với chính quyền địa phương và y tế cơ sở nơi cư trú để phối hợp theo dõi và quản
lý.
- Tiêu độc khử trùng toàn bộ công ty.
- Đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19
của công ty theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐ. Nếu công ty không đủ điều kiện an
toàn thì cho tạm dừng hoạt động ngay.
- Chỉ tiếp tục cho công nhân đi làm
việc trở lại nếu công ty đủ điều kiện an toàn Covid theo quy định.
- Yêu cầu công nhân tự theo dõi sức
khoẻ ở nhà trước khi đến nơi làm việc. Bất cứ ai có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh:
ốm, sốt, ho, đau họng, viêm đường hô hấp thì phải ở nhà, không được đi làm và
thông báo ngay cho y tế địa phương và công ty biết để lấy mẫu xét nghiệm và hướng
dẫn cách ly.
- Tổ phòng, chống dịch/Tổ an toàn
Covid thực hiện nhiệm vụ hàng ngày đảm bảo thực chất, hiệu quả.
- Hằng ngày theo dõi, giám sát sức khỏe
công nhân chặt chẽ: đầu giờ làm việc, trong lúc làm việc. Bất cứ ai có biểu hiện
nghi ngờ mắc bệnh: ốm, sốt, ho, đau họng, viêm đường hô hấp thì thông báo ngay
cho công ty và y tế địa phương biết để cách ly, lấy mẫu xét nghiệm và xử lý kịp
thời.
- Yêu cầu người
lao động: Hằng ngày đi làm đến thẳng công ty, không giao tiếp, tiếp xúc với bên
ngoài và trên đường đi làm; thực hiện trách nhiệm phòng chống Covid-19 quy định
tại Quyết định số 2194/QĐ-BCĐ.
- Thực hiện việc đeo khẩu trang bắt
buộc, giữ khoảng cách và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch tại cơ
sở sản xuất.
- Yêu cầu công nhân tự giác cách ly tại
nhà sau giờ làm việc.
- Nên xét nghiệm SARS-CoV-2 thêm cho
toàn bộ công nhân công ty vào ngày thứ 3-5. Tùy theo kết quả giám sát bệnh hàng
ngày và kết quả xét nghiệm sẽ quyết định việc xử lý chống dịch phù hợp và lấy mẫu
xét nghiệm thêm các lần tiếp theo.
3. Phòng, chống
lây nhiễm trong khi xử lý dịch
Đặc biệt chú ý phòng, chống lây nhiễm
cho công nhân trong khi phong tỏa tạm thời vì lúc đó thường xảy ra lộn xộn,
nguy cơ lây nhiễm cao; trong khi đưa công nhân đi cách ly, trên xe ô tô và
phòng, chống lây nhiễm nghiêm ngặt tại các cơ sở cách ly tập trung.
Phân loại nguy cơ F1 và sắp xếp khu vực
cách ly tập trung theo nguy cơ từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc trong cơ sở cách ly tập trung.
Do những F1 trong các cơ sở sản xuất
thường có sự phơi nhiễm cao với F0 nên khi cách ly tập trung cần quản lý việc
thực hiện cách ly thật chặt chẽ. Thực hiện xét nghiệm cho F1 định kỳ 2-3 ngày/lần,
làm mẫu gộp theo cùng phòng cách ly hoặc 2 phòng liền kề nhau để phát hiện sớm
F0 trong khu cách ly để xử lý kịp thời, không để lây nhiễm chéo trong khu cách
ly tập trung.
Lưu ý: Phải có danh sách công nhân đầy
đủ và tất cả các công nhân đều được liên lạc và quản lý, đặc biệt với những
công nhân ở các địa phương khác. Đảm bảo các công nhân có liên quan được xét
nghiệm và cách ly đúng quy định. Quản lý chặt chẽ các công nhân thuộc diện cách
ly tại nhà để tránh trường hợp khi phát bệnh tại nhà mà không được giám sát,
không được xử lý kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng./.