UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 65/KH-UBND
|
Tuyên Quang,
ngày 28 tháng 5 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT KÊ ĐƠN THUỐC
VÀ BÁN THUỐC THEO ĐƠN GIAI ĐOẠN 2019-2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 23/8/2018 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc;
Căn cứ Quyết định số 4041/QĐ-BYT ngày 07/9/2017
của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán
thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Quyết định số 4448/QĐ-BYT ngày 03/10/2017
của Bộ Y tế ban hành “Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc
và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 4041/QĐ-BYT ngày
07/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế”;
Căn cứ Quyết định số 5071/QĐ-BYT ngày 17/8/2018
của Bộ Y tế về việc ban hành "Kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông
tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc nhằm kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê
đơn”;
Căn cứ Văn bản số 3673/BYT-QLD ngày 27/6/2018 của
Bộ Y tế về việc triển khai Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc
kê đơn giai đoạn 2017-2020”;
Căn cứ Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 21/5/2018 của
Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của
Chính phủ và Kế hoạch số 172-KH/TU ngày 06/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
(khóa XVI) thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ
sáu Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển
khai thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn
giai đoạn 2019-2020” trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Cụ thể hóa những nội dung cơ bản của Đề án tăng
cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 tại Quyết
định số 4041/QĐ-BYT ngày 07/9/2017 của Bộ Y tế trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao
nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách
nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc trong việc
thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn, trọng tâm
là kháng sinh, qua đó giảm tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc, sử dụng
thuốc không hợp lý, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới.
2. Yêu cầu
Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức
năng, nhiệm vụ, điều kiện thực tế để xây dựng mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ chủ yếu
phù hợp với thực tiễn địa phương làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, điều hành và tổ
chức thực hiện; làm tốt công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết
và báo cáo cấp có thẩm quyền kết quả thực hiện.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế đặc biệt là người
kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc trong việc thực hiện quy định của pháp luật về kê
đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trọng tâm là thuốc kháng sinh, qua đó góp phần giảm
tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Tăng tỷ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định
của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú:
+ Đạt 100% kê đơn thuốc đủ nội dung theo quy định
của Bộ Y tế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với cơ sở khám, chữa bệnh
công lập, bệnh viện tư nhân và đạt 80% đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân
khác.
+ Đạt 90% kê đơn thuốc tuân thủ hướng dẫn của Bộ
Y tế về quản lý sử dụng thuốc kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng đối với
cơ sở khám, chữa bệnh công lập; 70% đối với bệnh viện tư nhân và các cơ sở khám
chữa bệnh tư nhân khác.
- Tăng tỷ lệ thực hiện bán thuốc kháng sinh phải
có đơn thuốc: Đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc,
nhà thuốc.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Triển khai khảo sát, đánh giá thực trạng về
hoạt động kê đơn và bán thuốc theo đơn
- Khảo sát thu thập số liệu ở 02 khu vực: Thành
phố Tuyên Quang và huyện: Yên Sơn, Sơn Dương.
- Đối tượng khảo sát: Người kê đơn thuốc tại Bệnh
viện, phòng khám; người bán lẻ thuốc tại nhà thuốc, quầy thuốc; người bệnh khám
bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh và người mua thuốc tại nhà thuốc, quầy thuốc bán
lẻ.
- Cỡ mẫu:
+ Số lượng điểm bán thuốc: Tại thành phố Tuyên
Quang lựa chọn thực hiện với 25 nhà thuốc, 25 quầy thuốc, 4 bệnh viện, 6 phòng
khám đa khoa; tại mỗi huyện (Sơn Dương, Yên Sơn) ít nhất 50 nhà thuốc, quầy thuốc
và 100% bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa nội tổng hợp, chuyên khoa
nhi, chuyên khoa tai mũi họng.
+ Số lượng người được phỏng vấn: 30 người khám ở
bệnh viện, không quá 10 người khám ở phòng khám, 100% số người mua thuốc ở nhà
thuốc, quầy thuốc tại thời điểm khảo sát.
+ Số lượng đơn thuốc phân tích đánh giá: Lấy xác
suất 300 đơn thuốc lưu tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập; 200 đơn thuốc tại
các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập có kê thuốc kháng sinh về tuân thủ các
qui định của Bộ Y tế.
* Công cụ thực hiện: Sử dụng Bộ công cụ khảo
sát, kiểm tra về kê đơn và bán thuốc kê đơn do Bộ Y tế ban hành kèm theo Công
văn số 6269/BYT-QLD ngày 02/11/2017.
2. Truyền thông, tuyên truyền
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận
thức của cán bộ y tế và người dân về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, trọng
tâm là kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh.
- Tổ chức truyền thông cho cộng đồng về tác hại
của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, hậu
quả của kháng kháng sinh; và các lợi ích mang lại khi khám bệnh tại các cơ sở
khám chữa bệnh cho cộng đồng.
- Hình thức truyền thông: Truyền thông trên các
phương tiện thông tin đại chúng, phóng sự, tin tức, mạng xã hội và hệ thống
truyền thanh cơ sở.
3. Tập huấn, đào tạo
3.1. Tập huấn cho người kê đơn thuốc
- Đối tượng: Bác sĩ, y sĩ trực tiếp kê đơn trên
địa bàn tỉnh.
- Nội dung: Phổ biến các văn bản quy phạm pháp
luật và các quy định về kê đơn thuốc; về hướng dẫn sử dụng kháng sinh.
3.2. Tập huấn cho người bán lẻ thuốc
- Đối tượng: Tất cả dược sĩ phụ trách chuyên
môn, trực tiếp bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung: Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật
và các quy định liên quan đến việc bán thuốc kê đơn; việc cần thiết thuyết phục
bệnh nhân khi mua thuốc phải mua đủ đơn thuốc, dùng thuốc đủ liều và tuân thủ
dùng đủ liều điều trị đặc biệt là kháng sinh.
4. Kiểm tra, đánh giá về hoạt động kê đơn thuốc
và bán thuốc kê đơn sau khi có giải pháp can thiệp
4.1. Đối với cơ sở khám, chữa bệnh
Khảo sát nhận thức của người kê đơn thuốc về các
quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc; Kiểm tra đánh giá hoạt động
kê đơn thuốc ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4.2. Đối với nhà thuốc, quầy thuốc
Khảo sát nhận thức của người mua thuốc về việc
mua thuốc và sử dụng thuốc; khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc về quy định
của pháp luật liên quan đến bán thuốc kê đơn; kiểm tra đánh giá hoạt động bán
thuốc kê đơn tại các nhà thuốc.
4.3. Nguyên tắc chung xử lý sau kiểm tra
- Đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê
đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của các cơ sở trước khi có giải pháp can thiệp,
áp dụng hình thức nhắc nhở.
- Đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê
đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của các cơ sở sau khi có giải pháp can thiệp kiểm
tra lần 1, áp dụng hình thức phạt tiền ở mức phạt tiền cao nhất theo quy định tại
văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê
đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của các cơ sở sau khi có giải pháp can thiệp kiểm
tra từ lần 2 trở đi, ngoài việc áp dụng hình thức phạt tiền ở mức phạt tiền cao
nhất, cơ sở có các vi phạm khác trong việc thực hiện quy định của pháp luật
trong hoạt động kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc sẽ bị áp dụng mức phạt cao nhất đối
với các hành vi vi phạm khác.
5. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp,
các ngành về quản lý kháng sinh
- Phối kết hợp các cấp, sở, ngành liên quan tăng
cường thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng thuốc kê đơn và bán thuốc theo
đơn.
- Thường xuyên cập nhật, chia sẻ dữ liệu về
kháng sinh và kháng kháng sinh giữa ngành Y tế và ngành Nông nghiệp, đẩy mạnh
triển khai các hoạt động giám sát chung đối với kháng sinh nhập khẩu để dùng
cho cả người và động vật; phối hợp thực hiện các báo cáo chung giữa ngành Y tế
và ngành Nông nghiệp về các dữ liệu liên quan đến kháng sinh và kháng kháng
sinh.
6. Ứng dụng công nghệ thông tin kết nối mạng
các cơ sở cung ứng thuốc
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để quản
lý các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc, cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời kết nối giữa
người dân, bác sĩ, dược sĩ, tạo thuận lợi cho người dân được kê đơn, mua thuốc
và được tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Áp dụng phần mềm quản lý mua bán,
sử dụng thuốc tại các cơ sở cung ứng thuốc (doanh nghiệp phân phối thuốc, nhà
thuốc, quầy thuốc, …), để bảo đảm bán thuốc kê đơn khi có đơn, bảo đảm nguồn
thuốc chất lượng, đồng thời công khai, minh bạch về giá cả.
(Có biểu các nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch
theo Phụ lục đính kèm)
IV. KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bảo đảm
từ vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định
của pháp luật.
2. Việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước
thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với
các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, giải
pháp cụ thể để tổ chức thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch; theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra, giám sát và định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc
tổ chức thực hiện Kế hoạch; đề xuất điều chỉnh, bổ sung trong trường hợp cần
thiết.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trong việc quản lý, sử dụng kháng sinh và tình hình kháng kháng sinh trên
địa bàn toàn tỉnh.
- Phối hợp với Cục Quản lý thị trường trong việc
quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dược.
- Xây dựng kế hoạch truyền thông nhằm tuyên truyền,
phổ biến giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và người dân về sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý. Tuyên truyền về tính cấp thiết, mục đích, ý nghĩa của Đề
án.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện và thành phố
tổ chức tập huấn, kiểm tra, đánh giá về kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn tại
các cơ sở Khám, chữa bệnh, nhà thuốc, quầy thuốc.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin phần mềm, kết nối mạng các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc.
- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở
kinh doanh thuốc tuân thủ việc thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn và
bán thuốc kê đơn, đặc biệt là bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc.
- Có các giải pháp huy động nguồn lực để tổ chức
có hiệu quả Kế hoạch.
2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn, các
quy định của pháp luật về sử dụng kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi cho
nông dân và các cơ sở buôn bán thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực
vật; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc buôn bán sử dụng kháng sinh trong trồng
trọt, chăn nuôi; thực hiện kiểm nghiệm dư lượng kháng sinh đối với thực phẩm
nông, lâm, thủy sản; phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ
khác của Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
3. Sở Thông tin và truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và người dân
về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, trọng tâm là kháng sinh và kháng thuốc
kháng sinh.
4. Cục Quản lý thị trường
Tăng cường công tác tuyên truyền và phối kết hợp
ngành Y tế trong thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường lưu thông, kinh doanh
thuốc của các doanh nghiệp bán buôn; việc chấp hành các quy định về bán thuôc
theo đơn của các đon vị bán lẻ thuốc.
5. Các Sở, ban, ngành, tổ chức, đơn vị có
liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Y tế
để triển khai thực hiện Kế hoạch đã được phê duyệt.
6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Y tế cấp huyện, các đơn vị có liên
quan trên địa bàn tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của
nhân dân trong việc tuân thủ quy định về kê đơn thuốc và mua thuốc theo đơn.
- Phối hợp với Sở Y tế trong việc triển khai thực
hiện kế hoạch “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” tại các
cơ sở kinh doanh dược.
- Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hằng năm hoặc
đột xuất (nếu có) về Sở Y tế (cơ quan chủ trì) để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm
quyền.
7. Đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông
Quân đội - Chi nhánh Viettel Tuyên Quang và các đơn vị cung cấp phần mềm quản
lý nhà thuốc
- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch khảo
sát hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ sở kinh doanh dược và tổ chức các lớp
tập huấn, đào tạo cài đặt phần mềm; hướng dẫn, hỗ trợ sử dụng phần mềm.
- Đảm bảo đáp ứng chuẩn yêu cầu dữ liệu đầu ra
phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ sở bán lẻ thuốc
theo Quyết định số 540/QĐ-QLD ngày 20/8/2018 của Bộ Y tế.
8. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (Hội Đông
y, Hội Y, Dược trên địa bàn tỉnh)
- Tổ chức phổ biến, quán triệt cho các Hội viên
trong hội và các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở kinh doanh dược những quy định của
pháp luật về Y, Dược; các quy định về kê đơn và bán thuốc kê đơn.
- Phối hợp với Sở Y tế trong việc giám sát, kiểm
tra việc thực hiện “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” đã
được phê duyệt.
9. Các đơn vị y tế trong tỉnh
- Tổ chức phổ biến, quán triệt Đề án “Tăng cường
kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” của Bộ Y tế và nội dung Kế hoạch này
tới cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị để triển khai áp dụng thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch, phương án đáp ứng nhu cầu sử
dụng thuốc theo đơn của người dân; không để xảy ra tình trạng người dân không
mua được thuốc kê đơn do không có đơn của thầy thuốc.
- Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh thuốc trực thuộc
sự quản lý (Nhà thuốc trong cơ sở khám, chữa bệnh) thực hiện nghiêm quy chế
chuyên môn và triển khai kế hoạch tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc
kê đơn đã được phê duyệt.
10. Các cơ sở kinh doanh dược
- Thực hiện nghiêm các quy định về sản xuất, nhập
khẩu, kinh doanh thuốc theo quy định của Luật dược, các văn bản hướng dẫn thi
hành luật hiện hành; tuân thủ quy định về kê đơn và bán thuốc theo đơn, đặc biệt
là đối với thuốc kháng sinh, các thuốc phải kiểm soát đặc biệt;
- Có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch
“Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” đã được Ủy ban nhân dân
tỉnh phê duyệt.
Trên đây là “Kế hoạch triển khai tăng cường kiểm
soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2019-2020” trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang. Yêu cầu các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có
khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua
Sở Y tế để tổng hợp) để chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế; (báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy,
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó CT UBND tỉnh;
- Ban VH - XH HĐND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ trong Kế hoạch;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Trưởng, phó các Phòng NCTH;
- Lưu VT, KGVX (Tùng).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Giang
|
PHỤ LỤC: NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI, THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT KÊ ĐƠN THUỐC VÀ BÁN THUỐC KÊ ĐƠN GIAI ĐOẠN
2019-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế
hoạch số: 65/KH-UBND ngày 28/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT
|
Nhiệm vụ chủ
yếu
|
Cơ quan chủ
trì tham mưu, tổng hợp
|
Cơ quan phối
hợp thực hiện
|
Thời gian
hoàn thành
|
1
|
Kiểm tra, đánh giá hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn
|
1.1
|
- Khảo sát nhận thức của người kê đơn thuốc về
các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc.
- Khảo sát nhận thức của người mua thuốc về việc
mua thuốc và sử dụng thuốc.
- Khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc về
quy định của pháp luật liên quan đến bán thuốc kê đơn.
|
Sở Y tế
|
Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố
|
Năm 2019
|
1.2
|
- Kiểm tra đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại
trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Kiểm tra đánh giá hoạt động bán thuốc kê đơn
tại các nhà thuốc.
|
Sở Y tế
|
Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố
|
Năm 2019
|
2
|
Truyền thông
|
2.1
|
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận
thức của cán bộ y tế về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, trọng tâm là thuốc
kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh.
|
Sở Y tế
|
|
Năm 2019
|
2.2
|
Truyền thông cho cộng đồng về việc sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý, tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, việc sử dụng
kháng sinh không hợp lý, hậu quả của kháng kháng sinh; và các lợi ích mang lại
khi khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh cho cộng đồng tại tỉnh.
|
Sở Y tế
|
Sở Thông tin và
Truyền thông, các cơ quan liên quan
|
Năm 2019
|
3
|
Tập huần đào tạo
|
|
- Tập huấn cho người kê đơn các văn bản quy phạm
pháp luật và các quy định liên quan đến việc kê đơn thuốc và về hướng dẫn sử
dụng kháng sinh.
- Tập huấn cho người bán lẻ thuốc các văn bản
quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến việc bán thuốc kê đơn; việc
cần thiết thuyết phục bệnh nhân khi mua thuốc phải mua đủ đơn thuốc, dùng thuốc
đủ liều và tuân thủ dùng đủ liều điều trị đặc biệt là kháng sinh.
|
Sở Y tế
|
Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố
|
Năm 2019
|
4
|
Ứng dụng công nghệ thông tin
|
|
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để kết
nối các cơ sở cung ứng thuốc theo Quyết định số 5071/QĐ-BYT ngày 17/8/2018 của
Bộ Y tế
|
Sở Y tế
|
Các cơ sở bán
buôn thuốc, các cơ sở bán lẻ thuốc
|
2019
|
5
|
Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đề án
|
5.1
|
Tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án
tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn.
|
Sở Y tế
|
Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố
|
Quý IV/2019
|
5.2
|
Đề xuất mô hình/phương thức phù hợp đối với hoạt
động kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.
|
Sở Y tế
|
Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố
|
Quý IV/2019
|
6
|
Triển khai hoạt động kiểm soát kê đơn thuốc
và bán thuốc kê đơn
|
|
Triển khai hoạt động kiểm soát kê đơn thuốc và
bán thuốc kê đơn trên địa bàn
|
Sở Y tế
|
Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố
|
Năm 2020
|