Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 57/KH-UBND 2018 triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm Ninh Bình

Số hiệu: 57/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Tống Quang Thìn
Ngày ban hành: 29/05/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHẬN DÂN
TNH NINH BÌNH
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 57/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 29 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC HẬU KIỂM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2018

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Nghị định 15/2018/NĐ-CP);

Thực hiện Kế hoạch số 315/KH-BCĐTƯATTP ngày 16/4/2018 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) về triển khai công tác hậu kiểm về ATTP năm 2018;

Để bảo đảm thực hiện tốt công tác ATTP trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về ATTP trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2018 như sau:

A. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện hậu kiểm về ATTP thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP thuộc phạm vi quản lý theo quy định pháp luật.

2. Hoạt động hậu kiểm được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm sau khi cơ sở tiến hành các hoạt động công bố sản phẩm, sản xuất sản phẩm, nhập khẩu sản phẩm, đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường, quảng cáo sản phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và các hoạt động khác có liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh, kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu.

3. Bảo đảm nguyên tắc tránh chồng chéo về đối tượng, địa bàn, thời gian và nội dung hậu kiểm. Việc xử lý chồng chéo thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và phân công, phân cấp quản lý nhà nước về ATTP.

B. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

1. Công tác hậu kiểm nhằm kiểm soát bảo đảm ATTP các khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, chú trọng hậu kiểm đối với các cơ sở có sản phẩm công bố (tự công bố, đăng ký bản công bố sản phẩm), cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh thực phẩm. Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hậu kiểm đảm bảo mục tiêu 100% sản phẩm sản xuất trên địa bàn tỉnh phải được kiểm tra, giám sát 1 lần/năm về công bố sản phẩm và chỉ tiêu an toàn.

2. Thông qua công tác hậu kiểm tuyên truyền chính sách pháp luật về ATTP, trách nhiệm của cơ sở/người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong bảo đảm ATTP; phổ biến, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

3. Công tác hậu kiểm phải ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

II. Yêu cầu

1. Công tác hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hậu kiểm nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc kiểm tra giảm, sản phẩm sản xuất tại các cơ sở không được cấp một trong các giấy chứng nhận sau: GMP, HACCP, ISO 22000 và kiểm soát ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc diện miễn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

2. Kết hợp hậu kiểm hồ sơ và lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ tự công bố sản phẩm, trình tự tự công bố, phiếu kết quả kiểm nghiệm, ghi nhãn, quảng cáo và chỉ tiêu an toàn cơ sở tự công bố/ đăng ký bản công bố (hoặc các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định pháp luật cơ sở công bố áp dụng).

3. Phân công trách nhiệm hậu kiểm và phối hợp giữa Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đúng quy định tại các Điều 36,37,38,39,40,41 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trong đó:

3.1. Sở Y tế chịu trách nhiệm hậu kiểm và chỉ đạo hậu kiểm đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm quy định tại Phụ lục II Nghị định 15/2018/NĐ-CP và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố theo phân cấp quản lý.

3.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hậu kiểm và chỉ đạo hậu kiểm đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục III Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

3.3. Sở Công thương chịu trách nhiệm hậu kiểm và chỉ đạo hậu kiểm đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục IV Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

3.4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm phân công, chỉ đạo hậu kiểm về ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, và các đối tượng theo phân công, phân cấp quản lý.

3.5. Đối với các trường hợp nêu tại các khoản 8;9 và 10 Điều 36, Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì cơ quan có trách nhiệm hậu kiểm là cơ quan quản lý tại các khoản này.

C. TRÁCH NHIỆM VÀ NỘI DUNG HẬU KIỂM

I. Trách nhiệm hậu kiểm

1. Tuyến tỉnh

1.1. Sở Y tế

- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan tổ chức triển khai hậu kiểm và chỉ đạo tuyến huyện, xã hậu kiểm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm/nhóm sản phẩm theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 15/2018/NĐ-CP và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố theo phân cấp quản lý. Đối với các trường hợp nêu tại các khoản 8; 9; 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì cơ quan có trách nhiệm hậu kiểm là cơ quan quản lý quy định tại các khoản này.

- Chịu trách nhiệm lấy mẫu hậu kiểm về ATTP khi có nhu cầu. Việc lấy mẫu hậu kiểm thực hiện theo quy định về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh ATTP. Việc kiểm nghiệm mẫu hậu kiểm được thực hiện tại các đơn vị được chỉ định phục vụ quản lý nhà nước về ATTP. Kết quả kiểm nghiệm mẫu là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ sở vi phạm về ATTP theo quy định.

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp triển khai hậu kiểm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố theo phân công, phân cấp quản lý của ngành Y tế.

1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan tổ chức triển khai hậu kiểm và chỉ đạo tuyến huyện, xã hậu kiểm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm/nhóm sản phẩm theo quy định tại Phụ lục III Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Đối với các trường hợp nêu tại các khoản 8; 9; 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì cơ quan có trách nhiệm hậu kiểm là cơ quan quản lý quy định tại các khoản này.

1.3. Sở Công thương

Sở Công thương chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan tổ chức triển khai hậu kiểm và chỉ đạo tuyến huyện, xã hậu kiểm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm/nhóm sản phẩm theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Đối với các trường hợp nêu tại các khoản 8; 9; 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì cơ quan có trách nhiệm hậu kiểm là cơ quan quản lý quy định tại các khoản này.

2. Tuyến huyện

UBND các huyện, thành phố phân công các cơ quan, đơn vị chức năng của huyện, thành phố và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai hậu kiểm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố và các đối tượng theo phân cấp quản lý.

II. Thời gian và địa bàn hậu kiểm

1. Tại tỉnh

Căn cứ và tình hình thực tế, các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể và bố trí thời gian, địa điểm hậu kiểm cho phù hợp, thông báo cho địa phương để phối hợp thực hiện. Tập trung hậu kiểm một số địa bàn trọng tâm như: TP. Ninh Bình, TP. Tam Điệp, huyện Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Khánh, Gia Viễn, tuy nhiên cần đảm bảo tránh trùng lặp cơ sở nếu không có dấu hiệu vi phạm. Thời gian thực hiện hậu kiểm từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018.

2. Tại huyện, xã

UBND các huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch này chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch hậu kiểm của địa phương và tổ chức thực hiện đạt mục đích, yêu cầu của công tác quản lý ATTP trên địa bàn. Thời gian thực hiện hậu kiểm từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018.

III. Nội dung hậu kiểm

1. Hậu kiểm về công bố sản phẩm

- Hậu kiểm việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm, lấy mẫu kiểm nghiệm và chỉ tiêu an toàn cơ sở tự công bố/đăng ký bản công bố theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

- Hậu kiểm việc thực hiện các quy định về công bố sản phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đã được cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP trước ngày Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực (khoản 1, điều 42, Nghị định 15/2018/NĐ-CP).

2. Hậu kiểm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

Hậu kiểm cơ sở thuộc diện cấp và không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, trong đó chú trọng hậu kiểm đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

3. Hậu kiểm đối với sản phẩm nhập khẩu

Tập trung hậu kiểm, lấy mẫu kiểm nghiệm theo thứ tự ưu tiên như sau: Các sản phẩm thuộc diện miễn kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu quy định tại Khoản 1, Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, sản phẩm/lô hàng áp dụng phương thức kiểm tra giảm, sản phẩm/lô hàng áp dụng phương thức kiểm tra thông thường (đối với sản phẩm/nhóm sản phẩm tại phụ lục II, III, IV Nghị định 15/2018/NĐ-CP).

4. Hậu kiểm về ghi nhãn

Thực hiện theo quy định tại Chương VII Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

5. Hậu kiểm về quảng cáo

Tập trung hậu kiểm về quảng cáo đối với các nhóm thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi thực hiện quảng cáo quy định tại Điều 26 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

6. Hậu kiểm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm

Thực hiện theo quy định tại Chương X Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

7. Hậu kiểm về truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Thực hiện theo quy định tại Chương XI Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

8. Hậu kiểm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Tập trung hậu kiểm việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP, các yêu cầu về điều kiện ATTP; việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; kiểm soát bảo đảm ATTP tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn, khu du lịch, lễ hội, sự kiện lớn và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố theo quy định tại Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố; Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

IV. Xử lý vi phạm

1. Thông qua công tác hậu kiểm, phát hiện, ngăn chặn kịp thời vi phạm về ATTP, không để thực phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu lưu thông trên thị trường. Kết hợp hậu kiểm với tuyên truyền quy định xử lý hình sự đối với tội vi phạm quy định về ATTP theo điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP và các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

2. Việc áp dụng xử lý vi phạm phải đúng quy định pháp luật, kết quả xử lý công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

V. Công tác báo cáo

1. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp báo cáo kết quả triển khai công tác hậu kiểm thuộc phạm vi quản lý gửi về Sở Y tế (qua Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, địa chỉ: Đường Kim Đồng, P. Phúc Thành, TP. Ninh Bình, điện thoại: 02293.893.347; Email: [email protected]) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Thời gian báo cáo

a) Báo cáo 6 tháng: Trước ngày 20/6/2018.

b) Báo cáo năm 2018: Trước ngày 20/12/2018.

VI. Tổ chức thực hiện

1. Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai công tác hậu kiểm theo nhiệm vụ được phân công; phân công/giao cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; báo cáo kết quả định kỳ (theo thời gian tại Mục V nêu trên) gửi về Sở Y tế (qua Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh) để tổng hợp báo cáo, cụ thể như sau:

1.1. Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh theo dõi, đôn đốc và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương triển khai hậu kiểm theo chức năng, nhiệm vụ được phân công quản lý; hướng dẫn tuyến huyện, xã hậu kiểm cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và UBND các huyện, thành phố tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá về công tác hậu kiểm.

1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương có trách nhiệm triển khai thực hiện, theo dõi, đôn đốc thực hiện hiệu quả kế hoạch này. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương triển khai hậu kiểm theo chức năng, nhiệm vụ được phân công quản lý; hướng dẫn tuyến huyện, xã hậu kiểm cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương.

1.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hậu kiểm tập trung hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố theo phân cấp quản lý; hướng dẫn tuyến xã hậu kiểm cơ sở theo phân cấp quản lý.

2. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường công tác tuyên truyền về Nghị định 15/2018/NĐ-CP; tuyên truyền chính sách pháp luật về ATTP; công khai cơ sở, sản phẩm vi phạm về ATTP theo quy định của pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng hệ thống Đài truyền thanh 3 cấp.

3. Các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương tuyên truyền về Nghị định 15/2018/NĐ-CP và kế hoạch này; phối hợp, chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý ATTP theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp chỉ đạo thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các Tổ chức thành viên các cấp; tiếp tục thực hiện Kế hoạch phối hợp số 28/KHPH-UBND-UBMTTQ ngày 17/3/2017 về vận động và giám sát bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020.

D. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí phục vụ công tác hậu kiểm về ATTP do ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương bảo đảm theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước được cấp năm 2018 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Việc sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật

Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2018. Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp tổ chức triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- BCĐ liên ngành VSATTP TW (để báo cáo);
- HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ liên ngành về ATTP tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Chi cục: ATVSTP; QLCLNLS&TS, QLTT;
- Lưu: VT, VP2, VP3, VP5, VP6.
Tr
10/YT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tống Quang Thìn

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 57/KH-UBND ngày 29/05/2018 về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2018

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.154

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.209.129
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!