ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 56/KH-UBND
|
Bình
Định, ngày 31 tháng 10 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2016 TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (TỪ NGÀY 10/11 - 10/12/2016)
Thực hiện Công văn số 7610/BYT-UBQG50 ngày 20/10/2016 và Kế hoạch
tổ chức Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 của Bộ Y tế -
Cơ quan thường trực Phòng chống AIDS, Ủy ban
Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy,
mại dâm; UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch triển khai
Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 trên địa bàn tỉnh (sau
đây gọi tắt là Tháng Hành động); cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống
chính trị và của toàn dân nhằm thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”, hướng tới các mục tiêu 90-90-90 để kết
thúc dịch AIDS ở Việt Nam vào năm 2030 (90% người nhiễm HIV biết được tình
trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn
đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi
rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm
soát được số lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác).
2. Nâng cao nhận thức của các tầng lớp
nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao,
người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về dự phòng, chăm
sóc và điều trị HIV/AIDS.
3. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với
người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình,
xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia
đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS.
4. Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất
lượng, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
đến mọi người dân.
II. CHỦ ĐỀ VÀ KHẨU
HIỆU.
1. Chủ đề của Chiến dịch phòng, chống
AIDS năm 2016: Văn bản giải thích chủ đề tại Phụ lục 1 đính kèm.
Chủ đề do Chương trình phối hợp của
Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã
phát động toàn cầu hưởng ứng các mục tiêu 90-90-90 và hướng tới kết thúc dịch
HIV/AIDS vào năm 2030; Việt Nam đã cam kết hưởng ứng mục
tiêu này từ năm 2014 và đây là mục tiêu quan trọng. Do vậy năm 2016, Việt Nam
tiếp tục tập trung vào chủ đề: “Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch
AIDS tại Việt Nam”
2. Khẩu hiệu của chiến dịch: Theo Phụ lục 2 đính kèm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
CHỦ YẾU TRONG THÁNG HÀNG ĐỘNG
1. Công tác chỉ đạo, điều hành của
Ban Chỉ đạo các cấp:
Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống AIDS và
phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các huyện, thị xã, thành phố có văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thuộc địa bàn quản lý tăng cường triển
khai các hoạt động trong Tháng Hành động phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của từng đơn vị, địa phương.
2. Tổ chức các hội nghị, hội thảo: Tùy thuộc vào tình hình thực tế, các đơn vị, địa phương cần tổ chức
các hội nghị, hội thảo sau đây:
- Các hội nghị, hội thảo về các chủ đề:
Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu 90-90-90 để hướng tới kết thúc dịch AIDS;
Huy động và đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; Kiện toàn các
cơ sở điều trị HIV/AIDS đủ điều kiện để có thể chi trả thuốc
ARV, xét nghiệm cho người nhiễm HIV thông qua bảo hiểm y tế; Mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế, hướng tới mục tiêu 100% người nhiễm
HlV có thẻ bảo hiểm y tế; Chương trình phối hợp Đẩy mạnh
phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai
đoạn 2012 - 2020; Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
Chống kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng,
tại trường học, cơ sở y tế và nơi làm việc.
- Các hội nghị, hội thảo chuyên đề
chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả trong công tác dự phòng, chăm sóc,
điều trị HIV/AIDS và chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, đặc biệt
là các mô hình mà người nhiễm HIV chủ động vươn lên làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống. Chú trọng
các mô hình điều trị, can thiệp và giảm
tác hại cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, các mô hình xã hội hóa trong
phòng, chống HIV/AIDS và Phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS
trong cộng đồng dân cư”.
- Gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ với
những người nhiễm HIV, người dễ bị tổn thương với HIV; truyền thông dự phòng
lây nhiễm HIV tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận
sớm các dịch vụ dự phòng; lợi ích của
tư vấn xét nghiệm HIV sớm; lợi ích điều trị sớm HIV/AlDS;
lợi ích của bảo hiểm y tế với người nhiễm HIV, nguy cơ không tiếp tục được tiếp
cận điều trị bằng thuốc kháng vi rút nếu không có thẻ bảo hiểm y tế trong thời
gian tới, vận động người nhiễm HIV tham gia và sử dụng thẻ
bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh.
3. Tổ chức các hoạt động truyền
thông, vận động trong Tháng Hành động:
a) Tổ chức Lễ phát động Tháng
Hành động:
- Khuyến khích các huyện, thị xã,
thành phố tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động năm 2016 trên cơ sở tiết kiệm,
hiệu quả và đạt mục tiêu nêu tại Kế hoạch
này.
- Thời điểm tổ chức Lễ phát động
Tháng Hành động cần được thực hiện trước hoặc trong ngày mở đầu Tháng Hành động
là ngày 10/11/2016.
b) Tăng cường các hoạt động
truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng Hành động và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS:
- Về nội dung
truyền thông cần chú trọng vào các nội dung sau:
+ Các biện pháp dự phòng lây nhiễm
HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị
HIV.
+ Lợi ích của tư
vấn xét nghiệm sớm HIV và xét nghiệm định kỳ với nhóm có
hành vi nguy cơ cao.
+ Điều trị bằng thuốc ARV: Lợi ích của
điều trị bằng thuốc ARV, lợi ích tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều
trị HIV/AIDS; quảng bá các dịch vụ điều trị ARV tại địa phương...
+ Bảo hiểm y tế cho người nhiễm
HIV/AIDS: Sự cần thiết, quyền lợi, mức đóng, mức hưởng và thủ tục tham gia cũng
như cách sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế.
+ Huy động và đảm bảo tài chính cho
chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
+ Luật Phòng, chống HIV/AIDS: cần nhấn
mạnh về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV, những điều khoản liên quan đến quyền
tiếp cận điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS.
+ Chống kỳ thị và phân biệt đối xử với
người nhiễm HIV/AIDS.
- Về hình thức:
cần linh hoạt và triển khai đa dạng phong phú các hình thức truyền thông phù hợp
với nguồn lực sẵn có của từng địa phương.
+ Truyền thông trực tiếp như truyền
thông với cá nhân, truyền thông nhóm, thăm gia đình người nhiễm HIV hoặc người
có hành vi nguy cơ cao; tư vấn tại các cơ sở y tế; tổ chức
sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các
nhóm tự lực, các nhóm giáo dục đồng đẳng (lưu ý cần huy động sự tham gia của
người nhiễm HIV).
+ Truyền thông đại chúng: Ưu tiên về
thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng
và vị trí đăng trên báo in, báo điện tử trong Tháng hành động quốc gia phòng,
chống HIV/AIDS; tăng cường truyền thông qua các chương
trình giải trí trên truyền hình, các phóng sự, các chương
trình quảng cáo, các chương trình tọa đàm, giao lưu với những người nổi tiếng về
HIV/AIDS... Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, đăng tải tin, bài viết trên các
phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương như Đài Phát thanh
và Truyền hình, báo in, báo điện tử.
+ Truyền thông lưu động, đội chiếu bóng lưu động, các cuộc thi tìm hiểu
phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ truyền thông phòng, chống
HIV/AIDS, nhất là ở xã, phường, thôn, làng.
+ Tổ chức các sự kiện truyền thông có
sự tham gia của người nhiễm HIV và gia đình; của các nhà lãnh đạo, người nổi tiếng và lãnh đạo cộng đồng.
+ Phát triển và phổ biến các phương
tiện và tài liệu truyền thông: Xây dựng các cụm panô, khẩu hiệu, treo băng roll
tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại như các trục đường giao thông
chính, các bến xe, công viên; cửa ngõ thành phố, xã phường, thôn, làng và cổng các cơ
quan, đơn vị, trường học, bệnh viện; phổ biến các ấn phẩm truyền thông phòng, chống HIV/AIDS
khác như áp phích, tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng về phòng,
chống HIV/AIDS.
4. Triển khai thực hiện các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS khác:
- Ngành Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ
đội Biên phòng tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và các đơn vị,
địa phương liên quan tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở vùng sâu,
vùng xa và vùng đồng bào DT thiểu số.
- Tăng cường giới thiệu, quảng bá rộng
rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị
HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm
sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa
phương.
- Tăng cường mở rộng việc cung cấp
các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như tư vấn xét nghiệm
HIV lưu động; xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng.
- Tổ
chức vận động các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS cho người lao động, nhận người lao động là người nhiễm HIV, người sau
cai, người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay
thế.
- Tổ chức các chương trình vận động
các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS, ủng hộ gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV, mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV và tổ chức thăm hỏi người nhiễm hoặc nhóm
người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại địa phương.
- Mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất
lượng các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khỏe, tư vấn, hệ thống
chuyển tiếp, chuyển tuyến, đặc biệt là dịch vụ cung cấp các phương tiện dự
phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, bơm kim tiêm sạch cho mọi người dân có nhu
cầu tại cộng đồng.
- Rà soát, chấn chỉnh, giám sát hỗ trợ
nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn có, tính dễ tiếp cận của
các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đặc biệt là các dịch vụ
can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV.
- Vận động các tổ chức, cá nhân tham
gia ủng hộ và chăm sóc người nhiễm HIV và vận động người nhiễm HIV tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS.
- Tổ chức thăm hỏi người nhiễm hoặc
nhóm người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại địa phương.
- Tổ chức các chuyến giám sát, đánh
giá việc thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS của các cấp, các ngành, các địa
phương, đơn vị.
IV. NGUỒN KINH PHÍ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Sử dụng nguồn kinh phí trong dự toán
ngân sách nhà nước năm 2016 đã được giao cho các đơn vị, địa phương và các nguồn
kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế (Cơ quan thường trực
phòng, chống HIV/AIDS của BCĐ tỉnh):
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa
phương trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện Tháng Hành động theo nội dung Kế hoạch này đạt mục tiêu, kết quả đề ra.
- Chủ động phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định
thực hiện Chiến dịch truyền thông trên sóng phát thanh truyền hình của tỉnh, trên báo in và báo điện tử trong Tháng Hành động.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
thành viên BCĐ tỉnh giải quyết các vướng mắc (nếu có) liên quan đến các hoạt động
của Tháng Hành động theo thẩm quyền chức
năng nhiệm vụ được giao.
- Tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện
Tháng Hành động của tỉnh, báo cáo BCĐ tỉnh, UBND tỉnh, Bộ Y tế và Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, phòng chống tệ
nạn ma túy, mại dâm.
2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể:
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức
các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động theo Kế
hoạch này.
- Tích cực phối hợp với Sở Y tế trong việc tổ chức thực hiện và giải quyết
các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện
Tháng Hành động tại đơn vị và địa phương.
- Tổ chức các hoạt động của Tháng
Hành động phù hợp với chức năng nhiệm vụ
và điều kiện thực tế của tổ chức, đơn vị.
- Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn
thể là thành viên của BCĐ tỉnh theo địa bàn phân công tích cực kiểm tra, giám
sát việc tổ chức thực hiện Tháng Hành động.
- Theo dõi, giám sát, tổng hợp báo cáo các hoạt động thực hiện trong
Tháng Hành động theo hướng dẫn của Sở Y tế; gửi về Sở Y tế trước ngày
15/12/2016 để tổng hợp, báo cáo các cơ quan liên quan theo quy định.
3. UBND các huyện, thị xã, thành
phố; BCĐ phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn
ma túy, mại dâm các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này, chỉ đạo
tổ chức thực hiện Tháng hành động trên địa bàn quản lý.
- Các thành viên trong BCĐ cấp huyện
trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện Tháng
Hành động đối với các địa phương, đơn vị thuộc quyền quản lý.
- Tổ chức chiến
dịch truyền thông và các hoạt động khác trong Tháng Hành động theo nội dung Kế hoạch này.
- Theo dõi, giám sát, tổng hợp báo
cáo các hoạt động thực hiện trong Tháng Hành động theo hướng dẫn của Sở Y tế; gửi
về Sở Y tế trước ngày 15/12/2016 để tổng
hợp, báo cáo các cơ quan liên quan theo quy định.
4. Đề
nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể liên quan phối
hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các sở, ngành, địa phương trong tỉnh triển
khai thực hiện Kế hoạch này.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa
phương kịp thời phản ánh về Sở Y tế để được hướng dẫn thực hiện.
Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, địa
phương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- UBQG50 - Bộ Y tế (báo
cáo);
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành, đoàn thể liên quan;
- Các thành viên BCĐ PC AIDS & PC TN MT, MD tỉnh;
- UBND/ BCĐ các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- TT. PC HIV/AIDS tỉnh;
- TTYT các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu VP, K11, K20, K15.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Thanh
|