ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 56/KH-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 3 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NGÃI
Thực hiện Quyết định số 1070/QĐ-BYT
ngày 06/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2021 và xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ
trình số 435/SYT-TTr ngày 24/3/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch
bệnh truyền nhiễm năm 2021 (sau đây gọi tắt là dịch bệnh) trên địa bàn tỉnh,
như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung: Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời
dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân và góp phần
phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Dự phòng, ngăn chặn, cảnh báo sớm
và đáp ứng kịp thời với các bệnh dịch nguy hiểm mới nổi,
tái nổi, bệnh lây truyền từ động vật sang người như bệnh cúm A(H1N1, H5N1,
H7N9), Zika, tả, thương hàn... giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm lưu
hành như: Bạch hầu, tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, rubella, viêm não Nhật
Bản, viêm màng não do não mô cầu, dại, Rota vi rút, thủy đậu, quai bị, bệnh
liên cầu lợn ở người và các bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng. Đặc biệt
chú trọng dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh mới.
- Huy động sự tham gia tích cực và
xác định vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ
đạo đối với công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm của các cấp chính quyền và
các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.
- Tăng cường công tác thông tin truyền
thông, tuyên truyền để từng bước nâng cao nhận thức, chuyển
đổi hành vi của người dân trong phòng bệnh, phát hiện dịch bệnh và phối hợp xử
lý khi có dịch.
- Củng cố hệ thống giám sát dịch có đủ
năng lực về: Giám sát thường xuyên, ứng dụng công nghệ thông tin, thu thập,
phân tích, phiên giải số liệu về bệnh truyền nhiễm. Cảnh
báo dược dịch và nguy cơ gây dịch bệnh. Lập chương trình hành động thiết thực,
hiệu quả cho phòng, chống dịch bệnh.
- Chủ động sẵn sàng các phương án cụ
thể khi có dịch xảy ra ở diện rộng.
- Nâng cao năng lực trong khâu lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm của hệ
thống xét nghiệm; củng cố, mở rộng các xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh của phòng xét nghiệm tại
tỉnh.
- Đảm bảo đủ thuốc, vật tư, hóa chất,
trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh ở
các tuyến.
II. CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH
1. Dịch COVID-19
Chủ động triển khai các giải pháp
ngăn chặn, phát hiện sớm, cách ly triệt để các trường hợp COVID-19, khoanh vùng, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức
thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong trên địa bàn tỉnh. Hạn chế,
giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế, trật tự, an toàn xã hội.
Các cấp, các ngành tích cực, chủ động thực hiện kế hoạch phòng, chống COVID-19
trên địa bàn tỉnh đạt mục tiêu đề ra.
2. Bệnh sốt xuất huyết
TT
|
CHỈ
TIÊU
|
1.
|
Tỉ lệ mắc/100.000 dân: <132,22 (<1.632 ca)
|
2.
|
Khống chế tỉ lệ
chết/ mắc do sốt xuất huyết xuống dưới 0,01% (< 1
ca).
|
3.
|
% số bệnh nhân nghi SXH được chẩn đoán bằng xét nghiệm
huyết thanh (10%: 163 mẫu).
|
4.
|
% số bệnh nhân nghi SXH được chẩn đoán phân lập virus (3%: 49 mẫu)
|
5.
|
Giám sát dịch tễ chủ động:
|
% số xã của tỉnh loại A thực hiện
giám sát dịch tễ chủ động: 10% (18 xã)
|
6.
|
Phun hóa chất diệt muỗi chủ động:
|
% số xã của tỉnh
loại A phun hóa chất diệt muỗi chủ động: 10% (17 xã)
|
7.
|
% số xã của tỉnh
loại A, B có cộng tác viên phòng chống SXH: 5% (9 xã)
|
|
% ổ dịch sốt
xuất huyết được xử lý theo qui định về chuyên môn và thời gian: 100%
|
3. Bệnh Tay chân miệng
- Giảm 5% số mắc so với trung bình
giai đoạn 05 năm 2016-2020, cụ thể số mắc < 88,16/100.000 dân (1.154ca),
không có ca tử vong, khống chế không để dịch lớn xảy ra.
- 100% ca bệnh độ 2b trở lên được lấy
mẫu phân lập vi rút.
4. Bệnh dại
- Phát hiện sớm các trường hợp người
bị động vật (chó, mèo) nghi dại cắn để theo dõi và tiêm
phòng kịp thời, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại.
- 100% các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh
được tuyên truyền phòng, chống bệnh dại.
5. Viêm não Nhật Bản: 100% ca viêm
não vi rút được điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đúng quy định. Không để
dịch xảy ra.
6. Cúm A(H1N1,H5N1, H7N9, H5N6)
- Tăng cường năng lực hệ thống giám
sát, đảm bảo phát hiện sớm 100% ca bệnh, chùm ca bệnh nghi
cúm A đầu tiên; tổ chức cách ly, điều trị, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, hạn chế thấp nhất tử vong do dịch.
- Theo dõi quản lý 100% trường hợp có tiếp xúc gần với người bệnh, người từ vùng dịch trở về, người có yếu tố dịch tễ liên quan.
- Phối hợp với cơ quan thú y: Giám
sát, xử lý 100% ổ dịch cúm gia cầm.
7. Bệnh Zika: Phát hiện sớm trường hợp
nhiễm vi rút Zika, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp
nhất biến chứng, tử vong do bệnh gây ra.
8. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương
trình tiêm chủng mở rộng
TT
|
Chỉ tiêu
|
Kế
hoạch 2021
|
1
|
Không để bại liệt quay trở lại
|
0 trường hợp
|
2
|
Tỷ lệ huyện
duy trì thành quả loại trừ UVSS < 1/1.000 trẻ đẻ sống quy mô huyện
|
100% huyện
|
3
|
Số trẻ dưới 1 tuổi
Số trẻ được
TCĐĐ
Tỷ lệ
|
19.974 trẻ
19.574 trẻ
98%
|
4
|
Số trẻ được
tiêm VGBss
Tỷ lệ
|
16.051 trẻ
80% quy mô tỉnh
|
5
|
Số phụ nữ có thai
Số PNCT được tiêm đủ mũi vắc xin uốn
ván (UV2+)
Tỷ lệ
|
19.974 người
18.976 người
95%
|
6
|
Số trẻ 18
tháng tuổi cần tiêm vắc xin Sởi-Rubella
Số trẻ được tiêm vắc xin MR
Tỷ lệ
|
19.875 trẻ
18.881 trẻ
95%
|
7
|
Số trẻ 18
tháng tuổi cần tiêm vắc xin DPT4
Số trẻ được
tiêm vắc xin DPT4
Tỷ lệ
|
19.875 trẻ
18.881 trẻ
95%
|
8
|
Số trẻ 12
tháng tuổi cần tiêm vắc xin VNNB
1,2
Số trẻ được
tiêm vắc xin VNNB 1, 2
Tỷ lệ
|
20.172 trẻ
19.567 trẻ
97%
|
9
|
Số trẻ 24 tháng tuổi cần tiêm vắc xin VNNB 1, 2
Số trẻ được tiêm vắc xin VNNB 1, 2
Tỷ lệ
|
19.719 trẻ
19.127 trẻ
97%
|
10
|
Số trẻ 5 tháng tuổi cần tiêm vắc
xin IPV
Số trẻ được tiêm vắc xin IPV
Tỷ lệ
|
19.282 trẻ
17.984 trẻ
90%
|
11
|
Chiến dịch tiêm vắc xin IPV cho đối tượng từ 3 tuổi - 5 tuổi toàn tỉnh
|
> 98%
|
12
|
Tỷ lệ mắc sởi ≤ 5/100.000 dân
|
≤ 65 trường hợp
|
13
|
Tỷ lệ mắc bạch
hầu ≤ 0.02/100.000 dân
|
≤ 1 trường hợp
|
14
|
Tỷ lệ mắc ho gà ≤ 1/100.000 dân
|
≤ 13 trường hợp
|
15
|
Giám sát liệt mềm cấp ≥ 1/100.000 trẻ dưới 15 tuổi
|
≥ 3 trường hợp
|
16
|
Giám sát chết sơ sinh (≥ 4/1.000 trẻ)
|
≥ 80 trường hợp
|
17
|
Điều tra, giám sát, lấy mẫu
- Trường hợp sốt phát ban nghi sởi/
Rubella,
- Trường hợp VNVR/nghi ngờ VNNB, bạch hầu, ho gà
|
100% ca rải rác
80% số ca/ổ dịch
100%
|
18
|
Nâng cao chất lượng và an toàn tiêm
chủng
|
100%xã/phường
|
19
|
Phát hiện, điều tra ca phản ứng nặng sau tiêm chủng
|
100% ca
|
9. Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân: 100% các trường hợp nghi viêm da dày sưng
bàn tay, bàn chân được giám sát, xét nghiệm sớm, khoanh vùng xử lý triệt để.
Không có ca tử vong.
10. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch
khác: Chủ động giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời hạn
chế xảy ra tình trạng dịch chồng dịch.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo, điều
hành
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tại các địa phương từ tỉnh đến cơ sở; phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng
thành viên.
- Kiện toàn hoặc thành lập mới Đội cơ
động giám sát tuyến tỉnh, huyện xử lý ổ dịch tại cộng đồng và bệnh viện (khoa
nhi & khoa truyền nhiễm).
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch trên địa
bàn quản lý.
2. Hoạt động chuyên môn
a) Công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm
a1) Dịch
COVID-19
- Ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập:
+ Cách ly y tế triệt để tất cả các
trường hợp nhập cảnh, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. Tăng
cường kiểm tra việc nhập cảnh trái phép.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt
chẽ việc thực hiện các quy định về nhập cảnh, giám sát, cách ly y tế, phòng chống
COVID-19, đặc biệt là các điều kiện trước khi nhập cảnh
(Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, giấy khai báo y tế...), việc đưa đón từ
cửa khẩu, các khu vực cách ly y tế đối với người nhập cảnh (bao gồm khu cách ly
trong, ngoài quân đội có thu phí) tuyệt đối không để
lây lan trong khu vực cách ly, ra cộng đồng. Đảm bảo việc xét
nghiệm đúng số lượng, thời gian, đối tượng.
- Thực hiện nghiêm phòng chống lây
nhiễm tại khu cách ly và lây nhiễm ra cộng đồng. Tổ chức quản lý điều trị các
trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống lây nhiễm
trong cơ sở y tế.
- Tăng cường giám sát, nhằm phát hiện,
xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
- Rà soát, cập nhật các kịch bản
phòng chống dịch, chuẩn bị ứng phó với tình huống xấu nhất; thực hiện đúng việc giám sát cách ly, lấy
mẫu xét nghiệm, đặc biệt là chuyên gia nước ngoài, người hồi hương, nhập cảnh.
- Tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn cộng
đồng thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới, thực
hiện tốt thông điệp 5K gồm khẩu trang
- khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế và tiêm vắc xin.
- Cập nhật hướng dẫn giám sát và
phòng chống dịch COVID-19; hướng dẫn cách ly y tế; quy trình nhập cảnh, cách
ly, giám sát y tế kịp thời để thực hiện.
- Chỉ đạo các địa phương tổ chức giám
sát chặt chẽ tình hình dịch COVID-19 trong cộng đồng và các cơ sở y tế, phát hiện
sớm, lấy mẫu xét nghiệm, tổ chức cách ly theo quy định, khoanh vùng, xử lý triệt
để ổ dịch.
- Kiện toàn, duy trì sẵn sàng các Đội
đáp ứng nhanh để điều tra, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch.
Phát huy vai trò và nhiệm vụ của tổ COVID cộng đồng.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các giải pháp phòng, chống dịch tại các địa phương, đơn vị: Tổ chức các Đoàn kiểm tra công tác quản lý nhập cảnh, cách ly và giám
sát y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với chuyên gia, công dân
Việt Nam nhập cảnh, các nơi có nguy cơ cao...
a2) Dịch bệnh khác: Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát dịch tễ để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh; tại
khoa Nhiệt đới, khoa Hồi sức Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh; bệnh viện tuyến huyện; Trạm Y tế xã, tại cộng đồng, phân công cán bộ
y tế thôn bản đứng cánh giám sát, phát hiện sớm các trường
hợp nghi ngờ mắt bệnh truyền nhiễm, báo cáo kịp thời cho
Trạm Y tế cấp xã, phối hợp điều tra
xác minh trường hợp bệnh.
b) Công tác phát hiện, xử lý kịp thời
nguồn lây, ngăn chặn đường lây truyền
Tầm soát thường xuyên bệnh truyền nhiễm
tại Bệnh viện từ tỉnh, tuyến huyện, Trạm y tế xã và cộng đồng thông qua y tế thôn
bản; theo dõi cập nhật thường xuyên trên phần mềm, phản hồi thông tin và phối hợp tuyến dưới điều
tra, giám sát, nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời, sẵn sàng ứng phó với mọi
tình huống của dịch bệnh tại cộng đồng. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ bệnh,
khẩn trương khoanh vùng, cách ly và xử lý triệt để. Việc xử lý ổ dịch phải tuân thủ theo quy định của
Bộ Y tế.
c) Công tác truyền thông
- Biên soạn tài liệu truyền thông, tờ
rơi, áp phích, băng đĩa với nội dung và hình ảnh rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với từng
nhóm đối tượng và phong tục tập quán tại mỗi địa phương.
- Tổ chức chiến dịch tuyên truyền các
biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thường
xuyên bằng nhiều hình thức (phát băng tuyên truyền trên sóng phát thanh truyền hình, xe loa tuyên truyền, cấp
phát tờ rơi, tuyên truyền trực tiếp tại các cuộc họp ở tổ dân phố, thôn, bản).
Cụ thể:
Đẩy mạnh công tác truyền thông đến người dân và cộng đồng thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm, sử dụng nước sạch, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc
dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau
chùi bề mặt đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng hóa chất sát khuẩn thông thường,
không khạc nhổ bừa bãi, nằm màn, khơi thông cống rãnh và các vật dụng nơi muỗi
đẻ, phát hiện triệu chứng bệnh và đến cơ sở y tế gần nhất
để phòng tránh lây lan bệnh, những bệnh lây qua đường tiêu
hóa, qua đường hô hấp, qua véc tơ truyền bệnh; khuyến cáo người dân thực hiện
phương châm “5K” của Bộ Y tế.
d) Công tác tập huấn: Tổ chức tập huấn
về công tác giám sát và phòng, chống các bệnh truyền nhiễm cho cán bộ huyện, xã
và y tế thôn bản, tập huấn giám sát sốt xuất huyết, cho cán bộ tuyến tỉnh và
huyện. Tập huấn phiên bản mới phần mềm
theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế. Tập
huấn nâng cao năng lực cho tổ phòng chống dịch COVID-19 và tổ COVID cộng đồng.
đ) Công tác đảm
bảo phòng, chống dịch bệnh
- Chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ thuốc,
hóa chất khử trùng, trang bị bảo hộ, máy phun hóa chất phục vụ phòng, chống dịch
bệnh;
- Đảm bảo kinh phí truyền thông, giám
sát, tập huấn phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm.
e) Thông tin, báo cáo
- Thực hiện chế độ khai báo, thông
tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm quy định tại Thông tư số
54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.
- Khi có dịch bệnh xảy ra, hàng ngày,
từ 14 giờ đến 15 giờ các địa phương tổng hợp báo cáo ca bệnh và các hoạt động
phòng, chống về Sở Y tế (qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, email: y[email protected],
điện thoại: 0255.3824.989) để tổng hợp.
IV. TIẾN ĐỘ THỰC
HIỆN
TT
|
Các
hoạt động chính
|
Đơn
vị thực hiện
|
1
|
Xây dựng, phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh 2021
|
UBND cấp huyện, ngành y tế các cấp
|
2
|
Tổ chức thực hiện các hoạt động
chính về phòng, chống dịch bệnh trong năm: Vệ sinh yêu
nước; phong trào cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh;
chiến dịch VSMT, diệt muỗi, diệt bọ gậy, tiêm chủng...
|
UBND cấp huyện, ngành y tế
|
3
|
Hoạt động giám sát dịch bệnh, tiêm
chủng
|
Ngành Y tế phối hợp với các ban
ngành.
|
4
|
Hoạt động tập huấn
|
Ngành Y tế
|
5
|
Truyền thông GDSK
|
Ngành Y tế và các sở, ban, ngành,
đoàn thể liên quan
|
6
|
Đảm bảo công tác phòng, chống dịch
bệnh
|
UBND cấp huyện; các Sở: Y tế, Tài
chính
|
7
|
Thông tin, báo cáo
|
UBND cấp huyện, các đơn vị y tế
|
8
|
Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ
và đột xuất
|
UBND cấp huyện, ngành Y tế, các sở
ngành liên quan
|
9
|
Sơ kết, tổng kết
năm 2021
|
UBND cấp huyện,
Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên
quan.
|
V. Tổ chức thực hiện
1. Sở Y tế
- Hướng dẫn các sở, ngành, địa phương
tổ chức triển khai và thực hiện Kế hoạch đạt mục tiêu đề
ra.
- Chỉ đạo các
đơn vị trực thuộc xây dựng Kế hoạch triển khai phòng, chống COVID-19 và các bệnh
truyền nhiễm; giám sát chặt chẽ, phát hiện và điều trị kịp thời các trường hợp
mắc bệnh, ngăn chặn biến chứng và hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong;
chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu,
điều trị để kịp thời chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân trong trường hợp xảy ra dịch trên diện rộng; thành lập các đội cấp cứu lưu động ở tất cả các tuyến y tế, sẵn sàng hỗ trợ
chuyên môn cho các đơn vị trong cấp cứu, điều trị bệnh
nhân.
- Lập dự toán kinh phí cụ thể phục vụ
công tác phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm gây dịch gửi Sở Tài chính thẩm định,
trình UBND tỉnh quyết định.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động
phòng, chống bệnh tại địa phương về: công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, triển
khai phát động phong trào vệ sinh yêu nước; phong trào cộng đồng chung tay
phòng, chống dịch bệnh; chiến dịch VSMT, diệt muỗi, diệt bọ gậy, các chiến dịch
truyền thông... tại các địa phương và các cơ sở khám, chữa bệnh. Tổ chức kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong
tình hình mới. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh
và Bộ Y tế theo quy định.
- Chủ động tham mưu hoạt động của
Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (EOC) cấp tỉnh và phòng xét nghiệm chuẩn thức cấp tỉnh theo chỉ
đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Sở Giáo
dục và Đào tạo
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục-Đào tạo các
huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh
phối hợp với ngành y tế các cấp tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh, học sinh, giáo viên các biện pháp phòng, chống một số bệnh truyền
nhiễm gây dịch nguy hiểm ở người như: COVID-19, tay chân
miệng, sốt xuất huyết, Zika, cúm A(H5N1), cúm A(H5N2), cúm A (H7N9), cúm A(H10N8) ở người, viêm màng não do
não mô cầu, sởi-rubella, bạch hầu, Ebola, MERS-CoV...
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện
tốt các nội dung: vệ sinh môi trường, khử trùng tẩy uế môi
trường, dụng cụ đồ chơi, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân. Phát động
phong trào vệ sinh yêu nước, phong trào cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh trong toàn ngành giáo dục.
- Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành để
kiểm tra, chỉ đạo, giám sát các hoạt động phòng, chống các
dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục và chăm sóc trẻ.
- Khi phát hiện các ổ dịch tại cơ sở giáo dục phải thông báo kịp thời cho cơ sở y tế và phối
hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch
theo hướng dẫn của ngành y tế
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở Kế hoạch được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và dự toán kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch
bệnh năm 2021 do Sở Y tế đề nghị, thẩm tra và tham mưu UBND tỉnh theo đúng quy
định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Phối hợp với ngành y tế tuyên truyền
cho người dân cảnh giác với dịch cúm gia cầm và các sản phẩm gia cầm chưa nấu
chín, không ăn gia cầm mắc bệnh và thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân khi
tiếp xúc, chế biến gia cầm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát
chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y, vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo Chi cục
Thú y thông báo kịp thời cho ngành y tế khi phát hiện dịch bệnh trên gia súc,
gia cầm để phối hợp thực hiện các biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh lây từ gia
súc, gia cầm sang người.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống
thông tin cơ sở tuyên truyền về sự nguy hiểm, nguyên nhân,
đường lây truyền, triệu chứng và các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh để Nhân dân chủ động phòng ngừa dịch bệnh ngay tại
gia đình, cộng đồng.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
Báo Quảng Ngãi
Tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền
các biện pháp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; tuyên truyền những hành vi không có lợi
cho sức khỏe để người dân biết và phòng tránh... Lồng ghép
chương trình truyền thông phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy
hiểm ở người vào chuyên mục “Sức khỏe cộng đồng”. Tăng cường
công tác truyền thông phát động phong trào vệ sinh yêu nước, phong trào cộng đồng
chung tay phòng, chống dịch bệnh.
7. Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tăng cường nắm bắt thông tin về
khách du lịch, đặc biệt những người đến từ vùng có dịch để truyền thông, vận động
người dân, khách du lịch tự giám sát sức khỏe, kịp thời khai báo với cơ quan y
tế để phòng, chống COVID-19 và dịch bệnh
truyền nhiễm khác.
- Phối hợp với ngành Y tế quản lý chặt
chẽ khách du lịch từ vùng có dịch đến Quảng Ngãi, tổ chức
lễ hội, sự kiện phù hợp với tình hình dịch bệnh, không để bùng phát dịch bệnh.
8. Công an tỉnh
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai công tác thanh tra, xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các hoạt động liên quan đến
công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Nghị định số
117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ và các quy định hiện hành khác.
- Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm theo quy định.
9. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành
có liên quan nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực
y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; kiểm soát tốt các loại
dịch bệnh; kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý chất
thải y tế.
10. Các Sở, ban, ngành
Theo chức năng nhiệm vụ và diễn biến
dịch trên địa bàn tỉnh, chủ động phối hợp chặt chẽ với
ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo
không để dịch bệnh phát sinh và lan rộng trên địa bàn tỉnh.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh
Phối hợp với chính quyền các cấp và
ngành y tế thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa
bàn tỉnh, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe và tính
mạng của Nhân dân.
12. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch
bệnh năm 2021 trên địa bàn quản lý; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả
các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, tay chân miệng,
sốt xuất huyết, Zika, viêm màng não do não mô cầu, sởi-rubella, Bạch hầu, cúm
A(H5N1), cúm A(H5N2), cúm A (H7N9), cúm A(H10N8) ở người,
Ebola, MERS-CoV...
- Tăng cường các hoạt động giám sát,
phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và tập trung xử lý
triệt để ngay từ trường hợp mắc bệnh đầu tiên, khống chế không để dịch lây lan
ra diện rộng.
- Huy động hệ thống
chính trị và các hội, đoàn thể tập trung tuyên truyền đến Nhân dân chủ động, tự
giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
- Bố trí kinh phí hợp lý cho hoạt động
phòng, chống dịch.
- Tổng hợp, báo cáo gửi Sở Y tế về diễn
biến tình hình bệnh và công tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm tại địa
phương./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, tỉnh;
- Công an tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PT-TH tỉnh; Báo Quảng Ngãi;
- VPUB: PCVP(VX), CBTH;
- Lưu: VT, KGVXlmc203.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Phiên
|