Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 53/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Giàng Thị Dung
Ngày ban hành: 26/01/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/KH-UBND

Lào Cai, ngày 26 tháng 01 năm 2024

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở NGƯỜI TỈNH LÀO CAI NĂM 2024

Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia. Ngày 05/5/2023, sau hơn 03 năm xảy ra đại dịch, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế và WHO cũng đã tuyên bố đợt bùng phát M-pox (đậu mùa khỉ) không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.

Tại Việt Nam, số ca mắc COVID-19 chỉ tăng vào tháng 4, 5 năm 2023 sau đó giảm mạnh, từ ngày 20/10/2023 COVID-19 được điều chỉnh từ bệnh nhóm A sang bệnh nhóm B; dịch sốt xuất huyết bùng phát với hơn 172.000 trường hợp mắc và 43 trường hợp tử vong; ghi nhận sự trở lại của dịch Bạch hầu ở một số tỉnh phía bắc (Hà Giang, Điện Biên, Thái Nguyên); các dịch bệnh khác như Dại, Tay chân miệng, Sởi...có xu hướng gia tăng. Tại tỉnh Lào Cai năm 2023 đã ghi nhận 2.866 ca COVID-19, hiện nay cơ bản COVID-19 đã được kiểm soát; bệnh cạnh đó là sự gia tăng của các dịch bệnh truyền nhiễm cũ như sốt xuất huyết, ghi nhận 01 trường hợp tử vong do dại, đồng thời ghi nhận nhiều ổ dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, quai bị, cúm… trên địa bàn của tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch kịp thời nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong, không để dịch bệnh lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh năm 2024 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm; khống chế kịp thời, hiệu quả, bền vững các dịch bệnh truyền nhiễm, không để dịch lớn xảy ra, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm.

- Đảm bảo công tác kiểm dịch y tế quốc tế trên địa bàn tỉnh và sẵn sàng các phương án phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm mới nổi tái nổi qua cửa khẩu biên giới đảm bảo kịp thời phát hiện, nhanh chóng xử lý các ca bệnh, không để lây lan trong cộng đồng.

- Đẩy mạnh phân tuyến điều trị; thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, biến chứng và giảm quá tải bệnh viện.

- Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh. Có biện pháp kịp thời xử lý nghiêm với những trường hợp không chấp hành các quy định, làm lây lan dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Bảo đảm hiệu quả hoạt động phối hợp liên ngành triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm tra, giám sát các hoạt động tại địa phương.

- Đảm bảo kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, nguồn lực, sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh tại các tuyến.

- Đảm bảo triển khai các hoạt động tiêm phòng vắc xin đối với bệnh truyền nhiễm có vắc xin theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế.

3. Chỉ tiêu chung

- 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời, đặc biệt là các bệnh dịch mới nổi và tái nổi.

- 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh xâm nhập qua cửa khẩu. Tất cả hành khách xuất, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm để tổ chức quản lý, cách ly.

- 100% cán bộ làm công tác thống kê báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, công tác thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm, nâng cao chất lượng và hướng dẫn sử dụng báo cáo bằng phần mềm qua mạng internet.

- 100% UBND các cấp xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh tại địa phương.

- 100% các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế dự phòng đóng trên địa bàn Lào Cai thực hiện khai báo, báo cáo bệnh truyền nhiễm bằng phần mềm trực tuyến theo quy định của Bộ Y tế.

- 100% các cơ sở tiêm chủng đóng trên địa bàn Lào Cai triển khai thực hiện hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia (các phòng tiêm chủng nhà nước và tư nhân).

- Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt ≥95% quy mô xã, phường, thị trấn; tiêm chủng các loại vắc xin khác trong tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ cao theo kế hoạch của chương trình tiêm chủng mở rộng; duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi.

- 100% các đơn vị y tế trong tỉnh thành lập đội đáp ứng nhanh, xây dựng kế hoạch triển khai và vận hành Đội đáp ứng nhanh của đơn vị.

- Ít nhất 80% các ca bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng được điều tra theo quy định và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm chẩn đoán xác định.

4. Chỉ tiêu cụ thể đối với một số bệnh truyền nhiễm

4.1. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ebola, MERS-CoV, cúm A(H7N9): hạn chế tối đa dịch xâm nhập và lây lan trong tỉnh.

4.2. Các bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H5N6), COVID-19, Đậu mùa khỉ, và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi khác: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế.

4.3. Bệnh sốt xuất huyết

- Không để dịch bệnh lớn xảy ra.

- Tỷ lệ mắc: < 20/100.000 dân.

- Không có ca tử vong.

4.4. Bệnh tay chân miệng

- Tỷ lệ mắc: < 9/100.000 dân.

- Không có ca tử vong.

4.5. Bệnh Lỵ trực trùng

- Tỷ lệ mắc: <3/100.000 dân.

- Không có ca tử vong.

4.6. Bệnh dại

Khống chế tỷ lệ tử vong: <0,3/100.000 dân.

5. Một số bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng

5.1. Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.

5.2. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95% quy mô xã, phường.

5.3. Bệnh sởi.

- Tỷ lệ mắc: < 16/100.000 dân.

- Không có ca tử vong.

5.4. Bệnh ho gà, Rubella, bạch hầu, viêm não Nhật bản B và các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng khác.

Giảm 5% so với trung bình giai đoạn 5 năm 2016 - 2020.

II. GIẢI PHÁP, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế dự phòng, y tế cơ sở theo chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó khẩn trương triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới; Nghị quyết số 99/2023/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 18/12/2023 của Chính phủ về Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội.

- Rà soát và tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong triển khai công tác phòng, chống dịch; xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch năm 2024 trên địa bàn phù hợp với các nội dung ngành y tế triển khai.

- Xây dựng sẵn kịch bản cụ thể phù hợp thực tiễn tình hình dịch bệnh của địa phương, đơn vị; đề ra được các phương án đáp ứng chống dịch phù hợp, thích ứng linh hoạt.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và các bệnh mới nổi.

- Chỉ đạo việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh; xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của y tế cơ sở; củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch các tuyến, đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, khu vực tập trung đồng bào dân tộc thiểu số và huy động sự tham gia của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong phòng, chống dịch.

- Kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống và ứng phó khi dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc chỉ đạo tuyến dưới; duy trì chế độ giao ban phù hợp với tình hình dịch từng giai đoạn và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia chống dịch.

- Tăng cường xã hội hóa công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, huy động các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội (Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ), người dân, cùng với cơ quan quản lý nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất trong phòng chống dịch bệnh.

- Sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh nhằm đáp ứng yêu cầu đề ra và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia chống dịch theo quy định.

- Thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới, họp ban chỉ đạo để có biện pháp chỉ đạo kịp thời khi dịch xảy ra.

2. Hệ thống tổ chức và mạng lưới hoạt động

- Rà soát, bổ sung nhân lực cho mạng lưới cán bộ y tế dự phòng từ tỉnh đến tuyến xã để đảm bảo triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, cập nhật nâng cao kỹ năng truyền thông về công tác phòng chống dịch bệnh cho cán bộ y tế làm công tác phòng, chống dịch bệnh các tuyến, cán bộ hội phụ nữ, giáo dục, đoàn thanh niên...

- Thường xuyên cập nhật các quy định, quy trình về giám sát, xử lý dịch, phác đồ điều trị các bệnh mới nổi có nguy cơ xâm nhập và triển khai tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế.

3. Hoạt động chuyên môn, kỹ thuật

3.1. Công tác dự phòng

- Kiểm soát triệt để hành khách xuất, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm để tổ chức quản lý, cách ly, không để dịch bệnh xâm nhập qua cửa khẩu. Đồng thời giám sát chặt chẽ tại các cơ sở y tế thực hiện mục tiêu ngăn chặn nguồn lây xâm nhập từ bên ngoài và khoanh vùng, dập dịch từ bên trong để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế trường hợp bệnh nặng, tử vong.

- Tăng cường hoạt động giám sát, chủ động phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời; xử lý ca bệnh/ổ dịch triệt để, không để dịch bệnh tái bùng phát trên những ổ dịch cũ; thực hiện điều tra dịch tễ ca bệnh, phân tích, dự báo xu hướng phát triển của bệnh dịch ở từng ổ dịch để có biện pháp phòng, chống phù hợp.

- Tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng, đảm bảo các đối tượng được tiêm đủ mũi và đúng lịch. Đảm bảo tiêm chủng vắc xin đạt tỷ lệ cao, chất lượng tốt, an toàn theo chỉ tiêu kế hoạch. Tăng cường kiểm tra việc đảm bảo an toàn trong tiêm chủng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị định số 104/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 quy định về hoạt động tiêm chủng và Thông tư 34/TT-BYT ngày 17/11/ 2018 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

- Tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng phòng chống bệnh truyền nhiễm trên trẻ em ở mức cao trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời số lượng vắc xin đề xuất trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho các nhóm tuổi. Triển khai ngay các đợt tiêm bổ sung khi đủ điều kiện để đảm bảo miễn dịch trong các tình huống thiếu vắc xin cục bộ có thể xảy ra.

- Đảm bảo công tác thống kê báo cáo và cập nhật mũi tiêm trên hệ thống thông tin tiêm chủng. Duy trì giám sát, đánh giá, phân tích các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động phòng chống dịch bệnh ở các tuyến.

3.2. Công tác điều trị

- Thực hiện hiệu quả việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc bệnh; đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính, người già và trẻ em, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Tăng cường năng lực cho cơ sở khám, chữa bệnh các tuyến, tổ chức phân tuyến điều trị, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Tổ chức các đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ tuyến dưới. Tăng cường năng lực hồi sức tích cực cho các tuyến đáp ứng yêu cầu điều trị; tổ chức đào tạo, tập huấn về các phác đồ điều trị, hồi sức cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân, phòng chống lây nhiễm.

- Phối hợp bệnh viện tuyến tỉnh, huyện tổ chức các đội điều trị cấp cứu cơ động, sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới; thu dung, chẩn đoán, điều trị kịp thời, đúng phác đồ hạn chế tối đa trường hợp tử vong.

- Rà soát hoạt động chuyên môn, cập nhật phác đồ chẩn đoán, điều trị các bệnh dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức tập huấn cho cán bộ tham gia công tác điều trị của các huyện, thành phố và các lực lượng được điều động tham gia phòng chống dịch.

- Xây dựng kế hoạch đảm bảo thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện bảo hộ cho công tác thu dung điều trị bệnh nhân theo các tình huống dịch.

- Thông tin, phối hợp chặt chẽ với đơn vị y tế dự phòng trong công tác giám sát, chia sẻ mẫu bệnh phẩm; Thực hiện nghiêm báo cáo theo Thông tư 54/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

4. Phối hợp liên ngành

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành trong công tác quản lý nhập cảnh, cách ly, giám sát y tế đối với công dân nhập cảnh từ Trung Quốc vào địa bàn tỉnh.

- Tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế với các sở, ban, ngành, địa phương để triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; đẩy mạnh phối hợp giữa Sở Y tế và các sở, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan triển khai, tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động: (1) vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp đủ nước uống, nước sạch và thường xuyên vệ sinh môi trường tại các cơ sở giáo dục, các trường học; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh, cán bộ, giáo viên về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (2) phòng, chống dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật để xử lý triệt để ổ dịch và phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật, thực phẩm sang người… phòng chống buôn lậu gia cầm, gia súc, các sản phẩm từ gia cầm, gia súc không rõ nguồn gốc xuất xứ; phối hợp giám sát chặt chẽ các đối tượng phải kiểm dịch tại các cửa khẩu trên địa bàn.

5. Truyền thông, giáo dục sức khỏe

- Tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe.

- Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về chương trình tiêm chủng mở rộng và lợi ích của tiêm chủng phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em để vận động nhân dân chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

- Sử dụng đa dạng tất cả các loại hình truyền thông trong Truyền thông phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm: truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền thông trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber, Youtube, TikTok, Lotus, Gapo...); tin nhắn điện thoại; các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet. Chú trọng truyền thông trên mạng xã hội thông qua các thông điệp hiệu quả cao như: Infographic, video clip, audioclip...; truyền thông qua tin nhắn điện thoại...

- Thực hiện các hoạt động truyền thông đặc thù với từng bệnh dịch cụ thể, như: phòng bệnh dại và tiêm phòng bệnh dại sau phơi nhiễm; phòng chống bệnh sốt xuất huyết; bệnh tay chân miệng; chiến dịch tuyên truyền rửa tay bằng xà phòng, phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân...và các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm khác. Tổ chức các chiến dịch truyền thông hưởng ứng các ngày: ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết 15/6, thế giới phòng chống viêm gan 28/7, thế giới phòng chống dại 28/9, thế giới phòng chống dịch 27/12,... Tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền phòng chống dịch theo mùa, các kỳ lễ hội, các sự kiện lớn của quốc gia,...

- Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các hoạt động phòng, chống dịch; chỉ đạo hệ thống truyền thông cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh và triển khai hiệu quả các hình thức, loại hình truyền thông phù hợp như thông điệp truyền thông, infographic, video, audio... trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, internet...

- Quản lý thông tin y tế, phối hợp xử lý khủng hoảng truyền thông, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời khi xảy ra các sự cố, tai biến trong công tác phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng; phối hợp các cơ quan có trách nhiệm xử lý kịp thời tin đồn, tin giả liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng.

6. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường

- Nâng cao năng lực hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở; tăng cường thực hiện chức năng, nhiệm vụ và phối hợp liên ngành trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của UBND các cấp, các ngành. Đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm có chế tài xử lý các cá nhân, cơ sở vi phạm.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với đời sống xã hội, đến sức khỏe con người, sự phát triển giống nòi và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo đảm vệ sinh môi trường, duy trì các hành vi vệ sinh cá nhân đặc biệt là hành vi rửa tay với xà phòng tránh bệnh truyền nhiễm.

- Tổ chức các đợt cao điểm tổng vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh: trong dịp lễ hội hoặc tập trung đông người, Tết Nguyên đán; vệ sinh môi trường sau mưa, lũ; vệ sinh môi trường trong trường học; tổ chức các chiến dịch thu gom phế thải, phế liệu phòng chống dịch bệnh viêm não vi rút, sốt xuất huyết trước, trong mùa dịch...

- Thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đối với các dịch bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định của Bộ Y tế.

7. Đầu tư nguồn lực

Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan:

- Tham mưu đảm bảo đầu tư nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất các chế độ đãi ngộ, các chính sách về đào tạo, các chế độ bảo hiểm rủi ro và có chế độ bảo vệ sức khỏe đặc thù nghề nghiệp cho cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở; nghiên cứu các cơ chế đầu tư tài chính đặc thù cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

- Củng cố cơ sở vật chất, năng lực cho các đơn vị y tế nhất là y tế cơ sở, đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch hiệu quả; đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ làm công tác phòng, chống dịch.

8. Công tác điều tra, giám sát, báo cáo dịch bệnh

- Thành lập các đoàn thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng vắc xin tại những điểm nguy cơ gây dịch và lấy mẫu xét nghiệm tại các vùng trọng điểm để có biện pháp phòng dịch chủ động. Tập trung vào các bệnh nguy hiểm, mới nổi như: COVID-19; cúm A (H5N1), cúm A (H7N9, H10N8...), Ebola, Mers-Cov, viêm não-màng não do vi rút, dại...

- Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản, cơ sở y tế tư nhân, y tế cơ quan, xí nghiệp, trường học trong việc phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời dịch bệnh để tổ chức xử lý dịch và huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch.

- Thực hiện công tác giám sát dịch bệnh hàng tháng tại tuyến huyện, xã, phường, thị trấn; tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh dịch lây từ động vật sang người; dịch bệnh truyền qua thực phẩm.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, thu thập, quản lý, thống kê số liệu dịch bệnh, tiêm chủng và các hoạt động phòng chống dịch tại Lào Cai, trong nước và quốc tế để phục vụ dự báo, cảnh báo nhanh, đầy đủ, kịp thời.

- Tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát phối hợp liên ngành.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ khai báo thông tin bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

9. Công tác hậu cần và đáp ứng tình huống dịch

- Xây dựng sẵn kịch bản, đáp ứng kịp thời mọi tình huống khi xuất hiện ổ dịch, dịch quy mô lớn để chủ động phòng dịch, tránh lúng túng và bị động.

- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, các thuốc thiết yếu đáp ứng cho công tác phòng chống dịch.

- Củng cố đội phòng chống dịch cơ động, tổ cấp cứu lưu động, linh hoạt kịp thời, sẵn sàng đáp ứng nhanh cho mọi hoạt động phòng chống dịch.

- Đảm bảo kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm các hoạt động: giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, điều trị.

III. KINH PHÍ

- Nguồn kinh phí từ Trung ương và địa phương phục vụ công tác phòng chống dịch.

- Nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác để triển khai hoạt động phòng chống dịch bệnh tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

- Tùy điều kiện tình hình dịch bệnh cụ thể các sở, ngành căn cứ nhiệm vụ lập dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Là đơn vị thường trực, tham mưu tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương, đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B, nhóm C và đề nghị Bộ Y tế công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tập trung vào các hoạt động: Thông tin tuyên truyền, giám sát trọng điểm; thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, cảnh báo tình hình dịch bệnh và xử lý các ca bệnh, ổ dịch bệnh truyền nhiễm. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống dịch theo từng cấp độ; tổ chức tập huấn chuyên môn kỹ thuật; kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống dịch và kịp thời báo cáo, điều phối các hoạt động phòng, chống dịch hiệu quả. Bố trí nhân lực, cơ số thuốc, hóa chất, sinh phẩm, vật tư y tế, trang thiết bị, phương tiện và cơ sở vật chất sẵn sàng đáp ứng cho công tác phòng, chống, thu dung, cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm.

- Khi có dịch bệnh xảy ra, giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các ngành tham mưu, xây dựng kế hoạch, phòng chống dịch theo từng cấp độ vụ dịch; đề xuất các biện pháp can thiệp cụ thể, kinh phí, hóa chất, vật tư... với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc và tử vong ở mức thấp nhất.

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật xây dựng kế hoạch chuyên môn, hướng dẫn triển khai giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; chủ động theo dõi, giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài tại cộng đồng; tiếp tục tổ chức tiêm chủng đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.

- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của các lực lượng phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Chỉ đạo các đơn vị y tế đảm bảo thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh cấp bổ sung kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động nguồn kinh phí khác để đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch, các chương trình mục tiêu y tế và chế độ chính sách, phụ cấp cho cán bộ y tế dự phòng, cán bộ y tế cơ sở.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin, tài liệu để hướng dẫn các cơ quan báo chí, Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông các huyện, thị xã, thành phố; Đài truyền thanh cơ sở tuyên truyền phòng chống dịch bệnh đặc biệt là các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên liên hệ với Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, các ngành của tỉnh để được hỗ trợ các nguồn lực cho phòng chống dịch.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng vắc xin.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và tăng cường việc thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT ; báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo Thông tư 28/2019/TT-BYT ; quản lý thông tin tiêm chủng.

- Tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của các đơn vị tại địa phương; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Theo dõi tình hình các bệnh truyền nhiễm ở động vật có khả năng lây sang người, chỉ đạo các biện pháp xử lý kịp thời; thông báo thường xuyên tình hình dịch và dự báo khả năng phát triển dịch, tham mưu với UBND tỉnh các biện pháp thực hiện.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh chủ động cho gia súc, gia cầm và thực hiện tốt kiểm dịch động vật khi có dịch xảy ra, kịp thời xử lý ổ dịch theo qui định.

- Thực hiện tốt kiểm dịch động vật khi có dịch xảy ra, kịp thời xử lý ổ dịch theo quy định. Tổ chức bao vây, xử lý triệt để các ổ dịch trên gia súc gia cầm nhất là các dịch bệnh có thể lây sang người. Duy trì các chốt kiểm dịch động vật 24/24 giờ, không để gia súc, gia cầm có nguồn gốc không rõ lưu hành trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm để nhân dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch trong chăn nuôi. Thực hiện tiêu độc, khử trùng tại các chợ đầu mối, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Phối hợp, chia sẻ thông tin cùng với ngành y tế trong tuyên truyền, giám sát, phát hiện, xử lý dịch bệnh ở động vật lây sang người. Thông tin kịp thời diễn biến dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cho ngành y tế để triển khai các biện pháp phòng chống dịch trên người.

- Chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định trong kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm của các cơ sở kinh doanh; khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc, các trung tâm GDNN- GDTX các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch trong các nhà trường; tổ chức hướng dẫn học sinh các kỹ năng vệ sinh cá nhân như: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh phòng ở sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp,... để phòng chống dịch bệnh.

- Phối hợp với Ngành Y tế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, khai báo kịp thời học sinh, học viên bị mắc bệnh đảm bảo đầy đủ các thông tin cho các cơ sở y tế trên địa bàn để kịp thời, phối hợp xử lý; tăng cường công tác tuyên truyền về bệnh, dịch và các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong nhà trường thông qua hệ thống bảng tin, loa phát thanh,... trong đó khuyến khích học sinh cùng tham gia.

- Phối hợp với Ngành Y tế tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường nhằm trang bị các kiến thức, kỹ năng ứng phó khi có dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trong các nhà trường sau khi kết thúc các năm học.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn các cơ quan báo chí, Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông các huyện, thị xã, thành phố; Đài truyền thanh cơ sở thông tin về diễn biến dịch bệnh, tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh để người dân nắm bắt.

5. Báo Lào Cai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Chủ động phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tùy tình hình thực tế, khi có dịch Đài Phát thanh -Truyền hình đăng tải nội dung phòng chống dịch bệnh hàng ngày (buổi sáng và buổi tối) bằng tiếng dân tộc; tiếp tục đa dạng hoá các loại hình truyền thông nhằm truyền tải thông tin đến với người dân.

6. Sở Tài chính

- Phối hợp với ngành y tế tham mưu với UBND tỉnh quyết định các nguồn kinh phí, cơ số thuốc, hóa chất, sinh phẩm, vật tư y tế, trang thiết bị đáp ứng cho công tác tuyên truyền, vệ sinh phòng bệnh và phòng, chống dịch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công.

- Đảm bảo ngân sách chi trả các chế độ chính sách, phụ cấp cho cán thực hiện công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của các cơ quan trung ương.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công và chương trình mục tiêu trong lĩnh vực y tế (nếu có) để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất các đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Công Thương

- Triển khai các biện pháp quản lý, chỉ đạo, phối hợp phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong các khu công nghiệp.

- Chỉ đạo các chợ, siêu thị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh do ngành quản lý thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; theo chức năng nhiệm vụ chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là những dịch bệnh nguy hiểm ở người.

- Triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung, cầu nhằm bình ổn thị trường. Đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu cho nhân dân trong trường hợp phải cách ly, dãn cách do dịch bệnh.

9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Đảm bảo công tác an sinh xã hội cho những người trong khu vực có dịch bệnh, hỗ trợ kịp thời đối với trường hợp tử vong do bệnh dịch theo quy định.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan công an cung cấp thông tin các trường hợp đi lao động tại các vùng có dịch trở về Việt Nam và lưu trú trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong Trường Đại học, cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở Giáo dục dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

10. Sở Du Lịch

- Chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức tập huấn và thực hiện công tác phòng, chống dịch, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cán bộ, nhân viên nhất là nhân viên phục vụ ăn, uống; chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng các phương án, điều kiện về công tác phòng, chống dịch khi đón khách du lịch đến lưu trú.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thông báo kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch và hành trình của các đoàn khách đến từ vùng có dịch cho cơ quan y tế địa phương để Sở Y tế chỉ đạo phối hợp giám sát và tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch.

- Chỉ đạo các khách sạn tổ chức tiếp nhận và cách ly y tế đúng quy định đối với người đến/về từ vùng dịch, thường xuyên liên hệ và báo cáo với y tế địa phương đế giám sát sức khỏe.

11. Sở Giao thông vận tải

- Xây dựng phương án huy động các phương tiện vận tải công cộng đáp ứng với tình huống dịch bùng phát cần di chuyển người dân đến khu vực cách ly theo đề nghị của ngành Y tế.

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường phòng chống các loại dịch bệnh tại nhà ga, bến xe, bến tàu.

- Đề xuất các phương án phân luồng cũng như hạn chế giao thông công cộng trong trường hợp dịch bùng phát để hạn chế lây lan dịch bệnh.

12. Sở Xây dựng

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu, diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết tại các công trình xây dựng.

- Đảm bảo cung cấp nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt nhằm hạn chế các dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.

- Phối hợp với ngành Y tế trong việc kiểm tra giám sát chất lượng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn.

- Tuyên truyền công tác phòng, chống dịch cho cán bộ, công nhân tại các công trường xây dựng.

- Chỉ đạo các công trường xây dựng khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi phát hiện có công nhân, người lao động tại công trường bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.

13. Sở Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát, đề xuất đặt hàng theo quy định các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh.

- Phối hợp với Sở Y tế về việc tuyên truyền phổ biến những tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh.

14. Sở Ngoại vụ

- Phối hợp với ngành Y tế quản lý các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm có yếu tố nước ngoài.

- Phổ biến, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh cho người nước ngoài đến Lào Cai.

15. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chỉ đạo Công ty Môi trường đô thị triển khai tốt công tác thu gom, quản lý, xử lý nguồn chất thải, rác thải sinh hoạt và rác thải y tế, đặc biệt với rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh

- Quản lý môi trường, nguồn nước: Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguồn nước thải, đảm bảo nguồn nước thải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường.

- Phối hợp với ngành Y tế trong việc kiểm tra giám sát chất lượng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn.

16. Cục Quản lý thị trường

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã trái phép, thực phẩm tươi sống, không để thực phẩm không rõ nguồn gốc xâm nhập vào địa bàn tỉnh nhằm góp phần ngăn chặn nguồn bệnh lây lan.

- Tăng cường công tác quản lý theo địa bàn, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, tập trung kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chữa bệnh khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh.

17. Công an tỉnh

- Chỉ đạo Cảnh sát môi trường tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm theo pháp luật những đơn vị gây ô nhiễm môi trường.

- Phối hợp trong các đoàn liên ngành kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm phòng, chống dịch.

- Chỉ đạo công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ quan y tế trên địa bàn, phối hợp thực hiện cưỡng chế cách ly, khử khuẩn, triển khai các biện pháp chống dịch khi cần thiết.

- Tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp thông tin không đúng về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng và các trường hợp không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.

18. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

- Chỉ đạo Phòng Quân Y các đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho từng đơn vị.

- Có phương án triển khai khu vực cách ly và bệnh viện dã chiến chi viện cho ngành Y tế trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng đáp ứng của ngành Y tế.

19. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Phối hợp với ngành y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức tiêm chủng mở rộng tại vùng biên.

- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát biên giới kịp thời ngăn chặn nhập cảnh trái phép người và động vật vào địa phương, đảm bảo an ninh, trật tự khu vực biên giới.

20. Bảo hiểm xã hội tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế trong thanh toán chi phí xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh dịch theo quy định.

21. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

- Phối hợp với ngành Y tế và các sở, ngành liên quan hướng dẫn MTTQ và các tổ chức thành viên triển khai công tác phòng, chống dịch. Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch tại cộng đồng.

- Tổ chức quyên góp, hỗ trợ nhằm giảm bớt các thiệt hại do dịch bệnh gây nên trong trường hợp cần thiết.

22. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh toàn diện về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố.

- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Chủ động kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên.

- Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, các đội tuần tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.

- Huy động sự tham gia của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh. Đa dạng hóa hoạt động truyền thông phòng chống dịch tại cộng đồng và các hộ gia đình.

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện/thị xã/thành phố tổ chức giám sát chặt chẽ phát hiện sớm dịch bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng, tại các cơ sở, khám bệnh, chữa bệnh; Tăng cường công tác tiêm chủng phòng bệnh chủ động

- Chỉ đạo tuyên truyền để nhân dân biết cách tự phòng bệnh, chủ động đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người tỉnh Lào Cai năm 2024, yêu cầu các đơn vị, ban ngành cùng các địa phương căn cứ chủ động xây dựng kế hoạch của đơn vị, địa phương và tổ chức triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Cục Y tế dự phòng, Viện VSDTTƯ;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Uỷ ban MTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các sở, ban ngành tỉnh;
- UBND huyện/thị xã/thành phố;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh;
- Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế;
- Lưu: VT, TH3, VX2.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Thị Dung

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 53/KH-UBND ngày 26/01/2024 phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người tỉnh Lào Cai năm 2024

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


276

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.107.181
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!