ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 47/KH-UBND
|
Bà Rịa - Vũng
Tàu, ngày 27 tháng 3 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2019
Thực hiện Quyết định số 278/QĐ-BYT
ngày 22/01/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền
nhiễm năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh
truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2019, như sau:
Phần I
ĐÁNH GIÁ DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2018
I. Tình hình dịch,
bệnh truyền nhiễm năm 2018
1. Tình hình bệnh
truyền nhiễm trên thế giới
1.1. Bệnh do vi rút Ebola
Theo thông tin từ Cơ quan đầu mối quốc
gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR), tình hình dịch bệnh Ebola tại khu vực
Tây Phi đã được kiểm soát. Tuy nhiên, từ tháng 4/2018 đến nay, Cộng hòa dân chủ
Công Gô (Công Gô) đã ghi nhận đợt dịch thứ 9 tại quốc gia này kể từ năm 1976, đợt
dịch gần nhất xảy ra vào tháng 12 năm 2017. Trong năm 2018, Công Gô đã ghi nhận
422 trường hợp mắc, 242 trường hợp tử vong. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh
giá khả năng bùng phát dịch bệnh Ebola tại Cộng hòa dân chủ Công Gô vẫn ở mức
cao dù quốc gia này cũng đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống và triển
khai việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc mới
1.2. Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp
vùng Trung Đông (MERS-CoV)
Từ đầu năm 2017
đến nay, dịch MERS-CoV vẫn được ghi nhận rải rác tại khu vực Trung Đông (Quata,
Ả Rập Xê Út, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất). Gần đây nhất, WHO thông báo từ ngày 16-30/10/2018 đã ghi nhận thêm 04 trường
hợp mắc mới MERS-CoV trong đó có 01 trường hợp tử vong tại Vương quốc Ả rập thống nhất. Như vậy, trong
năm 2018 nước này đã ghi nhận trên 130 trường hợp mắc, trong đó có 54 trường hợp
tử vong. Hầu hết các trường hợp mắc có tiền sử tiếp xúc với lạc đà, các sản phẩm
từ lạc đà hoặc có tiếp xúc với trường hợp bệnh. Từ năm 2012 đến nay, trên toàn
cầu đã ghi nhận 2.266 trường hợp mắc MERS-CoV, trong đó có 804 trường hợp tử
vong.
1.3. Bệnh cúm gia cầm
1.3.1. Cúm A(H7N9)
Bệnh cúm A(H7N9) bắt đầu được ghi nhận
tại Trung Quốc từ tháng 3 năm 2013, có nguồn gốc từ cúm trên gia cầm. Từ đó đến
nay, Trung Quốc đã ghi nhận 6 đợt dịch, chủ yếu tập trung
vào mùa đông xuân. Năm 2017 ghi nhận đợt dịch lần thứ 5 là
đợt dịch lớn nhất cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan với hơn 786 trường hợp mắc tại 18 tỉnh, thành phố, trong đó có 300 trường hợp
tử vong. Ngoài ra, từ 10/01/2017, đã phát hiện chủng vi rút cúm A(H7N9) độc lực
cao gây bệnh ở gia cầm. Trong năm 2018, Trung Quốc ghi nhận 02 trường hợp mắc mới.
Từ năm 2013 đến nay, ghi nhận 1.567 trường hợp mắc cúm A(H7N9).
1.3.2. Cúm A(H5N1)
Trong năm 2018, không ghi nhận trường
hợp mắc cúm A(H5N1), tích lũy từ năm 2003 đến nay ghi nhận 860 trường hợp mắc tại
16 quốc gia, trong đó có 454 trường hợp tử vong.
1.3.3. Cúm A(H7N4)
Tại Trung Quốc ngày 14 tháng 2 năm
2018, Ủy ban Y tế Quốc gia và Kế hoạch hóa Gia đình (NHFPC) của Trung Quốc đã
thông báo 01 trường hợp nhiễm trùng ở người với vi rút cúm A (H7N4). Đây là trường
hợp nhiễm cúm gia cầm A (H7N4) đầu tiên ở người được báo
cáo trên toàn thế giới. Bệnh nhân đã báo cáo tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống
trước khi xuất hiện các triệu chứng. Trình tự di truyền của vi rút cúm A (H7N4)
này cho thấy tất cả các phân đoạn vi rút có nguồn gốc từ vi rút cúm gia cầm.
1.4. Bệnh Sốt vàng
Ngày 19/5/2016 Ủy ban Khẩn cấp Điều lệ
Y tế quốc tế của WHO đã họp về tình hình dịch bệnh sốt
vàng tại châu Phi và công bố dịch sốt vàng tại Angola và Cộng
hòa dân chủ Công Gô là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng đòi hỏi đáp ứng dịch
mạnh mẽ tại quốc gia bị ảnh hưởng và tăng cường hỗ trợ quốc
tế. Từ đó đến năm 2018, nhờ sự can thiệp bằng các chiến dịch sử dụng vắc xin của
WHO và các nước có dịch, các khu vực có ghi nhận dịch sốt vàng lớn như Angola,
Cộng hòa dân chủ Công Gô đã không còn ghi nhận dịch bệnh bùng phát lớn. Tuy
nhiên, các quốc gia khác (Ethiopia, Gambia, Senegal, Nigeria và Hà Lan, Brazil)
vẫn ghi nhận một số trường hợp bệnh rải rác, xâm nhập.
1.5. Bệnh Tay chân miệng
Ghi nhận số mắc gia tăng tại nhiều quốc
gia khu vực Tây Thái Bình Dương như: Trung Quốc (377.629 trường hợp mắc, trong
đó có 04 trường hợp tử vong, so với năm 2017, số mắc tăng 27%), Malaysia
(53.156 trường hợp mắc, trong đó có 02 trường hợp tử vong), Nhật Bản (69.041
trường hợp mắc), Singapore (26.252 trường hợp mắc), Hàn Quốc,
Hồng Kông, Ma Cao (Trung Quốc) và phổ
biến tại nhiều nước châu Á.
1.6. Bệnh Sốt xuất huyết Dengue
Bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện nay
đang là vấn đề y tế công cộng nan giải trên toàn cầu và được WHO đánh giá là một
trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất. Hiện bệnh đã lưu hành tại
128 quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng
Đông Nam Á, châu Phi, châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, trong đó Đông
Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo WHO, mỗi năm có khoảng 390 triệu trường
hợp mắc, phần lớn là trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ tử vong trung bình do sốt xuất huyết khoảng
2,5-5%.
1.7. Bệnh Sởi
Năm 2018, trên thế giới ghi nhận
281.488 trường hợp mắc sởi tại 184/194 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến 03/12/2018, dịch bệnh sởi ghi nhận số mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt có sự gia tăng số
mắc tới 2,6 lần tại khu vực châu Âu, trong đó có một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi như Đức
và Nga. Nguyên nhân dịch sởi gia tăng tại các nước châu Âu
là do tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi không đạt tại nhiều nước, như tại Ucraina tỷ lệ
tiêm vắc xin sởi chỉ đạt 31%. Tại khu vực Tây Thái Bình
Dương số mắc sởi tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017, ghi nhận nhiều tại Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..., trong đó tại Philippines số mắc sởi tăng hơn 7 lần
so với cùng kỳ năm 2017.
1.8. Bệnh Tả
- Tại Zimbabwe: tính đến ngày 3 tháng
10 năm 2018, ghi nhận 8.535 trường hợp tích lũy, bao gồm 163 trường hợp được
xác nhận trong phòng thí nghiệm và 50 trường hợp tử vong đã được báo cáo (tỷ lệ
tử vong trong trường hợp: 0,6%). Trong số 8340 trường hợp được biết tuổi, phần
lớn (56%) ở độ tuổi từ 5 đến 35 tuổi. Nam và nữ đã bị ảnh hưởng như nhau bởi sự
bùng phát. Tác nhân gây bệnh được xác định là Vibrio cholera O1 serotype Ogawa.
- Tại Nigeria: Tính đến ngày 1 tháng
10 năm 2018, ghi nhận 3.692 trường hợp mắc, trong đó có 68 trường hợp tử vong.
Tác nhân gây bệnh được xác định là Vibrio cholerae O1
Inaba.
- Tại Algeria: ghi nhận 217 trường hợp
có triệu chứng lâm sàng bệnh tả đã được nhập viện, trong
đó có 02 trường hợp tử vong. Tác nhân gây bệnh được xác định là Vibrio cholerae
serogroup O1 Ogawa.
- Tại Cameroon: tháng 5 năm 2018, ghi
nhận 03 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tả tại khu vực giáp biên giới Nigeria. Tại
khu vực này là nơi đã xảy ra vụ dịch tả năm 2014 với hơn 1.500 trường hợp mắc.
- Tại Somalia: dịch tả bắt đầu vào
tháng 12 năm 2017, tính đến ngày 18 tháng 3 năm 2018, tổng cộng 1613 trường hợp
mắc bệnh tả, bao gồm 09 trường hợp tử vong.
- Tại Cộng hòa Dân chủ Congo: Từ
tháng 11 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018, ghi nhận 1.065 trường hợp trong đó có
43 trường hợp tử vong, 177 mẫu phân đã được thu thập để xét nghiệm, kết quả có
83 xét nghiệm dương tính.
- Tại Mozambique: Từ ngày 14 tháng 8
năm 2017 đến ngày 11 tháng 2 năm 2018, ghi nhận 1.799 trường hợp mắc, trong đó
có 01 trường hợp tử vong.
- Tại Cộng hòa Tanzania: Từ tháng 8
năm 2015 đến ngày 7 tháng 1 năm 2018, ghi nhận 33.421 trường hợp mắc, trong đó
có 542 trường hợp tử vong (1,62%).
1.9. Bệnh Bại liệt
- Tại Nigeria: ghi nhận 23 trường hợp mắc bệnh bại liệt loại 2 có nguồn gốc từ vắcxin
(cVDPV2). Nigeria là một trong ba quốc gia duy nhất trên thế giới được xếp vào
nhóm đặc hữu của bệnh bại liệt hoang dã, cùng với Afghanistan và Pakistan.
- Tại Papua New Guinea: tháng 4 năm
2018 ghi nhận 01 trường hợp bại liệt có liên quan đến vắcxin bại liệt loại 1
(VDPV1).
- Tại Somalia: Sự lưu hành của vi rút
bại liệt có nguồn gốc từ vắcxin loại 2 (cVDPV2) đã được xác nhận. Ba chủng
CVDPV2 đã được phân lập từ các mẫu môi trường được thu thập vào ngày 4 và ngày
11 tháng 1 năm 2018.
1.10. Bệnh Chikungunya
- Tại Sudan: ghi nhận 13.900 trường hợp
chikungunya, 95% trong số đó là từ Bang Kassala. Không có nhập viện hoặc tử
vong đã được báo cáo chính thức. Khoảng 7% các trường hợp được báo cáo là trẻ
em dưới 5 tuổi và 60% là nữ.
- Tại Kenya: Từ tháng 12 năm 2017 đến
tháng 2 năm 2018, ghi nhận 453 trường hợp, bao gồm 32 trường hợp được xác nhận
trong phòng thí nghiệm và 421 trường hợp nghi ngờ chikungunya.
2. Tình hình bệnh
truyền nhiễm tại Việt Nam
2.1. Dịch bệnh MERS-CoV: Không ghi nhận trường hợp mắc MERS-CoV.
2.2. Bệnh cúm A(H5N1): Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh cúm A(H5N1) trên người. Tuy nhiên vẫn
ghi nhận các ổ dịch cúm A(H5N1) trên các đàn gia cầm tại một số tỉnh, thành phố.
Tích lũy từ đầu năm 2003 đến nay, Việt Nam ghi nhận 127 trường hợp mắc, trong
đó có 63 trường hợp tử vong.
2.3. Bệnh cúm A(H5N6): Chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H5N6) trên người, tuy nhiên vẫn ghi
nhận các ổ dịch cúm A(H5N6) trên gia cầm tại một số tỉnh, thành phố.
2.4. Cúm A(H7N9): Chưa ghi nhận trường hợp nghi nhiễm cúm A(H7N9).
2.5. Bệnh Tả: Trong 6 năm trở lại đây không ghi nhận
trường hợp mắc. Năm 2007 ghi nhận số mắc tả cao 1.907 trường hợp, năm 2008 ghi
nhận 886 trường hợp mắc, năm 2011 ghi nhận 02 trường hợp mắc.
2.6. Bệnh Tay chân miệng: Ghi nhận 130.509 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố,
trong đó có 63.098 trường hợp nhập viện, 15 trường hợp tử vong. So với năm
2017, số mắc cả nước tăng 24,1 %, số
trường hợp nhập viện tăng 29,6%.
2.7. Bệnh Sốt xuất huyết: Ghi nhận 131.680 trường hợp mắc, 17 trường hợp tử vong tại Bình Dương
(3), Đồng Nai (3), Bình Phước, Cà Mau, Khánh Hòa, An Giang, Bình Định, Trà
Vinh, thành phố Hồ Chí Minh (3), Tiền Giang và Kiên Giang (1). So với cùng kỳ
2017 ghi nhận 181.161/36). Số mắc cả nước giảm 27,3%, số tử
vong giảm 19 trường hợp.
2.8. Bệnh do vi rút Zika: Ghi nhận 09 trường hợp dương tính với vi rút Zika. So với năm 2017 (34
trường hợp), số mắc giảm 25 trường hợp.
2.9. Bệnh viêm não vi rút: Ghi nhận 731 trường hợp mắc viêm não vi rút (138 trường hợp dương
tính), 22 trường hợp tử vong tại Sơn La (12), Cao Bằng (2), Thanh Hóa, Điện
Biên, Quảng Ngãi, An Giang, Kiên Giang, Bắc Giang, Cà Mau và Trà Vinh. So với
năm 2017 (755 trường hợp mắc, 26 trường hợp tử vong) số mắc cả nước giảm 0,3%,
tử vong giảm 4 trường hợp.
2.10. Bệnh viêm não Nhật Bản: Cả nước ghi nhận 266 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản (238 trường hợp
dương tính), 05 trường hợp tử vong tại Sơn La (2), Kiên Giang, Cao Bằng và
Thanh Hóa.
2.11. Bệnh Sốt rét: Ghi nhận 6.209 trường hợp sốt rét trong đó có 10 bệnh nhân sốt rét ác
tính tại Lào Cai, Thái Bình, Khánh Hòa, Gia Lai, Bình Phước, Bến Tre và Đồng
Tháp, có 01 trường hợp tử vong do sốt rét tại Bình Phước và 4.399 bệnh nhân có
KST. So với năm 2017, số bệnh nhân sốt rét giảm 14%, bệnh
nhân có ký sinh trùng sốt rét tăng 18,4%.
2.12. Bệnh Dại: Ghi nhận 72 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 24 tỉnh, thành phố, chủ
yếu ở khu vực phía Bắc (chiếm 75,4%). So với năm 2017, số trường hợp tử vong do
bệnh dại giảm 02 trường hợp.
2.13. Bệnh do Liên cầu lợn ở người: Ghi nhận
77 trường hợp mắc bệnh do liên cầu lợn ở người (56 trường hợp dương tính), 06
trường hợp tử vong tại Thái Nguyên (2), Trà Vinh, Lai Châu, Bà Rịa - Vũng Tàu
và Hòa Bình. So với năm 2017 (170 trường hợp mắc, 14 trường hợp tử vong), số mắc
giảm 54,7%, số tử vong giảm 08 trường hợp.
2.14. Bệnh Than: Ghi nhận 06 trường hợp mắc. So với
năm 2017 (15 trường hợp mắc), số mắc giảm 09 trường hợp.
2.15. Các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng:
- 19 năm liên tục Việt Nam bảo vệ được
thành quả thanh toán bại liệt kể từ khi chính thức được WHO xác nhận vào năm
2000, trong bối cảnh vi rút bại liệt hoang dại vẫn lưu
hành ở một số quốc gia vùng Nam Á, cũng như sự xuất hiện trở lại các ca bại liệt
ở những quốc gia khác trong khu vực.
- Năm thứ 14 Việt Nam duy trì loại trừ
bệnh uốn ván sơ sinh quy mô huyện trên phạm vi cả nước. Nhờ triển khai vắc xin
uốn ván cho phụ nữ có thai và nữ tuổi sinh đẻ liên tục từ 1993
đến nay, số trường hợp mắc/tử vong do uốn ván sơ sinh đã giảm từ 334 trường hợp
mắc, 225 trường hợp tử vong năm 1991 xuống còn 52 trường hợp mắc, 18 trường hợp
tử vong năm 2017.
- Một số bệnh trong Chương trình tiêm
chủng mở rộng quốc gia có số mắc giảm hàng trăm lần so với năm 1984 khi chưa
triển khai tiêm chủng mở rộng.
- Bệnh Sởi: Ghi nhận 6.325 trường hợp
sốt phát ban, trong đó 1.512 trường hợp mắc sởi dương tính, 02 trường hợp tử
vong tại Hưng Yên và Thành phố Hồ Chí Minh. So với năm
2017 số mắc sốt phát ban tăng 14 lần. Trong số các trường hợp mắc bệnh sởi, có
45% là chưa được tiêm chủng và 42% không rõ tiền sử tiêm chủng, chỉ có 13% số
trẻ đã được tiêm chủng.
- Bệnh Bạch hầu: Ghi nhận 12 trường hợp
xét nghiệm dương tính, trong đó có 03 trường hợp tử vong. So với năm 2017 (13
trường hợp mắc, 4 tử vong) số mắc giảm 01 trường hợp.
- Bệnh Ho gà: Ghi nhận 656 trường hợp
mắc ho gà (421 trường hợp dương tính), 02 trường hợp tử vong tại Cà Mau. So với
năm 2017 (580 trường hợp mắc, 03 tử vong) số mắc tăng 13,1%.
3. Tình hình bệnh
truyền nhiễm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
- Tả: năm 2018 không phát hiện trường
hợp Tả.
- Bệnh Thương hàn: cộng dồn 12 tháng
năm 2018, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 33 trường hợp, so với năm 2017 ghi nhận 42
trường hợp, không ghi nhận tử vong. Số ca mắc năm 2018 giảm 21,5% so với năm
2017.
- Lỵ trực trùng: Số ca mắc Lỵ trực trùng năm 2018 là 14 ca, so với năm 2017 là 33 ca. Số ca mắc năm 2018 giảm 57,6 % so với năm 2017. Không ghi nhận ca tử
vong.
- Lỵ amibe: Tổng số ca mắc Lỵ amibe
năm 2018 là 09 so với năm 2017 là 14 trường hợp. Không ghi nhận ca tử vong.
- Tiêu chảy: Cộng dồn 12 tháng năm
2018 ghi nhận 7.921 ca Tiêu chảy, so với năm 2017 là 9.070. Số ca mắc giảm 12,7%, không ghi nhận tử vong.
- Viêm não do vi rút: Năm 2018, đã
ghi nhận 03 trường hợp viêm não do vi rút. Số ca mắc tăng 02 ca so cùng kỳ
2017. Không ghi nhận tử vong trong năm 2018.
- Sốt xuất huyết: Năm 2018 ghi nhận
2.467 trường hợp sốt xuất huyết, không ghi nhận tử vong, số ca mắc năm 2018 giảm
12,4% so với năm 2017.
- Viêm gan siêu vi: Ghi nhận 37 ca
năm 2018.
- Tiêm phòng Dại và bệnh Dại: Số người đến tiêm vắc xin phòng bệnh Dại năm 2018 là 5.985 người so năm
2016 là 4.457 người và năm 2017 là 5.244 người. Số người đến tiêm phòng vắc xin
phòng Dại năm 2018 tăng 34% so với năm 2016 và tăng 14% so với năm 2017. Không
ghi nhận ca tử vong bệnh Dại năm 2018.
- Viêm màng não do Não mô cầu: Năm
2018 ghi nhận 01 trường hợp viêm màng não do Não mô cầu lâm sàng tại Phường 11,
TP Vũng Tàu, không ghi nhận tử vong.
- Bệnh Thủy đậu: Cộng dồn 12 tháng
năm 2018 đã ghi nhận 1.437 ca Thủy đậu so năm 2017 là 1.637. số ca mắc năm 2018
giảm 12% so với năm 2017. Giám sát và xử lý 49 chùm ca bệnh Thủy đậu tại cộng đồng
và trường học.
- Bệnh Quai bị: Năm 2018 ghi nhận 1.121
ca bệnh Quai bị so với năm 2017 là 805. Số ca mắc năm 2018 tăng 39% so với năm
2017. Không ghi nhận ca tử vong.
- Bệnh Tay chân miệng: Năm 2018 đã
ghi nhận 2.838 so với năm 2017 là 2.946 ca. Số ca mắc giảm
4% so năm 2017. Đã phát hiện và giám sát 145 ổ dịch so với
năm 2017 phát hiện và xử lý 103 ổ dịch.
- Bệnh cúm:
+ Cúm A(H5N1) và cúm A(H7N9): Năm
2018 không ghi nhận bệnh nhân cúm A(H5N1) và cúm A(H7N9).
+ Số ca mắc hội
chứng cúm mùa: Năm 2018 ghi nhận 144 ca trong đó có 07 trường hợp dương tính với
cúm A(H1N1), 01 trường hợp tử vong, số ca mắc hội chứng cúm mùa năm 2018 giảm
75% so năm 2017, số ca tử vong tăng 100% so với năm 2017.
- Các bệnh truyền nhiễm khác:
+ Uốn ván khác: Năm 2018 ghi nhận 12
trường hợp, không ghi nhận tử vong, so năm 2017 là 20 trường hợp mắc.
+ Bệnh Ho gà ghi nhận 10 ca mắc so với
năm 2017 ghi nhận 02 ca.
+ Trong năm 2018, ghi nhận ca 11 cơ Sởi (+) và 19 cơ Sởi lâm sàng, so với năm 2017
không ghi nhận trường hợp Sởi.
+ Bệnh do Liên cầu lợn ở người, ghi
nhận 02 trường hợp (huyện Xuyên Mộc và TP Bà Rịa) trong đó có 01 trường hợp tử
vong (thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc) so với 2017 ghi nhận 04 trường hợp mắc
không ghi nhận tử vong.
II. Các hoạt động
phòng, chống dịch bệnh đã triển khai
1. Chỉ đạo
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo và các Đội cơ
động chống dịch tại đơn vị theo quy định.
- Chủ động triển khai phòng chống dịch
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Hoạt động
- Phối hợp với các huyện, thị xã,
thành phố giám sát ca bệnh, ổ dịch Tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác
tại cộng đồng và trường học.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, Trang thiết bị cho công tác phòng chống các dịch bệnh
như MERS - CoV, Ebola, Tả và Thương hàn, cúm A, Tay chân miệng.
- Cung cấp đầy đủ vắc xin và huyết thanh kháng dại miễn phí cho TTYT huyện Xuyên Mộc và Châu Đức phục vụ
cho người dân tại 02 huyện. Năm 2018, đã tiêm phòng miễn phí cho 1.978 người
trong đó huyện Xuyên Mộc là 1.409 người và huyện Xuyên Mộc là 569 người, đã
cung cấp 6.490 lọ vắc xin Dại.
- Tổ chức tập huấn triển khai các văn
bản mới và hướng dẫn giám sát một số bệnh truyền nhiễm cho cán bộ y tế tuyến huyện và xã, phường.
- Tiếp tục triển khai giám sát dựa
vào sự kiện theo Quyết định 2018/QĐ-BYT ngày 28/03/2018 của Bộ Y tế về Hướng dẫn
Giám sát dựa vào sự kiện.
- Triển khai thí điểm Giám sát viêm
phổi nặng nghi do vi rút do Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh tổ chức từ tháng
08/2018 đến tháng 12/2018. Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018, đã ghi nhận
04 trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút trong đó có 01 ca dương tính với
cúm A(H1N1), 01 ca dương tính với cúm B và 02 ca âm tính.
- Triển khai thí điểm Giám sát bệnh bệnh
lây truyền qua thực phẩm dựa vào phòng xét nghiệm với tác nhân E.Coli,
Salmonella, Shigella ở những bệnh nhân có triệu chứng tiêu
chảy cấp do Viện Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh triển khai
từ tháng 09/2018 đến tháng 09/2019.
3. Đánh giá kết quả hoạt động năm
2018 (Phụ lục 1)
III. Khó khăn và tồn
tại
- Trên thế giới dịch bệnh luôn diễn
biến phức tạp, luôn có nguy cơ bùng phát dịch bệnh, bệnh mới nổi, tái nổi, bệnh chưa rõ nguyên nhân, sự biến chủng tác nhân gây bệnh. Đặc biệt
các bệnh dịch nguy hiểm, bệnh cúm A(H7N9), MERS-CoV, bệnh Sốt vàng ... chưa khống chế được triệt để; một số bệnh trước đây đã được khống chế nhưng hiện
gia tăng trở lại ở nhiều quốc gia trong khu vực như bệnh Tay chân miệng, sốt xuất
huyết, Bại liệt, Sởi. Trong đó có những quốc gia có chung
đường biên giới và một số quốc gia có nhiều hoạt động giao lưu thương mại với
nước ta như Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Thái Lan...
- Tại Việt Nam đã thành công ngăn chặn
không để một số dịch bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập như cúm A(H7N9), MERS-CoV,
sốt vàng... góp phần rất lớn vào việc ổn định an sinh xã hội
trong bối cảnh giao lưu du lịch, thương mại giữa các nước trên Thế giới và các
địa phương ngày càng gia tăng. Một số bệnh lưu hành tại Việt Nam như Tay chân
miệng (TCM), Sởi, viêm não vi rút tuy đã được kiểm soát và có số mắc giảm so với
cùng kỳ nhưng vẫn có nguy cơ lây lan, bùng phát nếu không quyết liệt thực hiện
các biện pháp phòng chống một cách triệt để.
- Các dịch bệnh do virus (TCM,
SXH...) không có thuốc điều trị đặc hiệu, một số bệnh chưa có vắc xin dự phòng,
các biện pháp phòng chống dịch chủ yếu là các biện pháp
không đặc hiệu. Các bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán, loại trừ tại Việt Nam
như dịch hạch, bại liệt luôn có nguy cơ tái xâm nhập. Sự xuất hiện tác nhân gây
bệnh nguy hiểm và mới nổi, sự biến chủng tác nhân gây bệnh.
- Sự biến đổi khí hậu, biến động về
dân cư, đô thị hóa, đặc biệt là thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực
phẩm của một bộ phận lớn dân cư chưa được tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều
dịch bệnh mới phát sinh, cũng như các dịch bệnh đã được khống chế nay xuất hiện
trở lại.
- Sự chỉ đạo của chính quyền tại một
số địa phương chưa quyết liệt đối với công tác phòng chống dịch, chưa thấy được
sự cần thiết và tính cấp bách của công tác phòng chống dịch bệnh, coi công tác
phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ của ngành y tế, các Ban ngành đoàn thể chưa tham gia tích cực vào công tác phòng chống
dịch bệnh.
- Nhận thức của người dân còn hạn chế,
chưa tự giác tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng; có
thói quen tập quán ăn uống không đảm bảo vệ sinh (ăn tiết canh gây bệnh Liên cầu lợn).
- Bùng nổ dân số, đô thị hóa, biến đổi
khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự giao lưu rộng rãi của người
dân, hậu quả của thiên tai, lụt bão đang tác động tiêu cực tới các hoạt động y
tế dự phòng, có thể làm phát sinh, phát triển dịch bệnh.
- Hoạt động cung ứng vắc xin trong thời
gian qua do nhiều nguyên nhân từ các nhà sản xuất chưa đáp ứng, cung ứng chậm để
đảm bảo triển khai thực hiện theo nhu cầu.
- Việc quản lý đối tượng tiêm chủng dịch
vụ và tiêm chủng mở rộng (TCMR) khó khăn do không tách hoặc cập nhật được các đối
tượng trong TCMR sử dụng trong vắc xin tiêm chủng dịch vụ,
không quản lý hết các đối tượng vãng lai, di biến động.
- Việc triển khai hoạt động kiểm dịch
y tế đối với người còn gặp khó khăn. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng chống
dịch bệnh chưa ổn định: luân chuyển, kiêm nhiệm, nhân lực còn thiếu và yếu ở
nhiều nơi.
IV. Ước tính, dự
báo tình hình dịch bệnh năm 2019 (Phụ lục 2)
Phần II
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2019
I. Căn cứ pháp
lý
- Quyết định số 142/QĐ-BYT ngày
12/01/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền
nhiễm năm 2018;
- Quyết định số 581/QĐ-BYT ngày
24/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh Tay chân miệng;
- Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011
của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp chống dịch;
- Thông tư số 13/2013/TT-BYT
ngày 17/04/2013 về Hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm;
- Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày
28/12/2015 về Hướng dẫn chế độ thông tin khai báo và báo cáo dịch bệnh truyền
nhiễm;
- Quyết định 2018/QĐ-BYT ngày
28/03/2018 của Bộ Y tế về Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện.
II. Mục tiêu
chung
Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh
truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và đảm bảo an ninh y tế trong khu vực.
III. Mục tiêu cụ
thể
1. Giám sát chặt chẽ, ngăn chặn kịp
thời bệnh dịch truyền nhiễm tại các cửa khẩu quốc tế, không để xâm nhập vào Việt
Nam đối với các bệnh như Ebola, MERS-CoV, Cúm A/H7N9 và các bệnh mới nổi khác.
2. Phát hiện sớm và xử lý kịp thời,
giảm số mắc và tử vong một số bệnh dịch nguy hiểm lưu hành tại khu vực.
3. Khống chế kịp thời không để dịch bệnh
bùng phát lan rộng đối với các bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng ngừa và các dịch
bệnh mới nổi.
4. Bảo đảm hiệu quả hoạt động phối hợp
liên ngành triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm tra, giám sát
các hoạt động tại địa phương.
5. Đảm bảo kinh phí, thuốc, vật tư, hóa
chất, nguồn lực sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh tại
các tuyến.
IV. Các chỉ tiêu
chính
1. Chỉ tiêu chuyên môn:
- 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh
được phát hiện và xử lý kịp thời.
- Dữ liệu dịch bệnh từ
TT54/2015-TT-BYT được sử dụng kịp thời, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch
và xây dựng kế hoạch.
- 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên
giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh
xâm nhập qua cửa khẩu.
- Giảm 5-10% số
mắc, chết/100.000 dân các bệnh truyền nhiễm phổ biến so với
trung bình giai đoạn 2013 -2017.
2. Chỉ tiêu đối với một số bệnh
truyền nhiễm (Phụ lục 3)
V. Các giải pháp
thực hiện
1. Tổ chức, chỉ đạo
- Củng cố Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
bệnh theo quy định để nâng cao chất lượng, hiệu quả và chủ động trong phòng chống
bệnh dịch; duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chăm sóc sức khỏe
nhân dân các cấp để chủ động nắm bắt thông tin về dịch bệnh,
kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống và ứng
phó khi dịch bệnh xảy ra tại địa phương.
- Tăng cường trách nhiệm của Ủy ban
nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh, sớm
phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, phân bổ kinh
phí và cấp kinh phí bổ sung cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
- Tăng cường chỉ đạo, giám sát, kiểm
tra, đôn đốc tuyến dưới. Phối hợp dự phòng - điều trị và truyền thông tổ chức tập
huấn công tác giám sát, phòng chống, điều trị và truyền
thông phòng chống một số bệnh truyền nhiễm. Công tác thống kê báo cáo, sử dụng
hệ thống báo cáo phần mềm bệnh truyền nhiễm.
- Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế
độ chính sách cho cán bộ tham gia chống dịch bệnh để nâng cao được trách nhiệm
của cán bộ và hiệu quả công việc: phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp chống dịch, trực
dịch ...
- Tăng cường xã hội hóa công tác
phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm với sự tham gia rộng rãi của nhân dân và
các tổ chức xã hội cùng với cơ quan quản lý nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất. Tăng cường huy động nguồn lực hỗ trợ ngoài nguồn
đầu tư từ Nhà nước cho y tế công, ban hành các chính sách
khuyến khích để tạo điều kiện cho sự tham gia và đóng góp.
2. Chuyên môn kỹ thuật
2.1. Các giải pháp giảm mắc
- Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác
phòng chống dịch năm 2018, đề xuất các biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện
công tác phòng chống dịch năm 2019.
- Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình
dịch bệnh trong nước và quốc tế, kịp thời đáp ứng với các tình huống về dịch bệnh.
- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh
quốc tế, trong nước và khu vực phía Nam, báo cáo kịp thời Lãnh đạo và đề xuất
các hoạt động phòng chống phù hợp.
- Tăng cường giám sát bệnh chủ động tại
cửa khẩu và cộng đồng, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời thu
dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, xử lý ổ dịch triệt để nhằm hạn chế
lây lan và không để bệnh dịch lan rộng, bùng phát. Tập trung các dịch bệnh nguy
hiểm như MERS-CoV, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), dịch hạch, ... và các bệnh lưu
hành có số mắc cao như bệnh Tay chân miệng, sốt xuất huyết, Sởi, sốt rét, Dại,
bệnh do Liên cầu lợn trên người ...
- Thực hiện tốt việc kiểm tra và xử
lý y tế các phương tiện vận tải nhập cảnh từ vùng có dịch tại các cửa khẩu quốc
tế, đặc biệt lưu ý các phương tiện vận tải đường biển, đường bộ tại các cửa khẩu
quốc tế, đi về từ vùng có dịch bệnh.
- Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng
mở rộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin
trong tiêm chủng mở rộng, đặc biệt tại các xã, phường vùng sâu, vùng xa, vùng
đi lại khó khăn, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống, các
trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở chăm sóc tập trung tự nguyện bảo đảm tỷ lệ
tiêm các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng đạt ít nhất 95% quy mô xã, phường
trên phạm vi toàn quốc.
2.2. Các giải pháp giảm tử vong
- Tăng cường năng lực cho bệnh viện
các tuyến, tổ chức phân tuyến điều trị, phòng lây nhiễm chéo tại các cơ sở
khám, chữa bệnh.
- Chuẩn bị đầy đủ phác đồ điều trị một
số bệnh truyền nhiễm gây dịch, phác đồ chống sốc.
- Tổ chức các đội
cấp cứu lưu động để hỗ trợ tuyến dưới. Tập huấn về các phác đồ điều trị, hồi sức
cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân, phòng lây nhiễm.
- Trang bị phương tiện chẩn đoán, điều
trị, cấp cứu bệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong.
- Xây dựng các thông điệp truyền
thông cho người bệnh, người chăm sóc, gia đình người bệnh về phát hiện sớm các
dấu hiệu của bệnh, một số kiến thức cơ bản về phòng, chống một số bệnh truyền
nhiễm.
3. Truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về
phòng chống bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng phòng bệnh.
- Xây dựng các tài liệu truyền thông
phù hợp với đặc thù tại khu vực cửa khẩu cho các hành khách xuất nhập cảnh.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin, chủ động ứng phó, xử lý các tình huống thông tin y tế bất cập, kịp thời
cung cấp thông tin bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Chủ động, thường xuyên cung cấp
thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, phối hợp với các cơ
quan truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin và truyền thông tại các địa
phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng,
chống dịch bệnh.
- Tăng cường công tác truyền thông,
giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh, lợi ích tiêm
chủng để vận động nhân dân chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, phối
hợp và tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
- Tiếp tục tổ chức các chiến dịch
tuyên truyền rửa tay bằng xà phòng, chiến dịch vệ sinh môi trường; duy trì thực
hiện tốt phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.
4. Phối hợp liên ngành
- Phối hợp chặt chẽ giữa Sở Y tế với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và
Truyền thông, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan triển khai công tác
phòng chống dịch bệnh trên người, bệnh từ động vật lây truyền sang người, phòng
chống buôn lậu gia cầm, gia súc, các sản phẩm từ gia cầm, gia súc không rõ nguồn
gốc xuất xứ; phối hợp giám sát chặt chẽ các đối tượng phải kiểm dịch tại các cửa
khẩu.
- Phối hợp với các Ban ngành liên
quan tăng cường năng lực thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế nhằm chủ động dự phòng,
phát hiện, ứng phó với sự kiện y tế công cộng, trong đó có
dịch bệnh truyền nhiễm.
5. Đầu tư nguồn lực
- Đảm bảo đủ nhân lực tham gia công
tác phòng chống dịch.
- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ trực
tiếp tham gia công tác phòng chống dịch (cán bộ giám sát, xét nghiệm, cấp cứu
điều trị bệnh nhân, xử lý ổ dịch, truyền thông).
- Củng cố và phát triển các đội chống
dịch cơ động có đủ năng lực và trang thiết bị sẵn sàng thực hiện xử lý ổ dịch.
- Đảm bảo đủ thuốc, vật tư, hóa chất,
trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch tại tất cả các tuyến.
- Tuyến xã/phường cần tăng cường lực
lượng cộng tác viên, tình nguyện viên để tham gia, triển khai các biện pháp
giám sát chống dịch bệnh tại cộng đồng.
6. Công tác kiểm tra, thanh tra
- Tổ chức các đoàn công tác thanh tra
việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh, công bố dịch,
quản lý sử dụng vắc xin trong TCMR và tiêm chủng dịch vụ, công tác y tế trường
học, kiểm dịch y tế biên giới, truyền thông.
- Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm
tra, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, tập trung các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi
hoặc bệnh lưu hành có số mắc, tử vong
cao (MERS-CoV, cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), TCM, SXH, Sởi, Dại...).
- Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ
thuật cho các bệnh viện về phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh,
triển khai các giải pháp phòng chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
- Phối hợp với ngành thú y và các đơn
vị liên quan thành lập các đoàn công tác liên ngành tăng cường kiểm tra công
tác phòng chống dịch.
VI. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên
quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch, xây dựng dự toán kinh phí
đảm bảo công tác phòng, chống dịch; hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch
phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật; chịu
trách nhiệm công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị người bệnh, xử lý dịch bệnh
trên người.
- Tuyên truyền, cung cấp thông tin
tuyên truyền cho các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền các nội dung liên
quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ chăm sóc
sức khỏe.
- Tham mưu và tổ chức các đợt kiểm
tra, giám sát các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo công tác thông tin, báo cáo
tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng chống dịch theo
quy định.
2. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh
việc thực hiện chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực
phẩm.
- Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát
và phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là
các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu
tư
- Theo chức năng nhiệm vụ tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo các hoạt động chủ động phòng, chống dịch
bệnh.
- Hướng dẫn quản lý sử dụng kinh phí
đúng quy định, hiệu quả.
4. Sở Giáo
dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế chăm
sóc sức khỏe học sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống các loại
bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại trường học.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền về
các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
Báo Bà Rịa - Vũng Tàu:
Phối hợp với Sở Y tế tăng cường tuyên
truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; kịp thời thông tin cảnh báo nguy
cơ xảy ra dịch bệnh.
7. Ban Quản lý các Khu công nghiệp: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt
công tác vệ sinh phòng bệnh; thường xuyên báo cáo tình hình dịch bệnh về các
đơn vị y tế cùng cấp để phối hợp kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh.
8. Các Sở, ngành, các tổ chức
chính trị - xã hội, các đoàn thể khác: Căn cứ chức
năng, nhiệm vụ của đơn vị, chủ động và phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện
các hoạt động phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, tổ chức
thực hiện đồng bộ các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn.
- Chủ động nguồn
lực cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; chịu trách nhiệm trước Ủy ban
nhân dân tỉnh nếu để dịch bệnh lây lan rộng, kéo dài.
VII. Kinh phí:
- Kinh phí triển khai Kế hoạch phòng,
chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh năm 2019 được bảo đảm từ nguồn
ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành quy định tại Luật ngân
sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
- Kinh phí từ kế hoạch thực hiện các
chương trình mục tiêu Y tế - dân số giai đoạn 2016-2020 của Trung ương và địa
phương năm 2019.
- Nguồn huy động từ nguồn xã hội
hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Trên đây là kế hoạch phòng, chống dịch
bệnh truyền nhiễm năm 2019 trên địa bàn tỉnh. Đề nghị các Sở, ngành, UBND các
huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.
(Kèm theo Phụ lục 1, 2, 3)
Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);/
- TTr.TU; TTr.HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- CVP.UBND tỉnh;
- UBND các huyện/TX/TP;
- Lưu VT-VX3
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Tịnh
|
Phụ lục 1: Đánh giá kết quả
hoạt động năm 2018:
STT
|
Các chỉ tiêu kế
hoạch năm 2018
|
Kết
quả năm 2018
|
So
với năm 2017
|
So
với kế hoạch
|
1
|
Cúm A(H5N1),
cúm A(H7N9)
|
Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp
thời không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.
|
Không ghi nhận trường hợp mắc.
|
Đạt
|
2
|
Bệnh Tay chân miệng
|
- Số ca mắc: 2.838;
- Số ca tử vong: 0;
- Tỷ lệ ổ dịch được xử lý: 98%
|
- Số ca mắc:
2.946;
- Số ca tử vong: 0;
- Tỷ lệ ổ dịch
được xử lý: 100%
|
Đạt 99.89%;
TV: 0
Xử lý 100%
|
3
|
Bệnh MERS - CoV
|
Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời
không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.
|
Không ghi nhận ca mắc
|
Đạt
|
4
|
Bệnh VMN do NMC
|
Không ghi nhận ca mắc và tử vong
|
Không ghi nhận ca mắc và tử vong
|
Đạt
|
5
|
Bệnh Thủy đậu
|
- Số ca mắc: 1.437;
- Số ca tử vong: 0;
|
- Số ca mắc: 1.604;
- Số ca tử
vong: 0;
|
Đạt 89,5%
TV: 0
|
6
|
Bệnh Quai bị
|
- Số ca mắc: 1.121;
- Số ca tử vong: 0;
|
- Số ca mắc: 746;
- Số ca tử vong: 0;
|
Đạt 150%
TV: 0
|
7
|
Bệnh Ebola
|
Phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.
|
Không ghi nhận ca mắc.
|
Đạt
|
8
|
Bệnh Dại
|
- Không ghi nhận trường hợp mắc.
- Tiếp tục triển khai tiêm vaccine
và HTKD miễn phí tại huyện Châu Đức và Xuyên Mộc.
|
- Không ghi nhận trường hợp mắc.
- Tiếp tục triển khai tiêm vaccine
và HTKD miễn phí tại huyện Châu Đức và Xuyên Mộc.
|
Đạt
|
9
|
Bệnh Tả
|
Không ghi nhận trường hợp mắc.
|
Không ghi nhận trường hợp mắc.
|
Đạt
|
10
|
Bệnh lây truyền từ động vật sang người
|
Ghi nhận 02 trường hợp mắc.
|
Ghi nhận 04 trường
hợp mắc Liên cầu lợn
|
Giảm 02 ca mắc
so với năm 2017.
|
Phụ lục 2. Ước tính, dự
báo tình hình dịch bệnh năm 2019
TT
|
Tên bệnh
|
Dự
báo dịch bệnh 2019
|
Cơ
sở ước tính dự báo
|
Thế giới
|
Trong
nước
|
Tỉnh
Bà Rịa- Vũng Tàu
|
Đường
lây
|
Miễn
dịch cộng đồng
|
Vaccine,
biện pháp
|
Yếu
tố nguy cơ
|
1
|
MERS- CoV
|
Nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam
|
Tiếp tục ghi nhận tại các nước khu
vực Trung Đông
|
Chưa ghi nhận trường hợp mắc
|
Chưa ghi nhận trường hợp mắc
|
Qua tiếp xúc.
|
Chưa có miễn dịch cộng đồng.
|
Chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc
hiệu.
|
Người nhập cảnh từ vùng có dịch
|
2
|
Cúm gia cầm độc lực cao gây bệnh
cho người
|
Trong những tháng mùa đông - xuân và
mùa lễ hội, có nguy cơ xuất hiện cúm A(H7N9) xâm nhập; dịch cúm A(H5N1), cúm
A(H5N6) trên các đàn gia cầm tại một số tỉnh, thành phố, nguy cơ lây bệnh cho
người.
|
Dịch bệnh cúm A(H7N9) tại Trung Quốc
gia tăng qua hàng năm gần đây cả về quy mô và phạm vi.
Tiếp tục ghi nhận cúm A(H5N1) tại
Ai Cập, Indonexia.
|
Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh
cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), cúm A(H7N9) trên người. Tuy nhiên vẫn ghi nhận các ổ
dịch cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên các đàn gia cầm tại một số tỉnh, thành phố.
|
Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh
cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), cúm A(H7N9) trên người.
|
Từ gia cầm sang người
|
Chưa có miễn dịch cúm A(H7N9) và
cúm A(H5N6) trong cộng đồng do chưa có trường hợp mắc.
|
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Chưa có vắc xin sử dụng ở Việt nam.
|
Xảy ra dịch cúm trên gia cầm.
Thói quen sử dụng, tiếp xúc với gia
cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh. Giao lưu với vùng có dịch.
Chưa kiểm soát được dịch bệnh trên
gia cầm.
|
3
|
MERS-CoV
|
Nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam
|
Tiếp tục ghi nhận tại các nước khu
vực Trung Đông
|
Chưa ghi nhận trường hợp mắc
|
Không ghi nhận trường hợp mắc
|
Qua tiếp xúc
|
Chưa có miễn dịch cộng đồng.
|
Chưa có vắc
xin, thuốc điều trị đặc hiệu.
|
Người nhập cảnh từ vùng có dịch
|
4
|
Tả
|
Có nguy cơ xâm nhập từ các quốc gia
lưu hành dịch bệnh
|
Dịch tả tiếp tục ghi nhận với số mắc
cao ở một số quốc gia Châu Phi.
|
Năm 2007-2011 liên tục ghi nhận trường hợp bệnh, từ năm 2012 không ghi nhận trường hợp mắc.
|
Không ghi nhận trường hợp mắc
|
Đường tiêu hóa, thông qua thực phẩm
và nguồn nước nhiễm bẩn
|
Thời gian tồn
tại miễn dịch ngắn.
|
Có vắc xin, hiệu lực bảo vệ thấp
70%, miễn dịch tồn tại ngắn 6 tháng. Có kháng sinh đặc hiệu.
|
Quản lý nước sinh hoạt, phân chưa tốt.
Không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tập quán ăn, uống mất vệ sinh của một
số bộ phận dân cư.
|
5
|
Tay chân miệng
|
Lưu hành với số mắc cao, gia tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm.
Tỷ lệ tử vong duy trì ở mức thấp so
với các nước trong khu vực.
|
Trong những năm gần đây, các nước trong khu vực tiếp tục ghi nhận tỷ lệ mắc cao.
|
Từ năm 2005 - 2016 dịch bệnh xuất
hiện rải rác và gia tăng ở nhiều địa
phương và lưu hành rộng tại Việt Nam. Năm 2017 ghi nhận sự gia tăng cục bộ tại
một số tỉnh, thành phố
|
Số ca mắc năm
2019, giảm 5% so với trung bình 2013-2017. Không ghi nhận ca tử vong
|
Đường tiêu hóa, thông qua thực phẩm
và tiếp xúc với vật dụng nhiễm bẩn.
|
Không có miễn dịch chéo.
Tỷ lệ mắc cao ở trẻ dưới 5 tuổi.
|
Chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc
hiệu.
Chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.
|
Mầm bệnh lưu
hành rộng rãi trong cộng đồng.
Thói quen rửa tay hợp vệ sinh thấp.
Tỷ lệ người lớn, người chăm sóc trẻ mang trùng
cao
|
6
|
Sốt xuất huyết
|
Bệnh lưu hành ở mức độ cao, có tính
chu kỳ, nguy cơ lưu hành cao trong năm 2018 ở hầu hết các tỉnh miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng và trung du Bắc bộ.
|
Các nước trong khu vực, nhiều quốc
gia trên thế giới tiếp tục ghi nhận với tỷ lệ mắc cao.
|
Trong giai đoạn 2001 -2012 tỷ lệ mắc
ở mức cao. Năm 2013, 2014 giảm xuống, gia tăng năm 2015 - 2017, xu hướng gia
tăng của các nước trên thế giới, khí hậu biến đổi, bệnh có thể tiếp tục tăng
2018
|
Sổ ca mắc năm 2019 : giảm 8% so với
trung bình 5 năm 2013-2017
|
Do muỗi truyền
|
Miễn dịch bền vững theo týp, không
có miễn dịch chéo
|
Chưa có vắc xin.
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
|
Tích trữ nước sinh hoạt. Mưa nhiều,
nhiệt độ tăng.
Đô thị hóa mạnh tạo các ổ bọ gậy nguồn.
Di cư nhiều. Vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại
|
7
|
Zika
|
Bệnh lưu hành tại Việt Nam, ghi nhận
rải rác tại 1 số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
|
Dịch bệnh tiếp tục lan truyền tại tất
cả các khu vực trên thế giới.
|
Đã ghi nhận tại khu vực miền Nam,
miền Trung và Tây Nguyên.
|
Nguy cơ ghi nhận ca bệnh cao do bệnh
Sốt xuất huyết vẫn còn ghi nhận.
|
Do muỗi truyền
|
Chưa có miễn dịch.
|
Chưa có vắc
xin, thuốc điều trị đặc hiệu.
|
Giống bệnh sốt xuất huyết
|
8
|
Sởi
|
Bệnh lưu hành tại Việt Nam, vẫn tiềm
ẩn nguy cơ xảy ra các ổ dịch tại các xã vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp
|
Bệnh dịch ghi nhận tại 178/194 quốc
gia và vùng lãnh thổ, tập trung tại khu vực Tây Thái Bình Dương, châu Phi.
|
Bệnh lưu hành rộng trên cả nước.
Chu kỳ bùng phát dịch 4- 5 năm, đợt gần nhất năm 2014 dịch bệnh bùng phát tại
63/63 tỉnh, thành phố.
|
Năm 2019 vẫn ghi nhận số ca mắc cao
do tỷ lệ miễn dịch tại cộng đồng thấp cùng với sự đi lại nhiều trong các ngày
lễ hội trong năm.
|
Đường hô hấp
|
Miễn dịch bền vững
|
Có vắc xin, chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu.
|
Tỷ lệ tiêm chủng thấp tại tại các
xã vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống
|
9
|
Sốt rét
|
Nguy cơ rải rác tại một số tỉnh miền Nam, miền Trung. Nguy cơ ký sinh trùng sốt rét
kháng thuốc có thể lan rộng.
|
Các nước trong khu vực, thế giới tiếp tục ghi nhận với tỷ lệ mắc cao.
|
Trong giai đoạn 2013 -2017 tỷ
lệ mắc và tử vong liên tục giảm, khu trú ở miền Nam, Trung. Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại các
tỉnh miền Trung - Tây nguyên
|
Sự đi lại làm ăn của người dân đến
các vùng dịch, do đó vẫn có thể ghi nhận ca Sốt rét ngoại lai.
|
Do muỗi truyền
|
Miễn dịch không bền vững.
|
Chưa có vắc xin.
|
Di cư tự do.
Người dân các tỉnh miền núi đi làm
rừng và nương rẫy nhiều. Mưa nhiều, nhiệt độ tăng.
Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc
|
10
|
Dại
|
Nguy cơ xảy ra dịch rải rác tại một
số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, nguy cơ gia tăng
số mắc và số tử vong.
|
Hàng năm ghi nhận các trường hợp mắc
tại các quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Lào, Campuchia
|
Tỷ lệ chết/mắc
cao. Hàng năm có số tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm lưu hành.
|
Tỷ lệ tiêm phòng Dại cho vật nuôi
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cao cùng với sự hỗ trợ vaccine Dại miễn
phí cho người dân huyện Châu Đức và huyện Xuyên Mộc nên không ghi nhận ca bệnh
|
Đường máu, qua vết cắn, cào xước.
|
Miễn dịch bền vững sau tiêm vắc xin phòng bệnh dại đầy đủ. Tỷ lệ miễn dịch trong
quần thể thấp.
|
Có vắc xin
phòng bệnh. Không có thuốc điều trị đặc hiệu.
|
Lưu hành cao trên đàn chó, mèo,
chưa được kiểm soát, tỷ lệ tiêm phòng chó, mèo thấp.
Người dân ý thức chưa cao về tiêm vắc
xin khi bị chó nghi dại cắn.
|
11
|
Bệnh viêm gan
|
Các bệnh viêm gan do vi rút có tỷ lệ
lưu hành cao trong cộng đồng.
|
Tỷ lệ mắc cao
viêm gan vi rút B, có các vụ dịch nhỏ viêm gan vi rút C,
viêm gan vi rút A. Số lượng tử vong do viêm gan vi rút
cao
|
Tỷ lệ mắc nhiễm vi rút viêm gan B
cao, xuất hiện ổ dịch viêm gan vi rút A
|
Tỷ lệ mắc nhiễm
vi rút viêm gan B cao do miễn dịch cộng đồng còn thấp.
|
Máu, tiêu hóa
|
Miễn dịch bền vững
|
Có vắc xin phòng viêm gan vi rút A,B
|
Tỷ lệ lưu hành cao Tỷ lệ người tiêm
vắc xin thấp Tỷ lệ tiêm trẻ sơ sinh thấp và gián đoạn tiêm
|
12
|
Bệnh Than, Leptospira, Liên cầu lợn, các bệnh do Hanta virus
|
Bệnh xảy ra rải rác và số mắc có thể
tăng lên.
|
Bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia
trên thế giới và các nước trong khu vực
|
Bệnh vẫn ghi nhận trên động vật tại
các tỉnh có nguy cơ cao là khu vực miền núi, miền Trung, miền Nam.
|
Khả năng ghi nhận ca bệnh Liên cầu
lợn cao do người dân vẫn còn chưa hiểu tính chất nguy hiểm của bệnh, vẫn còn
sử dụng heo bệnh, chết, chưa sử dụng bảo hộ lao động khi giết mổ.
|
Qua ăn uống hoặc tiếp xúc.
|
Miễn dịch trong cộng đồng có tỷ lệ
thấp hoặc không có miễn dịch.
|
Chưa có vắc xin phòng bệnh.
|
Tập quán chăn nuôi, giết mổ không hợp
vệ sinh.
Thói quen ăn uống không đảm bảo vệ
sinh làm các bệnh lây nhiễm, lưu hành trong cộng đồng.
Chăn nuôi chua được quản lý tốt làm
tăng nguy cơ lây nhiễm
|
13
|
Các bệnh thuộc chương trình TCMR
|
Nguy cơ tản phát các trường hợp mắc
bệnh như ho gà, bạch hầu...
|
Ghi nhận rải rác ở một số quốc gia
trên thế giới.
|
Ghi nhận trường hợp mắc bệnh ho gà,
bạch hầu, sởi rải rác ở một số tỉnh.
|
Ghi nhận trường hợp mắc bệnh ho gà,
bạch hầu, sởi rải rác ở một số huyện, thị, thành phố
|
Đường lây truyền đã xác định rõ cho
từng bệnh.
|
Miễn dịch bền vững.
Tỷ lệ miễn dịch cao trong quần thể.
|
Có kế hoạch chủ động tiêm vắc xin
hàng năm và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng.
|
Có nguy cơ xâm nhập từ các nước có
tỷ lệ mắc cao. Tỷ lệ tiêm vắc xin không được duy trì.
Có thời gian ngừng tiêm cho trẻ sơ
sinh
|
Phụ lục 3. Chỉ tiêu đối với
một số bệnh truyền nhiễm
TT
|
Chỉ tiêu 2019
|
Trung
bình giai đoạn 2013-2017
|
1
|
Nhóm bệnh lây truyền từ gia cầm
|
|
1.1
|
Cúm A/H5N1:
- Tỷ lệ mắc: 0
- Tỷ lệ tử vong: 0
|
- Tỷ lệ mắc: 0
- Tỷ lệ chết: 0
|
1.2
|
Cúm A/H7N9:
Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời
ca bệnh không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.
|
Không ghi nhận trường hợp mắc
|
2
|
Nhóm bệnh lây truyền qua hô hấp
|
|
2.1
|
MERS - CoV:
Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp
thời ca bệnh không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.
|
Không ghi nhận trường hợp mắc
|
2.2
|
Bệnh do Não mô cầu
- Tỷ lệ mắc: 0,16
- Tỷ lệ tử vong:
|
- Tỷ lệ mắc: 0,17
- Tỷ lệ chết: 0
|
2.3
|
Bệnh Thủy Đậu
- Số ca mắc < 1.026 ca
- Số ca tử
vong: 0
|
- Số ca mắc:
1.080 ca
- Số ca chết: 0
|
2.4
|
Bệnh Quai bị
- Số ca mắc:
< 841 ca
- Không ghi nhận ca tử vong.
- Không để xảy ra ổ dịch lớn.
|
- Số ca mắc: 886 ca
- Không ghi nhận ca tử vong.
- Không ghi nhận ổ dịch lớn.
|
3
|
Nhóm bệnh lây truyền qua
tiêu hóa
|
|
3.1
|
Bệnh Tả:
Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp
thời ca bệnh không để dịch bệnh xảy ra, lan rộng.
|
Không ghi nhận trường hợp mắc
|
3.2
|
Bệnh Tay chân miệng
- Số ca mắc:
3.773;
- Số ca tử vong: không ghi nhận ca
tử vong.
|
- Số ca mắc: 3.971;
- Số ca tử vong: < 1 ca
|
4
|
Nhóm bệnh lây truyền qua vec tơ
|
|
4.1
|
Bệnh Sốt xuất huyết Dengue:
- Số ca mắc:
2.403
- Số ca chết ≤ 02 ca.
|
- Số ca mắc: 2.619
- Số ca chết:
0.
|
5
|
Nhóm bệnh lây truyền từ động vật
sang người
|
|
5.1
|
Ebola:
Giám sát phát hiện sớm ca xâm nhập,
xử lý kịp thời ca bệnh không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.
|
Không ghi nhận trường hợp mắc
|
5.2
|
Bệnh Dại:
- Không ghi nhận trường hợp tử vong
- Tiếp tục triển khai tiêm vaccine
Dại miễn phí tại huyện Xuyên Mộc và huyện Châu Đức.
|
Tỷ lệ mắc và tử vong: 0,33
|
6
|
Nhóm bệnh phòng ngừa bằng
vaccine
|
|
6.1
|
Bệnh Bại liệt
Bảo vệ thành quả thanh toán Bại liệt
|
Không ghi nhận trường hợp mắc
|
6.2
|
Bệnh Sởi
Tỷ lệ mắc ≤1/100.000 dân
|
Bệnh Sởi
Tỷ lệ mắc ≤ 2/100.000 dân
|
6.3
|
Bệnh Bạch /hầu
Tỷ lệ mắc ≤ 0,01/100.000 dân
|
Bệnh Bạch /hầu
Tỷ lệ mắc ≤ 0,02/100.000 dân
|
6.4
|
Bệnh Ho gà
Tỷ lệ mắc ≤ 0,1/100.000 dân
|
Bệnh Ho gà
Tỷ lệ mắc ≤ 0,2/100.000 dân
|
6.5
|
Uốn ván sơ sinh
Duy trì thành quả loại trừ uốn ván
sơ sinh
|
Uốn ván sơ sinh
Duy trì thành quả loại trừ uốn ván
sơ sinh
|