Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 36/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Vũ Thu Hà
Ngày ban hành: 24/01/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/KH-UBND

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2024

KẾ HOẠCH

PHÒNG NGỪA BỆNH SỐT RÉT QUAY TRỞ LẠI SAU LOẠI TRỪ VÀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2024 - 2025

Căn cứ Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 27/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 08/QĐ -BYT ngày 04/01/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt lộ trình loại trừ sốt rét tại Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 6437/QĐ-BYT ngày 25/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tẩy giun tại cộng đồng; Quyết định số 2657/QĐ- BYT ngày 23/6/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1745/QĐ-BYT ngày 30/03/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1744/QĐ-BYT ngày 30/03/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam; Quyết định số 4922/QĐ-BYT ngày 25/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt rét; Quyết định số 3377/QĐ-BYT ngày 30/08/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét . Để duy trì bền vững kết quả loại bệnh trừ sốt rét và giảm tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn Thành phố, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ và phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024 - 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Duy trì bền vững kết quả loại trừ bệnh sốt rét và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng thường gặp, góp phần nâng cao sức khỏe người dân trên địa bàn Thành phố.

2. Mục tiêu cụ thể

- Không có sốt rét thứ truyền.

- Không có trường hợp tử vong vì sốt rét tại cộng đồng.

- Giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh giun, sán truyền từ động vật sang người gây nên tại các vùng dịch tễ.

- Giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh giun qua đất, ưu tiên ở các đối tượng nguy cơ cao như trẻ em từ 12 đến 60 tháng tuổi, học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi và phụ nữ độ tuổi sinh sản từ 15 đến 45 tuổi.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn toàn Thành phố.

3. Chỉ tiêu

- Chỉ tiêu 1: 100% số người đi về từ vùng sốt rét lưu hành được quản lý, theo dõi, lấy máu xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét

- Chỉ tiêu 2: 100% trường hợp bệnh sốt rét ngoại lai được phát hiện, báo cáo, điều tra, quản lý, theo dõi và điều trị kịp thời, đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Chỉ tiêu 3: Xây dựng bản đồ và xác định vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2024 - 2025.

- Chỉ tiêu 4: Mỗi năm giảm 10% tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất và sán lá gan nhỏ tại các vùng dịch tễ để đến năm 2025 giảm 20% so với hiện tại; các bệnh giun sán thường gặp khác được phát hiện và xử lý kịp thời.

- Chỉ tiêu 5: Điều trị 100% cho người được chẩn đoán mắc bệnh ký sinh trùng.

- Chỉ tiêu 6: Tẩy giun 1-2 lần/năm cho các đối tượng ưu tiên, thuộc các vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm trên 20%:

+ Trên 50% trẻ từ 12-23 tháng tuổi

+ Trên 80% trẻ từ 24-60 tháng tuổi

+ Trên 75% học sinh tiểu học

+ Trên 60% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 15-45 tuổi

- Chỉ tiêu 7: Tẩy sán lá gan nhỏ 1 lần/năm cho đối tượng nguy cơ tại các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm trên 20%

- Chỉ tiêu 8: 100% các vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tiến hành các biện pháp phòng chống.

- Chỉ tiêu 9: Trên 50% người dân tại các vùng dịch tễ và được tiếp cận các thông tin tuyên truyền về phòng chống các bệnh ký sinh trùng.

- Chỉ tiêu 10: 100% trạm y tế xã, phường tại các vùng dịch tễ tiến hành được các hoạt động phòng chống bệnh giun truyền qua đất, bệnh giun sán truyền qua thức ăn và báo cáo kết quả thực hiện.

- Chỉ tiêu 11: 100% cơ sở y tế các tuyến có cán bộ được đào tạo về giám sát và phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp, tiến hành được các hoạt động phòng chống và thực hiện tốt báo cáo.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Hoạt động phòng ngừa sốt rét quay trở lại

1.1. Giám sát thường xuyên bệnh sốt rét

1.1.1. Giám sát trường hợp bệnh, giám sát ký sinh trùng, giám sát muỗi truyền bệnh sốt rét

- Chủ động thực hiện giám sát tại bệnh viện, tại cộng đồng, phát hiện sớm các trường hợp sốt rét ngoại lai; sốt rét thứ truyền để điều trị triệt để và theo dõi quản lý.

- Thực hiện theo dõi, giám sát từ Thành phố đến thôn xóm, đảm bảo:

+ Tất cả trường hợp về từ vùng sốt rét lưu hành trong và ngoài nước được theo dõi, quản lý, lấy lam máu xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét.

+ Trong vòng 48 giờ, tất cả các trường hợp bệnh xác định sốt rét phải được báo cáo, điều tra, phân loại.

- Tổ chức các đợt điều tra muỗi sốt rét để xác định thành phần loài, mật độ, tập tính muỗi truyền bệnh sốt rét trên địa bàn.

- Ngoài ra, tổ chức các đợt giám sát đột xuất khi có bất thường xảy ra.

1.1.2. Báo cáo thống kê

Cập nhật báo cáo lên hệ thống phần mềm eCDS-MMS đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Báo cáo bổ sung và đột xuất khi có bất thường xảy ra.

1.2. Phát hiện, quản lý trường hợp bệnh sốt rét

Giám sát phát hiện sớm và quản lý chặt chẽ các trường hợp bệnh sốt rét. Thực hiện theo dõi, ghi chép đầy đủ theo quy định và cập nhật, xác nhận báo cáo từng trường hợp bệnh lên hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm.

1.3. Chẩn đoán và điều trị sốt rét

Củng cố, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị; đảm bảo trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện, thuốc, hóa chất phục vụ cho công tác dự phòng và điều trị. Tất cả các trường hợp sốt rét phải được điều trị kịp thời, đúng thuốc, đủ liều theo phác đồ quy định của Bộ Y tế.

1.4. Xử lý ổ bệnh sốt rét

Tổ chức điều tra, xử lý tại các ổ bệnh sốt rét (nếu có) đảm bảo 100% ổ bệnh phải được xử lý kịp thời trong vòng 7 ngày kể từ khi xác định trường hợp bệnh.

1.5. Đảm bảo chất lượng xét nghiệm

- Củng cố, nâng cao năng lực xét nghiệm, duy trì hoạt động các điểm kính hiển vi tại cơ sở y tế tuyến quận, huyện, thị xã.

- Chỉ đạo, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật trong xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét, đặc biệt tại các điểm kính hiển vi yếu và trung bình.

1.6. Truyền thông, giáo dục sức khỏe trong phòng chống sốt rét

- Tổ chức thường xuyên, đa dạng các hoạt động truyền thông như: Phát thanh, truyền hình, báo, tranh, tờ rơi phù hợp với từng vùng, từng địa phương, dân tộc... để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sốt rét quay trở lại.

- Thực hiện tốt các hoạt động truyền thông cho người dân trên địa bàn, vùng nguy cơ, dân thường xuyên đi và về từ vùng sốt rét lưu hành và đặc biệt là truyền thông ngày "Thế giới Phòng, chống Sốt rét" (ngày 25/4 hàng năm) theo đúng chủ đề yêu cầu.

1.7. Dự trữ cơ số thuốc điều trị sốt rét, hóa chất diệt muỗi, vật tư phòng chống sốt rét

- Ngành Y tế đảm bảo thuốc, vật tư, hóa chất để phục vụ cho điều trị và xử lý ổ bệnh trên địa bàn Thành phố.

- Đảm bảo vật tư phục vụ xét nghiệm tại các điểm kính hiển vi.

2. Hoạt động phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp

2.1. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh ký sinh trùng

- Xây dựng và đa dạng hóa các vật liệu truyền thông, nội dung truyền thông và tổ chức các hoạt động truyền thông trên địa bàn.

- Truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi, điều trị đối tượng nguy cơ và ca nhiễm làm giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh tật do sán dây/ấu trùng sán lợn.

- Nội dung truyền thông tập trung vào:

+ Tác hại của bệnh ký sinh trùng.

+ Tại sao bị bệnh ký sinh trùng (đường lây nhiễm bệnh).

+ Các yếu tố nguy cơ trong bệnh ký sinh trùng.

+ Cách phòng chống bệnh ký sinh trùng

+ Bản thân mỗi người, mỗi gia đình cần làm gì để phòng chống bệnh ký sinh trùng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

+ Cộng đồng cần làm gì để phòng chống bệnh ký sinh trùng.

+ Không phóng uế bừa bãi làm ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng.

+ Không ăn rau sống không sạch (rau được tưới bằng phân tươi).

+ Ăn chín, uống chín, không ăn gỏi cá, gỏi tôm sống, gỏi cua sống, cua nướng chưa chín để phòng bệnh sán lá gan, sán lá phổi.

+ Không ăn tiết canh để phòng bệnh giun xoắn, ấu trùng sán dây lợn.

+ Hạn chế, không đi chân đất để phòng chống bệnh giun móc, giun lươn.

- Cách thức triển khai:

+ Phối hợp và đa dạng hóa các hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng chống bệnh ký sinh trùng: Lồng ghép trong hoạt động tư vấn, tổ chức các buổi truyền thông, hội thảo, tập huấn về phòng chống bệnh ký sinh trùng; truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình, Cổng Thông tin điện tử Thành phố; tranh ảnh, tờ rơi...

+ Đưa vào giáo dục học đường: các bài giảng ngoại khóa, tổ chức buổi tìm hiểu về một số bệnh ký sinh trùng thường gặp, cách phòng tránh...

+ Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể như: ngành Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên, chính quyền địa phương và các Sở, ban, ngành liên quan tích cực tham gia các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh ký sinh trùng.

2.2. Hoạt động về đào tạo, tập huấn về phòng chống bệnh ký sinh trùng (tổ chức hàng năm)

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, đào tạo mới, đào tạo lại nâng cao năng lực về giám sát, xét nghiệm, chẩn đoán điều trị, truyền thông phòng chống bệnh ký sinh trùng tại các tuyến..

2.3. Thu thập số liệu và xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh ký sinh trùng giai đoạn 2024 - 2025

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện các cuộc điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng, lựa chọn các vùng dịch tễ của từng bệnh ký sinh trùng phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn. Tổng hợp, phân tích số liệu, đánh giá kết quả hoạt động bệnh ký sinh trùng trên địa bàn.

- Tuyến xã, phường phát hiện ca bệnh ký sinh trùng tại địa phương, thực hiện điều trị, tổng hợp, thống kê các ca bệnh ký sinh trùng báo cáo số liệu các ca bệnh lên tuyến quận, huyện, Thành phố để thống kê tình hình bệnh.

2.4. Hoạt động cung cấp trang thiết bị, vật tư

- Trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư xét nghiệm cho các tuyến.

- Ngoài trang thiết bị, vật tư được cấp từ Trung ương, đầu tư mua sắm về trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh ký sinh trùng từ các nguồn của địa phương, theo các quy định hiện hành.

2.5. Hoạt động phòng chống các bệnh giun truyền qua đất (giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ), giun lươn và giun kim

- Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá, điều tra thực trạng nhiễm các bệnh giun ở cộng đồng tại các địa phương, chú trọng đến các đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất như học sinh lứa tuổi mẫu giáo, học sinh tiểu học từ 6 - 11 tuổi và phụ nữ tuổi sinh sản từ 15 - 45 tuổi.

- Lập bản đồ dịch tễ bệnh giun truyền qua đất, bệnh giun đường ruột khác ở phạm vi quy mô Thành phố và theo dõi sự thay đổi qua các giai đoạn. Thực hiện xét nghiệm xác định tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm ở các nhóm ảnh hưởng, phát hiện các trường hợp nhiễm giun truyền qua đất, bệnh giun đường ruột khác bằng kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp, Kato hoặc Kato-Katz...

- Tổ chức điều trị ca bệnh, điều trị, chọn lọc, điều trị hàng loạt đối với các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm cao. Duy trì và mở rộng hoạt động tẩy giun định kỳ nhằm giảm tỷ lệ nhiễm, giảm cường độ nhiễm và giảm tác hại của bệnh giun truyền qua đất.

- Tổ chức tẩy giun cho đối tượng học sinh mẫu giáo, học sinh Tiểu học và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 15 đến 45 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hoạt động tẩy giun, điều trị ca bệnh tại cộng đồng sẽ do tuyến xã, phường thực hiện. Tuyến Thành phố, quận, huyện sẽ tiến hành các hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát các hoạt động phòng chống giun truyền qua đất.

- Phối hợp và lồng ghép hoạt động phòng chống bệnh giun ở người với các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng, vệ sinh môi trường nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

2.6. Phòng chống các bệnh sán lá truyền qua thức ăn như sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột

- Đánh giá sự phân bố các bệnh sán truyền qua thức ăn tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2024 - 2025.

- Lập bản đồ dịch tễ bệnh sán lá trên địa bàn Thành phố và theo dõi diễn biến thay đổi qua các năm.

- Phối hợp với các Viện nghiên cứu, cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng nhiễm các bệnh sán lá ở vật chủ chính là động vật, vật chủ trung gian và vật chủ dự trữ mầm bệnh để cùng nhau xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh sán lá truyền qua thức ăn tại cộng đồng. Đánh giá lại sự phân bố các bệnh sán truyền qua thức ăn giai đoạn 2024 - 2025. Lập mới bản đồ dịch tễ bệnh sán lá tại Hà Nội và theo dõi diễn biến thay đổi qua các năm.

- Điều trị ca bệnh đối với các bệnh sán lá gan lớn, sán lá phổi, sán lá ruột.

- Xã hội hóa công tác phòng chống bệnh sán ở người kết hợp với các ban, ngành và các cơ quan đoàn thể xã hội.

- Thuốc điều trị sán lá sẽ do tuyến Trung ương kêu gọi các nhà tài trợ hoặc vận động và sử dụng các nguồn kinh phí hợp lý từ Trung ương đến địa phương để mua thuốc điều trị sán lá và phân phối theo ngành dọc.

- Hoạt động tẩy sán tại cộng đồng sẽ do tuyến xã, phường thực hiện. Tuyến Trung ương, Thành phố, quận, huyện sẽ tiến hành các hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát các hoạt động phòng chống các bệnh sán lá theo ngành dọc.

- Hoạt động điều trị ca bệnh nhiễm sán lá sẽ được điều trị tại các cơ sở điều trị, các trạm y tế trên toàn Thành phố theo phác đồ hướng dẫn, chẩn đoán điều trị do Bộ Y tế ban hành.

2.7. Phòng chống bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn

- Giám sát, đánh giá, điều tra xác định thực trạng nhiễm sán dây/ấu trùng sán lợn tại các vùng dịch tễ cũ và các vùng dịch tễ mới, xây dựng bản đồ dịch tễ.

- Tổ chức điều trị ca bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn tại các cơ sở y tế.

- Xây dựng mô hình phòng chống, loại trừ bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn tại cộng đồng.

- Thực hiện điều trị ca bệnh nhiễm sán dây/ấu trùng sán lợn tại các cơ sở điều trị, các Trạm y tế trên toàn Thành phố theo phác đồ hướng dẫn, chẩn đoán điều trị do Bộ Y tế ban hành và các quy định về hoạt động khám chữa bệnh.

2.8. Hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng khác

- Bệnh ký sinh trùng khác gồm có các bệnh giun sán truyền từ động vật sang người như giun ấu trùng giun đũa chó/mèo, ấu trùng giun đầu gai, giun xoắn; các bệnh amip, đơn bào đường ruột, đơn bào đường sinh dục, nấm da, nấm lông tóc móng, nấm nội tạng. Các bệnh này đang có xu hướng gia tăng ghi nhận mắc.

- Giám sát, đánh giá, điều tra xác định thực trạng nhiễm bệnh ký sinh trùng mới nổi tại các vùng dịch tễ, xây dựng bản đồ dịch tễ.

- Tổ chức điều trị ca bệnh, nghiên cứu thí điểm mô hình phòng chống tiến tới can thiệp phòng chống cho toàn cộng đồng.

- Hoạt động điều trị ca bệnh ký sinh trùng mới nổi sẽ được điều trị tại các cơ sở điều trị, các trạm y tế trên toàn Thành phố theo phác đồ hướng dẫn, chẩn đoán điều trị do Bộ Y tế ban hành và các quy định về hoạt động khám chữa bệnh.

2.9. Phòng chống bệnh ký sinh trùng trong an toàn thực phẩm

- Rà soát, cập nhật, bổ sung và xây dựng các chỉ tiêu ký sinh trùng trong an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Xây dựng các kỹ thuật xét nghiệm chuẩn về chẩn đoán ký sinh trùng trong thực phẩm như thịt, cá, nước, rau...

- Xây dựng kế hoạch điều tra đánh giá tình hình nhiễm ký sinh trùng trong thực phẩm và xây dựng nội dung hoạt động phòng chống.

2.10. Giám sát, theo dõi các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng

Thực hiện các hoạt động giám sát về tình hình bệnh, giám sát thực hiện chuyên môn trong chẩn đoán, điều trị và các hoạt động giám sát tẩy giun, sán tại cộng đồng.

- Tuyến Thành phố xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động giám sát dịch tễ bệnh ký sinh trùng hàng năm theo từng bệnh, từng đối tượng, từng vùng dịch tễ bệnh để đưa ra các khuyến cáo, các kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn Thành phố và đề xuất các hoạt động lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng chống ký sinh trùng tại tuyến quận, huyện, xã, phường

- Tuyến quận, huyện xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động giám sát bệnh ký sinh trùng hàng năm theo từng bệnh, từng đối tượng, từng vùng dịch tễ bệnh để đưa ra các khuyến cáo, các kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn huyện và đề xuất các hoạt động lên tuyến Thành phố. Đồng thời giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng chống ký sinh trùng tại tuyến xã.

- Tuyến xã, phường thực hiện các hoạt động giám sát, xác định các bệnh nhân ký sinh trùng phù hợp với điều kiện thực tế tại xã, phường, thị trấn và phối hợp cùng các tuyến thực hiện hoạt động giám sát bệnh ký sinh trùng khi có yêu cầu.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giám sát và phòng chống bệnh ký sinh trùng. Sử dụng phần mềm để thu thập, quản lý và xử lý số liệu phục vụ cho công tác giám sát và phòng chống bệnh ký sinh trùng.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về chính sách

- Triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ, quy định liên quan đến lĩnh vực phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp để làm cơ sở cho các đơn vị triển khai các hoạt động phòng chống và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chẩn đoán và điều trị.

- Rà soát, củng cố cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, vị trí việc làm liên quan đến lĩnh vực phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp tại các đơn vị y tế ở các tuyến theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp hàng năm theo hướng dẫn của tuyến Trung ương và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Huy động nguồn kinh phí, triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp. Nâng cao hiệu quả giám sát, phát hiện, chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp.

- Huy động, hướng dẫn sự tham gia phối hợp của các Sở, ban, ngành và của cộng đồng vào công tác phòng chống phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp.

- Triển khai thực hiện các quy định, quy trình, tài liệu hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong phòng, chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng thường gặp.

2. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật

2.1. Giám sát, điều tra bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp

- Củng cố hệ thống giám sát, báo cáo bệnh sốt rét của các tuyến

- Xây dựng hệ thống giám sát, báo cáo của các tuyến về bệnh ký sinh trùng.

- Tổ chức điều tra đánh giá tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm bệnh giun truyền qua đất theo vùng và theo nhóm đối tượng; tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, yếu tố nguy cơ của bệnh giun, sán truyền từ động vật sang người tại quận, huyện.

- Lập cơ sở dữ liệu về bệnh ký sinh trùng tại các tuyến.

- Vẽ bản đồ và xác định vùng dịch tễ cho từng bệnh ký sinh trùng của tuyến Thành phố.

2.2. Nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp

- Thường xuyên cập nhật và tổ chức tập huấn các hướng dẫn chuyên môn. Tổ chức triển khai thực hiện hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng được Bộ Y tế ban hành.

- Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng cho các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố. Đẩy mạnh hoạt động phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ quy định.

- Đảm bảo việc sử dụng thuốc điều trị bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng an toàn, hiệu quả, đúng phác đồ của Bộ Y tế.

2.3. Can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp

- Xác định được các nhóm đối tượng nguy cơ cần được can thiệp tẩy giun, sán tại các vùng dịch tễ.

- Xây dựng kế hoạch can thiệp một số bệnh: sán lá gan lớn, sán lá phổi, sán dây/ấu trùng sán lợn, giun lươn, giun đầu gai, giun đũa chó mèo....

- Phát hiện nhanh và điều trị ca bệnh cho các đối tượng nhiễm giun, sán.

- Phân phối, cấp thuốc và thực hiện các chiến dịch tẩy giun, sán cho các đối tượng nguy cơ.

- Phối hợp với các ban, ngành liên quan triển khai các hoạt động phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng.

- Phát hiện sớm, quản lý các đối tượng đi từ vùng sốt rét lưu hành trở về.

- Theo dõi đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp.

3. Giải pháp về truyền thông, giáo dục sức khỏe

- Xây dựng kế hoạch truyền thông phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp cụ thể cho từng bệnh, nhóm bệnh, từng nhóm đối tượng, từng vùng theo từng năm nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường thực hành phòng chống của người dân, cộng đồng và của xã hội.

- Xây dựng kế hoạch truyền thông phòng chống bệnh sốt rét thường xuyên hàng tháng và nhân ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25/4 hàng năm.

- Xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục hợp lý về phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp cho các đối tượng là trẻ em, học sinh tiểu học, cha mẹ học sinh, các cơ sở y tế, trường học và cộng đồng. Áp dụng nhiều loại hình thức tuyên truyền khác nhau như tờ rơi, áp phích, khẩu hiệu, phát thanh, truyền hình, họp dân, bài giảng ngoại khóa, nói chuyện trực tiếp, các vở kịch vui, truyền thông trực tuyến qua các ứng dụng công nghệ...

- Tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động về can thiệp như sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng và giám sát chất lượng nước sạch, rửa tay bằng xà phòng.

- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp tới cộng đồng bằng các phương tiện thông tin thích hợp, đặc biệt truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp cho đối tượng đích.

- Phối hợp và đa dạng hóa các hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp. Lồng ghép trong hoạt động tư vấn, tổ chức các buổi truyền thông, hội thảo, tập huấn về phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp.

- Tổ chức tốt việc phối hợp, huy động Ban, ngành, đoàn thể tích cực tham gia các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp.

- Vận động cộng đồng cùng chung tay tích cực tham gia phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng thường gặp.

4. Giải pháp về kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp

- Xây dựng, phát triển và củng cố hệ thống theo dõi giám sát, đánh giá từ tuyến Thành phố đến cơ sở. Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác theo dõi giám sát, đánh giá hoạt động ở tất cả các tuyến.

- Triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát các tuyến về các hoạt động phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp, tập trung những nơi có nhiều tồn tại.

- Hàng năm và kết thúc giai đoạn, tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, rút ra những bài học kinh nghiệm, thi đua khen thưởng; xây dựng mục tiêu, nội dung hoạt động cho năm, giai đoạn tiếp theo sát với tình hình thực tế.

5. Giải pháp về nâng cao chất lượng hệ thống phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh ký sinh trùng thường gặp

- Phối hợp với các Viện, trường trực thuộc Bộ Y tế tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ chuyên sâu tại các đơn vị tuyến Thành phố để tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới về dự phòng, xét nghiệm, giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh.

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về giám sát và phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp cho cán bộ y tế tuyến quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và y tế thôn xóm hàng năm.

- Tăng cường, củng cố hệ thống xét nghiệm cho tuyến Thành phố, tuyến quận, huyện và tuyến xã, phường.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giám sát và phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp.

6. Giải pháp về nguồn lực và đầu tư

- Đảm bảo bố trí đủ cơ cấu, số lượng, chất lượng chuyên môn của hệ thống phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp, duy trì mạng lưới cán bộ làm công tác phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng tại y tế cơ sở.

- Xây dựng định mức, bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp cho các tuyến.

- Duy trì hoạt động các điểm kính hiển vi hiện có; tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ cho hoạt động điểm kính hiển vi; sắp xếp, kiện toàn các điểm kính hiển vi phù hợp và thuận lợi cho công tác phát hiện, điều trị bệnh sốt rét.

- Xác định, bố trí đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp phù hợp với khả năng và điều kiện của từng địa phương:

+ Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.

+ Nguồn kinh phí hợp tác và viện trợ.

7. Giải pháp về xã hội hóa công tác phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp

- Huy động sự tham gia vào công tác phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương.

- Phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp giữa các tổ chức đoàn thể, cộng đồng tại địa phương.

- Thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp với sự tham gia của cộng đồng và cá nhân.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế Hà Nội

- Tham mưu cho UBND Thành phố chỉ đạo công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ và phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024 - 2025 và chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai đồng bộ các hoạt động phòng ngừa sốt rét quay trở lại tại địa phương.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc huy động lực lượng, huy động cộng đồng tham gia công tác phòng bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp.

- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch trình UBND Thành phố xem xét bố trí kinh phí thực hiện hàng năm theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai, tổ chức thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác phòng ngừa sốt rét quay trở lại của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc:

+ Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động giám sát và phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp theo các hướng dẫn của Bộ Y tế

+ Tổ chức đánh giá các yếu tố nguy cơ và phân vùng trọng điểm, có biện pháp triển khai, phòng chống các bệnh ký sinh trùng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

+ Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình bệnh ký sinh trùng và các hoạt động phòng chống đến tận thôn, xóm; đánh giá các yếu tố nguy cơ và xu hướng diễn biến của bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là tại các vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng báo cáo kịp thời về Bộ Y tế theo quy định; phối hợp với Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng triển khai các hoạt động giám sát, tổ chức điều tra, lập bản đồ dịch tễ bệnh ký sinh trùng và triển khai các biện pháp phòng, chống theo kế hoạch được phê duyệt.

+ Lồng ghép các hoạt động phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp và các bệnh nhiệt đới ít được quan tâm vào các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn Thành phố; triển khai tẩy giun, sán cho trẻ em, đối tượng nguy cơ tại các trường học, cơ sở y tế trên địa bàn đảm bảo an toàn, hiệu quả.

+ Tăng cường công tác khám, xét nghiệm phát hiện bệnh sốt rét cho các đối tượng có nguy cơ cao để phát hiện sớm, điều trị kịp thời; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn và vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét.

+ Tổ chức thu dung khám và điều trị, chuẩn bị đủ thuốc, trang thiết bị và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận khám và điều trị bệnh nhân; tập huấn khám, phát hiện, phác đồ điều trị cho các cơ sở điều trị tuyến dưới.

+ Triển khai các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh ký sinh trùng qua thực phẩm và giám sát các thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên hoặc đột xuất về công tác phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp tại các địa phương để kịp thời chỉ đạo về chuyên môn và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan báo, đài Thành phố (Báo Hà nội mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị...) và cơ quan thông tin truyền thông của các địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nguyên nhân, tác hại và các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp.

3. Sở Tài chính

Xem xét đề xuất UBND Thành phố bố trí cấp đủ kinh phí hàng năm cho hoạt động phòng ngừa sốt rét quay trở lại và phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4. Sở Giáo dục và đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho giáo viên, học sinh, sinh viên trong các trường học; bảo đảm an toàn thực phẩm tại các trường có bếp ăn tập thể để phòng, chống các bệnh ký sinh trùng theo quy định.

- Phối hợp tổ chức triển khai thực hiện hoạt động tẩy giun, sán cho học sinh tại các trường học theo kế hoạch.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với Sở Y tế thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh ký sinh trùng và các dịch bệnh khác lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT- BNNPTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và PTNT.

6. Bảo hiểm xã hội Thành phố

Phối hợp với Sở Y tế trong thanh toán chi phí xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân mắc sốt rét, bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng thường gặp theo quy định.

7. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng ngừa sốt rét quay trở lại và phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại địa phương giai đoạn 2024 - 2025 và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả để phòng ngừa sốt rét quay trở lại trên địa bàn.

- Chỉ đạo các ban, ngành liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sốt rét quay trở lại và phòng, chống bệnh ký sinh trùng tại địa phương; tuyên truyền tới các hộ gia đình và cộng đồng để người dân biết cách tự phòng bệnh, tích cực tham gia vào các hoạt động phòng ngừa sốt rét quay trở lại và phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại cộng đồng.

- Huy động sự tham gia của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị tại địa phương phối hợp với ngành Y tế triển khai hiệu quả công tác phòng ngừa sốt rét quay trở lại và phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể Thành phố

Phối hợp với ngành Y tế và các sở, ngành Thành phố trong chỉ đạo tổ chức triển khai công tác phòng ngừa sốt rét quay trở lại và phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn Thành phố.

V. KINH PHÍ

Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn do quỹ bảo hiểm y tế chi trả, nguồn huy động xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

UBND Thành phố đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể trực thuộc; Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố (qua Sở Y tế để tổng hợp)./.


Nơi nhận:
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Bộ Y tế;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố HN;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- Văn phòng ĐĐBQH&HĐNT TP;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài PT&THHN, Báo: HNM, KT&ĐT, TTTTTP;
- VPUB: CVP, các PCVP; Phòng KGVX, TH;
- Lưu VT, KGVX
AN

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Thu Hà

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 36/KH-UBND ngày 24/01/2024 phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ và phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


173

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.166.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!