Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 34/KH-UBND 2022 phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ Sơn La

Số hiệu: 34/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Tráng Thị Xuân
Ngày ban hành: 27/01/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/KH-UBND

Sơn La, ngày 27 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG NGỪA BỆNH SỐT RÉT QUAY TRỞ LẠI SAU LOẠI TRỪ TẠI TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm;

- Nghị Quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 27/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 08/QĐ-BYT ngày 04/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Lộ trình loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến 2030; Quyết định số 1609/QĐ-BYT ngày 08/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét tại Việt Nam năm 2019; Quyết định số 2657/QĐ-BYT ngày 23/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch phòng chống và loại trừ sốt rét tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 4922/QĐ-BYT ngày 25/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt rét; Quyết định số 2699/QĐ-BYT ngày 26/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét;

- Kế hoạch số 78/KH-TU ngày 17/12/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá XII về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Để chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt rét quay trở lại. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, với các nội dung sau:

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG VÀ LOẠI TRỪ BỆNH SỐT RÉT

Năm 1958, cùng với cả nước Sơn La tiến hành điều tra cơ bản nhằm đánh giá thực trạng về tình hình sốt rét, kết quả cho thấy tỷ lệ lách sưng do sốt rét chiếm 40,4% chỉ số ký sinh trùng sốt rét chiếm 6,39%; Sơn La thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng.

Từ năm 1958 đến năm 1975 là giai đoạn của chiến lược tiêu diệt sốt rét tình hình sốt rét tỉnh Sơn La cũng đã có bước tiến triển tốt.

Từ năm 1976 đến năm 1990 là thời kỳ thanh toán sốt rét không hạn định về thời gian trong những năm 1976 - 1980 Sơn La tuy có tỷ lệ mắc cao 25% dân số, có một số vụ dịch xảy ra nhưng không có chết do sốt rét. Tuy nhiên vào thập kỷ 1985-1990 bệnh sốt rét quay trở lại trên phạm vi toàn tỉnh với tốc độ gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Năm 1986 có 25 người chết, tăng lên 100 người năm 1987 và tiếp tục tăng lên 105 người năm 1988. Đến năm 1991 là năm kinh hoàng của người dân đã xảy ra 12 vụ dịch với 46.656 người mắc 1.753 ca sốt rét ác tính trong đó có 309 người chết trong toàn tỉnh.

Nhìn lại những năm (1990-2020) 30 năm dịch bệnh sốt rét là nỗi kinh hoàng của mọi người dân. Mi năm có hàng chục ngàn người mắc bệnh sốt rét phải điều trị ở các bệnh viện tuyến xã, huyện, tuyến tỉnh. Dịch sốt rét bùng phát trên phạm vi toàn tỉnh 11/11 huyện thị xã, nhiều nhất ở các huyện như Mộc Châu, Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai... Cao điểm dịch vào năm 1991, tỷ lệ bệnh nhân sốt rét trên địa bàn tỉnh là 65,7/1.000 dân. Cũng vào những năm này có tới hơn 1/3 (34%) dân số sống trên địa bàn tỉnh Sơn La có ký sinh trùng sốt rét trong máu. Thời điểm đó, nhận thức của người dân về cách phòng, chống, điều trị sốt rét còn hạn chế, điều kiện kinh tế khó khăn, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống sốt rét hạn hẹp, những người làm công tác phòng, chống sốt rét từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, tuyến xã phải đối diện với vô vàn khó khăn, thách thức, không ai dám nghĩ đến một ngày nào đó lại có thể loại trừ được căn bệnh nguy hiểm này.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế, sự lãnh đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương và quyết tâm của toàn ngành Y tế trong phòng, chống sốt rét và sự đầu tư kinh phí kịp thời của nhà nước và các tổ chức Quốc tế cho chương trình mục tiêu Y tế về bệnh sốt rét, với mục tiêu từng bước khống chế dịch bệnh, giảm số mắc và tử vong, chúng ta đã dần cải thiện và làm thay đổi cơ bản dịch tễ sốt rét trung bình hàng năm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét giảm 16,5%. Năm 2010 số bệnh nhân cũng như tỷ lệ mắc sốt rét trên 1000 dân số giảm tới 99,9% so với năm 1991. Các vụ dịch giảm cả về số lượng và quy mô, số người mắc và tử vong giảm dần hàng năm và trong 15 năm trở lại đây trên địa bàn toàn tỉnh không phát sinh ổ dịch mới. Giai đoạn 2009 - 2014 theo phân loại dịch tễ sốt rét của Bộ Y tế, Sơn La vẫn nằm trong 10 tỉnh trọng điểm sốt rét. Đến năm 2014 Sơn La chỉ còn 9 xã trọng điểm về sốt rét thuộc 4 huyện: Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên và Sông Mã. Đặc biệt trong 5 năm (từ 2015 - 2019) công tác phòng, chống sốt rét được triển khai một cách tích cực, chủ động, bài bản cả về đầu tư nguồn lực, về chuyên môn kỹ thuật và củng cố hệ thống Y tế từ tỉnh tới xã bản được duy trì trong 5 năm toàn tỉnh không có ký sinh trùng sốt rét nội địa đó là tiêu chí quan trọng. Nhờ đó tỉnh Sơn La đã cán đích loại trừ sốt rét ở 100% số xã của 12/12 huyện/thành phố vào cuối năm 2019.

Trong suốt 30 năm (1990 - 2020) bền bỉ phấn đấu, từ mục tiêu ban đầu (1991 - 1995) là khống chế tốc độ gia tăng của bệnh sốt rét, đến mục tiêu giảm mắc, giảm chết, giảm dịch (1996 - 2000), cho tới củng cố và duy trì thành quả trong phòng, chống sốt rét, Dù trong điều kiện có biến động lớn về dân cư do di dân xây dựng công trình thủy điện Sơn La, mở đường giao thông, phát triển cây cao su cũng như sự đổi thay mạnh mẽ của nền kinh tế, xã hội... nhưng chúng ta vẫn làm rất tốt công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét, không có ký sinh trùng nội địa, không có tử vong do sốt rét, không có dịch sốt rét xảy ra.

Với thành quả đã đạt được ngày 23/12/2019 tỉnh Sơn La đã được công nhận là một trong số 25 tỉnh/thành phố đầu tiên trên cả nước được công nhận là tỉnh/thành phố đạt Tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét (theo Quyết định số 1987/QĐ - VSR ngày 23/12/2019 của Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thuộc Bộ Y tế). Đây thực sự là dấu mốc và ghi nhận thành tựu to lớn của toàn tỉnh, đặc biệt là ngành Y tế Sơn La trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, chấm dứt sự hoành hành kéo dài hàng trăm năm của dịch bệnh sốt rét, một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lưu hành ở hầu hết các địa phương trong tỉnh chúng ta chuyển sang giai đoạn phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ.

1. Kết quả phân vùng dịch tễ bệnh sốt rét năm 2019

Hoạt động phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2019 được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, đơn vị phân vùng là xã và tương đương. Qua kết quả phân vùng dịch tễ cho thấy, sau 5 năm thực hiện tích cực các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét đã giảm mạnh 204 xã phường chuyển sang giai đoạn phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ.

2. Phân bố muỗi truyền bệnh sốt rét và tình hình muỗi kháng hoá chất

Muỗi truyền bệnh sốt rét lưu hành ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La. Muỗi An.minimus phân bố rộng gây nguy cơ bùng phát dịch khi có trường hợp bệnh mang ký sinh trùng sốt rét. Muỗi An.minimus truyền sốt rét thường trú đậu và đốt người ở ngoài nhà, nên gặp nhiều khó khăn trong phòng chống bằng phun hóa chất tồn lưu và tẩm màn. Theo điều tra đánh giá của Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương tại huyện Mường La về độ nhạy cảm của muỗi với hóa chất phun và tẩm màn đã có sự kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt rét, đó cũng là một trong những khó khăn trong công tác phòng ngừa sốt rét quay trở lại của tỉnh Sơn La.

3. Tình hình dân di biến động, giao lưu qua biên giới và lan truyền sốt rét

- Có sự gia tăng di biến động dân giữa vùng không còn bệnh sốt rét và vùng bệnh sốt rét lưu hành theo mùa vụ để làm kinh tế. Tập quán của người dân đi làm rừng, làm nương rẫy và ngủ lại qua đêm thường có tỷ lệ sử dụng màn và các biện pháp bảo vệ cá nhân khác thấp nên làm tăng nguy cơ mắc và lan rộng bệnh sốt rét.

- Giao lưu biên giới Việt Nam - Lào và người dân đi lao động tại các nước Châu Phi đặc biệt là nước Anggola...và các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên đây là vùng sốt rét lưu hành nặng và có sự kháng thuốc Artemisinin.

4. Hệ thống phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét

Hệ thống phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét đã có nhiều thay đổi trong những năm vừa qua. Với việc sáp nhập các đơn vị dự phòng cấp tỉnh thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và được giao thực hiện công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét của tỉnh. Công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét tuyến huyện, xã do Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã thực hiện. Bên cạnh đó có sự tham gia của các cơ sở khám chữa bệnh tại các tuyến và y tế thôn bản, y tế tư nhân.

5. Các hoạt động trọng tâm đã triển khai

5.1.1. Công tác chỉ đạo điều hành

- Chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch hành động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định 4717/QĐ- BYT ngày 11/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Quyết định số 4922/QĐ-BYT ngày 25/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt rét; Quyết định số 2699/QĐ-BYT ngày 26/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét; Quyết định số 08/QĐ-BYT ngày 04/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt lộ trình loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến 2030.

- UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 2748/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 về thực hiện chiến lược Phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Sơn La.

5.1.2. Hoạt động chuyên môn kỹ thuật

- Đảm bảo, duy trì số lượng điểm kính hoạt động tại các xã trong vùng sốt rét nguy cơ quay trở lại; định kỳ tập huấn hướng dẫn giám sát, xét nghiệm chẩn đoán cho cán bộ y tế và nhân viên y tế thôn bản, đặc biệt đối với các vùng có nguy cơ cao về sốt rét, các nhóm dân di biến động, làm nương ngủ rẫy, dân vùng biên giới; triển khai giám sát muỗi truyền bệnh sốt rét tại các vùng nguy cơ cao.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ sốt rét trên địa bàn tỉnh, giám sát việc chẩn đoán phát hiện sớm người mắc sốt rét và điều trị bằng thuốc sốt rét theo phác đồ Bộ Y tế ban hành. Thực hiện giám sát việc triển khai các hoạt động phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại ở tất cả các tuyến. Điều tra ca bệnh, bệnh sốt rét, giám sát công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại tại các tuyến.

- Tổ chức can thiệp tại các điểm nóng về sốt rét, khoanh vùng nơi có nguy cơ xảy ra dịch sốt rét, triển khai các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại (phun hóa chất diệt muỗi, tẩm màn hóa chất,...). Xử lý kịp thời tại các điểm có tình hình sốt rét phức tạp, sốt rét gia tăng và có nguy cơ xảy dịch.

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét cho cán bộ tuyến huyện, xã để nâng cao năng lực về quản lý và triển khai thực hiện, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho cán bộ về chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét.

- Truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh sốt rét: Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét, lợi ích của việc ngủ màn, điều trị sốt rét đúng phác đồ để người dân hiểu và tự giác, tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sốt rét cho bản thân và cộng đồng. Tổ chức mít tinh hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25/4” hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và phát động toàn thể nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ.

- Công tác phối hợp liên ngành: Huy động sự tham gia của các ban ngành, tổ chức đoàn thể, cộng đồng, sự phối kết hợp quân dân y và y tế tư nhân trong công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ bệnh sốt rét.

- Nghiên cứu khoa học: Triển khai thực hiện nghiên cứu các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét phù hợp cho các đối tượng đặc thù: dân di biến động, làm việc thời vụ, làm nương ngủ rẫy và sốt rét biên giới; nghiên cứu ứng dụng và đánh giá phục vụ chương trình phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.

- Hợp tác Quốc tế: Hợp tác có hiệu quả với các đối tác quốc tế (Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và sốt rét) để hỗ trợ hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.

6. Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét

Trong những năm qua, kinh phí cấp cho các hoạt động phòng chống bệnh sốt rét được huy động từ các nguồn:

- Ngân sách Nhà nước hàng năm: Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số;

- Kinh phí tài trợ quốc tế: Quỹ Toàn cầu về phòng chống HIV/AIDS, Lao và Sốt rét là nguồn kinh phí tài trợ chủ yếu;

- Kinh phí địa phương: Từ năm 2015 - 2020 nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ một phần để mua màn và hóa chất phun tẩm cho một số vùng có nguy cơ ngoài các vùng kinh phí của trung ương đã cấp để triển khai.

7. Thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét

7.1.1. Thuận lợi

- Dự án phòng chống bệnh sốt rét được ưu tiên đưa vào là một cấu phần thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Y tế, các Bộ ngành trung ương và chính quyền các cấp.

- Tỉnh Sơn La đã xác định rõ các khu vực trọng điểm, khu vực nguy cơ cao để phòng chống và loại trừ sốt rét như: Sự ảnh hưởng của khu vực Lòng Hồ thủy điện Sơn La, Vùng giáp biên giới Việt Nam - Lào, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, các công trình trọng điểm kinh tế của Nhà nước.

- Trên cơ sở kinh phí Nhà nước đầu tư cho Chương trình phòng chống sốt rét, Dự án phòng chống sốt rét đã kêu gọi và được các Tổ chức quốc tế viện trợ thêm nguồn lực đáng kể hỗ trợ để thực hiện các hoạt động phòng chống sốt rét và góp phần hoàn thành mục tiêu của Dự án phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét. Các Dự án hợp tác quốc tế, đặc biệt là từ Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tiếp tục tài trợ kinh phí và hỗ trợ kỹ thuật cho công tác phòng chống bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh.

7.1.2. Khó khăn

- Đầu tư của Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 cho Dự án phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét không ổn định. Nhiệm vụ chi các hoạt động chuyên môn do ngân sách địa phương chưa đảm bảo cho công tác phòng chống sốt rét gây ảnh hưởng đến các hoạt động phòng chống sốt rét tại địa phương.

- Tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ chi của các nguồn vốn, theo đó nhiệm vụ chi của vốn sự nghiệp ngân sách trung ương đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư phòng chống sốt rét; nhiệm vụ chi của vốn ngân sách địa phương đảm bảo chi cho các hoạt động chuyên môn phòng chống bệnh sốt rét. Tuy nhiên, địa phương chưa bố trí đủ kinh phí để đáp ứng yêu cầu cho hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét. Trong khi đó, nguồn ngân sách Trung ương không được sử dụng chi cho các hoạt động chuyên môn của địa phương (giám sát dịch tễ, tập huấn ...).

- Hệ thống y tế tuyến tỉnh và huyện được bố trí, sắp xếp để tinh gọn, hiệu quả của bộ máy, nhưng trong giai đoạn đầu đã nảy sinh nhiều khó khăn như: xáo trộn, điều chuyển làm việc khác của cán bộ có kinh nghiệm, thiếu cán bộ được đào tạo chuyên sâu đã ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.

- Số dân sống trong vùng bệnh sốt rét lưu hành còn cao, chủ yếu đồng bào dân tộc, người nghèo có đời sống, điều kiện sinh hoạt khó khăn tập trung ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; cùng với đó là những người lao động thời vụ, lao động tự do chưa được quản lý chặt chẽ, việc tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét còn hạn chế như: ngủ màn khi đi nương rẫy, uống thuốc đúng, đủ liều khi bị bệnh...

- Chính quyền ở một số địa phương đã có sự chủ quan trong việc thực hiện vai trò chỉ đạo, điều hành và có đầu tư đúng mức cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.

- Những khó khăn trong việc giám sát, quản lý nhóm đối tượng dân di biến động đang là một thách thức, ảnh hưởng rất lớn đối với công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ hiện nay. Đặc biệt là những đối tượng đi làm ăn theo thời vụ từ vùng sốt rét lưu hành, tiềm ẩn nguy cơ lan truyền và bùng phát thành dịch.

- Y tế thôn bản tuy đã phát triển được về số lượng nhưng chất lượng chuyên môn còn yếu. Một số địa phương là trọng điểm bệnh sốt rét nhưng sự tham gia của y tế thôn bản trong công tác phát hiện chẩn đoán và điều trị bệnh nhân sốt rét còn hạn chế.

- Ký sinh trùng sốt rét P.falciparum kháng thuốc Artemisinin đặc biệt kháng thuốc sốt rét phối hợp có nguy cơ lan rộng do có sự giao lưu dân số lớn giữa những địa phương.

- Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có tác động đến tình hình bệnh sốt rét, muỗi truyền bệnh sốt rét thay đổi tập tính, đặc biệt xuất hiện muỗi kháng hóa chất ở một số vùng nên hoạt động phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ bệnh sốt rét cũng gặp thêm những khó khăn thách thức.

III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ đến năm 2025, tỷ lệ mắc ký sinh trùng sốt rét còn dưới 0,001/1.000 dân, tỷ lệ tử vong do sốt rét 0/100.000 dân, không để dịch sốt rét xảy ra; tập trung ưu tiên vùng có nguy cơ cao sốt rét quay trở và củng cố các yếu tố bền vững nhằm ngăn chặn phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ.

1.2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể

a) Đảm bảo toàn bộ người dân được tiếp cận đầy đủ dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét kịp thời đối với cả cơ sở y tế công lập và tư nhân.

Chi tiêu:

- 100% người nghi ngờ sốt rét đến khám bệnh được xét nghiệm chẩn đoán sốt rét trong vòng 2 giờ.

- 100% người nhiễm ký sinh trùng sốt rét được điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y tế.

b) Đảm bảo người dân trong vùng nguy cơ được bảo vệ bằng các biện pháp phòng chống véc tơ thích hợp.

Chi tiêu:

Hàng năm có trên 98% hộ gia đình ở vùng có nguy cơ cao sốt rét quay trở lại sau loại trừ có đủ màn phòng chống muỗi (trung bình 1,8 người/1 màn đôi).

- Hàng năm có trên 90% người có nguy cơ cao mắc sốt rét (đi rừng, ngủ rẫy) sử dụng biện pháp phòng chống sốt rét (nằm màn, võng man tẩm hóa chất và các biện pháp bảo vệ cá nhân khác).

c) Nâng cao chất lượng hệ thống giám sát dịch tễ bệnh sốt rét và đảm bảo năng lực đáp ứng dịch sốt rét.

Chỉ tiêu:

- 100% trường hợp bệnh sốt rét được báo cáo đầy đủ đúng hạn theo hướng dẫn quốc gia.

- 100% trường hợp bệnh được điều tra và báo cáo đúng quy định theo hướng dẫn quốc gia.

- 100% ổ bệnh sốt rét được xử lý kịp thời trong vòng 7 ngày kể từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên.

d) Nâng cao kiến thức và hành vi của người dân để tự chủ động bảo vệ cá nhân trước bệnh sốt rét.

Chi tiêu:

- Đạt trên 90% người sống trong vùng có nguy cơ cao sốt rét quay trở lại sau loại trừ có ngủ màn đêm hôm trước ngày điều tra hàng năm.

- Duy trì trên 95% dân số vùng có nguy cơ cao sốt rét quay trở lại sau loại trừ biết ít nhất 4 thông điệp chủ yếu về sốt rét (bệnh sốt rét do muỗi truyền, nằm màn và phun hoá chất để phòng chống sốt rét, khi bị sốt phải đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, uống thuốc đủ liều theo hướng dẫn của cán bộ y tế).

2. Các giải pháp chủ yếu

2.1. Chỉ đạo, điều hành

- Chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động thực hiện “Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến 2030” ban hành kèm theo Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 27/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Lộ trình loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến 2030 và Kế hoạch phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ giai đoạn 2021 - 2025.

- Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ; rà soát và bổ sung các chương trình, kế hoạch hoạt động phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ ở tất cả các tuyến, thực hiện tốt giám sát dịch tễ sốt rét.

- Ngành Y tế tiếp tục chỉ đạo và tổ chức triển khai các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ, giám sát tình hình bệnh sốt rét và sốt rét kháng thuốc, giám sát côn trùng, hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật cho các tuyến, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục quan tâm chỉ đạo, đầu tư ngân sách và phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm cho công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ tại huyện, thành phố và xã để giữ vững những thành quả loại trừ bệnh sốt rét trên địa bàn đã được Bộ Y tế phê duyệt.

- Huy động các cơ sở y tế tư nhân tham gia vào công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ, tăng cường hoạt động kiểm soát việc bán thuốc sốt rét tại các địa phương và việc bán thuốc sốt rét của y tế tư nhân để hạn chế việc bán thuốc không đảm bảo chất lượng.

- Triển khai thực hiện các quy định, quy trình, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế trong phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ.

2.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe

- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ tới cộng đồng bằng các phương tiện thông tin thích hợp, đặc biệt truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp cho đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt rét.

- Phối hợp các ban, ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo, đầu tư cho công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ.

- Vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ. Đưa công tác truyền thông vào các trường học trên địa bàn.

2.3. Chuyên môn kỹ thuật

2.3.1. Phòng chống muỗi truyền bệnh

- Sử dụng các hóa chất diệt muỗi truyền bệnh sốt rét có hiệu lực cao (phun tồn lưu và tm màn, sử dụng màn tẩm hóa chất tồn lưu dài).

- Cung cấp màn tẩm hóa chất diệt muỗi tồn lưu cho dân vùng sốt rét lưu hành và các vùng khó khăn.

- Lồng ghép biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét với phòng chống muỗi truyền các bệnh khác như sốt xuất huyết.

2.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, chẩn đoán và điều trị.

- Nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị sốt rét tại các tuyến bệnh viện và các cơ sở y tế. Phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ quy định, giảm tử vong do bệnh sốt rét.

- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh được cập nhật thường xuyên theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới.

- Duy trì hoạt động có hiệu quả các điểm kính hiển vi tại xã, nhằm phát hiện bệnh sớm và phục vụ điều trị sớm, đúng hướng dẫn theo chủng loại ký sinh trùng tại cơ sở. Phát hiện bệnh bằng test chẩn đoán nhanh, đặc biệt tại các xã có nguy cơ cao sốt rét quay trở lại, vùng sâu, vùng xa, vùng chưa có điểm kính hiển vi, các thôn bản miền núi ở xa Trạm y tế xã.

- Đảm bảo cung cấp đủ thuốc sốt rét có hiệu lực cao, thuốc phối hợp, thuốc điều trị thay thế theo phác đồ điều trị sốt rét được Bộ Y tế ban hành, không để thiếu thuốc ở các cơ sở điều trị;

- Quản lý và giám sát chặt chẽ bệnh nhân sốt rét, điều tra chủ động khi có trường hợp bệnh ngoại lai xuất hiện. Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời cho tất cả các trường hợp bệnh mắc sốt rét. Tăng cường giám sát và quản lý trường hợp bệnh tại bệnh viện và tại cộng đồng, giám sát hiệu quả điều trị bao gồm cả điều trị chống lây lan và điều trị chống tái phát, không để có trường hợp sốt rét mới lan truyền tại địa phương.

2.4. Kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình

- Nâng cao năng lực hệ thống theo dõi giám sát, đánh giá từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Tiếp tục tập huấn cho cán bộ làm công tác theo dõi giám sát, đánh giá chương trình ở tất cả các tuyến.

- Hàng năm và kết thúc giai đoạn 5 năm, tiến hành tổng kết đánh giá hiệu quả của chương trình, rút ra những bài học kinh nghiệm, khen thưởng động viên và xây dựng mục tiêu, kế hoạch cho năm, giai đoạn tiếp theo phù hợp với tình hình thực tế.

2.5. Nguồn lực đầu tư và hợp tác quốc tế

- Tích cực huy động nguồn viện trợ quốc tế cho công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ thông qua xây dựng các chương trình hành động, dự án phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ theo từng giai đoạn. Sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

- Quản lý và điều phối có hiệu quả nguồn lực tài chính, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc sử dụng ngân sách.

2.6. Công tác xã hội hóa

- Chính quyền các cấp chỉ đạo, tổ chức phối hợp liên ngành với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, cộng đồng tại địa phương cùng với ngành y tế triển khai biện pháp phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ.

- Huy động sự tham gia mạnh mẽ của các Ban, ngành, tổ chức đoàn thể, cộng đồng, y tế tư nhân và cá nhân vào hoạt động phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ, đặc biệt tại các vùng nguy cơ cao.

- Tăng cường tính chủ động của cộng đồng, phát huy tính tích cực, chủ động của cộng đồng tham gia triển khai, thực hiện các hoạt động phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ;

- Vận động và áp dụng các biện pháp khuyến khích phù hợp, tạo điều kiện để y tế tư nhân tham gia phát hiện và điều trị bệnh sốt rét tại cộng đồng.

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tỉnh thông tin, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, xí nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ cho người lao động.

2.7. Nghiên cứu khoa học

Xác định các vấn đề ưu tiên nghiên cứu đánh giá phục vụ chương trình phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ.

3. Các hoạt động trọng tâm

3.1. Đảm bảo toàn bộ người dân được tiếp cận đầy đủ dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét kịp thời đối với cả cơ sở y tế công lập và tư nhân

3.3.1. Tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ chẩn đoán sốt rét có chất lượng ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã:

- Đánh giá chất lượng chẩn đoán sốt rét bằng kính hiển vi và Test chẩn đoán nhanh (RDT) tại cơ sở y tế.

- Hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật viên điểm kính bao gồm cả sử dụng Test chẩn đoán nhanh sốt rét.

- Tổ chức khám sàng lọc và xét nghiệm cho tất cả các trường hợp nghi ngờ sốt rét bằng kính hiển vi hoặc xét nghiệm nhanh để xác định các trường hợp bệnh sốt rét.

3.3.2. Tăng cường hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng cho chẩn đoán sốt rét:

- Cập nhật và hướng dẫn cho các tuyến về công tác chẩn đoán sốt rét bằng kính hiển vi và Test chẩn đoán nhanh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tổ chức giám sát định kỳ, đánh giá năng lực kỹ thuật viên soi kính tuyến huyện và xã, nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên y tế trong lĩnh vực chẩn đoán sốt rét.

3.2. Đảm bảo người dân trong vùng nguy cơ được bảo vệ bằng các biện pháp phòng chống véc tơ thích hợp

- Cập nhật các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế về thực hiện các can thiệp phòng chống véc tơ: kỹ thuật điều tra côn trùng; kỹ thuật định loại; kỹ thuật phun tồn lưu; kỹ thuật tẩm màn; kỹ thuật giám sát véc tơ; kỹ thuật thử hiệu quả của màn tẩm hóa chất tồn lưu.

- Hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật phòng chống véc tơ cho các cán bộ huyện xã và cán bộ y tế thôn bản.

3.3. Nâng cao hệ thống giám sát dịch tễ bệnh sốt rét và đảm bảo năng lực đáp ứng dịch sốt rét

3.3.1. Nâng cấp hệ thống báo cáo eCDS-MMS để có thể thu nhận báo cáo từ tuyến xã lên tỉnh:

Cập nhật hàng năm danh mục, nội dung báo cáo vào hệ thống báo cáo qua phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm - quản lý sốt rét quốc gia (eCDS-MMS).

3.3.2. Cập nhật hướng dẫn quốc gia về giám sát và tăng cường năng lực để thực hiện các hoạt động giám sát:

- Tập huấn cho cán bộ các tuyến về giám sát sốt rét.

- Tiến hành giám sát nâng cao năng lực kỹ thuật cho các cán bộ dịch tễ tuyến huyện và tuyến xã.

3.3.3. Báo cáo trường hợp bệnh trong vòng 48 giờ trên hệ thống báo cáo quốc gia (eCDS-MMS):

- Đảm bảo các cơ sở y tế trên địa bàn báo cáo ca bệnh sốt rét trên hệ thống eCDS-MMS,

- Kiểm tra, đánh giá việc nộp báo cáo đúng hạn, hoàn thành báo cáo của tất cả các cơ sở y tế.

- Tăng cường rà soát số liệu báo cáo tháng và trong hệ thống báo cáo từ tuyến xã đến tuyến tỉnh.

3.3.4. Điều tra và phân loại trường hợp bệnh cho tất cả các ca bệnh:

- Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ tuyến huyện và tuyến xã về hướng dẫn điều tra trường hợp bệnh và phần mềm báo cáo điều tra trường hợp bệnh.

- Thực hiện điều tra tất cả các trường hợp bệnh xác định theo quy định.

3.3.5. Phát hiện và can thiệp lập thời các ổ bệnh sốt rét:

- Điều tra và xử lý ổ bệnh sốt rét trong vòng 7 ngày sau khi phát hiện ca bệnh lan truyền tại chỗ theo hướng dẫn: Thành lập đội điều tra, tổ chức điều tra, can thiệp xử lý ổ dịch, theo dõi đánh giá sau xử lý.

- Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế về phát hiện, điều tra, xử lý và theo dõi bệnh sau xử lý.

3.3.6. Phát hiện và xử lý kịp thời tất cả các khu vực có nguy cơ xảy ra dịch sốt rét:

- Rà soát số lượng ca bệnh và các dấu hiệu chỉ điểm dịch tại trạm y tế xã hàng tuần, báo cáo kịp thời lên tuyến trên.

- Thực hiện biện pháp can thiệp kịp thời để khống chế dịch: Chuẩn bị công cụ can thiệp như: hóa chất tẩm màn, bình bơm, máy bơm màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu (LLINs); tiến hành can thiệp theo hướng dẫn đáp ứng dịch và đánh giá kết quả thực hiện.

3.4. Nâng cao kiến thức và hành vi của người dân để tự chủ động bảo vệ bản thân trước bệnh sốt rét

3.4.1. Truyền thông thay đổi hành vi qua phương tiện thông tin đại chúng:

- Phát thông điệp phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ qua hệ thống thông tin đại chúng.

- Xây dựng các bài truyền thông về phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ thông qua báo chí.

3.4.2. Triển khai các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng:

- Huy động người đứng đầu làng bản, tôn giáo, tổ chức xã hội tham gia phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ.

- Huy động sự tham gia của chính quyền địa phương phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ.

- Tổ chức "Ngày thế giới phòng chống bệnh Sốt rét 25/4".

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Năm 2022, dự toán ngân sách tỉnh đã được HĐND tỉnh quyết nghị, UBND tỉnh giao dự toán chi tiết cho các Sở, Ban, Ngành, đơn vị; UBND các huyện, thành phố tại Quyết định số 2999/QĐ-UBND ngày 08/12/2021. Đề nghị Sở Y tế rà soát dự toán toàn ngành để điều chỉnh thực hiện Kế hoạch, đồng thời thực hiện lồng ghép nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án; nguồn xã hội hóa và nguồn kinh phí hợp pháp khác đảm bảo nội dung chi cho phù hợp theo các quy định hiện hành của nhà nước, chỉ đạo của Bộ Y tế tại Quyết định số 2657/QĐ-BYT ngày 23/6/2020.

- Sử dụng nguồn ngân sách tỉnh từ năm 2023, 2024, 2025 kinh phí dự kiến: 900.000.000 đồng, ngân sách bắt đầu tính từ năm 2023.

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

- Nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường các hoạt động phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ; tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo về phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ Y tế. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ.

- Lập kế hoạch phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ của tỉnh. Đầu mối tập hợp các đề xuất kinh phí bổ sung của các đơn vị y tế phối hợp với Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình mắc bệnh sốt rét và các hoạt động phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ đến tận thôn, bản; xã, phường, thị trấn; hộ gia đình, đánh giá các yếu tố nguy cơ và xu hướng sốt rét báo cáo kịp thời về Bộ Y tế theo quy định; tăng cường công tác truyền thông nguy cơ, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ; phối hợp với Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương triển khai các hoạt động giám sát, tổ chức điều tra tình hình bệnh sốt rét và triển khai các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ theo Kế hoạch được phê duyệt.

- Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh xây dựng kế hoạch tổ chức thu dung và điều trị, chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân; tập huấn phác đồ cấp cứu, điều trị, hướng dẫn các cơ sở thực hiện điều trị.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ của các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo định hướng các cơ quan thông tấn trên địa bàn tỉnh phối hợp với ngành Y tế, các cơ quan ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong công tác phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ. Tập trung đưa thông tin đến người dân vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc sốt rét, xây dựng các chương trình truyền thông về phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ. Kịp thời đưa các thông tin khuyến cáo của ngành Y tế khi có dịch bệnh (nếu có) xảy ra trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính

- Tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí nguồn ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ trên địa bàn tỉnh;

- Hướng dẫn các đơn vị sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí được cấp đảm bảo theo quy định.

4. Các Sở, ban, ngành của tỉnh

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp triển khai thực hiện một số hoạt động để kịp thời đáp ứng với công tác;

- Phối kết hợp với ngành Y tế triển khai các hoạt động trong công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ tại địa phương trên địa bàn tỉnh.

5. Báo Sơn La; Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh

Phối hợp với ngành Y tế về thông tin, truyền thông trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Truyền tải thông tin đến người dân về thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ: lợi ích của việc ngủ màn, khi bị sốt người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị, Ngủ màn kể cả ở nhà, hay ở nương rẫy hoặc ngủ trong rừng, Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước, mặc quần áo dài vào buổi tối. Hạn chế bọ gậy bằng cách khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ tại địa phương giai đoạn 2021 - 2025;

- Đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ trên địa bàn;

- Chỉ đạo tuyên truyền để nhân dân biết cách tự phòng bệnh, chủ động đến các cơ sở y tế, tích cực tham gia vào các hoạt động phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ;

- Kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ tại địa phương;

- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ tại địa phương giai đoạn 2021 - 2025.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh các Tổ chức Chính trị - Xã hội; các Tổ chức Hội, Đoàn thể

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phối hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh;

- Giám sát việc triển khai thực hiện công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ trên địa bàn tỉnh; chủ động phát hiện và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch trên địa bàn.

Trên đây là Kế hoạch phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La. Yêu cầu các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (B/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Cục Y tế dự phòng;
- Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương;
- CVP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PT&TH tỉnh;
- Báo Sơn La;
- Trung tâm thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX_S.Hùng.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Tráng Thị Xuân

 

PHỤ LỤC

DỰ KIẾN KINH PHÍ CHI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA SỐT RÉT QUAY TRỞ LẠI SAU LOẠI TRỪ NĂM 2021-2025 TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: đồng

Stt

Nội dung

Kinh phí

Tổng

2023

2024

2025

1

Tập huấn cho cán bộ y tế tỉnh, huyện về hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tại Việt Nam theo quyết định số 4922/QĐ- BYT ngày 25/10/2021.

16,150,000

110,380,000

 

126,530,000

2

Tập huấn cán bộ Y tế tuyến xã/phường/thị trấn trên địa bàn tỉnh về hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt rét tại Việt Nam theo quyết định số 4922/QĐ-BYT ngày 25/11/2021

72,525,000

0

72,525,000

145,050,000

3

Giám sát, Điều tra đánh dịch tễ, điều tra, giám sát côn trùng bảo đảm năng lực đáp ứng dịch sốt rét trên địa bàn tỉnh.

122,820,000

128,160,000

122,820,000

373,800,000

4

Mua thuốc, vật tư, hóa chất sinh phẩm phục vụ điều tra giám sát

41,219,000

41,730,000

41,193,000

124,142,000

5

Vật tư, hóa chất sinh phẩm xét nghiệm,

8,730,000

8,730,000

8,730,000

26,190,000

6

Truyền thông phòng chống bệnh sốt rét.

38,556,000

11,000,000

45,492,000

95,048,000

7

Hội nghị hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 trong công tác phòng sốt rét quay trở lại trên địa bàn tỉnh Sơn La và phương hướng, nhiệm vụ những năm tiếp theo.

 

 

9,240,000

9,240,000

Tổng

300,000,000

300,000,000

300,000,000

900,000,000

Số tiền bằng chữ: Chín trăm triệu đồng chẵn./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 34/KH-UBND ngày 27/01/2022 về phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.970

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.73.157
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!