Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 324/KH-UBND 2022 phòng chống mù lòa Hà Tĩnh tầm nhìn đến 2030

Số hiệu: 324/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Lê Ngọc Châu
Ngày ban hành: 22/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 324/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 22 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA ĐẾN NĂM 2026 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Thực hiện Quyết định số 2560/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “Kế hoạch phòng chống mù lòa đến năm 2026, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt (sau đây được gọi chung là phòng chống mù lòa); giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa có thể phòng chống được; phấn đấu loại trừ các nguyên nhân chính gây mù lòa cho mọi người dân trên địa bàn tỉnh vào năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2026

- Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,5 người trên 1.000 dân, trong đó: Giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 16 người trên 1.000 dân;

- Tỷ lệ người dân được phẫu thuật đục thể thủy tinh trên 5,5 người trên 1.000 dân, trong đó: Đảm bảo trên 95% người dân bị mù do đục thể thủy tinh được phẫu thuật thay thế thủy tinh nhân tạo;

- Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 50%;

- Tỷ lệ người bệnh glôcôm được khám và quản lý đạt trên 37%;

- Tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 80%.

2.2. Đến năm 2030

- Tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người trên 1.000 dân, trong đó: Giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người trên 1.000 dân;

- Duy trì tỷ lệ người dân được phẫu thuật đục thể thủy tinh lên trên 6,5 người trên 1000 dân, trong đó: Tỷ lệ người dân bị mù do đục thể thủy tinh được phẫu thuật thay thế thủy tinh đạt trên 98%;

- Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 75% số người bệnh bị đái tháo đường;

- Tỷ lệ người bệnh glôcôm được khám và quản lý đạt trên 45%;

- Tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 95%.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi: Thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

2. Đối tượng: Tất cả người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

3. Thời gian: Từ năm 2022 đến năm 2030.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng các cam kết và hợp tác liên ngành

- Kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống mù lòa tỉnh để chỉ đạo, đánh giá công tác phòng chống mù lòa trên địa bàn tỉnh có hiệu quả; kịp thời đề xuất với tỉnh, Bộ Y tế về những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác phòng chống mù lòa.

- Xác định trách nhiệm cụ thể đối với mỗi sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội liên quan trong công tác phòng chống, giảm thiểu tỷ lệ mù lòa;

- Tăng cường sự hợp tác thông qua các cam kết phối hợp giữa các đơn vị, địa phương liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống mù lòa;

- Xây dựng và ban hành các quy chế phối hợp giữa chuyên ngành nhãn khoa với các chuyên ngành liên quan trong việc chăm sóc mắt;

2. Truyền thông, vận động cộng đồng tham gia phòng chống mù lòa

- Lồng ghép Chương trình phòng chống mù lòa trong chương trình giáo dục nâng cao sức khỏe cộng đồng cho học sinh giáo viên và y tế cơ sở;

- Tổ chức hưởng ứng ngày Thị giác thế giới, Tuần lễ glôcôm thế giới...hàng năm bằng các hình thức như tổ chức sự kiện, mít tinh, vận động, truyền thông dự phòng và kiểm soát các bệnh đục thể thủy tinh, glôcôm, đái tháo đường, tật khúc xạ học đường...;

- Vận động chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân chủ

- Phổ biến pháp luật, chính sách về phòng chống mù lòa, xây dựng thông điệp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, xây dựng chính sách liên quan đến phòng chống mù lòa ở các cấp quản lý và tại cộng đồng;

- Tuyên truyền, vận động, cung cấp các chương trình, tài liệu truyền thông về phòng chống mù lòa phù hợp với phương thức truyền thông theo nhóm đối tượng.

3. Củng cố và kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt, bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng giữa các đối tượng (trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật)

3.1. Phát triển mạng lưới

- Tuyến tỉnh: Xây dựng kế hoạch phát triển Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh thực tế của nhân dân (hoàn thành, phê duyệt trong năm 2022) và ưu tiên tập trung nguồn nhân lực, trang thiết bị, phát triển chuyên sâu, kỹ thuật mới tại Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh.

- Tuyến huyện: Nâng cao năng lực bác sỹ chuyên sâu khoa mắt hoặc liên chuyên khoa mắt, Răng - Hàm - Mặt, Tai - Mũi - Họng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện; đầu tư các thiết bị thiết yếu theo quy định của ngành nhằm giúp phát hiện sớm các bệnh gây mù, đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng chống mù lòa; tham mưu công tác dự phòng và chăm sóc mắt ban đầu, đặc biệt về chăm sóc mắt học đường.

- Tuyến xã: Xây dựng và nhân rộng mô hình phòng chống mù lòa và chăm sóc mắt tại cộng đồng; khuyến khích, tạo điều kiện để các địa phương xây dựng cơ sở chăm sóc người khiếm thị lồng ghép vào trong các cơ sở bảo trợ xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về chương trình phòng chống mù lòa và chăm sóc mắt ban đầu.

3.2. Nâng cao năng lực

- Đào tạo chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn cho các tuyến y tế, cập nhật kiến thức về chăm sóc mắt ban đầu cho y tế cơ sở, tăng cường phát triển nguồn nhân lực chuyên khoa mắt (quan tâm đào tạo chuyên sâu các lĩnh vực có xu thế ngày càng nhiều như: Dịch kính võng mạc, thẩm mỹ, tật khúc xạ);

- Cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán, quy trình kỹ thuật, phân tuyến kỹ thuật, phác đồ điều trị, theo dõi giám sát chất lượng dịch vụ các chương trình can thiệp chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng về chuyên ngành mắt của Bộ Y tế trong công tác chuyên môn tuyến tỉnh và làm cơ sở để hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến dưới;

- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh về mắt, chú trọng tới bệnh glôcôm, bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) và kỹ thuật phẫu thuật đục thể thủy tinh... cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh; đào tạo, đào tạo lại các bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện;

- Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ mới trong khám chữa bệnh chuyên ngành mắt;

- Đào tạo lại, đào tạo liên tục cho cán bộ y tế xã, phường về chăm sóc mắt ban đầu, chăm sóc mắt học đường lồng ghép vào các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu.

3.3. Cung cấp trang thiết bị

Đảm bảo trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế phục vụ công tác chăm sóc mắt theo danh mục kỹ thuật đã được phân tuyến, chú trọng trang bị các thiết bị cơ bản nhằm phát hiện sớm các bệnh lý như: Đục thể thủy tinh, tật khúc xạ, glôcôm, bệnh lý võng mạc đái tháo đường...tại tuyến huyện, xã và cộng đồng.

4. Kiểm soát các nguyên nhân chính gây mù lòa

4.1. Điều tra tỷ lệ mù loà, can thiệp và đánh giá tác động: Tổ chức khám sàng lọc, phát hiện mù lòa, đánh giá tác động song song với can thiệp và ảnh hưởng của chương trình lên công tác phòng chống mù loà trên địa bàn toàn tỉnh.

4.2. Kiểm soát mù lòa do bệnh đục thể thủy tinh: Tiếp tục duy trì tỷ lệ phẫu thuật đục thể thủy tinh khoảng 5,5 ca trên 1.000 dân vào năm 2026 và trên 6 ca trên 1.000 dân vào năm 2030. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo chương trình Phòng chống mù lòa tỉnh (Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh) trực tiếp triển khai giám sát kết quả phẫu thuật đục thủy tinh thể theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và quy định của Bộ Y tế.

4.3. Kiểm soát tật khúc xạ, phát hiện sớm các bệnh về mắt khác: Tổ chức khám mắt, điều tra tật khúc xạ trọng điểm cho đối tượng là học sinh bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở để tìm hiểu nguyên nhân, đề ra biện pháp phòng tránh và kế hoạch điều trị tật khúc xạ trên địa bàn toàn tỉnh.

4.4. Kiểm soát mù lòa do bệnh võng mạc đái tháo đường: Triển khai thực hiện tốt Chương trình điều tra tỷ lệ mù lòa và đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu bệnh lý võng mạc trên bệnh nhân đái tháo đường tại Hà Tĩnh”; triển khai công tác khám sàng lọc bệnh võng mạc trong cộng đồng; đánh giá tỷ lệ, kế hoạch điều trị và biện pháp phòng bệnh đối với các tổn thương võng mạc dịch kính có thể gây mù trên bệnh nhân mắc bệnh lý võng mạc đái tháo đường.

4.5. Thực hiện công tác quản lý bệnh glôcôm thông qua công tác điều tra tỷ lệ mù lòa kết hợp khám chẩn đoán bệnh glôcôm ngày từ ban đầu tại cộng đồng; thiết lập hệ thống quản lý bệnh glôcôm từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, huyện và tuyến tỉnh nhằm tư vấn, truyền thông, điều trị kịp thời, hạn chế mù lòa.

4.6. Tổ chức điều tra, đánh giá mù lòa và khám sàng lọc phát hiện sớm các bệnh lý khác gây mù có thể phòng tránh được; điều tra, đánh giá mù lòa tại các địa phương có yếu tố địa lý, kinh tế xã hội, các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn khó tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt và những địa phương tỷ lệ mù lòa còn tồn đọng cao.

4.7. Quản lý, phòng chống bệnh gây mù lòa ở các ngành nghề đặc thù như các ngành nghề phải làm việc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, hàn xì, đúc gang thép, thổi thủy tinh... có nguy cơ cao ảnh hưởng đến thị lực.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện từ nguồn Ngân sách Nhà nước, nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế theo quy định; nguồn vốn ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này;

- Xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động chuyên môn theo giai đoạn và hàng năm để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch tại các địa phương, đơn vị; thẩm định, phê duyệt kế hoạch phát triển Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh thực tế của nhân dân trong năm 2022 theo quy định.

- Chủ trì cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch trong dự toán chi thường xuyên sự nghiệp y tế hàng năm;

- Hướng dẫn các đơn vị cơ sở tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện kế hoạch.

2. Sở Tài chính: Trên cơ sở tham mưu, đề xuất với Sở Y tế (sau khi tổng hợp đề xuất của các đơn vị, cơ sở) cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán chi thường xuyên sự nghiệp y tế hàng năm.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, lồng ghép các nguồn vốn để bố trí kinh phí đầu tư phát triển thực hiện Kế hoạch;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan vận động, thu hút các nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho các nhiệm vụ của Kế hoạch.

4. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2026, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc mắt đến các tầng lớp nhân dân; khuyến khích người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc mắt tại địa phương.

5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh: Tuyên truyền các hoạt động triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa đến năm 2026, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên xây dựng các trang, chuyên mục để triển khai thực hiện Kế hoạch này.

6. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Y tế trong việc công tác đào tạo, tiếp nhận, thu hút nhân lực có chất lượng về làm việc trong chuyên khoa mắt, đặc biệt tuyến y tế cơ sở.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Y tế để hướng dẫn người dân thực hiện việc phòng chống tật khúc xạ học đường và phát hiện sớm tình trạng thị lực thấp cho học sinh.

8. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế để chủ động trong việc chi trả kinh phí khám chữa bệnh nói chung, các bệnh về mắt nói riêng; đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân tham gia bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh.

9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu, triển khai thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, an sinh xã hội cho đối tượng là người khiếm thị, người cao tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội cần sự hỗ trợ trong thực hiện phòng chống mù lòa để triển khai thực hiện Kế hoạch này.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch; chủ động bố trí ngân sách địa phương (bao gồm chi đầu tư và chi sự nghiệp cho các cơ sở y tế) để tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội người cao tuổi tỉnh

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phòng chống mù lòa.

- Hội Người cao tuổi tỉnh: (i) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao thức của hội viên và nhân dân về kiến thức chăm sóc mắt, phòng chống mù lòa cho bản thân, gia đình và cộng đồng; (ii) phối hợp với ngành y tế làm tốt công tác truyền thông, tổ chức và vận động bệnh nhân mù lòa tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt; (iii) lồng ghép việc triển khai các hoạt động của Kế hoạch này với các hoạt động của Hội.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;:
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Chánh VP, PCVP Trần Tuấn Nghĩa;
- Trung tâm CB-TH;
- Lưu: VT, VX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Ngọc Châu

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 324/KH-UBND ngày 22/08/2022 về phòng chống mù lòa đến năm 2026 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.092

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.197.183
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!