Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 318/KH-UBND 2022 chăm sóc sức khỏe sinh sản sức khỏe bà mẹ trẻ em Lào Cai

Số hiệu: 318/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Giàng Thị Dung
Ngày ban hành: 22/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 318/KH-UBND

Lào Cai, ngày 22 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, TẬP TRUNG VÀO CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ EM; GIẢM TỶ LỆ TỬ VONG TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, TẦM NHÌN 2030

Thực hiện Quyết định số 1493/QĐ-TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030; Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các địa phương thực hiện 3 Chương trình MTQG; Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện 3 Chương trình MTQG; Quyết định số 2779/QĐ-BYT ngày 14/6/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 19/4/2022 của HĐND tỉnh Lào Cai quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bvốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

UBND tỉnh Lào Cai ban hành “Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn 2030” như sau:

I. MỤC TIÊU

1.1. Mục tiêu chung: Cải thiện tình trạng Sức khoẻ sinh sản, tập trung vào cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em, ưu tiên các vùng khó khăn nhằm giảm sự khác biệt về các chỉ tiêu sức khỏe, dinh dưng, tử vong mẹ, tử vong trẻ em giữa các vùng miền hướng tới thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030.

1.2. Mc tiêu c thể

1.2.1. Mục tiêu 1: Cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ, thu hẹp sự khác biệt về các chỉ tiêu sức khe bà mẹ giữa các vùng miền.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ đạt 65% vào năm 2025 và đạt 70% vào năm 2030.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế đạt 85% vào năm 2025 và đạt trên 90% vào năm 2030.

- Tỷ lphụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ đạt 90% vào năm 2025 và đạt > 95% vào năm 2030; trong đó tỷ lệ phụ nữ đẻ do người đỡ đẻ có kỹ năng đỡ hỗ trợ 80% vào năm 2025 và đạt 85% vào năm 2030.

- Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc trong tuần đầu sau đẻ tại nhà đạt trên 67% vào năm 2025 và đạt 75% vào năm 2030.

- Tỷ số tử vong mẹ 45/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2025 và đạt 40/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2030.

1.2.2. Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng sức khỏe trẻ em, thu hp khoảng cách về tử vong trẻ em và các chỉ tiêu sức khỏe trẻ em/trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giữa các vùng miền.

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được thực hiện chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm đạt 80% vào năm 2025 và đạt 85% vào năm 2030.

- Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 10,5% vào năm 2025 và đạt dưới 8,5% vào năm 2030.

- Giảm tỷ suất tử vong sơ sinh dưới 9‰ vào năm 2025 và giảm dưới 8‰ vào năm 2030.

- Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi dưới 12,5‰ vào năm 2025 và giảm dưới 10‰ vào năm 2030.

- Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi dưới 18,5‰ vào năm 2025 và giảm dưới 15‰ vào năm 2030.

- Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ đạt trên 95% vào năm 2025 và tiếp tục đạt trên 95% vào năm 2030.

1.2.3. Mục tiêu 3: Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thúc đẩy thực hành đúng về các can thiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và cứu sống tr em của gia đình và cộng đồng.

- 70% cha, mẹ, người chăm sóc trẻ nhận biết được dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.

- 70% bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.

- 80% cha mẹ, người chăm sóc trẻ nhận biết được dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030.

- 80% cha mẹ, người chăm sóc trẻ nhận biết được dấu hiệu tiêu chảy cấp trẻ em và biết cách bù nước, điện giải bằng đường uống vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030.

- 70% cha mẹ, người chăm sóc trẻ có kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ dưới 5 tuổi vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030.

- Giảm tỷ suất tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống 10/100.000 năm 2025 và giảm xuống 8/100.000 vào năm 2030.

II. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, đưa chtiêu Chăm sóc sức khỏe Bà mẹ - Trem, chỉ tiêu giảm tử vong trẻ em vào chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành, chú trọng phối hợp với Ban Dân tộc, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh trong việc thực hiện kế hoạch.

2. Nhóm giải pháp về truyền thông vận động và truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức, thay đi hành vi CSSKBMTE

- Đẩy mạnh truyền thông vận động về tầm quan trọng của công tác CSSKBMTE/SKSS đặc biệt là sức khỏe và dinh dưng ở bà mẹ, trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp tham gia vào công tác truyền thông.

- Chú trọng truyền thông nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh/trẻ em. Nâng cao kiến thức, thực hành của bà mẹ, người chăm sóc trẻ và cộng đồng về công tác chăm sóc bà mẹ từ lúc có thai đến hết 1.000 ngày đầu đời của trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung, chăm sóc trẻ bệnh, tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.

- Đa dạng hình thức truyền thông, chú trọng đến đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán, ngôn ngữ và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng miền, nhóm dân tộc. Nâng cao năng lực truyền thông trực tiếp cho đội ngũ người cung cấp dịch vụ ở các tuyến và truyền thông viên tại cộng đồng. Kết hợp giữa truyền thông tại cộng đồng và truyền thông tại các cơ sở cung cấp dịch vụ; Nội dung truyền thông cần tập trung vào tuyên truyền, giáo dục, giải thích cho người dân thực hiện các hành vi có lợi, dần loại bỏ các hủ tục lạc hậu, các hành vi có hại trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để cải tiến nội dung, đa dạng hóa các hình thức và hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử. Ứng dụng các loại hình truyền thông mới như internet, SMS, mạng xã hội, truyền hình tương tác, phát thanh tương tác, sân khấu tương tác.

- Duy trì hoạt động và nhân rộng mô hình các câu lạc bộ vị thành niên/thanh niên, tảo hôn, kết hôn cận huyết nhằm gián tiếp đào tạo đội ngũ cộng tác viên cộng đồng, cộng tác viên người địa phương

- Đào tạo kỹ năng truyền thông trực tiếp cho đội ngũ cán bộ cung cấp dịch vụ các tuyến và truyền thông viên tại cộng đồng chú trọng đội ngũ cô đỡ thôn bản.

3. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực về quản lý trong công tác Làm mẹ an toàn (LMAT) và chăm sóc sơ sinh (CSSS), quản lý y tế

- Tăng cường theo dõi, giám sát và đánh giá công tác thực hiện kế hoạch về LMAT và CSSS tại các tuyến. Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyển tuyến cấp cứu sản khoa và sơ sinh, kịp thời chấn chỉnh việc thực hiện quy trình dự phòng phát hiện và xử trí cấp cứu sản khoa và sơ sinh ở tất cả các cơ sở y tế, đặc biệt là quy chế phối hợp giữa các chuyên ngành sản, nhi và hồi sức cấp cứu ở từng cơ sở cung cấp dịch vụ CSSKSS.

- Duy trì hoạt động thẩm định tử vong mẹ. Kiện toàn và củng cố hoạt động của Ban thẩm định tử vong mẹ ở tuyến tỉnh và huyện. Tăng cường chia sẻ thông tin thu được từ hoạt động thẩm định tử vong mẹ.

- Cập nhật bộ chỉ số, công cụ theo dõi, đánh giá về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em, sức khỏe sinh sản; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong thống kê, báo cáo; nâng cao năng lực thông qua hình thức tập huấn/đào tạo cho đội ngũ làm công tác thống kê, báo cáo.

- Chú trọng công cụ theo dõi, đánh giá về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, huấn luyện/đào tạo cho đội ngũ làm công tác thống kê, báo cáo nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

4. Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo tài chính cho công tác làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh

- Đẩy mạnh truyền thông vận động về tầm quan trọng của công tác LMAT và chăm sóc sơ sinh cho các nhà hoạch định chính sách, các cấp lãnh đạo và các đại biểu dân cử.

- Tăng cường đầu tư cho công tác LMAT và CSSS từ ngân sách địa phương nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, chăm sóc sơ sinh, chăm sóc trẻ nhỏ.

- Huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vào vận động chính sách, nguồn lực nhằm mở rộng chi trả các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em theo gói cơ bản (khám thai, đẻ an toàn, chăm sóc bà mẹ và và trẻ sơ sinh đến hết 42 ngày sau sinh, sàng lọc nhiễm khuẩn và phát hiện sớm ung thư đường sinh sản...)

- Vận động các tổ chức trong và ngoài nước, các nhà tài trợ, các đối tác phát triển hỗ trợ nguồn lực và kỹ thuật nhằm tăng khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

5. Nhóm giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực chuyên ngành sản - nhi - sơ sinh cho y tế các tuyến

* Đối với tuyến xã:

- Bổ sung số lượng nhân lực sản - nhi bằng việc tăng cường tuyển dụng, đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng cho cán bộ trực tiếp làm công tác đỡ đẻ tại các trạm Y tế;

- Tăng cường đào tạo cập nhật cho cán bộ y tế trực tiếp làm công tác đđẻ đđạt được tiêu chuẩn của người đỡ đẻ có kỹ năng.

- Tăng cường đào tạo cập nhật kiến thức về cấp cứu sản khoa và nhi khoa cho đội ngũ cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản nhằm hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em đến tận thôn bản vùng khó khăn.

* Đối với tuyến huyện, tỉnh:

- Bổ sung nguồn nhân lực bằng việc tăng cường tuyển dụng, thường xuyên tổ chức thi kiểm tra tay nghề, luân chuyển bác sỹ chuyên khoa sản, nhi; cử bác sỹ đa khoa tham gia khóa đào tạo thành bác sỹ chuyên khoa định hướng sản và nhi, đặc biệt ưu tiên các huyện có khó khăn về địa lý. Tạo điều kiện luân chuyển Hộ sinh, Điều dưỡng tuyến xã làm việc quay vòng tại các bệnh viện nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ;

- Tăng cường đào tạo liên tục cho cán bộ y tế trực tiếp làm công tác đỡ đẻ để đạt được tiêu chuẩn của người đỡ đẻ có kỹ năng.

- Tập trung đào tạo cán bộ theo kíp đáp ứng yêu cầu của từng gói dịch vụ kỹ thuật về cấp cứu sản khoa và chăm sóc sơ sinh (phẫu thuật cấp cứu sản khoa; truyền máu an toàn; chăm sóc, điều trị, cấp cứu và hồi sức sơ sinh).

6. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu, khoa học và công nghệ

- Tăng cường cơ sở vật chất cho tuyến xã, đặc biệt các trạm y tế xã có đỡ đẻ, nâng cấp xây mới hoặc bố trí phòng đẻ riêng, cung cấp, bổ sung các dụng cụ, trang thiết bị còn thiếu.

- Duy trì nguồn cung cấp các thuốc cần thiết cho phụ nữ có thai (sắt/đa vi chất), cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là các thuốc cấp cứu sản khoa ở các tuyến.

- Đảm bảo thuận tiện, đa dạng hóa các biện pháp tránh thai, tăng tính sẵn có, an toàn trong cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, khống chế có thai ngoài ý muốn.

- Tăng cường giám sát các cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai an toàn. Đào tạo cập nhật về kỹ thuật phá thai bằng bơm hút chân không, phá thai nội khoa cho các cán bộ cung cấp dịch vụ tại các tuyến.

- Bổ sung đồng bộ trang thiết bị, thuốc, nâng cấp cơ sở vật chất kết hợp với đào tạo cán bộ cho các Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện có khó khăn về địa lý, xa Bệnh viện Đa khoa tỉnh đcó đủ khả năng cung cấp gói dịch vụ cấp cứu sản khoa toàn diện (có thể mổ đẻ và truyền máu).

- Củng cố, duy trì hiệu quả hoạt động các đơn nguyên sơ sinh của các bệnh viện đa khoa các tuyến.

- Đầu tư, nâng cấp và phát triển các cơ sở khám chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa và nhi khoa tuyến tỉnh, khu vực theo quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa và nhi khoa.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ thích ứng trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, đồng thời đánh giá hiệu quả các hoạt động.

7. Nhóm giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật

- Nâng cao chất lượng chăm sóc phụ nữ có thai (quản lý thai, khám thai định kỳ, tuân thủ đầy đủ quy trình khám thai...); theo dõi chặt chẽ quá trình chuyển dạ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu nguy cơ để xử trí kịp thời tại các cơ sở cung cấp dịch vụ về CSSKSS.

- Cập nhật và chuẩn hóa các quy trình, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về CSSKBMTE/SKSS nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ CSSK bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, trước mắt tập trung vào các quy trình về cấp cứu sản khoa và sơ sinh;

- Thực hiện thường quy chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ/sau mổ lấy thai (EENC), chăm sóc trẻ bằng phương pháp KMC theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Thực hiện tốt việc chăm sóc, theo dõi sản phụ và trẻ sơ sinh ngày đầu và tuần đầu sau đẻ đặc biệt là theo dõi tích cực trong 6 giờ đầu nhằm phát hiện sớm những bất thường của cả mẹ và con đxử trí kịp thời. Bảo đảm cho trẻ sơ sinh được tiêm vitamin K1, tiêm vắc xin phòng viêm gan B trước 24h và các loại vắc xin khác thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng;

- Bảo đảm cấp cứu, chuyển tuyến an toàn, kịp thời hoặc mời y tế tuyến trên xuống hỗ trợ tại chỗ trong các trường hợp cần thiết. Thực hiện nghiêm quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, đặc biệt là tại các khoa/phòng nguy cơ cao như phòng mổ, phòng thủ thuật, khoa hồi sức cấp cứu...;

- Tổ chức cung cấp dịch vụ theo danh mục chuyên môn kỹ thuật được phê duyệt, kết hợp với ưu tiên xây dựng, hỗ trợ hệ thống chuyển tuyến thích hợp và cấp cứu ngoại viện.

+ Đảm bảo thực hiện chăm sóc sản khoa thiết yếu cơ bản và chăm sóc sơ sinh ở các trạm y tế miền núi, vùng sâu, vùng xa (đặc biệt là quản lý thai, phát hiện và xử trí thai nguy cơ cao, đỡ đẻ an toàn, chăm sóc, cấp cứu và hồi sức sơ sinh). Dự phòng, phát hiện và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm ở phụ nữ, bà mẹ mang thai (đái tháo đường thai kỳ, cao huyết áp, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh, ung thư cổ tử cung...); tiêm chủng phòng bệnh; tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe...

+ Đảm bảo Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa các huyện, thị xã, thành phố tiếp cận triển khai được phẫu thuật cấp cứu sản khoa, truyền máu, cấp cứu và điều trị sơ sinh bệnh lý.

- Triển khai các can thiệp, chăm sóc phát triển trẻ nhỏ: sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh nhằm đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ, qua đó phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các trạng thái chậm phát triển về tinh thần, vận động ở trẻ em, như khiếm thính, khiếm thị, dị tật...

- Đẩy mạnh thực hiện liên kết các dịch vụ CSSKBMTE/SKSS với phòng chống HIV/AIDS, các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con, các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; sẵn sàng đáp ứng với hậu quả của biến đổi môi trường, khí hậu (thiên tai, thảm họa...) và các bệnh dịch mới nổi.

- Thực hiện phối hợp các ban ngành liên quan triển khai hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích ở trẻ em tại gia đình, trường học, cộng đồng và các cơ sở chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

- Kiện toàn và nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học; bồi dưỡng, nâng cao năng lực bảo vệ, chăm sóc, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em cho giáo viên.

8. Nhóm giải pháp về cải thiện chất lượng báo cáo thống kê, theo dõi và đánh giá, giám sát

- Cập nhật bộ chỉ số, công cụ theo dõi, đánh giá về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khỏe sinh sản; tăng cường áp dụng CNTT trong thống kê, báo cáo; nâng cao năng lực thông qua hình thức tập huấn/đào tạo cho đội ngũ làm công tác thống kê, báo cáo nhằm nâng cao chất lượng thông tin, dữ liệu thu thập;

- Cải thiện hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá triển khai các can thiệp về SKBMTE đặc biệt là về làm mẹ an toàn như: cấp cứu sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ;

- Triển khai thường quy, nâng cao chất lượng giám sát tử vong mẹ và đáp ứng theo hướng chú trọng hơn vào thông tin phản hồi cũng như thực hiện khuyến nghị từ việc phân tích hồi cứu tử vong mẹ;

- Tiến hành khảo sát, điều tra đánh giá tình hình sức khỏe bà mẹ trẻ em đcung cấp bằng chứng cho việc xây dựng chính sách, triển khai can thiệp.

III. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH KINH PHÍ

- Ngân sách nhà nước: Trung ương và địa phương;

- Các hoạt động thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Nguồn huy động cộng đồng và các tổ chức/cá nhân trong nước;

- Nguồn viện trợ không hoàn lại và vốn vay từ các tổ chức quốc tế;

- Các nguồn ngân sách hợp pháp khác.

(Có phụ biểu đính kèm)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành, đoàn thể, địa phương liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch này trên phạm vi toàn tỉnh.

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là đơn vị đầu mối tổ chức, triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có trách nhiệm theo dõi giám sát, tổng hợp đánh giá kết quả, thực hiện báo cáo theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố, thị xã, xây dựng kế hoạch hành động về Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tui hằng năm trên địa bàn tỉnh.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác CSSKSS, đề xuất phương án bổ sung nhân lực, trang thiết bị tại các cơ sở y tế trên địa bàn toàn tỉnh.

- Theo dõi đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch hành động về Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế, các sở, ban ngành liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về CSSKSS vào nội dung, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng cơ chế, chính sách, huy động và điều phối các nguồn lực đầu tư cho các hoạt động về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh giai đoạn 2022-2025 theo quy định.

3. Sở Tài chính

- Trên cơ sở dự toán kinh phí thực hiện hằng năm của Sở Y tế, căn cứ khả năng ngân sách và chế độ tài chính hiện hành, phối hợp các cơ quan liên quan thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành của nhà nước.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế đưa nội dung giáo dục về dân số, CSSKSS, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em vào các trường học, xây dựng mạng lưới truyền thông, tư vấn về sức khỏe sinh sản cho học sinh và sinh viên.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế trong việc lập kế hoạch, tổ chức đào tạo giáo dục về CSSKSS, phòng chng tai nạn thương tích cho trẻ trong các trường học.

5. Bảo hiểm xã hội tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế triển khai các gói chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em. Tổ chức triển khai thực hiện việc chi trả bảo hiểm y tế theo gói dịch vụ trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng các đơn vị liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch, dự toán kinh phí công tác tuyên truyền, trong đó có nội dung về công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.

- Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định, cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh có nội dung tuyên truyền về công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.

7. Ban Dân tc

Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai các mô hình đim không tảo hôn, không kết hôn cận huyết...tại các xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe bà mẹ trẻ em, từ bỏ các hủ tục tập quán lạc hậu để thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp với ngành y tế trong việc phổ biến các kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em cho cán bộ, hội viên ở cơ sở; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc phụ nữ mang thai, sinh đẻ, trẻ sơ sinh, trẻ em, đặc biệt chú trọng trong việc phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm phụ nmang thai và trẻ em để can thiệp kịp thời nhằm giảm tình trạng tử vong mẹ và tử vong trẻ dưới 5 tuổi.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ vào Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, xây dựng kế hoạch triển khai chương trình hành động cho phù hợp với tình hình, đặc điểm cụ thể của địa phương. Đồng thời cân đối nguồn lực của địa phương để đầu tư triển khai thực hiện.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn phối hợp triển khai thực hiện.

- Đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn trong việc triển khai thực hiện.

Căn cứ nội dung kế hoạch, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương và các đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Vụ Sức khỏe BMTE - BYT;
- TT: TU
, HĐND, UBND tỉnh;
- MTTQVN và các t
chức CT-XH tnh;
- Các sở, ban, ngành t
nh;
- BHXH t
nh;
- Ban Dân tộc t
nh;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH t
nh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng TTĐT t
nh;
- Lưu: VT, TH3, VX2
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Giàng Thị Dung

 

CHỈ TIÊU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN GIAI ĐOẠN 2022-2025, TẦM NHÌN 2030

(Kèm theo Kế hoạch số 318/KH-UBND ngày 22/9/2022 của UBND tỉnh Lào Cai)

STT

Nội dung

Tầm nhìn 2030
(%)

Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025

Năm 2022
(%)

Năm 2023
(%)

Năm 2024
(%)

Năm 2025
(%)

Ghi chú

 

MỤC TIÊU 1

 

 

 

 

 

 

 

1

Tăng tlệ phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trong 3 thai kỳ (%)

70

65

50

55

60

65

 

2

Tăng tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế(%)

> 90

85

79

81

83

85

 

3

Duy trì tỷ lệ phụ n đtại cơ sở y tế(%)

> 90

85

79

81

83

85

 

4

Tăng tlệ phụ nữ đđược cán bộ y tế đỡ

> 95

90

82

84

87

90

 

5

Tăng tỷ lệ phụ nữ đẻ được người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ (%)

85

80

72

75

77

80

 

6

Tăng tỷ lệ bà mẹ và trsơ sinh được chăm sóc tại nhà trong tuần đu sau sinh (%)

75

67

65.9

66.1

66.5

67

 

7

Giảm tỷ s tvong mẹ /(100.000 trẻ đẻ sng)

40/100.000

45/100.000

51/100.000

48/100.000

46/100.000

45/100.000

 

MỤC TIÊU 2

 

 

 

 

 

 

 

1

Tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh được thực hiện chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm

85%

80%

73%

75%

78%

80%

 

2

Giảm tỷ suất t vong sơ sinh

8‰

9‰

9,6‰

9,4‰

9,2‰

9‰

 

3

Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (/1.000 trẻ đra sống)

10‰

12,5‰

14‰

13,5‰

13‰

12,5‰

 

4

Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (/1.000 trẻ đra sống)

15‰

18,5‰

20‰

19,5‰

19‰

18,5‰

 

5

Giảm tlệ trsơ sinh có cân nặng dưới 2.500 gram

8,5%

10,5%

11%

10.9%

10.7%

10,5%

 

6

Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi tiêm chng đầy đủ

> 95%

> 95%

> 95%

> 95%

> 95%

> 95%

 

MỤC TIÊU 3

 

 

 

 

 

 

 

1

Cha mẹ, người chăm sóc trẻ nhận biết được du hiệu nguy hiểm trẻ sơ sinh.

80

70

55

60

65

70

 

2

Bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh

80

70

55

60

65

70

 

3

Cha mẹ, người chăm sóc trẻ nhận biết được dấu hiệu viêm phổi trẻ em

90

80

65

70

75

80

 

4

Cha mẹ, người chăm sóc trẻ nhận biết được dấu hiệu tiêu chảy cấp trẻ em và biết cách bù nước, điện giải bằng đường uống

90

80

55

70

75

80

 

5

Cha mẹ, người chăm sóc trẻ có kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ dưới 5 tuổi.

90

70

55

60

65

70

 

6

Giảm tỷ suất tử vong do tai nạn, thương tích ở trem dưới 5 tuổi

8/100.000

10/100.000

16/100.000

14/100.000

12/100.000

10/100.000

 

 

BIỂU DỰ TOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM, GIẢM TỬ VONG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI, GIAI ĐOẠN 2022-2025

(Kèm theo Kế hoạch số 318/KH-UBND ngày 22/9/2022 ca UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Tổng kinh phí

S Y tế

DÂN SỐ

TT CDC

Si Ma Cai

Bc Hà

Mường Khương

Bát Xát

Sa Pa

Văn Bàn

Bo Yên

Bo Thng

TP. Lào Cai

Giai đoạn 2022 - 2025

Dự toán giao năm 2022

Giai đoạn 2023 - 2025

Dự toán giao năm 2022

Giai đoạn 2023 - 2025

Dự toán giao năm 2022

Giai đoạn 2023 - 2025

Dự toán giao năm 2022

Giai đoạn 2023 - 2025

Dự toán giao năm 2022

Giai đoạn 2023 - 2025

Dự toán giao năm 2022

Giai đoạn 2023 - 2025

Dự toán giao năm 2022

Giai đoạn 2023 - 2025

Dự toán giao năm 2022

Giai đoạn 2023 - 2025

Dự toán giao năm 2022

Giai đoạn 2023 - 2025

Dự toán giao năm 2022

Giai đoạn 2023 - 2025

Dự toán giao năm 2022

Giai đoạn 2023 - 2025

Dự toán giao năm 2022

Giai đoạn 2023 - 2025

Dự toán giao năm 2022

Giai đoạn 2023 - 2025

 

Tng

9.482

749

8.733

-

-

-

-

299

3.413

31

386

59

672

58

701

67

902

85

731

59

761

42

624

35

350

15

192

1

Hoạt động truyền thông

2.266

38

2.228

-

-

-

-

-

-

5

121

5

299

5

307

5

331

5

207

5

365

5

391

5

144

-

63

 

Tổ chức các buổi truyền thông nhóm tại thôn, bản chủ đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em cho vị thành niên/thanh niên, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ, người trực tiếp chăm sóc trẻ tại 9 huyện, thành phố, thị xã mỗi năm tổ chức tại 2 thôn/xã x 4 xã/huyện, TP, TX ưu tiên chọn thôn có tỷ lệ đẻ nhiều con, đẻ tại nhà cao, có xảy ra tử vong mẹ, tử vong sơ sinh

163

38

125

 

 

 

 

 

 

5

14

5

14

5

14

5

14

5

14

5

14

5

14

5

10

0

14

 

Tổ chức các buổi tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích (đuối nước, tai nạn giao thông…) cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên tại trường học và cộng đồng (1.557 buổi)

2.103

-

2.103

 

 

 

 

 

 

 

106

 

284

 

293

 

317

 

193

 

351

 

376

 

135

 

48,6

2

Hoạt động nâng cao năng lực

2.530

233

2.297

-

-

-

-

233

1.277

-

120

-

120

-

120

-

120

-

120

-

120

-

120

-

120

-

60

 

Nâng cao năng lực về kiến thức, kỹ năng làm mẹ an toàn chăm sóc sức khỏe BM và TE cho CBYT để thực hiện gói dịch vụ can thiệp nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh tại Trung ương

48

9

39

 

 

 

 

9

39

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tập huấn về LMAT, chăm sóc sức khỏe BMTE cho  CBYT tuyến huyện, xã 2 lớp/năm: (05 ngày/lớp). Số lượng 25 học viên/lớp: 20 cán bộ YT tuyến huyện, thị xã, 05 CBYT TP Lào Cai). Địa điểm TH tại TP Lào Cai.

324

46

278

 

 

 

 

46

278

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tập huấn 01 lớp cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện/TP, xã về Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kanguru (KMC), người đỡ đẻ có kỹ năng, chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ. Thành phần: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện đa khoa huyện/TP, Trung tâm Y tế các huyện/TP, thị xã. Số lượng 20 người/lớp x 1 lớp. Thời gian: 5 ngày/ lớp. Địa điểm tại TP Lào Cai.

135

-

135

 

 

 

 

0

135

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tập huấn 01 lớp về nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Thành phần: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện đa khoa huyện/TP, Trung tâm Y tế các huyện/TP, thị xã, tuyến xã. Số lượng: 20 người/lớp. Thời gian …

135

-

135

 

 

 

 

 

135

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tập huấn về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Thành phần: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện đa khoa huyện/TP, Trung tâm Y tế các huyện/TP, thị xã, tuyến xã. Số lượng: 20 người/lớp x 1 lớp; Thời gian: 5 ngày/lớp. Địa điểm tại TP Lào Cai.

135

-

135

 

 

 

 

 

135

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cập nhật kiến thức cho cô đỡ thôn bản về Chăm sóc thiết yếu BM và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ; Hồi sức sơ sinh tại chỗ; Chuyển tuyến dựa vào cộng đồng 2 lớp CĐTB/YTTB tại 4 huyện (Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai). Địa điểm tập huấn tại TP Lào Cai; 20 học viên/lớp x 5 ngày/lớp x 2 lớp

733

178

555

 

 

 

 

178

555

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tập huấn 01 lớp cho cán bộ y tế tuyến xã về Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kanguru (KMC), người đỡ đẻ có kỹ năng, chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ. Thành phần: Cán bộ trạm y tế, phòng khám ĐKKV. Số lượng: 20 người/lớp. Thời gian: 5 ngày/lớp. Địa điểm tại TT huyện/TP/TX.

1.020

-

1.020

 

 

 

 

 

 

 

120

 

120

 

120

 

120

 

120

 

120

 

120

 

120

 

60

3

Các hoạt động can thiệp về chuyên môn kỹ thuật

1.483

127

1.356

-

-

-

-

-

583

9

50

19

111

15

89

18

108

26

156

15

87

10

63

10

57

6

53

 

Xây dựng mô hình can thiệp giảm tử vong trẻ < 5 tuổi (mô hình tập trung vào các hoạt động tiếp cận chăm sóc liên tục theo vòng đời từ khi bà mẹ mang thai tới khi sinh và sau sinh cũng như chăm sóc liên tục từ hộ gia đình, cộng đồng đến cơ sở y tế (Dự kiến xây dựng 5 mô hình tại 5 huyện (Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai, Sa Pa))

500

-

500

 

 

 

 

0

500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức các cuộc thẩm định tử vong mẹ (Thẩm định 100% các ca tử vong mẹ xảy ra trên địa bàn tỉnh)

83

-

83

 

 

 

 

-

83

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cung cấp các gói hỗ trợ bà mẹ, trẻ sơ sinh vùng ĐBKK tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và sơ sinh có chất lượng (gói đỡ đẻ sạch)

368

54

314

 

 

 

 

 

 

4

20

9

54

7

41

8

45

18

108

4

21

2

12

2

12

1

2

 

Cung cấp các gói hỗ trợ bà mẹ, trẻ sơ sinh vùng ĐBKK tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và sơ sinh có chất lượng. Que thử tìm protein, đường trong nước tiểu

532

73

459

 

 

 

 

 

 

5

30

10

57

8

48

10

63

8

48

11

66

8

51

8

45

5

51

4

Đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tuyến cơ sở

892

104

788

-

-

-

-

-

-

5

21

11

67

13

111

19

267

29

173

14

115

4

14

6

14

3

6

 

Hỗ trợ cán bộ y tế đỡ đẻ tại nhà

288

52

236

 

 

 

 

 

 

3

12

5

32

6

30

5

37

20

80

8

36

2

4

2

4

1

1

Hỗ trợ cán bộ y tế chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh

604

52

552

 

 

 

 

 

 

2

9

6

35

7

80,8

14

230

9

93

6

79

2

9,8

4

10

2

5

5

Hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá

2.311

247

2.065

-

-

-

-

66

1.553

13

75

25

75

25

75

25

76

25

75

25

74

23

37

14

15

6

10

 

Thực hiện giám sát về chăm sóc sức khỏe sinh sản từ tỉnh đến cơ sở

257

66

191

 

 

 

 

66

191

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực hiện giám sát về chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm giám sát về chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kanguru từ huyện đến cơ sở

692

181

512

 

 

 

 

 

 

13

75

24,5

75

25

75

25

76

25

75

25

74

23

37

14

15

6

9,8

 

In ấn sổ theo dõi sc khe bà m trẻ em

675

-

675

 

 

 

 

0

675

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều tra, đánh giá, hội thảo, xây dựng kế hoạch can thiệp tử vong trẻ em < 5 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh

687

-

687

 

 

 

0

687

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 318/KH-UBND ngày 22/09/2022 về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.146

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.242.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!