Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 296/KH-UBND 2022 phòng chống bệnh không lây nhiễm rối loạn tâm thần Lào Cai

Số hiệu: 296/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Giàng Thị Dung
Ngày ban hành: 18/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 296/KH -UBND

Lào Cai, ngày 18 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ RỐI LOẠN SỨC KHOẺ TÂM THẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2022- 2025

Phần thứ nhất

CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025;

Quyết định số 3756/QĐ-BYT ngày 21/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở;

Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025;

Công văn số 1907/BYT-DP ngày 15/4/2022 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2016-2021

1. Thông tin chung

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc khu vực trung du và miền núi phía bắc Việt Nam, phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 182km đường biên giới quốc gia; có cửa khẩu Quốc tế, quốc gia, cửa khẩu phụ, các cặp lối mở và nhiều đường mòn qua lại biên giới. Toàn tỉnh có 09 huyện, thị xã, thành phố và 152 xã, phường, thị trấn với 25 dân tộc cùng sinh sống trong đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số (chiếm trên 64%).

Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đại bộ phận nhân dân làm nông nghiệp là chủ yếu, thu nhập bình quân đầu người thấp. Ở những vùng người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, cuộc sống của người dân chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp, nền kinh tế thị trường, kinh tế hàng hóa chưa phát triển. Điều kiện địa hình phức tạp, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa. Phong tục tập quán và phương thức sản xuất còn lạc hậu, vẫn dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất làm cho kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, công tác y tế của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đáng kể vào việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trong đó, các hoạt động phòng, chống Bệnh không lây nhiễm đã được quan tâm nhiều hơn.

Thực hiện quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20/3/2015 của thủ tưởng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025. Từ các hoạt động rời rạc phân mảng theo chuyên môn riêng lẻ của các đơn vị y tế trong địa bàn tỉnh, đến nay công tác phòng chống Bệnh không lây nhiễm đã từng bước được kiện toàn. Nhiều giải pháp đồng bộ được triển khai và đã có nhiều kết quả bước đầu, nhận thức của người dân về bệnh không lây nhiễm đã ngày một được nâng cao.

2. Kết quả triển khai thực hiện Chiến lược trong giai đoạn 2015 -2021

2.1. Thực hiện các chính sách, pháp luật và phối hợp liên ngành:

- UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 10/02/2020 về quản lý, điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm khác tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn theo nguyên lý y học gia đình giai đoạn 2020 - 2025.

- Chỉ đạo Sở Y tế ban hành Kế hoạch về quản lý, điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm khác tại trạm y tế xã, phường, thị trấn theo nguyên lý y học gia đình.

- Hàng năm, ban hành các văn bản chỉ đạo việc tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác tại thuốc lá, Luật Phòng, chống tác hại rượu bia, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực… Tăng cường sự phối hợp với các ban ngành chức năng trong quản lý và thanh, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

2.2 Truyền thông và vận động xã hội:

- Trong những năm qua, hoạt động truyền thông và vận động xã hội trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần đã được đẩy mạnh với nhiều hình thức và nội dung phong phú, đa dạng góp phần nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các hành vi nguy cơ, dự phòng bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Xây dựng và triển khai các chương trình, đề án truyền thông và nâng cao sức khỏe theo các lĩnh vực, như: Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Tăng cường vận động thể lực cho người dân ở cộng đồng; Truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống bệnh không lây nhiễm; Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Tổ chức các sự kiện truyền thông: lễ mít tinh, diễu hành hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá và tuần lễ quốc gia không thuốc lá; lễ phát động hưởng ứng ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…

2.3. Tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật

- Kết quả về sàng lọc phát hiện sớm; dự phòng cho người nguy cơ cao; quản lý điều trị và chăm sóc người mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần:

+ Công tác phòng, chống tăng huyết áp: Tổ chức khám sàng lọc cho 213.287 người và phát hiện 44.465 tăng huyết áp chiếm 20,8% người được khám sàng lọc và 5,78% dân số. Quản lý điều trị 43.322 người tăng huyết áp đạt 97,4% số người được phát hiện. Số bệnh nhân được cấp thuốc 32.974 đạt 74,15% số người được phát hiện. Số bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu là 22.630 đạt 52,2%. Triển khai Mô hình quản lý điều trị bệnh tăng huyết áp theo nguyên lý Y học gia đình tại 136/152 trạm Y tế.

+ Công tác phòng chống Đái tháo đường: Tổ chức khám sàng lọc cho 80.815 người trong đó phát hiện 8.631 người tăng đường máu chiếm 10,67% người được khám sàng lọc và 1,12% dân số. Khám sàng lọc chủ yếu do Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nội tiết tỉnh thực hiện. Quản lý điều trị 15.265 bệnh nhân đạt 1,98% dân số. Số bệnh nhân được cấp thuốc 11.647 đạt 76,3% số bệnh nhân được phát hiện.

+ Công tác bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em: 100% Bệnh nhân phát hiện được thu nhận và quản lý tại cơ sở. Số bệnh nhân được quản lý 1.377 chiếm 0,16% dân số tại 139/152 trạm Y tế, trong đó bệnh nhân tâm thần phân liệt 691, động kinh 678, trầm cảm 08. Tỷ lệ bệnh nhân được cấp thuốc định kỳ/tổng số bệnh nhân được quản lý 950 đạt 69%. Tỷ lệ bệnh nhân có thẻ Bảo hiểm Y tế/tổng số bệnh nhân quản lý 891 đạt 64,7%.

+ Một số bệnh không lây nhiễm khác: Số người được khám sàng lọc ung thư tuyến giáp, vú, cổ tử cung và một số ung thư khác 17.431 người chiếm 2,26% dân số; sàng lọc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản 10.333 người chiếm 1,34% dân số.

+ Công tác dự phòng những yếu tố nguy cơ về Bệnh không lây nhiễm như: Phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống tác hại của rượu bia, dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các hoạt động thể lực thể thao... cũng được thực hiện đầy đủ, với sự tham gia quyết liệt của nhiều ban ngành. Kết hợp nhiều hình thức như: Khuyến khích, động viên, tuyên truyền giáo dục, xử phạt răn đe. Đến nay, 100% Trạm Y tế thực hiện truyền thông, tư vấn nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng; Nhiều đơn vị thực hiện môi trường cơ quan đơn vị không khói thuốc, xây dựng cam kết không sử dụng rượu bia khi làm việc, khi tham gia giao thông…

- Kiện toàn, phát triển hệ thống, mạng lưới phòng, chống bệnh không lây nhiễm các tuyến.

+ Giai đoạn 2015 đến 2019

Tuyến tỉnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh là đầu mối tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các hoạt động phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, bệnh ung thư, chương trình bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em; Bệnh viện Nội tiết tỉnh là đầu mối tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường, tim mạch và bướu cổ; Trung tâm kiểm soát bệnh tật là đơn vị tổng hợp, báo cáo.

Tuyến huyện: Trung tâm y tế huyện và Trạm y tế là các đơn vị triển khai các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm.

+ Giai đoạn 2020 đến nay

Tuyến tỉnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai, tổng hợp, báo cáo các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện các hoạt động khám chữa bệnh, đánh giá tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản được khám, kê đơn đúng giai đoạn bệnh; chẩn đoán bệnh thuộc các nhóm bệnh tâm thần cộng đồng và trẻ em, điều trị ổn định rồi chuyển về trạm Y tế theo dõi và điều trị tiếp; Bệnh viện Nội tiết tỉnh triển khai các hoạt động phòng chống bướu cổ; phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật triển khai các hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường, tim mạch.

Tuyến huyện: Trung tâm y tế huyện và Trạm y tế là các đơn vị triển khai các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm. Giai đoạn này, các hoạt động khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh, truyền thông tư vấn sức khỏe phòng chống bệnh không lây nhiễm được triển khai ở hầu hết các trạm y tế trên địa bàn tỉnh.

- Tập huấn nâng cao năng lực, triển khai các quy định, chính sách, hướng dẫn chuyên môn; bảo đảm thuốc, trang thiết bị thiết yếu cho các tuyến…

+ Tổ chức các lớp tập huấn về phòng chống bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện; các Hội thảo triển khai mô hình điều trị quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý Y học gia đình; Hội nghị tổng kết hoạt động quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

+ Phối hợp với Trung ương, tổ chức tập huấn tăng cường năng lực chẩn đoán, điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo Nguyên lý Y học gia đình; tập huấn cập nhật, chẩn đoán, điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp và tập huấn sử dụng phần mềm hỗ trợ thống kê, báo cáo bệnh không lây nhiễm.

2.4. Về kinh phí, trang thiết bị, thuốc thiết yếu.

- Kinh phí hằng năm:

Đơn vị: triệu đồng

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Nguồn Trung ương

204

755

607

458

388,4

0

Nguồn địa phương

592

170

247

130

357

520

Nguồn thuốc lá

488,550

300,634

1.682,184

634,826

0

0

Tổng

1.284,6

1.225,63

2.536,184

1.222,8

745,4

520

- Trang thiết bị, thuốc thiết yếu:

+ 152/152 TYT đều có ít nhất 01 bộ đo huyết áp cơ. Tổ chức Y tế thế giới, Cục Y tế dự phòng cấp phát máy đo huyết áp điện tử cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trạm Y tế thuộc 9 huyện/thị xã/thành phố; máy test đường huyết mao mạch, que test, kim cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trạm Y tế xã Mường Vi, huyện Bát Xát.

+ 136/152 Trạm Y tế đã triển khai làm hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú, quản lý bệnh nhân tăng huyết áp, có từ 1 đến 2 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp.

+ 03/152 Trạm Y tế (Nàn Sán, Bản Mế, Cán Cấu thuộc huyện Si Ma Cai) đã có thuốc điều trị đái tháo đường và triển khai làm bệnh án ngoại trú điều trị cho bệnh nhân tại Trạm Y tế.

+ Hằng năm, đảm bảo đủ số thuốc điều trị cho bệnh nhân tâm thần cộng đồng.

2.5. Kết quả hoạt động nghiên cứu, theo dõi, giám sát và hợp tác quốc tế trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Phối hợp với Tổ chức y tế thế giới và Trường Đại học Y tế công cộng triển khai hoạt động triển khai quản lý, điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại 11 Trạm Y tế thuộc huyện Bát Xát và phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp tục nhân rộng mô hình thêm 36 Trạm Y tế của 09 huyện/thị xã/thành phố.

3. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Chiến lược cho giai đoạn 2015-2020

Stt

Mục tiêu/chỉ tiêu

Chỉ tiêu đặt ra đến năm 2020

Ước thực hiện

Đánh giá

Lý do (Nếu không đạt nêu lý do)

 

Mục tiêu 1

 

 

 

 

1

Chỉ tiêu 1: 60% người dân có hiểu biết đúng về THA, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và các YTNC tim mạch chính

100%

100%

Đạt

 

2

Chỉ tiêu 2: 65% người dân hiểu đúng về bệnh ĐTĐ và những biến chứng, tác hại đối với sức khỏe.

100%

100%

Đạt

 

3

Chỉ tiêu 3 : 60% người trưởng thành có hiểu biết cơ bản về phòng chống ung thư, 50% người trưởng thành đến các cơ sở y tế để khám khi có dấu hiệu nghi ung thư

100%

100%

Đạt

 

4

Chỉ tiêu 4 : 65% người dân hiểu biết đúng về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản và tác hại của các yếu tố nguy cơ chính của 2 bệnh trên, 50% đối tượng có nguy cơ cao hiểu được các khuyến cáo phát hiện sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.

100%

100%

Đạt

 

 

Mục tiêu 2

 

 

 

 

1

Chỉ tiêu 1: Giảm 30% tỷ lệ hút thuốc ở người trưởng thành so với năm 2015, giảm tỷ lệ hút thuốc ở nhóm vị thành niên xuống còn 3,6%

0

0

Không đánh giá

Chưa có điều tra/ khảo sát

2

Chỉ tiêu 2: Giảm 10% tỷ lệ uống rượu bia ở mức độ có hại ở người trưởng thành so với năm 2015, giảm tỷ lệ có uống rượu bia ở nhóm vị thành niên xuống còn 20%

0

0

Không đánh giá

Chưa có điều tra/ khảo sát

 

Mục tiêu 3:

 

 

 

 

1

Chỉ tiêu 1: Khống chế tỷ lệ bị thừa cân béo phì (BMI≥25) dưới 15% ở người trưởng thành; khống chế tỷ lệ thừa cân béo phì dưới 10% ở trẻ em

100%

100%

Đạt

Đạt mục tiêu khống chế tỷ lệ thừa cân béo phì dưới 10% ở trẻ em

2

Chỉ tiêu 2: Khống chế tỷ lệ có cholesterol máu cao (>5,0mmol/l) dưới 35% ở người trưởng thành

0

0

0

Chưa có điều tra/ khảo sát

3

Chỉ tiêu 3: 40% số người bị THA được phát hiện; 50% số người phát hiện bệnh được quản lý điều trị theo phác đồ

100%

100%

Đạt

 

4

Chỉ tiêu 4: Khống chế tỷ lệ tiền ĐTĐ dưới 16% ở người 30-69 tuổi, khống chế tỷ lệ ĐTĐ dưới 8% ở người 30-69 tuổi

0

0

Không đánh giá

Chưa có điều tra/ khảo sát

5

Chỉ tiêu 5: Giảm tỷ lệ mắc ĐTĐ không được phát hiện trong cộng đồng xuống dưới 50%. Trong số được phát hiện, theo dõi, quản lý, điều trị được 70% nguời tiền đái tháo đường và 60% ĐTĐ typ 2

100%

100%

Đạt

Đạt trên 60% quản lý, điều trị ĐTĐ typ 2

6

Chỉ tiêu 6: 40% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn sớm, 50% số người đã phát hiện bệnh được điều trị theo phác đồ

100%

100%

Đạt

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phát hiện được kê đơn đúng giai đoạn

7

Chỉ tiêu 7: 40% số người bệnh hen phế quản được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng, 50% số người bệnh hen phế quản được điều trị đạt kiểm soát hen, trong đó 15% đạt kiểm soát hoàn toàn

100%

100%

Đạt

Người bệnh hen phế quản phát hiện được kê đơn đúng giai đoạn

8

Chỉ tiêu 8: 30% số người mắc một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm; ít nhất 5000 người được khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung, khoang miệng, đại trực tràng; 60% bệnh nhân đến khám và điều trị ung thư được ghi nhận có xét nghiệm giải phẫu bệnh lý (GPBL)

 

 

Đạt chỉ tiêu về khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư

Khó trong triển khai về chuyên môn; trang thiết bị, kinh phí thực hiện không đáp ứng tại cơ sở

 

Mục tiêu 4:

 

 

 

 

1

Chỉ tiêu 1: 90% cơ sở điều trị, dự phòng tuyến tỉnh và 50% BVĐK, TTYT tuyến huyện đảm bảo cung cấp dịch vụ thiết yếu PCBKLN theo quy định

100%

100%

Đạt

 

2

Chỉ tiêu 2: Phấn đấu từ 60% CB YT làm công tác PCBKLN được đào tạo chuyên ngành sâu và 90% đào tạo lại, đào tạo liên tục, tập huấn, cập nhật về biện pháp dự phòng phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý BKLN và một số bệnh mạn tính tại cộng đồng theo hướng dẫn của BYT

100%

100%

Đạt

 

3

Chỉ tiêu 3: 60% cơ sở y tế tuyến xã và 40% y tế cơ quan đủ trang thiết bị và thuốc thiết yếu theo quy định phục vụ cho dự phòng, giám sát, phát hiện, chẩn đoán, điều trị BKLN

100%

80%

Không đạt

Trạm y tế có 1-2 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp. Các bệnh không lây nhiễm khác chưa thực hiện chẩn đoán, điều trị

4. Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần.

4.1. Thuận lợi

- Trong triển khai thực hiện chương trình luôn được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố, các Vụ viện, bệnh viện đầu ngành, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa tỉnh, huyện và sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan trong quá trình triển khai các hoạt động, do đó đã giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe luôn được đóng vai trò quan trọng trong hoạt động dự phòng, điều trị. Thực hiện truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đã giúp người dân địa phương có cơ hội được tiếp cận các thông điệp truyền thông, qua đó nâng cao kiến thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh tật, từ đó thay đổi thái độ và hành vi của người dân theo hướng có lợi cho sức khỏe việc trong phòng tránh bệnh tật.

- Các chỉ tiêu giao hàng năm đa phần đều đạt hoặc vượt, c ông tác giám sát chỉ đạo tuyến, hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn luôn được đề cao. Công tác khám sàng lọc tại cộng đồng được triển khai có hiệu quả, nhiều bệnh nhân mới được phát hiện được quản lý và điều trị kịp thời

4.2. Khó khăn, vướng mắc

- Số bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nhưng đạt mục tiêu điều trị còn chưa cao. Bệnh án điều trị Tăng huyết áp, Tâm thần, Động kinh chưa ghi chép đầy đủ, cập nhật bệnh nhân tâm thần, động kinh lĩnh thuốc tại tuyến xã không đều.

- Nhân lực chưa đồng đều ở tất cả các tuyến, đội ngũ bác sỹ còn thiếu nhất là bác sỹ có trình độ sau đại học đã ảnh hưởng đến các hoạt động chuyên môn tại đơn vị cũng như công tác chỉ đạo giám sát hỗ trợ chuyên môn tại tuyến huyện và trạm y tế xã

- Hoạt động giám sát tại xã/phường chưa thực sự đi vào chiều sâu và chưa liên tục.

- Chưa có cơ chế khuyến khích, tăng cường liên kết, phối hợp giữa các đơn vị và giữa các tuyến để đảm bảo tính liên tục trong cung ứng dịch vụ y tế. Sự phối hợp giữa các đơn vị còn hạn chế, thiếu các thông tin.

- Thông tư 26/2018/TT-BTC hết hiệu lực nên trong năm 2021 gặp nhiều lúng túng khi thực hiện các hoạt động.

- Hiện tại các Trạm Y tế mới chỉ triển khai quản lý, điều trị tăng huyết áp, các bệnh: đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và ung thư, chưa thực hiện điều trị tại Trạm Y tế; Tỷ lệ phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng còn thấp. Công tác chẩn đoán, điều trị còn chưa thực sự hiệu quả.

- Việc quản lý điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm còn khó khăn do bệnh nhân uống thuốc không đều, bỏ trị, không hợp tác, không uống thuốc theo hướng dẫn, gia đình bệnh nhân không quan tâm, không có điều kiện kinh tế, một số bệnh nhân đi làm ăn xa...;

- Hàng năm công tác lập dự trù thuốc huyết áp đưa vào đấu thầu tại các đơn vị tuyến huyện chưa sát với tình hình thực tế bệnh nhân tại tuyến y tế cơ sở, dẫn đến tình trạng không đầy đủ nhóm thuốc huyết áp phù hợp với bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị, do đó bệnh nhân điều trị phải thay đổi nhóm thuốc huyết áp liên tục trong quá trình điều trị, ảnh hưởng đến kết quả điều trị, không đạt được huyết áp mục tiêu và một số bệnh nhân bỏ điều trị. Dự trù, đấu thầu thuốc cho bệnh nhân tâm thần cộng đồng còn nhiều vướng mắc.

- Cán bộ, viên chức, người dân đã nhận thức được những tổn thất to lớn về sức khoẻ, kinh tế và môi trường do thuốc lá gây nên, hiểu được tác hại của thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh gây chết người. Tuy nhiên do thói quen, cộng với việc xử lý những trường hợp hút thuốc tại địa điểm cấm còn chưa quyết liệt, nên vẫn tái diễn việc hút thuốc tại nơi làm việc dù đã bị nhắc nhở.

- Thuốc lá được bày bán tràn lan, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận và mua thuốc lá ở nơi công cộng, hiện tượng hút thuốc lá tại nơi làm việc và ở nơi công cộng vẫn còn tương đối phổ biến. đang gây ra những khó khăn, cản trở những nỗ lực trong việc cai nghiện thuốc lá, giảm tỷ lệ hút thuốc lá.

- Việc triển khai kiểm tra, xử phạt vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc cũng khiến việc thực thi Luật chưa hiệu quả, chưa tạo được tính răn đe lớn trong cộng đồng.

- Công tác phòng chống tác hại rượu bia bước đầu mới triển khai các hoạt động tuyên truyền do chưa có nguồn kinh phí.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ CÁC RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN GIAI ĐOẠN 2022- 2025

I. MỤC TIÊU CHUNG

Tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản (sau đây gọi chung là bệnh không lây nhiễm) và các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác (sau đây gọi chung là rối loạn sức khỏe tâm thần) nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc , nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN 2025

1. Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, chính quyền, các phòng, ban ngành và hiểu biết của người dân trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và rối loạn sức khỏe tâm thần.

a) 100% Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025 và đầu tư kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch;

b) Thực hiện đầy đủ các quy định, chính sách để kiểm soát yếu tố nguy cơ, dự phòng bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần.

2. Mục tiêu 2: Giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính để dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

a) 90% Trạm Y tế thực hiện truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

b) Ít nhất 80% người từ 13 tuổi trở lên được truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực phù hợp; 80% người từ 40 tuổi trở lên được truyền thông, cung cấp thông tin, hướng dẫn để biết theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

c) Giảm tỷ lệ uống rượu, bia mức nguy hại của nam giới từ 18 tuổi trở lên còn dưới 35%, giảm tỷ lệ hiện uống rượu, bia ở người 13 đến 17 tuổi còn dưới 20%.

d) Giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 15 tuổi trở lên còn dưới 37%.

đ) Giảm mức tiêu thụ muối trung bình của người từ 18 tuổi trở lên còn dưới 8g/người/ngày.

e) Giảm tỷ lệ thiếu vận động thể lực ở người từ 18 tuổi trở lên còn dưới 22%.

3. Mục tiêu 3: Tăng tỷ lệ phát hiện, quản lý điều trị, chăm sóc người mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

a) Ít nhất 70% người phát hiện thừa cân, béo phì được thực hiện các biện pháp tư vấn kiểm soát thừa cân, béo phì phù hợp; 70% người phát hiện nguy cơ tim mạch được thực hiện các biện pháp quản lý điều trị dự phòng theo quy định; 50% người từ 18 tuổi trở lên được sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia.

b) Ít nhất 50% người trưởng thành trong đó 80% người từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp 1 lần/năm để phát hiện sớm tăng huyết áp; 50% người mắc tăng huyết áp được phát hiện; 50% số người phát hiện bệnh tăng huyết áp được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

c) Ít nhất 70% người từ 40 tuổi trở lên được sàng lọc bằng phiếu đánh giá nguy cơ và/hoặc xét nghiệm đường máu 1 lần/năm để phát hiện sớm đái tháo đường; 55% người mắc đái tháo đường được phát hiện và 55% số người phát hiện bệnh được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn; 30% người tiền đái tháo đường được phát hiện và 50% số phát hiện được can thiệp dự phòng, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

d) Ít nhất 60% người từ 40 tuổi trở lên được khám sàng lọc định kỳ 1 lần/năm để xác định nguy cơ bệnh hô hấp mãn tính; 50% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng và 50% số người mắc bệnh được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn; 50% người bệnh hen phế quản được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng và 50% số người phát hiện bệnh được điều trị đạt kiểm soát hen trong đó 20% đạt kiểm soát hoàn toàn.

đ) Ít nhất 40% số người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung và ung thư đại trực tràng theo hướng dẫn sàng lọc từng loại ung thư; 40% số người mắc một số loại ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm (đối với những bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm có giá trị nâng cao hiệu quả điều trị).

e) Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc một số rối loạn sức khỏe tâm thần theo hướng dẫn sàng lọc từng bệnh; phát hiện được ít nhất 70% người mắc tâm thần phân liệt và động kinh, 50% người mắc rối loạn trầm cảm, 30% người bị sa sút trí tuệ và một số rối loạn tâm thần khác; quản lý điều trị cho 80% người bệnh tâm thần phân liệt, 70% người bệnh động kinh và 50% người mắc rối loạn trầm cảm đã được phát hiện.

Mục tiêu 4: Kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống y tế để dự phòng, giám sát, phát hiện, điều trị, quản lý bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

a) Ít nhất 70% số huyện, thị xã, thành phố có cơ sở y tế triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản theo quy định.

b) 95% số Trung tâm Y tế huyện triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường theo quy định.

c) 95% Trạm Y tế thực hiện khám bệnh, chữa bệnh có ít nhất 3 nhóm thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, 02 nhóm thuốc điều trị đái tháo đường và có thuốc thiết yếu cho điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản theo danh mục quy định; 95% Trạm Y tế thực hiện dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm khác theo quy định;

d) 100% số huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh; 60% số huyện có cơ sở y tế thực hiện chẩn đoán, điều trị, quản lý cấp thuốc cho người bệnh trầm cảm và 50% số huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc cho người mắc một số rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

đ) 100% Trạm Y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh; 50% trạm Y tế quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh trầm cảm.

e) 100% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần các tuyến được đào tạo, tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý theo quy định.

Mục tiêu 5: Phát triển hệ thống quản lý thông tin, giám sát, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và các yếu tố nguy cơ.

a) Tổ chức điều tra khảo sát để thu thập, công bố số liệu về các yếu tố nguy cơ phổ biến của không lây nhiễm 5 năm/1 lần.

b) 100 đơn vị ghi nhận ung thư thực hiện thu thập và hằng năm báo cáo số liệu chuẩn hóa về mắc mới ung thư, các thông tin liên quan.

c) 100% Trạm Y tế và các cơ sở y tế thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê báo cáo theo quy định.

d) 95% cán bộ đầu mối giám sát, thống kê báo cáo các tuyến được tập huấn về giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định.

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Công tác chỉ đạo điều hành

1.1. Tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền

- Ủy ban nhân dân tỉnh sớm phê duyệt kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, đưa vào chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và ưu tiên bố trí nguồn lực để đạt được các mục tiêu của địa phương.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, có đánh giá kết quả thực hiện và gắn với chỉ tiêu thi đua của đơn vị, ngành, địa phương. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch.

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của của các cấp ủy Đảng, Chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách, quy định pháp luật về kiểm soát yếu tố nguy cơ, thúc đẩy các yếu tố tăng cường sức khỏe và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm trên địa bàn toàn tỉnh.

- Xã hội hóa công tác phòng chống các bệnh không lây nhiễm, huy động sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội và người dân nhằm phát huy hiệu quả cao nhất.

1.2. Tăng cường phối hợp, thực hiện các chính sách liên ngành

Sở Y tế và các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ để rà soát việc thực hiện chính sách, quy định, hướng dẫn về phòng, chống yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần, tăng cường phối hợp triển khai thực hiện đầy đủ và tập trung vào các hoạt động sau:

1.2.1. Hoạt động truyền thông

Tích cực phối hợp giữa Sở Y tế với các sở, ngành, UBND các cấp và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thực hiện hoạt động truyền thông và vận động xã hội để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác trên địa bàn tỉnh.

1.2.2. Phòng, chống tác hại do lạm dụng rượu, bia, thuốc lá.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách, quy định về phòng, chống tác hại thuốc lá và phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Tăng cường phối hợp giữa các sở ngành, các địa phương, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá việc chấp hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; kiểm tra, giám sát chất lượng rượu, bia lưu hành trên thị trường; kiểm tra việc thực hiện quy định về thông tin, in cảnh báo trên nhãn sản phẩm về tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn.

1.2.3. Tăng cường dinh dưỡng hợp lý, an toàn thực phẩm và kiểm soát ô nhiễm môi trường

- Xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện cung cấp chế độ ăn của học sinh, người lao động và người mắc bệnh không lây nhiễm. Hướng dẫn người dân bổ sung vi chất an toàn, hợp lý.

- Kiểm tra, giám sát công tác truyền thông về việc thực hiện giảm hàm lượng muối, đường, chất béo; tổ chức kiểm tra lượng muối trong thực phẩm chế biến sẵn.

- Thường xuyên phối hợp kiểm tra, đánh giá tác động của các yếu tố gây ô nhiễm môi trường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như: chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, sản phẩm xây dựng, hóa chất bảo vệ thực vật…

1.2.4. Tăng cường hoạt động thể lực

- Khuyến khích luyện tập thể dục thể thao, phù hợp với từng lứa tuổi để tăng cường rèn luyện sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

- Tổ chức phát video hướng dẫn tập thể dục giữa giờ trong các hoạt động học tập, hội nghị, hội thảo. Xây dựng việc tập thể dục giữa giờ thành một thói quen trong các sinh hoạt tập thể.

- Phát động phong trào thực hiện thông điệp “Mỗi người thực hiện 10.000 bước chân mỗi ngày để thay đổi cuộc sống”.

- Tạo điều kiện để người dân tiếp cận, sử dụng không gian công cộng, cơ sở luyện tập thể dục, thể thao.

2. Truyền thông và nâng cao sức khỏe để giảm thiểu các hành vi nguy cơ, dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

- Sử dụng đa dạng, hiệu quả mạng lưới thông tin truyền thông để tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn, khuyến cáo về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Xây dựng và cung cấp các chương trình, tài liệu truyền thông về bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần phù hợp với phương thức truyền thông và các nhóm đối tượng; tuyên truyền, hướng dẫn người dân tự phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc và khám xác định bệnh.

- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý, truyền thông về phòng bệnh không lây nhiễm và chăm sóc sức khỏe tâm thần thông qua các chương trình, hoạt động giáo dục phù hợp cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

- Sử dụng đa dạng và hiệu quả các hình thức truyền thông và nâng cao sức khỏe phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Đề xuất phát động phong trào toàn dân thực hiện lối sống tăng cường sức khỏe gắn với phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Tổ chức hoạt động truyền thông với hình thức lễ phát động, chiến dịch, cuộc thi tìm hiểu kiến thức… nhân các Ngày thế giới phòng, chống tác hại của thuốc lá, Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, Ngày sức khỏe thế giới phòng, chống Tăng huyết áp, Ngày tim mạch, Ngày phòng, chống đái tháo đường và Ngày phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản…

- Duy trì các bài truyền thông phòng chống bệnh không lây nhiễm trên cuốn Bản tin y tế và Website của Sở Y tế.

3. Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý, điều trị, chăm sóc người bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

a) Cung cấp dịch vụ sàng lọc phát hiện sớm bệnh

- Triển khai cung cấp các dịch vụ khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe, đo các chỉ số và thực hiện các nghiệm pháp để phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần cho người dân, ưu tiên người người có nguy cơ cao và tiền bệnh.

- Tổ chức các hình thức sàng lọc thường xuyên khi người dân đến sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế, đặc biệt tại Trạm Y tế xã; sàng lọc lồng ghép trong chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên tại cơ sở giáo dục, trong khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại cơ quan, tổ chức và khám quản lý sức khỏe cho người cao tuổi; sàng lọc trong hoạt động thăm hộ gia đình, sàng lọc khi khám thai cho phụ nữ có thai. Tổ chức các chương trình, hoạt động sàng lọc, kiểm tra sức khỏe tại cộng đồng phù hợp với yêu cầu, điều kiện của địa phương.

b) Theo dõi, tư vấn, dự phòng cho người nguy cơ cao và tiền bệnh

- Triển khai lập hồ sơ để theo dõi, tư vấn, dự phòng cho người thừa cân, béo phì, người tiền bệnh và người có nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm và một số rối loạn sức khỏe tâm thần; quản lý người có nguy cơ tim mạch; tư vấn, cai nghiện thuốc lá; sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do uống rượu, bia.

- Tổ chức các hình thức theo dõi, tư vấn, dự phòng lồng ghép trong quản lý, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục; quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ quan, tổ chức; quản lý sức khỏe người cao tuổi và quản lý, theo dõi sức khỏe người dân tại cơ sở y tế và tại cộng đồng.

c) Quản lý điều trị và chăm sóc cho người mắc bệnh

- Thực hiện chẩn đoán, điều trị toàn diện, chuyên sâu các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật.

- Tăng cường phát hiện, quản lý, điều trị và chăm sóc người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản; lập hồ sơ, quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm tại Trạm Y tế xã theo quy định.

- Thực hiện tư vấn dinh dưỡng, vận động thể lực, tâm lý và thay đổi lối sống cho người mắc bệnh không lây nhiễm; chăm sóc giảm nhẹ, trị liệu tâm lý cho người bệnh ung thư tại cơ sở y tế và tại nhà; chăm sóc, phục hồi chức năng, tái thích ứng cộng đồng xã hội cho người bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần tại cộng đồng và tại các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định.

4. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống cung cấp dịch vụ phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

a) Tăng cường năng lực các cơ sở y tế

- Củng cố, sắp xếp, bố trí nhân lực các tuyến cho phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Phát triển, củng cố năng lực, nhân lực các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

+ Tăng cường năng lực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa ở tuyến tỉnh để cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị toàn diện, chuyên sâu các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần và để hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở.

+ Củng cố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện để chẩn đoán, quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm; khám, quản lý điều trị một số rối loạn sức khỏe tâm thần; tham gia khám sàng lọc, chăm sóc giảm nhẹ, phòng, chống ung thư; hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật về khám, quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế xã và tại cộng đồng theo quy định.

b) Hoàn thiện quy định, hướng dẫn cho công tác dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị và chăm sóc người bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe do Trạm y tế xã thực hiện, trong đó quy định danh mục chuyên môn kỹ thuật về tư vấn, sàng lọc phát hiện sớm, giám sát, quản lý các ca bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Hoàn thiện quy định, hướng dẫn để bảo đảm thuốc thiết yếu, trang thiết bị, vật tư, kỹ thuật cho các hoạt động dự phòng, sàng lọc phát hiện sớm, giám sát, quản lý các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo hiểm y tế bảo đảm bảo cho việc quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại Trạm Y tế xã.

- Xây dựng các tài liệu, công cụ hướng dẫn người dân biết phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh; tự biết hỗ trợ, quản lý, chăm sóc khi mắc bệnh.

- Xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật để dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị và tư vấn, chăm sóc hiệu quả các bệnh không lây nhiễm.

- Củng cố mạng lưới, đào tạo chuyên ngành, chuyên sâu cho bác sỹ chuyên khoa tâm thần các tuyến để khám, điều trị một số rối loạn sức khỏe tâm thần; tập huấn cho cán bộ trạm y tế, y tế thôn bản và cộng tác viên về sàng lọc, phát hiện sớm, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người mắc rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định.

c) Nâng cao năng lực dự phòng, phát hiện và và quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

- Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực phòng chống bệnh không lây nhiễm cho đội ngũ cán bộ y tế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng tuyến. Bảo đảm đào tạo và đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức, kỹ năng phòng chống bệnh không lây nhiễm;

+ Thực hiện các chương trình đào tạo chuyên sâu cho bác sỹ chuyên khoa tâm thần; đào tạo, tập huấn cho bác sỹ đa khoa tại tuyến huyện để khám, điều trị một số rối loạn sức khỏe tâm thần; tập huấn cho cán bộ y tế xã về khám, quản lý và cấp thuốc ngoại trú cho người bệnh tại cộng đồng; tập huấn cho cán bộ y tế xã và y tế thôn, bản về sàng lọc và phát hiện sớm các rối loạn sức khỏe tâm thần; tập huấn cho người làm công tác trợ giúp xã hội và cộng tác viên công tác xã hội về chăm sóc, phục hồi chức năng cho người mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định.

+ Ưu tiên đào tạo lại cán bộ y tế xã, y tế thôn bản thông qua chương trình đào tạo toàn diện và lồng ghép phòng chống các bệnh không lây nhiễm nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ trong dự phòng, quản lý điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế và cộng đồng;

- Triển khai định kỳ, thường xuyên hoạt động giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho Trạm Y tế xã theo hình thức cầm tay chỉ việc do tuyến tỉnh, huyện thực hiện.

- Bảo đảm trang thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong chẩn đoán, điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại các bệnh viện.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, bảo đảm các điều kiện thiết yếu cho triển khai hoạt động dự phòng, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại Trạm Y tế xã, bao gồm: thực hiện đầy đủ các quy định về cấp giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề; phân công nhiệm vụ, giao chỉ tiêu chuyên môn làm cơ sở cho việc kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; bảo đảm danh mục chuyên môn kỹ thuật, thuốc, trang thiết bị, xét nghiệm, vật tư và các quy định về tài chính, bảo hiểm y tế.

d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Kết nối liên tục, chia sẻ thông tin giữa các tuyến để bảo đảm theo dõi sức khỏe, tình trạng bệnh tật của cá nhân một cách liên tục.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tập huấn và khám chữa bệnh từ xa (telemedicine).

- Xây dựng các trang thông tin điện tử về sức khỏe và các phần mềm, ứng dụng để chia sẻ thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn người bệnh, người dân thực hiện phòng, chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe; xây dựng phần mềm, ứng dụng trên điện thoại để giúp người dân tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh, thay đổi hành vi lối sống, giúp người bệnh và người chăm sóc tự quản lý bệnh tại gia đình.

5. Phát triển hệ thống giám sát, quản lý thông tin bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và yếu tố nguy cơ gây bệnh

a) Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống giám sát, quản lý thông tin

- Tổ chức đào tạo, tập huấn về giám sát bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần cho cán bộ y tế các tuyến từ tỉnh tới địa phương.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý các thông tin, số liệu và phổ biến, cung cấp trên các trang web chuyên ngành.

b) Triển khai các hoạt động giám sát

- Giám sát các yếu tố nguy cơ: tổ chức điều tra, khảo sát thu thập, theo dõi, đánh giá thực trạng và chiều hướng các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Giám sát tử vong: triển khai thu thập, thống kê nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên cơ sở thu thập thông tin từ hệ thống báo cáo tử vong của Trạm Y tế xã. Tăng cường năng lực, hoàn thiện công cụ, quy trình, nâng cao chất lượng thống kê, ghi chép, chẩn đoán nguyên nhân tử vong của Trạm Y tế xã để phục vụ cho giám sát tử vong.

- Giám sát mắc bệnh: triển khai ghi nhận ung thư để định kỳ cập nhật, công bố các số liệu chuẩn hóa về ung thư.

- Giám sát đáp ứng của hệ thống y tế: định kỳ, thường xuyên thu thập, báo cáo các thông tin, số liệu về kết quả hoạt động và đáp ứng của hệ thống y tế trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

+ Thống nhất quy trình, nâng cao chất lượng thống kê báo cáo định kỳ về bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần cho mạng lưới y tế từ tỉnh đến tuyến xã theo chế độ báo cáo thống kê của Bộ Y tế; áp dụng công nghệ thông tin trong thống kê, báo cáo; định kỳ tổng hợp số liệu thống kê báo cáo về kết quả dự phòng, sàng lọc, phát hiện, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần từ tất cả các Trạm Y tế xã và các cơ sở y tế liên quan.

- Tăng cường tổ chức giám sát, đánh giá các hoạt động trong phòng chống bệnh không lây nhiễm rối loạn sức khỏe tâm thần và yếu tố nguy cơ gây bệnh, tiến độ thực hiện Chiến lược và các chính sách liên quan của các Bộ, ngành;

- Thực hiện điều tra, nghiên cứu, khảo sát chuyên biệt hoặc các biện pháp thu thập, thống kê thích hợp 5 năm/1 lần để phân tích, đánh giá và thực hiện các giải pháp can thiệp phù hợp.

- Tổ chức điều tra, đánh giá các chỉ số về bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần vào đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Nguồn ngân sách nhà nước

2. Nguồn do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

3. Nguồn Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá.

4. Nguồn xã hội hóa (nếu có)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, các Sở, ngành tổ chức triển khai và thực hiện Kế hoạch đạt mục tiêu đề ra.

- Kiện toàn mạng lưới hoạt động y tế các tuyến, trú trọng đào tạo cán bộ chuyên môn về bệnh không lây nhiễm, chỉ đạo hệ thống y tế toàn tỉnh tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần; phát hiện và điều trị các trường hợp mắc bệnh.

- Lập dự toán kinh phí cụ thể phục vụ công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các rối loạn tâm thần, công tác phòng chống tác hại của rượu, bia hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định.

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành làm tốt công tác tham mưu cho UBND các cấp trong triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống bệnh như: công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, truyền thông... tại các địa phương và các cơ sở khám, chữa bệnh, dự phòng. Định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022 - 2025.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế phân bổ nguồn vốn hằng năm để triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022 - 2025.

3. Sở Tài chính

- Hằng năm, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách của tỉnh và nội dung hoạt động của kế hoạch, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện kế hoạch.

- Hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo các quy định hiện hành.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo; Trường Cao đẳng Lào Cai; Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn cho giáo viên, học sinh, sinh viên giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính gây mắc các bệnh không lây nhiễm và các rối loạn tâm thần, đưa các hoạt động truyền thông phòng ngừa bệnh vào các hoạt động chính khóa và ngoại khóa tại trường học.

- Thực hiện các quy định về kiểm soát, quản lý việc quảng cáo, kinh doanh, cung cấp các thực phẩm, đồ uống không có lợi cho sức khỏe tại các cơ sở giáo dục. Phát động phong trào phòng, chống tác hại thuốc lá, lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác trong toàn ngành giáo dục.

- Phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện việc bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần, dự phòng các bệnh không lây nhiễm và các rối loạn tâm thần.

5. Sở Công Thương

- Tăng cường quản lý về kinh doanh thuốc lá, đồ uống có cồn và các sản phẩm khác theo quy định nhằm ngăn chặn tối đa yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh không lây nhiễm từ các sản phẩm này;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về dán nhãn minh bạch sản phẩm, in thông tin cảnh báo sức khỏe trên các sản phẩm thuốc lá, đồ uống có cồn và các sản phẩm khác có yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm;

- Phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện các dự án quản lý, giám sát hàm lượng muối, đường, chất béo, phụ gia trong các thực phẩm chế biến sẵn và can thiệp giảm sử dụng muối tại cộng đồng để phòng chống bệnh không lây nhiễm.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Triển khai các hoạt động quản lý sức khỏe định kỳ, khám sàng lọc nhằm phát hiện sớm, quản lý điều trị, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí ;

- Phối hợp với Sở Y tế, các Cơ quan, ban, ngành liên quan tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát bảo đảm môi trường làm việc nâng cao sức khỏe cho người lao động, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm thuộc lĩnh vực quản lý.

7. Sở Văn hóa và Thể thao

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất phát triển thể dục, thể thao quần chúng, tạo các khu vui chơi công cộng lành mạnh để người dân đến sinh hoạt và bảo đảm vệ sinh an toàn trong các cơ sở, dịch vụ hướng dẫn tập luyện thể dục, thể thao.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan để xây dựng Kế hoạch tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật giai đoạn 2022-2025 khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành đề án; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện trên cơ sở lồng ghép với Đề án vận động toàn dân luyện tập thể dục, thể thao bảo vệ, nâng cao sức khỏe tại Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng và phổ biến, hướng dẫn các bài tập thể dục cho người dân để nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh, tật khác.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, kiểm soát quảng cáo thuốc lá, rượu, bia và các sản phẩm khác có yếu tố nguy cơ với sức khỏe thuộc lĩnh vực quản lý.

8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai, Cổng Thông tin điện tử tỉnh.

- Phối hợp với ngành y tế và các ngành liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục các biện pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần cho Nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp Người dân nhận thức đúng, đầy đủ về bệnh, nguyên nhân, cách phát hiện, triệu chứng và các biện pháp phòng, chống để chủ động, thường xuyên, thực hiện tại gia đình, cộng đồng.

- Đài phát thanh truyền hình tỉnh tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các rối loạn tâm thần. Lồng ghép chương trình truyền thông vào chuyên mục “Sức khỏe cộng đồng”. Tăng cường công tác truyền thông phát động phong trào Phòng chống tác hại thuốc lá, lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác.

9. Bảo hiểm xã hội tỉnh

Thực hiện chi trả các dịch vụ y tế theo quy định, tạo thuận lợi trong việc thanh quyết toán cho bệnh nhân tại cơ sở khám chữa bệnh bao gồm cả các trạm y tế. Phối hợp và tạo điều kiện để ngành y tế triển khai đầy đủ các nội dung của thông tư số 39/2017-TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế quy định gói dịch vụ cơ bản cho tuyến y tế cơ sở. Tuyên truyền, vận động tăng tỷ lệ người dân tham gia BHYT.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

- Phối hợp với ngành y tế và địa phương chỉ đạo các tổ chức thành viên, cán bộ, hội viên, đoàn viên tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân quan tâm, tự giác và tích cực thực hiện các biện pháp dự phòng một số bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần cho bản thân và cộng đồng.

- Lồng ghép truyền thông, giáo dục sức khỏe về dự phòng một số bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trong các cuộc họp, các buổi sinh hoạt cộng đồng…

- Triển khai các mô hình nâng cao sức khỏe tại cộng đồng, tại nơi làm việc, học tập để phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

11. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn tích cực tham gia, hỗ trợ nguồn lực vào việc triển khai các mô hình nâng cao sức khỏe tại cộng đồng, tại nơi làm việc, học tập; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, vận động Nhân dân chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần ngay tại hộ gia đình, tại cộng đồng, trường học góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe Nhân dân tại địa phương.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn phối hợp tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần từ nguồn ngân sách của huyện, thành phố, thị xã.

- Phát động phong trào thay đổi hành vi lối sống nâng cao sức khỏe: giảm muối trong thực phẩm, tăng cường vận động thể lực, không lạm dụng rượu bia... Vận động xây dựng, tham gia mô hình cộng đồng nâng cao sức khỏe phù hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng gồm mô hình trường học nâng cao sức khỏe, nơi làm việc vì sức khỏe, gia đình sức khỏe, cộng đồng vì sức khỏe và lành mạnh.

- Huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện của địa phương để triển khai thực hiện kế hoạch; bố trí đủ nhân lực thực hiện công tác phòng chống các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Tổng hợp, báo cáo kịp thời, thường xuyên cho Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Y tế về diễn biến tình hình bệnh và công tác phòng, chống các bệnh này tại địa phương. Chịu trách nhiệm về kết quả phòng chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn quản lý theo chỉ tiêu được giao.

VI. THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

- Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai các hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá định kỳ, hằng năm và đột xuất về việc thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần và báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

- Tổ chức sơ kết và tổng kết Kế hoạch theo đúng tiến độ.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022 -2025. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TT: TU, UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH3, VX2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Thị Dung

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 296/KH-UBND ngày 18/08/2022 về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2022-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.332

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.55.193
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!