Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 2448/KH-UBND 2017 phòng chống dịch cúm A H7N9 ở người Khánh Hòa

Số hiệu: 2448/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Đắc Tài
Ngày ban hành: 28/03/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2448/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 28 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM A(H7N9) Ở NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Thực hiện Công văn số 18/TTg-KGVX ngày 27/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chng dịch cúm gia cm; Quyết định số 567/QĐ-BYT ngày 21/02/2017 của Bộ Y tế về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam; Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch cúm A(H7N9) ở người trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nht tử vong do dịch cúm A(H7N9).

2. Mục tiêu cụ thể theo tình huống dịch:

2.1. Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh trên người.

Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm A(H7N9) xâm nhập vào tỉnh Khánh Hòa hoặc xuất hiện tại cộng đng để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng.

2.2. Tình huống 2: Có các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người.

Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch từ gia cầm, thủy cầm, chim tri sang người hoặc từ người sang người.

2.3. Tình huống 3: Phát hiện có các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ.

Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.

2.4. Tình huống 4: Dịch bùng phát ra cộng đồng.

Giảm thiểu tác động của dịch đối với cuộc sống của người dân.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1. Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh trên người.

- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người các cấp. Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch các cấp trình UBND phê duyệt; chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi tình hình dịch bệnh và slưu hành của chủng vi rút cúm A(H7N9) trên các đàn gia cầm, thủy cầm.

- Phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Công Thương tăng cường giám sát, kiểm tra nhập khẩu gia cầm, sản phẩm gia cầm, ngăn ngừa nhập lậu gia cm nhằm ngăn chặn kịp thời gia cm không được kiểm dịch xâm nhập vào tỉnh Khánh Hòa. Đẩy mạnh các hoạt động quản lý mua bán gia cầm nhằm hạn chế việc lưu thông gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường.

- Chủ động giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp nặng, các trường hợp bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân tại cộng đồng và tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; tăng cường giám sát cúm trọng điểm tại: Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa, Bệnh viện Đa khoa khu vực thành phố Cam Ranh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đi và giám sát các đối tượng nguy cơ cao có tiếp xúc với gia cầm như người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cm, đặc biệt những người buôn bán tại các chợ gia cm đu mi để phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh đầu tiên.

- Thực hiện tốt việc giám sát người, động vật và hàng hóa tại cửa khẩu; thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa.

- Các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng bệnh tổ chức tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và xử lý ổ dịch; chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly, sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế tử vong.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng và tự giác thực hiện tt các biện pháp phòng bệnh.

- Kiện toàn các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động; tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế. Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí và các trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất để triển khai các biện pháp phòng chống khi có dịch xảy ra.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện tại các địa phương trong tỉnh.

2. Tình huống 2: Có các trường hp nhiễm cúm A(H7N9) trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người

- Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người các cấp tổ chức họp hàng tuần và đột xuất đ thng nht chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại địa phương.

- Nâng mức cảnh báo cộng đồng để chính quyền và người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực chủ động thực hiện các biện pháp chống dịch.

- Chủ động giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm các viêm đường hô hấp cấp nặng, các trường hợp bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân tại cộng đồng và tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh; các điểm giám sát cúm trọng điểm tại địa phương (Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa, Bệnh viện Đa khoa khu vực thành phố Cam Ranh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới), các đối tượng nguy cơ cao có tiếp xúc với gia cầm.

- Thực hiện tốt việc giám sát người, động vật và hàng hóa tại các cửa khẩu; áp dụng hình thức khai báo y tế tại các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ; điều tra, theo dõi chặt chẽ sức khỏe các trường hợp tiếp xúc với gia cầm.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý triệt để các dịch cúm A(H7N9) trên các đàn gia cầm, thủy cầm.

- Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan vi rút cúm A(H7N9).

- Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức các khu vực cách ly đặc thù cho việc điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9).

- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.

- Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị, dự phòng, xử lý ổ dịch. Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, tự giác thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch, tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện tại các địa phương trong tnh.

- Thực hiện báo cáo dịch hàng ngày theo quy định.

3. Tình huống 3: Phát hiện có các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ.

- Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người các cấp tổ chức họp hàng ngày để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại địa phương.

- Tiếp tục nâng mức cảnh báo cộng đồng để chính quyền và người dân nêu cao hơn nữa tinh thần cảnh giác cũng như tăng cường thực hiện các biện pháp chng dịch.

- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực dịch.

- Tăng cường giám sát các chùm ca viêm đường hô hấp cấp tính chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng; giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp nặng, viêm phổi nặng tại các điểm giám sát trọng điểm và các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ; điều tra, theo dõi chặt chẽ sức khỏe các trường hợp tiếp xúc với gia cầm.

- Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan vi rút cúm A(H7N9).

- Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức các khu vực cách ly đc thù cho việc điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9). sẵn sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.

- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; sẵn sàng cử các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các địa phương xử lý ô dịch khi có dịch xảy ra.

- Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, dự phòng, xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

- Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, tự giác thực hiện tt các biện pháp phòng bệnh.

- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch, tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện tại các địa phương trong tỉnh.

- Thực hiện báo cáo dịch hàng ngày theo quy định và tham mưu UBND tỉnh các biện pháp phòng chống dịch để chỉ đạo kịp thời kể cả đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ xử lý dịch.

4. Tình huống 4: Dịch bùng phát ra cộng đồng.

- Tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người hàng ngày và đột xuất để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chng dịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Thông báo mức cảnh báo cộng đồng cao nhất. Xem xét mức độ nghiêm trọng đề xuất cấp có thm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.

- Báo cáo hàng ngày tình hình diễn biến của dịch theo quy định, thường xuyên báo cáo và tham mưu UBND tỉnh các biện pháp phòng chng dịch đchỉ đạo kịp thời. Kể cả tham mưu biện pháp đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ để xử lý dịch.

- Huy động các ban, ngành đoàn thể tham gia vào các đội sơ cứu, hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân các biện pháp chăm sóc và phòng bệnh.

- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; sẵn sàng cử các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.

- Thiết lập các bệnh viện dã chiến tại các khu vực đông bệnh nhân, tránh quá tải bệnh viện. Mở rộng các đơn vị y tế tiếp nhận, phân loại bệnh nhân điều trị tại các tuyến, đối với trường hợp nhẹ theo dõi, điều trị tại Trạm Y tế xã hạn chế di chuyn bệnh nhân.

- Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan vi rút cúm A(H7N9).

- Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chn đoán điều trị, dự phòng, xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đc điểm dịch bệnh.

- Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, tự giác thực hiện tt các biện pháp phòng bệnh.

- Tổng hợp nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện từ các đơn vị để trình UBND tỉnh và Sở Tài chính xem xét, cung cấp bổ sung.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện tại các địa phương.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tổ chức, chỉ đạo:

- Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch ở người các cấp. Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch cúm tại địa phương.

- Phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giám sát ca bệnh có hội chứng cúm tại cộng đồng.

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị ngành thú y nắm chắc tình hình dịch bệnh trên gia cầm, thủy cầm, chim trời trên địa bàn, báo cáo kịp thời cho ban chỉ đạo và phối hợp xử lý dịch.

- Các cơ sở khám chữa bệnh, phòng bệnh trên địa bàn tỉnh tăng cường giám sát, phát hiện sớm; sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống cho người dân.

- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị y tế liên quan để thực hiện giám sát các ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính chưa rõ nguyên nhân trên địa bàn tỉnh, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và báo cáo về Sở Y tế và Cục Y tế dự phòng... theo quy định .

- Tổ chức các lớp tập huấn về giám sát ca bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng không rõ nguyên nhân cho các huyện, thị trong địa bàn phụ trách.

- Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế kiểm dịch chặt chẽ khách nhập cảnh từ các vùng đang có dịch, không để bệnh dịch xâm nhập.

- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia chống dịch cúm A(H7N9): phụ cấp tham gia công tác phòng chống dịch.

2. Xây dựng kế hoạch, đầu tư tài chính

Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cúm A(H7N9), tổng hợp nhu cầu kinh phí bổ sung trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Chuyên môn kỹ thuật

3.1. Các giải pháp giảm mắc

- Tăng cường năng lực giám sát bệnh cúm A(H7N9) đảm bảo đủ khả năng xét nghiệm chẩn đoán xác định, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời.

- Nắm chắc thông tin tình hình dịch bệnh trên thế gii và trong nước, kể cả sự lưu hành vi rút cúm A(H7N9) trên các đàn gia cầm, thủy cầm, chim trời để kịp thời triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp.

- Phối hợp với ngành nông nghiệp xử lý triệt để các ổ dịch trên các đàn gia cầm, thủy cầm, chim trời, không để lây lan sang người hoặc không để lây lan từ người sang người.

- Tập huấn hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch cúm A(H7N9); thực hiện điều tra dịch tễ ca bệnh, điều tra người tiếp xúc và nguồn lây truyền để có kế hoạch, biện pháp phòng, chống dịch thích hợp.

- Đẩy mạnh hoạt động giám sát vi rút cúm A(H7N9) trên các trường hợp viêm đường hô hấp cấp nặng, viêm phổi nặng tại các cơ sở khám chữa bệnh và tại cộng đồng.

- Củng cố và duy trì hoạt động của đội cơ động chống dịch tại các đơn vị y tế. Tổ chức trực chống dịch 24/24 giờ trong thời gian có dịch.

- Tổ chức chiến dịch tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân phòng bệnh cúm A(H7N9).

- Thành lập các đoàn liên ngành tăng cường kiểm tra công tác sẵn sàng phòng chống dịch bệnh tại các địa phương trước, trong và sau thời gian xảy ra dịch.

- Dự trù kinh phí, hóa chất, thuốc, trang thiết bị y tế kịp thời cho các địa phương triển khai các biện pháp chống dịch.

- Tăng cường năng lực xét nghiệm:

+ Củng cố trang thiết bị phòng xét nghiệm, đảm bảo đủ năng lực lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xét nghiệm xác định cúm A(H7N9) tại Viện Pasteur Nha Trang hoặc nơi được Bộ Y tế quy định.

+ Cung cấp dụng cụ, môi trường lấy mẫu cho các bệnh viện trong tỉnh.

+ Tổ chức tập huấn các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và thông báo kết quả xét nghiệm cho các tuyến y tế.

3.2. Các giải pháp giảm tử vong

- Thiết lập mạng lưới các bệnh viện sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9). Có kế hoạch mở rộng các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân theo từng tình huống dịch.

- Xây dựng cơ số dự trữ về trang thiết bị, thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện bảo hộ v.v...

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các bệnh viện trong công tác chuẩn bị phòng chống dịch: chuẩn bị khu vực tiếp nhận bệnh nhân cúm A(H7N9), đảm bảo đầy đủ trang thiết bị thuốc vật tư hóa chất, trang phục phòng hộ...

- Tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị cúm A(H7N9) và sử dụng các trang thiết bị hồi sức cấp cứu cho cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh.

- Trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị cấp cứu bệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong.

- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh:

+ Chuẩn bị sẵn khu vực tiếp nhận bệnh nhân cúm A(H7N9) khi có dịch xảy ra, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc cấp cứu bệnh nhân nặng.

+ Thành lập các nhóm cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ các địa phương trong trường hợp có nhiu bệnh nhân.

+ Chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn và hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới.

- Tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến, bệnh viện tuyến tỉnh điều trị các trường hợp nặng, bệnh viện huyện điều trị các trường hợp thông thường, hạn chế chuyển viện tránh lây lan.

4. Truyền thông, giáo dục sức khỏe

- Chủ động tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo người dân không hoang mang, không chủ quan, có đủ kiến thức tự bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng.

- Tuyên truyền đến các đối tượng nguy cơ lây nhiễm từ khách nhập cảnh, người nước ngoài ngăn chặn các ca bệnh xâm nhập vào tỉnh Khánh Hòa qua đường nhập cảnh tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao khả năng đáp ứng của cán bộ tuyên truyền về trình độ, phương tiện, nhân lực. Huy động ban ngành đoàn thể tham gia công tác tuyên truyền phòng chống dịch.

- Thông báo diễn biến, tình hình dịch bệnh hàng ngày của các nước đang có dịch và tại địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang tin điện tử tại địa phương.

- Phổ biến các biện pháp phòng chống thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động phòng chống, biết cách tự bảo vệ, tăng cường vệ sinh cá nhân, nâng cao thể trạng, hạn chế đi lại đến vùng có ổ dịch.

- Tuyên truyền trực tiếp (tờ rơi, phát thanh) cho một số đối tượng nguy cơ cao tiếp xúc với người trở về từ vùng có dịch.

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh trên các kênh thông tin trên địa bàn tỉnh.

- Các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thanh truyền hình... phối hợp với ngành y tế triển khai hoạt động phòng chống cúm A(H7N9).

- Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe triển khai các nội dung truyền thông theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch cúm A(H7N9).

5. Phối hợp liên ngành

- Huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể (phụ nữ, thanh niên, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ) trong việc vận động nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A(H7N9).

- Tăng cường phối hợp với ngành nông nghiệp trong việc giám sát sự lưu hành vi rút cúm A(H7N9) trên các đàn gia cầm, thủy cm, chim trời, xử lý ổ dịch cúm A(H7N9) trên gia cầm và ở người. Phối hợp giám sát chủ động tại các đàn gia cầm, thủy cầm nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút không biểu hiện bệnh.

- Phối hợp với ngành Nông nghiệp, ngành Công thương tăng cường giám sát, kiểm tra, ngăn ngừa nhập lậu gia cm nhằm ngăn chặn kịp thời gia cm không được kiểm dịch xâm nhập vào địa phương.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra công tác phòng, chống dịch cúm A(H7N9) trên gia cầm và trên người tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

IV. KINH PHÍ:

Thực hiện theo kinh phí phòng chống dịch đã được cấp từ đầu năm 2017. Trong trường hợp xảy ra tình huống dịch cụ thể, Sở Y tế khẩn trương tổng hợp nhu cầu kinh phí bổ sung và báo cáo Sở Tài chính để thẩm định, tham mưu UBND tỉnh xem xét cấp bổ sung.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SY tế

- Làm đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch phòng chống dịch cúm A(H7N9) ở người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt hiệu quả theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi của Bộ Y tế.

- Xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch cúm A(H7N9) ở người của ngành; Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo việc triển khai, phối hợp thực hiện phòng chống dịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh và kịp thời tham mưu UBND tỉnh để chỉ đạo tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người các cấp của tỉnh.

- Tăng cường công tác kiểm dịch y tế, kiểm dịch chặt chẽ đối với người và hàng hóa (là gia cầm hoặc sản phẩm gia cầm) từ các vùng đang có dịch cúm gia cầm nhập cảnh vào các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, không để dịch bệnh xâm nhập vào tỉnh Khánh Hòa.

- Xây dựng nội dung, hình thức, tài liệu tuyên truyền về sự nguy hiểm của dịch bệnh cúm gia cầm và hướng dẫn cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H7N9) từ gia cầm lây sang người; khuyến cáo người dân đi/đến từ vùng dịch bệnh cúm gia cầm chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng và tử vong

- Tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp cấp tại cửa khẩu, cơ sở y tế và tại cộng đồng, chủ động lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ gửi về Viện Pasteur Nha Trang hoặc Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để xác định

- Tăng cường công tác điều trị tại các tuyến y tế, sẵn sàng tiếp nhận, điều trị người bệnh theo các tình huống dịch bệnh.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương để theo dõi sát tình hình dịch bệnh cúm A(H7N9) trên đàn gia cầm, thủy cầm trên địa bàn tỉnh (nếu có); kiểm tra, giám sát ngăn chặn kịp thời gia cầm, sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch nhập lậu vào tỉnh Khánh Hòa; phối hợp xử lý ổ dịch, phòng chống lây nhiễm cúm A(H7N9) từ gia cầm sang người

- Xây dựng dự toán kinh phí bổ sung phòng chống dịch bệnh cúm A(H7N9) ở người gửi Sở Tài chính để thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét phê duyệt. Đảm bảo đủ trang thiết bị, thuốc, vật tư, hóa chất thiết yếu, trang phục bảo hộ cho các tuyến khi có dịch xâm nhập vào tỉnh Khánh Hòa.

- Thực hiện việc thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và thông tin, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế về UBND tỉnh và Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người của tỉnh theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng kế hoạch và phương án triển khai các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm A(H7N9) và các chủng vi rút khác có khả năng xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

- Tăng cường giám sát dịch bệnh chủ động trên các đàn gia cm, kịp thời thông báo cho ngành y tế khi phát hiện ổ dịch để phối hợp triển khai các biện pháp xử lý, ngăn ngừa lây truyền sang người.

- Phối hợp với Sở Công Thương, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh ngăn chặn, bắt giữ gia cầm nhập lậu qua các cửa khẩu; xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán vận chuyển gia cầm và các sn phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, nht là các chợ trung tâm.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng dịch cho vật nuôi, sớm phát hiện các ổ dịch trên gia cầm để thực hiện các biện pháp khống chế không để dịch bùng phát trên diện rộng. Tổ chức bao vây, xử lý triệt đcác ổ dịch trên gia súc, gia cầm nhất là các dịch bệnh có khả năng lây sang người.

3. Sở Công Thương

- Xây dựng kế hoạch và các phương án của ngành trong phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9). Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện:

+ Kiểm tra, kiểm soát khâu lưu thông, phân phối gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm.

+ Kiểm soát thị trường khi giá cả các mặt hàng thay thế gia cầm tăng đột biến khi có các tình huống dịch;

- Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan xây dựng phương án tổ chức hệ thống lưu động phân phối, mua bán hàng nhu yếu phm, lương thực, thực phẩm trong tình huống đại dịch xảy ra.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các cơ quan báo chí thuộc tỉnh và hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thống loa truyền thanh cấp xã tăng cường tuyên truyền tình hình dịch cúm A(H7N9) các biện pháp phòng, chng bệnh cúm A(H7N9) theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế khuyến cáo.

- Phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành liên quan tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức, trên nhiều phương tiện truyền thông, hướng dẫn người dân, khách xuất/nhập cảnh đi/đến từ vùng có dịch các biện pháp phòng bệnh, tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày và thông báo ngay cho cơ sở y tế khi có du hiệu nghi ngờ mắc bệnh

5. Báo Khánh Hòa, Đài Phát thanh - Truyền hình khánh Hòa

- Phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên báo, đài; kịp thời đưa tin về tình hình dịch bệnh để người dân hiu, không hoang mang, lo lắng và chủ động phòng, chống dịch bệnh cho bản thân và gia đình.

- Trường hợp có ca bệnh tại Khánh Hòa phải chủ động phối hợp với Sở Y tế tăng cường thông tin cụ thể, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng đngười dân nắm tình hình, chủ động thực hiện các nội dung theo khuyến cáo của ngành Y tế.

6. Sở Văn hóa và Thể thao

- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch và các phương án của ngành trong phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9) trong phạm vi lĩnh vực quản lý.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các cơ sở thuộc quyền quản lý phối hợp với ngành y tế đảm bảo công tác phòng chống dịch tại các khu vực tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao.

7. Sở Du lịch

- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch và các phương án của ngành trong phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9) trong phạm vi lĩnh vực quản lý.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các cơ sở thuộc quyền quản lý:

+ Hướng dẫn các công ty du lịch, đơn vị lữ hành theo dõi khách du lịch, khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cúm A(H7N9) phải thông báo cho cơ quan y tế gần nhất để có sự hỗ trợ và phối hợp triển khai các biện pháp xử lý kịp thời.

+ Phối hợp và tạo điều kiện cho Sở Y tế trong việc cấp phát các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn biện pháp phòng, chống và khoanh vùng, xử lý dịch tại các khách sạn, khu du lịch khi có tình huống dịch.

8. Sở Tài chính

- Phối hợp Sở Y tế thẩm định kinh phí kế hoạch đảm bảo hậu cần, vật tư, trang thiết bị, thuốc, hóa chất và các nhu cầu khác cho công tác phòng chng dịch bệnh cúm A(H7N9)

- Ngoài nguồn kinh phí phòng chống dịch bệnh bố trí trong dự toán đầu năm, nếu có dịch xảy ra trên diện rộng dẫn đến thiếu kinh phí phòng chng dịch bệnh, Sở tài chính sẽ thẩm định nhu cầu bổ sung, cân đối nguồn ngân sách báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

9. Sở Ngoại vụ

- Phối hợp với Sở Y tế trong tổ chức giám sát sức khỏe khách nước ngoài đến Khánh Hòa làm việc, du lịch, nhất là những khách nước ngoài đến từ vùng có dịch cúm A(H7N9);

- Cung cấp danh sách những cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh xuất cảnh đến các nước có dịch trở về cho Sở Y tế để có kế hoạch theo dõi, kiểm tra sức khỏe theo quy định giám sát dịch.

10. Sở Giao thông - Vận tải

- Xây dựng kế hoạch và các phương án phòng chống dịch bệnh trong phạm vi quản lý của đơn vị.

- Phối hợp Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh huy động phương tiện vận tải tham gia thực hiện phương án vận chuyển trong tình huống dịch lan rộng.

- Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát lưu thông gia cầm trên địa bàn khi có dịch bệnh xảy ra.

- Chỉ đạo các bến xe, bến tàu, bến cảng thủy nội địa thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

11. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống dịch bệnh cúm A(H7N9) cho giáo viên và học sinh tại các trường học theo tài liệu tuyên truyền của ngành y tế.

- Trong trường hợp có đại dịch xảy ra (được cấp có thm quyền công bố), chủ động phối hợp với ngành y tế để có biện pháp cho học sinh tại vùng dịch tạm thời nghỉ học, sau khi đảm bảo việc khống chế dịch, sẽ bố trí dạy thêm để đảm bảo chương trình. Trong thời gian xảy ra dịch, học sinh phải được áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch như: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, mang khẩu trang y tế,...

- Phối hợp với Sở Y tế trong trưng dụng trường học để triển khai bệnh viện dã chiến, khu cách ly điều trị khi cần thiết.

12. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở Y tế trong hướng dẫn công tác xử lý môi trường trong vùng có dịch;

- Hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời cho các đơn vị trong việc xử lý chất thải y tế nguy hại, chất thải nguy hại phát sinh do dịch bệnh cúm A(H7N9).

13. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chđạo các trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống dịch bệnh cúm A(H7N9) cho giáo viên và học sinh, triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong nhà trường, khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng.

- Phối hợp với Sở Y tế trong việc trưng dụng các đơn vị trực thuộc làm bệnh viện dã chiến hoặc khu cách ly điều trị khi dịch lây lan trong cộng đồng.

14. Công an tỉnh

- Xây dựng kế hoạch và các phương án của ngành trong phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9) trong phạm vi quản lý.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện:

+ Huy động lực lượng tham gia tại các chốt kiểm dịch khi có yêu cầu phòng chống dịch.

+ Quản lý tốt công tác xuất nhập cảnh để quản lý giám sát khách có tiền sử đi đến từ vùng có dịch.

+ Phối hợp, tham gia các đội kiểm tra liên ngành để tăng cường kiểm soát lưu thông gia cầm trên địa bàn.

+ Ổn định an ninh trật tự khi xảy ra dịch.

- Phối hợp thực hiện cưỡng chế đối với các bệnh nhân nhiễm bệnh cúm A(H7N9) không hợp tác ch ly.

15. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng phương án kết hợp quân dân y trong các tình huống dịch.

- Chỉ đạo các đơn vị quân đội của tỉnh hỗ trợ địa phương ở những nơi thiếu nhân lực phòng, chống dịch cúm A(H7N9).

16. Cục Hải Quan

- Xây dựng kế hoạch và các phương án phòng, chống dịch bệnh trong phạm vi quản lý của đơn vị;

- Thông báo kịp thời cho ngành nông nghiệp, công thương những hàng hóa nhập khẩu nghi ngờ có yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, nht là thực phẩm có ngun gốc từ gia cầm có thể là ổ chứa vi rút cúm A(H7N9) từ các nước có dịch;

- Chỉ đạo Chi cục Hải quan nơi có cửa khẩu sân bay, bến cảng và các đơn vị trong ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế xử lý hàng hóa bị ô nhiễm.

17. Viện Pasteur Nha Trang

- Ưu tiên tiếp nhận và xét nghiệm mẫu máu nghi ngờ nhiễm cúm A(H7N9) kịp thời theo đề nghị của Sở Y tế.

- Hỗ trợ ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9) ở người trên địa bàn tỉnh theo khuyến cáo và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, nhất là khi có ca bệnh xuất hiện tại địa phương.

18. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương.

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch trên địa bàn và các phương án hành động ứng phó với các tình huống của dịch bệnh.

- Tập trung tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp với ngành y tế xử lý các tình hung khn cấp trên địa bàn.

- Khi có dịch xảy ra trên địa bàn, chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch. Chỉ đạo ngành y tế phối hợp với các ban, ngành chuẩn bị sẵn nơi cách ly người bệnh, kiểm soát chặt chẽ khu vực cách ly, thực hiện vệ sinh môi trường.

- Chỉ đạo việc chuẩn bị đầy đủ và huy động tối đa nhân lực, vật lực, phương tiện, kinh phí phục vụ công tác ứng phó khẩn cấp; thành lập các đội cơ động phòng chống dịch; xây dựng các phương án trưng dụng trường học, công sở, khách sạn trên địa bàn làm bệnh viện dã chiến.

19. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội

Phối hợp với ngành y tế huy động sự tham gia của các cấp, các ban ngành, đoàn thể triển khai công tác phòng chống dịch cúm A(H7N9) trên địa bàn tỉnh, vận động các tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia phục vụ tại các bệnh viện dã chiến khi cần thiết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (để b/c);
- TT.T
nh ủy (để b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh (để b/c);

- TT UBMT TQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Viện Pasteur Nha Trang;
- Cục Hải quan;
- Cảng Nha Trang; Cảng Cam Ra
nh;
- Trung tâm YTDP;
- Trung tâm Kiểm dịch YTQT;
- Trung tâm Truyền thông GDSK;
- Lưu: VT, NN, QP, HPN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Đắc Tài

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2448/KH-UBND ngày 28/03/2017 phòng chống dịch cúm A(H7N9) ở người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.282

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.160.216
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!