ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
221/KH-UBND
|
Lào
Cai, ngày 17 tháng 07 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT 139/NQ-CP NGÀY 31/12/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH SỐ
131-KH/TU NGÀY 30/3/2018 CỦA TỈNH ỦY LÀO CAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW
NGÀY 25/10/2017 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII “VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI”
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày
31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
“về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong
tình hình mới” (viết tắt Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 là Nghị quyết
20-NQ/TW) và kế hoạch số 131-KH/TU ngày 30/3/2018 của Tỉnh ủy Lào Cai, UBND tỉnh
ban hành Kế hoạch thực hiện đến năm 2030 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018-2020,
như sau:
I. MỤC TIÊU
Quán triệt và thực hiện đúng quan điểm của Đảng về
tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới, cụ thể:
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm
vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Xây dựng hệ thống y tế
công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y học khoa
học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức
khỏe. Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế "thầy thuốc như mẹ hiền", có năng
lực chuyên môn vững vàng. Giữ vững mức độ phát triển khá so với toàn quốc và
cao so với các tỉnh miền núi phía Bắc. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng
dược phẩm, sản xuất dược liệu đặc hữu và dịch vụ y tế.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2025:
- Tuổi thọ trung bình khoảng 72 tuổi, số năm sống
khỏe đạt tối thiểu 65 năm.
- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt >98% dân số.
Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế giảm còn 35%.
- Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt >95% với 12 loại
vắc xin. Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi còn 18,5‰; dưới 1 tuổi còn
12,5‰.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới
5 tuổi dưới 30%. Tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành dưới 12%. Chiều cao trung
bình thanh niên 18 tuổi đối với nam đạt 165 cm, nữ 156 cm.
- Phấn đấu trên 90% dân số được quản lý sức khỏe;
95% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số
bệnh không lây nhiễm.
- Đạt 43 giường bệnh, 13 bác sĩ, 2,8 dược sĩ đại học,
25 điều dưỡng viên trên 10.000 dân. Tỷ lệ giường bệnh tư nhân đạt 10%.
- Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt
trên 90%.
Đến năm 2030:
- Tuổi thọ trung bình khoảng 73 tuổi, số năm sống
khỏe đạt tối thiểu 66 năm.
- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 98,5-100% dân số.
Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế giảm còn 30%.
- Bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt > 95% với
14 loại vắc xin. Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi còn 15‰; dưới 1 tuổi
còn 10‰.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới
5 tuổi < 20%; khống chế tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành < 10%. Chiều
cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nam đạt 166,5 cm, nữ 157,5 cm.
- Phấn đấu trên 95% dân số được quản lý sức khỏe;
100% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số
bệnh không lây nhiễm.
- Đạt 46 giường bệnh viện, 15 bác sỹ, 3 dược sỹ đại
học, 33 điều dưỡng viên trên 10.000 dân. Tỷ lệ giường bệnh tư nhân đạt 15%.
- Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt
trên 95%.
- Cơ bản chấm dứt các dịch bệnh AIDS, lao và loại
trừ sốt rét.
(Có Biểu số 1: So sánh thực trạng và mục tiêu
thực hiện của tỉnh Lào Cai với mục tiêu Nghị quyết số 20-NQ/TW)
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước, phát huy sự tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Đoàn
thể chính trị - xã hội và của toàn xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân
- Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, coi đây là một
trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Thống nhất nhận thức, quyết
tâm hành động của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân trong bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng.
- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đưa các mục tiêu, chỉ
tiêu về y tế và các lĩnh vực ảnh hưởng đến sức khỏe như môi trường, thể dục, thể
thao, văn hóa... vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các
ngành, các cấp. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế
độ, chính sách về y tế và các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe.
- Phát huy mạnh mẽ vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các đoàn thể và của cả cộng đồng trong công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân. Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với từng
ngành, từng cơ quan, đoàn thể trong thực hiện các mục tiêu, giải pháp bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe, trước hết là trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm,
bảo vệ môi trường, rèn luyện thân thể, xây dựng nếp sống văn minh, tham gia bảo
hiểm y tế toàn dân và thực hiện các quy định về phòng dịch, phòng và chữa bệnh.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,
các phong trào thi đua, các cuộc vận động có các nội dung, tiêu chí liên quan tới
công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe. Phát huy vai trò giám sát của
nhân dân, tạo các điều kiện thuận lợi để huy động các tổ chức xã hội, tôn giáo
tham gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân theo quy định của pháp
luật.
2. Nâng cao sức khỏe nhân dân
- Tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đề
cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mỗi người dân;
xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về nâng cao sức
khỏe và tầm vóc người Việt Nam. Quan tâm các điều kiện để mỗi người dân được bảo
vệ, nâng cao sức khỏe, đặc biệt là ở vùng nông thôn, biên giới, vùng sâu, vùng
xa.
- Khuyến nghị, phổ biến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần
ăn phù hợp cho từng nhóm đối tượng, nguồn nguyên liệu, khẩu vị của người Việt.
Các sản phẩm, thực phẩm đóng gói phải có đầy đủ thông tin về thành phần, năng
lượng, cảnh báo về sức khỏe trên bao bì. Triển khai các chương trình bổ sung vi
chất cần thiết cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, người cao tuổi.
- Thực hiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về an
toàn thực phẩm; thực hiện việc kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá
nguy cơ, sản xuất kinh doanh theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc.
- Tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống và cai
nghiện ma túy, đánh giá hiệu quả chương trình điều trị Methadone. Thực hiện đồng
bộ các giải pháp nhằm giảm tiêu thụ và tác hại của rượu, bia, thuốc lá.
- Tăng cường công tác y tế học đường. Đổi mới căn bản
giáo dục thể chất, tâm lý, tăng số môn tập luyện trong nhà trường, kết hợp chặt
chẽ với tập luyện ngoài nhà trường. Phát triển mạnh các phong trào rèn luyện
thân thể.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm thiểu ảnh
hưởng xấu từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tới sức khỏe. Tập trung nguồn
lực xây dựng, nâng cấp các hệ thống cấp thoát nước; bảo đảm người dân được tiếp
cận sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh; xử lý chất thải; khắc phục ô nhiễm
các dòng sông, các cơ sở sản xuất. Tăng cường cải tạo, hạn chế san lấp hệ thống
kênh rạch, hồ ao; chống lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp.
- Phát huy hiệu quả các thiết chế, đẩy mạnh các hoạt
động văn hóa, thể thao. Tăng cường tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn
minh, lối sống lành mạnh, vệ sinh; xóa bỏ các tập tục lạc hậu ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thảm
họa, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an toàn lao động; phòng, chống tai nạn,
thương tích, cháy, nổ, bệnh nghề nghiệp.
3. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn
với đổi mới y tế cơ sở
- Bảo đảm an ninh y tế, tăng cường và nâng cao hiệu
quả công tác phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Ứng phó kịp
thời với các tình huống khẩn cấp. Tăng nguồn lực cho công tác phòng, chống
HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét. Củng cố vững chắc hệ thống tiêm chủng; tăng số
vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Phối hợp các lực lượng, tổ chức thực hiện tốt
chương trình kết hợp quân dân y, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe bộ đội, đồng
thời phối hợp tổ chức khám chữa bệnh, phòng bệnh cho nhân dân; sẵn sàng tham
gia phòng chống thiên tai, thảm họa.
- Triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống các
bệnh không lây nhiễm; chú trọng dự phòng, nâng cao năng lực sàng lọc, phát hiện
sớm và kiểm soát bệnh tật; đẩy mạnh quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm,
bệnh mãn tính. Phát triển y học gia đình; kết nối y tế cơ sở với các phòng khám
tư nhân, phòng chẩn trị đông y.
- Tiếp tục củng cố, phát triển và thực hiện đổi mới
mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của y tế cấp xã để thực hiện vai trò là
tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe. Triển khai đồng bộ hệ thống công
nghệ thông tin trong quản lý trạm y tế, tiêm chủng, quản lý bệnh tật, hồ sơ sức
khỏe người dân gắn với quản lý thẻ, thanh toán bảo hiểm y tế.
- Triển khai hệ thống sổ sức khỏe điện tử đến từng
người dân. Thực hiện cập nhật các thông tin, chỉ số sức khỏe khi đi khám sức khỏe,
chữa bệnh. Xây dựng cơ chế, lộ trình phù hợp, từng bước thực hiện để tiến tới mọi
người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe, khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ.
- Chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, đặc biệt
là ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các xã biên giới. Quan tâm chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật, người bị ảnh hưởng bởi hậu quả của
chiến tranh và các đối tượng ưu tiên; phát triển các mô hình chăm sóc người cao
tuổi phù hợp, triển khai mô hình cơ sở dưỡng lão.
4. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục
căn bản tình trạng quá tải bệnh viện
- Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh, phục hồi chức
năng hoàn chỉnh ở tuyến tỉnh, tuyến huyện theo địa bàn cụm dân cư, đảm bảo cho
người dân thuận tiện tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đảm bảo tính hệ
thống và tính liên tục trong chuyên môn của từng tuyến điều trị và sự phát triển
cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa.
- Các bệnh viện xây dựng mới phù hợp với quy hoạch
chung và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có đủ điều kiện xử lý
chất thải y tế và khả năng chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện để các hoạt động
khám chữa bệnh không ảnh hưởng đến người dân và môi trường.
- Thực hiện đúng hệ thống phác đồ, quy trình, hướng
dẫn điều trị; lộ trình thông tuyến khám, chữa bệnh; lộ trình liên thông, công
nhận kết quả xét nghiệm, giữa các cơ sở khám, chữa bệnh gắn với nâng cao chất
lượng dịch vụ và có chính sách khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngay tại
tuyến dưới.
- Duy trì, phát triển các bệnh viện vệ tinh; tăng
cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Ban
hành danh mục dịch vụ kỹ thuật các tuyến phải có đủ năng lực thực hiện, tiến tới
bảo đảm chất lượng từng dịch vụ kỹ thuật đồng đều giữa các tuyến.
- Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển y học
cổ truyền, tăng cường kết hợp với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh,
phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe.
- Phát triển đồng bộ, tạo môi trường bình đẳng cả về
hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám, chữa bệnh công và
tư.
- Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ tận tụy, nâng
cao y đức; xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh, hướng tới
thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh.
- Tập trung đẩy nhanh cải cách hành chính, ứng dụng
công nghệ thông tin từ quản lý bệnh viện, giám định bảo hiểm y tế, bệnh án điện
tử tới chẩn đoán, xét nghiệm, khám, chữa bệnh từ xa.
- Tăng cường khám, chữa bệnh cho các đối tượng
chính sách. Triển khai các mô hình tổ chức linh hoạt, phù hợp với điều kiện từng
nơi để bảo đảm dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng
biên giới. Triển khai mô hình bác sỹ gia đình.
5. Đẩy mạnh phát triển ngành Dược và thiết bị y
tế
- Phát triển cơ sở sản xuất thuốc nhất là thuốc
đông dược, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn của địa phương, các
nhà thuốc tư nhân, quầy bán thuốc; thực hiện nguyên tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt
phân phối thuốc” (GDP), “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP).
- Bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng,
giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khuyến khích
sử dụng thuốc sản xuất trong nước.
- Tăng cường đấu thầu tập trung, giảm giá thuốc,
thiết bị, hóa chất, vật tư y tế, bảo đảm công khai, minh bạch. Hoàn thiện cơ chế
đầu tư, mua sắm và kiểm soát chặt chẽ chất lượng, chống thất thoát, lãng phí.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, kiểm nghiệm, chứng minh tác
dụng của các phương thức chẩn trị, điều trị không dùng thuốc, các bài thuốc, vị
thuốc y học cổ truyền. Phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại
hóa các bài thuốc y học cổ truyền; tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các lương
y.
- Có chính sách đặc thù phát triển dược liệu, nhất
là các dược liệu quý hiếm; ưu tiên đầu tư và tập trung phát triển các vùng
chuyên canh, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến
dược liệu.
- Đẩy mạnh phòng, chống buôn lậu, sản xuất kinh
doanh thuốc, thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng. Kiểm soát chặt chẽ thực
phẩm chức năng và hàng hóa có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Tăng cường kiểm
soát chất lượng dược liệu ngoại nhập; giảm sự phụ thuộc vào nguồn dược liệu từ
nước ngoài.
6. Phát triển nhân lực và khoa học - công nghệ y
tế
- Thực hiện đào tạo, tuyển dụng nhân lực y tế đáp ứng
nhu cầu theo tuyến chuyên môn, theo chức năng nhiệm vụ. Ưu tiên nhân lực y tế
tuyến xã, tuyến huyện và nâng cao chất lượng cán bộ y tế tuyến tỉnh.
- Bố trí đủ cán bộ theo đề án vị trí việc làm, đảm
bảo số lượng và cơ cấu hợp lý, đồng bộ trong toàn hệ thống. Xây dựng đội ngũ
nhân lực y tế có trình độ kỹ thuật cao, chuyên môn giỏi, trách nhiệm cao, có
phong cách và tinh thần thái độ phục vụ tốt, góp phần phát triển ngành y tế Lào
Cai bền vững.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy ngành y tế theo Nghị quyết
số 18, Nghị quyết số 19 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa XII và các quy
định hiện hành của Trung ương.
- Thực hiện đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ y tế;
thực hiện các chính sách khuyến khích người có trình độ chuyên môn làm việc tại
y tế cơ sở, vùng sâu, vùng xa và trong các lĩnh vực y tế dự phòng, pháp y, tâm
thần, lao, phong,...
- Tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ
chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ y tế. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
quy chế chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, xâm hại đến nhân phẩm và sức khỏe thầy
thuốc; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ sở y tế.
7. Đổi mới hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ
y tế
- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế
theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Bảo đảm sự chỉ đạo
thống nhất xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành, đồng thời bảo đảm sự
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.
- Hoàn thành sắp xếp các trung tâm, đơn vị làm nhiệm
vụ y tế dự phòng cấp tỉnh; sắp xếp lại các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, xét
nghiệm để hình thành cơ quan kiểm soát dược phẩm và thực phẩm của tỉnh và khu vực.
- Tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ y tế theo 3 cấp
chuyên môn. Tổ chức hệ thống trạm y tế xã, phường, thị trấn gắn với y tế học đường
và phù hợp với đặc điểm của địa phương. Phát triển hệ thống cấp cứu tại cộng đồng.
- Tập trung hoàn thiện Bệnh viện đa khoa tỉnh. Điều
chỉnh, sắp xếp các bệnh viện, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận thuận lợi về
mặt địa lý. Khuyến khích phát triển hệ thống bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe,
điều dưỡng ngoài công lập, đặc biệt là các mô hình hoạt động không vì lợi nhuận.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử
lý nghiêm vi phạm. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý, cung cấp dịch vụ, giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho người dân.
8. Đổi mới mạnh mẽ tài chính y tế
- Tăng cường đầu tư và đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế để có nguồn lực triển khai toàn diện
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhất là đối với các đối
tượng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới.
- Ưu tiên bố trí ngân sách, bảo đảm tốc độ tăng chi
cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước. Tập trung ngân sách nhà nước
cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, các lĩnh vực
phong, lao, tâm thần...; dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho công tác y tế dự
phòng.
- Thực hiện các biểu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
các hàng hóa có hại cho sức khỏe như đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá để hạn chế
tiêu dùng.
- Thực hiện nguyên tắc y tế công cộng do ngân sách
nhà nước bảo đảm là chủ yếu. Khám, chữa bệnh do bảo hiểm y tế và người dân chi
trả. Chăm sóc sức khỏe ban đầu do bảo hiểm y tế, người dân và ngân sách nhà nước
cùng chi trả; bảo hiểm y tế đối với người lao động phải do người sử dụng lao động
và người lao động cùng đóng góp; ngân sách nhà nước bảo đảm đối với một số đối
tượng chính sách. Thực hiện quy định về "Gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm
y tế chi trả" và "Gói dịch vụ y tế cơ bản do Nhà nước chi trả";
đồng thời huy động các nguồn lực để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản
lý sức khỏe.
- Ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế bảo đảm chi trả
cho các dịch vụ ở mức cơ bản; người sử dụng dịch vụ chi trả cho phần vượt mức.
Thực hiện cơ chế giá dịch vụ và cơ chế đồng chi trả phù hợp nhằm khuyến khích
người dân khám, chữa bệnh ở tuyến dưới và các cơ sở y tế ở tuyến trên tập trung
cung cấp các dịch vụ mà tuyến dưới chưa bảo đảm được.
- Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý và tổ chức hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đẩy mạnh thực hiện quyền tự chủ về
nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Áp dụng mô hình quản
trị đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong bảo đảm chi thường xuyên
và chi đầu tư như quản trị doanh nghiệp. Có chính sách ưu đãi về đất, tín dụng...
để khuyến khích các cơ sở y tế đầu tư mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá, đáp ứng
yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.
- Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động các nguồn lực phát
triển hệ thống y tế. Đa dạng hóa các hình thức hợp tác công - tư, bảo đảm minh
bạch, công khai, cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt công - tư trong cung cấp
dịch vụ y tế. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở y tế, tập
trung vào cung cấp dịch vụ cao cấp, theo yêu cầu. Các cơ sở y tế, cơ sở chăm
sóc người cao tuổi hoạt động không vì lợi nhuận được miễn, giảm thuế theo quy định.
- Tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng và thực hiện
các giải pháp đồng bộ nhằm phòng, chống, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng lợi dụng
chủ trương xã hội hóa để lạm dụng các nguồn lực công phục vụ các "nhóm lợi
ích", tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ y tế.
- Từng bước thực hiện chuyển chi thường xuyên từ ngân
sách nhà nước cấp trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người tham
gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế. Nâng
cao hiệu quả quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo. Đẩy mạnh phương thức
nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng và thực hiện cơ chế giá gắn với chất lượng dịch
vụ, khuyến khích sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến dưới.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện bảo
hiểm y tế toàn dân. Đa dạng các gói bảo hiểm y tế. Tăng cường liên kết, hợp tác
giữa bảo hiểm y tế xã hội với bảo hiểm y tế thương mại. Nâng cao năng lực, chất
lượng giám định bảo hiểm y tế bảo đảm khách quan, minh bạch. Thực hiện các giải
pháp đồng bộ bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế và quyền lợi của người tham gia
bảo hiểm y tế, của cơ sở y tế.
9. Chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế
- Tăng cường hợp tác và chủ động hội nhập, tranh thủ
hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và tài chính của các nước, các tổ chức quốc tế; mở rộng
hợp tác với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
- Xây dựng các đề án, dự án trọng điểm để kêu gọi đầu
tư phát triển. Khuyến khích các tổ chức viện trợ không hoàn lại cho nhu cầu
khám chữa bệnh người nghèo, trẻ em, người tàn tật và phòng chống dịch bệnh.
- Hợp tác đào tạo cán bộ nhằm tiếp thu các thành quả,
tiến bộ khoa học trên thế giới và khu vực. Mở rộng liên doanh, liên kết với các
tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực ngành Y tế.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM ĐẾN NĂM
2020
1. Thực hiện nhiệm vụ nâng cao sức khỏe nhân dân
- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức
khỏe:
Sử dụng hiệu quả mạng lưới thông tin truyền thông từ
tỉnh tới cơ sở để tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể
và người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn,
khuyến cáo các hoạt động nhằm nâng cao tầm vóc người Việt Nam tỉnh Lào Cai và
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung.
Phát động phong trào toàn dân thực hiện lối sống
tăng cường sức khỏe gắn với phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam tỉnh Lào
Cai.
- Hoạt động cải thiện về số lượng và chất lượng
khẩu phần ăn của trẻ em tuổi mẫu giáo, mầm non và học sinh:
Bữa ăn học đường: Triển khai thực đơn hợp lý theo lứa
tuổi theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng, tổ chức bữa ăn đủ dinh dưỡng cho học
sinh, ưu tiên sữa và nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương. Bổ sung cập nhật
tài liệu “giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe” trong nhà trường. Tập huấn giáo viên
thực hiện dạy và học “giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe”. Trình diễn, hướng dẫn
cách lựa chọn thực phẩm và thực hành chế biến bữa ăn hợp lý tại trường học.
Sữa học đường: Học sinh được uống sữa hàng ngày từ
một phần hỗ trợ của nhà nước, đồng thời huy động nguồn lực từ phụ huynh học
sinh, doanh nghiệp...Có chế độ hỗ trợ sữa cho trẻ em những gia đình khó khăn.
- Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và
trẻ dưới 5 tuổi, kết hợp với các chương trình đang triển khai, gồm các hoạt động:
Nâng cao nhận thức, thực hành về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
và tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em về
cân nặng và chiều cao, cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em
và phụ nữ mang thai, góp phần nâng cao tầm vóc con người.
Tổ chức các hoạt truyền thông giáo dục dinh dưỡng về
dinh dưỡng hợp lý và phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và phòng chống các bệnh
mãn tính không lây nhiễm. Tổ chức hội nghị, tập huấn, nâng cao năng lực triển
khai hoạt động chương trình cho cán bộ y tế. Tổ chức điều tra tỷ lệ suy dinh dưỡng
30 cụm và tổ chức các lễ phát động hưởng ứng “Ngày Vi chất dinh dưỡng”, Tuần lễ
“Dinh dưỡng - Phát triển” cấp tỉnh, huyện. Cung cấp và triển khai hoạt động bổ
sung Vitamin A kết hợp với tẩy giun tại các huyện, thành phố.
Cải thiện bữa ăn, bổ sung vi chất cho trẻ em và phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ: viên sắt và acid folic, đa vi chất dinh dưỡng, iod, kẽm,
can xi, vitamin A...; quan tâm vùng nghèo, khó khăn.
Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý
cho trẻ; nhân rộng mô hình nuôi dưỡng, chăm sóc bà mẹ và trẻ nhỏ dựa vào cộng đồng
(IYCF).
Xây dựng tài liệu tập huấn, triển khai các bài tập
hoạt động thể lực tăng cường và vui chơi hàng ngày tại trường học; cấp phát tài
liệu tập huấn, tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng, chăm sóc
sức khỏe bà mẹ trẻ em.
Mở rộng mô hình quản lý điều trị trẻ suy dinh dưỡng
nặng cấp tính; triển khai các hoạt động can thiệp trong 1.000 ngày vàng cho trẻ
phát triển; thực hiện giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe tại nhà trường.
- Phát triển hệ thống giám sát, theo dõi đánh
giá về thể lực tầm vóc người Việt Nam tỉnh Lào Cai; yếu tố nguy cơ và đánh giá
hiệu quả can thiệp:
Củng cố mạng lưới giám sát công tác chăm sóc sức khỏe
bà mẹ trẻ em, dinh dưỡng kết hợp với nâng cao chất lượng dân số; cập nhật, hoàn
thiện công cụ, chỉ số và quy trình giám sát, hoàn thiện bộ chỉ số phù hợp của tỉnh.
Tổ chức điều tra đầu kỳ và cuối kỳ để xác định các
chỉ số sinh học và yếu tố liên quan đến tầm vóc, thể lực người Việt Nam tỉnh
Lào Cai.
Điều tra, nghiên cứu quy mô nhỏ phục vụ việc lập kế
hoạch và thực hiện các can thiệp tại cộng đồng cho một số nhóm đối tượng ưu
tiên (trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ...).
- Tăng cường công tác y tế trường học:
Triển khai công tác y tế trường học hằng năm, các
khóa đào tạo, tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh, tật lứa tuổi học đường; tổ
chức giám sát liên ngành về y tế trường học.
Thực hiện các hoạt động giáo dục sức khỏe, thay đổi
hành vi về phòng, chống bệnh, tật lứa tuổi học đường; các hoạt động dự phòng,
phát hiện sớm nguy cơ, tư vấn, chăm sóc, quản lý sức khỏe học sinh.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm:
+ Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm về ATTP: Tổ chức thanh tra, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm; kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực
phẩm của các cơ sở thực phẩm. Giải quyết, xử lý triệt để các tổ chức cá nhân vi
phạm an toàn thực phẩm đúng quy định.
+ Tăng cường công tác giám sát nguy cơ ô nhiễm thực
phẩm: Chủ động lấy mẫu sàng lọc (test nhanh, labo) để kiểm nghiệm các chỉ tiêu
ô nhiễm thực phẩm; đầu tư trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác kiểm tra
nhanh ô nhiễm thực phẩm cho 40% số xã (năm 2018), 80% số xã (năm 2019), 100% xã
(năm 2020). Báo cáo, điều tra, xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm đúng theo quy định
và có lưu ý nguồn gốc, xuất xứ của loại thực phẩm gây ngộ độc.
+ Nâng cao năng lực chuyên môn về ATTP cho cán bộ y
tế từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở qua các lớp tập huấn kiến thức về ATTP: Tổ chức
các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm đến tận thôn, bản; hằng
năm tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý an toàn thực phẩm cho 100% cán bộ
làm công tác quản lý an toàn thực phẩm tuyến tỉnh, huyện. Đến năm 2020, tập huấn
cho 100% thành viên Ban chỉ đạo ATTP tuyến xã về quản lý nhà nước về ATTP; 100%
cán bộ chuyên trách ATTP của xã; 100% nhân viên y tế thôn bản, trưởng thôn bản,
người có uy tín tại cộng đồng về kiến thức đảm bảo ATTP và phòng chống ngộ độc
thực phẩm; các lớp tập huấn cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm:
02 lớp/năm (50 người/lớp).
+ Tăng cường công tác truyền thông về ATTP bằng nhiều
hình thức tới mọi đối tượng, đặc biệt nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số. Phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng chuyên mục về
ATTP trên các ấn phẩm truyền thông. Xây dựng chương trình tuyên truyền trên
sóng phát thanh: 05 phút/chương trình (02 chương trình/tuần), trên sóng truyền
hình: 05 phút/chương trình (01 chương trình/tuần). Nhân bản tài liệu truyền
thông đặc thù, phù hợp với nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Xây dựng mô hình điểm về quản lý ATTP ở các xã có
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống: Năm 2018: 14 mô hình; năm 2019: 18
mô hình và năm 2020: 27 mô hình điểm về quản lý ATTP tại 9 huyện, thành phố.
- Hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm,
bệnh tim mạch - đái tháo đường (TM-ĐTĐ) và các bệnh về mắt:
Thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu các hành vi
nguy cơ chính gây mắc, hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh và tử
vong do bệnh không lây nhiễm; nâng cao năng lực và hiệu quả trong dự phòng,
giám sát, phát hiện, chẩn đoán, quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm. Xây
dựng mô hình nâng cao sức khỏe dựa vào cộng đồng, phòng chống tác hại của lạm dụng
rượu bia và đồ uống có cồn.
Tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu biết về
bệnh, nguyên nhân, hậu quả và cách phòng bệnh; tăng cường hệ thống y tế để chủ
động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh TM-ĐTĐ. Kiểm
tra, giám sát, hỗ trợ hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, điều trị, quản lý bệnh
TM-ĐTĐ.
Triển khai các hoạt động mổ đục thủy tinh thể, mổ mộng
quặm cho bệnh nhân nghèo trên địa bàn tỉnh.
- Phòng chống tai nạn thương tích:
Duy trì hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông
về phòng chống tai nạn thương tích; phối hợp liên ngành và củng cố hệ thống
giám sát tai nạn thương tích huyện, thành phố và các bệnh viện; nâng cao năng lực
giám sát, thống kê báo cáo của cán bộ chuyên trách, năng lực truyền thông, sơ cứu,
cấp cứu ban đầu của nhân viên y tế thôn, bản.
- Tổ chức quản lý sức khỏe môi trường:
Thực hiện 03 cuộc hội nghị đánh giá công tác triển
khai đối với ngành Y tế tỉnh Lào Cai của năm trước và triển khai kế hoạch hoạt
động năm sau (01 cuộc/năm) về thực hiện Thông tư 50/2015/TT-BYT của Bộ Y tế. Tổ
chức 06 đợt kiểm tra, đánh giá vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt
tại 11 chi nhánh cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm
trở lên (02 đợt/năm), trong đó: đợt 01 định kỳ 1 lần/năm đối với 11/11 chi
nhánh cấp nước; đợt 02 tại các chi nhánh cấp nước có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
hoặc khi có sự cố đột xuất. Thực hiện 03 đợt kiểm tra, giám sát hỗ trợ tuyến cơ
sở (1 đợt/năm) về việc triển khai các nội dung quy định tại Thông tư
50/2015/TT-BYT.
- Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình:
+ Nâng cao chất lượng dân số triển khai mở rộng các
mô hình tư vấn chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân, tư vấn và cung cấp dịch vụ
KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên; tư vấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa
vào cộng đồng; giảm tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và giảm thiểu mất
cân bằng giới tính khi sinh; triển khai mở rộng dịch vụ sàng lọc trước sinh và
sàng lọc sơ sinh, cụ thể:
Duy trì và mở rộng mô hình giảm tỷ lệ tảo hôn, hôn
nhân cận huyết thống: Năm 2018 duy trì 16 xã, mở rộng thêm 02 xã; năm 2019 mở rộng
thêm 02 xã; năm 2020 mở rộng thêm 02 xã.
Mô hình giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh:
Năm 2018, 2019, 2020 duy trì hoạt động của 164 xã.
Mô hình tư vấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:
năm 2018 triển khai 02 xã; năm 2019 mở rộng 02 xã; năm 2020 mở rộng 02 xã.
Sàng lọc trước sinh: Năm 2018: 9%; năm 2019: 12%;
năm 2020: 25%.
Sàng lọc sơ sinh: Năm 2018: 18%; năm 2019: 24%; năm
2020: 50%.
+ Hỗ trợ mua phương tiện tránh thai và thanh toán
các dịch vụ kỹ thuật Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) cho
các đối tượng miễn phí; Hỗ trợ nhân lực, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị
chuyên môn, kỹ thuật các tuyến phục vụ chiến dịch SKSS/KHHGĐ tại vùng sâu vùng
xa. Hỗ trợ củng cố cơ sở vật chất các kho chứa phương tiện tránh thai; đẩy mạnh
các hoạt động xã hội hóa các phương tiện tránh thai tại địa bàn thành phố và
vùng nông thôn phát triển theo đề án của Bộ Y tế. củng cố kho dữ liệu điện tử
chuyên ngành, cụ thể:
Duy trì hỗ trợ phụ cấp cho CTV tổ dân phố mỗi năm
455 người.
Hàng năm hỗ trợ kinh phí thực hiện các biện pháp
tránh thai cho 70% chỉ tiêu kế hoạch giao. Trợ cấp tai biến theo thực tế.
Hằng năm tổ chức triển khai Chiến dịch truyền thông
lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới
trên địa bàn toàn tỉnh.
Thường xuyên củng cố kho dữ liệu điện tử chuyên
ngành; thực hiện mua bổ sung trang thiết bị theo đề nghị của cơ sở. Thực hiện
chi trả chính sách hỗ trợ cho người đình sản theo đúng quy định.
+ Đổi mới công tác truyền thông; đào tạo, tập huấn
kỹ năng truyền thông; kiến thức và kỹ năng thực hiện các hoạt động cho cán bộ
là chủ nhiệm các câu lạc bộ, trưởng thôn, cán bộ xã, huyện, tỉnh. Chủ động tập
huấn về các quy định của pháp luật về: nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi,
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương, cụ thể:
Tập huấn 2018 - 2020: 270 viên, chức/9 lớp/năm và
450 CTV/9 lớp/năm.
Tổ chức truyền thông sự kiện các năm: ngày dân số
thế giới 11/7, ngày dân số Việt Nam 26/12, Tháng hành động quốc gia về dân số.
Truyền thông lồng ghép các mô hình đề án được tổ chức
thường xuyên hàng năm tùy điều kiện thực tế của cơ sở.
2. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn
với đổi mới y tế cơ sở
- Đảm bảo an ninh y tế, tăng cường và nâng
cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra:
+ Giải pháp giảm mắc bệnh: Tăng cường các biện
pháp giám sát, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh, có biện pháp
quản lý, cách ly, điều trị kịp thời, xử lý ca bệnh/ổ dịch triệt để. Phát huy tối
đa các biện pháp phòng bệnh chủ động bằng vắc xin. Đẩy mạnh truyền thông phòng
chống dịch bệnh; củng cố, tăng cường hệ thống giám sát dịch bệnh các tuyến, chú
trọng tuyến cơ sở; tăng cường năng lực xét nghiệm đảm bảo phát hiện nhanh,
chính xác tác nhân gây bệnh; luôn sẵn sàng vật tư kỹ thuật, thuốc, hóa chất phục
vụ công tác chống dịch.
+ Giải pháp giảm tử vong: Đảm bảo cấp cứu,
điều trị nhanh nhất có thể cho bệnh nhân; sẵn sàng cung cấp thuốc thiết yếu cho
người bệnh; thực hiện đúng phác đồ hướng dẫn, chẩn đoán, điều trị bệnh truyền
nhiễm gây dịch của Bộ Y tế; trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị cấp cứu để
đạt mục tiêu giảm tử vong.
+ Công tác phối hợp: Phối hợp liên ngành và
các địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh, truyền thông, giáo dục sức
khỏe; huy động mạnh mẽ các đoàn thể, xã hội tham gia công tác phòng chống dịch
bệnh.
Ứng phó hiệu quả khi có tình huống dịch khẩn cấp (số
tử vong do dịch tăng, số ca mắc tăng, diễn biến dịch bệnh phức tạp) huy động sự
tham gia của các cấp chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức xã hội.
- Tăng cường năng lực phòng chống bệnh lao, bệnh
sốt rét, giun sán, HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác:
+ Phòng chống bệnh lao: Triển khai các can
thiệp tích cực, phát hiện chủ động, chẩn đoán sớm và quản lý bệnh nhân lao, bảo
đảm chất lượng điều trị, tăng tỷ lệ điều trị thành công; đủ thuốc chống lao cho
phòng và chữa bệnh. Giám sát chuyên môn, hiệu quả hoạt động phòng chống lao tại
các tuyến, tăng cường áp dụng hệ thống thông tin điện tử trong quản lý dữ liệu
và quản lý chương trình.
+ Phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết, giun sán:
Giám sát chặt chẽ tình hình bệnh dịch sốt xuất huyết
nhằm phát hiện sớm ca nghi ngờ đầu tiên, không để dịch lan rộng. Tiếp nhận thuốc
điều trị; hóa chất phun, tẩm màn; dụng cụ bảo vệ cá nhân; bổ sung trang thiết bị,
bình phun hóa chất, vật tư, hóa chất xét nghiệm. Điều tra dịch tễ tại các huyện
nằm trong vùng bệnh lưu hành (2 xã/huyện), phát hiện bệnh nhân mắc mới, quản lý
tốt ca bệnh và các yếu tố dịch tễ có liên quan đến tình hình bệnh.
Tổ chức các đợt giám sát về phát hiện, chẩn đoán,
điều trị và dịch tễ học bệnh Sốt rét tại các xã trọng điểm; tổ chức tẩm màn bảo
vệ bằng hóa chất cho dân 20.000 dân/năm tại 9/9 huyện, thành phố trong tỉnh (ưu
tiên các ổ bệnh, ổ dịch cũ, điểm nóng, điểm nguy cơ sốt rét, vùng sốt rét lưu
hành...); điều tra muỗi xác định thành phần loài, mật độ, tập tính, dự kiến 2
điểm/2 huyện/năm (mỗi năm 2 huyện, thực hiện trong 3 năm).
Tổ chức thực hiện kế hoạch tẩy giun hằng năm.
+ Phòng chống bệnh phong: Duy trì loại trừ bệnh
nhân phong trên quy mô huyện (<0,2/10.000 dân). Thực hiện khám điều tra tại
các vùng có nguy cơ cao (nơi có bệnh nhân cũ), điều trị bệnh nhân phong theo
quy định.
+ Phòng chống bệnh dại: Phối hợp liên ngành
thực hiện các giải pháp phòng chống bệnh dại. Mua vắc xin, huyết thanh, vật tư
tiêu hao triển khai tiêm phòng bệnh dại cho người nghèo phơi nhiễm với bệnh dại
trên địa bàn tỉnh.
- Phòng chống HIV/AIDS: Tăng cường biện
pháp dự phòng, điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;
cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; củng cố sự phối hợp hiệu quả giữa
các chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Thực hiện mục tiêu 90-90-90 của Liên hợp
quốc (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn
đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút và 90% người nhiễm HIV đã
được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp
để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác).
+ Dự phòng và can thiệp giảm tác hại:
Tăng cường triển khai các biện pháp dự phòng phối hợp
có hiệu quả, bao gồm can thiệp giảm tác hại, truyền thông có chủ đích, xét nghiệm
và điều trị.
Đẩy mạnh công tác truyền thông qua các cơ quan
thông tin đại chúng, tổ chức truyền thông nhân sự kiện, đặc biệt là Tháng cao
điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Tháng hành động Quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS hàng năm; sản xuất, nhân bản
các tài liệu truyền thông, làm mới và sửa chữa các cụm pa nô tuyên truyền
phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường triển khai các hoạt động Thông tin, giáo dục,
truyền thông thay đổi hành vi từ tỉnh, huyện, xã.
+ Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng:
Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp và lồng ghép
các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; tiếp tục triển khai, duy trì mô hình phong
trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; tuyên truyền
vận động liên ngành phối hợp, ủng hộ và tham gia triển khai chương trình can
thiệp giảm hại.
+ Can thiệp giảm tác hại (CTGTH):
Tiếp tục củng cố mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS
các tuyến, duy trì hoạt động của mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng. Duy
trì hoạt động cấp phát các vật dụng giảm hại (như: cấp phát miễn phí BKT sạch,
BCS và nước cất); tổ chức thu gom BKT đã qua sử dụng.
Duy trì 07 cơ sở điều trị, 09 cơ sở cấp phát thuốc
Methadone; tổ chức truyền thông về điều trị Methadone; xây dựng in ấn và phân
phát các tài liệu truyền thông như tờ rơi, sách mỏng về chương trình can thiệp
giảm hại.
+ Thực hiện xét nghiệm và giám sát dịch
HIV/AIDS: Năm 2018 và 2020 mỗi năm thực hiện 200 mẫu giám sát trọng điểm
HIV và 2.700 mẫu giám sát phát hiện HIV; năm 2019 thực hiện 300 mẫu giám sát trọng
điểm HIV và 2.600 mẫu giám sát phát hiện HIV; bảo đảm 80% đối tượng có hành vi
nguy cơ cao được xét nghiệm HIV. Tổ chức tốt công tác giám sát, theo dõi, đánh
giá; 75% phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV; 90% phụ nữ mang thai nhiễm HIV
được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con bằng thuốc ARV; 75% tỷ lệ bệnh
nhân lao được xét nghiệm HIV; 90% người nhiễm HIV mắc lao được điều trị đồng thời.
+ Điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con: Năm 2018: 908 bệnh nhân được điều trị ARV (880 bệnh nhân người lớn và
28 bệnh nhân trẻ em); năm 2019: 1.039 bệnh nhân được điều trị ARV (1.011 bệnh
nhân người lớn và 28 bệnh nhân trẻ em); năm 2020: 1.120 bệnh nhân được điều trị
ARV (1.092 bệnh nhân người lớn và 28 bệnh nhân trẻ em). Củng cố sự phối hợp hiệu
quả giữa các chương trình phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống lao.
+ Công tác Tiêm chủng mở rộng:
Đảm bảo cung ứng vắc xin, vật tư tiêu hao, an toàn
cho Chương trình tiêm chủng mở rộng; duy trì điểm tiêm chủng tại các thôn, bản
trên địa bàn tỉnh.
Đạt và vượt các chỉ tiêu hằng năm: > 95% trẻ dưới
1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 10 loại vắc xin; > 95% trẻ em từ 1-5 tuổi được
tiêm đủ 3 mũi vắc xin cơ bản phòng bệnh viêm não Nhật Bản; > 85% phụ nữ có
thai được tiêm phòng bệnh uốn ván; > 75% số trẻ sinh tại bệnh viện được tiêm
vắc xin viêm gan B 24 giờ sau sinh; > 95% trẻ 18 tháng tuổi tiêm vắc xin DPT
mũi 4 và vắc xin sởi rubella.
Duy trì hoạt động giám sát các bệnh trong Chương
trình TCMR (giám sát uốn ván sơ sinh, các bệnh bại liệt, sởi).
3. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục
căn bản tình trạng quá tải bệnh viện
- Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh, phục hồi chức
năng hoàn chỉnh từ tỉnh đến huyện, có mô hình khám chữa bệnh phù hợp ở địa bàn
cụm xã. Tăng cường phối hợp quân - dân y nhất là tại vùng sâu vùng xa.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và củng cố
công tác phòng chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở điều trị, đặc biệt là tại các bệnh
viện.
- Xây dựng và phê duyệt phác đồ chẩn đoán và điều
trị của các bệnh viện phù hợp; đánh giá tiêu chí, xếp hạng bệnh viện đúng quy định
của Bộ Y tế.
- Thực hiện lộ trình thông tuyến khám, chữa bệnh đến
tuyến huyện; liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện tuyến
tỉnh; nâng cao chất lượng dịch vụ và khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ tại
tuyến dưới.
- Thực hiện hiệu quả mạng lưới bệnh viện vệ tinh;
tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới,
các tuyến có đủ năng lực thực hiện danh mục dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến, bảo
đảm chất lượng từng dịch vụ kỹ thuật đồng đều giữa các tuyến.
- Phát triển y học cổ truyền kết hợp với y học hiện
đại trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe
các tuyến.
- Tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ phục vụ,
nâng cao y đức; xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh, hướng
tới thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh; tập trung đẩy mạnh cải cách hành
chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, giám định bảo hiểm
y tế; triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Tăng cường khám, chữa bệnh cho các đối tượng
chính sách; triển khai các mô hình tổ chức linh hoạt, phù hợp với điều kiện từng
nơi và phù hợp với quy định để bảo đảm cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh có chất
lượng cho người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới. Triển khai mô hình bác sỹ gia
đình.
- Bảo đảm hoạt động các cơ sở y tế theo hướng toàn
diện, liên tục và lồng ghép theo 3 cấp: Chăm sóc ban đầu, chăm sóc cấp 2, chăm
sóc cấp 3; xây dựng quy trình phòng chống nhiễm khuẩn ở các tuyến; triển khai
tiêu chuẩn ISO trong “Quản lý chất lượng bệnh viện” tại tuyến tỉnh và một số bệnh
viện tuyến huyện, thành phố.
- Đến năm 2020 hoàn thiện các quy trình phòng chống
nhiễm khuẩn ở các tuyến; liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm giữa các bệnh
viện tuyến tỉnh và huyện; hoàn thiện hồ sơ sức khỏe điện tử.
4. Thực hiện đẩy mạnh phát triển ngành Dược và
thiết bị y tế
- Thực hiện rà soát, sửa đổi bổ sung và công bố kịp
thời bộ thủ tục hành chính lĩnh vực dược; công khai quy trình, cán bộ xử lý hồ
sơ.
- Tổ chức đấu thầu tập trung lựa chọn nhà thầu cung
cấp thuốc cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đúng quy định.
- Triển khai thực hiện đề án tăng cường kiểm soát
kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn giai đoạn 2017-2020 của Bộ Y tế.
- Tổ chức truyền thông qua tập san chuyên ngành,
phương tiện thông tin đại chúng về nguy cơ và tác hại của thuốc giả, thuốc
không rõ nguồn gốc và sử dụng thuốc an toàn hợp lý, ưu tiên sử dụng thuốc sản
xuất tại Việt Nam...
- Quy hoạch lại mạng lưới khám chữa bệnh YHCT đảm bảo
tinh gọn, hiệu quả tránh chồng chéo và đảm bảo tính chuyên môn hóa cao; thực hiện
thí điểm thông tuyến khám chữa YHCT.
- Năm 2019, triển khai lựa chọn một số dược liệu có
giá trị kinh tế cao, dược liệu quý hiếm, bài thuốc YHCT có hiệu quả cao trong
điều trị. Tổ chức đánh giá tiền lâm sàng và lâm sàng.
- Đánh giá thực trạng phát triển dược liệu, y học cổ
truyền tỉnh Lào Cai; xây dựng chính sách ưu đãi trong nuôi trồng, chế biến, sử
dụng dược liệu; xây dựng và triển khai đề án thí điểm việc thu mua, chế biến,
cung ứng các dược liệu sẵn có tại địa phương.
- Đến năm 2020, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc đạt các
nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” theo quy định của Bộ Y tế.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, kiểm nghiệm, chứng minh tác
dụng của các phương thức chẩn trị, điều trị không dùng thuốc, các bài thuốc, vị
thuốc y học cổ truyền. Phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại
hóa các bài thuốc y học cổ truyền; tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các lương
y.
- Kết hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh
sử dụng các kết quả nghiên cứu về dược liệu và bài thuốc YHCT tổ chức hiện đại
hóa và thương mại hóa các sản phẩm.
- Tổ chức đánh giá các dự án các đề án đã triển
khai và xây dựng kế hoạch triển khai giai đoạn 2020-2025.
5. Tập trung phát triển nhân lực và khoa học -
công nghệ y tế
- Xác định nhu cầu nhân lực theo vị trí việc làm, đảm
bảo cơ cấu cán bộ chuyên môn; đẩy mạnh tinh giản biên chế theo Nghị định số
108/2014/NĐ-CP. Đào tạo, tuyển dụng, thu hút nhân lực đáp ứng nhu cầu theo tuyến
chuyên môn và chức năng nhiệm vụ.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo của tỉnh đối
với trình độ sau đại học, bác sỹ chính quy theo địa chỉ sử dụng và các huyện 30a:
15-20 chỉ tiêu/năm; bác sỹ chuyên tu theo địa chỉ cho y tế cơ sở: 30-50 chỉ
tiêu/năm. Hỗ trợ thu hút đối với sinh viên đại học y: 20-30 bác sỹ về tỉnh công
tác/năm.
- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
theo quy định; bố trí, sắp xếp đảm bảo cơ cấu cán bộ y tế xã theo tiêu chí quốc
gia về y tế xã.
6. Thực hiện đổi mới hệ thống quản lý và cung cấp
dịch vụ y tế
Năm 2018, sáp nhập Ban Quản lý dự án các công trình
xây dựng cơ bản Sở Y tế vào Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng
và công nghiệp thuộc Sở Xây dựng; giải thể 14 phòng khám đa khoa khu vực không
còn phù hợp và một số trạm y tế ở nơi có cơ sở y tế tuyến huyện trực tiếp đảm
nhận.
Năm 2019, sáp nhập Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh
sản, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS vào Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và sáp nhập
bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế huyện/TP để thành lập trung tâm y tế 2 chức
năng khám chữa bệnh và y tế dự phòng (trừ nơi đạt bệnh viện hạng II trở
lên).
Nâng cấp các phòng khám đa khoa khu vực trở thành
cơ sở điều trị 2, 3 hoặc đơn nguyên điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế; lồng
ghép hoạt động trạm y tế ở nơi có phòng khám khu vực (trừ nơi đạt bệnh viện
hạng II trở lên).
Đến năm 2020, hệ thống tổ chức bộ máy Ngành Y tế
Lào Cai gồm:
- Tuyến tỉnh: 13 đơn vị, trong đó khối quản lý nhà
nước 3 đơn vị: Sở Y tế, Chi cục Dân số - KHHGĐ và Chi cục An toàn VSTP; khối y
tế dự phòng 5 đơn vị: Gồm các trung tâm: Kiểm soát bệnh tật, Kiểm dịch y tế quốc
tế, Kiểm nghiệm, Pháp y và Giám định Y khoa); khối điều trị 05 đơn vị: BVĐK tỉnh,
Bệnh viện YHCT, Sản nhi, Nội tiết và Bệnh viện Phục hồi chức năng.
- Tuyến huyện: 09 TTYT huyện, thành phố và các BVĐK
huyện/thành phố đạt hạng II trở lên.
- Tuyến xã: duy trì trạm y tế xã hoặc cơ sở khám chữa
bệnh có trạm y tế lồng ghép (Tùy theo tình hình cụ thể cân nhắc giảm 08 trạm y
tế thị trấn).
7. Triển khai đổi mới mạnh mẽ tài chính y tế
- Thực hiện tăng đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, dành tối thiểu 30% ngân sách y tế cho y tế dự
phòng theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 của Quốc hội; tăng đầu tư cho y tế bảo
đảm các trạm y tế xã thực hiện việc theo dõi, quản lý sức khỏe đến từng người
dân và thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Thực hiện Nghị quyết số 49/2017/QH14 của Quốc hội,
chủ trương “giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập,
dành nguồn để tăng chi hỗ trợ cho các đối tượng chính sách trong sử dụng dịch vụ
sự nghiệp công, tạo nguồn cải cách tiền lương và tăng chi đầu tư, mua sắm để
nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công”.
- Rà soát phân loại và giao tự chủ tài chính các
đơn vị sự nghiệp căn cứ khả năng tự đảm bảo chi thường xuyên từ nguồn thu của từng
đơn vị.
+ Xây dựng phương án sử dụng phần kinh phí giảm cấp
ngân sách cho các cơ sở khám chữa bệnh để mua thẻ BHYT cho đối tượng theo quy định
Luật BHYT, thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo, tăng chi cho y tế dự phòng,
y tế cơ sở, bố trí ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu y tế -
dân số, thực hiện chính sách tiền lương và hỗ trợ các chi phí chưa kết cấu hoặc
kết cấu chưa đủ trong giá dịch vụ, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị y tế...
- Các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường công tác tự
chủ tài chính, chủ động xây dựng phương án phát triển dịch vụ, đẩy mạnh công
tác xã hội hóa, đầu tư liên doanh liên kết. Thực hiện các giải pháp phòng, chống
tình trạng lợi dụng chủ trương xã hội hóa để lạm dụng các nguồn lực công.
- Thực hiện quy định về “Gói dịch vụ y tế cơ bản do
bảo hiểm y tế chi trả” và “Gói dịch vụ y tế cơ bản do Nhà nước chi trả”.
+ Đến năm 2020, hoàn thiện cơ chế tự chủ của mỗi
đơn vị, đẩy mạnh quyền tự chủ về nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự
và tài chính. Áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp đối với đơn vị tự đảm bảo
chi thường xuyên.
8. Chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế
- Hội nhập quốc tế trong nâng cấp cơ sở vật chất,
trang thiết bị, tăng cường cung ứng dịch vụ y tế, dân số:
Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 49/NQ-CP ngày
10/7/2014 về phát triển nhanh, bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới; Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 về tăng cường thực hiện
và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực. Khuyến
khích phát triển mạng lưới các cơ sở y, dược tư nhân, phòng khám, các bệnh viện
liên doanh, liên kết với nước ngoài. Triển khai, sử dụng hiệu quả các nguồn lực
từ các tổ chức: ODA, NGO, các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực để
từng bước nâng cấp mạng lưới y tế, hiện đại hóa các trang thiết bị, đẩy nhanh,
mạnh hội nhập quốc tế về y tế.
Vận động các nguồn đầu tư quốc tế cho nâng cấp cơ sở
vật chất, bổ sung trang thiết bị y tế. Đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp Bệnh viện
Y học cổ truyền từ vốn viện trợ của Chính phủ Trung Quốc. Đàm phán, trao đổi với
Ủy ban hành chính tỉnh Bress (Cộng hòa Belaruss) và hoạt động hợp tác với Thành
phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh về hợp tác y tế. Xúc tiến dự án Bệnh viện Đa
khoa tỉnh giai đoạn II; dự án đầu tư trang thiết bị Bệnh viện sản nhi nguồn vốn
vay ODA Chính phủ Hàn Quốc.
- Hội nhập trong công tác nâng cao năng lực đội
ngũ, tăng cường công tác khám chữa bệnh cho nhân dân:
Xây dựng các đề án, dự án trọng điểm để kêu gọi đầu
tư phát triển. Mở rộng liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước
và ngoài nước. Khuyến khích các tổ chức viện trợ không hoàn lại phục vụ cho
công tác khám chữa bệnh người nghèo, trẻ em, người tàn tật và phòng chống dịch
bệnh.
Thúc đẩy, mở rộng các quan hệ với các tổ chức quốc
tế, nước bạn, tỉnh bạn để thực hiện công tác đào tạo cán bộ, nhằm tiếp thu
thành quả, tiến bộ khoa học trên thế giới và khu vực. Nghiên cứu, ứng dụng các
kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân, để nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh, giảm thiểu bệnh nhân chuyển tuyến trên và chuyển ra
nước ngoài điều trị. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án bệnh viện vệ tinh,
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Nâng cao hơn nữa năng lực cạnh
tranh của các đơn vị y tế trong khu vực và trên trường quốc tế.
- Hội nhập quốc tế trong công tác dự phòng dịch bệnh:
Tăng cường hội nhập quốc tế, nhất là với tỉnh Vân
Nam Trung Quốc về 5 nội dung: Phòng chống các bệnh truyền nhiễm; Y học cổ truyền;
Nghiên cứu y học; hợp tác khu vực y tế biên giới; giao lưu học tập, chia sẻ
kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh. Hợp tác chặt chẽ trong công
tác kiểm soát các nguy cơ mất ATTP, tệ nạn xã hội tại khu vực biên giới 2 nước.
Tiếp tục triển khai hiệu quả các dự án quốc tế về
phòng, chống dịch bệnh: Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật hướng tới chương trình phòng chống
HIV/AIDS bền vững tại tỉnh Lào Cai” do Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI
360) hỗ trợ; Dự án “Chẩn đoán, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS” do Quỹ chăm sóc sức
khỏe AIDS Hoa Kỳ (AHF-AIDS Healthcare Foundation) hỗ trợ; Phòng, chống dịch bệnh,
nhất là các dịch bệnh nguy hiểm có quy mô toàn cầu như: cúm A(H5N1, H7N9...) dịch
bệnh Ebola, bệnh Zika, bệnh tả, bệnh dịch hạch... triển khai hiệu quả các mục
tiêu chương trình y tế như: tiêm chủng mở rộng, giảm tử vong mẹ, tử vong sơ
sinh, phòng chống lao, phong, sốt rét và các mục tiêu chương trình y tế khác.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nhu cầu kinh phí thực hiện năm 2018-2020:
1.310.476 triệu đồng, trong đó:
- Năm 2018: 463.077 triệu đồng;
- Năm 2019: 516.542 triệu đồng;
- Năm 2020: 330.857 triệu đồng.
2. Nguồn kinh phí
- Kinh phí đã phê duyệt theo Đề án số 7 (nằm trong
kế hoạch ngân sách hằng năm, lồng ghép từ nhiều nguồn vốn): 1.207.750 triệu đồng
(chiếm 92,2% nhu cầu kinh phí);
- Kinh phí NSTW, NSĐP cấp chi thường xuyên: 52.700
triệu đồng;
- Nguồn kinh phí khác: 50.025 triệu đồng.
(Có Biểu số 2: Nhu cầu kinh phí thực hiện năm
2018-2020 kèm theo)
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với các ban ngành, các tổ chức đảng
trực thuộc Tỉnh ủy và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Hướng
dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế
hoạch đến năm 2030. Xây dựng kế hoạch chi tiết từng giai đoạn, trước mắt là nhiệm
vụ thực hiện trong 3 năm 2018-2020, xây dựng kế hoạch hằng năm lồng ghép trong
kế hoạch thực hiện Đề án số 7 “Phát triển y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân tỉnh Lào Cai, giai đoạn năm 2016-2020” theo Nghị quyết số 01-NQ/TU của
Tỉnh ủy.
Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành tham mưu đề
xuất các giải pháp, các nguồn lực cụ thể với Bộ, Ngành Trung ương và Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh để tổ chức thực hiện. Chỉ đạo các đơn vị y tế phát triển chuyên
môn lĩnh vực đơn vị phụ trách theo chỉ tiêu của Kế hoạch, hướng dẫn đơn vị xây
dựng kế hoạch và thực hiện theo phân kỳ, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện
theo quy định.
Giao Sở Y tế phối hợp với các ngành liên quan, căn
cứ tình hình thực tế để rà soát, điều chỉnh kế hoạch thực hiện hàng năm cho phù
hợp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Y
tế, Sở Tài chính kết hợp các vốn đầu tư cho phát triển hệ thống y tế toàn tỉnh
và triển khai các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu về y tế - dân số
trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh lồng ghép với thực hiện Đề
án số 7; phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả các chương
trình, dự án về lĩnh vực y tế.
3. Sở Tài chính: Cân đối nguồn lực địa
phương, tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ vốn sự nghiệp và các nguồn vốn khác thuộc
ngân sách địa phương theo thẩm quyền để thực hiện Kế hoạch này lồng ghép nguồn
lực thực hiện Đề án số 7; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn theo
quy định của pháp luật; phối hợp đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến việc
thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế theo quy định.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Thực hiện phối hợp nội dung phát triển y tế trong xây dựng nông thôn mới; chủ
trì đảm bảo an ninh lương thực, nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn và phối
hợp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ
động lồng ghép hoạt động y tế với chương trình xóa đói giảm nghèo và thực hiện
các chính sách xã hội; nâng cao chất lượng chứng chỉ nghề để phối hợp đảm bảo
ATVSTP; phối hợp với ngành y tế kiểm tra, giám sát phát triển y tế các doanh
nghiệp, công tác vệ sinh lao động và an toàn vệ sinh lao động.
6. Sở Nội vụ: Tham mưu củng cố, kiện toàn hệ
thống tổ chức, bộ máy ngành y tế; phối hợp đề xuất bổ sung chính sách phát triển
nhân lực y tế; bổ sung biên chế cho các đơn vị y tế.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với
ngành y tế thực hiện tốt công tác tuyển sinh đào tạo cán bộ y tế; phối hợp xây
dựng, nâng cao chất lượng hoạt động y tế học đường, giáo dục chăm sóc sức khỏe
trong trường học.
8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: Thực hiện chương trình kết hợp quân dân y,
thực hiện hiệu quả phòng tránh thiên tai, thảm họa.
9. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Thực hiện
có hiệu quả phong trào xây dựng “Làng văn hóa sức khỏe”; phối hợp tổ chức hiệu
quả các hoạt động thể dục thể thao gắn với phát triển thể chất và sức khỏe.
10. Sở Thông tin - Truyền thông: Phối hợp
xây dựng và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong đó có lĩnh vực y tế;
phối hợp tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác y tế.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp hướng
dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho sự nghiệp y tế đảm bảo đủ diện
tích, ổn định lâu dài; tham mưu thực hiện ưu tiên cấp đất cho các công trình y
tế.
12. Sở Xây dựng: Phối hợp hướng dẫn thực hiện
quy hoạch và chủ trì thiết kế xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở vật chất
của các cơ sở y tế.
13. Sở Công Thương: Chỉ đạo tổ chức quản lý,
lưu thông phân phối và xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm; tổ chức sản xuất
cung ứng đủ muối iốt cho nhân dân; phối hợp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
và phát triển y tế cơ quan, xí nghiệp.
14. Sở Ngoại vụ: Phối hợp tạo điều kiện thuận
lợi cho triển khai chương trình hợp tác quốc tế về y tế.
15. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Phối hợp với các sở,
ngành có liên quan trong việc tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh theo Luật Bảo
hiểm y tế; sử dụng hiệu quả nguồn quỹ bảo hiểm y tế cho chăm sóc sức khỏe nhân
dân.
16. Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ với
Ngành Y tế tăng cường công tác tuyên truyền trong quá trình thực hiện.
17. UBND các huyện, thành phố
Phối hợp tổ chức thực hiện toàn diện Kế hoạch của Tỉnh
ủy, UBND tỉnh tại địa phương; căn cứ chỉ tiêu của Kế hoạch, xây dựng thành nghị
quyết, kế hoạch, chỉ đạo các phòng, ban chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn
tổ chức thực hiện và huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện trên địa bàn.
18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các
Đoàn thể tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh
và các tổ chức hội xã hội - nghề nghiệp khác, tích cực thực hiện lồng ghép hoạt
động chuyên ngành với công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA
1. Thời gian năm 2018-2020, định kỳ 06 tháng, 01 năm
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện,
thành phố báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện, lồng ghép cùng nội dung thực hiện
Đề án số 7 gửi về UBND tỉnh, đồng thời gửi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để tổng hợp,
báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
2. Giai đoạn tiếp theo đến năm 2030, giao sở Y tế
chủ trì tham mưu chế độ báo cáo theo kế hoạch thực hiện mỗi giai đoạn 5 năm, bảo
đảm hoàn thành thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII “về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới”.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở
ngành liên quan tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch công tác kiểm tra hằng
năm và mỗi giai đoạn về kết quả thực hiện Kế hoạch của Tỉnh ủy và UBND tỉnh thực
hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Trung ương trên địa bàn tỉnh.
4. UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra việc
xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và kết quả thực hiện của xã phường, thị
trấn và các đơn vị y tế trên địa bàn theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị
quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII “về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân trong tình hình mới và Kế hoạch số 131-KH/TU ngày 30/3/2018 của Tỉnh
ủy Lào Cai; các Sở, ban, ngành, các địa phương, đơn vị có liên quan căn cứ Kế
hoạch thực hiện./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- TT Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH1,2,3, NC2, VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đặng Xuân Phong
|