BAN CHỈ ĐẠO
LIÊN NGÀNH
TRUNG ƯƠNG VỀ AN TOÀN
THỰC PHẨM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2078/KH-BCĐTƯATTP
|
Hà Nội, ngày 15
tháng 12 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂM DẦN VÀ MÙA LỄ HỘI
XUÂN 2022
Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 đang đến gần, thời
gian nghỉ Tết kéo dài, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên
phạm vi cả nước, nhiều lễ hội kéo dài với nhiều lượt khách tham dự. Tết Nguyên
đán là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các thực phẩm thịt,
cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu... Để đáp
ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia
tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm. Bên cạnh đó thời gian này
thời tiết phía Bắc thường ẩm ướt, phía Nam thường nắng nóng gay gắt; đây là những
yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên
đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022 phục vụ nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, bảo
đảm sức khỏe, đồng thời đảm bảo phát triển và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ
sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm. Ban chỉ đạo liên
ngành Trung ương về an toàn thực phẩm triển khai kế hoạch cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến,
kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm: tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản
xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm
trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp
Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành từ
Trung ương đến cấp xã tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp
Tết và Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các tỉnh
có cửa khẩu, các thành phố lớn.
- Huy động tối đa các kênh truyền thông phổ biến
các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa
chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân.
II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN
KHAI
- Thời gian: Từ 20/12/2021 đến hết 12/3/2022.
- Phạm vi: Trên phạm vi cả nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI:
1. Hoạt động truyền thông
(Phụ lục 1)
- Phổ biến kế hoạch triển khai công tác bảo đảm
ATTP Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022.
- Huy động các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung
ương và địa phương tham gia truyền thông về bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhà
quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh
thực phẩm theo pháp luật, quản lý an toàn thực phẩm tại nơi diễn ra lễ hội; quản
lý thực phẩm theo đặc thù địa phương; kịp thời công khai các trường hợp vi phạm
quy định ATTP, phổ biến đến các cơ sở, cá nhân, các địa chỉ sản xuất, kinh
doanh thực phẩm an toàn cho cộng đồng.
- Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện
truyền thông thích hợp để phổ biến các quy định về ATTP, kiến thức về ATTP; Huy
động toàn xã hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh
thực phẩm giả, kém chất lượng; phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, kịp thời cảnh báo
nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong dịp trước, trong và sau tết, cũng như mùa Lễ
hội xuân 2022.
- Nội dung tuyên truyền (Phụ lục 1).
2. Hoạt động kiểm tra
- Tại Trung ương: Ban chỉ đạo liên ngành trung ương
về an toàn thực phẩm thành lập 06 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra
tại 12 tỉnh, thành phố (Phụ lục 2).
- Tại địa phương: Tiến hành thành lập các đoàn kiểm
tra liên ngành tại các cấp, từ cấp tỉnh đến quận/huyện, xã/phường.
3. Tổng kết, báo cáo:
Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm
các tỉnh/thành phố báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Ban chỉ đạo liên ngành
Trung ương về an toàn thực phẩm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cụ thể
như sau:
- Trước ngày 21/01/2022: Các Đoàn của Trung
ương báo cáo nhanh kết quả kiểm tra trước Tết Nhâm Dần 2022 theo mẫu báo cáo 2
phụ lục 3 (đề nghị gửi kèm file word).
- Trước ngày 23/01/2022: Địa phương báo cáo
nhanh kết quả kiểm tra trước Tết Nhâm Dần 2022 theo mẫu báo cáo 3 phụ lục 3 (đề
nghị gửi kèm file word).
- Báo cáo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết
nguyên đán Nhâm Dần 2022 trước ngày 15/02/2022 theo Mẫu báo cáo 1 (đề
nghị gửi kèm file word).
- Báo cáo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm mùa lễ
hội Xuân Nhâm Dần 2022 trước ngày 15/03/2022 theo Mẫu báo cáo 1 (đề nghị
gửi kèm file word).
Các báo cáo gửi về bộ phận tổng hợp: Cục An toàn thực
phẩm - 135 phố Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội; Tel: (024) 3846.44.89; Fax: 024 -
3846.37.39; Email: thanhtraattp@vfa.gov.vn
và phongtruyenthong@vfa.gov.vn (đề nghị ghi rõ ở
tiêu đề thư tên đơn vị gửi báo cáo).
IV. NGUỒN LỰC:
Nguồn kinh phí có thể huy động:
- Kinh phí từ các nguồn Ngân sách Nhà nước;
- Kinh phí của các địa phương;
- Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI:
1. Cơ quan chủ trì:
a) Tại Trung ương:
- Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực
phẩm.
- Bộ Y tế (Cơ quan thường trực) phối hợp với Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các ngành thành viên Ban
chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm. Cục An toàn thực phẩm đầu mối
giúp Bộ Y tế triển khai thực hiện Kế hoạch và tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo liên
ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
b) Tại địa phương:
- Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm
cấp tỉnh, cấp huyện và xã.
- Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành vệ
sinh an toàn thực phẩm các cấp là cơ quan tham mưu triển khai thực hiện, tổng kết,
báo cáo.
2. Cơ quan phối hợp:
- Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn
hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Quốc phòng; Bộ Tài
chính, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài
Truyền hình Việt Nam.
VI. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Xây dựng kế hoạch:
- Tại Trung ương trước 15/12/2021
- Tại địa phương trước 20/12/2021
2. Triển khai truyền thông: từ 25/12/2021
3. Triển khai kiểm tra:
- Tại Trung ương:
Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Công Thương: Ban hành các văn bản để chỉ đạo, đôn đốc trước ngày 28/12/2021;
thành lập đoàn kiểm tra liên ngành trước ngày 05/01/2022;
Kiểm tra trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần
và Lễ hội Xuân 2022 (thông báo trước cho địa phương để phối hợp thực hiện).
- Tại địa phương: Kiểm tra chủ động trước, trong và
sau Tết và lễ hội tùy theo đặc thù, điều kiện của từng địa phương từ 05/01/2022
đến 12/3/2022.
4. Tổng kết báo cáo:
- Trước ngày 15/02/2022 Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm
các địa phương báo cáo tổng kết việc triển khai, thực hiện công tác bảo đảm an toàn
thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần để Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành Trung
ương về an toàn thực phẩm tổng hợp báo cáo Chính phủ.
- Trước ngày 15/03/2022 Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm
các địa phương báo cáo tổng kết việc triển khai, thực hiện công tác bảo đảm an
toàn thực phẩm mùa Lễ hội Xuân 2022 để Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành Trung
ương về an toàn thực phẩm tổng hợp báo cáo Chính phủ./.
Nơi nhận:
- PTTg Vũ Đức Đam
(để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN;
- Thành viên BCĐ liên ngành TƯ về ATTP;
- Các Bộ, ngành, đoàn thể thực hiện Kế hoạch;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Ban QLATTP các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Chi cục ATVSTP các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Các Viện: KN ATVSTP QG, YTCC Tp.HCM, Pasteur Nha Trang, VSDT Tây nguyên;
- VP Bộ Y tế, Vụ KHTC, Vụ PC, TTrB;
- Báo SKĐS, Trung tâm TTGDSK Bộ Y tế;
- Website Bộ Y tế, Website Cục ATTP;
- Lưu: VT, ATTP.
|
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Nguyễn Thanh Long
|
PHỤ LỤC 1
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN BẢO ĐẢM AN
TOÀN THỰC PHẨM TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂM DẦN VÀ MÙA LỄ HỘI XUÂN 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 2078/KH-BCĐTƯATTP ngày 15 tháng 12 năm 2021)
I. ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN TRUYỀN
THÔNG:
1. Người nội trợ, người trực tiếp chọn mua, chế biến
thực phẩm cho gia đình
2. Người tiêu dùng thực phẩm
3. Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm
4. Chính quyền các cấp, các nhà quản lý
II. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG:
2.1. Tuyên truyền trước Tết:
2.1.1. Đối với Chính quyền các cấp, các nhà quản
lý
- Phổ biến kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an
toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022.
- Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của
Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm, đặc biệt
chú ý một số văn bản như:
+ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 về
việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
trong tình hình mới.
+ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2018 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại,
sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ
phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Chấn chỉnh hoạt
động quảng cáo theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng
Chính phủ.
+ Luật số 67/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2022;
- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các
cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại
địa phương, cơ sở.
- Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động thanh, kiểm
tra, xử lý vi phạm và công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn cả nước.
2.1.2. Đối với người sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm:
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện
vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm.
-Tuyên truyền sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất
xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều
lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Tuyên truyền đảm bảo các điều kiện bảo quản, kinh
doanh giò, chả, bánh chưng, bánh tét, bánh, mứt cổ truyền để đảm bảo an toàn thực
phẩm.
- Tuyên truyền Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày
02/2/2018 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế. Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị
định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Tuyên truyền phổ biến các quy định về sản xuất,
kinh doanh rượu theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu. Nghị định
17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc
lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
- Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, kinh
doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa
phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm
nét truyền thống, đặc sản địa phương...
- Hằng tuần công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi
phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành
vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.
2.1.3. Đối với người tiêu dùng thực phẩm:
- Hướng dẫn cách chọn mua thực phẩm an toàn
- Cách chế biến thực phẩm an toàn
- Tuyên truyền không mua thực phẩm tại các cơ sở sản
xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn; Không mua sản phẩm thực phẩm không rõ
nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.
- Không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong
ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, hoặc mốc hỏng.
- Kịp thời công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá
nhân vi phạm về an toàn thực phẩm; thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh
doanh thực phẩm an toàn.
2.2. Tuyên truyền trong Tết:
2.2.1. Đối với Chính quyền các cấp, các nhà quản
lý
Đưa tin kịp thời về các hoạt động bảo đảm an toàn
thực phẩm trên địa bàn cả nước.
2.2.2. Đối với người sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm:
- Tuyên truyền Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày
02/2/2018; Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021; Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018.
- Tuyên truyền phổ biến các quy định về sản xuất,
kinh doanh rượu theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu. Nghị định
17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc
lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
- Tuyên truyền phổ biến các sản phẩm, chuỗi thực phẩm
an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản
xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa
phương...
2.2.3. Đối với người tiêu dùng thực phẩm:
- Hướng dẫn cách chế biến, bảo quản thực phẩm an
toàn, các bảo quản giò, chả, canh măng, bánh chưng trong ngày tết;
- Tuyên truyền không sử dụng sản phẩm thực phẩm
không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.
- Không nên chế biến quá nhiều thực phẩm, thức ăn
trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc hỏng.
- Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu trong dịp Tết:
Không uống cồn công nghiệp vì có thể gây mù mắt và tử vong; Không lạm dụng rượu,
bia trong ngày Tết; Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật hay
rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; Không uống rượu khi: không biết đó là rượu
gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, Không uống
rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị; Trẻ em dưới 18 tuổi không
được uống rượu, bia.
- Khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh
truyền qua thực phẩm.
- Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc nấm: Tuyệt đối
không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng...; Không ăn thử nấm, dứt
khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ; Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ
hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc; Không ăn nấm đã bị dập nát, hư hỏng.
2.3. Tuyên truyền sau Tết và mùa lễ hội:
2.3.1. Đối với Chính quyền các cấp, các nhà quản
lý
- Tiếp tục tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ
đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền vai trò trách nhiệm của chính quyền
địa phương trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, tại khu lễ hội.
- Tuyên truyền công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại
tất cả các cấp từ tỉnh đến quận/huyện, xã/phường. Công khai tên, địa chỉ các cơ
sở, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm; thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất,
kinh doanh thực phẩm an toàn.
2.3.2. Đối với người sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm:
- Tiếp tục tuyên truyền các quy định về điều kiện vệ
sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm.
- Tuyên truyền các quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực an toàn thực phẩm.
- Tiếp tục tuyên truyền phổ biến Nghị định số
105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu. Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
Công thương.
- Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, kinh
doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa
phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm
nét truyền thống, đặc sản địa phương...
- Hằng tuần công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi
phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành
vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.
2.3.3. Đối với người tiêu dùng:
- Tiếp tục hướng dẫn cách chế biến, bảo quản thực
phẩm an toàn,...
- Tiếp tục tuyên truyền không sử dụng sản phẩm thực
phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.
- Tiếp tục tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu
trong mùa lễ hội.
- Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc nấm: Tuyệt đối
không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng...; Không ăn thử nấm, dứt
khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ; Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ
hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc; Không ăn nấm đã bị dập nát, hư hỏng.
III. CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG:
- Kênh truyền thông đại chúng: Huy động đài phát
thanh, truyền hình, báo chí dành nhiều thời gian, thời lượng phát sóng tuyên
truyền về an toàn thực phẩm. Đặc biệt phát huy hệ thống đài truyền thanh ở xã,
phường, khu phố để tập trung chuyển tải Thông điệp “Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết
Nguyên đán Nhâm Dần 2022”. Viết bài phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm Tết,
lễ hội. Tổ chức tọa đàm, đối thoại trực tiếp trên truyền hình, truyền thanh về
an toàn thực phẩm, phổ biến các nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn liên
quan để nâng cao hiệu quả thực thi các nội dung của Luật.
- Kênh truyền thông trực tiếp: Tăng cường truyền
thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ Y tế, giáo dục, biên phòng, nông nghiệp
phát triển nông thôn, các ban ngành, đoàn thể (như Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ,
Hội nông dân, Đoàn thanh niên, lực lượng vũ trang, cộng tác viên y tế thôn, bản...)
với các hình thức dễ tiếp thu như hướng dẫn thực hành cụ thể theo nhóm, nói chuyện,
hội thảo, hội diễn, hội thi quần chúng, hội thi cộng tác viên tuyên truyền về vệ
sinh an toàn thực phẩm... Ngoài ra, đưa vào thảo luận và có nghị quyết về đảm bảo
an toàn thực phẩm trong các đợt sinh hoạt của các cấp ủy đảng.
- Các kênh truyền thông khác: Tùy từng địa phương,
phong tục, tập quán, địa bàn dân cư triển khai các hình thức truyền thông phù hợp
như băng - rôn, khẩu hiệu, triển lãm, hướng dẫn cụ thể bằng cách “cầm tay chỉ
việc”.
Đặc biệt, cần huy động sự hưởng ứng tham gia của
các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức,
đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng tham gia vào các hoạt động truyền
thông, tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội
Xuân 2022.
Hoạt động truyền thông phải bảo đảm tuân thủ tuyệt
đối về phòng chống dịch bệnh Covid-19.
IV. KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN ĐẢM
BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂM DẦN VÀ MÙA LỄ HỘI 2022
1. Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý cần
tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về nguồn gốc nguyên liệu, điều kiện
vệ sinh cơ sở, trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm
giả, không an toàn; không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất
ngoài danh mục cho phép để sản xuất, chế biến thực phẩm.
4. Vì sức khỏe và phát triển bền vững, hãy sản
xuất ra những sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn.
5. Người tiêu dùng: Chỉ mua và sử dụng các sản
phẩm thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, bảo quản tốt
thực phẩm.
6. Không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng.
7. Mỗi người tiêu dùng hãy là một giám sát viên,
đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.
8. Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết, mùa lễ hội
là trách nhiệm của toàn dân.
9. Không lạm dụng rượu, bia để Tết Nhâm Dần trọn
niềm vui.
10. Không uống rượu khi không biết rõ nguồn gốc,
xuất xứ sản phẩm.
11. Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại, nấm
đã bị dập nát, hỏng.
12. Đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng
đầy đủ để tăng cường sức khỏe, phòng chống dịch bệnh.
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI KIỂM TRA LIÊN NGÀNH AN TOÀN THỰC
PHẨM TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂM DẦN VÀ MÙA LỄ HỘI XUÂN NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số: 2078/KH-BCĐTƯATTP ngày 15/12/2021)
Căn cứ yêu cầu công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết
Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022, Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về
an toàn thực phẩm hướng dẫn việc triển khai kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp
Tết nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm trước, trong
và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022, đặc biệt là các sản phẩm/nhóm
sản phẩm sử dụng nhiều trong dịp tết Nguyên đán và trong các Lễ hội như: thịt
và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt,
kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm v.v...và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm, kiểm
soát không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là ngộ độc tập thể, ngộ độc rượu
do methanol.
- Đánh giá công tác quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm của các cấp, các ngành từ tuyến tỉnh, huyện đến xã theo Luật an toàn thực
phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị
số 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
- Đánh giá việc chấp hành pháp luật về an toàn thực
phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống; kiểm
soát và xử lý nghiêm minh hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất
lượng theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Chấn chỉnh hoạt động quảng cáo theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm
2017 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Yêu cầu
- Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào
những mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp tết Nguyên đán và trong các Lễ hội
như thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát,
bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm v.v...và các cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống. Chú trọng kiểm soát những đầu mối sản xuất, nhập khẩu, chợ đầu mối,
trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống, cơ sở giết mổ, vận chuyển thực
phẩm; đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại,
hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất
xứ.
- Trong quá trình kiểm tra kết hợp làm tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận
thức và ý thức của cộng đồng trong bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Triển khai kiểm tra trước, trong, sau Tết và mùa
Lễ hội Xuân 2022, bảo đảm đúng tiến độ theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên
ngành trung ương về an toàn thực phẩm. Hoạt động kiểm tra phải bảo đảm tuân thủ
tuyệt đối về phòng chống dịch bệnh Covid-19.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG KIỂM
TRA
1. Đối tượng
1.1 Đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, chế
biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường
phố, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được
sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các Lễ Hội như thịt và các sản
phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ,
quả, phụ gia thực phẩm v.v... và các cơ sở dịch vụ ăn uống. Trong đó, các đoàn
của tuyến tỉnh tập trung kiểm tra những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh,
nhập khẩu thực phẩm là đầu mối lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương
mại. Đối với các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
chủ yếu do cấp huyện, xã thực hiện kiểm tra.
1.2 Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Công Thương theo trách nhiệm phân công quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm tại Luật an toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP chịu trách nhiệm chỉ
đạo kiểm tra các sản phẩm, nhóm sản phẩm thuộc phạm vi quản lý; đồng thời chủ
trì phối hợp với các ngành thành viên BCĐLNTƯATTP và các địa phương tiến hành
kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần
và Lễ hội Xuân 2022 đối với Ủy ban nhân dân/Ban chỉ đạo LNATTP của cấp tỉnh thuộc
các địa bàn được phân công trong Kế hoạch này.
1.3 Đối với công tác quản lý về an toàn thực phẩm:
Các đoàn kiểm tra của tuyến trên sẽ làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh
an toàn thực phẩm của tuyến dưới để nắm bắt tình hình công tác bảo đảm an toàn
thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022 tại địa phương,
việc triển khai các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm và triển khai công tác
kiểm tra.
2. Nội dung
a. Đối với các BCĐ và cơ quan quản lý nhà nước:
- Việc tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo liên
ngành về an toàn thực phẩm các cấp;
- Công tác chỉ đạo, xây dựng ban hành kế hoạch và
triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, kiểm tra an toàn thực phẩm trong
dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022;
- Việc triển khai các quy định về bảo đảm an toàn
thực phẩm tại địa phương. Đánh giá công tác quản lý đối với các sản phẩm, nhóm
sản phẩm và trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm quy định tại các
Phụ lục II, III, IV Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và quy định tại các Điều 36, 37, 38, 39, 40 Nghị định số
15/2018/NĐ-CP.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác tuyên
truyền, giáo dục pháp luật và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban
hành.
- Hoạt động của các mô hình điểm an toàn thực phẩm,
chuỗi thực phẩm an toàn theo điều kiện đặc thù của từng địa phương.
b. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực
phẩm; chú trọng kiểm tra về điều kiện của cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; điều
kiện an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; chất lượng, an
toàn của sản phẩm thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ; đăng ký bản công bố/ tự công bố
sản phẩm; ghi nhãn; quảng cáo; lấy mẫu kiểm nghiệm...
III. XỬ LÝ VI PHẠM
1. Các căn cứ để xử lý vi phạm
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17
tháng 6 năm 2010 của Quốc hội khóa 12;
- Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13
ngày 20 tháng 6 năm 2012;
- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh
doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm
hành chính và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành
chính;
- Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
- Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường
và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;
- Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo
vệ và kiểm dịch thực vật;
- Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/7/2017 của
Chính phủ về kinh doanh Rượu;
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện
đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao,
du lịch và quảng cáo;
- Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản
xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm
2017 của Chính phủ về ghi nhãn;
- Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm
2015 của Bộ Y tế Quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất,
kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 9 năm
2018 của Bộ Y tế quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn
thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm
2011 của Bộ Y tế hướng dẫn lấy mẫu phục vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm
2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng
hàng hóa lưu thông trên thị trường;
- Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm
2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa
lưu thông trên thị trường;
- Thông tư số 10/2021/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm
2021 của Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định Danh mục chất cấm sử dụng trong sản
xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Thực hiện xử lý vi phạm
- Các đoàn kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử
lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo
đảm an toàn thực phẩm, hàng giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm
về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác về an toàn thực phẩm lưu thông trên thị
trường; ngăn chặn và xử lý nghiêm việc quảng cáo thực phẩm vi phạm. Không để
các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố
không bảo đảm an toàn thực phẩm tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện sửa chữa,
khắc phục đạt yêu cầu.
- Trong quá trình kiểm tra các đoàn của tuyến trên
căn cứ vào tính chất vụ việc và thẩm quyền để xử lý hoặc chuyển hồ sơ vụ vi phạm
cho cơ quan chức năng của địa phương (Ủy ban nhân dân hoặc thanh tra chuyên
ngành về Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương) nơi có cơ sở
được kiểm tra đóng trên địa bàn để xử lý theo quy định.
IV. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành Trung
ương
Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an
toàn thực phẩm giao các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công
Thương chỉ đạo kiểm tra các sản phẩm, nhóm sản phẩm thuộc phạm vi quản lý; đồng
thời thành lập 06 Đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 12 tỉnh,
thành phố trọng điểm (mỗi Bộ chủ trì 02 đoàn kiểm tra tại 04 tỉnh, thành phố do
Bộ trưởng quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành), cụ thể như sau:
Đoàn số 1: Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)
chủ trì, thành viên Đoàn gồm: Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Vụ Khoa học và
Công nghệ (Bộ Công Thương), Cục Thú y, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Địa bàn kiểm tra gồm
các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh.
Đoàn số 2: Thanh tra Bộ Y tế chủ trì, thành
viên Đoàn gồm: Thanh tra Bộ Y tế, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về
môi trường - C05 (Bộ Công an), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện
Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh. Địa bàn kiểm tra gồm các tỉnh: Sóc Trăng,
Bạc Liêu.
Đoàn số 3: Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công
Thương) chủ trì, thành viên Đoàn gồm: Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công
Thương), Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ),
Cục Thú y, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Kiểm nghiệm an
toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Địa bàn kiểm tra gồm các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên
Quang.
Đoàn số 4: Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ
Công Thương) chủ trì, thành viên Đoàn gồm: Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công
Thương), Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Cảnh sát phòng chống
tội phạm về môi trường - C05 (Bộ Công an), Viện Pasteur Nha Trang, Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Địa bàn kiểm tra gồm các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk
Nông.
Đoàn số 5: Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn) chủ trì, thành viên Đoàn gồm: Cục Bảo vệ thực vật và
đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Cục Quản
lý thị trường (Bộ Công Thương), Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường
- C05 (Bộ Công an), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Địa bàn kiểm
tra gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình.
Đoàn số 6: Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản
và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì, thành viên Đoàn gồm:
Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản & thủy sản và đơn vị kiểm nghiệm thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng
hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ), Cục An toàn thực phẩm, Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam. Địa bàn kiểm tra gồm các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận.
2. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên
ngành địa phương
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và ban hành kế hoạch
của tỉnh triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán
Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022, trong đó triển khai kiểm tra liên ngành ở cả cấp
tỉnh, cấp huyện và cấp xã; phân công trách nhiệm cụ thể cho Sở Y tế/ Ban Quản
lý an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công Thương,
các ngành thành viên Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển
khai kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn,
tập trung kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm/ nhóm sản phẩm:
thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh,
mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm... và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống.
3. Lấy mẫu kiểm nghiệm
3.1. Tại tuyến trung ương
- Việc lấy mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm do
Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành quyết định trên cơ sở căn cứ tình hình thực tế
nguy cơ và tính chất của các sản phẩm/ nhóm sản phẩm được kiểm tra.
- Kinh phí cho việc mua mẫu và kiểm nghiệm mẫu:
+ Đối với các đoàn có đại diện của các Viện trực
thuộc Bộ Y tế tham gia, kinh phí mua mẫu, kiểm nghiệm mẫu do các Viện chịu
trách nhiệm bảo đảm từ kinh phí Chương trình mục tiêu y tế - dân số.
+ Đối với các đoàn có đại diện đơn vị kỹ thuật của
các Bộ tham gia, kinh phí mua mẫu, kiểm nghiệm mẫu do đơn vị Trưởng đoàn hoặc
các đơn vị kỹ thuật được giao lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu bảo đảm.
3.2. Tại các địa phương: Ban Chỉ đạo liên ngành vệ
sinh an toàn thực phẩm của địa phương phân công, giao trách nhiệm cụ thể việc lấy
mẫu, kiểm nghiệm mẫu trong kế hoạch của tỉnh.
4. Tiến trình thực hiện
1. Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP hoàn
thành Kế hoạch kiểm tra gửi các bộ, ngành, địa phương trước ngày 15/12/2021 (địa
phương xong trước 20/12/2021).
2. Triển khai kiểm tra tại cơ sở
2.1. Tại Trung ương
- Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Công Thương: Ban hành các văn bản để chỉ đạo, đôn đốc trước ngày
28/12/2021; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành trước ngày 05/01/2022.
- Tổ chức triển khai các đoàn kiểm tra trước,
trong, sau Tết nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022 tại các địa bàn được
phân công (thông báo trước cho địa phương để phối hợp thực hiện).
2.2. Tại địa phương: Căn cứ Kế hoạch của Trung
ương, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố xây dựng
kế hoạch kiểm tra trên địa bàn (gồm cả tuyến quận, huyện và xã, phường), tổ chức
thực hiện, triển khai kế hoạch kiểm tra chủ động trước, trong, sau Tết Nguyên
đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022 từ 05/01/2022 đến 12/3/2022.
3. Báo cáo kết quả kiểm tra
- Báo cáo của các đoàn kiểm tra liên ngành Trung
ương thực hiện theo mẫu 1 gửi về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước
ngày 21/01/2022.
- Báo cáo của địa phương thực hiện theo mẫu 2,
thời gian báo cáo như sau:
+ Báo cáo nhanh kết quả kiểm tra dịp tết Nguyên đán
của địa phương thực hiện theo mẫu 2 gửi về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước
ngày 23/01/2022.
+ Báo cáo tổng hợp kết quả đợt kiểm tra Tết Nguyên
đán Nhâm Dần về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước ngày 15/02/2022 để Bộ Y tế
tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ.
+ Báo cáo kết quả đợt kiểm tra mùa Lễ Hội Xuân năm
2022 gửi về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước ngày 15/3/2022 để Bộ Y tế tổng
hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ.
V. BẢO ĐẢM KINH PHÍ
1. Tại tuyến trung ương
- Tiền vé máy bay/tầu hỏa, tiền ngủ, công tác phí
cho các thành viên đoàn kiểm tra do cơ quan cử cán bộ tham gia tự bảo đảm. Đơn
vị Trưởng đoàn chịu trách nhiệm bảo đảm xe ô tô chở đoàn kiểm tra đi lại trong
từng khu vực được phân công.
2. Tại các địa phương: Kinh phí và phương tiện
bảo đảm cho công tác kiểm tra do địa phương quy định. Việc sử dụng kinh phí thực
hiện theo các quy định hiện hành.
Trên đây là hướng dẫn triển khai kiểm tra liên
ngành trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022, Ban Chỉ đạo liên
ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đề nghị các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ Kế hoạch này, xây dựng
kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai công tác kiểm tra trên địa bàn quản lý/ địa
bàn được phân công, báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) theo
đúng thời gian quy định để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
PHỤ LỤC 3:
BIỂU MẪU BÁO CÁO
……(tên cơ quan chủ
quản)
………(tên cơ quan báo cáo)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:………/BC-…(chữ viết
tắt tên CQ báo cáo)
|
Ngày
tháng năm 20……
|
BÁO CÁO
Triển khai Kế hoạch
bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân 2022
Kính gửi: Ban chỉ đạo
liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm
I. Công tác chỉ đạo:
Xây dựng Kế hoạch và công văn chỉ đạo triển khai Kế
hoạch tới các đơn vị trực thuộc (nêu cụ thể)
II. Các hoạt động đã triển khai:
1. Các hoạt động truyền thông được triển khai:
TT
|
Hoạt động
|
Số lượng/buổi
|
Số người tham dự
|
1
|
Họp cộng tác viên báo chí
|
|
|
2
|
Nói chuyện
|
|
|
3
|
Tập huấn
|
|
|
4
|
Hội thảo
|
|
|
5
|
Phát thanh: tỉnh
|
|
|
|
Phát thanh: huyện
|
|
|
|
Phát thanh: xã/phường
|
|
|
|
Phát thanh: thôn/ bản
|
|
|
6
|
Truyền hình: tỉnh
|
|
|
7
|
Báo viết: tỉnh
|
|
|
|
Báo viết: huyện
|
|
|
|
Bản tin: xã/phường
|
|
|
8
|
Sản phẩm truyền thông:
|
|
|
- Băng rôn, khẩu hiệu
|
|
|
- Tranh áp - phích
|
|
|
- Tờ gấp
|
|
|
- Băng, đĩa hình
|
|
|
- Băng, đĩa âm
|
|
|
- Khác ....
|
|
|
9
|
Hoạt động khác: hội thi, hội thao tuyên truyền
ATTP ...
|
|
|
2. Hoạt động kiểm tra: (theo Mẫu 2)
III. Tình hình ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết
nguyên đán Nhâm Dần (từ ngày 25/01/2022 đến 15/2/2022) và Lễ hội xuân:
(từ ngày 16/2/2022 - 10/3/2022)
TT
|
Chỉ số
|
Năm 2022
(Từ…………
đến……………)
|
Số cùng kỳ năm
2021
|
So sánh
|
1.
|
Số vụ (vụ)
|
|
|
|
2.
|
Số mắc (ca)
|
|
|
|
3.
|
Số chết (người)
|
|
|
|
4.
|
Số đi Viện (ca)
|
|
|
|
5.
|
Nguyên nhân (cụ thể)
|
|
|
|
Đánh giá: So sánh với tình hình ngộ độc thực phẩm
cùng kỳ năm trước; nguyên nhân chủ yếu, giải pháp khắc phục.
IV. Đánh giá chung:
1. Ưu điểm:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2. Hạn chế, tồn tại:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
3. Kiến nghị:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
BÁO CÁO
Kết quả kiểm tra
trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022 do Đoàn liên ngành Trung
ương thực hiện
I. Ghi nhận báo cáo của các địa phương với Đoàn
liên ngành Trung ương.
1. Công tác chỉ đạo của địa phương.
2. Công tác tuyên truyền, giáo dục.
3. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai
công tác Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022.
4. Hoạt động của các mô hình điểm về an toàn thực
phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn theo điều kiện đặc thù của từng địa phương.
5. Đánh giá công tác quản lý đối với các sản phẩm,
nhóm sản phẩm và trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm quy định tại
các Phụ lục II, III, IV Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và quy định tại các Điều 36,
37, 38, 39, 40 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP .
II. Kết quả kiểm tra tại cơ sở thực phẩm do đoàn
liên ngành Trung ương phối hợp với địa phương thực hiện:
Bảng 1: Tóm tắt kết quả kiểm tra:
TT
|
Tổng hợp tình hình
vi phạm
|
Số lượng
|
Tỷ lệ % so với số
được kiểm tra
|
1
|
Số lượng đoàn kiểm tra
|
|
|
2
|
Tổng số cơ sở được kiểm tra
|
|
|
3
|
Tổng số cơ sở vi phạm
|
|
|
Đạt (số cơ sở/%)
|
|
|
Vi phạm (số cơ sở/%)
|
|
|
4
|
Số cơ sở vi phạm bị xử lý
Trong đó:
|
|
|
4.1
|
Số cơ sở vi phạm đã được xử lý ngay trong quá
trình kiểm tra (nêu rõ hình thức xử lý)
|
|
|
4.2
|
Số cơ sở có vi phạm đã giao địa phương xử lý
|
|
|
5
|
Tổng số tiền phạt
|
|
|
Bảng 2: Kết quả kiểm nghiệm mẫu do đoàn TW
thực hiện
TT
|
Loại xét nghiệm
|
Kết quả xét
nghiệm mẫu
|
Tổng số mẫu xét
nghiệm
|
Số mẫu không đạt
|
Tỷ lệ % không đạt
|
1
|
Xét nghiệm nhanh
|
|
|
|
2
|
Xét nghiệm tại labo
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
III. Nhận xét, đánh giá chung
Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo số liệu tại
các bảng 1 & 2; phân tích đánh giá kết quả thực hiện trong dịp Tết Nguyên
đán năm 2022 so với Tết Nguyên đán năm 2021, nêu rõ những điểm mạnh, những tồn
tại, hạn chế của từng địa phương.
IV. Đề xuất kiến nghị của đoàn và ghi nhận kiến
nghị của địa phương (ghi cụ thể)
BÁO CÁO
Kết quả kiểm tra
trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022 do địa phương thực hiện
I. Công tác chỉ đạo (nêu cụ thể)
II. Kết quả kiểm tra tại cơ sở thực phẩm (không
bao gồm các cơ sở do đoàn liên ngành T.Ư thực hiện và báo cáo)
1. Việc tổ chức các đoàn kiểm tra
Tổng số đoàn kiểm tra:
Trong đó:
1.1 Số đoàn kiểm tra tuyến tỉnh:
1.2 Số đoàn kiểm tra tuyến huyện:
1.3 Số đoàn kiểm tra tuyến xã:
2. Kết quả kiểm tra:
Bảng 1: Kết quả kiểm tra:
TT
|
Loại hình cơ sở thực
phẩm
|
Tổng số cơ sở
|
Số CS được kiểm
tra
|
Số cơ sở đạt
|
Tỷ lệ % đạt
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
4
|
…
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
Bảng 2: Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm
Số lượng: …………… đoàn
Số cơ sở được kiểm tra: …………
Kết quả chi tiết:
TT
|
Nội dung
|
SX thực phẩm (gồm
vừa SX và vừa KD)
|
KD thực phẩm
|
KD dịch vụ ăn uống
|
KD thức ăn đường
phố
|
Cộng
|
1
|
Tổng số cơ sở
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
2
|
Cơ sở được thanh tra, kiểm tra
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
|
Đạt (số cơ sở/%)
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
Vi phạm (số cơ sở/%)
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
3
|
Xử lý vi phạm
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
3.1
|
Phạt tiền:
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
- Số cơ sở:
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
- Tiền phạt (đồng):
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
3.2
|
Xử phạt bổ sung:
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
- Tước quyền sử dụng GCN
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
+ Tước GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
+ Tước giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
+ Tước giấy xác nhận nội dung Quảng cáo
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
- Đình chỉ hoạt động;
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
- Tịch thu tang vật...
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
3.3
|
Khắc phục hậu quả (loại, trọng lượng).
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
- Buộc thu hồi
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
- Buộc tiêu hủy
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
- Khác (ghi rõ):
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
4
|
Xử lý khác
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
Thu hồi GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
Chuyển cơ quan điều tra
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
……………
|
Bảng 2: Kết quả kiểm nghiệm mẫu:
TT
|
Loại xét nghiệm
|
Kết quả xét nghiệm mẫu
|
Tổng số mẫu xét
nghiệm
|
Số mẫu không đạt
|
Tỷ lệ % không đạt
|
1
|
Xét nghiệm nhanh
|
|
|
|
2
|
Xét nghiệm tại labo
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
III. Nhận xét, đánh giá chung
Đánh giá thuận lợi, khó khăn và phân tích đánh giá
kết quả thực hiện trong dịp Tết nguyên đán năm 2022 so với Tết nguyên đán năm
2021.
IV. Đề xuất kiến nghị (ghi cụ thể)